Chúa Nhật

Ngày 8/2: Thánh Jerome Emilliani (1481-1537)

Đă từng làm lính cho thành Venice.

Giải ngũ để lập viện mồ côi, bệnh viện và quán trọ cho người nghèo.

 


CHÚA NHẬT V
MTN-C

 


BÀI ĐỌC I: Is 6:1-2a, 3-8
“Nầy tôi đây, xin hăy sai tôi”

Bài trích sách Tiên tri Isaia.

Năm vua Ozias băng hà, tôi nh́n thấy Chúa ngự trên ngai cao, và đuôi áo của Người bao phủ đền thờ. Các Thần Sốt Mến đứng trước mặt Người, và luân phiên tung hô rằng: “Thánh, Thánh, Thánh, Chúa là Thiên Chúa các đạo binh, toàn thể địa cầu đầy vinh quang Chúa”. Các nền nhà đều rung chuyển trước tiếng tung hô, và nhà cửa đều đầy khói. Lúc bấy giờ tôi mới nói: “Vô phúc cho tôi, tôi chết mất, v́ lưỡi tôi nhơ bẩn, tôi ở giữa một dân tộc mà lưỡi họ đều nhơ nhớp, mắt tôi đă trông thấy Đức Vua, Người là Chúa các đạo binh”. Nhưng lúc đó có một trong các Thần Sốt Mến bay đến tôi, tay cầm cục than cháy đỏ mà ngài đă dùng cặp lửa gắp ở bàn thờ. Ngài đặt than lửa vào miệng tôi và nói: “Hăy nh́n xem, than lửa nầy đă chạm đến lưỡi ngươi, lỗi của ngươi được xóa bỏ, và tội của ngươi được thứ tha”. Và tôi nghe tiếng Chúa phán bảo: “Ta sẽ sai ai đi? Và ai sẽ đi cho chúng ta?” Tôi liền thưa: “Nầy tôi đây, xin hăy sai tôi”.

Lời của Chúa.


Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Lạy Chúa, trước mặt các thiên thần tôi đàn ca mừng Chúa.

1.      Lạy Chúa, tôi sẽ ca tụng Chúa hết ḷng, v́ Chúa đă nghe lời miệng tôi xin; trước mặt các Thiên Thần, tôi đàn ca mừng Chúa, tôi sấp ḿnh thờ lạy bên thánh điện Ngài.

2.      Và tôi sẽ ca tụng uy danh Chúa, v́ ḷng nhân hậu và trung thành của Chúa. Khi tôi kêu cầu, Chúa nhậm lời tôi, Chúa đă ban cho tâm hồn tôi nhiều sức mạnh.

3.      Lạy Chúa, các vua địa cầu sẽ ca ngợi Chúa khi họ nghe những lời miệng Chúa phán ra; và họ sẽ ca ngợi đường lối của Chúa: “Thực, vinh quang của Chúa lớn lao!”

4.      Tay hữu Chúa khiến tôi được sống an lành. Chúa sẽ hoàn tất cho tôi những điều đă khởi sự, lạy Chúa, ḷng nhân hậu Chúa tồn tại muôn đời, xin đừng bỏ rơi công cuộc tay Ngài.


BÀI ĐỌC II: 1 Cor 15:1-11
“Chúa hiện ra với Giacôbê, rồi với tất cả các Tông đồ”

Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, tôi xin nhắc lại cho anh em Tin Mừng mà tôi đă rao giảng cho anh em, và anh em đă lănh nhận và đang tin theo, nhờ đó anh em được cứu độ, nếu anh em tuân giữ lời lẽ tôi đă rao giảng cho anh em, bằng không anh em đă tin cách vô ích. Tôi đă rao truyền cho anh em trước tiên điều mà chính tôi đă nhận lănh: đó là Đức Kitô đă chết v́ tội lỗi chúng ta, đúng theo như lời Thánh Kinh. Người được mai táng và ngày thứ ba Người đă sống lại đúng theo như lời Thánh Kinh. Người đă hiện ra với ông Kêpha, rồi với mười một vị. Sau đó, Người đă hiện ra với hơn năm trăm anh em trong một lúc; nhiều người trong số anh em đó hăy c̣n sống tới nay, nhưng có vài người đă chết. Thế rồi Người hiện ra với Giacôbê, rồi với tất cả các Tông đồ. Sau cùng, Người cũng hiện ra với chính tôi như với đứa con sinh non. Tôi vốn là kẻ hèn mọn nhất trong các tông đồ, và không xứng đáng được gọi là tông đồ, v́ tôi đă bắt bớ Hội Thánh của Thiên Chúa. Nhưng nay tôi là người thế nào, là nhờ ơn của Thiên Chúa, và ơn của người không vô ích nơi tôi, nhưng tôi đă chịu khó nhọc nhiều hơn tất cả các đấng: song không phải tôi, nhưng là ơn của Thiên Chúa ở với tôi. Dù tôi, dù là các đấng, chúng tôi đều rao giảng như thế cả, và anh em cũng đă tin như vậy.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Lạy Chúa, xin hăy mở ḷng chúng tôi, để chúng tôi lắng nghe lời Con của Chúa. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Lc 5:1-11
“Các ông đă từ bỏ mọi sự mà đi theo Người”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, dân chúng chen nhau lại gần Đức Giêsu để nghe lời Thiên Chúa, lúc đó Người đứng ở bờ hồ Giênêsarét. Người trông thấy hai chiếc thuyền đậu gần bờ; những người đánh cá đă ra khỏi thuyền và họ đang giặt lưới. Người xuống một chiếc thuyền, thuyền đó của ông Simon, và Người xin ông đưa ra khỏi bờ một chút. Rồi Người ngồi trên thuyền, giảng dạy dân chúng. Vừa giảng xong, Người bảo ông Simon rằng: “Hăy đẩy thuyền ra chỗ nước sâu, và thả lưới bắt cá”. Ông Simon thưa Người rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi đă cực nhọc suốt đêm mà không được ǵ hết; nhưng v́ lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”. Các ông đă thả lưới và bắt được rất nhiều cá; lưới các ông hầu như bị rách. Bấy giờ các ông làm hiệu cho các bạn đồng nghiệp ở thuyền bên cạnh đến giúp đỡ các ông. Những người nầy tới, họ đổ cá đầy hai chiếc thuyền, đến nỗi những thuyền chở nặng gần ch́m. Thấy thế, ông Simon sụp lạy dưới chân Chúa Giêsu và thưa Người rằng: “Lạy Chúa, xin Chúa hăy tránh xa tôi, v́ tôi là người tội lỗi”. Ông kinh ngạc và tất cả mọi người ở đó với ông cũng kinh ngạc trước mẻ cá mà các ông vừa mới bắt được; cả ông Giacôbê và Gioan, con ông Giêbêđê, bạn đồng nghiệp với ông Simon cùng thế. Nhưng Chúa Giêsu phán bảo ông Simon rằng: “Đừng sợ hăi: từ đây con sẽ là kẻ chinh phục người ta”. Bấy giờ các ông đưa thuyền vào bờ, và đă từ bỏ mọi sự mà đi theo Người.

Phúc Âm của Chúa.

 

SUY NIỆM

 

NGƯ PHỦ VÀ MẺ CÁ
 

Cảnh sinh hoạt bên bờ hồ Giênêsarét sáng hôm ấy bỗng trở nên nhộn nhịp khác thường. Người người lũ lượt đến với Chúa Giêsu để nghe Ngài giảng, nhưng nhất là mọi người có mặt hôm đó đều sửng sốt chứng kiến một mẻ cá rất lạ lùng. Tin tức được truyền miệng cứ thế mà lan mau, v́ trên thực tế, đó là một tin rất đáng chú ư, không chỉ ở chiều sâu ư nghĩa, mà c̣n là một câu truyện xẩy ra ngoài khả năng con người b́nh thường có thể làm được. Một nhóm ngư phủ với kinh nghiệm đầy ḿnh vất vả cả đêm không được ǵ, nhưng chỉ nghe lời khuyên của một bác phó mộc đem thuyền ra khơi, buông lưới mà lại bắt được nhiều cá: “Các ông đă thả lưới và bắt được rất nhiều cá; lưới các ông hầu như bị rách” (Luc 5: 6). Biến cố này khiến ta tự hỏi: Ai là người ngư phủ của mẻ cá lạ lùng ấy, và những con cá đó là cá ǵ?

- Ai là ngư phủ: Nếu đọc một cách cẩn thận đoạn Tin Mừng này, ta sẽ thấy hiện lên h́nh ảnh một người ngư phủ khác chứ không phải là Phêrô và các đồng nghiệp của ông. H́nh ảnh người ngư phủ ấy được t́m thấy qua câu nói của chính Ngài đă nói với Phêrô: “Đừng sợ. Từ đây con sẽ là kẻ chài lưới người” (Luc 5:10).

Nếu không phải là một ngư phủ lành nghề, giầu kinh nghiệm, và trổi vượt hơn Phêrô và các bạn hữu của ông, chắc chắn Ngài không thể chinh phục được sự tin tưởng một cách tuyệt đối của ông. Ai cũng biết rằng, Phêrô và các đồng nghiệp của ông là những người chài lưới chuyên nghiệp. Họ sống bằng nghề đánh cá, và rất quen thuộc với sóng nước, biển khơi. Thế mà khi nghe Chúa Giêsu nói, ông đă thưa với Ngài: “Chúng tôi đă cực nhọc suốt đêm mà không được ǵ hết; nhưng v́ lời Thầy, tôi sẽ thả lưới” (Luc 5: 5).

Khi nói “v́ lời Thầy, tôi sẽ thả lưới”, hẳn là Phêrô đă nhận ra Chúa Giêsu là ai, và khả năng chuyên nghiệp như thế nào. Sự hàng phục của một tay chài lưới kinh nghiệm như Phêrô chứng tỏ tay nghề của bậc thầy này cao hơn, và đáng để được ông nể trọng.

Như vậy, người thả mẻ lưới lạ lùng hôm ấy không phải là Phêrô, Giacôbê, Gioan hoặc các bạn hữu của các ông, mà chính là Chúa Giêsu. Ngài là ngư phủ của Thiên Chúa Cha. Ngài xuống thế để chài lưới các linh hồn về cho Thiên Chúa. Phêrô và các đồng nghiệp của ông bắt cá ở biển, Chúa Giêsu bắt cá tâm hồn. Phêrô và các bạn ông chỉ mới biết nghề đánh cá mới này khi nghe Chúa nói với các ông mà thôi.

- Cá ǵ? Như Chúa Giêsu đă nói với Phêrô, và như thái độ của Phêrô đối với Ngài, th́ mẻ cá lạ lùng mà Thánh kư Luca kể lại, chính là h́nh bóng của một mẻ cá tâm linh, mà con cá lớn nhất Chúa Giêsu bắt được hôm đó là Phêrô và các bạn hữu của ông. Chắc là Phêrô không bao giờ ngờ rằng những con cá ông lôi lên từ biển hôm đó lại là h́nh bóng của chính ông. Điều này đă được t́m thấy qua lời ông thưa với Chúa Giêsu khi kéo cá lên thuyền: “Lạy Chúa, xin tránh xa tôi, v́ tôi là người tội lỗi” (Luc 5: 8).

Trong trường hợp đặc biệt hôm đó, chính ra Phêrô phải bày tỏ niềm biết ơn người đă chỉ cho ḿnh ngón nghề mới, và chỗ thả lưới, nhưng ông lại sửng sốt xin Chúa Giêsu rời xa ông, v́ ông cảm thấy ḿnh tội lỗi. Đó chẳng phải là v́ Phêrô đă nhận ra thân phận ḿnh, một con cá đang bơi lội giữa biển trần đầy nguy hiểm, tội lỗi và xấu xa, hôm nay may mắn được Chúa vớt lên thuyền. Cảm khích về thân phận ḿnh và về ḷng thương của Thiên Chúa, ông thật sự thấy ḿnh có phúc được nằm trong mẻ lưới đầu tiên của Chúa Giêsu trong muôn mẻ lưới mà Ngài sẽ buông xuống để thu hút các linh hồn.

Và dường như ông cũng cảm thấy qua ánh mắt Chúa, điều mà Chúa muốn ông làm. Phêrô đă không lầm khi chính tai ông nghe Chúa nói với ông: “Đừng sợ. Từ đây con sẽ là kẻ chài lưới người” (Luc 5:10).

Con cá Phêrô hôm ấy được Chúa vớt lên khỏi vùng biển trần gian, cũng như sau này được vớt lên từ vụng về, sa ngă, sẽ trở thành con cá lớn Chúa Giêsu đă bắt được. Không những thế, Ngài c̣n biến Phêrô thành ngư phủ chài lưới người và đă truyền nghề cho ông khi ông bỏ lại tất cả sau lưng để theo Ngài. Tóm lại, mẻ cá lạ lụng mà Thánh Luca vừa thuật lại cho ta ít nhất hai bài học cần được ứng dụng:

- Chúa Giêsu là ngư phủ đang vất vả thả lưới bắt các linh hồn về cho Chúa Cha. Ngài cũng đang kêu gọi mọi Kitô hữu chúng ta chia sẻ công việc ấy như đă kêu gọi Phêrô và các bạn hữu ông ngày xưa. Biển trần gian rất rộng lớn. Không những chỉ có Chúa Giêsu và các bạn hữu Ngài thả lưới, mà c̣n có Satan và bè lũ chúng cùng tranh nhau bắt các linh hồn. Muốn cộng tác với Chúa th́ điều cần thiết là không ngại vất vả, và cũng như Phêrô, chúng ta phải tuyệt đối tin tưởng vào Chúa: “Chúng tôi đă cực nhọc suốt đêm mà không được ǵ hết; nhưng v́ lời Thầy, tôi sẽ thả lưới” (Luc 5: 5).

- Trong khi thả lưới với Chúa Giêsu, th́ chính chúng ta cũng là những con cá được Ngài vớt lên từ biển trần tội lỗi. Ư tưởng này sẽ giúp ta nhận ra được thân phận và xuất xứ của ḿnh, để trong mọi lúc chúng ta khiêm tốn nhận ḿnh yếu đuối và tội lỗi. V́ khi nhận ra giới hạn của ḿnh, ta sẽ biết đặt trọn niềm tin và cậy trông nơi Chúa. Nhưng nhất là hạnh phúc v́ được ở trong mẻ lưới cứu độ của Ngài.

 

Trần Mỹ Duyệt

 

Ơn Gọi Tông Đồ – Ở Chỗ Nước Sâu
 


Ơn Gọi Tông Đồ: Lời Chúa

Trong thời điểm Giáo Hội đang cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô chính thức công khai tỏ ḿnh ra nơi dân Do Thái, qua các bài Phúc Âm, chúng ta thấy Chúa Giêsu cũng đặc biệt tỏ ḿnh ra cho các môn đệ của Người. Ở bài Phúc Âm Chúa Nhật thứ hai Năm C, Người đă tỏ ḿnh ra cho các vị qua việc hóa nước lă thành rượu ngon. Ở bài Phúc Âm Chúa Nhật thứ năm tuần này, Người lại đặc biệt tỏ ḿnh ra cho các vị, một việc tỏ ḿnh không phải chỉ liên quan đến niềm tin của các vị như lần ở tiệc cưới Cana, cho bằng liên quan trực tiếp đến sứ vụ chứng nhân tông đồ của các vị.

Thật vậy, bài Phúc Âm Chúa Nhật V Thường Niên Năm C tuần này thuật lại việc Chúa Giêsu tỏ ḿnh ra cho các môn đệ tiên khởi qua chính nghề nghiệp chuyên môn của các vị. Các vị là những tay đánh cá chuyên nghiệp, biết đánh ở đâu và vào lúc nào th́ bắt được nhiều cá, nhưng lần này đă cố gắng suốt cả đêm mà chẳng bắt được ǵ cả. Thế mà chỉ v́ tin Thày, dù biết Thày không rành nghề đánh cá bằng ḿnh, và ḿnh đă đánh cá ở cả khu vực Thày bảo rồi mà vẫn không được, các ông cứ nhắm mắt làm theo, và quả thực đă bắt được một mẻ cá hết sức lạ lùng, ngoài sức tưởng tượng của các vị, làm các vị càng khâm phục Đấng các vị đă bỏ mọi sự để đi theo làm môn đệ của Người. Trước tinh thần tin tưởng và thái độ tuân phục của các vị, Chúa Giêsu đă hứa huấn luyện các vị trở thành những tay chài lưới thiêng liêng, những tông đồ cứu vớt linh hồn con người.

Đúng thế, Mầu Nhiệm Chúa Kitô về đời sống công khai của Người chúng ta đang cùng với Giáo Hội cử hành trong Chúa Nhật Thứ Năm Mùa Thường Niên Năm C này là việc Chúa Giêsu tỏ cho các môn đệ thuộc thành phần hành nghề đánh cá biết ư định Người muốn tuyển chọn các vị làm những tay chuyên nghiệp chài lưới người. Đó là lư do chủ đề Ơn Gọi Tông Đồ của Chúa Nhật Thứ Năm Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh tuần này chẳng những được thể hiện rơ ràng qua bài Phúc Âm, mà c̣n qua cả hai bài đọc một và hai nữa.

Trong bài đọc một, Tiên Tri Isaia đă thuật lại Ơn Gọi Tông Đồ của ḿnh như sau: “Bấy giờ tôi nói: ‘Vô phúc cho tôi! Tôi chết mất, v́ lưỡi tôi dơ bẩn…’ Lúc đó có một trong các Thần Sốt Mến bay đến chỗ tôi, tay cầm cục than cháy đỏ mà ngài đă dùng cặp lửa gắp ở bàn thờ. Ngài đặt than lửa vào miệng tôi mà nói: ‘Hăy nh́n xem, than lửa này đă chạm đến lưỡi ngươi, lỗi của ngươi đă được xóa bỏ, và tội của ngươi được thứ tha’. Và tôi nghe tiếng Chúa phán bảo: ‘Ta sẽ sai ai đi đây? Và ai sẽ đi cho chúng ta?’. Tôi liền thưa: ‘Này con đây, xin hăy sai con’”.

Trong bài đọc hai, Thánh Phaolô cũng chia sẻ về Ơn Gọi Tông Đồ của ḿnh như sau: “Anh em thân mến, tôi xin nhắc lại cho anh em in Mừng mà tôi đă rao giảng cho anh em… Đó là Đức Kitô đă chết v́ tội lỗi chúng ta… được mai táng và sống lại… Người đă hiện ra với Kêpha… Sau cùng Người cũng đă hiện ra với chính tôi như với một đứa con đẻ non. Tôi vốn là kẻ hèn mọn nhất trong các tông đồ, và không xứng danh được gọi là tông đồ, v́ tôi đă bắt bớ Hội Thánh của Thiên Chúa…”.

Ơn Gọi Tông Đồ: Ư Nghĩa và Cảm Nhận

Ơn Gọi Tông Đồ như ba bài đọc trong phần Phụng Vụ Lời Chúa của Chúa Nhật Thứ Năm Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh cho thấy có 3 ư nghĩa.
Ư nghĩa thứ nhất của Ơn Gọi Tông Đồ, đó là việc thành phần được tuyển chọn đều cảm thấy ḿnh thực sự và hoàn toàn bất xứng: Tiên Tri Isaia kêu lên trong bài đọc một: “Vô phúc cho tôi, lưỡi tôi dơ bẩn”; Thánh Phaolô thú nhận trong bài đọc hai: “Tôi vốn là kẻ hèn mọn nhất trong ácc tông đồ và không xứng đáng được gọi là tông đồ”; và Thánh Phêrô trong bài Phúc Âm cảm nhận: “Lạy Chúa, xin Chúa hăy tránh xa con, v́ con là kẻ tội lỗi”.

Ư nghĩa thứ hai của Ơn Gọi Tông Đồ, đó là nếu Chúa thực sự muốn tuyển chọn ai th́ Ngài sẽ làm cho họ nên xứng đáng và có đủ khả năng để thực hiện sứ vụ của họ: Tiên Tri Isaia trong bài đọc một đă được cục than lửa do một thiên thần gắp từ bàn thờ Chúa đặt vào miệng lưỡi của ông; Thánh Phaolô trong bài đọc hai đă cho biết: “Nhưng nay tôi là người thế nào là nhờ ơn của Thiên Chúa”; Thánh Phêrô trong bài Phúc Âm đă được Chúa Kitô trấn an: “Đừng sợ, từ nay con sẽ là kẻ đáng cá người ta”.

Ư nghĩa thứ ba của Ơn Gọi Tông Đồ, đó là thái độ sẵn sàng đáp ứng một cách trọn vẹn của thành phần được tuyển chọn: Tiên tri Isaia trong bài đọc một đă mau mắn thưa: “Này con đây, xin hăy sai con”; Thánh Phaolô trong bài đọc hai đă khẳng định “và ơn của Người không vô ích nơi tôi”; Thánh Phêrô và đồng nghiệp được Phúc Âm Thánh Luca cho biết: “Bấy giờ các ông đưa thuyền vào bờ, và đă từ bỏ mọi sự mà đi theo Người”.

Tóm lại, áp dụng vào trường hợp Kitô hữu chúng ta, một khi được Thiên Chúa tuyển chọn để sống hay thực hiện một Ơn Gọi Tông Đồ đặc biệt, như đi tu làm tu sĩ hay giáo sĩ, hay nhận lănh một trách nhiệm hoạt động Tông Đồ Giáo Dân ngoài khả năng và vị thế của ḿnh, chúng ta hăy tỏ thái độ khiêm nhượng tín thác “xin vâng” theo Thánh Ư Chúa như Mẹ Maria. Tuy nhiên, thực tế cho Kitô hữu chúng ta thường có ba cảm nhận sau đây.

Cảm nhận thứ nhất, đó là đôi khi chúng ta từ chối một trọng trách vinh dự nào đó v́ mục đích để tránh né gánh vác và hy sinh nhiều hơn là thực sự sống đức khiêm nhượng. Bởi v́, theo nguyên tắc Phúc Âm hay lời Chúa dạy, nếu cho phép chọn hay được tự do chọn, nghĩa là lúc chúng ta chưa biết rơ ư Chúa định về ḿnh thế nào, th́ ḿnh phải chọn chỗ cuối rốt, tức đừng tự đưa ḿnh lên, song một khi được mời lên chỗ cao hơn ngoài ư muốn của ḿnh, bấy giờ chúng ta phải bỏ ḿnh đi, tức phải bỏ chỗ ḿnh chọn lựa để ngồi vào đúng chỗ được dành cho ḿnh. Chỗ của chúng ta là chỗ Chúa đặt định cho chúng ta chứ không phải là chỗ chúng ta tự chọn lựa lấy cho ḿnh.

Cảm nhận thứ hai về vấn đề Ơn Gọi Tông Đồ, liên quan đặc biệt đến thời điểm Tông Đồ Giáo Dân đang tưng bừng náo nhiệt hơn bao giờ hết từ sau Công Đồng Vaticanô II này. Đó là có nhiều người Kitô hữu giáo dân trong chúng ta tỏ ra rất hăng say, không sợ hy sinh, vất vả, mất giờ, tiêu hao tiền bạc, để lo cho cộng đoàn, cho cộng đồng, cho hội đoàn v.v. Thế nhưng, bất cứ lúc nào xẩy ra một cái ǵ đó không được như ư muốn, ư nghĩ, ư thích của ḿnh, liền bỏ cuộc, thậm chí c̣n tỏ ra thái độ chống đối và hành động phá đám nữa là đàng khác, là những thái độ và hành động chứng tỏ chúng ta khi được mời đến dự tiệc đă t́m chỗ cao nhất mà ngồi nên đă bị mời xuống cuối rốt vậy.

Cảm nhận thứ ba về Ơn Gọi Tông Đồ là chúng ta đừng bao giờ tự măn, lầm tưởng là ḿnh đầy đủ, theo chủ trương của một số người trong chúng ta cho rằng ‘chúng ta đừng mang đạo vào nhà thờ’, như kiểu ‘đem củi về rừng’, bởi v́, nếu mỗi người và mọi người Kitô hữu chúng ta thực sự “là ánh sáng thế gian” như Mẹ Têrêsa Calcutta, th́ thế gian đă không đi đến t́nh trạng “văn hóa chết chóc” hết sức thảm thương như ngày nay, tức là chúng ta hăy tự truyền bá phúc âm hóa cho chính ḿnh đă, cho nhau đă, nghĩa là chúng ta hăy luôn là muối mặn ướp thế gian đă, rồi hăy lên tiếng trách thế gian tại sao càng ngày càng trở nên nguội lạnh và băng hoại.

Ơn Gọi Tông Đồ: Dấn Thân Sâu Xa

Bài Phúc Âm hôm nay c̣n cho chúng ta thấy một kinh nghiệm dấn thân sống đạo rất thực tế nữa là Thiên Chúa luôn kêu gọi chúng ta, bằng cách liên lỉ tỏ ḿnh cho chúng ta qua nhiều h́nh thức, và nếu chúng ta nhận biết Người, chúng ta chẳng những biết được chính bản thân ḿnh mà c̣n có thể tiến đến chỗ sống trọn ơn gọi ban đầu của ḿnh.

Thật vậy, tay chài lưới mang tên Simon Phêrô trong bài Phúc Âm hôm nay, thực ra, đă đến gặp Chúa Giêsu một lần với người anh em ruột thịt Anrê của ḿnh, và đă được Người đổi tên cho là Phêrô, như Phúc Âm Thánh Gioan ghi nhận (1:42), nhất là đă được Người chính thức kêu gọi theo Người cùng với Anrê và cặp anh em Gioan-Giacôbê khi Người đi dọc theo bờ biển Galilêa, sau khi Người công bố Lời Rao Giảng Tiên Khởi, và trước khi Người đi giảng dạy ở Galilêa, như Phúc Âm Thánh Mathêu thuật lại (4:17-23). Trong trường hợp này, Thánh Mathêu đă ghi rơ cả hai cặp anh em này “đă lập tức bỏ lưới (hay) thuyền bè và thân phụ mà theo Người” (4:20,22). Riêng trường hợp của hai anh em Simon-Anrê, Người đă kêu gọi họ bằng câu: “Hăy theo Tôi, Tôi sẽ làm cho các anh trở thành những tay đánh cá người” (4:19). Các vị quả thực sau đó đă theo Người đi rao giảng và Người đă ghé về nhà của nhạc mẫu Simon để chữa lành cho bà, như Phúc Âm Thánh Luca cho thấy (4:38-39). Thế nhưng, măi cho tới sau biến cố mẻ cá lạ được Thánh Kư Luca ghi lại trong bài Phúc Âm hôm nay, “họ đưa thuyền vào bờ, và từ bỏ mọi sự để đi theo Người”.

Thật ra, nếu căn cứ vào câu Chúa Giêsu nói trong bài Phúc Âm hôm nay: “Đừng sợ. Từ nay trở đi, các anh sẽ là những tay đánh cá người”, th́ bài Phúc Âm của Thánh Luca hôm nay có thể trùng với bài Phúc Âm của Thánh Mathêu được trích dẫn trên đây về trường hợp Chúa Giêsu kêu gọi những môn đệ tiên khởi. Tuy nhiên, căn cứ vào lời của tay chài lưới mang tên Simon Phêrô ở cuối bài Phúc Âm sau khi ông và đồng nghiệp bắt được mẻ cá lạ: “Lạy Chúa, xin tránh xa tôi, v́ tôi là kẻ tội lỗi”, th́ cũng có thể suy luận rằng, trước đây các vị tuy đă “lập tức” bỏ mọi sự mà theo Người rồi, song h́nh như sau đó vẫn c̣n luyến tiếc nghề nghiệp của ḿnh, chưa dứt khoát theo Người, cho đến khi Người làm họ thấy họ hoàn toàn bị thảm bại trong nghề nghiệp chuyên môn của họ, “cả đêm mà không bắt được ǵ”, trái lại, nhờ “có những lời ban sự sống” (Jn 6:68) của Người, họ đă bắt được mẻ cá lạ, nên cảm thấy có lỗi với Người, cảm thấy ḿnh “tội lỗi”, cảm thấy không xứng đáng với Người. Thế nhưng, Chúa Giêsu muốn cho họ biết ḿnh họ để tin vào Người hơn, một điều kiện để Người có thể thực hiện lời Người khẳng định với các vị ngay sau khi các vị biết ḿnh như thế: “Đừng sợ, Từ nay trở đi, các anh sẽ là những tay đánh cá người”. Nghe thấy thế, “họ đă mang thuyến vào bờ, và bỏ mọi sự để trở thành môn đệ của Người”.

Cũng thế, sau khi đă lănh nhận phép rửa, Kitô hữu chúng ta nói chung đă không sống xứng đáng với ơn gọi làm môn đệ của Chúa Kitô, qua những hành động phản tinh thần Phúc Âm, phản Kitô giáo. Đặc biệt là trường hợp của thành phần tận hiến tu tŕ, sau khi đă bỏ mọi sự để đáp lại ơn gọi theo Người sống tinh thần Phúc Âm trọn lành hơn, qua lời khấn ḍng hay thiên chức linh mục, sau đó vẫn có những hành động quyến luyến thế gian phản chứng nhân, thậm chí gây gương mù gương xấu. Hay trường hợp của thành phần Kitô hữu lập gia đ́nh với nhau, đáp ứng ơn gọi của Người để phản ảnh mầu nhiệm cao cả là Chúa Kitô và Giáo Hội của Người (x Eph 5:32), sau đó lại ly dị hay phá thai v.v. Thế nhưng, có những trường hợp, Người đă lợi dụng chính những thất bại của bản tính yếu đuối loại người ấy nơi Kitô hữu môn đệ Người, để làm cho họ biết ḿnh họ hơn, nhờ đó họ ư thức được ơn gọi tông đồ của họ hơn, rồi dấn thân sống xứng đáng với tư cách làm môn đệ của Người và sứ mệnh làm chứng nhân cho Người.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă lấy 1 câu của bài Phúc Âm Chúa Nhật V tuần này để làm câu tâm niệm sống cho Giáo Hội trong ngàn năm thứ ba. Thật vậy, trong Tông Thư Mở Màn Tân Thiên Kỷ ban hành vào chính dịp bế mạc Đại Năm Thánh 2000 ngày Lễ Hiển Linh 6/1/2001, ĐTC đă kêu gọi toàn thể Giáo Hội hăy “duc in altum”, tức hăy “thả lưới ở chỗ nước sâu”:
Vào lúc mở màn cho một tân thiên niên kỷ, cũng như vào lúc kết thúc cho Cuộc Đại Hỷ Kỷ Niệm được chúng ta cử hành mừng hai ngàn năm Chúa Giêsu giáng sinh đây, và vào lúc bắt đầu cho một giai đoạn hành tŕnh mới của Giáo Hội, chúng ta dường như đang nghe thấy những lời của Chúa Giêsu vang lên trong ḷng, những lời mà, hôm ấy, sau khi ngồi trên thuyền của Simon nói với dân chúng, Người đă kêu vị Tông Đồ này hăy thả lưới đánh cá ‘ở chỗ nước sâu’ù: ‘Duc in altum’ (Lk 5:4). Tông đồ Phêrô và đồng bạn của ngài đă tin vào lời Chúa Kitô nói mà thả lưới, để rồi, ‘khi làm theo như vậy, họ đă bắt được một mẻ cá to’ (Lk 5:6)”.

Tại sao? Tại v́, căn cứ vào nội dung và chiều hướng của bức Tông Thư quan trọng này, để hoàn thành sứ mạng truyền giáo bất khả châm chước của ḿnh trong ngàn năm thứ ba, một công cuộc truyền giáo khẩn trương hơn bao giờ hết trong thời điểm thế giới đang sống trong một nền văn hóa sự chết, Giáo Hội cần phải sống đời cầu nguyện, bằng việc chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô, chẳng những qua phụng vụ, như Ngài đang chia sẻ với Giáo Hội loạt bài Giáo Lư Về Thánh Vịnh từ ngày 23/1/2002 tới nay (Thứ Tư vừa rồi 4/2/2004) đă được 98 bài, mà c̣n qua việc cầu kinh Mân Côi, cùng Mẹ chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô, như Người kêu gọi qua Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria được Ngài ban hành vào ngày kỷ niệm đúng 24 năm làm giáo hoàng của ḿnh, 16/10/2002, mở màn cho Năm Mân Côi, cho tới ngày Chúa Nhật Truyền Giáo, 19/10/2003. Việc Năm Mân Côi kết thúc vào Chúa Nhật Truyền Giáo của Giáo Hội cho thấy ư nghĩa và chiều hướng của những ǵ ĐTC đă kêu gọi Giáo Hội của Ngàn Năm Thứ Ba Kitô Giáo phải duc in altum, tức phải chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô trước rồi mới có thể tỏ dung nhan của Người ra, mới có thể làm chứng nhân cho Người, trong một thời điểm chính Kitô giáo Âu Mỹ đang bị phá sản về đức tin và đang cần phải tái truyền bá phúc âm hóa cho chính ḿnh.

Lạy Đấng đă đến để cứu vớt những ǵ đă hư trầm, và đă dùng hết cách để tỏ ḿnh ra cho chúng con là thành phần môn đệ của Chúa, không phải chỉ để cho chúng con tin vào Chúa mà c̣n để chúng con sống cho Chúa nữa. Xin Thần Linh Chúa đă ban cho chúng con qua các bí tích làm chủ con người và điều khiển cuộc đời Kitô hữu chúng con, để như Mẹ Maria đầy ơn phúc luôn lắng nghe và tuân giữ lời Chúa, chúng con trở thành những tay đánh cá người chuyên nghiệp, cho Nước Cha muôn đời trị đến. Amen.
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL