Chúa Nhật

Ngày 1/2: Thánh Bridget (1302-1373)

Là người Thụy Điển.

Lập Hội Ḍng Brigdines.

Vận động việc canh tân Giáo Hội.

 


CHÚA NHẬT IV
MTN-C

 

BÀI ĐỌC I: Jer 1:4-5, 17-19
“Ta sẽ đặt ngươi là tiên tri trong các dân tộc”

Bài trích sách Tiên tri Giêrêmia.

Trong thời vua Giosia, lời Chúa phán cùng tôi rằng: “Trước khi Ta tạo thành ngươi trong ḷng mẹ, Ta đă biết ngươi, và trước khi ngươi ra khỏi ḷng mẹ, Ta đă hiến thánh ngươi. Ta đă đặt ngươi làm tiên tri trong các dân tộc. Vậy phần ngươi, ngươi phải thắt lưng, hăy chỗi dậy, và nói cho họ biết tất cả những điều Ta truyền dạy cho ngươi. Đừng run sợ trước mặt họ, v́ Ta không làm cho ngươi kinh hăi trước mặt họ. Hôm nay Ta làm cho ngươi nên một thành tŕ vững chắc, một cây cột bằng sắt, một vách thành bằng đồng, trước mặt các vua Giuđa, các hoàng tử, các tư tế và dân chúng xứ nầy. Họ sẽ chiến đấu chống ngươi, nhưng họ không thắng được ngươi, v́ Ta ở với ngươi để giải thoát ngươi”.

Lời của Chúa.


Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Miệng tôi sẽ loan truyền sự Chúa công minh.

1.      Lạy Chúa, tôi t́m đến nương nhờ Ngài, xin đừng để tôi tủi hổ muôn đời; theo đức công minh Chúa, xin cứu nguy và giải thoát tôi, xin ghé tai về bên tôi và giải cứu.

2.      Xin trở nên thạch động để tôi dung thân, và chiến lũy vững bền hầu cứu độ tôi: v́ Chúa là Đá Tảng, là chiến lũy của tôi. Lạy Chúa tôi, xin cứu tôi khỏi tay đứa ác.

3.      Bởi Ngài là Đấng tôi mong đợi, thân lạy Chúa, lạy Chúa, Ngài là hy vọng của tôi tự hồi thanh xuân. Ngay từ trong bụng mẹ, tôi đă nép ḿnh vào Chúa, từ trong thai mẫu, Chúa là Đấng bảo vệ tôi, tôi đă luôn luôn cậy trông vào Chúa.

4.      Miệng tôi sẽ loan truyền sự Chúa công minh và suốt ngày kể ra ơn Ngài giúp đỡ. Lạy Chúa, Chúa đă dạy tôi từ hồi niên thiếu, và tới bây giờ tôi cho là những sự lạ của Ngài.


BÀI ĐỌC II: Bài dài 1 Cor 12:31 — 13:13
 “Đức tin, đức cậy, đức mến vẫn tồn tại, nhưng đức mến là trọng hơn cả”

Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, anh em hăy cầu mong những ơn cao trọng hơn. Và tôi chỉ bảo cho anh em một đường hoàn hảo nhất. Nếu tôi nói được các thứ tiếng của loài người và thiên thần, mà tôi không có bác ái, th́ tôi chỉ là tiếng đồng la vang dội hoặc năo bạt vang động. Và nếu tôi được nói tiên tri, thông biết mọi mầu nhiệm và mọi khôn ngoan: nếu tôi có đầy ḷng tin, đến đỗi chuyển dời được núi non, mà không có bác ái, th́ tôi vẫn là không. Nếu tôi phân phát mọi của cải tôi có, để nuôi kẻ nghèo khó, nếu tôi nộp ḿnh để chịu thiêu đốt, mà tôi không có bác ái, th́ không làm ích ǵ cho tôi. Bác ái là kiên tâm, là nhân hậu. Bác ái không đố kÿ, không khoác lác, không kiêu hănh, không ích kỷ, không nổi giận, không suy tưởng điều xấu, không vui mừng trước bất công, nhưng chia vui cùng chân lư, tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả, trông cậy tất cả, chịu đựng tất cả. Bác ái không khi nào qua đi, ơn tiên tri sẽ bị hủy diệt, ơn ngôn ngữ sẽ chấm dứt, ơn thông minh sẽ biến mất. V́ chưng chúng ta hiểu biết có giới hạn, chúng ta nói tiên tri có giới hạn, nhưng khi điều vẹn toàn đến, th́ điều có giới hạn sẽ biến đi. Khi c̣n bé nhỏ, tôi nói như trẻ nhỏ, suy tưởng như trẻ nhỏ, lư luận như trẻ nhỏ; nhưng khi tôi đă trưởng thành, tôi loại bỏ những ǵ là trẻ nhỏ. Hiện giờ, chúng ta thấy mờ mịt qua tấm gương, nhưng lúc bấy giờ, diện đối diện. Hiện giờ tôi biết có giới hạn, nhưng lúc bấy giờ, tôi sẽ biết như tôi được biết. Hiện giờ, đức tin, đức cậy, đức mến, tất cả ba đều tồn tại, nhưng trong ba nhân đức, đức mến là trọng hơn cả.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Lạy Chúa, lời Chúa là thần trí và là sự sống; Chúa có lời ban sự sống. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Lc 4:21-30
“Chúa Giêsu, như Êlia, và Êlisêô, không phải chỉ được sai đến với người Do Thái”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu bắt đầu nói trong hội đường rằng: “Hôm nay ứng nghiệm đoạn Kinh Thánh mà tai các ngươi vừa nghe”. Mọi người đều làm chứng cho Người và thán phục Người về những lời từ miệng Người thốt ra, và họ nói: “Người này không phải là con ông Giuse sao?” Và Người nói với họ: “Hẳn các ngươi sắp nói cho Ta nghe câu ngạn ngữ này: Hỡi thầy thuốc, hăy chữa lấy chính ḿnh; điều chúng tôi nghe xảy ra ở Capharnaum, ông hăy làm như vậy tại quê hương ông”. Người nói tiếp: “Quả thật, Ta bảo các ngươi, không một tiên tri nào được đón tiếp tại quê hương ḿnh. Ta bảo thật với các ngươi, đă có nhiều bà goá trong Israel thời Êlia, khi trời bị đóng lại trong ba năm sáu tháng, khi nạn đói lớn xảy ra khắp trong xứ: dầu vậy, Êlia không được sai đến cùng một người nào trong các bà đó, nhưng được sai đến bà góa tại Sarepta thuộc xứ Siđon. Cũng có nhiều người phong cùi trong Israel thời tiên tri Êlisêô, thế mà không người nào trong họ được lành sạch cả, ngoại từ Naaman, người Syria”. Khi nghe đến đó, mọi người trong hội đường đều đầy căm phẫn, họ chỗi dậy và trục xuất Người ra khỏi thành. Họ dẫn Người lên triền núi, nơi xây cất thành tŕ của họ, để xô Người xuống vực thẳm. Nhưng người rẽ qua giữa họ mà đi.

Phúc Âm của Chúa.

 

SUY NIỆM

 

CON BÁC PHÓ MỘC

 

Chúa Giêsu, Thiên Chúa làm người, và là Đấng cứu chuộc nhân loại. Chúa Cha và Chúa Thánh Thần đă làm chứng về Ngài. Chính Ngài cũng tự mặc khải ḿnh qua những phép lạ. Nhưng ngay những ngày đầu của cuộc đời công khai, Ngài đă gặp nhiều chống đối và thử thách.

Trên sông Giođan, sau biến cố phép rửa, Chúa Giêsu đă được Chúa Cha và Chúa Thánh Thần long trọng giới thiệu với mọi người: “Vậy khi tất cả dân chúng chịu phép rửa, và chính lúc Chúa Giêsu đă chịu phép rửa xong, Ngài đang cầu nguyện th́ trời mở ra, và Thánh Thần Chúa ngự trên Ngài dưới h́nh chim bồ câu, và có tiếng từ trời phán: “Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp ḷng Cha” (Luc 3: 21-22). Tại tiệc cưới Cana, Chúa Giêsu đă tự giới thiệu ḿnh qua phép lạ nước lă hóa thành rượu ngon. Theo Thánh Gioan, th́: “Chúa Giêsu đă làm phép lạ đầu tiên này tại Cana xứ Galilêa, và đă tỏ vinh quang Ngài và các môn đệ Ngài tin Ngài” (Gio 2: 11). Tiếp theo sau đó, Ngài đă công khai giới thiệu ḿnh bằng việc đọc và chia sẻ Thánh Kinh trong hội trường nơi Ngài cư ngụ. Ngài đă thẳng thắn nói với họ rằng những lời Thánh Kinh các tiên tri nói về Đấng Thiên Sai nay đă nên trọn nơi Ngài.

Tuy nhiên, sự hiện diện của Ngài đang gây xôn xao, và đă có những phản ứng bất lợi. Người ta đă bắt đầu khó chịu về sự có mặt của Ngài, không những qua thái độ thiếu thân thiện, mà cả bằng những lời nói thẳng thắn, đụng chạm. Phản ứng ấy c̣n đi xa hơn, khi dân chúng t́m cách loại bỏ Ngài: “Mọi người trong hội trường đều đầy căm phẫn, họ chỗi dậy và trục xuất Ngài ra khỏi thành. Họ dẫn Ngài lên triền núi, nơi xây cất thành tŕ của họ, để xô Ngài xuống vực thẳm” (Luc 4: 29-30). Sự chống đối của đồng hương và đương thời với Chúa Giêsu hệt như h́nh thức chống đối trong những sinh hoạt xă hội, chính trị của thời đại chúng ta. Trước hết là t́m cách hạ uy tín bằng cách thêu dệt những mẩu chuyện về thời thơ ấu, về đời sống t́nh cảm, hôn nhân gia đ́nh, hoặc khai thác những lỗi lầm của đời tư. Trong trường hợp Chúa Giêsu, v́ không có ǵ để khai thác và thêu dệt, nên chỉ c̣n gia cảnh nghèo của Ngài là lư do chính có thể dùng, và v́ thế người đồng hương của Ngài đă không ngần ngại nói về Ngài một cách đầy khinh bỉ: “Người này không phải là con ông Giuse sao?” (Luc 4:22).

Ông Giuse là ai th́ trong làng Nagiarét người nào mà chả biết. Đó là một bác thợ mộc nghèo. Một bác thợ mộc tận tụy và có lương tâm nghề nghiệp, nhưng chắc chắn không phải là bác thợ mộc thành công trong nghề nghiệp. Điều này có thể chứng minh qua nếp sống nghèo của gia đ́nh Nagiarét này. Một gia đ́nh mà cái nghèo như quyện lấy từ vợ đến chồng, từ cha mẹ đến con cái. Chính v́ thế, ta cũng có thể suy ra rằng tuổi thơ Chúa Giêsu chắc không được cắp sách đến trường, v́ nhà nghèo. Thế mà nay anh chàng nhà nghèo này bỗng nói năng hoạt bát, thông lầu Kinh Thánh, và hơn thế nữa, làm được những dấu kỳ, phép lạ, th́ sự ghen tương, và khó chịu của đồng hương ấy xẩy ra là một chuyện b́nh thường.

Qua những câu chuyện xẩy ra chung quanh cuộc đời Chúa Giêsu vào những ngày đầu thi hành sứ vụ, chúng ta có lẽ thắc mắc và tự hỏi, tại sao bọn người đồng hương và đương thời với Ngài lại ngu xuẩn và cố chấp đến thế. Chắc bọn họ không có mắt để xem, có tai để nghe, và đă không chứng kiến được vô số những điều kỳ lạ xẩy ra quanh con người đặc biệt ấy sao! Nhưng tâm lư sống của con người ngày nay cũng không khác với tâm lư sống của con người ngày xưa. Người ta cũng vẫn đánh giá cao những cái vỏ bên ngoài, không những trong đời sống thường ngày, mà ngay cả trong lănh vực tâm linh, đạo đức. Tâm lư chung, ai cũng muốn được thân cận với người giầu có, và được làm bạn với những người quyền quư. Tóm lại, nếu Chúa Giêsu xuất hiện hôm nay trong xă hội chúng ta đang sống, chưa chắc ǵ Ngài đă được nhiều người nhận biết, đó là chưa nói tới giáo thuyết của Ngài luôn đi ngược với cảm t́nh, suy nghĩ và lối sống tự nhiên của nhiều người.

“Ông ta không phải là con ông Giuse sao”. Câu hỏi này cũng cần phải áp dụng để chúng ta hỏi lại chính ḿnh khi đi t́m dung nhan Chúa Giêsu. Nó cũng là câu hỏi mà người khác muốn đặt nơi chúng ta khi họ đi t́m dung mạo của Ngài. Một hôm, có một thiếu phụ trẻ đẹp qua đời. Ngay sau khi chết, bà được đem lên gặp Thánh Phêrô, người giữ cửa và sổ Thiên Đàng. Bà sắp hàng chờ đến phiên ḿnh, nhưng khi đến phiên bà, Thánh Phêrô đă mất rất nhiều thời giờ mà vẫn không t́m ra lư lịch của bà. Thấy Thánh Cả như muốn nổi giận, bà liền lư nhí thưa với Ngài: “Thưa Thánh Cả, con đổi tên mỹ rồi ạ. C̣n h́nh trong sổ này là h́nh con chụp trước khi sửa sắc đẹp. Bây giờ con đă chống mũi, bơm môi, cắt mắt, và chẻ cằm rồi ạ!”.

Nếu câu chuyện trên được áp dụng cho chúng ta hôm nay, th́ nhiều người cũng khó ḷng nh́n chúng ta để t́m ra h́nh ảnh của Chúa Giêsu. Ngược lại, chúng ta cũng khó ḷng nh́n thấy dung nhan Ngài nơi nhiều Kitô hữu. Lư do, v́ chúng ta đă dị ứng với câu: “Ông ta không phải là con ôâng Giuse sao”, mà người Do Thái đương thời đă dùng để mỉa mai Chúa Giêsu, nên đă không muốn làm bạn với Ngài. Và v́ không muốn ai biết ḿnh là bạn với Ngài, nên chính chúng ta cũng đă thay tên, đổi họ, cạo sửa căn cước của ḿnh. Không muốn nhận ḿnh là người Công Giáo, và cũng không muốn ai biết ḿnh là môn đệ của Chúa Giêsu.

Nhưng ít ai biết rằng, con người thợ mộc nghèo nàn kia lại chính là Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế, và qua Ngài, nhân loại mới t́m được sự sống và ơn cứu độ.

 

Trần Mỹ Duyệt

 

Chính Việc Thoát Thân cũng là cách Chúa Kitô muốn Tỏ Ḿnh là Đức Kitô


 

Thoát thân chỉ v́ tỏ ḿnh một cách thất sách?

Chúng ta đă ở vào Chúa Nhật thứ tư Mùa Thường Niên, thời điểm Giáo Hội đang cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô chính thức công khai tỏ ḿnh ra nơi dân Do Thái. Bởi thế, theo chiều hướng của các bài Phúc Âm Phụng Vụ Năm C từ đầu Mùa Thường Niên tới nay, chúng ta thấy thứ tự như sau: trước hết, ở Chúa Nhật thứ nhất, Chúa Giêsu tỏ ḿnh ra cho riêng Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, khi Người lănh nhận phép rửa ở Sông Dược Đăng; sau đó, ở Chúa Nhật thứ hai, Người tỏ ḿnh ra cho mấy môn đệ tiên khởi, khi Người biến nước thành rượu ở tiệc cưới Cana; và ở Chúa Nhật thứ ba, Chúa Giêsu tỏ ḿnh cho dân làng Nazarét của Người vào Ngày Hưu Lễ trong một hội đường, khi Người áp dụng lời tiên tri Isaia về bản thân Người. Kết quả của việc tỏ ḿnh ra cho dân làng Nazarét của Người ra sao?

Chúng ta thấy về phần thính giả, ngay chính lúc họ thán phục Người về lời Người nói th́ họ lại thắc mắc về thân thế của Người, v́ họ là dân làng của Người và đă quá quen biết Người cũng như gia đ́nh của Người, ở chỗ, họ không thể giải thích được cái khác biệt giữa thân thế và uy thế của Người. Thế nhưng, sau khi nghe Người nói về họ như thành phần cứng ḷng tin, họ liền nổi giận và trục xuất Người ra khỏi địa phương của họ, thậm chí thù ghét Người đến nỗi âm mưu xô Người xuống sườn núi cho chết đi. Song họ có ngờ đâu rằng họ không thể làm ǵ được Người. Chính việc Người thoát khỏi tay họ và âm mưu của họ cũng là cách gián tiếp Người tỏ ḿnh ra cho họ biết Người là ai: Không phải ở chỗ Người là Đấng quyền năng hơn họ cho bằng ở chỗ Người là Đấng Thiên Sai v́ giờ của Người chưa tới, Người không thể chết không đúng như những ǵ đă được Thánh Kinh tiên báo về Người.

Tuy nhiên, về phương diện loài người, người ta nói chung và môn đệ của Người nói riêng vẫn có thể thắc mắc là tại sao Chúa Kitô đă gặp phản ứng hết sức bất lợi từ chính dân làng Nazarét của Người vào ngay lúc Người mới bắt đầu tỏ ḿnh ra cho họ? Phải chăng Người đă làm một việc hoàn toàn thất sách, ở chỗ đă tỏ ḿnh ra không đúng nơi, đúng lúc và đúng người, tức nói theo kiểu của dân gian, đó là Người đă không gặp vận số, hay chưa tới thời cơ của Người là lúc “thiên thời, địa lợi, nhân ḥa”?

Trước hết, chúng ta phải nhớ rằng, cho dù Thiên Chúa có tỏ ḿnh ra cho nhân loại chúng ta thấy, một cách hiển nhiên và sống động nhất nơi Con của Ngài là Chúa Giêsu Kitô, chúng ta cũng không thể và vẫn không thể nào tự ḿnh nhận biết Ngài được hay chấp nhận được tất cả những ǵ Ngài muốn tỏ ra cho chúng ta.

Đó là lư do sau khi rao giảng dụ ngôn Nước Trời, Chúa Giêsu vẫn cần phải giải thích riêng cho các môn đệ hiểu, như trong dụ ngôn gieo giống được Phúc Âm Thánh Marcô thuật lại ở đoạn 4 từ câu 1 đến 20. Đó cũng là lư do sau khi cho các môn đệ xem chân tay của ḿnh để chứng minh Người thật sự là Đấng bị đóng đanh song đă phục sinh từ trong kẻ chết, thậm chí sau khi trích dẫn cả những lời Thánh Kinh cho họ thấy rằng những ǵ tiên báo về Người cần phải được nên trọn và đă được nên trọn, Phúc Âm Thánh Luca ở đoạn 24 câu 45 c̣n tiết lộ cho chúng ta biết một chi tiết hết sức quan trọng, đó là việc Chúa Giêsu Phục Sinh đă thực hiện một tác động quyết liệt nữa các môn đệ mới chấp nhận tất cả những ǵ Người đă dùng lời nói và việc làm để chứng tỏ Người đă phục sinh, đó là tác động: “Bấy giờ Người mở trí khôn họ ra để họ hiểu các lời kinh thánh”. Đó c̣n là lư do tại sao, theo Phúc Âm Thánh Gioan ở đoạn 16 câu 13, Chúa Giêsu đă nhấn mạnh đến vai tṛ của Chúa Thánh Thần sẽ được sai đến với các môn đệ như sau: “Thày có nhiều điều phải nói với các con, song hiện nay các con không thể nào hiểu được. Thế nhưng, là Thần Chân Lư, khi Ngài đến Ngài sẽ dẫn các con vào tất cả sự thật”.

Chính v́ thế, Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo số 153 đă tuyên xưng như sau: “Trước khi thực thi đức tin, con người cần phải có ơn Chúa đánh động và nâng đỡ; họ phải được Thánh Linh ban ơn trợ giúp bề trong, Ngài là vị tác động tâm trí và qui hướng nó về Thiên Chúa, Đấng mở mắt trí khôn và ‘làm cho mọi người dễ dàng chấp nhận cùng tin tưởng chân lư’”. Thật vậy, nếu Lời Chúa Giêsu phán trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 11 câu 27 không sai, ở chỗ: “không ai biết Con ngoài ra Cha và không ai biết Cha ngoài Con và những kẻ Con muốn tỏ ra cho”, th́ Lời Người đă khẳng định với người Do Thái trong Phúc Âm Thánh Gioan ở đoạn 6 câu 44 cũng hoàn toàn là một sự thật, đó là: “không ai đến được với Tôi nếu Cha là Đấng sai Tôi không lôi kéo họ”, hay ở câu 65 “nếu Cha Tôi không cho phép họ”.

Vậy, áp dụng vào trường hợp của dân làng Nazarét, lư do chính yếu làm cho dân làng này không thể hay đúng hơn chưa thể chấp nhận Chúa Kitô là Mạc Khải Thần Linh, trái lại, c̣n chống đối, thậm chí đến nỗi đă có dă tâm muốn sát hại Người nữa, như bài Phúc Âm Thánh Luca của Chúa Nhật Thứ Bốn Mùa Thường Niên hôm nay thuật lại, là v́ họ bấy giờ họ chưa có Thần Linh Thiên. Mà Thần Linh được sai đến từ Chúa Kitô, Đấng được xức dầu Thần Linh khi lănh nhận Phép Rửa bằng nước của Gioan, và là Đấng Gioan loan báo sẽ ”làm phép rửa trong Thánh Linh” trong Phúc Âm Thánh Gioan ở đoạn 1 câu 33.

Do đó, trong trường hợp lần đầu vừa xuất quân coi như thảm bại trước mắt thế gian này, Chúa Kitô vẫn nắm phần thắng thế và chủ động, v́ chưa đến giờ Người tỏ hết ḿnh ra, đó là giờ Người tử nạn, và đó cũng chưa đến giờ Người ban Thánh Linh, giờ Người Phục Sinh từ trong kẻ chết. Bởi thế, bài Phúc Âm Thánh Luca Năm C cho Chúa Nhật Thứ Bốn Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh hôm nay ở đoạn 4 câu 30 đă kết luận: “Họ dẫn Người lên triền núi, nơi xây cất thành tŕ của họ, để xô Người xuống vực thẳm. Nhưng Người rẽ qua giữa họ mà đi”.


Người thoát thân để thắp lên ngọn lửa tin yêu?

Đúng thế, dù Kitô hữu chúng ta đang sống trong thời đại văn minh tân tiến vào đầu thiên kỷ thứ ba đây có được trực tiếp sống đồng thời với Chúa Kitô đi nữa, như trường hợp các Thánh Tông Đồ thời bấy giờ, nhưng không phải v́ thế mà chúng ta không cần đến đức tin, trái lại, chúng ta lại càng cần phải có đức tin mạnh hơn ai hết và mạnh hơn bao giờ hết, bằng không, chúng ta cũng vẫn có thể phản bội Người như Tông Đồ Giuđa Ích Ca, vẫn có thể như tất cả mọi vị Tông Đồ đă bỏ Người mà tẩu thoát (xem Marcô 14:50), khi Người bị bắt trong vườn nhiệt, nhất là vẫn có thể trắng trợn chối bỏ Người một cách phũ phàng 3 lần như Vị Tông Đồ Trưởng Phêrô.

Tuy nhiên, dù Kitô hữu hậu sinh chúng ta không được diễm phúc là những chứng nhân tiên khởi như các Thánh Tông Đồ sống liền với nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét, song đức tin của chúng ta cũng như của các vị hoàn toàn như nhau và giống nhau, ở chỗ, cả hai đều tin tưởng vào cùng một đối tượng, đó là những ǵ được Thánh Phêrô tuyên xưng trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 16 câu 16: “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”.

Dù sao th́ Phụng Vụ Lời Chúa cho Chúa Nhật Thứ Bốn Thường Niên Năm C tuần này cũng có một điều hơi lạ, đó là trong khi bài Phúc Âm nói về việc Chúa Kitô bị dân làng Nazarét chống đối th́ Thư Thứ Nhất của Thánh Phaolô gửi giáo đoàn Côrintô trong bài đọc hai lại nói đến bài ca Đức Ái. Không biết giữa bài Phúc Âm và bài đọc hai này có liên hệ ǵ với nhau không, có ăn khớp với nhau hay chăng?

Đúng thế, theo Thánh Phaolô trong bài đọc này th́ chỉ có Đức Ái mới là tất cả mọi sự và mới vượt trên hết mọi sự khác, bằng không, không có Đức Ái, tất cả đều là hư không, đều như xác vô hồn, dù có kiến thức cao siêu, có đức tin chuyển núi di sông hay hiến thân tử đạo đi nữa. Bởi thế, nếu không có hay chưa có Đức Ái đích thực, th́ con người vẫn c̣n ở trong t́nh trạng ấu trĩ, như Thánh Phaolô viết ở đoạn 13, câu 11 và 12,: “Khi c̣n bé nhỏ, tôi nói như trẻ nhỏ, suy tưởng như trẻ nhỏ, lư luận như trẻ nhỏ; nhưng khi tôi đă trưởng thành, tôi loại bỏ những ǵ là trẻ nhỏ. Hiện giờ chúng ta thấy mờ mịt như qua tấm gương, nhưng bấy giờ, tôi biết một cách trực diện. Hiện giờ tôi biết có giới hạn, nhưng lúc bấy giờ, tôi sẽ biết như tôi được biết”.

Vậy, căn cứ vào bài đọc thứ hai, chúng ta có thể suy luận và kết luận cái mâu thuẫn liên quan đến bài Phúc Âm như thế này: Sở dĩ dân làng Nazarét tỏ ra thái độ chống đối Chúa Kitô chính là v́ họ “c̣n bé nhỏ, nói như trẻ nhỏ, suy tưởng như trẻ nhỏ, lư luận như trẻ nhỏ”, nghĩa là họ chưa đạt đến mức độ trọn lành của Đức Ái. Mà Đức Ái nơi chung con người và riêng Kitô hữu là do bởi Thánh Linh mà có, như Thánh Phaolô cảm nhận trong Thư gửi Giáo Đoàn Rôma, đoạn 5 câu 5 như sau: “T́nh yêu của Thiên Chúa được đổ tràn đầy vào ḷng chúng ta nhờ Thánh Thần được ban cho chúng ta”. Nếu yêu thương là một thứ ngôn ngữ quốc tế thế nào, tức dù thất học hay khác chủng tộc, khác văn hóa cũng vẫn có thể nhận biết nhau, thông cảm với nhau và hiệp thông với nhau thế nào, th́ sống Đức Ái cũng chính là Ngôn Ngữ Thần Linh như vậy, một thứ Tiếng Lạ của Ngày Lễ Hiện Xuống, một thứ ngôn ngữ hiệp thông và nên một với nhau.

Như thế, nếu dân làng Nazarét yêu kính Vị Thiên Chúa Làm Người ở giữa họ nơi Con Người lịch sử Giêsu Nazarét, th́ họ đă nhận biết Người và chấp nhận Người, không chống đối và muốn sát hại Đấng Thiên Sai nữa. Thế nhưng, nếu “vô tri bất mộ” th́ làm sao dân làng này có thể yêu mến Người nếu không biết Người. Tuy nhiên, có biết Người sinh ra ở Bêlem xứ Giuđa, các nhà thông thái ở Gialiêm cũng vẫn không đến triều bái Người như ba nhà đạo sĩ vương giả Đông Phương, những người ở xa không hề biết Người song lại theo ḷng khao khát chân lư đă t́m kiếm Người cho đến khi gặp được Người. Đó là lư do cho thấy chỉ có ngôn ngữ của cơi ḷng mới có thể nhận ra và gặp được Đấng “đến thế gian để thắp lên ngọn lửa và mong ước cho ngọn lửa ấy cháy sáng lên” (Lk 12:49).

Đúng thế, Chúa Kitô “đă sinh ra và đă đến trong thế gian để làm chứng cho chân lư” (Jn 18:37), không phải bằng lời giảng dạy mà thôi, mà nhất là bằng cách tỏ t́nh yêu thương của Người ra cho con người thấy, ở chỗ, Người đă thực sự thắp sáng ngọn lửa yêu thương này trên cây Thập Tự Giá của Người, để nhân loại có thể nhờ đó mà nhận biết và yêu mến Người, như Người đă tuyên bố trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 12, câu 32, đó là: “Khi nào Tôi bị treo lên, Tôi sẽ kéo hết mọi người lên cùng Cha”, hay trong cùng Phúc Âm ở đoạn 8, câu 28: “Khi nào quí vị treo Con Người lên, quí vị sẽ biết Tôi”.

Lạy Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô, Chúa đă lợi dụng tất cả mọi sự trên trần gian này để tỏ ra Chúa thực là Đấng Thiên Sai, kể cả những ǵ xúc phạm đến Chúa nhất. Đó là lư do tuyệt đỉnh của Mạc Khải Thần Linh, của việc Chúa tỏ ḿnh ra là ở nơi cây thập tự giá. Bằng Thần Linh Chúa đă thông ban cho chúng con qua các Bí Tích Thánh, xin Chúa cho chúng con, như Mẹ Maria đầy ơn phúc luôn lưu giữ trong ḷng những ǵ Mẹ thấy nơi Chúa xưa, chẳng những biết nhận ra mà c̣n đáp ứng tất cả mọi Tác Động Thần Linh trong tất cả mọi sự, cho Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời. Amen.
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL