Chúa Nhật

13/6: Thánh Anthony of Padua (1195-1231)

Là một người Bồ Đào Nha,

Song lại sống ở Ư sau vụ vỡ tầu.

Từ ḍng Augustinô sang làm tu sĩ ḍng Phanxicô.

Trở thành một nhà giảng thuyết thời danh hiếm có.

Thường được gọi là “búa đập những kẻ rối đạo”.

Thường được kêu xin cho được t́m thấy những đồ thất lạc.

 


CHÚA NHẬT
LỄ M̀NH MÁU THÁNH CHÚA
 


BÀI ĐỌC I: Gen 14:18-20
“Ông mang bánh và rượu tới”

Bài trích sách Sáng Thế.

Trong những ngày ấy, Melkisêđê là vua thành Salem, đem bánh và rượu tới, v́ ông là thượng tế của Thiên Chúa Tối Cao, ông chúc phúc cho Abraham rằng:"Xin Thiên Chúa Tối Cao là Đấng tạo thành trời đất chúc phúc cho Abram, và đáng chúc tụng thay Thiên Chúa Tối Cao, v́ nhờ Người che chở, quân thù đă rơi vào tay ông”. Và Abram dâng cho ông một phần mười tất cả chiến lợi phẩm.

Lời của Chúa.


Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Con là Thượng tế tới muôn đời theo phẩm hàm Melkisêđê.

1.      Thiên Chúa đă ban bố cùng Chúa tôi rằng: “Con hăy ngồi bên hữu Ta, cho tới khi Ta bắt quân thù làm bệ kê dưới chân Con”.

2.      Đức Thiên Chúa từ Sion sẽ phô bày vương trượng quyền bính của Ngài rằng: “Con hăy thống trị giữa quân thù”.

3.      Các thủ lănh cùng hiện diện bên Con, ngày Con giáng sinh trong thánh thiện huy hoàng: “Trước rạng đông, tợ hồ sương sa, Ta đă sinh hạ ra Con”.

4.      Đức Thiên Chúa đă thề và không hối hận rằng: “Con là Thượng tế tới muôn đời theo phẩm hàm Melkisêđê”.


BÀI ĐỌC II: 1 Cor 11:23-26
“Mỗi khi anh em ăn và uống anh em loan truyền việc Chúa chịu chết”

Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, phần tôi, tôi đă lănh nhận nơi Chúa điều mà tôi đă truyền lại cho anh em, là Chúa Giêsu trong đêm bị nộp, Người cầm lấy bánh và tạ ơn, bẻ ra và phán: “Các con hăy nhận mà ăn, nầy là Ḿnh Ta, sẽ bị nộp v́ các con: Các con hăy làm việc nầy mà nhớ đến Ta”. Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối, Người cầm lấy chén và phán: “Chén nầy là Tân ước trong Máu Ta; mỗi khi các con uống, các con hăy làm việc nầy mà nhớ đến Ta”. V́ mỗi khi anh em ăn bánh và uống chén nầy, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa lại đến.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Chúa phán: “Ta là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh nầy, th́ sẽ sống muôn đời đời. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Lc 9:11b-17
“Tất cả đều ăn no nê”

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu nói với dân chúng về nước Thiên Chúa và chữa lành những kẻ cần được cứu chữa. Vậy khi đă xế chiều, nhóm mười hai đến thưa Người rằng: “Xin Thầy giải tán dân chúng, để họ đi vào trong các làng mạc và trại quanh đây mà trú ngụ và kiếm thức ăn, v́ chúng ta đang ở nơi hoang địa”. Nhưng Người nói với các ông: “Các con hăy cho họ ăn đi”. Các ông trả lời: “Chúng con chỉ có năm chiếc bánh và hai con cá, trừ phi chúng con phải đi mua thức ăn cho cả đám đông nầy. Số đàn ông độ năm ngàn”. Người nói với các môn đệ rằng: “Hăy cho họ ngồi xuống từng nhóm độ năm mươi người. Các ông đă là như thế, và bảo tất cả ngồi xuống. Chúa Giêsu cầm lấy năm chiếc bánh và hai con cá, nh́n lên trời, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và phân phát cho các môn đệ để các ông dọn ra cho dân chúng. Tất cả đều ăn no nê, và người ta thu lượm được mười hai thúng miếng vụn c̣n dư lại.

Phúc Âm của Chúa.

 

SUY NIỆM

Việc “cử hành Thánh Thể” và loan truyền Chúa Kitô có một liên hệ rất chặt chẽ

ĐTC GPII Giảng Lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa Ở Đền Thờ St. John Lateran Thứ Năm 10/6/2004


1. “V́ bao lâu anh em ăn bánh và uống chén này, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết cho tới khi Người lại đến” (1Cor 11:26).

Bằng những lời này, Thánh Phaolô nhắc nhở Kitô hữu giáo đoàn Côrintô rằng “bữa của Chúa” không phải chỉ là một cuộc hội họp vui vẻ mà c̣n trước hết là một cuộc tưởng niệm hy tế cứu chuộc của Chúa Kitô. Ai tham phần, như Vị Tông Đồ giải thích, th́ liên kết ḿnh với mầu nhiệm tử nạn của Chúa, đúng hơn, trở thành “sứ giả” của Người.

Bởi thế, giữa việc “cử hành Thánh Thể” và loan truyền Chúa Kitô có một liên hệ rất chặt chẽ. Để được hiệp thông với Người nơi việc tưởng niệm mầu nhiệm Vượt Qua tức là đồng thời trở thành những vị thừa sai của biến cố được lễ nghi hiện thực. Ở một nghĩa nào đó, tức là làm cho mầu nhiệm này hiện đại qua mọi thời đại cho tới khi Chúa lại đến.

2.     Anh chị em thân mến, chúng ta hăy sống lại thực tại tuyệt vời này nơi lễ trọng kính Ḿnh Thánh Chúa hôm nay, một lễ Giáo Hội chẳng những cử hành Thánh Thể mà c̣n long trọng rước kiệu, công khai loan báo rằng hy tế của Chúa Kitô được cống hiến cho phần rỗi của toàn thế giới.

Với tấm ḷng tri ân về tặng ân cao cả này, Giáo Hội gắn bó với Bí Tích Cực Linh này, v́ bí tích này là nguồn mạch và là tột đỉnh của hữu thể và hành động của chúng ta. “Ecclesia de Eucharistia vivit!” Giáo Hội sống bởi Thánh Thể và biết rằng sự thật này chẳng những thể hiện cảm nghiệm đức tin hằng ngày, mà c̣n bao gồm một cách tổng hợp cái cốt lơi của mầu nhiệm về bản chất của chính Giáo Hội (x Thông Điệp “Ecclesia de Eucharistia”, 1).

3.      Kể từ Lễ Ngũ Tuần, Dân tân Ước “bắt đầu cuộc hành tŕnh lữ thữ của ḿnh tiến về quê hương thiên đ́nh, Bí Tích Thần Linh này đă tiếp tục liên kết những ngày sống của họ, làm cho những ngày ấy tràn ngập niềm hy vọng cậy trông” (ibid). Đặc biệt nghĩ đến điều ấy mà Tôi muốn giành cho Thánh Thể bức thông điệp đầu tiên trong tân thiên niên kỷ này và giờ đây Tôi hân hoan công bố Năm Thánh Thể đặc biệt. Năm này được bắt đầu bằng Hội Nghị Thánh Thể Thế Giới được ấn định từ 10-17/10/2004 ở Guadalajara (Mễ Tây Cơ), với chủ đề “Thánh Thể là Nguồn Mạch và là Tột Đỉnh của Đời Sống và Sứ Vụ của Giáo Hội”.

Nơi Thánh Thể, cộng đồng giáo hội được xây dựng như là một tân Gia Liêm, nguyên tắc hiệp nhất trong Chúa Kitô giữa những dân tộc và các quốc gia khác nhau.

4.      “Các con hăy lo cho họ ăn đi” (Lk 9:13)

Đoạn Phúc Âm chúng ta vừa nghe cách đây ít phút cống hiến một h́nh ảnh sống động về sự liên kết sâu xa giữa Thánh Thể và sứ vụ phổ quát của Giáo Hội. Chúa Kitô, “bánh hằng sống từ trời xuống” (Jn 6:51; x. Lời Công Bố Phúc Âm), là Đấng duy nhất có thể làm thỏa măn cơn đói của con người ở mọi thời và mọi nơi trên trái đất này.

Tuy nhiên, Người không muốn làm điều này một ḿnh, bởi thế, như trong việc hóa bánh ra nhiều, bao gồm cả thành phần môn đệ của ḿnh nữa: “Cầm lấy 5 chiếc bánh và hai con cá Người ngước mắt lên trời, chúc tụng và bẻ ra, trao cho các môn đệ để phân phát cho dân chúng” (Lk 9:16). Dấu lạ này là biểu hiệu cho một mầu nhiệm yêu thương cao cả được lập lại hằng ngày trong Thánh Lễ: Qua vị thừa tác viên thánh chức, Chúa Kitô ban Ḿnh và Máu của Người cho nhân loại được sự sống. Để rồi, tất cả những ai nuôi dưỡng ḿnh một cách xứng đáng ở bàn tiệc của Người, đều trở nên dụng cụ sống động cho việc hiện hữu yêu thương, xót thương và an b́nh của Người.

5.      “’Lauda, Sion, Salvatorem!’ Hỡi Sion, hăy chúc tụng Chúa Cứu Thế, vị hướng đạo và là mục tử của ngươi, bằng những bài thánh ca và vịnh ca”.

Chúng ta cảm thấy hết sức thấm thía lời mời gọi chúc tụng và vui mừng này vang động trong tâm hồn của chúng ta. Khi kết thúc Thánh Lễ, chúng ta sẽ mang Bí Tích Thần Linh này kiệu đến Đền Thờ Đức Bà Cả.

Khi chiêm ngưỡng Mẹ Maria, chúng ta sẽ hiểu hơn tác lực biến đổi nơi Thánh Thể. Lắng nghe Mẹ, chúng ta sẽ thấy nơi mầu nhiệm Thánh Thể ḷng can đảm và nghị lực để theo Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành cũng như để phục vụ Người trong những người anh em của chúng ta.
 

Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 13/6/2004 về Thánh Thể là Tâm Điểm Đời Sống Giáo Hội và lư do tại sao mở Năm Thánh Thể


1.     Corpus Christi, Lễ Trọng Kính Ḿnh Máu Thánh Chúa Kitô, được cử hành hôm nay tại Ư Quốc cũng như tại các quốc gia khác. Đó là Lễ Thánh Thể, một bí tích Chúa Giêsu đă để lại cho chúng ta một tưởng niệm sống động về Cuộc Vượt Qua của Người, biến cố chính yếu của lịch sử nhân loại.
Thật là tốt đẹp v́ ngày hôm nay đây tín hữu qui tụ lại chung quanh Bí Tích Cực Linh này để thờ lạy Thánh Thể, họ theo kiệu Thánh Thể qua các đường phố, họ bày tỏ ḷng tin tưởng của ḿnh vào Chúa Kitô sống động cũng như niềm vui của ḿnh trước sự hiện diện của Người bằng rất nhiều dấu hiệu sùng mộ.


2.     Thứ Năm vừa rồi, chính lúc cử hành Lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa với Giáo Phận Rôma, Tôi đă loan báo rằng vào Tháng Mười tới đây, trùng hợp với Hội Nghị Thánh Thể Quốc Tế ở Guadalajara, Mễ Tây Cơ, mở màn cho một Năm Thánh Thể đặc biệt, một năm được chấm dứt vào Tháng Mười năm 2005 với Thượng Hội Giám Mục Thế Giới với đề tài “Thánh Thể: Nguồn Mạch và là Tột Đỉnh của Đời Sống và Sứ Vụ của Giáo Hội”.


Năm Thánh Thể được diễn tiến theo chiều hướng của dự án mục vụ được Tôi tŕnh bày trong tông thư “Novo Millennio Ineunte”, một văn kiện Tôi viết để kêu gọi tín hữu hăy “bắt đầu lại từ Chúa Kitô” (các số 29 và sau đó). Khi chiêm ngưỡng một cách chuyên chú hơn dung nhan của Lời Nhập Thể thật sự hiện diện trong Bí Tích này, họ mới có thể thực hiện nghệ thuật nguyện cầu (x số 32) và dấn thân “ở mức độ cao” sống đời Kitô hữu (x số 31) là những ǵ bất khả thiếu để phát triển một cách hiệu nghiệm việc tân truyền bá phúc âm hóa.


Thánh Thể là tâm điểm của đời sống Giáo Hội. Nơi Thánh Thể, Chúa Kitô hiến ḿnh cho Cha v́ chúng ta, làm cho chúng ta được tham dự vào chính hy tế của Người, và ban ḿnh cho chúng ta như bánh sự sống trong cuộc hành tŕnh của chúng ta qua những nẻo đường thế gian này.


3.     Từ bây giờ, Tôi kư thác sáng kiến mới này cho Trinh Nữ Maria, “Người Nữ Thánh Thể” (x Thông Điệp Ecclesia de Eucharistia”, 53-58). Chớ ǵ Mẹ, Vị mà trong Năm Mân Côi đă giúp chúng ta qua cái nh́n của Mẹ và với con tim của Mẹ chiêm ngưỡng Chúa Kitô (x Rosarium Virginis Mariae, 10-17), th́ trong Năm Thánh Thể cũng làm cho hết mọi cộng đồng lớn lên trong đức tin và ḷng yêu mến đối với mầu nhiệm Ḿnh Máu Thánh Chúa.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Ṭa Thánh được Zenit phổ biến ngày 13/6/2004

 

THÁNH THỂ: BÍ TÍCH T̀NH YÊU VÀ SỰ SỐNG

 

H́nh ảnh về Thánh Thể được t́m thấy qua Thánh Kinh là bánh và rượu do hoàng đế Melchizedek thượng tiến Thiên Chúa (x. Khải Nguyên 14:18). Chúa Giêsu cũng dùng những sản phẩm này tượng trưng cho lễ vật mà Ngài sẽ thượng tiến Thiên Chúa Cha là chính linh hồn và thân xác Ngài, để làm hy lễ cầu xin, hy lễ toàn thiêu, và hy lễ đền tạ cho nhân loại. Trong Bữa Tiệc Ly, khi thiết lập Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giêsu vừa là Thượng Tế vừa là của lễ.

Cũng trong Cựu Ước, h́nh ảnh về Thánh Thể lại được lập lại một lần nữa, khi Elijah trên đường lên núi Horép. Đói lả và mệt mỏi, ông đă được thiên thần của Thiên Chúa nuôi sống bằng bánh và nước (x. 1 Các Vua 19:6).

Nhưng rơ ràng hơn là chính hành động của Chúa Giêsu khi làm phép lạ bánh và cá hóa nhiều nuôi dân chúng trong hoang địa. Thánh kư Mathêu và Marcô cùng ghi lại việc Chúa dùng bẩy ổ bánh và ít cá nhỏ nuôi bốn ngàn người. Riêng hai Thánh kư Luca và Gioan th́ ghi Ngài đă dùng năm ổ bánh và hai con cá nuôi năm ngàn người trong hoang địa. Tất cả đều nói lên rằng, Thánh Thể là của ăn tinh thần cho mỗi Kitô hữu và toàn dân Chúa trên đường về nhà quê Trời. Trong cuộc lữ hành trần gian, họ phải được nuôi sống và bổ dưỡng bằng Ḿnh và Máu Thánh Chúa. Chúa Giêsu đă nói về lương thực đó như sau: “Thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống” (Gioan 6:55). Và trước đó Ngài đă nói: “Ta là bánh hằng sống, không ai đến với Ta mà bị đói, không ai tin vào Ta mà bị khát” (Gioan 6:35).

BÁNH VÀ RƯỢU:

Ăn thịt và uống máu của một người, điều này nghe ghê tởm quá, man rợ quá. Những người Do Thái đương thời với Chúa, đă phản ứng lại lời nói ấy: “Lời nói chói tai quá, ai nghe cho lọt lỗ tai” (Gioan 6:60).

Nhưng Chúa Giêsu vẫn quả quyết: “Chính Ta là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này sẽ không phải chết; bánh Ta ban là thịt ta cho thế gian được sống” (Gioan 6:51). Do đó, việc ăn Thịt và uống Máu Chúa là một việc làm cần thiết, cũng v́ lư do ấy, Chúa Giêsu đă phải chế biến thức ăn và thức uống này cho phù hợp với khả năng tiếp nhận và tiêu hóa của con người. Ngài đă dùng h́nh ảnh quen thuộc, nhu cầu quen thuộc là bánh và rượu để biến thành Ḿnh và Máu Ngài.

Như bánh và rượu nuôi sống thể xác con người thế nào, Chúa Giêsu cũng muốn thật sự trở thành cơm bánh nuôi linh hồn con người, và quyết định này làm các thiên thần cũng phải sửng sốt. Ngài không nuôi các thiên thần bằng Ḿnh và Máu Ngài như Ngài nuôi con người. Sáng kiến này vượt xa sự hiểu biết của mọi loài thụ tạo, v́ thế theo Thánh Tôma Tiến Sĩ, th́ Thiên Chúa dù thông minh thượng trí cũng không thể làm ǵ hơn là lập nên Bí Tích Thánh Thể. Trước sự cao siêu và mầu nhiệm của Bí Tích Thánh Thể, Thánh nhân đă viết trong kinh Tantum: “Ta hăy lấy Đức Tin bù lại, nếu giác quan không cảm thấy ǵ”.

Dĩ nhiên, giác quan con người không thể cảm nhận và phân tích được Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể. Tấm bánh và ly rượu trước khi linh mục truyền phép và tấm bánh và ly rượu sau khi linh mục truyền phép đều giống nhau, không có ǵ thay đổi về phẩm chất, mùi vị, hay nồng độ của rượu. Chỉ có đức tin mới cho ta biết rằng sau khi được truyền phép tấm bánh và ly rượu ấy đă biến thành Thịt và Máu Chúa. Đó là một sự khác biệt giữa trí khôn và đức tin.

Và để chuẩn bị tâm lư con người, Chúa Giêsu đă đi vào thực tế bằng việc nuôi dân chúng khi họ đến với Ngài mà Thánh Kinh đă thuật lại. Hành động này là một bước chuẩn bị cho hành động trong Bữa Tiệc Ly, v́ ở bữa tiệc này, Chúa đă dùng bánh và rượu để làm nên Thịt và Máu nuôi sống nhân loại: “Trong bữa ăn Chúa Giêsu cầm lấy bánh, đọc lời chúc tụng, bẻ ra và đưa cbo các môn đệ và nói: “Hăy cầm lấy mà ăn, này là ḿnh Ta”. Rồi cầm lấy chén dâng lời tạ ơn, trao cho họ và nói: “Tất cả các ngươi hăy uống, v́ này là máu Ta, máu giao ước sẽ đổ ra cho nhiều người để được tha tội” (Mathêu 26:26:28).

CÁ VÀ NƯỚC:

C̣n lại hai h́nh ảnh là nước và cá có liên quan ǵ đến Bí Tích Thánh Thể? Thiên thần Chúa đă tăng bổ sức sống cho Elijah bằng bánh và nước. Chúa Giêsu nuôi dân chúng trong hoang địa bằng bánh và cá. Điều này phải chăng nói lên thái độ cần thiết của con người bằng việc tiếp nhận và tiêu hóa của ăn tâm linh là Tích Thánh Thể.

Thật vậy, nước và cá không làm nên Thánh Thể, nhưng dẫn ta vào với ư nghĩa và sức sống của Thánh Thể. Cá sống và bơi lội trong nước. Cá không thể nào sống được nếu nó bị vất ra khỏi nước. Ở đây h́nh ảnh nước và cá cho thấy rằng việc đón nhận và hấp thụ sức sống Thánh Thể là thuộc về con người. Đời sống tâm linh con người không thể thiếu Chúa, thiếu sức sống thần linh của Ngài như cá không thể thiếu nước.

Nhưng nước đến từ mạch Thánh Thể là nước hằng sống. Nước ấy đến từ đại dương t́nh yêu Thiên Chúa, phát xuất từ trái tim Chúa Giêsu khi bị lưỡi đ̣ng của Longinô khai mở sau khi Ngài đă tắt thở trên thập giá. Trên bàn thờ thập giá hôm ấy, cũng như trên bàn thờ hiến dâng ngày nay, khi linh mục pha một ít giọt nước vào rượu trước khi truyền phép cho thành Máu Thánh Chúa đă mang một ư nghĩa kết hợp trọn vẹn giữa con người và Thiên Chúa.

Giữa những lao nhọc của cuộc sống, giọt mồ hôi, nước mắt và đau khổ của kiếp người là những giọt nước sẽ được ḥa tan với những giọt Máu Thánh Chúa Giêsu đổ ra để trở thành nguồn ơn cứu rỗi. Qua đó, mầu nhiệm Thánh Thể nhắc nhở ta rằng, những lo toan, trăn trở và đau khổ của kiếp người thật ra đă mang một ư nghĩa cứu độ và giải thoát nhờ vào sự hiến dâng của Chúa Giêsu trên thập giá.

Giọt nước được pha trong chén rượu. Có bao giờ khi tham dự thánh lễ ta đă cảm nhận được sự ḥa tan này và nghĩ đến điều mà ḿnh sẽ được ḥa tan trong Chúa Giêsu khi rước lễ? Đó là một thực tế nói lên Mầu Nhiệm Hiệp Thông mà Chúa Giêsu đă cho phép con người khi đến gần Ngài, và được tan biến trong Ngài. Và cũng bằng cách thức ấy, Ngài đă trở nên của ăn và của uống cho mỗi người chúng ta.

Nhưng không chỉ bằng thái độ tiêu cực. Người Kitô hữu khi tham dự Thánh Lễ, và khi rước Ḿnh Máu Thánh Chúa, phải làm sinh động và ḥa tan với chính nguồn ban sự sống là Chúa Giêsu Kitô như hai con cá bơi lộ bên nhau.

Hai con cá. Đây là một h́nh ảnh hết sức tâm lư và gợi cảm. Hai con cá dĩ nhiên phải là hai con cá sống. Mặc dù nó đă được ướp mặn và phơi khô. Nhưng tự bản chất, nó vẫn là hai con cá mà khi sống đă có thể bơi lội bên nhau, tung tăng và đi bên nhau. Mỗi con là một thế giới riêng, nhưng mỗi con lại là một con cá. Chúa Giêsu khi đi bên ta trong cuộc đời, Ngài vẫn là Ngài. Cũng như khi ta đi trong cuộc đời, ta vẫn là ta. Khi rước lễ, Chúa Giêsu đem vào ta sức sống của Ngài, thổi vào ta luồng sinh khí mới và ḥa nhập vào ta như người ta đổ nước vào cái chậu để con cá sống và bơi lội. Nhưng ta phải bơi lội, và ta phải sinh động do sức sống được trao ban ấy.

Ngoài ra, h́nh ảnh hai con cá c̣n nói lên h́nh ảnh của tất cả dân Thiên Chúa. Khi nghĩ tới mỗi người là một con cá, và mỗi người đều bơi lội bên Chúa, cho ta h́nh ảnh Thánh Thể nhiệm mầu vừa là của riêng ta, nhưng lại vừa là của riêng mọi người. Người Kitô hữu khi liên kết với Chúa Giêsu cũng liên kết với anh chị em ḿnh bằng việc chia sẻ t́nh yêu và cùng bơi lội bên nhau và bên Chúa trong đại dương t́nh yêu của Ngài. Đó cũng là lư do tại sao Chúa Giêsu lại rửa chân cho các môn đệ Ngài, và dậy họ bài học thương yêu trước khi trao ban Thánh Thể cho họ.

BÍ TÍCH T̀NH YÊU VÀ SỰ SỐNG:

Tóm lại, của ăn tâm linh mà Chúa Giêsu đă ban cho nhân loại phải được đón nhận và tiêu hóa bằng thái độ cộng tác của con người. Chỉ khi đó, Thánh Thể mới thật sự là nguồn sinh ơn Cứu Độ và Giải Thoát. Và cũng chỉ khi đó, Thánh Thể mới trở thành thần lương cho cuộc lữ hành trần gian của nhân lọai: “Ta bảo thật các ngươi, nếu các ngươi không ăn thịt Con Người và uống máu Ngài, các ngươi sẽ không có sự sống trong ḿnh. Ai ăn thịt ta và uống máu Ta sẽ có sự sống đời đời và Ta sẽ cho họ sống lại trong ngày sau hết. V́ thịt Ta thật là của ăn, và máu Ta thật là của uống” (Gioan 6:53-55).

Chúa Giêsu v́ muốn ḥa nhập và tan biến trong ta để thực hiện điều mà Ngài mong muốn là ở trong ta và cho phép ta được ở trong Ngài. Của ăn và thức uống trở thành và thuộc về người ăn và uống nó. Của ăn và thức uống sẽ biến thành máu thịt và sức sống cho người ăn và uống nó. Trong ư nghĩa này, Chúa Giêsu Thánh Thể đă trở thành của ăn và của uống cho nhân loại, và thực sự thuộc về nhân loại. V́ thế mà Thánh Thể c̣n được gọi là Bí Tích T́nh Yêu. T́nh yêu Thiên Chúa nuôi sống con người, trở thành con người, và con người sống để đáp trả lại T́nh Yêu Ngài và trở thành con Thiên Chúa.

 

Trần Mỹ Duyệt

 

Bản Trắc Nghiệm Sống Phụng Vụ

 

Nếu để ư chúng ta sẽ thấy, vừa mở màn cho Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, Giáo Hội cử hành những mầu nhiệm hết sức quan trọng, những mầu nhiệm trực tiếp liên quan đến Sự Sống. Như hai tuần trước đây, Giáo Hội cử hành Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống là Đấng ban Sự Sống; đến tuần vừa rồi Giáo Hội cử hành Lễ Ba Ngôi Thiên Chúa, Thực Tại Sự Sống Thần Linh nơi Thiên Chúa và là Nguồn Mạch Sự Sống Đời Đời, và tuần này Giáo Hội cử hành Lễ Trọng Kính Ḿnh Thánh Máu Thánh Chúa Kitô, Bánh ban Sự Sống.

Để có thể nói lên phần nào tất cả ư nghĩa của Lễ Trọng Kính Ḿnh Thánh Máu Thánh Chúa Kitô này, Giáo Hội đă phải dùng đến ba bài Phúc Âm khác nhau cho ba chu kỳ phụng niên A, B, C. Năm C theo Phúc Âm Thánh Luca về phép lạ bánh hóa ra nhiều; Năm A vốn theo Phúc Âm Thánh Mathêu, và tuy Phúc Âm Thánh Mathêu cũng có đoạn về việc Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể và đoạn phép lạ bánh hóa ra nhiều, song Giáo Hội lại chọn đọc cho chu kỳ năm A này bài Phúc Âm theo Thánh Gioan về Bánh hằng sống, để nói lên ư nghĩa thiêng liêng của việc bánh hóa ra nhiều ở Phúc Âm Thánh Luca năm C, và cuối cùng là Năm B theo Phúc Âm Thánh Marcô về chính việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể. Nếu theo thứ tự chu kỳ phụng vụ A, B, C, và theo ư nghĩa của ba bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn đọc cho Lễ Trọng Kính Ḿnh Thánh Máu Thánh Chúa Kitô Chúa Nhật tuần này đây, th́ chúng ta có thể hiểu được dụng ư chọn đọc và sắp xếp ba bài Phúc Âm ấy thế này: Chúa Kitô là Bánh bởi trời xuống ban sự sống cho thế gian (ư nghĩa của bài Phúc Âm năm A), qua Bí Tích Thánh Thể (ư nghĩa của bài Phúc Âm năm B), để cho những ai theo Người và nghe lời Người như chiên theo chủ chiên được sống và sống viên măn hơn (ư nghĩa của bài Phúc Âm năm C). Tuy nhiên, để nắm được cốt lơi của tất cả Mầu Nhiệm Thánh Thể, chúng ta cần suy niệm câu Chúa Giêsu mạc khải về Thực Tại Thánh Thể của Người trong bài Phúc Âm theo Thánh Gioan cho phụng niên năm A sau đây: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống; ai ăn bánh này sẽ sống đời đời. Bánh Tôi sẽ ban cho thế gian được sự sống chính là thịt của Tôi”.

Trước hết, “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống” ở đây là ǵ? “Bánh hằng sống” đây, như Chúa Kitô xác định cũng trong câu này, “chính là thịt của Tôi”. Vậy “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống” tức là “Thịt Tôi là bánh từ trời xuống”, cả hai đồng nghĩa với nhau. Nếu thế th́ chẳng lẽ “Thịt” của Chúa Kitô như Manna rớt xuống từ trời hay sao? Tuy nhiên, nếu “Thịt” của Chúa Kitô như Manna rớt xuống từ trời, th́ “Thịt” của Người cũng chỉ là một thứ lương thực nuôi phần xác con người mà thôi, như Người khẳng định về tác dụng thể lư của Manna ở câu cuối của cùng bài Phúc Âm Thánh Gioan về Bánh hằng sống này: “Đây là bánh bởi trời xuống, không phải như cha ông quí vị đă ăn manna và đă chết”. Vậy, chúng ta phải hiểu sao về ư nghĩa “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống” này? Theo tôi, Chúa Kitô “là bánh hằng sống từ trời xuống”, mà “bánh Tôi sẽ ban chính là thịt của Tôi”, th́ phải hiểu là “Thịt” của Người, hay thân xác của Người nói riêng, và nhân tính của Người nói chung, đă được tạo tác trong ḷng Mẹ Maria “bởi quyền phép Thánh Thần”, như lời thiên thần giải thích cho dưỡng phụ Giuse của Người trong giấc ngủ, được ghi nhận trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 1 câu 20, hay như lời dẫn giải của thiên sứ Gabiên trong Phúc Âm Thánh Luca, đoạn 1 câu 35. Đúng thế, chính v́ “Thịt” của Chúa Kitô, hay thân xác của Chúa Kitô, “không sinh ra bởi huyết nhục, bởi ước muốn nhục dục hay bởi ư muốn con người, mà là bởi Thiên Chúa” như thế, như đường lối được Phúc Âm Thánh Gioan đề cập đến ở đoạn 1 câu 13 về thành phần tin vào Người, mà Chúa Kitô mới xác quyết về tác dụng thần linh này của “Thịt” Người, của “bánh Tôi ban” là: “ai ăn bánh này sẽ sống đời đời”?

Bánh Chúa Kitô nói tới đây không phải là thứ bánh thường, được Người hóa ra nhiều từ năm tấm bánh để nuôi đám dân Do Thái đi theo nghe lời Người. Bởi v́, bấy giờ thịt của Người hay thân xác của Người vẫn c̣n đó, chưa sống lại từ trong cơi chết, chưa trở thành linh thiêng, nghĩa là chưa trở thành, theo kiểu nói của Thánh Phaolô trong Thư Thứ Nhất gửi Giáo Đoàn Côrintô ở đoạn 15 câu 45: “linh thiêng ban sự sống”. Trường hợp điển h́nh cho thấy thân xác phục sinh của Chúa Kitô đă thật sự “linh thiêng ban sự sống” đó là, sau khi sống lại từ trong cơi chết, Chúa Kitô Phục Sinh đă thổi hơi trên các tông đồ để các vị “nhận lấy Thánh Linh” (Jn 20:22), tức là làm cho các vị nhận biết Người đă thực sự phục sinh mà tuyên xưng “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi” (Jn 20:28).

Như thế, Chúa Giêsu nói: “Bánh Tôi sẽ ban” là Người có ư nói đến thân xác “linh thiêng ban sự sống” này của Người. Thế nhưng, chính nơi thân xác “linh thiêng ban sự sống” này của Người, như Người tỏ cho các tông đố thấy sau khi sống lại từ trong cơi chết, có những dấu vết tử nạn trên tay chân và cạnh sườn Người, những dấu vết cho thấy Người đă thực sự, như Người khẳng định trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 20 câu 28: “hiến ḿnh làm giá chuộc muôn dân”, hay trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 10 câu 10: “hiến mạng sống cho chiên được sự sống và được sự sống viên măn”.

Bởi vậy, khi tuyên bố “Bánh Tôi sẽ ban cho thế gian được sự sống chính là thịt của Tôi”, là Chúa Kitô đồng thời cũng muốn báo trước việc Người sẽ thiết lập Bí Tích Thánh Thể, một Bí Tích được Người thiết lập trước giờ tử nạn của Người, bằng bánh và rượu nho trong Bữa Tiệc Ly, một biến cố được Thánh Phaolô nhắc lại trong Thư Thứ Nhất gửi Giáo Đoàn Côrintô, qua bài đọc thứ hai năm C hôm nay: “Trong đêm bị trao nộp, Người cầm lấy bánh, tạ ơn, bẻ ra mà phán: ‘Các con hăy nhận lấy mà ăn, này là Ḿnh Thày sẽ bị nộp v́ các con: Các con hăy làm việc này mà nhớ đến Thày’. Cùng một thể thức ấy, sau bữa ăn tối, Người cầm lấy chén mà phán: ‘Chén này là Tân Ước trong Máu Thày; mỗi khi uống, các con hăy làm mà nhớ đến Thày’”.

Chính v́ Ḿnh Thánh Máu Thánh Chúa Kitô được hy hiến cho chúng ta liên quan đến mầu nhiệm phục sinh như thế mà, cũng trong bài đọc thứ hai năm C hôm nay, Thánh Phaolô c̣n nhắc nhở Kitô hữu chúng ta về ư nghĩa của việc chúng ta lănh nhận Ḿnh Thánh Máu Thánh Chúa là: “Mỗi lần anh em ăn bánh và uống chén này là anh em loan truyền việc Chúa chịu chết cho tới khi Chúa lại đến”. Ở đây, qua lời nhắc nhở này, Thánh Phaolô cũng cho riêng Kitô hữu chúng ta và chung những ai không tin Chúa Giêsu Thánh Thể thấy rơ, Bánh Chúa Kitô ban không phải là thứ bánh thường, mà là một thứ Bánh Thần Linh, Bánh hiện thực hóa cuộc tử nạn của Chúa Kitô với sự hiện diện thực sự của thân xác đă trở thành “linh thiêng ban sự sống” nơi tác động phụng vụ cũng như nơi người lănh nhận. Đến nỗi, trong cùng bức thư trên, ở câu 27, Thánh nhân c̣n khẳng định: “Ai ăn bánh và uống chén của Chúa bất xứng là phạm đến ḿnh máu Chúa”, nghĩa là, như Ngài quả quyết ở câu 29: “ăn và uống án phạt ḿnh”.

Như vừa được chia sẻ, Thánh Thể của Chúa Kitô là “Bánh hằng sống bởi trời xuống”, ở chỗ, Thánh Thể Người được tác tạo “bởi Chúa Thánh Thần”, và Thánh Thể của Người cũng là “Bánh sẽ ban cho thế gian được sự sống”, ở chỗ, Thánh Thể Người có thể thông ban Thánh Linh, như thực sự đă thông ban cho các tông đồ qua hơi thở từ thân xác phục sinh trở thành “linh thiêng” của Người. Chính v́ thế chúng ta mới hiểu được ư nghĩa sâu xa lời Chúa Kitô nói trong bài Phúc Âm Thánh Gioan cho Lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa Năm A, về tác dụng thần linh nơi những ai lănh nhận Thánh Thể Người, đó là lời: “Ai ăn thịt Tôi và uống Máu Tôi th́ ở trong Tôi và Tôi ở trong kẻ ấy”. Thật vậy, người lănh nhận Thánh Thể Chúa Kitô “ở trong” Người và Người “ở trong” họ là do Thánh Thần được ban cho họ khi họ lănh nhận Bí Tích Rửa Tội, một Vị Thánh Thần mà, nếu không có Ngài, như Thánh Phaolô khẳng định trong Thư Thứ Nhất gửi Giáo Đoàn Côrintô đoạn 12 câu 3: “không ai có thể tuyên xưng Đức Kitô là Chúa”, nghĩa là nhờ Thánh Thần Kitô hữu chúng ta mới có thể tiếp tục và liên lỉ tin nhận Chúa Kitô, bằng việc rước lấy Người trong Bí Tích Thánh Thể, sau khi thưa lời tuyên xưng “Amen” nghĩa là “tôi tin”. Để rồi, cho dù Ḿnh Thánh không c̣n nơi thân xác của họ nữa, khi H́nh Bánh hoàn toàn tan đi, song Chúa Kitô vẫn tiếp tục “ở trong” họ nhờ ḷng tin này nơi những ai lănh nhận Thánh Thể Người, như lời Thánh Phaolô xác nhận và huấn dụ tín hữu Êphêsô về đời sống nội tâm Kitô hữu ở đoạn 3 câu 17: “Xin Chúa Cha kiên cường nội tâm anh em bằng tác động của Thần Linh Ngài. Xin Chúa Kitô ngự trong ḷng anh em nhờ đức tin và chớ ǵ đức ái đâm rễ sâu vào đời sống anh em”.

Nếu chúng ta tin Chúa Giêsu thực sự ngự trong Bí Tích Thánh Thể th́ chúng ta không thể nào không giữ ḿnh sạch tội trọng để có thể mỗi lần dự lễ là rước lễ, và một khi rước lễ, chắc chắn chúng ta chẳng những sẽ dọn ḿnh rước lấy Người bằng tất cả ḷng khao khát của chúng ta, mà c̣n với cả tấm ḷng gắn bó cám ơn Người đă thương ngự đến trong thân xác tro bụi của chúng ta nữa. V́ có năng rước lễ và rước lễ sốt sắng, Kitô hữu chúng ta mới có thể hăng say sống đạo và hoạt động tông đồ, do đó việc dọn ḿnh trước khi và cám ơn sau khi rước lễ cho xứng đáng thật là quan trọng?

Nói đến Thánh Thể là nói đến việc cử hành Phụng Vụ Thánh Lễ. Thế nhưng, như t́nh h́nh cho thấy, dường như việc cử hành Phụng Vụ Thánh Thể đă và đang trải qua một t́nh trạng khủng hoảng trầm trọng, liên quan chẳng những đến t́nh trạng tham dự Lễ Chúa Nhật ít đi mà c̣n xúc phạm đến Thánh Thể bằng những biến báo làm mất đi bản chất của các lễ nghi của phụng vụ Thánh! Chủ đề của Thượng Hội Giám Mục Thế Giới 2005 là Chúa Giêsu Thánh Thể. Hôm Thứ Năm 10/6/2004 Lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa, trong bài giảng của ḿnh, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng đă tuyên bố mở Năm Thánh Thể từ 10/2004-10/2005 với chủ đề “Thánh Thể là Nguồn Mạch và là Tột Đỉnh của Đời Sống và Sứ Vụ của Giáo Hội”. Đó là lư do từ Thứ Năm Tuần Thánh 2003, Đức Thánh Cha và Ṭa Thánh đă phải chính thức lên tiếng kêu gọi Kitô hữu Công Giáo để ư lại việc cử hành Mầu Nhiệm Thánh Thể vô cùng cao trọng và quan trọng này, đặc biệt là trong Tông Thư kỷ niệm 40 năm Công Đồng Chung Vaticanô II ban hành Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh. Thật vậy, nhân dịp kỷ niệm 40 năm hiến chế Sacrosanctum Concilium về Phụng Vụ Thánh đựợc Công Đồng Chung Vaticannô II ban hành ngày 4/12/1963, Đức Thánh Cha đă ban hành một bức tông thư được phổ biến hôm Thứ Sáu 5/12/2003 và được Ngài kư vào ngày hôm trước, đúng ngày kỷ niệm. Trong bức tông thư này, ĐTC đă kêu gọi xét ḿnh trong việc thi hành vấn đề canh tân phụng vụ theo Công Đồng. Theo Ngài, việc xét ḿnh này là để “kiểm chứng xem con đường đă hành tŕnh cho tới nay” liên quan đến việc “chấp nhận Công Đồng Chung Vaticanô II”, nhất là vấn đề liên quan đến “đời sống bí tích phụng vụ của Giáo Hội”. ĐTC đă đặt ra nhiều câu hỏi để xét ḿnh như sau:

“1) Phụng vụ có được sống như là ‘nguồn mạch và là tột đỉnh của đời sống giáo hội’, theo giáo huấn của hiến chế ‘Sacrosanctum Concilium’ hay chăng? 2) Việc tái nhận thức về giá trị của Lời Chúa được đề ra qua việc canh tân phụng vụ có được tích cực chấp nhận nơi những việc cử hành của chúng ta hay chăng? 3) Phụng vụ đă trở thành một phần đời sống cụ thể của tín hữu cũng như đă làm nên nhịp sống của mỗi một cộng đồng tín hữu cho tới mức độ nào? 4) Phụng vụ có được hiểu như là đường lối nên thánh, như nội lực cho việc hoạt động tông đồ cũng như cho tính chất truyền giáo của Giáo Hội hay chăng?”
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
 

 

Thánh Tâm Chúa Giêsu và Khiết Tâm Mẹ Maria

 

Thứ Sáu trong tuần lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa, chúng ta mừng Lễ Thánh Tâm Chúa, và ngay ngày hôm sau, Thứ Bảy, chúng ta mừng Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Vấn đề được đặt ra ở đây là tại sao Giáo Hội lại cử hành Lễ Thánh Tâm Chúa vào thời điểm phụng niên này, thời điểm trong tuần Lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa, và tại sao Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria, một lễ trước Công Đồng Chung Vaticanô II được mừng cố định vào ngày 22/8, hiện nay lại được Giáo Hội mừng vào ngay sau Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu?

Nói chung, nếu Thánh Tâm Chúa Giêsu là biểu hiệu cho Mạc Khải Thần Linh, cho T́nh Yêu Thiên Chúa vô cùng xót thương nhân hậu đối với loài người, đến nỗi đă hóa thành nhục thể ở với loài người và đă hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc con người, th́ Khiết Tâm Mẹ Maria là biểu hiệu cho đức tin tuân phục của con người mà Mẹ là đại diện tỏ ra trước T́nh Yêu Thiên Chúa, tỏ ra chấp nhận Mạc Khải Thần Linh của Ngài là Chúa Giêsu Kitô.

Phần tôi, mỗi lần nghĩ đến Thánh Tâm Chúa tôi hết sức nghẹn ngào cảm động, đến nỗi, đúng như một câu đáp ca đă diễn tả: “Lưỡi tôi dính vào cuống họng” (Ps 136[137]:6). Bởi khi nghĩ đến Thánh Tâm Chúa tôi thường cảm nhận sâu xa những điều sau đây:

Thứ nhất, Thiên Chúa không phải chỉ là một Thần Linh Toàn Năng mà c̣n là một Người Cha Toàn Thiện nữa. Nếu trong thời Cựu Ước, Ngài đă tỏ ra Ngài là một Vị Thiên Chúa Chân Thật Duy Nhất Toàn Năng thế nào th́ trong thời Tân Ước Ngài cũng đă tỏ ra Ngài là vị Thiên Chúa Ba Ngôi Toàn Thiện như vậy. Ngài Toàn Thiện ở chỗ yêu thương con người. Ngài yêu thương con người ở chỗ muốn cho họ được Hiệp Thông Thần Linh với Ngài, được sống chính Sự Sống Thần Linh vô cùng trọn hảo và viên măn của Ngài. Để con người được Hiệp Thông Thần Linh với Ngài, Ngài chẳng những đă tỏ ḿnh ra cho họ qua Lời Nhập Thể là Con Một của Ngài, mà c̣n, ngay trong chính khi tỏ ḿnh ra cho họ nơi Con Người Giêsu Kitô Thiên Sai của ḿnh, Ngài đă ban Thánh Thần của Ngài cho họ nữa, để đúng như lời Chúa Giêsu đă mạc khải ở Lời Nguyện Hiến Tế kết Bữa Tiệc Ly “như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha, để họ cũng được hiệp nhất trong Chúng Ta” (Jn 17:21-22). Mối Hiệp Thông Thần Linh này đă được hiện thực một cách cụ thể ngay trên trần gian này nơi Bí Tích Thánh Thể, một Bảo Chứng Hiệp Thông Vĩnh Hằng.

Thứ Hai, Thiên Chúa Toàn Thiện chẳng những tỏ ḿnh ra cho chung con người qua biến cố Lời Nhập Thể và Vượt Qua, cũng như ban Thánh Thần của Ngài cho chung Giáo Hội qua biến cố Thánh Thần Hiện Xuống vào Ngày Lễ Ngũ Tuần, mà c̣n tiếp tục tỏ ḿnh ra với mỗi một con người, trong đó có tôi, như con chiên lạc thứ 100 của Ngài (x Lk 15:4), một ngôi vị con người đă được Ngài biết trước khi tôi xuất hiện trong ḷng thai mẫu (x Jer 1:5). Nghĩa là Ngài tiếp tục tỏ ḿnh ra và thông ḿnh ra cho tôi, cho mỗi một người chúng ta, bằng cách làm cho chúng ta được nhận biết Ngài hơn như Chúa Kitô nhận biết Ngài, cũng như được hiệp thông với Ngài hơn bằng Thánh Thần của Ngài. Đó là lư do tôi cảm thấy vô cùng xúc động và thấm thía khi đọc đến những lời mạc khải tư sau đây của Chúa Giêsu với nữ giáo dân Magarita trong Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu của Người. V́ tôi thấy những lời ấy chẳng những hợp với cảm nghiệm sống đạo thực tế của tôi mà c̣n hoàn toàn hợp với tinh thần Phúc Âm nữa.

Lời mạc khải tư thứ nhất về t́nh yêu nhân hậu của Thiên Chúa đó là: “Thời giờ con sống trong những khoái lạc hăo huyền là thời giờ Cha đợi chờ con” (ngày 11-7-1967). Ôi, thật là chí lư. Thật là cảm kích. Trong khi tôi sống trong tội lỗi, đang t́m kiếm những sự giả trá mau qua một cách mù tối, th́ Thiên Chúa là Cha tôi ở trên trời vẫn đợi chờ tôi. Đó là h́nh ảnh một vị Thiên Chúa Nhập Thể đang ngồi ở bờ giếng Giacóp vào buổi trưa nóng bức để chờ đợi và gặp cho bằng được người nữ Samaritanô ngoại lai tội lỗi sống với 6 người chồng, một con người cảm thấy ḿnh tội lỗi chỉ dám ra giếng kín nước vào lúc vắng người nhất nhưng có ngờ đâu lại là lúc Thiên Chúa đang ngồi chờ gặp chị (x Jn 4:6-7).

Lời mạc khải tư thứ hai về t́nh yêu nhân hậu của Thiên Chúa đó là: “Trong con mắt của Cha, một tội nhân t́m kiếm Cha th́ không c̣n là một tội nhân nữa, mà là một linh hồn bị thương đang trên đường t́m về Ánh Sáng và Chân Lư” (ngày 21-1-1969). Ôi, Cha trên trời luôn sẵn sàng tha thứ cho tội nhân chúng ta trước khi chúng ta ngỏ lời xin Ngài tha thứ nữa ḱa. Bởi thế, điều Ngài làm đau ḷng nhất và tội phạm đến Ngài nhất không phải là tội sát nhân, loạn luân, trộm cướp v.v. mà là thái độ không tin tưởng vào ḷng thương xót vô cùng nhân hậu của Ngài, tức là tội phạm đến Thánh Linh, một tội không thể tha thứ cả ở đời này lẫn đời sau. Không phải hay sao, trong thời gian đứa con thứ đang phung phá gia tài ân sủng được Cha chia cho, th́ Ngài chẳng những đợi chờ nó, mà c̣n trông ngóng nó về, đến nỗi, vừa trông thấy bóng nó xuất hiện từ đằng xa, nghĩa là nó chưa thấy Cha nó, th́ chính ông đă tự động chạy lại với nó, đón nó, ôm choàng lấy nó mà hôn lấy hôn để rồi (x Lk 15:20). Chứ không cần phải đợi nó bước chân vào đến nhà và qú xuống van lạy ông mới tha cho nó, thậm chí bị ông chửi cho một trận rồi mới chịu tha, như thường xẩy ra nơi những người cha trần gian hay sao?

Lời mạc khải tư thứ ba về t́nh yêu nhân hậu của Thiên Chúa đó là: “Một Thiên Chúa báo oán chỉ là một Người Cha tội nghiệp khi phải trừng phạt con cái ḿnh để buộc chúng phải hồi tâm nghĩ lại” (ngày 19-12-1973). Ôi, tội nghiệp Cha tôi, v́ mỗi khi con người tội lỗi gặp khổ đau là hậu quả xẩy ra cho họ bởi tội lỗi do chính họ gây ra, họ chẳng những không thức tỉnh mà c̣n lao đầu thêm vào tội lỗi, phạm thêm tội lỗi, ở chỗ than trách trời cao không có mắt. Tất cả mọi đau khổ trên đời này thật sự không phải trực tiếp từ Thiên Chúa mà đến. Thiên Chúa Toàn Thiện không bao giờ lại dựng lên sự dữ, như đau khổ và chết chóc. Thế nhưng, Ngài Toàn Thiện và Toàn Năng ở chỗ Ngài đă dùng chính những hậu quả bởi tội lỗi loài người này để cứu chuộc họ, để làm cho họ nhận biết bản thân yếu đuối của họ mà tin tưởng Ngài hơn. Đó là lư do, cho dù vô cùng toàn năng và khôn ngoan thượng trí, Ngài đă không dùng cách nào khác để cứu chuộc con người, ngoài Thập Giá Chúa Kitô. Đúng thế, nếu người đàn bà ngoại t́nh không bị Thiên Chúa công minh trừng phạt bằng sự kiện chị bị bắt quả tang đang làm việc tồi bại trước mắt thế gian và phản luật Moisen cũng là luật Chúa, th́ chị đâu có dịp được trực diện với Chúa Giêsu là hiện thân của Thiên Chúa là T́nh Yêu ở giữa loài người, và nhờ đó, chị đă cảm nhận được Người xót thương nhân hậu là chừng nào để có thể nhận biết ḿnh mà trở về với Người bằng cuộc sống tốt lành hơn (x Jn 8:3-4, 10-11).

Lời mạc khải thứ tư về t́nh yêu nhân hậu của Thiên Chúa đó là: “Trước khi Cha đến như một Vị Quan Án công minh, th́ Cha đến như một Đức Vua của T́nh Thương. Trước ngày công thẳng, dân chúng sẽ được thấy một dấu hiệu trên các tầng trời như thế này: Tất cả ánh sáng trên các tầng trời sẽ bị tắt hết, và bóng tối khủng khiếp sẽ bao trùm cả trái đất. Đoạn trên bầu trời sẽ xuất hiện h́nh bóng cây thánh giá, và từ những kẽ hở của các bàn tay chân bị đóng đanh của Chúa Cứu Thế sẽ phát ra những ánh sáng cả thể chiếu soi mặt đất trong một khoảng thời gian. Điều này sẽ xẩy ra không lâu trước ngày cùng tận”.

Riêng lời mạc khải này, Chúa Giêsu đă nói với nữ tu Maria Faustina. Trong lễ phong thánh cho vị thánh nữ được Ngài gọi là vị thánh đầu tiên trong ngàn năm thứ ba này, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă trích ra một câu Chúa Giêsu nói với chị rằng: “Nhân loại sẽ không t́m thấy b́nh an cho tới khi nó tin tưởng vào ḷng thương xót Chúa” (Nhật Kư, p. 132 – Tuần San L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ phát hành ngày 3/5/2000, trang 1). Rất đặc biệt là câu được Đức Thánh Cha trích lại này lại sát liền với câu được trích dẫn trên đây (Divine Mercy in My Soul – Diary St. M. Faustina Kowalska, Marian Press 1987, Bản dịch Anh Ngữ trang 139: câu ĐTC trích ở đoạn 300, c̣n câu ở đây trích ở đoạn 301). Nếu Đức Thánh Cha là vị Mục Tử Tối Cao của Giáo Hội, tiêu biểu cho Đức Tin Công Giáo, đă tin vào lời mạc khải tư của Chúa Giêsu nói với chị Faustina th́ câu được trích dẫn ở đây cũng là những điều chân thật, tức những điều chắc chắn sẽ xẩy ra đúng như Chúa Giêsu báo trước. Nghĩa là, trước khi Thiên Chúa tỏ đức công minh của Ngài ra th́ Ngài tỏ ḷng thương xót, để sau đó không ai c̣n oán than Ngài được nữa. Thế nhưng, Ngài đă tỏ ḷng thương xót trước khi ra tay công thẳng như thế nào, nếu không phải, trước hết, nhờ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria.

Thật vậy, ngày 30/4/2000 Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă phong hiển thánh cho chị nữ tu Faustina người Balan, vị tông đồ của Ḷng Thương Xót Chúa và cho Ḷng Thương Xót Chúa. Và vào tháng sau đó, Giáo Hội đă chính thức thiết lập Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh là Chúa Nhật Lễ Chúa T́nh Thương, và Lễ Chúa T́nh Thương này đă được Giáo Hội chính thức cử hành lần đầu tiên vào Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh Năm 2001. Chúa Giêsu, vào thời điểm giữa hai Thế Chiến I và II, thật sự đă yêu cầu chị thánh Faustina xin Giáo Hội cho thiết lập Lễ Kính Chúa T́nh Thương này vào Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh. V́ bài Phúc Âm của Chúa Nhật này phản ảnh nội dung sứ điệp Người tỏ cho chị thánh biết và qua chị cho thế giới biết, đó là Thiên Chúa yêu thương con người tội lỗi và muốn họ hăy hoàn toàn tin tưởng vào Người. Đúng thế, hơn bao giờ hết, con người ngày nay càng văn minh vật chất càng băng hoại về luân lư và đạo đức. Tất cả những ǵ được Thiên Chúa thiết lập ngay từ ban đầu là hôn nhân nam nữ và sinh con đẻ cái, th́ con người văn minh ngày nay chẳng những phá đổ bằng luật pháp cho phép ly dị và phá thai, mà c̣n thay thế vào đó, vào những ǵ được Thiên Chúa thiết lập ngay từ ban đầu ấy những thần tượng, những con ḅ vàng do họ đúc nên, như luật cho phép hôn nhân đồng tính và tạo sinh sao bản phi tính dục cloning.

Đó là lư do, ngay từ đầu thế kỷ 20, Chúa đă tỏ ḷng thương xót Chúa qua Biến Cố Fatima và Sứ Điệp Fatima. Quả vậy, vào lần hiện ra thứ ba, ngay sau khi tỏ cho 3 Thiếu Nhi Fatima biết toàn bộ Bí Mật Fatima, Mẹ Maria đă xin ba em là: “Sau mỗi chục kinh, các con hăy đọc: ‘Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa tha tội chúng con. Xin cứu chúng con khỏi lửa hỏa ngục. Xin đem các linh hồn lên thiên đàng. Nhất là những linh hồn cần đến ḷng thương xót Chúa hơn’”. Vào lần hiện ra thứ bốn sau đó, 19/8/1917, Đức Mẹ đă tiết lộ thêm cho 3 Thiếu Nhi Fatima một bí mật nữa liên quan đến ḷng thương xót Chúa thế này: “Nhiều linh hồn phải sa hỏa ngục v́ không có ai chịu hy sinh bản thân ḿnh mà cầu nguyện cho họ”. Bởi thế, ngay trước đó, Mẹ đă kêu gọi 3 em rằng: “Các con hăy cầu nguyện, cầu nguyện thật nhiều, và hăy hy sinh cho các tội nhân”.

Hơn bao giờ hết, nếu càng văn minh vật chất con người càng băng hoại về luân lư, chẳng khác nào như một tên hề đang đóng khố đi giầy tây trên khấu trường lịch sử thế giới, th́ quả thực con người càng đáng thương hơn bao giờ hết, càng “cần đến ḷng Chúa thương xót hơn” hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm sống đạo hết sức thực tế cho thấy, càng tội lỗi con người lại càng khó tự ḿnh trở về với Chúa, trái lại, càng ch́m sâu vào tội lỗi, đến nỗi, muốn trở về với Ḷng Thương Xót Chúa họ cần phải có phép lạ. Đó là lư do, cũng ngay từ đầu thế kỷ 20, Cha trên trời đă ban cho con người một phương thế cứu rỗi, đó là Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria.

Nếu Bí Mật Fatima có 3 phần, phần nhất là thị kiến hỏa ngục, và phần ba là thị kiến tử đạo, th́ phần hai liên quan đến Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria. Thật vậy, nếu cốt lơi của chúng Sứ Điệp Fatima và riêng Bí Mật Fatima là cứu độ th́ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria quả thực là phương thế Thiên Chúa muốn sử dụng để cứu độ con người trong thời điểm hết sức khẩn trương, thời điểm “trước khi Cha đến như một Quan Án chí công”, như Chúa Giêsu đă tiết lộ cho Chị Thánh Faustina biết. Đúng thế, trọng tâm của cả Bí Mật Fatima và riêng phần hai của bí mật này đó là câu: “Các con vừa trông thấy hỏa ngục. Để cứu những linh hồn tội nhân cho khỏi sa hỏa ngục, Thiên Chúa muốn thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới. Nếu điều Mẹ nói với các con đây (tức là ḷng tôn sùng Trái Tim Mẹ) được thực hiện th́ nhiều linh hồn sẽ được cứu độ và thế giới sẽ có ḥa b́nh”.

Đó là lư do, vào lần hiện ra thứ hai trước đó, 13/6/1917, Mẹ Maria đă tỏ cho chung 3 Thiếu Nhi Fatima thấy Trái Tim Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ có ṿng gai quấn chung quanh lần đầu tiên, rồi nói riêng với Lucia rằng “Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ là nơi con nương náu và là đường đưa con đến với Thiên Chúa”. Lucia thực sự là em thiếu nhi phải ở thế gian lâu hơn (Phanxicô chết năm 1919 ở tuổi 11 và Giaxinta chết năm 1920 ở tuổi 10) với sứ mệnh được Mẹ Maria tiết lộ cho em biết cũng vào lần hiện ra thứ hai là “Chúa Giêsu muốn dùng con để làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến”, tức để truyền bá ḷng sùng kính Trái Tim Mẹ.

Phải, chị Lucia chính là Thiếu Nhi Fatima sứ giả của Mẹ Fatima và cũng là Tông Đồ Fatima Thế Giới đầu tiên trong việc làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến, qua việc thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ trên thế giới. Chị Lucia đă không hết sức nỗ lực là ǵ trong việc thiết lập ḷng tôn sùng Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria trên thế giới, khi làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến qua những trường hợp điển h́nh sau đây:

Thứ nhất là việc giữ 5 Ngày Thứ Bảy Đầu Tháng có ư đền tạ Mẹ, Đấng mang Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội hằng bị những kẻ vong ân bội nghĩa liên lỉ đâm vào bằng những gai tội lộng ngôn và vô ơn của họ, như Đức Mẹ chỉ cho chị ngày 10/12/1925, đă được chị tŕnh với giáo quyền địa phương và đă được thẩm quyền địa phương tuyên bố công nhận cho phép thực hành việc tôn sùng này ngày 13/9/1939.

Thứ hai là việc thiết lập Lễ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ cho toàn Giáo Hội hoàn vũ cùng mừng kính như một lễ chính của Giáo Hội, như chị đă đề cập đến trong thư chị viết tŕnh lên Đức Thánh Cha Piô XII ngày 24/10/1940, cũng được thực hiện, như văn thư của Thánh Bộ Lễ Nghi ngày 4/5/1944 đă đề cập: Để ghi nhớ cuộc hiến dâng này (cuộc hiến dâng loài người lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại do Đức Thánh Cha Piô XII thực hiện ngày 31/10/1942), Ngài (ĐTC Piô XII) đă quyết định cho Giáo Hội hoàn vũ mừng lễ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ.

Thứ ba là việc hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, như Mẹ, ở Fatima ngày 13/7/1917 đă ngỏ ư yêu cầu: Mẹ sẽ trở lại để xin dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ, và ở Tuy ngày 13/6/1929 đă chỉ cho cách hiến dâng: Đă đến lúc Thiên Chúa muốn Đức Thánh Cha hiệp cùng với tất cả các giám mục trên thế giới hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ. Và, kể từ ngày 24/10/1940, ngày chị Lucia viết thư tŕnh lên Đức Thánh Cha Piô XII về yêu cầu này của Đức Mẹ, việc hiến dâng đă diễn tiến tất cả 5 lần mới thực sự hoàn thành và có công hiệu.

Lần thứ nhất vào ngày 31/10/1942, ngày kết thúc Ngân Khánh 25 năm (1917-1942) Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, do Đức Thánh Cha Piô XII thực hiện tại giáo đô Rôma.

Lần thứ hai vào ngày 7/7/1952, ngày lễ kính hai thánh tông đồ của sắc dân Slavs, trong đó có Nga, là thánh Cyrilô và Mêthôđiô, cũng do Đức Thánh Cha Piô XII thực hiện tại Giáo Đô Rôma.

Lần thứ ba vào ngày 21/11/1964, dịp kết thúc kỳ họp thứ ba của Công Đồng Chung Vaticanô II và là dịp Công Đồng công bố Hiến Chế Tín Lư về Giáo Hội Lumen Gentium Ánh Sáng Muôn Dân, trước mặt toàn thể các vị giám mục trên thế giới, Đức Thánh Cha Phaolô VI đă công bố tước hiệu Mẹ Maria là Mẹ Giáo Hội và hiến dâng thế giới cho Mẹ.

Lần thứ bốn vào ngày 13/5/1982, ngày kỷ niệm đúng một năm bị ám sát hụt, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đă đến tận Fatima để tạ ơn Đức Mẹ và chính thức hiến dâng Nước Nga như Mẹ muốn.

Lần thứ năm vào ngày 25/3/1984, ngày lễ Đức Mẹ Thụ Thai Ngôi Lời Nhập Thể, ngày kỷ niệm mở màn cho công cuộc cứu thế của Chúa Giêsu và Mẹ Đồng Công Maria, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II, tại giáo đô Rôma, đă hợp cùng với tất cả các giám mục trên thế giới hiệp dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ.

Qua việc Giáo Hội, mà đại diện là chính Đức Thánh Cha và các giám mục trên thế giới, hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội này, đă là một việc làm cho Mẹ được nhận biết và yêu mến trên hết. Quả nhiên, sau biến cố hiến dâng được thực hiện theo đúng ư Ngài muốn và cách Ngài muốn, Thiên Chúa đă tỏ ḷng xót thương thế giới bằng việc thực hiện lời Ngài hứa là làm cho Nước Nga trở lại vào ngày 25/12/1991, khi vị lănh tụ cuối cùng của khối Liên Bang Nga Cộng là Gorbachev tự động từ chức, và sau khi xẩy ra Biến Cố Đông Âu năm 1989 là biến cố bắt đầu đột biến từ chính quê hương Balan của Vị Giáo Hoàng đă hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ v́ nhận thức được Ngài được cứu sống trong vụ ám sát tại Quảng Trường Thánh Phêrô ngày 13/5/1981, tức vào ngay ngày kỷ niệm Mẹ hiện ra ở Fatima lần đầu tiên 13/5/1917.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL