|
Ngày 11/1: Thánh Hyginus (? - 140) Vị giáo hoàng thứ chín. Chống lại các triết gia phái ngộ thức giáo ở Rôma. Lập ra các chức nhỏ để sửa soạn lănh chức linh mục. Cũng là vị được cho rằng lập lệ cha mẹ đỡ đầu Thánh Tẩy. |
Bài trích sách Tiên tri Isaia. Đây là lời Chúa phán: “Nầy là tôi tớ Ta mà Ta nâng đỡ, là người Ta chọn, Ta hài ḷng về người. Ta ban Thần trí Ta trên người. Người sẽ xét xử chư dân. Người sẽ không lớn tiếng, không thiên vị ai không ai nghe tiếng người ở công trường. Người không bẻ găy cây lau bị giập, không dập tắt tim đèn c̣n khói. Người trung thành đem lại lẽ công b́nh. Người sẽ không buồn phiền, không nao núng, chỉ lo đặt công lư trên địa cầu, v́ trăm đảo mong đợi lề luật người. Ta là Chúa, Ta đă gọi ngươi trong công lư, đă cầm lấy tay ngươi, đă ǵn giữ ngươi, đă đặt ngươi thành giao ước của dân, và nên ánh sáng của chư dân, để ngươi mở mắt cho người mù, đưa ra khỏi tù những người bị xiềng xích, đưa ra khỏi ngục những người ngồi trong tối tăm”. Lời của Chúa.
1. Các con cái Thiên Chúa, hăy dâng kính Chúa. Hăy dâng kính Chúa vinh quang xứng với danh Người, hăy mang lễ phục thánh để thờ lạy Chúa. 2. Tiếng Chúa vang dội trên mặt nước, Chúa ngự trên muôn ngàn sóng nước. Tiếng Chúa phán ra trong uy quyền, tiếng Chúa phán ra trong oai vệ. 3. Thiên Chúa oai nghiêm làm cho sấm sét nổ ran, và trong thánh đài của Chúa mọi người kêu lên: Vinh quang! Chúa ngự trị trong cơn hồng thủy, và Chúa làm vua ngự trị tới muôn đời.
Bài trích sách Tông đồ Công vụ. Trong những ngày ấy, Phêrô mở miệng nói rằng: “Quả thật, tôi nghiệm biết rằng Thiên Chúa không thiên tư tây vị, nhưng ở bất cứ xứ nào, ai kính sợ Người và thực hành sự công chính, đều được Người đón nhận. Thiên Chúa đă sai Lời Người đến cùng con cái Israel, loan tin b́nh an, nhờ Chúa Giêsu Kitô, là Chúa muôn loài. Như anh em biết, điều đă xảy ra trong toàn cơi Giuđa, sự khởi từ Galilêa, sau khi Gioan đă rao giảng phép rửa: ấy là Chúa Giêsu thành Nagiarét. Thiên Chúa đă dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong cho Người. Người đi qua mọi nơi, ban bố ơn lành và chữa mọi người bị quyœ ám, bởi v́ Thiên Chúa ở với Người”. Lời của Chúa.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca. Khi ấy, trong lúc dân chúng đang mong đợi, và mọi người tự hỏi trong ḷng rằng: “Gioan có phải là Đấng Kitô không?” Gioan lên tiếng bảo mọi người rằng: “Phần tôi, tôi rửa anh em trong nước, nhưng Đấng cao trọng hơn tôi đang đến, và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người, chính Người sẽ rửa anh em trong Chúa Thánh Thần và trong lửa!”. Vậy khi tất cả dân chúng đă chịu phép rửa, và chính lúc Chúa Giêsu cũng đă chịu phép rửa xong, Người đang cầu nguyện, th́ trời mở ra và Thánh Thần Chúa ngự xuống trên Người dưới h́nh chim bồ câu và có tiếng từ trời phán: “Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp ḷng Cha”. Phúc Âm của Chúa.
SUY NIỆM Huấn Từ Truyền Tin của ĐTC GPII về
Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa Chúa Nhật 11/1/2004 1.- Hôm nay là
ngày cử hành Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa. Các Phúc Âm tŕnh thuật rằng Chúa
Giêsu đă đến với Gioan Tẩy Giả ở gần Sông Dược Đăng mà xin thánh nhân làm phép
rửa thống hối cho. Thế nhưng, ngay sau đó, đang khi Người cầu nguyện th́ “Thánh
Thần đă xuống trên Người với h́nh chim bồ câu. Rồi từ trời có tiếng phán: ‘Con
là Con yêu dấu của Cha; Cha hài ḷng về Con’” (Lk 3:21-22). Đây là lần đầu tiên căn tính thiên sai
của Chúa Giêsu được bộc lộ một cách công khai, sau cuộc tôn thờ của
các Nhà Đạo Sĩ. Đó là lư do tại sao phụng vụ liên kết Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép
Rửa với Lễ Chúa Giêsu Tỏ Ḿnh Ra Hiển Linh, bằng một cái nhẩy vọt về thứ tự thời
gian 30 năm. Con Trẻ được ba Nhà Đạo Sĩ tôn thờ như vị vua thiên sai hôm nay
được Cha thánh hiến trong Thánh Thần. 2. Nơi biến cố
Phép Rửa ở Sông Dược Đăng, “kiểu cách” thiên sai của Chúa Giêsu đă được thể hiện
rơ ràng, đó là Người đến như là “Chiên Thiên Chúa” để gánh vác và xóa bỏ tội lỗi
trần gian (x Jn 1:29,36). Đó là những ǵ Vị Tẩy Giả đă giới thiệu với các môn đệ
của ngài (x Jn 1:36). Cũng thế, sau khi đă cử hành một đại biến cố Nhập Thể vào
dịp Lễ Giáng Sinh, chúng ta cũng được kêu gọi dể gắn mắt nh́n lên Chúa Giêsu,
một dung nhan nhân loại của Thiên Chúa và là một dung nhan thần linh của con
người. 3. Mẹ Maria Rất
Thánh là bậc thày siêu đẳng về việc chiêm niệm. Nếu Mẹ đă phải chịu khổ theo
tính nhân loại khi thấy Chúa Giêsu bỏ Nazarét, th́ nơi việc tỏ ḿnh của Người,
Mẹ đă nhận được một thứ ánh sáng và sức mạnh mới cho cuộc hành tŕnh đức tin.
Việc Chúa Giêsu lănh nhận phép rửa trở thành mầu nhiệm ánh sáng đầu tiên đối với
Mẹ Maria cũng như đối với toàn thể Giáo Hội. Chớ ǵ biến cố này soi chiếu đường
đi nước bước cho tất cả mọi Kitô hữu!
VINH QUANG BA NGÔI
NƠI VIỆC CHÚA
GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA
Bài
Giáo Lư của ĐTC GPII ngày 12/4/2000
1-
Bài đọc vừa được công bố đă đưa chúng ta đến bờ sông Dược-Đăng. Hôm nay, tâm
linh chúng ta dừng lại ở bên bờ của một con sông chảy qua hai Giao Ước Thánh
Kinh để chiêm ngưỡng cuộc thần hiển cao cả của Chúa Ba Ngôi trong ngày Chúa
Giêsu được đưa ra ánh sáng lịch sử, thời điểm bắt đầu sứ vụ công khai của Người,
nơi chính những gịng nước ấy.
Nghệ thuật Kitô giáo nhân cách hóa
con sông này như là một ông lăo bàng hoàng sửng sốt nh́n thấy những ǵ đang xẩy
ra trong đáy nước của ḿnh. Như phụng vụ Byzantine xướng lên “Đức Kitô Vầng Thái
Dương được rửa” trong gịng sông này. Cũng theo phụng vụ này, ở Buổi Kinh Ban
Mai của ngày Thần Hiển hay Hiển Linh của Chúa Kitô, đă giả bộ đối thoại với con
sông này như sau: “Ôi Dược-Đăng, phải chăng những ǵ ngươi thấy đă làm ngươi hết
sức chấn động? Tôi đă thấy Đấng Vô H́nh trần trụi và tôi rung động. Làm sao thấy
Người như thế mà người ta lại không rung động và bị dội lại chứ? Thấy Người như
thế các thiên thần rung động, các tầng trời nhẩy mừng, trái đất rung chuyển,
biển khơi cùng với tất cả mọi vật hữu h́nh và vô h́nh bật ngửa. Chúa Kitô xuất
hiện ở sông Dược-Dăng để chúc lành cho tất cả mọi gịng nước!”
2-
Việc Chúa Ba Ngôi hiện diện ở biến
cố này được tất cả các tŕnh thuật Phúc Âm về biến cố ấy xác nhận một cách rơ
ràng. Chúng ta vừa nghe một tŕnh thuật đầy đủ nhất, đó là tŕnh thuật của Thánh
Mathêu, một tŕnh thuật bao gồm cả cuộc đối thoại giữa Chúa Giêsu và Vị Tẩy Giả.
Ở tâm điểm của cảnh tượng này, chúng ta thấy nhân vật Kitô, Đấng Thiên Sai đến
để làm trọn tất cả những ǵ là công chính (x Mt 3:15). Người là Đấng làm trọn dự
án cứu độ thần linh, bằng việc khiêm nhượng cho thấy ḿnh liên kết với tội nhân.
Việc Người tự nguyện hạ ḿnh ấy đă
làm cho Người được tôn vinh cao cả: tiếng của Chúa Cha từ trời tuyên bố về Người
rằng: “Đây là Con yêu dấu của Ta, Ta rất hài ḷng về Người” (ibid, câu 17). Câu
này bao gồm hai phương diện có tính cách thiên sai của Chúa Giêsu, đó là phương
diện vương gia Đavít, ở chỗ gợi lại bài thánh ca vương giả (x Ps 2:7), và phương
diện ngôn xứ, ở chỗ dẫn trích bài ca thứ nhất về Người Tôi Tớ Giavê (x Is 42:1).
Qua hai phương diện này, mối liên hệ yêu thương sâu xa của Chúa Giêsu với Cha
trên trời và việc Người được phong làm Đấng Thiên Sai đă được tỏ ra cho toàn thể
nhân loại thấy.
3-
Chúa Thánh Thần xuất hiện trong trường hợp này dưới h́nh dạng của một “con chim
bồ câu” “xuống... và đậu” trên Chúa Kitô. Có thể trích dẫn một số đối chiếu
Thánh Kinh để cắt nghĩa những h́nh ảnh này, chẳng hạn chim bồ câu cho thấy cơn
lụt chấm dứt và mở màn cho một kỷ nguyên mới (x Gn 8:8-12; 1Pt 3:20-21), chim bồ
câu trong sách Diễm T́nh Ca biểu hiệu cho người nữ t́nh nhân (x Sg 2:14, 5:2,
6:9), chim bồ câu như là một mă giáp biểu hiệu cho dân Yến Duyên trong một số
đoạn ở Cựu Ước (x Hos 7:11; Ps 68:14).
Việc dẫn giải của người Do Thái về
đoạn trong sách Khởi Nguyên (1:2) cũng có một tầm vóc quan trọng, một dẫn giải
cho thấy Thần Linh di động trên các gịng nước nguyên sơ với một tính cách dịu
dàng từ mẫu: “Thần Linh Thiên Chúa di động trên mặt các gịng nước như một con
chim bồ câu phủ cánh ấp ủ các đứa con nhỏ của ḿnh mà không động chạm ǵ đến
chúng” (Talmud, Hagigah 15a). Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Chúa Giêsu
như quyền lực của t́nh yêu siêu măn. Nói đến chính Việc Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa,
Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo dạy rằng: “Thần Linh mà Chúa Giêsu có tṛn
đầy từ khi đầu thai đă đến ‘đậu trên Người’. Chúa Giêsu sẽ là nguồn Thần Linh
cho toàn thể nhân loại” (số 536).
4-
Bởi thế, tất cả Ba Ngôi hiện diện ở sông Dược-Đăng để mạc khải mầu nhiệm này, để
chứng thực và hỗ trợ cho sứ vụ của Chúa Kitô, cũng như để cho thấy rằng nơi
Người lịch sử cứu độ đă đến giai đoạn trọng yếu và cuối cùng. Mầu nhiệm này bao
gồm cả thời gian và không gian, sự sống con người và lănh vực thiên nhiên, nhưng
trước hết liên quan đến tất cả Ba Ngôi Thiên Chúa. Ngôi Cha kư thác cho Ngôi Con
sứ vụ mang lại “đức công chính”, tức là làm hoàn tất ơn cứu độ thần linh. Giám
mục Chromatius cai quản giáo phận Aquileia ở thế kỷ thứ bốn trong một bài giảng
về Phép Rửa và Thánh Linh đă nói như sau: “Như việc tạo dựng đầu tiên của chúng
ta là công việc của Ba Ngôi thế nào th́ việc tạo dựng lần thứ hai của chúng ta
cũng là công việc của Ba Ngôi như vậy. Ngôi Cha không làm ǵ mà không có Ngôi
Con và Thánh Linh, v́ việc làm của Cha cũng là việc làm của Con và của Thánh
Linh. Chỉ có cùng một ân sủng duy nhất của Ba Ngôi Thiên Chúa. Bởi thế chúng ta
được Ba Ngôi cứu độ v́ từ ban đầu chúng ta đă được Ba Ngôi duy nhất dựng nên” (Bài
Giảng 18A).
5-
Sau khi Chúa Giêsu lănh nhận phép
rửa th́ sông Dược-Đăng trở thành con sông của Phép Rửa Kitô Giáo, ở chỗ, theo
truyền thống rất yêu chuộng của các Giáo Hội Đông Phương, nước của bể rửa tội là
gịng sông Dược-Đăng thu nhỏ. Lời nguyện phụng vụ sau đây cho thấy điều ấy: “Ôi
Chúa, chúng con nguyện cầu tác động thanh tẩy của Ba Ngôi, bằng quyền năng, tác
động và hiện diện của Chúa Thánh Thần, thực hiện trên nước rửa tội và ban cho
nước ơn cứu chuộc cùng phúc lành của sông Dược-Đăng” (Kinh Tối Trọng Thể kính
Cuộc Hiển Linh Thánh của Chúa Giêsu Kitô, Chúa Chúng Ta, Chúc Lành cho Nước).
Thánh Pauline Nôla dường như cũng
có cùng một tư tưởng như thế, qua một số câu ngài đặt ra để ghi vào nơi rửa tội:
“Từ bể rửa tội này, bể rửa tội ban sự sống cho các linh hồn cần đến ơn cứu độ,
chảy một con sông ánh sáng thần linh sự sống. Chúa Thánh Thần từ trời xuống trên
con sông này để liên kết nước thánh với nguồn mạch trên trời; một mạch suối đầy
Thiên Chúa làm phát sinh ra gịng dơi thánh thiện nhờ thứ nước hiệu năng của
ḿnh bởi hạt giống trường sinh bất diệt” (Bức Thư 32, 5). Nổi lên từ thứ nước
tái sinh của bể rửa tội, Kitô hữu bắt đầu hành tŕnh sự sống và chứng
nhân của ḿnh.
(
D̉NG SÔNG VÀ ÁNH SÁNG Khi Chúa Giêsu d́m ḿnh dưới ḍng sông Giođan, là lúc các tầng trời mở ra, Chúa Thánh Thần xuất hiện, và Chúa Cha lên tiếng. Một cuộc hiển lộ công khai giữa trời và đất, giữa Thiên Chúa và con người: “Vậy khi tất cả dân chúng chịu phép rửa, và chính lúc Chúa Giêsu cũng đă chịu phép rửa xong, Người đang cầu nguyện, th́ trời mở ra và Thánh Thần Chúa ngự xuống trên Người dưới h́nh chim bồ câu và có tiếng từ trời phán: “Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp ḷng Cha” (Luc 3: 21-22). Gioan làm phép rửa bên ḍng sông Giođan, nhưng chắc chắn một điều là nước sông Giođan không thể rửa sạch tội khiên của những người được rửa. Nước sông ấy cũng không thay đổi ǵ đối với Chúa Giêsu, Đấng vô tội và là Con Thiên Chúa, v́ thế, Gioan đă ngần ngại không dám rửa cho Ngài: “Chính tôi cần được Ngài rửa cho, tại sao Ngài lại đến với tôi” (Mt 3:14). Nhưng Chúa Giêsu đă nói với Gioan rằng Ngài cần phải hoàn tất mọi lề luật, trong đó có phép rửa của chính ông: “Hăy cứ làm như thế bây giờ, v́ chúng ta cần phải chu toàn mọi điều Thiên Chúa truyền dậy” (Mt 3:15). Chính do thái độ Ngài khiêm tốn chấp nhận phép rửa của Gioan, Chúa Giêsu đă làm Chúa Cha vui ḷng. Hành động ấy c̣n mang một ư nghĩa khác, đó là phép rửa mà Ngài sẽ thiết lập sau này. “Con là Con yêu dấu Cha, Con đẹp ḷng Cha” (Lc 3:22). Chúa Cha đă tặng Chúa Con một lời khen bao gồm tất cả mọi vẻ đẹp với một ư nghĩa bao trùm vạn vật, vũ trụ. Đọc Thánh Luca, ta có cảm tưởng như Chúa Con đang đứng đó, giữa tâm điểm của vũ trụ, núi sông hùng vỹ, và giữa thanh thiên, bạch nhật, tiếng Chúa Cha đă vang dội đất trời với sự chứng giám của Thánh Thần. Thiên Chúa Ba Ngôi đă xuất hiện, nhận lấy nhân loại qua từng thời đại được tái sinh trong bí tích Rửa Tội, và hài ḷng về công tŕnh sáng tạo cũng như cứu chuộc và thánh hóa của ḿnh: “Con là Con yêu dấu Cha, Con đẹp ḷng Cha”. Ḍng sông Giođan, do đó, là biểu tượng cho một ḍng sông t́nh thương đổ vào biển cả t́nh yêu Thiên Chúa. Ḍng sông đưa nhân loại về với Thiên Chúa, với vĩnh hằng. Nó cũng chính là Đức Kitô, Đấng Thiên Sai. Nước sông Giođan, v́ thế cũng chỉ là biểu tượng cho ân sủng tràn đầy mà Chúa Cha muốn chuyển lưu vào tâm hồn con người. Cùng với ơn thánh hóa của Thánh Thần, t́nh yêu Thiên Chúa sẽ cuốn trôi quá khứ tội lỗi của con người, và làm bừng lên sức sống mới một cách dồi dào, phong phú. Nước ấy cũng là biểu tượng cho những giọt mồ hôi Con Thiên Chúa sẽ phải đổ ra trên hành tŕnh truyền giáo trong khi chinh phục các tâm hồn. Nó c̣n là h́nh bóng những giọt mồ hôi ḥa máu qua cơn hấp hối khi Ngài gánh lấy tội thiên hạ trong vườn Cây Dầu. Và là tượng trưng những giọt nước đổ ra từ cạnh sườn Ngài trên thập giá. Trên cây thập giá, Chúa Giêsu đă khai mở thượng nguồn con sông t́nh yêu và xót thương mà trải qua mọi thời đại, tất cả những ai d́m ḿnh dưới ḍng sông ấy đều được rửa sạch, thánh hóa, và được Chúa Cha yêu thương. Thiên Chúa Cha vui v́ Chúa Con. Ngài cũng sẽ vui khi thấy Chúa Con đưa về cho Ngài những anh em ḿnh, là mỗi Kitô hữu, những người sẽ lănh nhận quyền làm con Thiên Chúa qua Bí Tích Thánh Tẩy. Những người sẽ hiệp thông với Chúa Cha qua quyền năng Chúa Thánh Thần, và được sống trong ḍng sông ân sủng của Ngài. Chúa Giêsu không những chỉ là một ḍng sông, Ngài c̣n là ánh sáng soi cho muôn dân trên con đường về trời. Aùnh sáng soi muôn dân, đó là một trong 5 ư tưởng chính mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă muốn mọi Kitô hữu phải suy niệm khi thêm vào những điều mà Ngài gọi là Mầu Nhiệm Ánh Sáng trong kinh Mân Côi. Ở đó, biến cố Chúa Giêsu chịu phép rửa được coi là biến cố bắt đầu cho những chuỗi ngày hoạt động và truyền giáo của Chúa Giêsu. Ngài là ánh sáng của Chúa Cha, được cả Chúa Cha và Chúa Thánh Thần liên kết giới thiệu với nhân loại. Nhưng để được gọi là “con yêu dấu của Cha”, và để được xem như những người con “làm đẹp ḷng Cha”, người Kitô hữu cũng phải tự d́m ḿnh trong ḍng thánh sủng. Ḍng sông đă được khai thông qua phép rửa, và được tài bồi do phù sa do cái chết và phục sinh của Chúa Giêsu. Một ḍng sông không ngừng được khai quang, thánh hóa bởi quyền năng của Thánh Thần. Nước của ḍng sông Giođan mang tính cách gột rửa. Tâm hồn người Kitô hũu khi đă lănh nhận Bí Tích Rửa Tội cũng phải ḥa ḿnh vào ḍng chính của đời sống Ba Ngôi Thiên Chúa. Họ cần phải để Ngài thanh tẩy. Họ phải can đảm gột bỏ quá khứ, cái quá khứ từng làm họ bị lệ thuộc và nô lệ cho đam mê, dục vọng, và cho quyền lực của Satan. Nhưng điểm quan trọng hơn là khi lên khỏi bờ, được hồi sinh trong ơn Thánh, cũng là lúc họ phải ra đi đem tin mừng đến cho mọi người như ḍng sông chuyển lưu phù sa, làm tươi mát, và đem lại hoa mầu cho những lưu vực quanh nó.
Chúa Giêsu chịu phép rửa
là để mở màn cho cuộc đời công khai rao truyền lời chân lư. Người Kitô hữu sau
khi lănh Bí Tích Rửa Tội cũng cần bước vào một cuộc sống thân mật và chứng nhân
cho tin mừng cứu độ. V́ qua phép Rửa Tội, người Kitô hữu cũng được tham dự vào
ơn gọi làm tiên tri, vương giả, và tư tế. Sự gột rửa và rũ bỏ quá khứ là để
chuẩn bị họ bước vào một cuộc đời mới, một sứ mạng mới trong đó họ sẽ là những
chứng nhân. Và cũng như Chúa Giêsu, họ phải trở nên những ḍng sông chuyên chở,
và ánh sáng chiếu soi của Tin Mừng giữa thế giới hôm nay. Trần Mỹ Duyệt
Tại sao Chúa chịu phép rửa
- Người chịu là để làm ǵ?
Để có thể trả lời một cách chính xác
cho vấn đề tại sao Chúa Kitô vô tội mà c̣n lănh nhận phép rửa của Gioan Tiền Hô,
trước hết, về nguyên tắc, chúng ta cần phải lưu ư đến yếu tố cốt lơi là Chúa
Kitô có hai bản tính, bản tính Thiên Chúa và bản tính nhân loại. Tuy nhiên,
trong hai bản tính được ngôi hiệp nơi Đấng Thiên Sai này, bản tính Thiên Chúa là
chính và bản tính nhân loại là phụ, bởi thế mới nói Người là Thiên Chúa Nhập Thể
hơn là Con Người Thần Linh. Đó là lư do Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo số 466
mới xác tín: “Nhân tính của Đức Kitô không có một chủ thể nào khác ngoài ngôi vị
thần linh Con Thiên Chúa, Đấng đă mặc lấy nhân tính ấy và biến nhân tính ấy
thành nhân tính của ḿnh”, và số 515 c̣n giải thích rơ hơn nữa như sau: “Nhân
tính của Người như là ‘một bí tích’, tức như là một dấu hiệu và là một dụng cụ,
của thần tính Người cũng như của ơn cứu độ Người mang đến, ở chỗ, những ǵ hữu
h́nh nơi đời sống trần gian của Người đều dẫn đến mầu nhiệm vô h́nh của vai tṛ
thiên tử và sứ vụ cứu chuộc của Người”. Số Giáo Lư 516 tóm lại thế này: “Toàn
thể đời sống trần gian của Chúa Kitô – lời Người nói, việc Người làm, Người
thinh lặng và Người khổ đau, cung cách Người sống động và nói năng thực sự – là
Mạc Khải của Chúa Cha”. Xin Chúa hăy sống trong chúng con, bằng Thánh Linh tràn đầy nhân tính của Chúa, Vị Thánh Linh đă được Chúa tỏ hiện khi lănh nhận phép rửa, đă thông ban cho các Tông Đồ sau khi sống lại từ trong cơi chết, và đă từ Cha sai đến với Giáo Hội sau khi thăng thiên, để chúng con trở nên xứng đáng là con cái Cha trên trời, như Mẹ Maria đầy ơn phúc. Amen.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL Đức Tin và Bí Tích Rửa Tội là Con Đường dẫn đến Ơn Cứu Độ Bài Giáo Lư của ĐTC Gioan Phaolô II (Thứ Tư ngày 1-4-1998)
heo Phúc Âm thánh Marcô th́ lời sau hết Chúa Giêsu truyền dạy các môn đệ của Người cho thấy cả đức tin lẫn bí tích rửa tội là đường lối duy nhất dẫn đến ơn cứu độ: “Ai tin và lănh nhận phép rửa sẽ được cứu độ; c̣n kẻ không tin sẽ bị luận phạt” (16:16). Và để ghi lại lệnh truyền giáo Chúa Giêsu đă bảo các Tông Đồ, thánh Mathêu nhấn mạnh đến sự liên hệ giữa phép rửa và việc rao giảng Phúc Aâm: “Các con hăy đi tuyển mộ môn đồ khắp mọi dân nước, rửa tội cho họ nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần” (28:19). Để đáp lại lới truyền của Chúa Kitô như thế, vào ngày Lễ Hiện Xuống, thánh Phêrô đă lên tiếng kêu gọi dân chúng trở lại, kêu mới những ai nghe thánh nhân lănh nhận bí tích rửa tội: “Anh em hăy ăn năn thống hối và mỗi người trong anh em hăy chịu phép rửa nhân danh Đức Giêsu Kitô để anh em được thứ tha tội lỗi; rồi anh em sẽ được lănh nhận tặng ân Thánh Linh” (Acts 2:38). Như thế, trở lại bao gồm chẳng những một thái độ nội tâm mà c̣n cả việc gia nhập cộng đồng Kitô giáo nhờ bí tích rửa tội nữa, một bí tích tẩy xóa tội lỗi và làm cho con người thành phần tử của Nhiệm Thể Chúa Kitô. 2- Để hiểu được ư nghĩa sâu xa của phép rửa, chúng ta phải suy niệm lại mầu nhiệm Chúa Giêsu chịu phép rửa vào khởi điểm cuộc đời công khai của Người. Mới nh́n th́ đây là một biến cố lạ thường, v́ phép rửa của thánh Gioan mà Chúa Giêsu nhận lănh là một phép rửa “thống hối”, tức phép rửa để sửa soạn cho con người lănh nhận phép rửa thứ tha tội lỗi. Chúa Giêsu đă thừa biết rằng Ngựi không cần phải chịu phép rửa thống hối này, v́ Người hoàn toàn vô tội. Có lần Người đă thách thức thành phần thù địch với Người rằng: “Ai trong qúi vị có thể kết tội Tôi?” (Jn.8:46). Thật ra, trong việc chịu phép rửa của thánh Gioan, Chúa Giêsu đă không lănh nhận nó để thanh tẩy chính ḿnh, mà là dấu hiệu tỏ ra việc Người gắn bó muốn cứu chuộc các tội nhân. Cử chỉ lănh nhận phép rửa của Người hệ tại ư hướng cứu độ của Người, v́ Người là “Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian” (Jn.1:29). Về sau Người đă gọi cuộc khổ nạn của Người là một “phép rửa”, diễn đạt phép rửa này như là một thứ trầm ḿnh trong đau khổ được Người chấp nhận để mang lại ơn cứu độ cho phần rỗi tất cả mọi người: “Thày phải lănh nhận một phép rửa. Thày sầu năo biết bao cho tới khi nó được hoàn tất” (Lk.12:50). 3- Nơi phép rửa Người lănh nhận ở sông Dược Đăng, Chúa Giêsu chẳng những đă tiên báo trước công việc khổ nạn cứu chuộc của Người, mà c̣n lănh nhận Thánh Linh được tuôn đổ đặc biệt xuống trên Người dưới h́nh thể một con chim bồ câu, như là Thần Linh giao ḥa và thiện ư thánh hảo. Cuộc hiện xuống này là tiền thân cho tặng ân Thánh Linh, Đấng sẽ được ban cho Kitô hữu khi họ lănh nhận bí tích rửa tội. Cũng có tiếng phán từ trời: “Con là Con yêu dấu của Cha; Cha rất hài ḷng v́ Con” (Mk.1:11). Chính Chúa Cha đă công nhận Con riêng của Ngài và đă tỏ ra mối liên hệ yêu thương giữa hai Đấng. Chúa Kitô thực sự được hiệp nhất với Chúa Cha trong một mối liên đệ đặc thù, v́ Người là Lời hằng sống “cùng bản thể với Chúa Cha”. Tuy nhiên, cũng có thể nói rằng, nhờ vai tṛ làm con cái do bí tích rửa tội mà có, những lời của Chúa Cha “Con là Con yêu dấu của Cha”, cũng ám chỉ cho từng người lănh nhận bí tích rửa tội và được tháp nhập vào Chúa Kitô. Như thế, nguồn gốc của bí tích rửa tội Kitô giáo và ư nghĩa phong phú của bí tích này được t́m thấy nơi việc Chúa Giêsu lănh nhận phép rửa. 4- Thánh Phaolô đă cắt nghĩa bí tích rửa tội chính yếu là một việc thông phần vào hoa trái của công cuộc Chúa Kitô cứu chuộc, khi thánh nhân nhấn mạnh đến nhu cầu từ bỏ tội lỗi và bắt đầu một cuộc sống mới. Thánh nhân đă viết cho Kitô hữu giáo đoàn Rôma: “Anh em không biết rằng tất cả chúng ta là những người đă được lănh nhận phép rửa trong Đức Giêsu Kitô hay sao? Thế nên, chúng ta đă được chôn táng với Người trong sự chết bởi bí tích rửa tội, để như Chúa Kitô nhờ vinh quang của Chúa Cha mà sống lại từ trong kẻ chết thế nào, chúng ta cũng bước đi trong cuộc sống mới như vậy” (6:3-4). V́ phép rửa là một việc trầm ḿnh vào mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô mà phép rửa Kitô giáo đă có một giá trị cao cả hơn rất nhiều những lễ nghi làm phép rửa của Do Thái và của dân ngoại, những lễ nghi gột rửa tượng trưng cho việc thanh tẩy song không có khả năng xóa bỏ tội lỗi. Trong khi đó phép rửa Kitô giáo là một dấu hiệu thực sự thanh tẩy lương tâm và thứ tha tội lỗi. Phép rửa Kitô giáo c̣n phát sinh một tặng ân cao cả hơn nữa, đó là một sự sống mới của Chúa Kitô phục sinh, là tặng ân biến đổi tội nhân đến tận gốc rễ. 5- Thánh Phaolô đă cho thấy hiệu qủa chính yếu của bí tích rửa tội khi thánh nhân viết cho Kitô hữu giáo đoàn Galata: “Tất cả anh em đă lănh nhận phép rửa trong Đức Kitô th́ anh em đă mặc lấy Người” (3:27). Kitô hữu mang sâu xa nơi ḿnh h́nh ảnh Chúa Kitô, ở tại tặng ân họ được trở thành những đứa con thừa nhận thần linh. Chính là v́ đă “rửa trong Chúa Kitô” mà Kitô hữu là “những người con cái của Thiên Chúa” một cách đặc biệt. Bí tích rửa tội làm nên một cuộc “tái sinh” thực sự. Chủ trương của Thánh Phaolô có liên hệ với giáo huấn của Phúc Aâm Thánh Gioan truyền lại, nhất là đoạn Chúa Giêsu đàm thoại với Nicôđêmô: “Con người sẽ không thể vào nước Thiên Chúa, nếu không được hạ sinh bởi nước và Thần Linh. V́ cái ǵ sinh bởi xác thịt là xác thịt, và cái ǵ sinh bởi Thần Linh là Thần Linh” (3:5-6). “Hạ sinh bởi nước” là một qui chiếu rơ ràng về bí tích rửa tội, một bí tích bởi vậy được coi như một cuộc tái sinh bởi Thần Linh. Nơi bí tích này con người lănh nhận Thần Linh sự sống, Đấng “đă thánh hiến” nhân tính của Chúa Kitô ngay từ giây phút Nhập Thể và cũng là Đấng chính Chúa Kitô tuôn tràn nhờ công việc cứu chuộc của ḿnh. Chúa Thánh Thần thực hiện việc hạ sinh và tăng trưởng nơi Kitô hữu một sự sống “thiêng liêng” thần linh. Sự sống này sinh động và thăng hóa hữu thể của họ. Nhờ Thần Linh, chính sự sống của Chúa Kitô sinh hoa kết trái nơi cuộc sống người Kitô hữu. Bí tích rửa tội là một tặng ân cao cả và diệu huyền biết bao! Rất mong rằng tất cả mọi con cái Giáo Hội sẽ ư thức sâu xa hơn về bí tích này, nhất là trong thời gian dọn mừng Cuộc Mừng Kỷ Niêm. (Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 8/4/1998)
Bí Tích Rửa Tội là Nền Tảng của Sự Hiệp Thông Bài Giáo Lư của ĐTC Gioan Phaolô II ngày 15-4-1998
uổi giáo lư hôm nay ở vào Tuần Bát Nhật Phục Sinh. Trong tuần này cũng như suốt cả thời gian kéo dài tới Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, cộng đồng Kitô hữu nhận thức một cách đặc biệt sự hiện diện sống động và chủ động của Chúa Kitô phục sinh. Trong khung cảnh rực rỡ ánh sáng và niềm vui thích hợp với Mùa Phục Sinh này, chúng ta tiếp tục những bài suy niệm của chúng ta để dọn mừng Cuộc Đại Hỷ Năm 2000. Hôm nay, một lầøn nữa, chúng ta nhắc lại bí tích Rửa Tội mà, nhờ ch́m ngập con người trong mầu nhiệm tử nạn và phục sinh của Chúa Kitô, con người được trở thành một người con của Thiên Chúa và được tháp nhập với Giáo Hội. Phép Rửa là một điều trọng yếu đối với cộng đồng Kitô hữu. Bức Thư gửi Kitô hữu giáo đoàn Eâphêsô đă đặc biệt kể Phép Rửa vào số những nền tảng của sự hiệp thông liên kết các môn đệ của Chúa Kitô lại với nhau: “Chỉ có một thân thể và một Thần Linh, cũng chỉ có một niềm hy vọng mà anh em được kêu gọi đến, chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép rửa, chỉ có một Thiên Chúa và là Cha của tất cả chúng ta” (Eph.4:4-6). Việc xác nhận chỉ có một Phép Rửa trong mối liên hệ với các nền tảng khác nơi sự hiệp nhất giáo hội có một tầm quan trọng đặc biệt. Thật vậy, Phép Rửa qui hướng về một Người Cha duy nhất, Đấng nhờ Phép Rửa ban cho mọi người chức phận làm con cái thần linh. Phép Rửa có liên hệ mật thiết với Đức Kitô là một Chúa duy nhất, Đấng nối kết những ai lănh nhận phép rửa vào Nhiệm Thể Người, nó cũng có liên hệ mật thiết với Chúa Thành Thần, nguyên lư hiệp nhất trong các tặng ân đa dạng. Là một bí tích của đức tin, Phép Rửa thông truyền một sự sống dẫn đến vĩnh cửu, và v́ thế nó hướng đến một niềm hy vọng trông mong vững vàng vào việc hoàn tất những lời hứa của Thiên Chúa. Một Phép Rửa duy nhất, v́ thế, nói lên sự hiệp nhất của toàn thể mầu nhiệm cứu chuộc. 2- Khi thánh Phaolô muốn nói lên sự hiệp nhất của Giáo Hội, th́ ngài so sánh Giáo Hội với một thân thể, Thân Thể Chúa Kitô, một thân thể được chính thức h́nh thành nhờ Phép Rửa: “V́ bởi một Thần Linh tất cả chúng ta đă được lănh nhận phép rửa làm nên một thân thể - Do Thái hay Hy Lạp, nô lệ hay tự do - và tất cả đă được uống cùng một Thần Linh” (1Cor.12:13). Chúa Thánh Thần là nguyên lư của sự hiệp nhất Thân Thể này, v́ Ngài làm cho cả Chúa Kitô là Đầu cùng với các chi thể của Người sống động. Trong việc nhận lănh Thần Linh, tất cả mọi người lănh nhận bí tích rửa tội, cho dù khác nhau về nguồn gốc, về chủng tộc, về văn hóa, về phái tính và về giai cấp xă hội, cũng đều được hiệp nhất nơi Thân Thể Chúa Kitô, đúng như lời thánh Phaolô nói: “Không c̣n là Do Thái hay Hy Lạp, không c̣n tự do hay nô lệ, không c̣n nam nhân hay nữ giới; v́ tất cả anh em là một trong Đức Giêsu Kitô” (Gal 3:28). 3- Dựa vào Phép Rửa, Bức Thư Thứ Nhất của thánh Phêrô thúc giục các Kitô hữu hăy tập trung chung quanh Chúa Kitô để giúp vào việc xây dựng lâu đài thiêng liêng được thành lập trên Người và bởi Người: “Hăy đến với Người (Đức Kitô), đến với tảng đá sống động bị con người loại bỏ nhưng lại được chọn và cao qúi trước nhan Thiên Chúa; và như những viên đá sống động anh em cũng xây dựng chính ḿnh làm một ngôi nhà thiêng liêng, thành một chức tư tế thánh thiện, để nhờ Đức Giêsu Kitô hiến dâng của lễ thiêng liêng đáng Thiên Chúa chấp nhận”. (2:4-5). Như thế, Phép Rửa nối kết tất cả mọi tín hữu lại trong cùng một thiên chức tư tế của Đức Kitô, cho phép họ tham phần vào việc thờ phượng của Giáo Hội, và làm cho đời sống của họ thành một lễ dâng thiêng liêng đáng Thiên Chúa chấp nhận. Phép rửa c̣n là một nguồn hoạt lực tông đồ. Công cuộc truyền giáo của thành phần lănh nhận bí tích rửa tội, theo ơn gọi của ḿnh, được Công Đồng Chung Vaticanô II, trong Hiến Chế Lumen Gentium, đă bàn giải sâu rộng và dậy rằng: “Mỗi một người môn đệ của Chúa Kitô có phận sự bó buộc phải truyền bá đức tin với tất cả năng lực của ḿnh” (đoạn 17). Trong Thông Điệp Redemptoris Missio, Tôi đă nhấn mạnh rằng bởi Phép Rửa mà tất cả mọi giáo dân đều là những nhà truyền giáo (xem đoạn 71). 4- Phép Rửa cũng là một khởi điểm trọng yếu cho việc đối thoại đại kết. Nói về các người anh em tách biệt của chúng ta, Sắc Lệnh về Đại Kết viết: “Đối với những người tin vào Đức Kitô và đă được lănh nhận phép rửa xứng hợp, th́ được hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo ở một mức độ dù chưa toàn vẹn” (Unitatis redintegratio, đoạn 3). Trên thực tế, một khi Phép Rửa được ban hiệu thành th́ làm phát sinh một sự tháp nhập thực sự với Chúa Kitô và làm cho tất cả mọi người lănh nhận phép rửa thật sự là anh chị em với nhau trong Chúa, bất kể giáo phái của ḿnh. Đây là điều Công Đồng Chung Vaticanô II dạy: “Bởi thế, Phép Rửa kiến tạo nên một mối kết liên bí tích vốn có giữa tất cả mọi người được tái sinh bởi Phép Rửa” (như đă trích, đoạn 22). Phép Rửa là một sự hiệp thông mở đầu cần phải được triển phát theo chiều hướng của sự hiệp nhất trọn vẹn, như chính Công Đồng Chung Vaticanô II thúc giục: “Thế nhưng, tự ḿnh, Phép Rửa chỉ là một cuộc bắt đầu, là một khởi điểm, v́ nó hoàn toàn được hướng về việc chiếm hữu trọn vẹn sự sống trong Chúa Kitô. Như thế, Phép Rửa được qui hướng về việc trọn vẹn tuyên xưng đức tin, về việc tháp nhập hoàn toàn vào thể chế cứu rỗi như chính Chúa Kitô mong muốn, và sau cùng về việc ḥa nhập vẹn toàn vào sự hiệp thông Thánh Thể” (cùng đoạn trên). 5- Trong chiều hướng của cuộc Mừng Kỷ Niệm, phương diện đại kết này của Phép Rửa đáng phải được đặc biệt nhấn mạnh (xem Tông Thư Ngàn Năm Thứ Ba Đang Đến, đoạn 41). Hai ngàn năm sau Chúa Kitô giáng sinh, Kitô hữu chẳng may đang tỏ cho thế giới thấy rằng ḿnh không hoàn toàn hiệp nhất với nhau như Người mong muốn và theo lời Người nguyện cầu. Thế nhưng, chúng ta đồng thời cũng không được quên tất cả những ǵ đă hiệp nhất chúng ta lại với nhau. Cuộc đối thoại về tín lư cần phải được cổ vơ ở mọi tầng lớp, cũng như việc cởi mở tương thân tương ái, việc cùng nhau hợp tác, và nhất là phong trào đại kết thiêng liêng của việc cầu nguyện, cũng như việc quyết tâm nên thánh. Aân sủng của Phép Rửa tự nó là một nền tảng để dựng xây sự hiệp nhất trọn vẹn được Thần Linh liên lỉ thôi thúc chúng ta. (Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 22/4/1998)
|