Chúa Nhật

14/11   Thánh Columban (? – 615)

Đôi khi được gọi là vị thừa sai đệ nhất trong các đan sĩ thừa sai người Irish trên lục địa Âu Châu.

Giảng dạy luật sống khổ hạnh.

Thành lập rất nhiều đan viện,

Đan viện cuối cùng ở Bobbioi nổi tiếng về thư viện ở đây.

 


CHÚA NHẬT XXXIII QUANH NĂM



BÀI ĐỌC I: Mal 4:1-2a
“Các ngươi sẽ được Mặt Trời công chính mọc lên cho”

Bài trích sách Tiên tri Malakia.

Đây sẽ đến ngày bừng cháy lên như ḷ lửa: tất cả những kẻ kiêu căng và những người làm tội ác sẽ như rơm rạ: ngày ấy đến sẽ thiêu đốt họ, và không để sót lại cho họ cội rễ ngành chồi ǵ cả, Chúa các đạo binh phán như vậy. Phần các ngươi là những kẻ kính sợ thánh danh Ta, các ngươi sẽ được Mặt Trời công chính mọc lên cho, mang theo sự cứu chữa trong cánh Người”.

Lời của Chúa.


Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Chúa ngự tới cai quản chư dân trong đường chính trực.

1.      Hăy ca mừng Chúa với đàn cầm, với cây đàn cầm với điệu nhạc du dương, cùng với tiếng kèn râm ran, tiếng tù và rúc, hăy hoan hô trước thiên nhan Chúa là Vua.

2.      Biển khơi và muôn vật trong đó hăy rống tiếng lên, cả địa cầu và những dân cư ngụ ở trong cũng thế. Các sông ng̣i hăy vỗ tay reo, đồng thời các núi non hăy hân hoan nhảy nhót.

3.      Trước thiên nhan Chúa v́ Người ngự tới, v́ Người ngự tới cai quản địa cầu. Người cai quản địa cầu với đức công minh, và cai quản chư dân trong đường chính trực.


BÀI ĐỌC II: 2 Thess 3:7-12
“Nếu ai không muốn làm việc th́ đừng có ăn”

Bài trích thơ thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Thessalônica.

Anh em thân mến, chính anh em biết phải noi gương chúng tôi thế nào, bởi v́ chúng tôi đă không lười biếng lúc ở giữa anh em, cũng không ăn bám của ai, nhưng chúng tôi làm lụng khó nhọc vất vả đêm ngày để không trở nên gánh nặng cho người nào trong anh em. Không phải chúng tôi không có quyền, nhưng là để nêu gương cho anh em, để anh em bắt chước chúng tôi. Bởi v́ khi chúng tôi c̣n ở với anh em, chúng tôi đă truyền dạy anh em rằng: “Nếu ai không muốn làm việc th́ đừng có ăn”. V́ chúng tôi nghe tin có một số người trong anh em sống nhàn cư, chẳng làm việc ǵ hết, nhưng lại dây ḿnh vào mọi việc. Đối với những hạng người đó, chúng tôi mời gọi và khuyến cáo họ trong Chúa Giêsu Kitô, để họ yên hàn làm việc và dùng lương thực ḿnh t́m ra.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Các con hăy tỉnh thức và sẵn sàng v́ lúc các con không ngờ, Con Người sẽ đến.Alleluia.


PHÚC ÂM: Lc 21:5-19
“Các con cứ bền đỗ, các con sẽ giữ được linh hồn các con”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, có mấy người trầm trồ về đền thờ được trang hoàng bằng đá tốt và những lễ vật quư, nên Chúa Giêsu phán rằng: “Những ǵ các con nh́n ngắm đây, sau nầy sẽ đến ngày không c̣n ḥn đá nào nằm trên ḥn đá nào mà chẳng bị tàn phá”. Bấy giờ các ông hỏi Người rằng: “Thưa Thầy, bao giờ những sự ấy sẽ xảy ra, và cứ dấu nào mà biết những sự đó sắp xảy đến?” Người phán: “Các con hăy ư tứ kẻo bị người ta lừa dối: v́ chưng, sẽ có nhiều kẻ mạo danh Thầy đến mà tự xưng rằng: “Chính ta đây và thời giờ đă gần đến"’; các con chớ đi theo chúng. Khi các con nghe nói có chiến tranh loạn lạc: các con đừng sợ: v́ những sự ấy phải đến trước đă, nhưng chưa phải là hết đời ngay đâu”. Bấy giờ Người phán cùng các ông ấy rằng: “Dân nầy sẽ nổi dậy chống lại dân kia, và nước nầy sẽ chống với nước nọ. Sẽ có những cuộc động đất lớn mọi nơi, sẽ có ôn dịch đói khát, những hiện tượng kinh khủng từ trên trời và những điềm lạ cả thể. Nhưng trước những điều đó, người ta sẽ tra tay bắt bớ, ức hiếp và nộp các con đến các hội đường và ngục tù, điệu các con đến trước mặt vua chúa quan quyền v́ danh Thầy: các con sẽ có dịp làm chứng. Vậy các con hăy ghi nhớ điều này trong ḷng là chớ lo trước các con sẽ phải thưa lại thể nào. V́ chính Thầy sẽ ban cho các con miệng lưỡi và sự khôn ngoan, mọi kẻ thù nghịch các con không thể chống lại và bắt bẻ các con. Cha mẹ, anh em, bà con, bạn hữu sẽ nộp các con, và có kẻ trong các con sẽ bị giết chết. Các con sẽ bị mọi người ghét bỏ v́ danh Thầy. Nhưng dù một sợi tóc trên đầu các con cũng sẽ chẳng hư mất. Các con cứ bền đỗ, các con sẽ giữ được linh hồn các con”.

Phúc Âm của Chúa.

 

SUY NIỆM

 

BỀN ĐỖ ĐẾN CÙNG

 

Trong một tuần pḥng nọ, tôi đă quyết tâm một điều là mỗi ngày sẽ để ra 15 phút trước khi đi ngủ để hồi tâm về những tư tưởng, lời nói và hành động của ḿnh. Đặc biệt, tôi để ư kiểm điểm xem trong ngày qua, tôi có nhận xét, phê b́nh hoặc lên án ai không? Quyết định này không những tốt về mặt tâm linh, đạo đức, mà về phương diện đạo đức xă hội, nó c̣n giúp tôi quân b́nh và khách quan trong lối cư xử và sống với mọi người; nhất là những người tôi không ưa, không thích. Ngoài ra, về mặt tâm lư, sự b́nh tĩnh và khách quan trong lối suy tư này cũng giúp tôi tự kiềm chế được những tâm tính và t́nh cảm nóng nẩy, bộc trực hoặc những xúc động không đúng khi phải đối diện với những cảnh ngộ, hoặc những con người mà tôi thường ngày phải va chạm.

Sống b́nh thản, bằng an, và khách quan. Đức tính xă hội và triết lư sống ấy, tôi biết là tốt lành, là cần thiết. Mười lăm phút b́nh tâm và suy niệm ấy, tôi cũng biết là cần thiết và phải thực hành. Thế nhưng trong lúc thực hành tôi từ từ nhận ra rằng để trung thành, bền bỉ và hoàn tất được quyết tâm ấy thật không phải dễ. Chính v́ vậy, cũng trong một tuần pḥng khác sau đó, tôi đă xin Chúa tự giảm xuống chỉ c̣n 10 phút.

Trung thành, cương quyết hay bền bỉ, là một đức tính tự nhiên đáng quí. Nó cũng là một nhân đức có liên hệ mật thiết với những nhân đức luân lư như khôn ngoan, công bằng, đại đảm, và tiết độ.

Người trung thành là người trước sau như một, không thay ḷng đổi dạ, bền bỉ và quyết tâm đi đến cùng hoặc hoàn tất cách đầy đủ công việc đă được trao phó cho ḿnh. Ở đây, ḷng trung thành không chỉ hiểu theo nghĩa là gắn bó và nhiệt tâm với một người nào, thí dụ, một người đệ tử trung thành với thầy ḿnh. Trung thành trong trường hợp Chúa Giêsu đề cập đến ở đây c̣n vươn tới vĩnh cửu, v́ theo Ngài, th́ nhờ trung thành, bền bỉ sẽ dẫn ta đến sự sống đời đời, sẽ giải thoát và cứu được linh hồn ḿnh: “Bền đỗ anh em sẽ cứu được linh hồn” (Lc 21:19).

Quyết tâm thực hiện một việc ǵ cho đến cùng, bền tâm, kiên tŕ đến cùng có nghĩa là sẽ bằng mọi giá phải thực hiện được việc ấy, dù phải gặp những thử thách, những khó khăn trong khi thực hiện. Điều này mới xem ra có vẻ dễ dăi, nhất là khi ta làm một việc mà kết quả trông thấy trước mắt. Nhưng dù là thành quả tích cực hay tiêu cực, trung thành đến cùng vẫn là một điều khó ḷng thực hiện. Trở lại kinh nghiệm của chính ḿnh, 15 phút hồi tâm rồi giảm xuống 10 phút mỗi ngày. Những lúc khỏe mạnh, những lúc thanh thản, những lúc không gặp chuyện phải lo âu, th́ tôi không gặp khó khăn nào với quyết tâm của ḿnh. Nhưng những lúc mệt mă, bệnh tật, và bận rộn với công việc, hoặc những lúc gặp thử thách th́ quyết tâm này không phải là dễ dàng thực hiện. Những lúc như vậy, tôi mới thấy ứng nghiệm lời Chúa Giêsu nói về sự bền bỉ và trung thành, và tại sao Ngài lại gắn liền việc trung thành với những giá trị đời đời.

Nhưng để được cứu rỗi, được giải thoát, và được vào vĩnh hằng, th́ sự trung thành của ta phải đạt được tiêu chuẩn theo với ư nghĩa đời đời của nó. Những đ̣i hỏi này thật sự không dễ dàng, v́ nó không do tự ḿnh quyết định hay chọn lựa, mà là chính Chúa đă xếp đặt, đă cho phép xẩy ra trong cuộc sống để đo lường, và thử thách sự trung thành của chúng ta: “Người ta sẽ tra tay bắt bớ, ức hiếp và nộp các con đến các hội trường và ngục tù, điệu các con đến trước mặt vua chúa quan quyền v́ danh Thầy: Các con sẽ có dịp làm chứng. Cha mẹ, anh em, bà con, bạn hữu sẽ nộp các con, và có kẻ trong các con sẽ bị giết. Các con sẽ bị mọi người ghét bỏ v́ danh Thầy” (Lc 21:12-13, 16-17).

Trung thành, bền bỉ dù bị bắt bớ, giam cầm, tù tội. Trung thành, bền bỉ dù bị cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh chị em, và bạn hữu khinh chê, nhạo báng. Trung thành, bền bỉ dù phải thí mạng v́ danh Chúa, không phải là chuyện nhỏ, và chuyện dễ. Điều này dĩ nhiên khó gấp trăm lần một ḿnh đối diện với ḿnh 10 phút mỗi ngày.

Tuy nhiên, Thiên Chúa đă không để con người rơi vào một thử thách mà họ không thể thắng vượt được, bằng không con người sẽ đổ thừa cho Ngài và sẽ bỏ cuộc. Biết như thế, nên Chúa Giêsu đă lồng vào những điều kiện trung thành những lời hứa nâng đỡ và khích lệ. Ngài cho biết về phương diện tri thức, khả năng trí tuệ và lợi khẩu sẽ có Thánh Thần Chúa giúp đỡ: “Chính Thầy sẽ ban cho các con miệng lưỡi và sự khôn ngoan, mọi kẻ thù các con không thể chống lại và bắt bẻ các con” (Lc 21:15). Riêng về những thử thách tưởng như vượt quá sức tự nhiên kia th́ trong những hoàn cảnh ấy, Thiên Chúa vẫn ở bên và bênh đỡ: “Dù một sợ tóc trên đầu các con cũng không bị hư mất” (Lc 21:18).

Và đó là lời hứa của Thiên Chúa, Ngài dành cho những ai trung tín với Ngài, dám chấp nhận theo Ngài và làm chứng nhân cho Ngài. Điều này dẫn ta đến một quyết định thực hành rằng, chỉ cần chu toàn cách nghiêm chỉnh, bền bỉ mọi công việc ḿnh trong cuộc sống, và với ḷng yêu mến chân thành, cậy nhờ vào ơn Chúa, con người sẽ được giải thoát. V́ ơn cứu độ đến từ Thiên Chúa nhưng lại tùy vào sự trung thành đáp trả của mỗi người. Khi Chúa nói đến trung thành, bền bỉ, Ngài không nói đến phải trung thành và hoàn tất những công tác lớn lao, những việc làm hiển hách. Và đây là điều làm chúng ta an tâm, v́ một khi trung thành với Ngài trong mọi khía cạnh nhỏ mọn của cuộc đời, cũng chính là trung thành và bền bỉ với Ngài trong toàn bộ cuộc sống ḿnh, và như vậy nhờ sự trung thành ấy sẽ dẫn chúng ta đến sự sống đời đời: “Bền đỗ anh sẽ cứu được linh hồn” (Lc 21:19).

Trần Mỹ Duyệt

 

“Trước khi Chúa Kitô đến lần thứ hai,
Giáo Hội phải trải qua một cuộc thử thách sau cùng…”


 

Như hai bài chia sẻ hai tuần trước đă nhận định, theo tiến tŕnh Phụng Niên, chúng ta đang cùng với Giáo Hội cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô liên quan đến Mầu Nhiệm Cánh Chung. Theo Phụng Vụ Lời Chúa đă, đang và sẽ được công bố trong bốn tuần cuối cùng này, hai tuần trước chúng ta đă cảm nghiệm Mầu Nhiệm Cánh Chung về khía cạnh Ơn Cứu Độ, tuần vừa rồi chúng ta tiến đến Mầu Nhiệm Cánh Chung về khía cạnh Xác Phục Sinh, tuần tới, tuần cuối cùng của Phụng Niên, Lễ Chúa Kitô Vua, Mầu Nhiệm Cánh Chung được kết thúc ở việc Chúa Hiển Trị, tuần này, chúng ta sang đến Mầu Nhiệm Cánh Chung về khía cạnh Ngày Thế Mạt.

Về Ngày Thế Mạt, nếu lư trí có thể suy luận và nhận biết có Đấng Tối Cao thế nào, th́ tự trí khôn của chúng ta nó cũng có thể suy biết sẽ có Ngày Thế Mạt như vậy. Bởi v́, theo lư luận tự nhiên, dựa trên kinh nghiệm thực tế, th́ vật chất hữu h́nh, dù là mặt trời và tinh tú trên khung trung bao la hầu như bất tận đi nữa, những tinh thể đă có từ thiên niên vạn đại đi nữa, cũng không thể nào vĩnh viễn tồn tại được, nghĩa là tất cả mọi sự trên thế gian này, trong vũ trụ này, thuộc phạm trù thời gian và không gian này, phải có lúc cùng tận, cũng như chúng đă có lúc xuất hiện vậy. Bằng không, nếu chúng không bao giờ cùng, chúng phải tự ḿnh mà có, tức chúng toàn là và phải là những hữu thể tối cao, là nguyên lư đệ nhất, vô cùng bất tận như Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa mất rồi , một điều hoàn toàn mâu thuẫn, không thể nào xẩy ra. Tuy nhiên, nếu giới hạn của lư trí chỉ có thể nhận biết Thiên Chúa hiện hữu mà thôi, chứ tự ḿnh không thể biết Ngài thực sự như thế nào, một khi chính Ngài không tự ư mạc khải cho con người biết, th́ về Mầu Nhiệm Cánh Chung liên quan đến Ngày Thế Mạt cũng thế, con người, dù có biết được thế nào cũng có ngày thế mạt, vẫn không thể nào biết được Ngày Thế Mạt sẽ xẩy ra như thế nào và xẩy ra vào lúc, (qua những dấu hiệu báo trước), nếu không có Mạc Khải Thần Linh.

Đúng thế, bài Phúc Âm theo Thánh Luca của Chúa Nhật 33 Mùa Thường Niên Năm C tuần này cho chúng ta thấy Mầu Nhiệm Cánh Chung về khía cạnh Ngày Thế Mạt, khi thuật lại những ǵ Chúa Giêsu nói về số phận của đền thờ Giêrusalem “một ngày kia” sẽ hoàn toàn bị tàn rụi cùng với những dấu hiệu báo trước thời điểm tận cùng này. Thế nhưng, có nhiều vấn đề được đặt ra ở đây là, thứ nhất, khi nói về số phận hoàn toàn bị tàn rụi của Giêrusalem, Chúa Giêsu có ám chỉ về Ngày Thế Mạt hay chăng, v́ đền thờ này đă bị tướng Titô của đế quốc Rôma thiêu hủy từ năm 70 AD? Thứ hai, nếu quả thực Người có ư ám chỉ về Ngày Thế Mạt, th́ h́nh ảnh đền thờ Giêrusalem ở đây là ǵ, hay nói cách khác, tại sao Chúa Giêsu lại dùng h́nh ảnh đền thờ Giêrusalem để nói về Ngày Thế Mạt? Thứ ba, tại sao Ngày Thế Mạt lại chỉ xẩy ra những biến cố hay những hiện tượng được Chúa Giêsu nói đến trong bài Phúc Âm hôm nay mà thôi, chứ không phải là những biến cố hay những hiện tượng nào khác?

Khi nói về số phận hoàn toàn bị tàn rụi của Giêsurusalem Chúa Giêsu có ám chỉ về Ngày Thế Mạt hay chăng, v́ đền thờ này đă bị tướng Titô của đế quốc Rôma thiêu hủy từ năm 70 AD?
Căn cứ vào chính bài Phúc Âm của Thánh Luca Chúa Nhật tuần này, người ta có thể kết luận là Chúa Giêsu quả thực nói về Ngày Thế Mạt qua h́nh ảnh tàn rụi của đền thờ Giêrusalem. Trước hết, kết luận này được căn cứ vào câu Người, sau khi cho biết về những dấu hiệu xẩy ra trước đó, tức trước khi đền thờ bị tàn rụi, liền khẳng định, “Những điều này phải xẩy ra trước, thế nhưng cùng tận không xẩy ra ngay sau đó”.

Thế nhưng, những dấu hiệu như Chúa Giêsu cho biết sẽ xẩy ra báo trước biến cố đền thờ Giêrusalem bị tàn rụi, một t́nh trạng hoàn toàn bị tàn rụi đến nỗi “không c̣n ḥn đá nào chồng trên ḥn đá nào” như Người diễn tả ấy, những dấu hiệu mà, theo lịch sử, vào thời ấy, thật sự đă không có, như hiện tượng kitô giả xuất hiện cùng với các cuộc chiến tranh nổi loạn xẩy ra, kèm theo những thiên tai, như động đất, dịch tễ, đói kém. Bởi thế, như trên đă nhận định: “người ta có thể kết luận là Chúa Giêsu quả thực nói về Ngày Thế Mạt qua h́nh ảnh tàn rụi của đền thờ Giêrusalem”.

Thật vậy, những lời Chúa Giêsu nói ở khúc cuối trong cùng đoạn Phúc Âm Thánh Luca này, những lời không có trong bài Phúc Âm hôm nay, cũng cho chúng ta thấy rơ ngụ ư của Người. Chẳng hạn như những lời này: “Giêrusalem sẽ bị Dân Ngoại chà đạp cho đến thời điểm Dân Ngoại được nên trọn… Người ta sẽ chết đi v́ sợ hăi khi nghĩ đến những ǵ xẩy ra trên mặt đất. Các năng lực trên bầu trời sẽ bị lay chuyển. Sau đó, người ta sẽ thấy Con Người đầy uy quyền và vinh hiển đến trên mây trời…”.

Nếu quả thực Người có ư ám chỉ về Ngày Thế Mạt, th́ h́nh ảnh đền thờ Giêrusalem ở đây là ǵ, hay nói cách khác, tại sao Chúa Giêsu lại dùng h́nh ảnh đền thờ Giêrusalem để nói về Ngày Thế Mạt?

Phúc Âm Nhất Lăm nói chung và Phúc Âm Thánh Luca Chúa Nhật tuần này nói riêng không cho chúng ta biết rơ ràng lư do tại sao Chúa Giêsu lại dùng h́nh ảnh đền thờ Giêrusalem để nói về Ngày Thế Mạt. Tuy nhiên, theo Phúc Âm Thánh Luca, như câu đầu của đoạn vừa trích dẫn, chúng ta thấy được thêm một chi tiết quan trọng, đó là: “Giêrusalem sẽ bị Dân Ngoại chà đạp cho đến thời điểm Dân Ngoại được nên trọn…”. Theo lịch sử, quả thực Giêrusalem đă “bị Dân Ngoại chà đạp” vào năm 70 AD, qua cuộc thiêu hủy của một vị tướng dân ngoại là Titô thuộc Đế Quốc Rôma. Thế nhưng, t́nh trạng Giêrusalem “bị Dân Ngoại chà đạp” như thế, một t́nh trạng “cho đến thời điểm Dân Ngoại được nên trọn” đây phải hiểu như thế nào? Căn cứ vào thực tế cho thấy th́ Đền Thờ Giêrusalem ở Đất Thánh bị phá hủy vào năm 70 AD ấy cho đến nay vẫn chưa được xây cất lại, nghĩa là vẫn c̣n ở trong t́nh trạng “bị Dân Ngoại chà đạp”, chứ chưa được tái thiết như đă xẩy ra lần đầu vào năm 538 BC, sau cuộc Lưu Đầy Babylon của Dân Do Thái, như được thuật lại trong Sách Ezsa và Nêhêmia. Phải chăng sự kiện “cho đến thời điểm Dân Ngoại được nên trọn” đây liên quan đến lời tiên báo của Vị Tông Đồ Dân Ngoại trong Thư gửi Giáo Đoàn Rôma đoạn 11 câu 25: “cho đến khi đủ số Dân Ngoại th́ bấy giờ tất cả dân Do Thái sẽ được cứu độ”?

Nếu hiểu theo nghĩa “đủ số Dân Ngoại” này th́ Dân Ngoại đây không ai khác hơn Kitô Giáo, một Dân Tân Ước do Chúa Kitô triệu tập làm nên Giáo Hội của Người, một Giáo Hội được Người dựng xây trên đá tảng Phêrô cũng như trên nền tảng Tông Đồ (xem Mt 16:18; Eph 2:20). Vậy “cho đến thời điểm Dân Ngoại được nên trọn” đây, hay “cho đến khi đủ số Dân Ngoại” đây, phải chăng, tức là cho đến khi Giáo Hội Chúa Kitô hoàn tất sứ vụ của ḿnh?

Đúng thế, nếu Chúa Giêsu “đă hoàn tất” (Jn 19:30) sứ vụ của Người bằng thập giá và trên thập giá thế nào, th́ Giáo Hội là Nhiệm Thể của Người, với thân phận “tôi tớ không thể hơn chủ nhân” (Jn 15:20), Giáo Hội cũng sẽ hoàn tất thời điểm của ḿnh trong quằn quại thương đau như vậy. Ở chỗ, như chính Giáo Hội đă cảm nhận qua Giáo Lư Giáo Hội Công Giáo số 675 thế này:

• “Trước khi Chúa Kitô đến lần thứ hai, Giáo Hội phải trải qua một cuộc thử thách sau cùng, một cuộc thử thách sẽ làm lay chuyển đức tin của nhiều tín hữu (x Lk 18:8; Mt 24:12). Bách hại đi kèm theo cuộc lữ hành của Giáo Hội trên mặt đất (x Lk 21:12; Jn 15:19-20) sẽ tỏ ra cho thấy ‘mầu nhiệm của gian tà’ nơi h́nh thức lừa bịp về đạo giáo, ở chỗ nó cống hiến con người một giải đáp trước mắt cho những vấn nạn của họ với giá họ phải trả là chối bỏ sự thật. Cái lừa bịp về đạo giáo thượng hạng là cái lừa bịp Phản Kitô, một chủ trương ngụy kitô làm cho con người tôn vinh ḿnh hơn Thiên Chúa và hơn Đấng Thiên Sai đến trong xác thịt của Ngài (x 2Thess 2:4-12; 1Thess 5:2-3; 2Jn 7; 1Jn 2:18,22)”.

Tại sao Ngày Thế Mạt lại chỉ xẩy ra những biến cố hay những hiện tượng được Chúa Giêsu nói đến trong bài Phúc Âm hôm nay thôi, chứ không phải là những biến cố hay những hiện tượng nào khác?

Tại v́ những biến cố hay những hiện tượng cuối thời được Chúa Giêsu đề cập đến ở đây, trong Phúc Âm Nhất Lăm nói chung, cũng như trong bài Phúc Âm Thánh Luca Chúa Nhật tuần này nói riêng, có liên quan đến vấn đề “thời điểm Dân Ngoại được nên trọn”, một thời điểm cũng đă được chính Giáo Hội cảm nghiệm và diễn tả trong câu Giáo Lư vừa trích dẫn trên đây.

Đọc lại bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, chúng ta thấy có bốn hiện tượng chính yếu sau đây: thứ nhất là hiện tượng kitô giả, thứ hai là hiện tượng chiến tranh nổi loạn, thứ ba là hiện tượng biến động thiên tai cả trên trời lẫn dưới đất, và thứ bốn là hiện tượng bách hại Kitô giáo. Trong bốn hiện tượng này, có hai hiện tượng hoàn toàn tương phản nhau, đó là hiện tượng tiên tri giả hay kitô giả và hiện tượng bách hại Kitô giáo.

Trước hết, về hiện tượng Kitô giả hay tiên tri giả, không phải hay sao, như chúng ta đă và đang thấy xẩy ra hiện nay là có rất nhiều Kitô hữu chẳng những không sống đúng với đức tin của ḿnh mà c̣n rao truyền những điều sai lạc, đúng như được câu Giáo Lư vừa trích dẫn nhận định, đó là hiện tượng có những “h́nh thức lừa bịp về đạo giáo, ở chỗ nó cống hiến con người một giải đáp trước mắt cho những vấn nạn của họ với giá họ phải trả là chối bỏ sự thật”. “Một giải đáp trước mắt cho những vấn nạn của họ với giá họ phải trả là chối bỏ sự thật, nhưng lại là “một giải đáp” “lừa bịp về đạo giáo” ở đây là ǵ, nếu không phải là vấn đề ủng hộ hay chủ trương thần học giải phóng, đồng tính luyến ái, đồng tính kết hôn, ngừa thai nhân tạo, phá thai, ly dị v.v.

Sau nữa, về hiện tượng “bách hại Kitô giáo” chúng ta cũng thấy xẩy ra trong thực tế hiện nay là, trong chính lúc xuất hiện trào lưu “kitô giả” hay “tiên tri giả” như thế, th́ ngược lại, cũng có không ít Kitô hữu lại rất hiên ngang với đức tin của ḿnh, thậm chí dám lấy chính mạng sống ḿnh để làm chứng cho chân lư, như đă từng và vẫn c̣n đang xẩy ra cho Kitô hữu khắp nơi hiện nay, chẳng những ở tại những nơi dầu sôi lửa bỏng có tính cách cực đoan trong việc kỳ thị và sát hại tôn giáo, mà c̣n ở ngay trong thế giới văn minh vật chất duy nhân bản pro-choice, pḥ quyền tự quyết tối thượng của ḿnh, một thực trạng được câu Giáo Lư nhận định là “một chủ trương ngụy kitô làm cho con người tôn vinh ḿnh hơn Thiên Chúa và hơn Đấng Thiên Sai đến trong xác thịt của Ngài”. Như thế, chúng ta cảm thấy ḿnh dường như hay thật sự đang sống trong thời điểm của Ngày Thế Mạt rồi vậy.

Tóm lại, đề tài của bài Phúc Âm Chúa Nhật XXXIII tuần này là đề tài về thời tận thế. Chính Chúa Giêsu đă tự ư loan báo biến cố thời tận thế này cho các môn đệ của Người qua h́nh ảnh thành Giêrusalem bị tàn phá.

Để trả lời các môn đệ về thắc mắc của các ông liên quan đến thời điểm xẩy ra và dấu báo xẩy ra cho biến cố thành thánh và đền thánh Giêsrusalem bị tàn phá, Chúa Giêsu đă cho các ông biết thời tận thế được chia ra làm 3 giai đoạn với những hiện tượng hợp với mỗi giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là hiện tượng dối trá lừa đảo; giai đoạn thứ hai là hiện tượng bách hại đạo giáo; và giai đoạn thứ ba là hiện tượng nhân tai thiên tai (chiến tranh loạn lạc, cùng động đất, ôn dịch, biến động trên không trung v.v.). Tuy nhiên, giai đoạn bách hại đạo giáo lại được Chúa Giêsu đề cập đến cuối cùng, và vấn đề cứu độ tối hậu là ở chỗ, như Chúa Giêsu khẳng định qua câu Phúc Âm kết thúc: “Hăy bền đỗ th́ các con sẽ giữ được linh hồn ḿnh”.

Như thế, có thể nói, thời tận thế là thời thử thách và thanh lọc đức tin của thành phần môn đệ Chúa Kitô, ở chỗ, họ chẳng những bị thành phần gian ác lừa đảo làm mất đức tin, mà c̣n bị chống đối không cho giữ đức tin nữa. Điển h́nh cho hiện tượng Đức Tin Kitô Giáo vừa bị lừa đảo vừa bị bách hại như thế là t́nh h́nh Khối Hiệp Nhất Âu Châu.

Hôm Thứ Bảy, 30/10/2004, tức sau ngày 25 quốc gia hội viên thuộc Khối Hiệp Nhất Âu Châu kư kết vào Bản Hiệp Định Hiến Pháp Âu Châu ở Rôma, ĐTC đă gặp Thủ Tướng Balan Marek Belka, một kinh tế gia và nguyên bộ trưởng kinh tế trước khi được bổ nhiệm chức vụ thủ tướng hôm 24/6/2004, ở Vatican và đă bày tỏ nhận định của ḿnh việc bảo tŕ căn gốc Kitô giáo nơi bản hiến pháp này. Thật vậy, trong lời ngỏ của ḿnh với vị thủ tướng Balan, ĐTC cho biết cá nhân Ngài cùng với Ṭa Thánh ủng hộ tiến tŕnh hiệp nhất ấy, hầu “Âu Châu có thể hoàn toàn thở hít bằng hai buồng phổi: bằng tinh thần Tây Phương và Đông Phương”.

“Tôi tin tưởng rằng, bất chấp sự kiện là Bản Hiến Pháp Âu Châu thiếu qui chiếu một cách minh nhiên về các căn gốc Kitô Giáo nơi văn hóa của tất cả mọi quốc gia làm nên Cộng Đồng này, th́ những giá trị trường tồn được dẫn giải cẩn thận từ nguồn mạch Phúc Âm bởi những người đi trước chúng ta sẽ tiếp tục tác động những nỗ lực của những ai mang trách nhiệm h́nh thành dung nhan của châu lục này.

“Tôi hy vọng là cơ cấu này, một cơ cấu tự bản chất là một cộng đồng của các quốc gia tự do, chẳng những thực hiện những ǵ có thể để đừng làm cho họ bị hụt hang cái gia sản thiêng liêng của họ, trái lại, c̣n canh giữ nó như là nền tảng của mối hiệp nhất của nó.

“Không thể xây dựng một mối hiệp nhất bền bỉ bằng việc phân ly các xứ sở của Âu Châu ra khỏi những căn gốc làm cho họ tăng trưởng, cũng như ra khỏi cái phong phú dồi dào của nền văn hóa tâm linh ở những thế kỷ đă qua. Sẽ không thể nào có được một sự hiệp nhất ở Âu Châu cho đến khi sự hiệp nhất này được xây dựng trên sự hiệp nhất về tinh thần”.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
 

 

Chúng ta đang đợi chờ trời mới và đất mới

  Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II

 

T

hánh Linh là nguồn “hy vọng không làm thất vọng” (Rm.5:5). Theo ư nghĩa đó, sau khi xét đến một số “dấu hy vọng” hiện lên trong thời của chúng ta đây, hôm nay chúng ta sẽ suy tư về ư nghĩa đức cậy trông của Kitô giáo trong mùa đợi trông và sửa soạn cho nước Chúa trị đến nơi Chúa Kitô vào lúc tận cùng thời gian. Về vấn đề này, như Tôi đă nhấn mạnh đến trong Tông Thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến, chúng ta phải nhớ rằng “thái độ thiết yếu của đức cậy trông là ở chỗ, một đàng th́ khiến cho Kitô hữu gắn chặt lấy đích nhắm tối hậu là yếu tố mang lại ư nghĩa và gía trị cho đời sống, đàng khác lại cho họ thấy được những lư do sâu xa vững chắc đối với cuộc dấn thân hằng ngày của họ trong việc biến đổi thực tại trần thế cho hợp với ư định của Thiên Chúa” (đoạn 46).

 

2-         Niềm hy vọng vào việc nước Chúa cuối cùng sẽ trị đến và vào cuộc dấn thân để biến đổi thế giới theo ánh sáng Phúc Aâm thực sự đều có cùng một nguồn mạch nơi tặng ân cánh chung của Thánh Linh. Là “đoan hứa cho phần nghiệp của chúng ta, là hoa trái đầu mùa cho ơn cứu chuộc hoàn toàn” (Eph.1:14), Ngài khơi dậy trong chúng ta một niềm khát mong được sống trọn vẹn và vĩnh viễn với Chúa Kitô, đồng thời Ngài cũng phú cho chúng ta một sức mạnh để chúng ta có thể làm cho men nước Chúa lan ra khắp thế gian.

 

Đó là một cách ngưỡng vọng về việc nước Chúa trị đến nơi con người nhờ cuộc phục sinh của Chúa Kitô. Nơi Người là Lời Nhập Thể, Đấng đă chết và sống lại v́ chúng ta, thiên đă giáng trần, và trần được thăng thiên, nơi nhân tính vinh hiển của Người. Chúa Giêsu phục sinh đang hiện diện giữa dân của Người và ngay trong ḷng lịch sử nhân loại. Người làm cho những ai mở ḷng ra cho Người trong tin tưởng và mến yêu được tràn đầy bởi Thánh Linh; thật sự là Người dần dần biến đổi họ, làm cho họ được thông phần vào sự sống hiển vinh của Người. Bấy giờ họ sẽ sống động và tác hành trong thế giới mà mắt luôn luôn nhắm tới cùng đích, như Thánh Phaolô đă thôi thúc: “Vậy nếu anh em đă được cùng với Chúa Kitô sống lại th́ anh em hăy t́m kiếm những sự ở trên, nơi Chúa Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa” (Col.3:1-4). Thế nên, các tín hữu được kêu gọi để làm chứng nhân cho việc Phục Sinh của Chúa Kitô trong thế gian, đồng thời, cũng để trở thành những tay dựng xây một xă hội mới mẻ.

 

3-         Dấu bí tích tuyệt nhất trong các thực tại tối hậu, đă tiềm tàng và hiện diện trong Giáo Hội, đó là Thánh Thể. Nơi Bí Tích Thánh Thể, Thần Linh, qua lời khẩn cầu nguyện xin thánh hiến (epiclesis), “biến thể” (transubstantiates) thực tại hữu h́nh của bánh và rượu thành một thực tại mới là Ḿnh Máu Chúa Kitô. Trong Bí Tích Thánh Thể, Chúa Kitô phục sinh thực sự hiện diện, và nơi Người, nhân loại cùng với hoàn vũ nhận được ấn tín của một tạo vật mới. Trong Bí Tích Thánh Thể, chúng ta nếm hưởng được những thực tại tối hậu, và thế giới bắt đầu trở nên những ǵ nó sẽ là vào lần Chúa đến cuối cùng.

 

Thánh Thể, tột đỉnh của đời sống Kitô hữu, chẳng những khuôn đúc đời sống cá nhân của Kitô hữu, mà c̣n cả đời sống cộng đồng giáo hội, và bằng một cách nào đó, khuôn đúc toàn thể xă hội loài người nữa. Thật vậy, Dân Chúa nhận lănh từ Thánh Thể năng lực thần linh khiến cho họ sống thắm thiết mối hiệp thông yêu thương được biểu hiện qua và thành đạt bởi việc họ tham dự vào một bàn tiệc duy nhất. Năng lực thần linh ấy cũng làm phát sinh ước vọng chia sẻ những vật dụng thể chất trong t́nh huynh đệ, sử dụng chúng cho việc xây dựng nước Chúa (Acts 2:42-45). Như thế, Giáo Hội trở nên một “tấm bánh bẻ ra” cho thế giới: cho thành phần Giáo Hội sống chung, nhất là cho thành phần thiếu thốn nhất. Việc cử hành Bí Tích Thánh Thể là nguồn mạch của các việc làm bác ái và tương trợ khác nhau, của hoạt động truyền giáo và của những h́nh thức chứng tá Kitô giáo khác, khiến thế giới hiểu được ơn gọi của Giáo Hội là do ư định của Thiên Chúa.

 

Ngoài ra, nhờ việc làm sống động lời kêu gọi đừng sống theo ư hệ thế gian này, mà là sống như Chúa Kitô mong muốn “cho tới khi Người đến”, Thánh Thể dạy cho Dân Chúa một đường lối thanh tẩy và làm hoàn hảo các hoạt động nhân bản của ḿnh, bằng cách d́m ḿnh vào mầu nhiệm vượt qua của Tử Giá và Phục Sinh.

 

4-         Đó là cách chúng ta hiểu được ư nghĩa thực sự của đức cậy trông Kitô giáo. Trong việc chúng ta hướng mắt về “trời mới và đất mới” (x.2Pt.3:13), “chẳng những không làm cho chúng ta suy giảm mối quan tâm đến việc phát triển thế gian này, mà việc mong đợi một trái đất mới c̣n thôi thúc chúng ta hơn nữa, v́ chính ở nơi đây thân xác của tân gia nhân loại phát triển, tiên báo một cách nào đó thời đại phải đến” (Hiến Chế Gaudium et Spes, đoạn 39).

 

Sứ điệp hy vọng được cộng đồng Kitô giáo đặc biệt loan báo phải được đan kết với việc người tín hữu giáo dân dấn ḿnh vào lănh vực văn hóa, xă hội, kinh tế và chính trị như men Phục Sinh.

 

Nếu việc tiến bộ trần thế thực sự phải được tách biệt khỏi việc phát triển nước Chúa (cùng nguồn vừa trích dẫn), th́ “đức ái và các việc làm của nó vẫn tồn tại” (x.1Cor.13:8; Col.3:14) thực sự trong nước Chúa là một thực tại sẽ được nên trọn vào lúc tận cùng thời gian (cũng nguồn trích dẫn trên). Điều này có nghĩa là mọi sự được hoàn thành trong t́nh yêu mến Chúa Kitô đều trông chờ cuộc phục sinh sau hết và việc nước Chúa trị đến.

 

5-         Như thế th́ linh đạo Kitô giáo tỏ hiện ánh sáng thực sự của ḿnh: nó không phải là một linh đạo trốn lánh hay phủ nhận thế giới, nó cũng không giảm xuống thành một thứ hoạt động hoàn toàn trần tục. Được Thần Linh linh động bằng sự sống tuôn ban từ Chúa Cứu Thế, nó là một linh đạo biến đổi thế giới và là linh đạo trông cậy vào việc nước Chúa trị đến.

 

Như thế, Kitô hữu có thể khám phá ra rằng, những thành đạt về tư tưởng và nghệ thuật, về khoa học và kỹ thuật, một khi thấm nhuần tinh thần Phúc Aâm, chúng sẽ làm chứng cho thấy việc Thần Linh Thiên Chúa tràn lan  trong tất cả mọi thực tại trần thế. Bởi vậy, tiếng của Thần Linh và của Tân Nương kêu lên: “Hăy đến!… Lạy Chúa Giêsu Kitô, xin hăy đến” (Rev.22:17-20) mới có thể to tiếng nghe thấy được, chẳng những trong kinh nguyện mà c̣n trong cả nỗ lực hằng ngày nữa, để sửa soạn cho nước Chúa trị đến trong lịch sử. Đó là đoạn kết kỳ lạ của Sách Khải Huyền, khiến chúng ta có thể nói rằng, ấn tín Kitô giáo đóng trên lịch sử loài người.   

 

(Giáo Lư Năm 2000, Bài 4, Thứ Tư ngày 2-12-1998) 

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 9/12/1998)