|
CHÚA NHẬT III
MTN-C
BÀI ĐỌC I: Neh
8:2-4a, 5-6, 8-10
“Họ đọc trong sách Luật và người ta hiểu được điều đă đọc”
Bài trích sách Nêhêmi.
Ngày ấy, thầy tư tế Esdras mang luật ra trước cộng
đồng, gồm đàn ông, đàn bà và tất cả những ai có thể hiểu luật: hôm đó là ngày
đầu tháng bảy. Từ sáng đến giữa trưa, thầy đứng ở công trường, trước cửa Nước,
đọc sách trước mặt đàn ông, đàn bà và những người hiểu luật. Tất cả dân chúng
đều lắng tai nghe đọc sách luật. Thầy thư kư Esdras đứng trên bệ bằng cây mà đọc
sách: thầy mở sách ra trước công chúng, v́ thầy đứng nơi cao hơn mọi người. Khi
thầy mở sách, th́ tất cả đều đứng lên. Esdras chúc tụng Chúa là Thiên Chúa Cao
Cả. Toàn dân đưa tay lên đáp lại: Amen, amen. Họ cúi ḿnh và phủ phục trước
Thiên Chúa, mặt họ cúi sát đất. Một số người đọc từng đoạn trong sách luật Chúa,
giải thích ư nghĩa, và người ta hiểu được điều đă đọc. Nêhêmi là tổng trấn,
Esdras là tư tế và là thư kư, các thầy Lêvi huấn luyện dân chúng, nói với họ
rằng: “Ngày hôm nay được thánh hóa dâng cho Chúa là Thiên Chúa chúng ta; anh chị
em đừng mang tang chế, đừng than khóc”. V́ lúc đó toàn dân khóc lóc khi nghe đọc
các lời trong luật. Họ nói với dân chúng rằng: “Hăy đi ăn thịt béo và uống rượu
ngon, hăy gởi phần cho kẻ không có dọn sẳn cho ḿnh, v́ ngày nầy là ngày thánh
dâng cho Chúa, đừng buồn sầu; v́ niềm vui của Chúa là đồn lũy của anh chị em!”.
Lời của Chúa.
Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Lạy Chúa, lời Chúa là thần trí và là sự sống.
1.
Luật pháp
Chúa toàn thiện, bồi bổ tâm linh; chỉ thị Chúa cố định, phá ngu kẻ dốt.
2.
Giới răn
Chúa chánh trực, làm hoan lạc tâm can; mệnh lệnh Chúa trong ngời, sáng soi con
mắt.
3.
Ḷng tôn
sợ Chúa thuần khiết, c̣n măi muôn đời: phán quyết của Chúa chân thật, công minh
hết thảy.
4.
Xin Chúa
nhậm những lời miệng tôi công bố, và sự ḷng tôi suy gẫm trước thiên nhan, lạy
Chúa là Tảng Đá, là Đấng Cứu chuộc tôi.
BÀI ĐỌC II: Bài dài 1 Cor 12:12-30
“Anh em là thân xác Chúa Kitô, và là chi thể của chi thể”
Bài trích thơ thứ nhất
của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, như thân xác là một, mà có nhiều
chi thể, và tất cả các chi thể tuy nhiều nhưng chỉ là một thân xác, th́ Chúa
Kitô cũng vậy. V́ chưng, trong một Thánh Thần, tất cả chúng ta chịu phép rửa để
làm thành một thân xác, cho dầu Do Thái hay Hy Lạp, tự do hay nô lệ, và tất cả
chúng ta cùng uống trong một Thánh Thần. V́ thân xác không chỉ gồm một chi thể,
mà là nhiều chi thể. Nếu chân nói rằng: “V́ tôi không phải là tay, nên tôi không
thuộc thân xác”; có phải v́ thế mà nó không thuộc về thân xác đâu? Và nếu lỗ tai
nói rằng: “V́ tôi không phải là con mắt, nên tôi không thuộc về thân xác” có
phải v́ thế mà nó không thuộc về thân xác đâu? Nếu toàn thân xác là mắt, th́ đâu
là thính giác? Nếu toàn thân xác là tay, th́ đâu là khứu giác? Vậy, Thiên Chúa
đă đặt các chi thể và mọi chi thể ở trong thân xác như ư Người muốn. Nếu tất cả
đều là một chi thể, th́ c̣n đâu là thân xác? Thật vậy, có nhiều chi thể, nhưng
có một thân xác. Con mắt không thể nói với bàn tay: “Ta không cần mi”. Đầu cũng
không thể nói với chân: “Ta không cần các ngươi”. Nhưng hơn thế nữa, các chi thể
thân xác xem như yếu hơn, lại cần thiết hơn. Và những chi thể ta coi là ít vinh
dự nhất, lại là những chi thể chúng ta đặt cho nhiều vinh dự hơn; và những chi
thể thiếu trang nhă, lại được ta trang sức hơn, c̣n những chi thể trang nhă, lại
không cần như thế: nhưng Thiên Chúa đă sắp đặt thân xác, cho cái thiếu vinh dự,
được vinh dự hơn, để không có sự bất đồng trong thân xác, mà là để các chi thể
đồng lo công ích cho nhau. Nếu một chi thể phải đau, tất cả các chi thể khác đều
phải đau lây; hoặc một chi thể được vinh dự, th́ tất cả các chi thể cùng chia
vui. Phần anh em, anh em là thân xác Chúa Kitô và là chi thể Người, mỗi người có
phận sự ḿnh. Có những người Thiên Chúa đă thiết lập trong Hội Thánh, trước hết
là các Tông đồ, rồi đến các tiên tri, thứ ba là các tiến sĩ. Kế đến là quyền làm
phép lạ, các ơn chữa bệnh, các việc từ thiện, quản trị, nói nhiều thứ tiếng. Vậy
tất cả mọi người là Tông đồ ư? Tất cả là tiên tri ư? Tất cả là tiến sĩ ư? Tất cả
được ơn làm phép lạ ư? Tất cả được ơn chữa bệnh ư? Tất cả nói nhiều thứ tiếng ư?
Tất cả được ơn diễn giải ư?
Lời của Chúa.
(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Chúa đă sai tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó,
loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm. — Alleluia.
PHÚC ÂM: Lc 1:1-4; 4:14-21
“Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh nầy”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô
theo Thánh Luca.
V́ có nhiều người khởi công chép lại những biến cố
đă xảy ra giữa chúng ta, theo như các kẻ từ đầu đă chứng kiến và phục vụ lời
Chúa đă truyền lại cho chúng ta, phần tôi, thưa ngài Thêophilê, sau khi t́m hỏi
cẩn thận mọi sự từ đầu, tôi quyết định viết cho ngài bài tường thuật sau đây, để
ngài hiểu chân lư các giáo huấn ngài đă lănh nhận. — Bấy giờ Chúa Giêsu trở về
Galilêa trong quyền lực Thánh Thần, và danh tiếng Người lan tràn khắp cả miền
chung quanh. Người giảng dạy trong các hội đường và được mọi người ca tụng.
Người đến Nagiarét, nơi Người sinh trưởng, và theo thói quen của Người, th́ ngày
nghỉ lễ, Người vào hội đường, Người đứng dậy để đọc sách. Người ta trao cho
Người sách tiên tri Isaia. Mở sách ra, Người gặp ngay đoạn chép rằng: “Thánh
Thần Chúa ngự trên tôi, v́ Ngài xức dầu cho tôi, sai tôi đi rao giảng Tin Mừng
cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giải
thoát cho kẻ bị giam cầm, cho người mù trông thấy, trả tự do cho những kẻ bị áp
bức, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng”. Người gấp sách lại, trao cho thừa
tác viên, và ngồi xuống. Mọi người trong hội đường đều chăm chú nh́n Người.
Người bắt đầu nói với họ: “Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các người
vừa nghe”.
Phúc Âm của Chúa.
SUY NIỆM
THÁNH THẦN CHÚA NGỰ TRÊN TÔI
Trần Mỹ Duyệt
Thánh Thần Chúa là chính hơi thở của Thiên Chúa, là Thiên Chúa Ngôi Ba, và cũng
là t́nh yêu nối kết giữa Ngôi Cha và Ngôi Con. Đức Kitô, v́ Ngài là Thiên Chúa
mặc xác phàm con người, nên Thánh Thần của Thiên Chúa cũng là Thánh Thần của
Ngài, hay cũng chính là Ngài. Sự xuất hiện của Thánh Thần trên Đức Kitô là dấu
chỉ cho thấy sự xuất hiện của Thiên Chúa giữa con người, và việc Ngài được sai
đi cũng là ơn gọi mà mỗi Kitô hữu được mời tham dự với Đức Kitô trong công tŕnh
cứu độ của Ngài.
Chúa Giêsu thông ban Thánh Thần Ngài cho mỗi Kitô hữu khi họ lănh nhận Bí Tích
Rửa Tội, và nhất là trong ngày lănh Bí Tích Thêm Sức. Trong ngày chịu phép Rửa
Tội, Ngài đă đổ tràn Thánh Thần của Ngài vào ḷng trí ta, và như Thánh Phaolô đă
viết, để chúng ta kêu lên “Abba – nghĩa là Cha”, v́ từ ngày đó, ta được gọi là
con Thiên Chúa, và Ngài là Cha chúng ta. Và trong ngày chịu phép Thêm Sức, trong
khi xức dầu Thánh Thần, Đức Giám Mục nói với mỗi ứng viên rằng: “Hăy mặc lấy
Chúa Thánh Thần”, để được luôn luôn bao bọc và che chở bởi Thần Trí Thiên Chúa.
Tùy vào Thánh Thần mà mỗi Kitô hữu được chia sẻ, được trao tặng những ân huệ và
khả năng khác nhau: “Ơn Thánh Thần ban cho mỗi người mỗi khác, cốt để mưu cầu
công ích. Nhưng cùng một Thánh Thần duy nhất thực hiện tất cả những điều đó.
Ngài ban phát ơn riêng cho mỗi người theo như Ngài ấn định” (1 Cor 12: 9,11).
Bạn tôi, một người mà tôi đă quen biết 40 năm qua, hiện nay chúng tôi cũng vẫn
thường xuyên gặp gỡ và làm việc với nhau hằng tuần. Học lực anh chỉ hết Trung
Học, nhưng qua anh, tôi đă t́m thấy điều mà Thánh Phaolô đă diễn tả khi Ngài nói
về các đặc ân của Thánh Thần. Tôi thật sự “khẩu phục, tâm phục” khả năng dịch
thuật của anh qua 43 tác phẩm về những đề tài hết sức khó khăn, phức tạp, và tế
nhị liên quan đến các lănh vực thần học, tu đức, giáo hội, và xă hội. Khả năng
dịch thuật của anh, theo tôi biết ngay cả những người khoa bảng cũng khó ḷng
vượt qua không chỉ ở tŕnh độ các tài liệu, mà c̣n ở sự nhanh chóng, và chính
xác. Tôi không thể nào cắt nghĩa được về hiện tượng này ngoại trừ như tôi đă
thường nói với anh và các bạn hữu khác rằng, đó chính là một đoàn sủng đến từ
Chúa Thánh Thần.
Trong thánh lễ hôm đó tại một thánh đường do các cha Ḍng Thánh Thể điều khiển ở
Cypress, California, tôi đă bị cuốn hút bởi tiếng dương cầm. Tôi đă mong được
gặp người nhạc sĩ nào đó sau thánh lễ để bày tỏ sự ngưỡng mộ và thán phục của
tôi. Nhưng vừa nh́n tôi đă thất vọng. “Thần tượng” trong mộng của tôi hoàn toàn
không có vẻ đẹp trai hay đẹp gái, bay bướm hay yểu điệu theo trí tưởng tượng của
tôi khi nghe tiếng đàn trong thánh đường. Để ư kỹ, tôi thấy những ngón tay anh
trông thô và xấu xí. Tôi tự hỏi, sao cũng một nhạc khí ấy, sao cũng những nốt
nhạc ấy mà những ngón tay tôi, những ngón tay của nhiều người đă không “nắn” lên
được những âm thanh trầm bổng và quyến dũ như anh. Điều này cũng lại chỉ được
cắt nghĩa bằng ơn của Chúa Thánh Thần.
Thánh Thần Chúa ngự trên tôi. Tuy là một sức sống và sinh hoạt nội tâm trong đời
sống thường ngày của người Kitô hữu, nhưng sự hiện diện và hoạt động của Thánh
Thần vẫn là điều khó hiểu và tŕu tượng đối với nhiều người. Sinh hoạt nội tâm
này c̣n nhắc nhở chúng ta về ư nghĩa của dụ ngôn nén bạc, trong đó người chủ đă
cẩn thận trao cho các gia nhân số vốn để sinh lời tùy theo khả năng. Ơn huệ của
Thánh Thần ban cho mỗi Kitô hữu cũng theo h́nh thức đó. Thánh Thần ban cho từng
người những ơn huệ khác nhau và cần thiết, để họ đóng góp vào công việc làm vinh
danh Thiên Chúa, và giúp ích cho anh chị em ḿnh: “Ơn Thánh Thần ban cho mỗi
người mỗi khác, cốt để mưu cầu công ích” (1 Cor 12: 9). Tiếc một điều là trong
cuộc sống thường ngày rất nhiều Kitô hữu đă hành động và mang tâm trạng của
người nhận một nén bạc. Họ xem ra như không hài ḷng, và ngược lại, c̣n ghen
tuông và khó chịu về những tài năng, ân huệ khác của anh chị em ḿnh. Họ sống
bằng tâm lư của những người thiếu trưởng thành về tâm linh và đạo đức, một hội
chứng tâm lư vẫn thường gây ra những xung đột trầm trọng trong đời sống cá nhân
và những giao tiếp xă hội của nhiều người. V́ tâm lư thiếu trưởng thành ấy khiến
họ luôn sống trong mặc cảm thua thiệt, mặc cảm tội lỗi, ghen tương và bực tức.
Họ thường hay để ḿnh bị cuốn hút bằng những ảo tưởng, ảo giác, và mơ mộng hăo
huyền về quá khứ cũng như tương lai. Họ không bao giờ dám đối diện với thực tế
trước mặt, cũng như không bao giờ muốn sống thật với chính ḿnh. Kết quả, họ
luôn luôn cảm thấy nghèo nàn, khó chịu, bất măn, và mất b́nh an.
Nhưng Kitô hữu chúng ta có bao giờ nghĩ rằng ḿnh được ban cho nhiều hơn những
ǵ ḿnh đáng có và đang có không? Có bao giờ ta sống với ư tưởng rằng tài năng
mà ḿnh đang có hiện nay, hoặc những tài năng chuyên biệt của người khác đều
được ban cho bởi Thánh Thần Thiên Chúa hay không? Thánh Phaolô đă viết: “Người
th́ Thánh Thần cho lời khôn ngoan, kẻ khác th́ được lời thông minh, theo cùng
một Thánh Thần; người khác được ơn đức tin, trong cùng một Thánh Thần; kẻ khác
nữa được ơn chữa bệnh, trong cũng một Thánh Thần đó; có người được ơn làm phép
lạ, có kẻ được ơn tiên tri, người khác được ơn phân biệt các thần trí; có người
được ơn nói nhiều thứ tiếng; người khác được ơn thông dịch các thứ tiếng” (1 Cor
12: 8-10).
Chúa Giêsu sau khi giáng trần, Ngài đă ẩn dật âm thầm 30 năm trong nhà Nagiarét,
nhưng nay Ngài thực sự đă xuất hiện công khai để thực hành công cuộc cứu chuộc
nhân loại. Ngài đă làm việc ấy dưới sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, và như lời
Tiên Tri Isaia, th́ chính Thánh Thần đă ngự trên Ngài, và sai Ngài đi. Kitô hữu
khi chịu phép Rửa Tội và Thêm Sức, là gia nhập vào ḍng chính của đời sống Ba
Ngôi Thiên Chúa. Do quyền năng và sự thúc đẩy của Thánh Thần, chúng ta cũng phải
ra đi để làm chứng cho Tin Mừng và làm chứng cho Thiên Chúa như đă được thực
hiện nơi Đức Kitô: “Thánh Thần Chúa ngự trên tôi, v́ Ngài xức dầu cho tôi, sai
tôi đi rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối,
loan truyền sự giải thoát cho kẻ bị giam cầm, cho những người mù trông thấy, trả
tự do cho những kẻ bị áp bức” (Luc 4:18).
Chúa Kitô chính thức công khai tỏ ḿnh ra:
khi
nào và thế nào?
Chúa Kitô chính thức công khai tỏ ḿnh ra khi nào?
Bài Phúc Âm Thánh Luca cho Chúa Nhật Thứ Ba Thường Niên Chúa Nhật tuần này cho
chúng ta thấy Chúa Kitô đă chính thức tỏ ḿnh ra, một biến cố xẩy ra ở ngay tại
thôn làng Nazarét của Người, trong một Hội Đường địa phương và vào Ngày Hưu Lễ
Thứ Bảy. Như thế th́ việc Người lănh nhận phép rửa của Gioan Tiền Hô như đă được
cả ba Phúc Âm Nhất Lăm Mathêu, Marcô và Luca tŕnh thuật, và được chúng ta bàn
đến hai tuần trước đây, có phải là việc Người chính thức bắt đầu cuộc sống công
khai của Người chưa, hay phải đợi cho tới biến cố được Phúc Âm Thánh Luca thuật
lại ở Chúa Nhật Thứ Ba Thường Niên này?
Vấn đề này có thể t́m thấy câu giải đáp qua chi tiết ở ngay đầu bài Phúc Âm Chúa
Nhật tuần này, đó là chi tiết Chúa Giêsu “là ánh sáng thế gian” (Jn 8:12) chỉ
xuất đầu lộ diện sau khi ngọn đèn (xem Jn 5:35) Gioan Tiền Hô lịm tắt. Phúc Âm
Thánh Mathêu ghi nhận: “Khi ấy, nghe tin Gioan bị nộp, Chúa Giêsu lui về Galilêa…
Từ bấy giờ, Chúa Giêsu bắt đầu rao giảng”; Phúc Âm Thánh Marcô cũng cho biết
tương tự như thế: “Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng
Tin Mừng nước Thiên Chúa”. Như thế, việc Chúa Giêsu đến sông Dược Đăng để lănh
nhận phép rửa của Gioan Tiền Hô mới là việc Người gián tiếp tỏ ḿnh ra qua trung
gian Tiền Hô Gioan thôi, nói cách khác, mới là việc Người tỏ ḿnh ra cho riêng
Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, để rồi sau đó Người được Tiền Hô Gioan chứng thực và giới
thiệu Người với dân Do Thái nói chung và với môn đệ của ḿnh nói riêng, như
chúng ta đă thấy nơi các bài Phúc Âm theo Thánh Gioan được Giáo Hội xen kẽ vào
Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh tuần trước.
Biến cố Chúa Kitô chính thức và công khai tỏ ḿnh ra cho dân Do Thái như được
Phúc Âm Thánh Luca tŕnh thuật như thế cũng rất am hợp với những ǵ được cả Phúc
Âm Thánh Mathêu và Marcô thuật lại trong Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Thường Niên Hậu
Giáng Sinh cho chu kỳ Năm A và B tuần này, đó là việc Chúa Giêsu trực tiếp khai
mở cho công cuộc cứu nhân độ thế của Người, chẳng những bằng việc lần đầu tiên
lên tiếng “rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa” (Mc 1:14) mà c̣n bằng việc tuyển
chọn môn đồ nữa, đó là hai cặp anh em Phêrô và Anrê, Giacôbê và Gioan để biến họ
“trở thành những tay chài người” (Mt 4:19; Mc 1:17).
Về lời rao giảng mở đầu của Chúa Giêsu, theo Phúc Âm Thánh Marcô đoạn 1 câu 15:
“Thời điểm đă nên trọn, nước Thiên Chúa đă đến, hăy ăn năn hối cải và tin vào
Phúc Âm”, chúng ta thấy được tất cả nội dung của “Tin Mừng Nước Thiên Chúa”, một
nội dung được Thánh Mathêu đoạn 4 câu 17 tóm gọn lại là “Hăy hối cải, v́ nước
trời đă đến”. “Hối cải” và “nước trời” là hai yếu tố chính yếu của toàn bộ Tin
Mừng Cứu Độ Chúa Kitô rao giảng. “Hối cải” là tác động của Đức Tin Cứu Rỗi và
“nước trời” là thực tại của Mạc Khải Thần Linh. Muốn chấp nhận Mạc Khải Thần
Linh, con người cần phải có Đức Tin Cứu Rỗi, đó là lư do theo Phúc Âm Nhất Lăm,
con người cần phải có đức tin mới được Chúa chữa lành cho; trái lại, Phúc Âm
Thánh Gioan lại cho thấy, cũng nhờ và phải nhờ Mạc Khải Thần Linh con người mới
có Đức Tin Cứu Rỗi, tiêu biểu là trường hợp ở tiệc cưới Cana theo Phúc Âm Thánh
Gioan, ở đoạn 2 câu 11, “Chúa Giêsu đă làm dấu lạ đầu tiên này ở Cana xứ Galilêa
để tỏ vinh hiển của Người ra và các môn đệ bắt đầu tin vào Người”.
C̣n về việc chọn các môn đệ ngay sau khi mở lời “rao giảng Tin Mừng Nước Thiên
Chúa”, chúng ta thấy trước được ư định của Chúa Kitô là Người muốn Tin Mừng Cứu
Độ và Nước Thiên Chúa không phải chỉ được rao giảng và thiết lập ở tại mảnh đất
Do Thái thôi, mà là trên “khắp thế giới” (Mk 16:15), “nơi tất cả mọi dân nước”
(Mt 28:19), “cho đến tận cùng trái đất” (Acts 1:8), “đến tận cùng thời gian” (Mt
28:20), như lệnh truyền của Chúa Kitô sau khi Người phục sinh từ trong kẻ chết,
và trước khi Người thăng thiên về cùng Cha là Đấng đă sai Người đến làm Đấng Cứu
Thế duy nhất của cả loài người.
Qua ba bài Phúc Âm của cả chu kỳ Phụng Vụ Năm A, B và C cho Chúa Nhật Thứ Ba Mùa
Thường Niên Hậu Giáng Sinh tuần này, chúng ta đă thấy được toàn diện nội dung
Tin Mừng Cứu Độ được Chúa Kitô rao giảng từ khi Người xuất đầu lộ diện cho tới
lúc Người về trời. Chúng ta có thể tạm tóm gọn thế này: con người cần phải “ăn
năn hối cải”, nghĩa là cần phải hướng về và t́m về cùng Thiên Chúa là Đấng mà
nguyên tội đă làm cho cả con người ngay từ ban đầu lạc xa Ngài, Đấng đến thế
gian như một mục tử để t́m kiếm họ qua Vị Thiên Sai của Ngài là Đức Giêsu Kitô,
Vị đă được Ngài xức dầu Thánh Linh cho để có đủ tư cách và thần lực “rao giảng
Tin Mừng cho người nghèo khó, loan báo tự do cho kẻ bị giam cầm, phục quang cho
kẻ bị mù ḷa, và phóng thích những người bị áp bức”.
Chúa Kitô chính thức công khai tỏ ḿnh ra thế nào?
Nếu bài Phúc Âm theo Thánh Kư Gioan tuần trước cho thấy Chúa Giêsu tỏ ḿnh ra
lần đầu tiên cho các môn đệ biết th́ bài Phúc Âm theo Thánh Kư Luca Chúa Nhật
thứ hai Thường Niên tuần này cho thấy Người bắt đầu tỏ ḿnh ra cho dân làng của
Người, bằng việc Người xác nhận những lời của tiên tri Isaia được Người đọc lên
trong Hội Đường đă hoàn toàn ứng nghiệm nơi Người.
Đó là sự kiện Người là Đấng Thiên Sai, là Đấng Được Xức Dầu, đúng như tiên tri
Isaia đă nói trước về Người, đó là Thánh Thần ở trên Người, xức dầu cho Người và
sai Người đi. Tuy nhiên, trước mắt thế gian không ai biết được sự kiện này cả,
ngoại trừ bản thân của Người, và Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, vị trước khi được trực
diện với Người đă loan báo về Đấng đến sau là Đấng làm phép rửa Thánh Thần.
Bởi thế, cả cuộc đời của Người là để chứng thực Sự Thật Người là Đấng Thiên Sai,
là Messiah, là Đức Kitô (Christ), hay Sự Thật Người đă được Thiên Chúa chân thật
duy nhất sai đến đúng như lời Ngài thề hứa với cha ông tổ phụ dân Do Thái, bằng
cách không bao giờ Người làm theo ư của Người mà là ư của Cha là Đấng đă sai
Người, đến nỗi Người đă vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá.
Vẫn biết Cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô, một biến cố vô cùng quan trọng liên quan
đến phần rỗi của toàn thể nhân loại, bao gồm cả cuộc Khổ Nạn, Tử Giá và Phục
Sinh của Người mới là thời điểm tột đỉnh chứng tỏ Sự Thật Người là Đấng Thiên
Sai. Thế nhưng, tất cả những ǵ Người làm trên trần gian này, kể cả việc Người ở
lại Đền Thờ Gialiêm năm 12 tuổi, nhất là việc Người ẩn thân ở Nazarét 30 năm, tự
bản chất, cũng đều là những ǵ chứng thực Sự Thật Người là Đấng đă được Cha sai.
Nếu dân Do Thái trông đợi một Đấng Thiên Sai cứu tinh th́ Đức Kitô quả thực là
Đấng ấy, dù không đúng theo ư muốn thiên về chính trị của họ hơn là về tâm linh,
v́ theo lời tiên tri Isaia, Người được “sai đi rao giaœng Tin Mừng cho người
nghèo khó, thuyên chữa những tâm hồn sám hối, loan truyền sự giaœi thoát cho keœ
bị giam cầm, cho người mù trông thấy, traœ tự do cho những keœ bị áp bức, công
bố năm hồng ân và ngày khen thươœng”.
Như thế, để nhận biết ai là Đức Kitô thật sự, là Đấng Thiên Sai đích thực, con
người phải xem nhân vật ấy có tinh thần phục vụ hay chăng, hay chỉ biết hưởng
thụ, có quyền năng cứu độ hay chăng, hay chỉ tuyên truyền những lư thuyết sai
lầm, những giải quyết nhất thời, những lối thoát “no way out”. Chỉ nhân vật nào
đến không phải để được phục vụ mà là phục vụ, không coi thường song gần gũi và
t́m kiếm để cứu vớt những ǵ thấp hèn hay đă hư đi, nhân vật ấy mới thực là Đức
Kitô, là Đấng đầy Thánh Thần, Đấng được xức dầu Thánh Thần và được Thánh Thần
sai đi.
Thế nhưng, chúng ta phải hiểu sao về câu nói của tiên tri Isaia được Phúc Âm
Thánh Luca của chu kỳ Năm C trích lại, cũng là câu đă được Chúa Giêsu khẳng định
với dân chúng là “Hôm nay đă ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh quí vị vừa nghe đó” (Lk
4:21). Bởi v́, nếu không hiểu đúng, chúng ta có thể chủ trương theo khuynh hướng
Thần Học Giải Phóng ở Nam Mỹ Châu, là trường phái thần học vốn chủ trương vấn đề
giải phóng cần phải được thực hiện cả về thể lư nữa, một giải phóng mà bởi thế
cần phải đấu tranh giai cấp như kiểu của chủ nghĩa Cộng Sản nữa mới được, tức
mới có thể giải quyết được vấn đề cứu độ toàn diện con người thực sự.
Theo Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo các số 115, 116 và 117 th́ Thánh Kinh có tất
cả bốn ư nghĩa, một nghĩa đen và ba nghĩa bóng là nghĩa luân lư, nghĩa sánh ví
và nghĩa thần bí. Về nghĩa đen, chẳng hạn như câu Chúa Giêsu nói: “Này là ḿnh
Thày” (Mt 26:26); về nghĩa luân lư, chẳng hạn như những lời Chúa dạy trong Bài
Giảng Trên Núi; về nghĩa sánh ví, chẳng hạn như Manna trong Cựu Ước ám chỉ Thánh
Thể là Bánh Hằng Sống bởi trời xuống; về nghĩa thần bí, chẳng hạn như những dụ
ngôn Chúa dạy về Nước Trời hay những h́nh ảnh trong Cuốn Diễm T́nh Ca của Cựu
Ước hay trong Sách Khải Huyền của Thánh Gioan.
Theo tôi, câu tiên tri Isaia nói về Chúa Kitô trong Phúc Âm Thánh Luca hôm nay
phải hiểu theo nghĩa luân lư hơn là thể lư hay nghĩa đen. Chính ĐTC Gioan Phaolô
II, trong bài giảng cho tù nhân tại Nhà Tù Regina Coeli cho Ngày Mừng Năm Thánh
Trong Tù của họ hôm Chúa Nhật 9/7/2000, đă xác nhận điều này như sau:
“Bản văn của tiên tri Isaia cho thấy một loạt h́nh ảnh hướng đến khía cạnh của
sự sống, của niềm vui và của tự do, đó là Đấng Thiên Sai tương lai sẽ đến và mở
mắt cho kẻ mù ḷa và mang các tù nhân ra khỏi ngục thất (x Is 42:7). Anh chị em
thân mến, Tôi nghĩ rằng những lời cuối cùng của vị tiên tri ấy đặc biệt sẽ tức
thời vang lên nơi ḷng anh chị em niềm hy vọng tràn đầy” (đoạn 3.2).
“Tuy nhiên, phải chấp nhận sứ điệp của Lời Thiên Chúa theo tất cả ư nghĩa trọn
vẹn của sứ điệp này. ‘Ngục thất’ mà Chúa đến để giải cứu chúng ta trước hết là
ngục thất trói buộc tinh thần. Tội lỗi là nhà tù của tinh thần. Theo ư nghĩa này
chúng ta làm sao quên được những lời sâu xa của Chúa Giêsu đă nói: ‘Thật vậy,
thật vậy, Tôi nói cho quí vị hay, ai phạm tội là nô lệ cho tội’ (Jn 8:34)? Đó là
một thứ nô lệ mà Người đến cứu độ chúng ta trước hết. V́ Người phán: ‘Nếu quí vị
tuân giữ lời của Tôi th́ quí vị thực sự là môn đệ của Tôi, và quí vị sẽ nhận
biết sự thật và sự thật sẽ giải phóng quí vị’ (Jn 8:31)” (đoạn 4.1).
Đúng thế, vẫn biết Chúa Kitô đến là để giải thoát, để cứu độ toàn thể con người
nhân loại sa đọa bởi nguyên tội, chứ không phải chỉ có riêng một ḿnh linh hồn
của con người thôi, do đó mà Kitô hữu chúng ta mới trông mong điều được Thánh
Phaolô đề cập đến trong Thư gửi Giáo Đoàn Rôma ở đoạn 8 câu 23, đó là “việc cứu
chuộc của thân xác”, như chúng ta vốn bộc phát qua câu tuyên xưng cuối cùng của
Kinh Tin Kính: “Tôi tin xác loài người sẽ sống lại. Tôi tin hằng sống vậy.
Amen”. Tuy nhiên, việc cứu độ chính yếu nhất, trước nhất và trên hết phải là
linh hồn con người, rồi sau đó mới tới thân xác. Phải chăng đó là lư do Thánh
Phaolô mới tuyên bố trong Thư Thứ Nhất gửi Giáo Đoàn Côrintô, đoạn 15, câu 26
là: “kẻ thù cuối cùng sẽ bị tiêu diệt là sự chết”.
Bởi thế chúng ta mới hiểu được lời Chúa Giêsu đă soi sáng cho nhóm luật sĩ đang
nghĩ rằng Người lộng ngôn phạm thượng khi nghe thấy Người nói với kẻ bất toại là
“tội lỗi con đă được tha” (Mk 2:5). Khi đặt vấn đề “nói với người bất toại rằng
‘tội lỗi con đă được tha’ hay ‘hăy đứng dạy vác chơng mà về’ đàng nào dễ hơn?”,
Chúa Giêsu muốn nhóm luật sĩ ấy thấy rằng, con người cần phải được chữa lành
phần hồn đă, rồi phần xác cũng sẽ được lành mạnh thực sự hay thiêng liêng. Tức
là, cho dù Chúa Giêsu không chữa lành phần xác cho người bất toại ấy đi nữa, chỉ
cần phần hồn của họ được Chúa chữa trị, th́ đức tin cũng sẽ làm cho con người
bất toại suốt đời ấy sống bằng an chịu bệnh tật.
Cũng trong bài giảng cho Thánh Lễ cử hành Mừng Năm Thánh Trong Nhà Tù ở ngục
thất Nữ Vương Thiên Đ́nh Regina Coeli như đă được nhắc đến trên đây, ĐTC Gioan
Phaolô II đă xác định ư nghĩa đích thực của việc giải thoát của Chúa Kitô Cứu
Thế như sau:
“Những lời của tiên tri Isaia về việc giải thoát phải được hiểu theo ư nghĩa của
toàn bộ lịch sử cứu độ, một lịch sử đă đạt đến tuyệt đỉnh nơi Chúa Kitô là Đấng
Cứu Chuộc, Đấng đă mang lấy tội lỗi của thế gian (x Jn 1:29). Thiên Chúa đă để ư
đến việc giải thoát hoàn toàn con người, một cuộc giải thoát chẳng những liên
quan đến những t́nh trạng về thể lư và ngoại tại, mà trước hết và trên hết là
cuộc giải thoát cơi ḷng con người” (đoạn 4.2).
Để áp dụng nghĩa luân lư vào câu của tiên tri Isaia được Chúa Kitô tuyên nhận là
đă hoàn toàn ứng nghiệm nơi bản thân của Người, chúng ta hăy lấy một trường hợp
điển h́nh, đó là việc Chúa Kitô kêu gọi Mathêu (Mt 9:9-13). Qua việc kêu gọi,
tuyển chọn và đồng bàn với viên thu thuế này, Chúa Kitô chẳng những vừa “rao
giảng Tin Mừng cho người nghèo khó” là chính Mathêu, bởi v́ nếu Mathêu ham giầu
sang phú quí của một kẻ thu thuế đă không bỏ mọi sự theo Người; vừa “loan báo tự
do cho kẻ bị giam cầm, và phóng thích những người bị áp bức” cũng là Mathêu,
người thuộc về thành phần bị nhóm thế giá Do Thái “áp bức” bằng thái độ khinh
khi hất hủi ra mặt của họ, cũng như bị đám b́nh dân Do Thái “cầm tù” trong ḷng
thù hận của họ; mà c̣n đồng thời “phục quang cho kẻ bị mù ḷa” là chính nhóm
luật sĩ và dân chúng có mặt lúc bấy giờ, bằng việc Người tỏ cho họ thấy rằng:
“Con Người có quyền tha tội dưới đất” (Mk 2:10).
Tóm lại, vấn đề giải phóng con người đây là giải phóng họ khỏi tội lỗi và sự
chết, khỏi tội lỗi về tâm linh trước, khi họ lănh nhận Bí Tích Rửa Tội, rồi khỏi
sự chết về thể lư sau, khi Người tái giáng trong vinh quang vào ngày tận thế.
Tuy nhiên, sự chết đây, nếu hiểu theo ư nghĩa thiêng liêng, là t́nh trạng tâm
trí mù tối không biết đâu là sự thật và ư chí yếu nhược không thể tự ḿnh làm
được điều ǵ lành, th́ việc giải phóng Chúa Kitô thực hiện nơi con người và cho
con người đây là việc Người ban cho con người Thần Linh của Người, nhờ đó, con
người có thể nhận thức được chân lư và can đảm sống theo chân lư, dù có phải mất
mạng sống thể lư của ḿnh.
Đúng thế, những con người sống trong sự thật là những con người không già, v́ sự
thật là thực tại toàn hảo trường tồn, không bao giờ thay đổi, không bao giờ qua
đi, không bao giờ mai một. Và cũng chỉ khi nào ở trong sự thật, con người mới
sống thực, chứ không phải sống trong mơ màng theo ảo tưởng, hay sống ấu trĩ như
con nít, hoặc sống quờ quạng như kẻ say men không biết ḿnh làm ǵ, chẳng biết
ḿnh là ai! V́ sinh lực bất tận của họ phát xuất từ Thần Linh của Đức Kitô, Đấng
đă chiến thắng sự chết bằng cuộc phục sinh của ḿnh. Đó là lư do càng dồi dào
Thần Linh, con người càng sống theo sự thật và trong sự thật, nhờ thế, con người
càng trở thành khôn ngoan, càng nên hoàn hảo, hiện thân của một Chúa Kitô “là
Đường, là Sự Thật và là Sự Sống” (Jn 14:6).
Thường Tết Việt Nam hay Xuân Á Đông, nếu sớm th́ thường trùng vào Tuần Thứ Hai
Thường Niên, như đă xẩy ra vào chu kỳ năm C ba năm trước, Thứ Tư 24/1/2001, Tết
Tân Tỵ. Năm nay là Tết Giáp Thân Thứ Năm 22/1/2004, trong tuần Thứ Hai Thường
Niên Năm C. Tuy nhiên, bài Phúc Âm của Thánh Luca cho Chúa Nhật Thứ Ba Thường
Niên Năm C tuần này cũng rất hợp với ư nghĩa về Mùa Xuân. Ư nghĩa đó là giải
phóng. Theo ư nghĩa của bài Phúc Âm th́ Chúa Kitô là Đấng Cứu Thế, là Vị Thiên
Sai đến cứu loài người khỏi tội lỗi và sự chết là những ǵ đă từng làm cho con
người cảm thấy không bao giờ được hạnh phúc chân thực và vĩnh viễn, dù là đang
sống trong Mùa Xuân, đang Mừng Tết: “Chơi xuân kẻo hết xuân đi, cái già xồng xộc
nó th́ đến kia”. Thực tế đă chẳng phũ phàng cho thấy có lúc con người đang hoan
hỉ mừng tết lại là lúc con người quay ra gào khóc hay sao, chẳng hạn như dịp tết
Mậu Thân ở Việt Nam trước năm 1975! Phải, cho tới khi nào con người hoàn toàn
được giải phóng khỏi tội lỗi và sự chết, họ mới có thể hoan hưởng một mùa xuân
bất tận, một mùa xuân được Sách Khải Huyền diễn tả như trời mới đất mới, không
c̣n khóc lóc và đêm đen mà chỉ c̣n là một ngày vĩnh hằng.
Nhân dịp Tân Xuân Giáp Thân, xin kính chúc quí vị mỗi người được 8 chữ như sau:
hồn an, xác mạnh, đời vui, sống thánh.
Lạy Chúa Giêsu là Đức Kitô Thiên Sai, Đấng đă được Cha xức dầu Thánh Linh và đă
nhập thế như một Vị Thừa Sai Tiên Khởi loan báo Tin Mừng Sự Sống trên thế gian.
Xin Chúa hăy sống trong chúng con, bằng Thần Linh Chúa đă thông ban cho chúng
con qua Bí Tích Rửa Tội và Thêm Sức, để chúng con như Mẹ Maria đầy ơn phúc thực
sự trở thành chứng nhân của Chúa tới tận cùng trái đất, cho Nước Cha muôn đời
trị đến. Amen.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
|