Thứ 5

17/6: Thánh Ranier (? – 1160)

Sinh tại Pisa.

Thi thể bị kẻ trộm cắt mất hai ngón tay phải.

 

 

 

Thứ Năm
Mùa Thường Niên (tuần 11) Quanh Năm

  (Xin xem Lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa cuối trang)

Tóm Lời Chúa

Bài Sách Thánh năm 2 (năm chẵn): Sir.48:1-14
Sách Huấn Ca ghi lại tóm tắt vai tṛ tiên tri và quyền phép cao cả của cả hai thày tṛ Eâlia và Eâlisa.

1 Rồi ông Ê-li-a xuất hiện, ông là vị ngôn sứ chẳng khác nào ngọn lửa, lời của ông tựa đuốc cháy bừng bừng.
2 Ông khiến cho nạn đói hoành hành trong dân, và do ḷng nhiệt thành, ông làm cho số dân giảm bớt.
3 Ông dùng lời Thiên Chúa mà đóng cửa trời, và ba lần cũng cho lửa đổ xuống.
4 Thưa ông Ê-li-a, ông đă làm bao việc lạ lùng, ông thật là vinh quang hiển hách! Ai có thể tự hào được nên giống như ông?
5 Ông dùng lời của Đấng Tối Cao mà làm cho một kẻ chết chỗi dậy, thoát khỏi tay tử thần và cơi âm ty.
6 Ông đă đẩy các vua vào cơi chết, và xô người quyền thế xuống khỏi giường.
7 Tại núi Xi-nai, ông đă nghe lời khiển trách, trên núi Khô-rếp, ông đă nghe án trừng phạt.
8 Ông đă xức dầu tấn phong các vua để họ cầm quyền xét xử, và xức dầu cho các ngôn sứ để họ nối nghiệp ông.
9 Ông đă được cất lên giữa đám lửa xoáy như cơn lốc, trên chiếc xe do ngựa đỏ như lửa kéo đi.
10 Trong những lời khiển trách vào thời sẽ đến, ông đă được nêu danh, để làm nguôi cơn giận của Thiên Chúa trước khi cơn thịnh nộ bùng lên,
để đưa tâm hồn cha ông trở lại với con cháu, và tái lập các chi tộc Gia-cóp.
11 Phúc cho ai được nh́n thấy ông, và cho kẻ được an nghỉ trong t́nh yêu Thiên Chúa, v́ cả chúng tôi, chắc chắn cũng sẽ được sống.
12 Khi ông Ê-li-a được ẩn trong cơn lốc, th́ ông Ê-li-sa được đầy thần khí của người. Suốt đời ông Ê-li-sa, không thủ lănh nào có thể làm ông lung lạc, cũng chẳng ai khuất phục được ông.
13 Đối với ông, chẳng có ǵ là quá sức, ngay cả khi ông đă qua đời, thân xác ông vẫn c̣n giữ năng lực của một ngôn sứ.
14 Lúc sinh thời, ông đă làm nhiều dấu lạ, sau khi chết, ông vẫn c̣n thực hiện những điềm thiêng.


Bài Phúc Aâm chung cả năm 1 và 2: Mt.6:7-15

Phúc Aâm thánh Mathêu ghi lại bài Chúa Giêsu giảng trên núi, đến lời cầu nguyện các môn đệ cần có.

7 "Khi cầu nguyện, anh em đừng lải nhải như dân ngoại; họ nghĩ rằng: cứ nói nhiều là được nhận lời.8 Đừng bắt chước họ, v́ Cha anh em đă biết rơ anh em cần ǵ, trước khi anh em cầu xin.
9 "Vậy, anh em hăy cầu nguyện như thế này: "Lạy Cha chúng con là Đấng ngự trên trời, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển,
10 triều đại Cha mau đến, ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời.
11 Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày;
12 xin tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha cho những người có lỗi với chúng con;
13 xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ.
14 "Thật vậy, nếu anh em tha lỗi cho người ta, th́ Cha anh em trên trời cũng sẽ tha thứ cho anh em.15 Nhưng nếu anh em không tha thứ cho người ta, th́ Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em.

 

Suy Lời Chúa

                Ư chính của Lời Chúa qua các bài Thánh Kinh do Giáo Hội cố ư chọn lựa và sắp xếp cho phụng vụ Thánh Lễ của riêng ngày hôm nay được chứa đựng trong nội dung của Bài Phúc Aâm. Đó là lời Chúa Giêsu cho môn đệ biết cách và lời các vị phải cầu nguyện.

            Thật ra, Chúa Giêsu đă nói đến việc cầu nguyện, cùng với việc bố thí và chay tịnh, trong bài Phúc Aâm hôm qua. Thế nhưng, sau khi “vào pḥng, đóng cửa lại mà cầu nguyện cùng Cha các con trong âm thầm” rồi, như lời Người dạy trong bài Phúc Aâm hôm qua, th́ các môn đệ phải làm sao? Trong bài Phúc Aâm hôm nay Chúa dạy thêm: “đừng lải nhải như dân ngoại... Cha các con đă biết điều các con cần trước khi các con xin Ngài. Các con phải cầu nguyện như thế này: ‘Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con nguyện danh Cha cả sáng, nước Cha trị đến, ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời...’”. Đúng thế, chỉ sống tinh thần cầu nguyện một cách nội tâm sâu xa như vậy, một tinh thần cầu nguyện được diễn tả bằng những lời tỏ ra ḷng yêu mến và khao khát của ḿnh đối với Thiên Chúa là Cha trên trời như vậy, con người mới có thần lực, thế giá và hiệu năng hoạt động cho Ngài, như trường hợp của Eâlia và Eâlisa trong bài đọc năm 2, và Phaolô trong bài đọc 1 hôm nay. Nơi trường hợp Eâlia: “Những lời của ông như là một ḷ lửa. Bằng lời Thiên Chúa, ông đă đóng các tầng trời lại và ba lần đă đổ lửa xuống... bằng ư Chúa, đă hồi sinh kẻ chết từ cơi âm ti”. Nơi trường hợp Eâlisa: “Không ǵ qúa tầm tay ông... ông đă làm các sự lạ khi c̣n sống và các việc diệu kỳ sau khi chết đi”. Và nơi trường hợp Phaolô: “V́ anh em mà tôi ghen bằng ḷng ghen của chính Thiên Chúa, bởi tôi đă gả anh em cho một người chồng, khi hiến tặng anh em như một trinh nữ thanh sạch cho Chúa Kitô”.

 

Nguyện Lời Chúa

                Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, được xức dầu Thần Linh, đă đến trong thế gian để thông ban sự sống thần linh cho con người. Kitô hữu chúng con đă nên con Cha trên trời khi chịu Bí Tích Rửa Tội. Thế nhưng, c̣n sống trong xác thịt, chúng con vẫn có thể thành đứa con phung phá. Bởi thế, xin Mẹ Maria đầy ơn được ơn nghĩa trước mặt Chúa, giúp chúng con biết than lên những lời cầu khôn tả. Amen.

 

Việc “cử hành Thánh Thể” và loan truyền Chúa Kitô có một liên hệ rất chặt chẽ

ĐTC GPII Giảng Lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa Ở Đền Thờ St. John Lateran Thứ Năm 10/6/2004


1. “V́ bao lâu anh em ăn bánh và uống chén này, anh em loan truyền việc Chúa chịu chết cho tới khi Người lại đến” (1Cor 11:26).

Bằng những lời này, Thánh Phaolô nhắc nhở Kitô hữu giáo đoàn Côrintô rằng “bữa của Chúa” không phải chỉ là một cuộc hội họp vui vẻ mà c̣n trước hết là một cuộc tưởng niệm hy tế cứu chuộc của Chúa Kitô. Ai tham phần, như Vị Tông Đồ giải thích, th́ liên kết ḿnh với mầu nhiệm tử nạn của Chúa, đúng hơn, trở thành “sứ giả” của Người.

Bởi thế, giữa việc “cử hành Thánh Thể” và loan truyền Chúa Kitô có một liên hệ rất chặt chẽ. Để được hiệp thông với Người nơi việc tưởng niệm mầu nhiệm Vượt Qua tức là đồng thời trở thành những vị thừa sai của biến cố được lễ nghi hiện thực. Ở một nghĩa nào đó, tức là làm cho mầu nhiệm này hiện đại qua mọi thời đại cho tới khi Chúa lại đến.

2.     Anh chị em thân mến, chúng ta hăy sống lại thực tại tuyệt vời này nơi lễ trọng kính Ḿnh Thánh Chúa hôm nay, một lễ Giáo Hội chẳng những cử hành Thánh Thể mà c̣n long trọng rước kiệu, công khai loan báo rằng hy tế của Chúa Kitô được cống hiến cho phần rỗi của toàn thế giới.

Với tấm ḷng tri ân về tặng ân cao cả này, Giáo Hội gắn bó với Bí Tích Cực Linh này, v́ bí tích này là nguồn mạch và là tột đỉnh của hữu thể và hành động của chúng ta. “Ecclesia de Eucharistia vivit!” Giáo Hội sống bởi Thánh Thể và biết rằng sự thật này chẳng những thể hiện cảm nghiệm đức tin hằng ngày, mà c̣n bao gồm một cách tổng hợp cái cốt lơi của mầu nhiệm về bản chất của chính Giáo Hội (x Thông Điệp “Ecclesia de Eucharistia”, 1).

3.      Kể từ Lễ Ngũ Tuần, Dân tân Ước “bắt đầu cuộc hành tŕnh lữ thữ của ḿnh tiến về quê hương thiên đ́nh, Bí Tích Thần Linh này đă tiếp tục liên kết những ngày sống của họ, làm cho những ngày ấy tràn ngập niềm hy vọng cậy trông” (ibid). Đặc biệt nghĩ đến điều ấy mà Tôi muốn giành cho Thánh Thể bức thông điệp đầu tiên trong tân thiên niên kỷ này và giờ đây Tôi hân hoan công bố Năm Thánh Thể đặc biệt. Năm này được bắt đầu bằng Hội Nghị Thánh Thể Thế Giới được ấn định từ 10-17/10/2004 ở Guadalajara (Mễ Tây Cơ), với chủ đề “Thánh Thể là Nguồn Mạch và là Tột Đỉnh của Đời Sống và Sứ Vụ của Giáo Hội”.

Nơi Thánh Thể, cộng đồng giáo hội được xây dựng như là một tân Gia Liêm, nguyên tắc hiệp nhất trong Chúa Kitô giữa những dân tộc và các quốc gia khác nhau.

4.      “Các con hăy lo cho họ ăn đi” (Lk 9:13)

Đoạn Phúc Âm chúng ta vừa nghe cách đây ít phút cống hiến một h́nh ảnh sống động về sự liên kết sâu xa giữa Thánh Thể và sứ vụ phổ quát của Giáo Hội. Chúa Kitô, “bánh hằng sống từ trời xuống” (Jn 6:51; x. Lời Công Bố Phúc Âm), là Đấng duy nhất có thể làm thỏa măn cơn đói của con người ở mọi thời và mọi nơi trên trái đất này.

Tuy nhiên, Người không muốn làm điều này một ḿnh, bởi thế, như trong việc hóa bánh ra nhiều, bao gồm cả thành phần môn đệ của ḿnh nữa: “Cầm lấy 5 chiếc bánh và hai con cá Người ngước mắt lên trời, chúc tụng và bẻ ra, trao cho các môn đệ để phân phát cho dân chúng” (Lk 9:16). Dấu lạ này là biểu hiệu cho một mầu nhiệm yêu thương cao cả được lập lại hằng ngày trong Thánh Lễ: Qua vị thừa tác viên thánh chức, Chúa Kitô ban Ḿnh và Máu của Người cho nhân loại được sự sống. Để rồi, tất cả những ai nuôi dưỡng ḿnh một cách xứng đáng ở bàn tiệc của Người, đều trở nên dụng cụ sống động cho việc hiện hữu yêu thương, xót thương và an b́nh của Người.

5.      “’Lauda, Sion, Salvatorem!’ Hỡi Sion, hăy chúc tụng Chúa Cứu Thế, vị hướng đạo và là mục tử của ngươi, bằng những bài thánh ca và vịnh ca”.

Chúng ta cảm thấy hết sức thấm thía lời mời gọi chúc tụng và vui mừng này vang động trong tâm hồn của chúng ta. Khi kết thúc Thánh Lễ, chúng ta sẽ mang Bí Tích Thần Linh này kiệu đến Đền Thờ Đức Bà Cả.

Khi chiêm ngưỡng Mẹ Maria, chúng ta sẽ hiểu hơn tác lực biến đổi nơi Thánh Thể. Lắng nghe Mẹ, chúng ta sẽ thấy nơi mầu nhiệm Thánh Thể ḷng can đảm và nghị lực để theo Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành cũng như để phục vụ Người trong những người anh em của chúng ta.
 

Huấn Từ Truyền Tin Chúa Nhật 13/6/2004 về Thánh Thể là Tâm Điểm Đời Sống Giáo Hội và lư do tại sao mở Năm Thánh Thể


1.     Corpus Christi, Lễ Trọng Kính Ḿnh Máu Thánh Chúa Kitô, được cử hành hôm nay tại Ư Quốc cũng như tại các quốc gia khác. Đó là Lễ Thánh Thể, một bí tích Chúa Giêsu đă để lại cho chúng ta một tưởng niệm sống động về Cuộc Vượt Qua của Người, biến cố chính yếu của lịch sử nhân loại.
Thật là tốt đẹp v́ ngày hôm nay đây tín hữu qui tụ lại chung quanh Bí Tích Cực Linh này để thờ lạy Thánh Thể, họ theo kiệu Thánh Thể qua các đường phố, họ bày tỏ ḷng tin tưởng của ḿnh vào Chúa Kitô sống động cũng như niềm vui của ḿnh trước sự hiện diện của Người bằng rất nhiều dấu hiệu sùng mộ.


2.     Thứ Năm vừa rồi, chính lúc cử hành Lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa với Giáo Phận Rôma, Tôi đă loan báo rằng vào Tháng Mười tới đây, trùng hợp với Hội Nghị Thánh Thể Quốc Tế ở Guadalajara, Mễ Tây Cơ, mở màn cho một Năm Thánh Thể đặc biệt, một năm được chấm dứt vào Tháng Mười năm 2005 với Thượng Hội Giám Mục Thế Giới với đề tài “Thánh Thể: Nguồn Mạch và là Tột Đỉnh của Đời Sống và Sứ Vụ của Giáo Hội”.


Năm Thánh Thể được diễn tiến theo chiều hướng của dự án mục vụ được Tôi tŕnh bày trong tông thư “Novo Millennio Ineunte”, một văn kiện Tôi viết để kêu gọi tín hữu hăy “bắt đầu lại từ Chúa Kitô” (các số 29 và sau đó). Khi chiêm ngưỡng một cách chuyên chú hơn dung nhan của Lời Nhập Thể thật sự hiện diện trong Bí Tích này, họ mới có thể thực hiện nghệ thuật nguyện cầu (x số 32) và dấn thân “ở mức độ cao” sống đời Kitô hữu (x số 31) là những ǵ bất khả thiếu để phát triển một cách hiệu nghiệm việc tân truyền bá phúc âm hóa.


Thánh Thể là tâm điểm của đời sống Giáo Hội. Nơi Thánh Thể, Chúa Kitô hiến ḿnh cho Cha v́ chúng ta, làm cho chúng ta được tham dự vào chính hy tế của Người, và ban ḿnh cho chúng ta như bánh sự sống trong cuộc hành tŕnh của chúng ta qua những nẻo đường thế gian này.


3.     Từ bây giờ, Tôi kư thác sáng kiến mới này cho Trinh Nữ Maria, “Người Nữ Thánh Thể” (x Thông Điệp Ecclesia de Eucharistia”, 53-58). Chớ ǵ Mẹ, Vị mà trong Năm Mân Côi đă giúp chúng ta qua cái nh́n của Mẹ và với con tim của Mẹ chiêm ngưỡng Chúa Kitô (x Rosarium Virginis Mariae, 10-17), th́ trong Năm Thánh Thể cũng làm cho hết mọi cộng đồng lớn lên trong đức tin và ḷng yêu mến đối với mầu nhiệm Ḿnh Máu Thánh Chúa.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Ṭa Thánh được Zenit phổ biến ngày 13/6/2004