CHÚA NHẬT I MÙA CHAY


BÀI ĐỌC I: Deut 26:4-10

“Dân được chọn tuyên xưng đức tin”
Bài trích sách Nhị Luật

Ông Môisen nói cùng dân chúng rằng: “Thầy tư tế nhận của đầu mùa từ tay ngươi và đem đặt trước bàn thờ Chúa là Thiên Chúa ngươi, và ngươi sẽ nói trước mặt Chúa là Thiên Chúa rằng: “Tổ phụ tôi là Aramêô du mục, đă đi xuống Ai Cập và sống ở đó như ngoại kiều với một ít người; và đă phát triển thành một dân tộc vĩ đại, hùng mạnh và đông đúc. Các người Ai Cập đă ngược đăi, hành hạ và bắt chúng tôi làm việc nặng nhọc. Chúng tôi đă kêu cầu Chúa là Thiên Chúa cha ông chúng tôi, và Chúa đă nghe lời chúng tôi, đă nh́n thấy cảnh thống khổ, cực nhọc và khốn cùng của chúng tôi. Chúa đă dùng bàn tay mạnh, cánh tay hùng, dùng những biến cố khủng khiếp và những dấu lạ phi thường mà dẫn chúng tôi ra khỏi Ai Cập. Chúa đưa chúng tôi đến đây, ban cho chúng tôi xứ nầy, một xứ chảy sữa và mật. Và v́ thế, lạy Chúa, giờ đây, tôi dâng tiến Chúa những của đầu mùa, hoa màu ruộng đất mà Chúa đă ban cho tôi”. Ngươi sẽ đem đặt nó trước mặt Chúa là Thiên Chúa ngươi và sấp ḿnh trước tôn nhan Người.

Lời của Chúa.


Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Lạy Chúa, xin hăy ở cùng tôi trong lúc gian truân.

1.      Bạn sống trong sự che chở của Đấng Tối Cao, bạn cư ngụ dưới bóng của Đấng Toàn Năng, hăy thưa cùng Chúa: Chúa là chiến lũy, nơi tôi nương náu, lạy Chúa tôi, tôi tin cậy ở Ngài.

2.      Tai nạn không đến gần được bạn, và oan ương không bén mảng tới nhà bạn ở. V́ Chúa ra lệnh cho các Thiên Thần Ngài săn sóc bạn, để chư vị đó ǵn giữ bạn trên khắp nẻo đường.

3.      Chư vị đó bồng bế bạn trên tay, để bạn khỏi vấp chân vào đá. Trên ḿnh hổ mang, rắn lục bạn bước đi, bạn đạp chân trên sư tử và giảo long.

4.      V́ người quư mến Ta, Ta sẽ giải thoát cho, Ta sẽ che chở người bởi lẽ người nh́n biết danh Ta. Người sẽ kêu cầu Ta và Ta sẽ nhậm lời, Ta sẽ ở cùng người trong lúc gian truân, Ta sẽ cứu gỡ và làm vinh dự cho người.


BÀI ĐỌC II: Rom 10:8-13

“Kẻ tin tưởng tuyên xưng đức tin trong Chúa Kitô”
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Rôma.

Anh em thân mến, Thánh Kinh nói ǵ? Lời ở kề trong miệng và trong ḷng ngươi. Đó là lời đức tin mà chúng tôi rao giảng. V́ nếu miệng ngươi tuyên xưng Đức Giêsu là Chúa và ḷng ngươi tin rằng Thiên Chúa đă cho Người từ cơi chết sống lại, th́ ngươi sẽ được rỗi. Quả thế, tin trong ḷng th́ sẽ được công chính, tuyên xưng ngoài miệng sẽ được cứu rỗi.

Lời của Chúa.


CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM: (Xin mời Cộng đoàn đứng)
Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra.


PHÚC ÂM: Lc 4:1-13

“Thánh Thần thúc đẩy Chúa vào hoang địa, và chịu cám dỗ”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu được đầy Thánh Thần, liền rời vùng sông Giođan và được Thánh Thần đưa vào hoang địa ở đó suốt bốn mươi ngày, và chịu ma quỷ cám dỗ. Trong những ngày ấy, Người không ăn ǵ và sau thời gian đó, Người đói. V́ thế, ma quỷ đến thưa Người: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, th́ hăy truyền cho đá nầy biến thành bánh đi”. Chúa Giêsu đáp: “Có lời chép rằng: Người ta không phải chỉ sống bằng cơm bánh, mà c̣n bằng lời Chúa nữa”. Rồi ma quỷ lại đem Người lên cao hơn cho xem ngay một lúc tất cả các nước thiên hạ và nói với Người rằng: “Tôi sẽ cho ông hết thảy quyền hành và vinh quang của các nước nầy, v́ tất cả đó là của tôi và tôi muốn cho ai tùy ư. Vậy nếu ông sấp ḿnh thờ lạy tôi, th́ mọi sự ấy sẽ thuộc về ông!” Nhưng Chúa Giêsu đáp lại: “Có lời chép rằng: Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa ngươi và chỉ phụng thờ một ḿnh Người thôi”. Rồi ma quỷ lại đưa Người lên Giêrusalem, để Người trên góc tường cao đền thờ và bảo rằng: “Nếu ông là Con Thiên Chúa, th́ hăy gieo ḿnh xuống, v́ có lời chép rằng: “Chúa sẽ truyền cho Thiên Thần ǵn giữ ông!” Và c̣n thêm rằng: “Các vị đó sẽ giơ tay nâng đỡ ông khỏi vấp phải đá”. Chúa Giêsu đáp lại: “Có lời chép rằng: Ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi!” Sau khi làm đủ cách cám dỗ, ma quỷ rút lui để chờ dịp khác.

Phúc Âm của Chúa.

Sống Lời Chúa Hôm Nay
 

Sống không nguyên bởi bánh là trả về cho thế gian những ǵ của thế gian

 

Kể từ Thứ Tư Lễ Tro, chúng ta đă chính thức bước vào Mùa Chay Thánh, một thời gian 40 ngày, với sáu tuần lễ liền, một thời gian biểu hiệu cho 40 ngày chay tịnh của Chúa Kitô trong hoang địa, cho 40 ngày tiên tri Êlia hành tŕnh lên núi Chúa ở Hôreb (xem 1Kgs 19:8), cũng như cho 40 năm Dân Do Thái băng qua sa mạc để tiến vào Đất Hứa. Với Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay, chúng ta lại cùng Giáo Hội bắt đầu cử hành Mầu Nhiệm Khổ Nạn của Chúa Kitô, một mầu nhiệm được mở màn bằng việc Chúa Giêsu ăn chay 40 đêm ngày trong hoang địa và bị cám dỗ, một biến cố đau thương tiên báo Cuộc Khổ Nạn và sẽ đạt đến tuyệt đỉnh của ḿnh nơi Mầu Nhiệm Tử Giá của Chúa Kitô trong Tuần Thánh.

 

Thế nhưng, vào dịp cử hành Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa, mở màn cho Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh, nếu vấn đề đă được đặt ra là tại sao Chúa Kitô vô tội lại phải chịu phép rửa, th́ vào Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay này, vấn đề tương tự cũng lại được đặt ra ở đây là tại sao Chúa Giêsu không có tội hay đam mê nhục dục như con người đă bị hư đi theo nguyên tội chúng ta mà Người cũng cần phải ăn chay 40 đêm ngày và bị ma quỉ cám dỗ trong hoang địa?

 

Vấn đề của bài Phúc Âm được đặt ra về việc Chúa Giêsu chay tịnh và bị cám dỗ đặc biệt liên quan đến ma quỉ hay liên quan đến chính vấn đề cám dỗ cũng thế. Thật vậy, như chúng ta đă nghe bài Phúc Âm theo Thánh Luca Chúa Nhật tuần thứ nhất Mùa Chay thuật lại, Chúa Giêsu đă ăn chay “40 ngày”, đến độ, như Phúc Âm nói rơ  “Người cảm thấy đói”. Đúng thế, bấy giờ Người chắc chắn là đói lắm rồi, đói quặn lên rồi, v́ Người cũng thực sự là người như chúng ta, nghĩa là Người cũng cần phải ăn uống. Nếu nhịn một ngày đă đủ đói rồi, chẳng hạn như Ngày Thứ Tư và Thứ Sáu Tuần Thánh hằng năm chúng ta vẫn buộc phải ăn chay theo Luật Hội Thánh, th́ nhịn đến 40 ngày “không ăn ǵ” như Phúc Âm cho biết, sẽ đói đến chừng nào! Và chỉ sau khi ấy, tức sau khi Người cảm thấy đói, như Phúc Âm ghi nhận, ma quỉ mới ṃ đến, mới xuất đầu lộ diện để cám dỗ Người.

 

Như vậy, cảm giác đói tự nó có phải là một chước cám dỗ hay không? Tức là có cần bị ma quỉ thực sự cám dỗ con người xác thịt tự nhiên của chúng ta mới cảm thấy thèm ăn hay chăng? Mà nếu đói đến độ làm cho chúng ta thèm ăn thực sự là một chước cám dỗ, và một khi đă là một chước cám dỗ th́ phải tránh xa, không được phép làm, như chúng ta vẫn cầu ở cuối Kinh Lạy Cha, “xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”? Vậy nếu Giáo Hội buộc chúng ta phải ăn chay, tức là phải nhịn đói vào những ngày ấn định trong năm, như Thứ Tư Lễ Tro và Thứ Sáu Tuần Thánh, th́ phải chăng Giáo Hội đă gián tiếp đẩy con người vốn yếu đuối của chúng ta vào chỗ nguy hiểm, chỗ liều ḿnh sa chước cám dỗ, nghĩa là liều ḿnh phạm tội mất ḷng Chúa là sự dữ về luân lư mà chúng ta cũng cầu xin cho được thoát khỏi ở cuối Kinh Lạy Cha: “nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ. Amen”?

 

Theo tôi, vấn đề cốt lơi ở đây là căn do tại sao ma quỉ đă cám dỗ Chúa Giêsu. Nếu biết được lư do đích xác ma quỉ cám dỗ Người th́ mọi sự sẽ được sáng tỏ, cả về vấn đề đói tự nó có phải là một chước cám dỗ của ma quỉ hay chăng, cũng như vấn đề thời điểm ma quỉ phải chờ cho đến lúc Chúa Giêsu thực sự cảm thấy đói mới đến cám dỗ Người, và vấn đề luật buộc chúng ta phải giữ chay một số ngày trong năm.

 

Thật vậy, về căn do tại sao ma quỉ đă không đến cản đường Chúa Giêsu cho Người khỏi vào hoang địa ăn chay, một việc ăn chay hết sức lành thánh, hoàn toàn trái ngược lại với bản tính tự nhiên của con người đă bị hư đi theo nguyên tội, mà hắn chỉ đến cám dỗ Chúa Giêsu sau khi Người đă ăn chay 40 ngày và nhất là sau khi thấy Người thực sự đă cảm thấy đói, th́ bài Phúc Âm Thánh Luca hôm nay đă cho chúng ta thấy rơ ư định của hắn. Ư định của hắn là ở chỗ hắn hết sức muốn biết Người là ai, Người có thực sự là Con Thiên Chúa hay chăng, thế thôi! Đó là lư do chúng ta thấy Thánh Kư Luca thuật lại trong Phúc Âm sự kiện ma quỉ đă tấn công Chúa Giêsu ba chưởng, chưởng thứ nhất vào bụng: đói ăn, chưởng thứ hai vào mắt: tham của, và chưởng thứ ba vào ngay ngực: tự phụ, cốt ư để làm sao có thể biết được đích xác chân dung của Người: “Nếu ngươi là Con Thiên Chúa th́ hăy biến đá thành bánh mà ăn”; hay “nếu ngươi là Con Thiên Chúa th́ hăy gieo ḿnh xuống”.

 

Qua câu nhử mồi này, chúng ta thấy, trước hết, ma quỉ nghi rằng nhân vật Giêsu Nazarét tầm thường trước mặt loài người đây, nhân vật đă bị dân làng Nazarét chống đối và mưu sát Người ngay từ ban đầu ấy, như chính Phúc Âm Thánh Luca nhắc tới trong Chúa Nhật Thứ Bốn Mùa Thường Niên, có một cái ǵ khác thường và phi thường, c̣n hơn cả trường hợp Gioan Tẩy Giả mặc áo da thú, ăn châu chấu và uống mật ong rừng nữa (xem Mathêu 3:4). Do đó, hắn muốn theo dơi sát nút xem Người làm những ǵ và làm ra sao để có thể, một khi ra tay hạ độc thủ, chắc chắn hắn lập tức sẽ đánh gục được đối phương ghê gớm của hắn ngay, một đối phương trong cả 4000 năm Cựu Ước hắn chưa từng gặp trong vương quốc tội lỗi đầy chết chóc của hắn.

 

Vậy th́ tại sao có những lần Phúc Âm đă thuật lại là ma quỉ đă nhận ra Chúa Giêsu là ai nên van xin Người đứng khu trừ hắn, điển h́nh là sau khi Người bị dân làng Nazarét của Người phủ nhận và tính sát hại th́ ma quỉ, như Phúc Âm Thánh Luca ghi nhận, lại đă tự động nhận ra Người ở trong một hội đường ở Capernaum: “Trong hội đường có một người bị thần ô uế ám đang rên xiết lớn tiếng: ‘Hăy mặc kệ chúng tôi mà! Hỡi Giêsu Nazarét, ông muốn làm ǵ chúng tôi đây. Chẳng lẽ ông lại đến để hủy diệt chúng tôi hay sao. Tôi biết ông là ai rồi, là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Lk 4:33-34). Ở đây chúng ta thấy một nhân vật “Giêsu Nazarét” vừa mới bị dân làng Nazarét bác bỏ và mưu sát ở đoạn Phúc Âm cách đó mấy câu (x Lk 4:28-30), lại là một nhân vật được ma qủi nhận diện và tuyên xưng “là Đấng Thánh của Thiên Chúa”, tức là Đấng Thiên Sai, v́ chỉ có Vị này mới mang sứ mệnh “hủy diệt” các việc làm của ma qủi (x 1Jn 3:8) mà thôi, đúng như bản án hắn đă bị Thiên Chúa phán xử ngay  sau nguyên tội của loài người là h́nh phạt bị “đạp dập đầu” (x Gen 3:15).

 

Đúng thế, ma quỉ quả thực đă nhận ra Chúa Giêsu là ai, nhưng, phải, nhưng chỉ khi nào hắn thấy Người tỏ ra uy quyền của Người, như những lần Người ra tay trừ khử chúng mà thôi. Tuy nhiên, với đầu óc kiêu căng của ḿnh, hắn vẫn không thể nào hiểu được, nếu không muốn nói là bị confused theo kiểu Mỹ, hay bị tẩu hỏa nhập ma theo kiểu nói của phim Tầu, khi thấy một Vị Thiên Chúa ǵ mà phải lẩn thoát lúc bị con người ta ra tay sát hại, Thiên Chúa ǵ mà lại qú xuống rửa chân cho các môn đệ, Thiên Chúa ǵ mà lại đau buồn đến đổ mồ hôi máu, Thiên Chúa ǵ mà lại bị bắt nhốt và bị khạc nhổ vào mặt, hay Thiên Chúa ǵ mà lại phải lănh nhận phép rửa của Gioan Tiền Hô, mà lại đi ăn chay hăm xác như bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này thuật lại v.v. Thế nhưng, chỉ cho tới khi hắn thấy Người có thể ăn chay đến 40 ngày, quá sức tự nhiên của con người ta là loài đang ở dưới quyền kiểm soát và cai trị của hắn, hắn mới hồ nghi Người là Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa Nhập Thể, là đối tượng mà hắn đă dám hy sinh cả số phận đời đời của ḿnh để triệt hạ, như Sách Khải Huyền thị kiến thấy ở đoạn 12, câu 4, 7-8, cho thấy: “Bấy giờ con rồng đứng trước người nữ sắp sinh con để ŕnh ruốt đứa trẻ khi bé được sinh ra… Thế rồi chiến tranh bùng nổ trên trời… Con rồng và các thần của hắn bị mất chỗ của ḿnh trên trời ”.

 

Nếu thực sự đứa trẻ từ ban đầu ấy chính là nhân vật Giêsu đă ăn chay 40 ngày này th́ quả thực Người là Thiên Chúa Nhập Thể. Mà nếu nhân vật Giêsu chính là Thiên Chúa Nhập Thể th́ vương quốc của hắn sắp sửa bị tiêu diệt đến nơi rồi, khi Người chịu khổ nạn và tử giá. Do đó, biết được nhân vật Giêsu có phải là Con Thiên Chúa không là một vấn đề vô cùng hệ trọng và cấp thời đối với hắn. Bởi v́, một khi biết được nhân vật Giêsu ấy thực sự là Con Thiên Chúa rồi, hắn sẽ tận dụng mọi nỗ lực tinh ma quỉ quái nhất của ḿnh để nhất định ngăn cản việc Người có thể cứu độ loài người, chẳng hạn, sau này hắn sẽ không xui bẩy Giuda bán Thày, không thúc động ḷng căm hờn của đám lănh đạo dân Do Thái đ̣i giết Người, nhờ đó Philatô sẽ không bị áp lực đến ra lệnh đóng đanh Giêsu Nazarét.

 

Thế nhưng, tiếc thay, sau ba chưởng chí tử quyết liệt một thắng một thua này, những chưởng mà hắn chỉ sử dụng khi gặp một đối phương thượng thặng như nhân vật Giêsu, một nhân vật vốn không có tên trong chốn giang hồ mà không ngờ lại là một tay cao thủ hầu như vô địch như vậy, hắn chẳng những đă hoàn toàn bị thảm bại, mà nhất là c̣n không biết được cả thân phận của địch thủ vô cùng lợi hại của ḿnh nữa. Tuy nhiên, dù có bị nội công thâm hậu của đối phương làm cho hắn bị dội lại đến choáng váng gần như mất hết chưởng lực như thế, ma quỉ vẫn nhất định không chịu thua, đến nỗi, bài Phúc Âm Thánh Luca hôm nay đă kết thúc như sau: “Sau khi đă t́m đủ cách cám dỗ, ma quỉ đă rút lui để chờ dịp khác”.

 

Phải, sau đó, ma quỉ lại càng theo sát từng cử động của nhân vật Giêsu có một không ai này hơn nữa, đến nỗi, hắn đă thử thách đức nhẫn nại chịu đựïng của Người xem sao, qua những chống đối liên lỉ và kịch liệt đến sắt máu của dân Do Thái. Bất hạnh thay, gậy ông đập lưng ông, hắn có ngờ đâu chính những việc hắn sử dụng thành phần tay sai đắc lực của ḿnh để thử thách Người lại chính là những việc Người muốn trải qua và cần chịu đựng để hoàn tất Thánh Ư Cứu Độ của Đấng đă sai Người. Để rồi, cho đến khi ma quỉ biết được đối phương của ḿnh thực sự là ai th́ đă hoàn toàn không c̣n kịp nữa, đă muộn mất rồi: “Người này quả thực là Con Thiên Chúa”, đúng như lời viên đại đội trưởng Rôma tuyên xưng trên đồi tử giá ở Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 27, câu 54, hoàn toàn ứng nghiệm lời tiên báo của Đấng Tử Giá ở Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 12 câu 32: “Khi nào Tôi bị treo lên, Tôi sẽ kéo tất cả mọi người lên cùng Tôi”, hay ở đoạn 8 câu 28: “Khi nào quí vị treo Con Người lên, quí vị sẽ biết Tôi là ai”.

 

Qua những nhận định trên đây về những ǵ liên quan đến việc ma qủi cám dỗ Chúa Giêsu, chúng ta thấy việc chay tịnh nhịn đói về thể xác không phải là việc liều ḿnh sa chước cám dỗ theo nghĩa tiêu cực, cho bằng là một dấu hiệu tỏ ra ḿnh khao khát một cái ǵ đó cao quí hơn, vĩnh cửu hơn. Đó là lư do Chúa Giêsu đă trả lời cho ma quỉ biết rằng: “Người ta không sống nguyên bởi bánh, mà c̣n bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra”. Tuy nhiên, để có thể làm cho cái đói thể xác biến thành cái no thỏa tâm linh như thế, con người cần phải làm theo ơn Chúa. Đó cũng là lư do Chúa Giêsu, như Phúc Âm hôm nay thuật lại  ngay ở câu mở đầu: “Khi ấy, Chúa Giêsu được đầy Thánh Thần, liền rời vùng sông Dược Đăng, và được Thánh Thần đưa vào hoang địa, ở đó suốt bốn mươi ngày, và chịu ma quỉ cám dỗ”. Nếu chúng ta làm theo ơn Chúa thúc đẩy, chúng ta chẳng những không sợ phạm tội làm mất ḷng Chúa (x 1Jn 3:9; Jn 1:13), mà c̣n có thể thắng vượt được chước cám dỗ nữa, như Chúa Giêsu đă thắng mọi mưu chước ma quỉ cám dỗ v́ đă làm tất cả theo Thánh Linh hướng dẫn vậy.

 

Thật ra, khi đói, con người được phép ăn, thậm chí buộc phải ăn, v́ việc ăn uống lúc bấy giờ không phải là tội, song là một nhu cầu thiết yếu liên quan đến sự sống, đến nỗi, nếu đói mà không ăn, khiến không có sức chu toàn nhiệm vụ của ḿnh, hay đến bị yếu liệt hoặc thậm chí bị chết đói, th́ việc nhịn ăn thay v́ lập công tích đức đă hóa thành việc tội lỗi đáng phạt. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm cho thấy, chỉ v́ đói mà ăn, th́ tự nhiên sẽ dễ dàng đưa đến chỗ chẳng những kén ăn, chỉ ăn những ǵ ngon miệng, hợp khẩu vị, chê những ǵ dở, đi đến chỗ bỏ thừa, phí phạm, mà c̣n ăn tham nữa, đến độ cắn cấu nhau v́ miếng ăn. Không phải hay sao, người ta không c̣n ăn để mà sống nữa, song sống để mà ăn, để giành ăn, một trong những h́nh thức này là mẹ giết con ngay từ trong bụng ḿnh, nước giầu viện trợ nhân đạo cho nước nghèo theo chính sách tân thực dân hóa về kinh tế v.v. Nếu ăn chỉ v́ đói người ta sẽ dễ sa chước cám dỗ thế nào, th́ nếu người ta sống bởi bánh lời Chúa trước, tức v́ Chúa mà ăn, th́ có chết đói v́ anh em nữa cũng cam ḷng.

 

Tóm lại, vấn đề sống đạo ở đây là Kitô hữu chúng ta làm ǵ cũng phải làm theo thúc động của ân sủng, hơn là theo bản năng tự nhiên hay ư thích hoặc ư riêng của ḿnh th́ sẽ tránh được sa chước cám dỗ.

 

Nh́n vào thế giới hôm nay, vào chính thời điểm của Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay Năm C này, (29/2/2004), chúng ta (nhất là những người ở Hoa Kỳ, cách riêng ở California) thấy ǵ? Nếu không phải một thế giới loài người (ở San Francisco chẳng hạn, nơi đă cấp hôn thú cho cả 3 ngàn cặp đồng tính luyến ái, nơi ṭa án cũng không dám đưa ra những phán quyết công minh theo chân lư) đang sống để mà ăn hơn là ăn để mà sống, một thế giới loài người tự cho ḿnh là văn minh mà lại sống phản thiên nhiên, sống đồng tính luyến ái, sống đồng tính hôn nhân, một hành động không hề xẩy ra nơi loài thú!

 

Tại sao thế? Tại sao loài người có lư trí lại đi đến chỗ không c̣n biết đâu là phải đâu là trái, đâu là lành đâu là dữ nữa như vậy? Phải chăng tại v́ họ không biết sống theo chiều kích thực sự làm người của họ là chiều kích sống theo lề luật Thiên Chúa, theo những lời bởi miệng Thiên Chúa phán ra nữa (x Mt 4:4; Deut 8:3). Bởi thế, chính v́ “thần trí mới làm cho sống, xác thịt chẳng có ích ǵ” (Jn 6:63) mà để giải quyết tất cả mọi vấn đề rắc rối về luân lư, những vấn đề liên quan trực tiếp với các lănh vực về chính trị, kinh tế, văn hóa và xă hội, con người chỉ cần thực hiện nguyên tắc về nguồn là xong, đó là hăy trả về cho thế gian những ǵ thuộc về thế gian và hăy trả về cho Thiên Chúa những ǵ thuộc về Thiên Chúa (x Lk 20:25), tức là hăy tôn trọng mọi giá trị chân thực của trần gian theo đúng như ư định tối cao của Thiên Chúa, để Thiên Chúa là tất cả trong mọi sự (x 1Cor 15:28).

 

Đúng thế, con người chỉ t́m thấy tầm vóc trọn hảo của ḿnh nơi Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô, v́ Người thực sự đă trả cho thế gian những ǵ thuộc về thế gian và trả về cho Thiên Chúa những ǵ thuộc về Thiên Chúa. Ở chỗ, đối với thế gian, Người đă đến để t́m kiếm cả những ǵ đă hư trầm (x Lk 19:10), đến không phải để luận phạt nhưng để thế gian nhờ Người mà được sự sống (x Jn 3:17), và đối với Thiên Chúa, Người đến không phải để làm theo ư ḿnh mà là ư Đấng đă sai (x Jn 6:38), đến nỗi đă vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá (x Phil 2:8), để trở nên căn nguyên cứu độ đời đời cho những ai tín phục Người (x Heb 5:9). Người quả thực là Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người (x 1Tim 2:5).

 

Như thế, theo tinh thần Chúa Kitô, phải chăng Mùa Chay là thời đoạn Kitô hữu trả về cho thế gian những ǵ thuộc về thế gian, và Tuần Thánh là thời điểm họ trả về cho Thiên Chúa những ǵ của Thiên Chúa? Một khi con người trả về cho Thiên Chúa những ǵ thuộc về Thiên Chúa là họ thực hiện được dự án nguyên thủy của Ngài khi Ngài tạo dựng nên tất cả mọi sự, trong đó có con người, dự án con người phải làm chủ trái đất chứ (x Gen 1:28) chứ không phải làm nô lệ cho trái đất. Việc con người chay tịnh là một hành động chứng tỏ con người không khinh thường những ǵ (chẳng hạn thực phẩm và thân xác con người) đă được Thiên Chúa  tạo dựng và ban cho họ mà c̣n thăng hóa chúng theo ư định của Thiên Chúa, ở chỗ họ chỉ sử dụng chúng theo ư Đấng đă ban chúng cho họ chứ không phải theo ư nghĩ, ư thích và ư muốn của họ thường thiên về gian ác và tư lợi.

 

Qua hành động chay tịnh, họ chẳng những chứng tỏ họ làm chủ sự vật và thân xác của ḿnh, đúng hơn làm chủ cả thế gian lẫn con người của họ, mà c̣n nhờ đó họ có thể biến thân xác và cả con người của họ trở thành dụng cụ phục vụ tha nhân. Thân xác chay tịnh 40 đêm ngày của Chúa Kitô đây, một thân xác phục sinh vinh hiển, đă không trở thành Bí Tích Thần Linh ban sự sống đời đời trong Bí Tích Thánh Thể hay sao? Ngoài ra, cũng qua hành động chay tịnh, con người tỏ ra ḿnh sẵn sàng chấp nhận khổ đau và có khả năn g chịu đựng khổ đau, giống như hạt lúa miến mục nát đi trong ḷng đất để trổ sinh muôn vàn hoa trái (x Jn 12:24).

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô là hạt lúa miến mục được gieo xuống đất để chịu mục nát đi, Chúa đă vào sa mạc 40 đêm ngày để sống chay tịnh và chịu cám dỗ. Nhờ lời Mẹ Maria chuyển cầu, Xin Chúa cho Kitô hữu chúng con biết sống không nguyên bởi bánh mà c̣n bởi những lời ban sự sống của Chúa, để chúng con chẳng những có thể thắng được các chước cám dỗ và sự dữ là tội lỗi, mà c̣n có thể như Mẹ Maria trung thành theo Chúa cho tới chân thập tự giá. Amen.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

DANH  -   LỢI   -   THÚ

 

Lm Trần Đức Phương

 

Trong Chúa Nhật I Mùa Chay, cả ba bài Tin Mừng (Chu kỳ Năm A, B, C) đều nói đến việc Chúa Giêsu “để cho qủy (Satan) cám dỗ”. Tuy nhiên, chúng ta có thể để ư đến một số điểm sau đây, trước khi đi đến một vài suy tư áp dụng vào tinh thần sống Mùa Chay Thánh của mỗi người chúng ta:

 

Bài Tin Mừng Năm B trích trong Tin Mừng Thánh Mátcô (1:12-15) chỉ nhắc đến việc Chúa Giêsu ‘chịu Satan cám dỗ’ mà không ghi lại các chi tiết; trong khi Tin Mừng theo Thánh Mátthêu (4:1-11) (Năm A) và Tin Mừng theo Thánh Luca (4:1-3) (Năm C) th́ tường thuật đầy đủ hơn; tuy nhiên, trong bài Tin Mừng theo Thánh Mátthêu, th́ lần cám dỗ thứ hai là cám dỗ “gieo ḿnh xuống khỏi tường Đền Thánh”, lần thứ ba là cám dỗ “vinh quang thế gian”; c̣n trong Tin Mừng theo Thánh Luca th́ lần cám dỗ thứ hai là cám dỗ “vinh quang thế gian”, c̣n lần thứ ba là “gieo ḿnh xuống khỏi tường Đền thờ”; riêng lần cám dỗ thứ nhất đều là “hóa bánh ra nhiều”.

 

Cả ba lần chịu cám dỗ, Chúa Giêsu đều dùng lời “Thánh Kinh” để chống lại ‘tên cám dỗ’. Sau ba lần cám dỗ không được, qủy (Satan) bỏ đi “chờ dịp khác” (theo Thánh Lucca) và “các Thiên Thần đến hầu hạ Ngài” (theo Thánh Mátthêu). Riêng Thánh Mátcô có nói đến sự việc ‘Chúa Giêsu sống giữa ḷai vật trong hoang địa’.

 

Về địa điểm khi Chúa bị cám dỗ, cả ba Tin Mừng đều ghi là “nơi hoang địa”, c̣n thời gian là sau (trong) 40 đêm ngày (nhịn ăn uống). Ng̣ai ra cả ba sách Tin Mừng đều ghi lại việc Cám dỗ sau biến cố Chúa Giêsu đến xin Thánh Gioan Baotixita làm “phép Rửa cho Ngài” và Thánh Thần Chúa hiện ra dưới h́nh chim bồ câu đậu xuống trên Ngài và có tiếng từ trời nói: “Đây là Con yêu dấu của Cha…”. Như vậy, biến cố Chúa chịu cám dỗ đó xăy ra vào những ngày mở đầu cuộc đời rao giảng của Chúa Giêsu; v́ thế bài Tin Mừng theo Thánh Mátcô (Năm B) có nói đến việc Chúa Giêsu rao giảng Tin Mừng Nước Trời và nói: “Thời giờ đă tới; Nước Thiên Chúa đă đến gần; anh em hăy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”.

 

“Hăy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng” là chương tŕnh sống cho Mùa Chay, và cũng là chương tŕnh sống cho cả cuộc đời chúng ta trong suốt cuộc hành tŕnh Đức Tin (vừa dài, vừa nhiều gian khổ, và đầy những cám dỗ thử thách) tiến về “Hứa Địa” là “Quê hương thật của chúng ta! (‘Sinh kư tử quy’, Sống gửi, thác về là như vậy!).

 

Nhờ ơn Chúa giúp, chúng ta cố gắng thắng cơn cám dỗ; ‘ma quỷ bỏ đi!’ nhưng ‘chờ dịp khác!’ và như vậy cuộc đời của con người chúng ta luôn phải đối diện với cám dỗ và thử thách. V́ thế Giáo Hội ở trần gian c̣n được gọi là Giáo Hội chiến đấu (đối với Giáo Hội trên trời là Giáo hội chiến thắng, và Giáo hội đau khổ nơi luyện tội). Đă chiến đấu th́ cũng có lúc thắng, lúc bại. Có những khi v́ yếu đuối, chúng ta trót sa ngă phạm tội cách này, cách khác. Lúc đó chúng ta cần ăn năn sám hối và nhờ ḷng tin vào “Chúa là Đấng Từ bi và Nhân hậu, Người đại lượng và chan chứa t́nh thương…” chúng ta can đảm đứng dậy và tiếp tục cuộc hành tŕnh qua sa mạc cuộc sống, nhờ ‘Cột Lửa’ là ánh sang Đức Tin soi dẫn… Cứ đi và đi măi đến cuối cuộc đời.

 

Có vô vàn cơn cám dỗ khác nhau; nhưng tất cả đều quy về ba mối chính: DANH – LỢI – THÚ… Ham danh, ham lợi ham phú quư là bản tính của con người. Ai cũng muốn địa vị cao sang, ai cũng  muốn giàu có ai cũng ham thích thú vui.

 

Chúa Giêsu đă “để cho qủy cám dỗ” để dạy chúng ta: Phải chấp nhận cám dỗ và thử thách  (cf. Tho Roma  12, 12 ) ; nhưng để thắng cám dỗ chúng ta phải kiên tŕ cầu nguyện, suy niệm Lời Chúa (Kinh Thánh) “v́ tinh thần th́ mạnh mẽ, nhưng thể xác th́ yếu đuối…” (Mátthêu 26:41). Hạ ḿnh khiêm tốn, “nhớ ḿnh là tro bụi và sẽ trở về bụi tro…”; Thiên Chúa yêu thương và nâng đở những người có tinh thần khó nghèo và khiêm tốn; ‘v́ Kinh Thánh có lời viết : Thiên Chúa chống lại kẻ kiêu căng ; nhưng ban ơn cho những  người có ḷng khiêm nhường’ (Giacôbê 4:6…) . Hành tŕnh Đức Tin là một cuộc “đồng hành”; chúng ta cần thông cảm yếu đuối của nhau, tha thứ và cầu nguyện chung cho nhau, nâng đở lẫn nhau, “chị ngă, em nâng…”  thay vi  lên mặt tự phụ, khinh chê, dèm pha và kết án người khác.

 

“Cầu nguyện… hăm ḿnh (ăn chay)… và sống tinh thần bác ái yêu thương (làm phúc, bố thí), là những phương thế tuyệt vời để thắng cám dỗ, để đền tội, để được Thiên Chúa yêu thương, tha thứ và giúp đở chúng ta trên con đường về quê thật là Nước Hằng Sống.

 

Xin Chúa thương chúc lành cho mỗi người chúng ta trong Mùa Chay Thánh năm nay. Xin Mẹ Maria và các Thánh chuyển cầu cho chúng ta.

 

 

 

 

CHÚNG TA ĐĂ CHỊU CÁM DỖ VÀ CHẾ NGỰ SỰ DỮ NƠI CHÚA KITÔ

 

(Thánh Âu Quốc Tinh, dẫn giải Thánh Vịnh: Ps. 60:2-3: CCL 39:766)

 

 

Ôi Thiên Chúa, xin hăy nhậm lời tôi thỉnh cầu, xin hăy lắng nghe lời tôi cầu xin. Ai đang nói đây? Có lẽ là một cá nhân nào đó. Hăy xem có phải là một cá nhân nào đó không nhé: Tôi kêu lên cùng Chúa từ khắp cùng bờ cơi trái đất với một tấm ḷng sầu khổ. Vậy không c̣n là một con người nữa; mà là một, theo nghĩa Chúa Kitô duy nhất cùng với tất cả chúng ta là phần thể của Người. Một cá nhân đơn độc nào lại có thể kêu lên từ khắp cùng bờ cơi trái đất được? Vị kêu lên từ khắp cùng bờ cơi trái đất đây không ai khác hơn là gia nghiệp của Người Con. Có lời chép về Người là: Hăy xin Ta, Ta sẽ ban cho con các dân nước làm gia nghiệp, cũng như khắp cùng bờ cơi trái đất làm sở hữu. Sở hữu vật của Chúa Kitô đây, gia nghiệp của Chúa Kitô đây, thân thể của Chúa Kitô đây, Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô đây, sự hiệp nhất là chúng ta đây, kêu lên từ khắp cùng bờ cơi trái đất. Tiếng kêu đó ra sao? Đó là những ǵ Tôi đă nói: Ôi Thiên Chúa, xin hăy nhậm lời tôi thỉnh cầu, xin hăy lắng nghe lời tôi cầu xin. Tức là Tôi vang tiếng kêu này lên Thiên Chúa từ khắp cùng bờ cơi trái đất; tức là, từ tất cả mọi phía.

 

Tại sao Tôi vang lên tiếng kêu này? Với một tấm ḷng sầu khổ. Vị vang lên tiếng kêu này cho thấy rằng Ngài hiện diện giữa tất cả mọi dân nước trên thế giới trong một thân phận không phải được hiển vinh quang sáng mà là bị thử thách nặng nề.

 

Cuộc hành tŕnh của chúng ta trên trái đất này không thể nào tránh được thử thách. Chúng ta tiến bộ là nhờ thử thách. Không ai biết được bản thân ḿnh ngoại trừ nhờ chịu thử thách, cũng không ai lănh nhận hào quang ngoại trừ sau khi đă chiến thắng, hay tỏ ra cố gắng ngoại trừ việc chống lại thù địch hay các chước cám dỗ.

Vị kêu lên từ khắp cùng bờ cơi trái đất đang sầu khổ, thế nhưng không phải chỉ có một ḿnh vị ấy chịu. Chúa Kitô đă muốn bao gồm cả chúng ta là thân thể của Người nữa, một thân thể nhớ đó Người tử nạn, phục sinh và thăng thiên, để các chi thể thuộc thân thể của Người có thể hy vọng theo thủ lănh của ḿnh đi đến những nơi Người đă đến.

 

Người làm cho chúng ta nên một với Người khi Người chấp nhận để cho Satan cám dỗ. Chúng ta đă nghe trong Phúc Âm Chúa Giêsu Kitô đă bị ma qủi cám dỗ như thế nào trong hoang địa. Chúa Kitô thực sự đă bị ma quỉ cám dỗ. Nơi Chúa Kitô, anh em cũng đă bị cám dỗ, v́ Chúa Kitô đă mặc lấy xác thịt từ bản tính của anh em, thế nhưng, bằng quyền năng của ḿnh, Người đă chiếm được ơn cứu độ cho anh em; Người đă chịu tử nạn nơi bản tính của anh em, thế nhưng Người đă chiếm được sự sống cho anh em bằng quyền năng của Người; Người đă chịu xỉ nhục nơi bản tính của anh em, thế nhưng, Người đă dùng quyền năng của ḿnh để chiếm lấy vinh hiển cho anh em; bởi thế, Người đă chịu cám dỗ nơi bản tính của anh em, nhưng bằng quyền năng của ḿnh, Người đă chiếm lấy vinh thắng cho anh em.

 

Nếu nơi Chúa Kitô chúng ta đă bị cám dỗ, th́ chúng ta cũng chế ngự ma qủi nơi Người nữa. Anh em có chỉ nghĩ đến những chước cám dỗ Chúa Kitô phải chịu mà lại không nghĩ đến chiến thắng Người chiếm được hay chăng? Anh em hăy cho rằng ḿnh bị cám dỗ nơi Người và cũng thấy rằng ḿnh chiến thắng nơi Người nữa. Người có thể không để cho ma quỉ đến gần ḿnh; nhưng một khi Người không chịu cám dỗ th́ làm sao Người có thể dạy cho anh em cách chiến thắng chước cám dỗ được đây.

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 353-354)