Thứ 5

Ngày 8/4: Thánh Walter (? – 1095)

Nhập vào Biển Đức và được chọn làm Đan Viện Phụ ở Pontoise.

Nhưng v́ yêu thuộng ẩn dật nên trốn đi ẩn tu.

Thánh nhân trở về bởi việc can thiệp của ĐTC.

Trốn đi lần nữa, song trước vạ tuyệt thông treo trên đầu,

Thánh nhân buộc ḷng phải trở về vĩnh viễn giữ chức vụ này.

 

 

 

Thứ Năm Tuần Thánh

Thánh Lễ Tiệc Ly

 


Bài Sách Thánh 1:
Ex.12:1-8,11-14

 

1 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê và ông A-ha-ron trên đất Ai-cập:2 "Tháng này, các ngươi phải kể là tháng đứng đầu các tháng, tháng thứ nhất trong năm.3 Hăy nói với toàn thể cộng đồng Ít-ra-en: Mồng mười tháng này, ai nấy phải bắt một con chiên cho gia đ́nh ḿnh, mỗi nhà một con.4 Nếu nhà ít người, không ăn hết một con, th́ chung với người hàng xóm gần nhà ḿnh nhất, tuỳ theo số người. Các ngươi sẽ tuỳ theo sức mỗi người ăn được bao nhiêu mà chọn con chiên.5 Con chiên đó phải toàn vẹn, phải là con đực, không quá một tuổi. Các ngươi bắt chiên hay dê cũng được.6 Phải nhốt nó cho tới ngày mười bốn tháng này, rồi toàn thể đại hội cộng đồng Ít-ra-en đem sát tế vào lúc xế chiều,7 lấy máu bôi lên khung cửa những nhà có ăn thịt chiên.8 C̣n thịt, sẽ ăn ngay đêm ấy, nướng lên, ăn với bánh không men và rau đắng.

11 Các ngươi phải ăn thế này: lưng thắt gọn, chân đi dép, tay cầm gậy. Các ngươi phải ăn vội vă: đó là lễ Vượt Qua mừng ĐỨC CHÚA.12 Đêm ấy Ta sẽ rảo khắp đất Ai-cập, sẽ sát hại các con đầu ḷng trong đất Ai-cập, từ loài người cho đến loài thú vật, và sẽ trị tội chư thần Ai-cập: v́ Ta là ĐỨC CHÚA.13 C̣n vết máu trên nhà các ngươi sẽ là dấu hiệu cho biết có các ngươi ở đó. Thấy máu, Ta sẽ vượt qua, và các ngươi sẽ không bị tai ương tiêu diệt khi Ta giáng hoạ trên đất Ai-cập.14 Các ngươi phải lấy ngày đó làm ngày tưởng niệm, ngày đại lễ mừng ĐỨC CHÚA. Qua mọi thế hệ, các ngươi phải mừng ngày lễ này: đó là luật quy định cho đến muôn đời.
 

Bài Sách Thánh 2: 1Cor.11:23-26
 

23 Thật vậy, điều tôi đă lănh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em: trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh,24 dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Ḿnh Thầy, hiến tế v́ anh em; anh em hăy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy."25 Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói: "Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hăy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy."26 Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh em loan truyền Chúa đă chịu chết.

 

Bài Phúc Aâm: Jn.13:1-15

 

1 Trước lễ Vượt Qua, Đức Giê-su biết giờ của Người đă đến, giờ phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về ḿnh c̣n ở thế gian, và Người yêu thương họ đến cùng.2 Ma quỷ đă gieo vào ḷng Giu-đa, con ông Si-môn Ít-ca-ri-ốt, ư định nộp Đức Giê-su.3 Đức Giê-su biết rằng: Chúa Cha đă giao phó mọi sự trong tay Người, Người bởi Thiên Chúa mà đến, và sắp trở về cùng Thiên Chúa,4 nên trong một bữa ăn, Người đứng dậy, rời bàn ăn, cởi áo ngoài ra, và lấy khăn mà thắt lưng.5 Rồi Đức Giê-su đổ nước vào chậu, bắt đầu rửa chân cho các môn đệ và lấy khăn thắt lưng mà lau.
6 Vậy, Người đến chỗ ông Si-môn Phê-rô, ông liền thưa với Người: "Thưa Thầy! Thầy mà lại rửa chân cho con sao? "7 Đức Giê-su trả lời: "Việc Thầy làm, bây giờ anh chưa hiểu, nhưng sau này anh sẽ hiểu."8 Ông Phê-rô lại thưa: "Thầy mà rửa chân cho con, không đời nào con chịu đâu! " Đức Giê-su đáp: "Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ chẳng được chung phần với Thầy."9 Ông Si-môn Phê-rô liền thưa: "Vậy, thưa Thầy, xin cứ rửa, không những chân, mà cả tay và đầu con nữa."10 Đức Giê-su bảo ông: "Ai đă tắm rồi, th́ không cần phải rửa nữa; toàn thân người ấy đă sạch. Về phần anh em, anh em đă sạch, nhưng không phải tất cả đâu! "11 Thật vậy, Người biết ai sẽ nộp Người, nên mới nói: "Không phải tất cả anh em đều sạch."12 Khi rửa chân cho các môn đệ xong, Đức Giê-su mặc áo vào, về chỗ và nói: "Anh em có hiểu việc Thầy mới làm cho anh em không?13 Anh em gọi Thầy là "Thầy", là "Chúa", điều đó phải lắm, v́ quả thật, Thầy là Thầy, là Chúa.14 Vậy, nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà c̣n rửa chân cho anh em, th́ anh em cũng phải rửa chân cho nhau.15 Thầy đă nêu gương cho anh em, để anh em cũng làm như Thầy đă làm cho anh em.

 

Chiêm Ngắm Lời Chúa là Thần Linh:

"Trước ngày lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu nhận thấy rằng đă đến giờ Người bỏ thế gian này mà về cùng Cha. Người đă yêu thương thành phần riêng của Người ở thế gian này, và Người c̣n muốn tỏ bày ḷng của Người yêu họ cho đến cùng. Ma qủi đă dụ dỗ Giuđa, con của Simon -ch-Ca, nộp Chúa Giêsu' nên trong bữa ăn tối, Chúa Giêsu - biết rơ Người từ Thiên Chúa mà đến và sẽ trở về cùng Thiên Chúa là Cha, Đấng đă ban mọi sự cho Người - đă chỗi dậy khỏi bữa ăn và cởi áo ḿnh ra. Người lấy một cái khăn, quấn lại quanh ḿnh. Đoạn Người đổ nước vào chậu và bắt đầu rửa chân cho các môn đệ của Người, và lấy khăn quấn quanh ḿnh mà lau chân cho họ... Nếu Ta là Thày và là Chúa mà c̣n rửa chân cho các con th́ các con cũng phải rửa chân cho nhau. Điều Thày vừa làm là để làm gương cho các con: Thày đă làm thế nào, các con cũng phải làm theo như vậy": "Chúa phán cùng Moisen và Aaron trong đất Ai Cập: 'Tháng này sẽ mở đầu cho năm niên lịch của các người' các người sẽ kể nó là tháng đầu tiên trong năm. Các người hăy bảo toàn thể cộng đồng -ch Diên rằng: Vào ngày mùng 10 của tháng này, mỗi một gia đ́nh phải kiếm cho ḿnh một con chiên non (con chiên đực được một năm và vô t́ vết)... Các người phải giữ nó cho đến ngày 14 trong tháng, rồi cùng với toàn thể cộng đồng -ch Diên hiện diện, con chiên non sẽ được sát tế trong lúc chiều tối. Họ sẽ lấy một ít máu của nó mà bôi lên hai cánh cửa và khung cửa của mỗi nhà cùng chia phần con chiên non. Cũng vào đêm hôm ấy họ sẽ ăn thịt nướng của nó với bánh không men và rau đắng... Ngày này sẽ là một ngày lễ tưởng niệm của các người, mà mọi thế hệ của các người trong cuộc lữ hành sẽ cử hành kính Thiên Chúa như một thiết lập vĩnh viễn" - "Chén chúc tụng là sự thông hiệp máu Chúa Kitô"' "Chúa Giêsu, vào đêm Người bị bội phản, cầm lấy bánh, sau khi tạ ơn, đă bẻ ra mà nói: 'Này là ḿnh Ta hiến cho các con. Các con hăy làm việc này mà nhớ đến Ta'. Cũng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối, Người cầm lấy chén mà nói: 'Chén này là tân ước trong máu Ta. Khi nào các con uống, các con hăy làm mà nhớ đến Ta'. Bởi thế, mỗi lần anh em ăn bánh này và uống chén này là anh em công bố cái chết của Chúa, cho đến khi Người đến".


Cảm Nghiệm Lời Chúa là Sự Sống:

"Con Người hiến mạng: v́ yêu đến cùng". Có một điều đáng chú ư trong ngày Thứ Năm Thánh, đó là, trong Phụng Vụ Lời Chúa, Phúc Âm, bài đọc chính, lại không hề nói ǵ đến việc Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể và Bí Tích Tư Tế Thừa Tác, hai biến cố quan trọng nhất liên hệ đến chính việc Phụng Vụ của Giáo Hội, mà lại là bài đọc thứ hai. Chắn chắn Giáo Hội phải có ư ǵ khi chọn làm như thế. Một điều cũng cần chú ư ở đây nữa, đó là, trừ Phúc Âm của Thánh Lễ Vọng Phục Sinh trong ngày Thứ Bảy Thánh được trích từ bộ ba Phúc Âm Nhất Lăm, c̣n ngoài ra, trong hai ngày Thứ Năm và Thứ Sáu Tuần Thánh, Phúc Âm được trích từ Phúc Âm theo thánh Gioan.

Phải chăng, v́ trong Chúa Nhật Vượt Qua, Phúc Âm Nhất Lăm tŕnh thuật Biến Cố Vượt Qua có tính cách khách quan, mà hai ngày Thứ Năm và Thứ Sáu Thánh này, hai ngày ở trong tuần sau Chúa Nhật Vượt Qua, Giáo Hội muốn dùng Phúc Âm thánh Gioan để vạch ra cho con cái ḿnh thấy rơ hơn phương diện chủ quan của Biến Cố Vượt Qua, phương diện nói lên nguyên động lực Vượt Qua của Chúa Kitô, ở chỗ "v́ yêu đến cùng", cũng như nói lên cách thức Người đă tỏ t́nh yêu đến cùng của Người, ở chỗ Người đă đổ hết máu ḿnh ra, hai chi tiết này không hề được Phúc Âm Nhất Lăm đề cập tới.

Theo tinh thần của toàn Biến Cố Vượt Qua, Chúa Kitô đă thực sự "muốn tỏ bày ḷng của Người yêu họ cho đến cùng" (Phúc Âm). Tuy nhiên, theo ư nghĩa được diễn đạt qua mạch văn của bài Phúc Âm, th́ Phụng Vụ Lời Chúa trong ngày Thứ Năm Tuần Thánh nói đến việc "Người c̣n muốn tỏ bày ḷng của Người yêu họ cho đến cùng", ở ngay "trong bữa ăn tối" (Phúc Âm), khi Người "đă chỗi dậy khỏi bữa ăn và cởi áo ḿnh ra. Người lấy một cái khăn, quấn lại quanh ḿnh. Đoạn Người đổ nước vào chậu và bắt đầu rửa chân cho các môn đệ của Người, và lấy khăn quấn quanh ḿnh mà lau chân cho họ" (Phúc Âm).

Tuy nhiên, việc Chúa Giêsu "muốn tỏ bày ḷng của Người yêu họ cho đến cùng" ở đây, không phải chỉ có ư nghĩa về mức độ của chính t́nh Người "đă yêu thương thành phần riêng của Người ở thế gian này" (Phúc Âm), mà c̣n có ư nghĩa yêu cả người môn đệ mà Người biết và sẽ loan báo rằng sẽ phản nộp Người (x.Jn.13:18,21).

Chính v́ thế, không phải hoàn toàn vô t́nh và ngẫu nhiên mà Lời Chúa "là Thần Linh" đă gắn liền hai chi tiết "yêu thương" và "phản nộp" lại với nhau. Điều này đă rơ ràng nơi Phúc Âm hôm nay: "Ma qủi đă dụ dỗ Giuđa, con của Simon -ch-Ca, nộp Chúa Giêsu' nên trong bữa ăn tối, Chúa Giêsu đă chỗi dậy khỏi bữa ăn và cởi áo ḿnh ra". Sự kiện này cũng hết sức tỏ tường nơi bài đọc thứ hai: "Vào đêm Người bị bội phản, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, sau khi tạ ơn, đă bẻ ra mà nói: 'Này là ḿnh Ta hiến cho các con. Các con hăy làm việc này mà nhớ đến Ta'".

Thật ra, việc Chúa Giêsu thiết lập Bí Tích Thánh Thể và Tư Tế Thừa Tác, như bài đọc thứ hai đề cập tới, đă đủ nói lên ḷng Người yêu thương thành phần riêng của Người đến cùng rồi, và thành phần được Người thương, cũng theo bài đọc 2, "mỗi lần (họ) ăn bánh này và uống chén này là (họ) công bố cái chết của Chúa, cho đến khi Người đến", v́ đó là, theo bài đọc thứ nhất, "một ngày lễ tưởng niệm của (họ), mà mọi thế hệ của (họ) trong cuộc lữ hành sẽ cử hành kính Thiên Chúa như một thiết lập vĩnh viễn". Thế nhưng, Chúa Giêsu chỉ thiết lập Bí Tích Thánh Thể sau khi đă rửa chân cho các môn đệ, trong đó cả cả Giuđa, môn đệ mà Người cố ư nói đến một cách khéo léo trước mặt các môn đệ khác: "'Không phải tất cả đă được rửa sạch', v́ Người biết kẻ phản bội Người" (Phúc Âm).

Như thế, căn cứ vào ư tứ được mạc khải qua lời Phúc Âm vừa trích dẫn trên đây, việc rửa chân cho các môn đệ của Chúa Giêsu chính là việc "Người muốn tỏ bày ḷng của Người yêu họ đến cùng", ở chỗ Người muốn tỏ bày ḷng của Người yêu thương đến cả người môn đệ, một trong số của các ngài, là kẻ sẽ bội phản Người. Bởi thế, trong toàn bộ Thánh Kinh nói chung và Phúc Âm nói riêng, không có một đoạn nào, bằng bài Phúc Âm của ngày Thứ Năm Tuần Thánh hôm nay, đă nói lên một cách sống động lời Chúa Giêsu minh định: "Thiên Chúa không sai Con xuống thế gian để luận phạt thế gian, song để thế gian có thể nhờ Người mà được cứu" (Phúc Âm Chúa Nhật 4 Mùa Chay năm B), và một cách đích xác lời Chúa Giêsu tuyên bố: "Con Người đến không phải để được hầu hạ mà là để hầu hạ" (Mt.20:28).

Ngoài ra, Chúa Giêsu "muốn tỏ bày ḷng của Người yêu họ cho đến cùng" như thế, tức yêu cả người môn đệ phản nộp ḿnh, được biểu hiệu qua việc rửa chân cho các môn đệ, là "để làm gương cho các con: Thày đă làm thế nào, các con cũng phải làm theo như vậy" (Phúc Âm). Đó cũng là lư do, cũng trong Bữa Tiệc Ly này, sau khi thiết lập Bí Tích Thánh Thể và Tư Tế Thừa Tác, Chúa Giêsu c̣n ban, qua các thánh Tông Đồ, cho Giáo Hội của Người Giới Luật Yêu Thương, một giới luật làm nên cũng như biểu hiệu cho Bản Chất Thần Linh của Giáo Hội: "Thày ban cho các con điều răn mới: đó là các con hăy yêu thương nhau. Thày đă yêu thương các con thế nào, các con cũng phải yêu thương nhau như vậy. Đó là dấu hiệu mà mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thày" (Jn.13:34-35).

Lạy Cha chúng con ở trên trời, Cha là "Đấng đă ban mọi sự cho Người" (Phúc Âm), Con Một của Cha, trong đó có chúng con là "thành phần riêng của Người ở thế gian" (Phúc Âm). Xin v́ t́nh của Người yêu thương chúng con cho đến cùng, một t́nh yêu hoàn toàn trung thực phản ảnh tấm ḷng giầu t́nh thương của Cha, sau khi chia gia tài cho đứa con của ḿnh, bị nó lấy đem đi phung phá vào cuộc sống buông tuồng của nó, vẫn trông mong nó trở về với ḿnh cho nó được sống. Chúng con xin dâng lên Cha "chén chúc tụng là sự thông hiệp máu Chúa Kitô" (đáp ca) như một Hy Tế Tạ Ơn đến muôn thuở muôn đời. Amen.

 

RỬA CHÂN & BẺ BÁNH

Trong ngày Thứa Năm Tuần Thánh, Chúa Giêsu đă làm hai việc gây một ấn tượng và h́nh ảnh mạnh mà nhân loại mọi đời không bao giờ có thể quên được. Đó là việc Ngài qú xuống rửa chân cho từng môn đệ, và việc Ngài lấy thân ḿnh và máu ḿnh làm của ăn và của uống nuôi dưỡng những người Ngài yêu thương.

Chúa qú xuống rửa chân cho môn đệ. Chuyện này có thể là một việc làm khôi hài mang tính cách kịch tính đối với người thường, nhưng hành động của Chúa Giêsu lại là một việc làm hoàn toàn sâu lắng, tâm linh và hết sức trang trọng. Đó là một việc làm của Thiên Chúa. Ngài muốn cho mọi người hiểu rằng Ngài thương yêu tất cả và từng người chúng ta như người cha yêu thương và săn sóc cho những con nhỏ của ḿnh.

Khi c̣n thơ trẻ, chúng ta ai cũng cần đến sự yêu thương và săn sóc của cha mẹ trong những chuyện vệ sinh tối thiểu như tắm rửa, gội đầu, xúc miệng, hay đáng răng. Mỗi khi chạy chơi ngoài đường về chân tay ḿnh mẩy đầy bụi và mồ hôi, lúc ấy bố hoặc mẹ lôi chúng ta vào pḥng tắm, tắm rửa, kỳ cọ, và lau lọt. Bàn chân và bàn tay của những đứa trẻ nơn nà, yếu ớt ấy không ngừng được bố hay mẹ hôn, vuốt ve và nâng nưu. Đó là những bàn chân, bàn tay của tuổi thơ.

Nhưng khi Chúa Giêsu qú xuống rửa, nâng nưu và hôn những bàn chân thô kệch, bướng bỉnh, dầy dạn phong sương, nứt nẻ v́ sỏi đá cuộc đời như bàn chân của Phêrô, Giacôbê, Gioan, Tôma, hoặc như bàn chân phản bội của Giuđa, th́ hành động ấy không c̣n ǵ để giải thích hơn là một dấu chứng t́nh yêu vô cùng và đầy xảm xúc của một người cha nhân lành trước khi từ biệt con cái ḿnh. Phêrô đă chẳng phô diễn được cái tính chất đơn sơ của một em nhỏ trước mắt bố ḿnh đó sao: “Không chỉ chân mà cả tay và đầu nữa” (Gio 13:9). Nhưng Chúa Giêsu đă nói với ông: “Người đă tắm rồi không cần rửa chỉ rửa chân thôi” (Gio 13:10). Và đây là một mẩu đối thoại hết sức t́nh nghĩa cha con. Đó chẳng phải là một thái độ dỗi hờn và ṿi vĩnh thơ trẻ của Phêrô và những lời giải thích đầy yêu thương của Chúa sao.

Sau khi đă chứng tỏ cho các Tông Đồ thấy t́nh Ngài thương yêu họ như thế nào, và sau khi đă chuẩn bị tâm lư họ, Ngài mới thực sự bước vào việc trao ban chính Ngài đó là Bí Tích Thánh Thể. Bằng h́nh thức bên ngoài là bánh và rượu, Chúa Giêsu trao ban Thịt và Máu ḿnh cho các Ông và toàn thể nhân loại.

Khi Ngài bị đánh đ̣n, đội măo gai máu me đầy ḿnh là lúc trái nho Thánh Thể của Ngài bị đưa vào máy ép. Khi Ngài vác thập giá, bị sức nặng của thập giá đè bẹp trên đường lên núi Sọ, là lúc hạt miến Thánh Thể của Ngài bị nghiền nát thành bột. Và khi Ngài thật sự bị chết treo trên thập giá, là lúc bột miến kia được hấp chín thành bánh, chất nho kia được dậy men và trở thành rượu nho thơm tho. Ngọn lửa đă đun chín bột. Chất men làm dậy nước nho thành rượu là T́nh Yêu của Ngài. Một t́nh yêu mà qua cách thức con người, Ngài vừa tỏ cho các Tông Đồ bằng cách cúi xuống và rửa chân cho các Ông.

Làm sao những con người tầm thường như chúng ta có thể hiểu được mầu nhiệm tiềm ẩn qua hành động rửa chân và bẻ bánh ấy. Làm sao chúng ta có thễ rung động và thật sự cảm thấy hân hoan, sung sướng khi lên rước Thánh Thể. Và làm sao ta có thể hiểu được rằng qua tấm bánh nhỏ bé, hoặc qua chén rượu kia, chúng ta đang ăn Ḿnh và uống Máu Thánh Chúa. Nhất là chúng ta làm sao có thể hiểu rằng tại sao Chúa lại phải làm như thế. Ngài không c̣n lựa chọn nào khác sao. Đến Tôma A’quinas cũng đă phải hết sức sững sờ khi suy đến điều này. Theo thánh nhân, nếu Thiên Chúa có cách nào khác hơn Bí Tích Thánh Thể để nói với con người về ḷng thương yêu của Ngài, th́ Ngài đă làm rồi. Như vậy có nghĩa là tuyệt vời. Có nghĩa là không c̣n ǵ hơn nữa. Và có nghĩa là trọn t́nh, trọn nghĩa. Đó cũng là tại sao Thánh Thể c̣n được gọi là Bí Tích T́nh Yêu.

Nhưhg không phải chỉ chúng ta ngày nay, mà ngay cả các Tông Đồ cũng có cùng một thái độ như vậy, v́ chính Chúa Giêsu đă nói cho biết trước: “Thần Chân Lư do Chúa Cha sai đến nhân danh Thầy sẽ dậy chúng con mọi điều và sẽ nhắc nhở chúng con mọi điều Thầy đă truyền dậy các con” (Gio 14:26), và nhờ chính Thần Khí Ngài, mà chúng ta hiểu rằng Thiên Chúa yêu thương con người, và v́ yêu thương Ngài đă lập nên Bí Tích Thánh Thể để ở lại và nuôi dưỡng đời sống tâm linh con người.

Như Chúa Giêsu trong bữa Tiệc Ly đă dậy các Tông Đồ là phải rửa chân cho nhau, và hăy cùng nhau Bẻ Bánh để nhớ đến Ngài, Chúa cũng muốn mọi Kitô hữu phải thực hiện đời sống tâm linh bằng hành động bác ái và thương yêu. Không thương yêu như Chúa thương yêu, ta không thể tha thứ và rửa chân cho nhau được. Trong t́nh yêu lứa đôi, hai người yêu nhau cũng không thể hôn nhau khi họ c̣n giận hờn, khó chịu với nhau, nói chi đến việc rửa chân và hôn chân nhau. Chỉ khi nào họ thương nhau, những việc làm ấy mới có ư nghĩa và mới diễn ra. Chúa muốn con cái Ngài cũng hành xử với nhau như thế. Hăy yêu thương nhau, hăy tha thứ cho nhau. T́nh thương ấy, lối sống ấy sẽ dẫn chúng ta đến việc bẻ bánh, chia sẻ sức sống thần linh qua Thánh Thể. Và đó là sự hy hiến của tinh thần Kitô Giáo, của những người mang danh Công Giáo. Thánh Phaolô trong thư gửi Giáo Đoàn Côrinthô đă viết: “Mỗi lần anh em ăn bánh và uống chén này, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết cho đến khi Ngài lại đến” (1 Cor 11:26). Mà hành động tuyên xưng thực tế nhất vẫn là thực hành đức ái trọn hảo.

Tiếp nhận sức sống thần linh từ Thánh Thể, rồi bằng sức mạnh của sức sống ấy, chúng ta chấp nhận tha thứ, yêu thương anh chị em ḿnh. Rồi lại với t́nh yêu thương tha thứ như vậy, chúng ta lại đến chia sẻ và kín múc sức mạnh từ Thánh Thể. Đó là sự luân chuyển của đời sống Kitô hữu. Là sự sống tâm linh của người Kitô hữu. Người Kitô hữu không thể nào chứng minh ḿnh là Kitô hữu nếu thiếu hành động và đời sống bác ái: “ Người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy, là các con thương yêu nhau” (Gio 13:35). Nhưng không người Kitô hữu nào có khả năng thực thi bác ái nếu họ không có sức sống thần linh Chúa trong người. Không được nuôi dưỡng bằng rượu và bánh t́nh yêu là Thánh Thể.

Nghi thức rửa chân và bẻ bánh của Bữa Tiệc Ly được diễn ra không chỉ riêng cho Thứ Năm Tuần Thánh mỗi năm, mà phải được diễn lại mọi ngày trong đời sống Kitô hữu chúng ta. Bởi v́ lúc nào chúng ta cũng có Chúa và anh chị em bên ḿnh. Có nghĩa là lúc nào chúng ta cũng cần phải chứng minh ḿnh là người Kitô hữu, và lúc nào chúng ta cũng cần được nuôi dưỡng bằng Ḿnh và Máu Thánh Chúa.

Trần Mỹ Duyệt

 

‘Giờ Khắc’ của Chúa Giêsu

là Thời Điểm Cứu Chuộc Nhân Loại

 (ĐTC GPII Bài giáo lư 6 về Chúa Kitô, Thứ Tư ngày 14-1-1998)

C

uộc cử hành Cuộc Mừng Kỷ Niệm sẽ mời gọi chúng ta chú ư đến giây phút cứu độ. Trong nhiều trường hợp khác nhau, Chúa Giêsu đă dùng chữ “giờ khắc” để nói đến giây phút theo như Chúa Cha ấn định để hoàn tất công cuộc cứu thế.

          Người đề cập đến chữ này ngay từ lúc mở màn cuộc đời công khai của ḿnh, ở tiệc cưới Cana, khi Người nghe thấy Mẹ Người yêu cầu thay cho đôi tân hôn đang gặp trục trặc v́ việc thiếu rượu. Để nói lên lư do tại sao Người không thể đáp ứng yêu cầu này, Chúa Giêsu đă nói cùng Mẹ Người rằng: “Giờ khắc của Tôi chưa đến” (Jn.2:4).

          Câu này hẳn có nghĩa là giờ khắc để Chúa Giêsu bắt đầu tỏ hiện quyền năng thiên sai của Người. Đó là một giờ khắc hệ trọng đặc biệt, như cuối đoạn Phúc Aâm này đă cho chúng ta biết rằng việc Người làm phép lạ này như “bắt đầu” hay “khởi sự” cho việc Người làm các sự lạ (x.Jn.2:11). Thế nhưng, từ chân trời, đă xuất hiện giờ khắc tử nạn và vinh quang của Chúa Giêsu (x.Jn.7:30,8:20,12:23-27,13:1,17:1,19:27), lúc mà Người hoàn tất công cuộc Cứu Chuộc nhân loại.

          Bằng việc thực hiện “sự lạ” nhờ lời chuyển cầu công hiệu của Mẹ Maria này, Chúa Giêsu đă tự tỏ ḿnh ra như Đấng Cứu Thế thiên sai. Trong lúc Người đến để gặp gỡ đôi tân hôn, th́ chính Người là Đấng bắt đầu công việc của Người như một Chàng Rể, khai mạc bữa tiệc cưới là h́nh ảnh vương quốc Thiên Chúa (x.Mt.22:2).

          2-       Cùng với Chúa Giêsu, giờ khắc đă mang lại một mối liên hệ mới với Thiên Chúa, giờ khắc mang lại một thể thức tôn thờ mới: “Giờ khắc đang đến, ngay lúc này đây, khi mà những kẻ tôn thờ chân chính sẽ tôn thờ Cha trong tinh thần và chân lư” (Jn.4:23). Nền tảng cho việc tôn thờ phổ quát này là ở chỗ, Con đă làm cho nam cũng như nữ, nhờ việc nhập thể của Người, thông phần vào việc con cái tôn thờ Cha. 

          “Giờ khắc” cũng là thời điểm tỏ hiện công việc của Con: “Thật vậy, thật vậy, Tôi cho qúi vị hay, giờ khắc đang đến, ngay lúc này đây, khi mà kẻ chết nghe thấy tiếng của Con Thiên Chúa, và những ai nghe thấy tiếng của Người sẽ được sống. V́ như Cha có sự sống trong ḿnh thế nào th́ Ngài cũng ban cho Con cũng có sự sống trong ḿnh như vậy” (Jn.5:25-26).

          Giờ khắc trọng đại xẩy ra trong lịch sử thế giới đó là lúc Con hiến sự sống ḿnh, làm cho những kẻ bị quyền lực tội lỗi cầm buộc nghe thấy tiếng nói cứu độ của Người. Đó là thời giờ Cứu Chuộc.

      3-       Tất cả cuộc sống trần gian của Chúa Giêsu chỉ hướng về giờ khắc này. Vào giây phút sầu thương ngay trước khi chịu tử nạn, Chúa Giêsu đă nói: “Giờ đây linh hồn Thày bối rối. Thày sẽ phải nói sao đây? ‘Lạy Cha, xin cứu Con khỏi giờ khắc này?’. Mà thôi đi, Con đă đến cũng chỉ v́ giờ khắc này” (Jn.12:27).

          Với những lời ấy, Chúa Giêsu đă bộc lộ thảm trạng nội tâm đang đè nặng linh hồn Người trước việc Người tiến đến việc hy hiến. Người có thể xin Cha tha cho ḿnh cuộc thử thách khiếp đảm này. Đàng khác, Người lại không muốn đào thoát định mệnh đau thương ấy của Người: “Con đă đến là v́ thế”.

        4-       Giờ khắc hệ trọng này là do Cha muốn và định như thế. Trước giờ khắc được ấn định theo dự án thần linh, các kẻ thù địch của Người không làm ǵ được Người.

          Đă có nhiều mưu đồ được thực hiện để ngăn chặn hay sát hại Người. Phúc Aâm thánh Gioan đă đề cập đến một trong những lần đối phương của Người ra tay song làm ǵ được Người: “Họ t́m cách bắt giữ Người; nhưng không ai đụng được đến Người, v́ giờ khắc của Người chưa tới” (Jn.7:30).

          Khi giờ khắc của Người đến, nó cũng là giờ khắc của các kẻ thù địch Người. “Đây là giờ khắc của các người và của quyền lực tối tăm”, Chúa Giêsu nói với “các trưởng tế, các đội trưởng đền thờ và các kỳ lăo đến bắt Người” (Lk.22:52-53).

          Trong giờ khắc tối tăm này, một giờ khắc dường như không ai có thể ngăn cản nổi quyền lực ngông cuồng của sự dữ.

          Tuy nhiên, giờ khắc này cũng vẫn ở trong quyền năng của Chúa Cha. Ngài cho phép các địch thù của Chúa Giêsu bắt được Người. Việc họ làm đă được nhiệm mầu gói ghém trong dự án Thiên Chúa phác họa trong việc cứu rỗi tất cả mọi người.

 5-       Bởi thế, giờ khắc của các kẻ thù địch đă bị lấn át bởi giờ khắc của Chúa Giêsu là giờ khắc tử nạn, giờ khắc Người hoàn tất sứ mệnh của ḿnh. Phúc Aâm thánh Gioan đă cho chúng ta thấy tâm trạng của Chúa Giêsu vào lúc bắt đầu Bữa Tiệc Ly: “Khi Chúa Giêsu biết rằng giờ khắc Người phải ĺa thế gian mà về cùng Cha đă điểm, th́ Người đă yêu thương những kẻ thuộc về Người c̣n ở trần gian Người vẫn yêu thương họ đến cùng” (Jn.13:1). Thế nên, giờ khắc này cũng là giờ khắc yêu thương, một t́nh yêu muồn yêu “cho đến cùng”, tức là, yêu bằng một hiến tặng tuyệt vời. Trong hy hiến của ḿnh, Chúa Kitô đă tỏ ra một t́nh yêu tuyệt hảo đối với chúng ta; Người không thể nào yêu thương chúng ta sâu đậm hơn được nữa!

          Giờ khắc quyết liệt này là giờ khắc của tử nạn cũng là giờ khắc của vinh quang. Theo Phúc Aâm thánh Gioan, đó là giờ khắc Con Người “bị treo lên khỏi đất” (Jn.12:32). Việc nâng lên trên Thập Giá là việc nâng lên vinh hiển thiên đ́nh. Lúc ấy là giờ khắc mở màn cho một mối liên hệ mới với nhân loại, nhất là với các môn đệ, như chính Chúa Giêsu đă loan báo: “Thày đă nói với các con điều này bằng những ám chỉ; đă đến giờ khắc Thày không nói với các con bằng những ám chỉ nữa, mà nói thẳng với các con về Cha” (Jn.16:25).

          Giờ khắc tuyệt đỉnh, sau hết, là lúc Con trở về cùng Cha. Giờ khắc này làm sáng tỏ ư nghĩa việc hy hiến của Người và làm trọn nghĩa giá trị của việc Người hy hiến cho nhân loại, thành phần được cứu chuộc và kêu gọi để nên một với Con trong việc Người trở về cùng Cha. 

 (tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 21/1/1998)