Chúa Nhật

Ngày 18/4: Thánh Amadius (? – 1233)

Một trong bảy thương gia thành lập hội ḍng Tội Tớ Đức Mẹ.

 


CHÚA NHẬT II PHỤC SINH
 


BÀI ĐỌC I: Act 5:12-16
“Số người tin vào Chúa ngày càng gia tăng”

Bài trích sách Tông đồ Công vụ.

Khi ấy, các Tông đồ làm nhiều phép lạ và nhiều việc phi thường trong dân, và tất cả mọi người tập họp tại hành lang Salomon; nhưng không một ai khác dám nhập bọn với các tông đồ. Nhưng dân chúng đều ca tụng các ngài. Số những người nam nữ tin vào Chúa ngày càng gia tăng, đến nỗi họ mang bệnh nhân ra đường phố, đặt lên giường chơng, để khi Phêrô đi ngang qua, ít nữa là bóng của người ngă trên ai trong họ, th́ kẻ ấy khỏi bệnh. Đông đảo dân chúng ở những thành phụ cận Giêrusalem cũng tuôn đến, mang theo bệnh nhân và những người bị quỷ ám, mọi người đều được chữa lành.

Lời của Chúa.


Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Hăy cảm tạ Chúa, v́ Chúa hảo tâm, v́ đức từ bi của Người muôn thuở.

1.      Hỡi nhà Israel, hăy xướng lên: “Đức từ bi của Người muôn thuở”. Hỡi nhà Aaron, hăy xướng lên: “Đức từ bi của Người muôn thuở”. Hỡi những người tôn sợ Chúa, hăy xướng lên: “Đức từ bi của Người muôn thuở”.

2.      Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ, đă biến nên tảng đá góc tường. Việc đó đă do Chúa làm ra, việc đó kỳ diệu trước mắt chúng tôi. Đây là ngày Chúa đă thực hiện, nên chúng ta hăy mừng rỡ hân hoan về ngày đó.

3.      Thân lạy Chúa, xin gia ơn cứu độ, thân lạy Chúa, xin ban cho đời sống phồn vinh. Phúc đức cho Đấng nhân danh Chúa mà đến, từ nhà Chúa, chúng tôi cầu chúc cho chư vị. Chúa là Thiên Chúa và đă soi sáng chúng tôi.


BÀI ĐỌC II: Apoc 1:9-11a, 12-13, 17-19
“Ta đă chết, nhưng đây Ta vẫn sống đến muôn đời”

Bài trích sách Khải Huyền của Thánh Gioan.

Tôi là Gioan, anh em của chư huynh, đồng phần chia sẻ sự gian truân, vương quyền và kiên nhẫn trong Đức Giêsu Kitô, tôi đă ở đảo Patmô v́ lời Chúa và v́ làm chứng Đức Giêsu. Một Chúa Nhật nọ, tôi xuất thần và nghe phía sau tôi có tiếng phán lớn như tiếng loa rằng: “Hăy viết những điều ngươi thấy vào sách và gởi đến bảy giáo đoàn ở Tiểu Á”. Tôi quay lại để xem coi tiếng ai nói với tôi. Vừa quay lại, tôi thấy bảy chân đèn bằng vàng, và ở giữa bảy chân đèn bằng vàng đó, tôi thấy một Đấng giống như Con Người, mặc áo dài và ngang lưng thắt một dây nịt bằng vàng. Vừa trông thấy Người, tôi ngă xuống như chết dưới chân Người; Người đặt tay phải lên tôi và nói: “Đừng sợ, Ta là Đấng trước hết và là Đấng sau cùng, Ta là Đấng hằng sống; Ta đă chết, nhưng đây Ta vẫn sống đến muôn đời. Ta giữ ch́a khóa sự chết và địa ngục. Vậy hăy viết những ǵ người đă thấy, những điều đang xảy ra và những điều phải xảy ra sau nầy”.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Chúa phán: “Tôma, v́ con đă xem thấy Thầy, nên con đă tin. Phúc cho những ai đă không thấy mà tin”. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Joan 20:19-31
“Tám ngày sau Chúa Giêsu hiện đến”

Tin Mừng Chúa Giêsu theo Thánh Gioan.

Vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần, những cửa nhà các môn đệ họp đều đóng kín, v́ sợ người Do Thái, Chúa Giêsu hiện đến, đứng giữa các ông và nói rằng: “B́nh an cho các con”. Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng v́ xem thấy Chúa. Chúa Giêsu lại phán bảo các ông rằng: “B́nh an cho các con. Như Cha đă sai Thầy, Thầy cũng sai các con”. Nói thế rồi, người thổi hơi và phán bảo các ông: “Các con hăy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội ai, th́ tội người ấy được tha. Các con cầm tội ai, th́ tội người ấy bị cầm lại”. Bấy giờ trong Mười Hai Tông Đồ, có ông Tôma gọi là Điđymô, không cùng ở với các ông, khi Chúa Giêsu hiện đến. Các môn đệ khác đă nói với ông rằng: “Chúng tôi đă xem thấy Chúa”. Nhưng ông đă nói với các ông kia rằng: “Nếu tôi không nh́n thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, th́ tôi không tin”. Tám ngày sau, các môn đệ lại họp nhau trong nhà và có Tôma ở với các ông. Trong khi các cửa vẫn đóng kín, Chúa Giêsu hiện đến đứng giữa mà phán: “B́nh an cho các con”. Đoạn người nói với Tôma: “Hăy xỏ ngón tay con vào đây, và hăy xem tay Thầy; hăy đưa bàn tay con ra và xỏ vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng ḷng, nhưng hăy tin”. Tôma thưa rằng: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi”. Chúa Giêsu nói với ông: “Tôma, v́ con đă xem thấy Thầy, nên con đă tin. Phúc cho những ai đă không thấy mà tin”. Chúa Giêsu c̣n làm nhiều phép lạ khác trước mặt các môn đệ, và không có ghi chép trong sách nầy. Nhưng các điều nầy đă được ghi chép để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sống nhờ danh Người.

Phúc Âm của Chúa.

 

SUY NIỆM

 

ĐI VÀO D̉NG ĐỜI

 

Sau khi phục sinh từ cơi chết, Chúa Giêsu đă vội vàng đi t́m các bạn thân của Chúa ngay. Ngài muốn cho họ hay rằng Ngài đă sống lại, toàn thắng tội lỗi, và hoàn tất công cuộc cứu chuộc nhân loại. Sứ mạng trần thế của Ngài đă hoàn tất, và bây giờ là đến phần họ, những người mà Ngài đă tuyển chọn ra đi và rao giảng Tin Mừng ấy cho mọi người.

Nhưng Chúa biết rằng giữa lúc tâm hồn các Ông c̣n đang xao xuyến, lo âu và ngờ vực, th́ việc đón nhận sứ mệnh được sai đi là một hành động khó chấp nhận. Tuy các Ông đă biết Chúa và được báo trước về cái chết cũng như việc Chúa sẽ sống lại, nhưng dường như ảnh hưởng cái chết đầy đau thương và tức tưởi của Ngài vẫn khiến các Ông lúc đó khó chấp nhận sự thật là Ngài đă sống lại. Do đó, biến cố Phục Sinh chưa đủ để trấn an sự sợ hăi và hốt hoảng của các Ông. Chúa Giêsu đă thấu hiểu tâm lư hoang mang này và đó là lư do tại sao Ngài đă ba lần nhắc lại sự b́nh an của Ngài để củng cố niềm tin và hy vọng nơi các Ông: “B́nh an cho các con”.

Chúa muốn cho các Ông biết rằng sự có mặt của Ngài trong cuộc đời các Ông luôn luôn là một niềm vui và hạnh phúc, dù có lúc phải trải qua những thử thách kinh hoàng. Đó là cơ sở vững chăi nhất để các Ông dù sau này có gặp nhiều thử thách, nhưng không bao giờ mất niềm b́nh an v́ đă có Ngài luôn ở bên: “B́nh an cho các con. Khi nói điều đó, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn Người. Bấy giờ các môn đệ vui mừng v́ xem thấy Chúa” (Gio 20:19-20). Sự vui mừng của các Tông Đồ sau khi đón nhận lời chào b́nh an và xem thấy Chúa đây cho mọi người một xác tín rơ ràng rằng, trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù lúc vui hay lúc buồn, Chúa vẫn là một Thiên Chúa yêu thương. Thiên Chúa của b́nh an. Chỉ ḿnh Ngài mới là niềm an ủi và hạnh phúc thật của con người.

Sau khi đă ổn định tâm lư các Tông Đồ, Chúa đă dẫn các Ông vào với sứ vụ chứng nhân cho Tin Mừng. Các Ông chính là những người mà Ngài đă tuyển chọn và giáo dục, nên Ngài muốn các Ông phải ra đi, v́ Tin Mừng của Ngài cần được loan báo cho muôn dân thiên hạ. Đây là Tin Mừng Cứu Độ. Nhân loại trong ách thống trị của Satan, của tội lỗi đang chờ mong được nghe Tin Mừng này.

Và để giúp các Ông vượt thắng những sợ hăi, co cụm, Ngài đă ban Thần Khí của Ngài, Thần Khí mà Ngài sẽ chính thức sai xuống sau khi về trời: “B́nh an cho các con. Như Cha đă sai Thầy, Thầy cũng sai các con. Nói xong Ngài thổi hơi vào các ông và bảo: Các con hăy nhận lấy Thánh Thần” (Gio 20:21-22).

Nhưng Chúa cũng dư biết rằng, các Ông vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng và khuất phục. Vẫn có người trong các Ông như Tôma hăy c̣n bán tín, bán nghi. Ông chính là h́nh ảnh của những người sau này sẽ được nghe nói về Ngài, và sẽ là đối tượng cho sự chinh phục và ra đi của các Ông.

Qua Tôma, Ngài muốn cho các Tông Đồ hiểu rằng, rồi ra thiên hạ sẽ chất vấn các Ông về những ǵ các Ông loan truyền, cũng như những ǵ các Ông giảng dậy. Như Tôma, nhiều người cũng sẽ nói: “Nếu tôi không xỏ ngón tay vào các vết đinh nơi tay Thầy, và không được thọc được bàn tay vào cạnh sườn Thầy, tôi không tin” (Gio 20:25). Và đây sẽ là một thách đố lớn cho việc chinh phục của các Ông, v́ làm sao để có thể chứng minh với mọi người về một người đă chết và rồi sống lại.

Thật vậy, việc con người đời sau tin được rằng một người đă chết và sống lại là một việc hết sức khó khăn và hầu như không dễ dàng thuyết phục, nếu những chứng nhân của những lời rao giảng ấy không được cảm thấy, không được nh́n thấy, và không được đụng chạm tới những điều ḿnh rao giảng. Do đó, chính các Ông phải là những người trực tiếp xỏ ngón tay vào vết đinh Chúa, và thọc bàn tay vào cạnh sườn Chúa. V́ các Ông phải tin một cách rơ ràng, tin vững chắc do chính kinh nghiệm của bản thân trước khi có thể kể lại và làm chứng về những ǵ ḿnh đă nghe, đă thấy: “B́nh an cho các con. Đoạn Người nói với Tôma: “Hăy xỏ ngón tay con vào vào đây, và hăy xem tay Thầy; hăy đưa bàn tay con ra và thọc vào cạnh sườn Thầy; chớ cứng ḷng, nhưng hăy tin” (Gio 20:26).

Thấy - Biết – Cảm nhận. Chúa muốn những chứng nhân Ngài khi rao giảng, hay khi nói với người khác về Ngài phải là những người thâm tín một cách rất rơ ràng về sự hiện diện và có mặt của Ngài trong đời sống của họ. Ngài muốn họ phải cảm được cái hạnh phúc và hănh diện với niềm tin ấy, để có thể làm chứng cho Ngài giữa những nghi ngờ và do dự của những anh chị em chung quanh họ. Không tin tưởng vững vàng, không hạnh phúc với những ǵ ḿnh tin tưởng, người chứng nhân sẽ không thể làm chứng cho Ngài được trước những soi mói và ngờ vực của trí khôn con người. Và chính v́ thế, Ngài đă 3 lần để lại sự b́nh an như một bảo đảm cho mối tương quan giữa người chứng nhân và Ngài, cho những vất vả mà họ sẽ v́ Ngài phải chịu đựng trước những thách đố của cuộc đời và của những người không tin tưởng.

Niềm tin - Đời sống - Và b́nh an. Người chứng nhân của Tin Mừng giữa thế giới hôm nay phải là người tin tưởng cách mănh liệt. Sự tin tưởng ấy phải được thể hiện qua nếp sống thực tế hằng ngày. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, họ cũng toát ra một niềm b́nh an nội tâm như một bảo đảm rằng Chúa luôn luôn hành tŕnh bên họ, che chở, đỡ nâng, và thương yêu họ.

Co cụm và sợ hăi không phải là lối sống trưởng thành của người Kitô hữu thời đại chúng ta đang sống hiện nay. Như các Tông Đồ xưa, người Kitô hữu phải vượt ra ngoài những sợ hăi hăo huyền. Phải vào đời. Phải ra đi và làm chứng cho những ǵ ḿnh đă nghe, đă thấy và đă cảm nghiệm: Chúa Giêsu Nagiarét, Đấng Thiên Sai. Đấng đă bị đóng đinh v́ tội lỗi của nhân loại. Ngài đă sống lại, đă chiến thắng tội lỗi, đă làm chủ sự chết. Ngài chính là Cứu Chúa của muôn loài. Chỉ nơi Ngài mới có Ơn Cứu Độ và Sự Sống Vĩnh Hằng. Và Ngài muốn chúng ta vào đời làm chứng nhân cho niềm tin ấy.

 

Trần Mỹ Duyệt

 

2 Lời Tuyên Xưng vào 1 Đấng Tử Nạn Phục Sinh


 

“Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi!”

Theo Phụng Vụ, Chúa Nhật thứ hai Mùa Phục Sinh hôm nay đây, dù thuộc chu kỳ Năm A, B hay C, cũng đều đọc bài Phúc Âm của Thánh Gioan, chứ không phải của Thánh Luca như chu kỳ Năm C hiện nay. Tại sao? Tại v́, hôm nay là đúng 8 ngày sau Chúa Nhật Phục Sinh tuần trước, mà chỉ duy nhất có bài Phúc Âm của Thánh Gioan được Giáo Hội chọn đọc cho Chúa Nhật Thứ Hai hôm nay đây mới nói đến sự kiện “tám ngày sau” này, tức là sự kiện Chúa Kitô hiện ra với các tông đồ, trong đó có cả tông đồ Tôma, vị đă vắng mặt trong lần Người hiện ra trong chính ngày Người sống lại từ trong cơi chết.

Để thấy được sự liên tục giữa hai lần hiện ra này, Giáo Hội đă cho đọc lại cả việc Chúa Kitô hiện ra lần trước, lần mà Chúa Kitô khi hiện ra đă cho các tông đồ “xem tay và cạnh sườn của Người”, cũng là lần tông đồ Tôma vắng mặt song khi được mọi người cho biết Thày đă sống lại th́ tuyên bố không tin, trừ phi vị tông đồ Tôma này “được thọc ngón tay vào lỗ tay và thọc bàn tay vào cạnh sườn của Người”, Đấng thực sự đă đáp lại thách đố của Tôma vào lần hiện ra tám ngày sau, như Phúc Âm thuật lại cho chúng ta thấy hôm nay đây, để làm cho Tôma phải nghẹn ngào thốt lên những lời tuyên xưng ngắn gọn song vô cùng quan trọng và tuyệt vời này: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi!”.

Câu tuyên xưng này nghĩa là ǵ? Tại sao tông đồ Tôma lại không đ̣i một dấu chứng nào khác để tin mà chỉ muốn chạm đến dấu vết tử nạn của Thày? Tại sao ngài lại có thể cứng ḷng tin đến nỗi dám phủ nhận tất cả mọi điều được hết mọi tông đồ khác chứng thực về những ǵ các ngài đă tận mắt chứng kiến, nghĩa là, một cách gián tiếp, vị tông đồ cứng ḷng tin này chẳng những cho tất cả các tông đồ khác là nói dối, là làm chứng dối, là đánh lừa ḿnh, mà c̣n cho cả chính Chúa Kitô Thày ḿnh, Vị đă hiện ra với các vị tông đồ kia chỉ là Kitô giả, là trá h́nh mà thôi? Vị tông đồ cứng ḷng này quả thực, cho dù là vô thức, đă phạm một trọng tội, chẳng những trọng phạm đến các đồng bạn của ḿnh mà c̣n đến cả Vị Thày của ḿnh nữa!

Trước hết, câu tuyên xưng của tông đồ Tôma “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi” nghĩa là ǵ? Và tại sao tông đồ Tôma lại không đ̣i một dấu chứng nào khác để tin mà chỉ muốn chạm đến dấu vết tử nạn của Thày? Thật ra, hai vấn nạn này hoàn toàn liên hệ mất thiết với nhau, chỉ cần hiểu được một trong hai là mọi sự được sáng tỏ. Đúng thế, chính v́ tông đồ Tôma không thể nào tin được Thày ḿnh đă thực sự bị đóng đanh trên thập giá, đă hoàn toàn chết đi và bị chôn táng trong mồ, lại có thể tự ḿnh cải tử hoàn sinh, một chuyện chưa hề xẩy ra trên thế gian này từ tạo thiên lập địa cho tới tận thế. Cho dù khi c̣n ở với Thày, tông đồ Tôma cùng với các vị tông đồ khác đă được Thày tiên báo cho biết trước ba lần về việc Người bị tử nạn rồi sau ba ngày sẽ phục sinh, tất cả mọi tông đồ, nhất là vị tông đồ Tôma vốn có tâm trạng lúc nào cũng tỏ ra thắc mắc này vẫn không hiểu ǵ. Thế nhưng, cho đến khi có dịp để hiểu được sự thật trước mắt, đó là lúc Thày sống lại từ trong cơi chết và hiện ra cho các vị thấy Người, bằng cách tỏ cho các vị thấy “dấu tay và cạnh sườn Người”, th́ rất tiếc tông đồ Tôma này lại không có mặt.
Đúng thế, các dấu vết tử giá của Chúa Kitô, đối với các tông đồ, thành phần đă bỏ Thày khi Người bị bắt, thậm chí người làm đầu trong các vị c̣n chối Thày khi Thày đang bị tra vấn tại dinh Thượng Tế, là chứng cớ hùng hồn và hiển nhiên nhất đối với các vị, cho thấy Thày thực sự đă tử nạn và phục sinh đúng như lời Người đă tiên báo. Hai tên tử tội cùng bị đóng đanh với Chúa Kitô có hiện về, hay ma quỉ có mặc lấy h́nh thù của họ để hiện ra với các vị, th́ h́nh thù của họ cũng chỉ có dấu đinh ở chân và tay thôi, chứ không thể nào có dấu đanh ở cạnh sườn của họ!

V́ dấu tay và cạnh sườn của Chúa Kitô là dấu chứng phục sinh duy nhất như thế mà tông đồ Tôma đ̣i phải chạm tới mới tin, chứ không cần một dấu chứng nào khác. Và khi được Thày tỏ cho thấy những dấu chứng ấy, vị tông đồ này mới há hốc miệng ra mà thốt lên: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi!”. Thế nhưng, tại sao tông đồ Tôma không tuyên xưng: “Lạy Thày, con tin Thày đă phục sinh như Thày đă tiên phán”, mà lại tuyên xưng như vậy? Bởi v́, không phải chúng ta tin vào biến cố phục sinh cho bằng tin vào chính Đấng Phục Sinh. V́ phục sinh là biến cố Chúa Kitô, Vị Thiên Chúa Nhập Thể, thực hiện để chứng tỏ Người là Thiên Chúa thật, không ǵ có thể làm ǵ được Người, kể cả tội lỗi và sự chết là những ǵ thuộc về thân phận của con người đă bị hư đi theo nguyên tội, những ǵ Người đă chiến thắng bằng “quyền toàn năng trên trời dưới đất” của Người, như Người phán với các tông đồ trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 28, câu 18.

Như thế, khi tuyên xưng “lạy Chúa tôi”, tông đồ Tôma muốn nói đến quyền toàn năng của Thày ḿnh, của Vị Thày bị tử nạn song đă phục sinh, đă chiến thắng sự chết, đă được “toàn quyền (làm chủ mọi sự) trên trời dưới đất”; và khi tuyên xưng “lạy Thiên Chúa tôi” liền ngay sau đó người tông đồ ấy chân nhận Vị Chúa này, về bản tính, chính là Thiên Chúa, v́ nếu chỉ thuần túy là một con người, chứ không phải là Thiên Chúa, Ngài không thể nào sống lại. Vậy, Đấng khi c̣n sống được tông đồ Phêrô tuyên xưng “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”, th́ sau khi sống lại, Người chứng tỏ Người chính là “Chúa”, là “Thiên Chúa”, Vị Thiên Chúa Nhập Thể đă hóa thân làm người thấp hèn như chúng ta, để nhân tính của chúng ta được hiển linh cao trọng khi Người sống lại từ trong cơi chết, một nhân tính với thân xác tử nạn song phục sinh, như bụi gai bốc lửa song không bị thiêu rụi vậy. Ôi thân phận loài người. Ôi Tin Mừng Phục Sinh! Alleluia, hăy vui lên quí vị ơi!

“Ôi Chúa Giêsu, con tin nơi Chúa”

Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục Sinh hôm nay đây cũng là Lễ Kính Chúa T́nh Thương? Lễ này có được Giáo Hội chính thức thiết lập hay chưa? Nếu rồi th́ Giáo Hội đă thiết lập từ bao giờ? Nhất là, nếu đă thực sự thiết lập, th́ tại sao Giáo Hội lại thiết lập lễ này vào Ngày Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục Sinh, mà không vào một ngày nào khác, như vào ngày Lễ Thánh Tâm Chúa thường được Giáo Hội cử hành vào Tháng Sáu hằng năm, Tháng Thánh Tâm Chúa?

Thật vậy, Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục Sinh hôm nay cũng là Lễ Kính Chúa T́nh Thương, một lễ được Giáo Hội chính thức thiết lập từ năm Năm Thánh 2000, sau khi ĐTC Gioan Phaolô phong hiển thánh cho nữ tu Faustina người Balan này, vị thánh đầu tiên của tân thiên kỷ thứ ba. Trong bài giảng phong thánh cho chị ngày 30/4/2000, ĐTC đă nhận định thế này:

• “Thật vậy, Chúa Kitô đă gửi gấm sứ điệp t́nh thương cho chị vào ngay giữa Thế Chiến Thứ Nhất và Thứ Hai” (L’Osservatore Romano ấn bản Anh Ngữ, 3/5/2000).

Và liền ngay sau đó, ĐTC đă nhắc lại một trong những điều quan trọng Chúa Giêsu đă tỏ cho chị liên quan đến điều kiện ḥa b́nh như thế:

• “Nhân loại sẽ không thể nào t́m thấy b́nh an cho đến khi họ tin tưởng quay về với t́nh thương thần linh”.

Đó là lư do, Chúa Giêsu đă xin chị Faustina thực hiện 4 điều đặc biệt liên quan đến Chúa T́nh Thương:
1. Phổ biến bức ảnh Chúa T́nh Thương, bức ảnh Cạnh Sườn Chúa chiếu xuống hai tia sáng đỏ và trắng, ám chỉ, như Chúa cho chị biết, “máu và nước” chảy ra từ cạnh sườn Người trên cây thập giá, bức ảnh có hàng chữ phía cuối: “Ôi Giêsu, con tin nơi Chúa”;

2. Lần chuỗi Thương Xót;

3. Kính giờ tử nạn của Chúa hằng ngày vào lúc ba giờ chiều;

4. Xin Giáo Quyền thiết lập lễ kính Chúa T́nh Thương vào Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục Sinh.

Giáo Hội thực sự đă thiết lập lễ Chúa T́nh Thương này vào ngày 5/5/2000, qua sắc lệnh của Thánh Bộ Phượng Tự, với những lời đặc biệt như sau:

• “Trong thời đại của chúng ta đây, Kitô hữu ở nhiều phần đất trên thế giới muốn chúc tụng t́nh thương Chúa bằng việc phụng tự thần linh, nhất là bằng việc cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua, một cử hành thể hiện ḷng nhân ái của Thiên Chúa. Để đáp ứng ước muốn này, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă ân cần ấn định rằng, ‘Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục Sinh’ trong Sách Lễ Rôma sẽ có phụ đề là Chúa Nhật Chúa T́nh Thương” (L’Osservatore Romano ấn bản Anh Ngữ, 31/5/2000).

C̣n lư do tại sao Chúa chọn Ngày Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục Sinh, tôi đă đọc kỹ cuốn Nhật Kư của chị, song không thấy chỗ nào Chúa chính thức và hiển nhiên nói đến vấn đề này cả. Tuy nhiên, theo thiển ư của tôi, sở dĩ Chúa chọn ngày Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục Sinh này làm Lễ Chúa T́nh Thương là v́ ư nghĩa của bài Phúc Âm hôm nay có ba chi tiết hợp với những ǵ Chúa đă tỏ ra cho chị Thánh Faustina về Ḷng Thương Xót Chúa như sau.

Chi tiết thứ nhất ở ngay phần đầu của bài Phúc Âm, về việc Chúa Giêsu thở hơi trên các tông đồ để các vị nhận lấy Thánh Linh, nhờ đó các vị có quyền năng tha tội lỗi cho con người yếu đuối, vị Thánh Linh được ĐTC nhắc đến trong bài giảng phong thánh cho chị Faustina như sau:

• “Chúa Kitô đă tuôn đổ t́nh thương này xuống trên nhân loại qua việc sai Thần Linh, Đấng trong Ba Ngôi Thiên Chúa, là Ngôi T́nh Yêu… Nhân loại phải được Thần Linh do Chúa Kitô Phục Sinh ban cho chạm tới và thấm nhập. Chính Thần Linh là Đấng chữa lành các thương tích của con tim, phá đổ các chướng ngại làm chúng ta tách khỏi Thiên Chúa và với nhau, đồng thời cũng phục hồi cho chúng ta niềm vui hoan hưởng t́nh yêu của Chúa Cha và của mối hiệp nhất huynh đệ”.

Chi tiết thứ hai cũng ở ngay phần đầu của Bài Phúc Âm, về việc Chúa Kitô tỏ cạnh sườn của Người ra cho các tông đồ, một việc được tái họa nơi Bức Ảnh Chúa T́nh Thương là bức ảnh có hai luồng sáng đỏ và trắng chiếu xuống.

Và chi tiết thứ ba ở phần thứ hai của bài Phúc Âm, phần Chúa Giêsu hiện ra với các tông đồ tám ngày sau, phần về việc tông đồ Tôma tuyên xưng ḷng tin tưởng vào Chúa, một niềm tin Chúa cần thấy nơi loài người chúng ta để cứu độ chúng ta, một niềm tin Người muốn viết ở dưới cuối Bức Ảnh Chúa T́nh Thương: “Ôi Giêsu, con tin nơi Chúa”.

Đó là lư do có thể cho thấy thích hợp tại sao Chúa Giêsu đă chọn Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Phục Sinh làm Lễ Chúa T́nh Thương, một lư do trực tiếp liên quan đến chung Bức Ảnh Chúa T́nh Thương. Chính v́ sự kiện Chúa Kitô Phục Sinh tỏ cạnh sườn của Người ra cho các tông đồ thấy, như được Phúc Âm hôm nay thuật lại, một sự kiện được tái họa trong Bức Ảnh Chúa T́nh Thương với hai tia sáng tỏa ra từ cạnh sườn Chúa tỏa xuống, đă làm người ta, những ai đă đọc Nhật Kư của chị Thánh Faustina, nghĩ đến những ǵ Chúa Giêsu cũng đă tỏ cho chị, trong cùng câu Người nói với chị về việc nhân loại chỉ t́m thấy b́nh an nếu quay về với t́nh thương của Người, câu nói đă được ĐTC trích lại trong bài giảng phong thánh cho chị như vừa được trích lại trên đây.

Thật vậy, câu nói đó là câu liên quan đến các dấu thánh ở chân tay Người, nhưng lại là câu cũng liên quan đến ngày cùng tháng tận của nhân loại và của vũ trụ này, như sau:

• “Trước khi Cha đến như một Quan Án công minh, th́ Cha đến như Đức Vua của T́nh Thương. Trước ngày công thẳng, dân chúng sẽ được thấy một dấu hiệu trên các tầng trời như thế này, đó là, bấy giờ tất cả ánh sáng trên các tầng trời sẽ bị tắt hết, và bóng tối khủng khiếp sẽ bao trùm toàn thể mặt đất. Đoạn trên bầu trời sẽ xuất hiện h́nh bóng một cây thánh giá, và từ những kẽ hở của các bàn tay chân bị đóng đanh của Chúa Cứu Thế sẽ phát ra những ánh sáng cả thể chiếu soi mặt đất trong một khoảng một thời gian. Điều này sẽ xẩy ra không lâu trước ngày cùng tận”.

Đaminh Maria Cao tấn Tĩnh, BVL