CHÚA NHẬT III MÙA CHAY



BÀI ĐỌC I: Ex 3:1-8a, 13-15

“Đấng hiện hữu sai tôi đến với anh em”
Bài trích sách Xuất Hành.

Trong những ngày ấy, Môisen chăn chiên cho ông nhạc là Giêtrô, tư tế xứ Mađian. Ông lùa đoàn chiên qua sa mạc, đến núi Horeb là núi của Thiên Chúa. Thiên Chúa hiện ra với ông trong ngọn lửa cháy từ giữa bụi gai. Ông nh́n thấy bụi gai bốc lửa, nhưng không bị thiêu rụi. Môisen nói: “Ta hăy lại xem cảnh tượng kỳ lạ này, v́ sao bụi gai không bị thiêu rụi”. Thiên Chúa thấy ông lại xem, từ giữa bụi gai Người gọi ông: “Môisen, Môisen”. Ông thưa: “Dạ tôi đây!” Chúa nói: “Ngươi đừng đến gần đây, hăy cởi dép ở chân ra, v́ chỗ ngươi đang đứng là nơi thánh”. Chúa lại nói: “Ta là Thiên Chúa của Tổ phụ ngươi. Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacób”. Môisen che mặt, v́ không dám nh́n Thiên Chúa. Chúa nói: “Ta đă thấy dân Ta phải khổ cực ở Ai Cập. Ta đă nghe tiếng chúng kêu than kẻ đốc công áp bức. Ta biết nỗi đau khổ của chúng, nên Ta xuống cứu chúng thoát khỏi tay người Ai Cập và đưa ra khỏi đất ấy đến miền đất tốt tươi rộng lớn, đất tràn trề sữa và mật”. Môisen thưa với Thiên Chúa rằng: “Nầy tôi sẽ đến với con cái Israel và bảo họ: Thiên Chúa của tổ phụ anh em đă sai tôi đến với anh em”. Nếu họ hỏi tôi: “Tên Người là ǵ; Tôi sẽ nói sao với họ?” Thiên Chúa nói với Môisen: “Ta là Đấng tự hữu”. Chúa nói: “Ngươi sẽ bảo con cái Israel thế nầy: “Đấng tự hữu sai tôi đến với anh em”. Thiên Chúa lại nói với Môisen: “Ngươi sẽ bảo con cái Israel thế nầy: Thiên Chúa của tổ phụ anh em, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Isaac, Thiên Chúa của Giacób sai tôi đến với anh em. Đó là danh Ta cho đến muôn đời, đó là danh Ta phải ghi nhớ qua mọi thế hệ”.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót.

1.      Linh hồn tôi ơi, hăy chúc tụng Chúa, và toàn thể con người tôi, hăy chúc tụng danh Người. Linh hồn tôi ơi, hăy chúc tụng Chúa, và chớ khá quên mọi ân huệ của Người.

2.      Người đă thứ tha cho mọi điều sai lỗi, và chữa ngươi khỏi mọi tật nguyền. Người chuộc mạng ngươi khỏi chổ vong thân, Người đội đầu ngươi bằng măo từ bi, ân sủng.

3.      Chúa thi hành những sự việc công minh, và trả lại quyền lợi cho những người bị ức. Người tỏ cho Môisen được hay đường lối, tỏ công cuộc Người cho con cái Israel.

4.      Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót, chậm bất b́nh và hết sức khoan nhân. Nhưng cũng như trời xanh cao vượt trên trái đất, ḷng nhân Người c̣n siêu việt hơn thế trên kẻ kính sợ Người.


BÀI ĐỌC II: 1 Cor 10:1-6, 10-12

“Đời sống dân chúng đối với Môisen trong hoang địa được viết ra để răn bảo chúng ta”
Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, tôi không muốn để anh em không hay biết điều này là tất cả cha ông chúng ta đă được ở dưới áng mây, đi ngang qua biển và tất cả nhờ Môisen mà được thanh tẩy, dưới áng mây và trong ḷng biển, tất cả đă ăn cùng một thức ăn thiêng liêng, và uống cùng một thức uống thiêng liêng, thật vậy, tất cả đă uống nước phát xuất từ tảng đá thiêng liêng đi theo họ: tảng đá ấy chính là Chúa Kitô. Tuy nhiên, không phải phần đông trong họ đă sống đẹp ḷng Chúa, v́ họ đă bị gục ngă trong hoang địa. Bao nhiêu sự kiện đó nêu gương cho chúng ta, để chúng ta đừng chiều theo những dục vọng xấu xa như những người đó đă chiều theo. Anh em đừng lẩm bẩm kêu trách như một số người trong bọn họ đă làm, và đă vong mạng bởi tay một sứ thần hủy diệt. Những việc đó đă xẩy đến cho họ để làm gương, và đă được ghi chép để răn bảo chúng ta, là những người đang sống trong thời đại cuối cùng. Thế nên, ai tưởng ḿnh đang đứng vững, hăy ư tứ kẻo ngả.

Lời của Chúa.
 

CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM: (Xin mời Cộng đoàn đứng)
Nầy là lúc thuận tiện, nầy là ngày cứu độ.


PHÚC ÂM: Lc 13:1-9

“Nếu các ngươi không ăn năn hối cải, th́ tất cả các ngươi cũng sẽ bị hủy diệt như vậy”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, có những kẻ thuật lại cho Chúa Giêsu về việc quan Philatô giết mấy người Galilê, làm cho máu họ ḥa lẫn với máu các vật họ tế sinh. Ngài lên tiếng bảo: “Các ngươi tưởng rằng mấy người xứ Galilê bị ngược đăi như vậy là những người tội lỗi hơn tất cả những người khác ở xứ Galilêa ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế. Nhưng nếu các ngươi không ăn năn hối cải, th́ tất cả các ngươi cũng sẽ bị hủy diệt như vậy. Cũng như mười tám người bị tháp Silôe đổ xuống đè chết, các ngươi tưởng họ tội lỗi hơn những người khác ở Giêrusalem ư? Ta bảo các ngươi: không phải thế, nếu các ngươi không ăn năn hối cải, th́ tất cả các ngươi cũng sẽ bị hủy diệt như vậy”. Ngài c̣n nói với họ dụ ngôn này: “Có người trồng một cây vả trong vườn nho ḿnh. Ông đến t́m quả ở cây đó mà không thấy, ông liền bảo người làm vườn rằng: ḱa, đă ba năm nay ta đến t́m quả cây vả này mà không thấy có. Anh hăy chặt nó đi, c̣n để nó choán đất làm ǵ!” Nhưng anh ta đáp rằng: “Thưa ông, xin để cho nó một năm nay nữa, tôi sẽ đào đất chung quanh và bón phân: may ra nó có quả chăng, bằng không năm tới ông sẽ chặt nó đi”.

Phúc Âm của Chúa.

Sống Lời Chúa Hôm Nay
Suy Niệm

 

 

Càng Thánh Thiện Càng Cần Phải Cải Thiện

  

Theo ư nghĩa Mùa Chay, Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Chay mới thực sự là Chúa Nhật Giáo Hội muốn kêu gọi con cái ḿnh ăn năn cải thiện đời sống qua các bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn đọc. Hai Chúa Nhật trước, hai Chúa Nhật mở màn cho Mùa Chay 6 tuần lễ, Giáo Hội cho chúng ta thấy hai mầu nhiệm tương phản của Chúa Kitô, một Chúa Kitô chay tịnh khổ hạnh ở Chúa Nhật Thứ Nhất và ngay sau đó là một Chúa Kitô biến h́nh vinh hiển trên núi cao ở Chúa Nhật thứ hai.  Giáo Hội có ư đặt hai mầu nhiệm này gần nhau là để cho Kitô hữu thấy được Linh Đạo Vượt Qua của ḿnh, một linh đạo cho thấy ư nghĩa và giá trị cũng như đích điểm của việc bỏ ḿnh và cải thiện đời sống của Kitô hữu. Đối với Kitô giáo và tinh thần Chúa Kitô th́ bỏ ḿnh không phải là tự diệt mà là để sinh hoa trái, để có thể lâm bồn sinh con. Đó là lư do trong bài Phúc Âm Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Chay Năm C tuần này, sau khi nói đến việc cần phải ăn năn hối cải, Chúa Giêsu nói đến dụ ngôn cây vả cần phải sinh hoa kết trái, bằng không sẽ bị đốn đi. Bài Phúc Âm Chúa Nhật III Mùa Chay Năm C tuần này thuật lại việc Chúa Giêsu dạy con người phải lợi dụng những sự dữ xẩy ra cho người khác như dịp tốt để tự kiểm điểm bản thân mà cải thiện đời sống cho tốt lành hơn.

 

Đó là lư do, bài Phúc Âm cho chúng ta thấy Chúa Giêsu đă thẳng thắn bảo cho thành phần đến thuật vụ Philatô sát hại một số người Galilê biết rằng họ đă có một mặc cảm hay tâm tưởng tự măn hoàn toàn sai lầm và hết sức nguy hiểm. Ở chỗ, họ cho rằng không có lửa làm sao có khói, tức là những người gặp hoạn nạn như thế là do bởi tội lỗi của những người ấy, mà họ không gặp hoạn nạn như những người ấy tức là họ không có tội lỗi như những nạn nhân ấy, và một khi không có lỗi, không phạm tội đến nỗi cần phải lănh chịu một hậu quả như thế, th́ họ không cần phải cải thiện, không cần phải ăn năn hối cải!

 

Theo chiều hướng của bài Phúc Âm hôm nay và căn cứ vào những lời Chúa Giêsu dạy ở phần thứ hai của bài Phúc Âm này th́ thành phần không gặp hoạn nạn khốn khổ chưa chắc đă tốt lành hơn những nạn nhân trong cuộc, bởi thế, ai cũng cần phải cải thiện đời sống.

 

Mà việc cải thiện đời sống không phải chỉ là một nhu cầu tiêu cực, ở chỗ tránh tội hay giữ ḿnh không phạm tội là đủ, mà là một nhu cầu tích cực, ở chỗ sống trọn lành hơn, qua việc sinh hoa kết trái, qua việc chẳng những lánh dữ mà c̣n làm lành, làm những việc bác ái yêu thương, điển h́nh như việc làm phúc bố thí chẳng hạn (x Is 58:6-7).

 

V́ cải thiện đời sống ở tại chỗ sinh hoa kết trái, ở chỗ sống bác ái yêu thương chứ không phải chỉ ở chỗ ăn chay, hy sinh, hăm ḿnh, cầu nguyện, bởi thế như cây vả xum xuê sẽ bị đốn đi v́ không sinh hoa kết trái thế nào, con người ta cũng bị trừng phạt như thế, như trường hợp được Chúa Giêsu nêu lên làm gương trong dụ ngôn người đầy tớ đem chôn nén bạc của ḿnh không chịu sinh lời cho chủ (x Mt 25:24-28).

 

Tuy nhiên, việc cải thiện đời sống là một việc khó chứ không phải dễ, cần phải có thời gian. Thiên Chúa là Đấng thấu suốt mọi sự nên thông cảm với con người bất toàn và yếu đuối về điều này. Đó là lư do thái độ nhẫn nại của Thiên Chúa và thời gian nhẫn nại của Ngài là để chờ con người sinh hoa kết trái vậy, đúng như phần cuối của bài Phúc Âm hôm nay cho thấy.


Vấn đề Tội Lỗi và Trừng Phạt

 

Những ǵ Chúa Giêsu phán dạy trong bài Phúc Âm hôm nay liên quan đến căn nguyên làm cho con người không chịu ăn năn hối cải và v́ thế họ đáng bị trừng phạt, một thứ trừng phạt không bởi Chúa vô cùng từ bi nhân ái, mà là bởi chính họ tự gây ra và chuốc lấy cho ḿnh.

 

Thật vậy, kính thưa quí vị, tất cả những ǵ bất hạnh xẩy ra cho con người ta trên trần gian này nói chung, nhất là cho thân xác con người nói riêng, cả về thiên tai, như vụ tháp Siloê đổ xuống chết người, hay về nhân tai, như vụ Philatô sát hại dân chúng, theo nguyên tắc chung, đều là sự dữ thể lư, những sự dữ bởi nguyên tội mà ra, thế nhưng, trên thực tế, những sự dữ ấy lắm khi không hẳn hay hoàn toàn không phải bởi tội lỗi của thành phần nạn nhân. Đúng thế, những sự dữ về nhân tai lắm khi không hẳn bởi tội lỗi của nạn nhân, chẳng hạn như trường hợp họ bị Philatô giết oan; và những sự dữ về thiên tai hoàn toàn không phải bởi tội lỗi của nạn nhân, chẳng hạn như trường hợp họ bị tháp Siloe đè chết. Trái lại, những sự dữ con người phải chịu, điển h́nh là trường hợp của người bị mù từ thuở mới sinh, như Chúa Giêsu khẳng định với các tông đồ trong Phúc Âm Thánh Gioan ở đoạn 9 câu 3: “Không phải bởi tội lỗi của anh ta hay của cha mẹ anh ta mà là để cho việc Thiên Chúa được tỏ hiện nơi anh ta”. Chính v́ thế, trong bài Phúc Âm hôm nay Chúa Giêsu mới nhấn mạnh với thành phần thuật lại cho vụ Philatô sát hại ấy người Galilê rằng: “Quí vị đừng tưởng mấy người xứ Galilê bị ngược đăi như vậy là những người tội lỗi hơn tất cả những người khác ở xứ Galilê?” Thế rồi lợi dụng dịp này, Người khuyên bảo họ: “Tôi cho quí vị hay, không phải thế đâu. Nhưng nếu quí vị không ăn năn hối cải, th́ tất cả quí vị cũng sẽ bị hủy diệt như vậy”.

 

Đúng thế, nếu sự dữ tạm thời ở trên đời này (như về nhân tai) không hẳn do bởi tội lỗi của nạn nhân, và lại càng hoàn toàn không phải (như về thiên tai) bởi tội lỗi của cá nhân thành phần nạn nhân, th́ sự dữ muôn đời muôn kiếp là t́nh trạng bi hư đi trong hỏa ngục, một sự dữ trên hết mà chúng ta hằng xin Chúa cứu chúng ta thoát khỏi ở câu kết trong Kinh Lạy Cha: “Nhưng cứu chúng con cho khỏi sự dữ”, chính là do bởi tội lỗi của mỗi một người. Chính v́ thế, h́nh ảnh của thành phần hư đi được Chúa Giêsu diễn tả 6 lần Phúc Âm Thánh Mathêu (8:12; 13:42, 50; 22:13; 24:51; 25:30), và 1 lần trong Phúc Âm Thánh Luca ở đoạn 13 câu 28, đó là thành ngữ: “khóc lóc và nghiến răng”. Sở dĩ thành phần bị hư đi đời đời “khóc lóc” v́ vô cùng khổ đau, ở chỗ không đạt được cùng đích vĩnh cửu của ḿnh là Thiên Chúa Hằng Sống Vô Cùng Thiện Hảo; và sở dĩ họ “nghiến răng” là v́ họ tự trách ḿnh, như con người khi c̣n sống bị lương tâm cắn rứt khi làm điều ǵ sai trái vậy. T́nh trạng bị hư đi đời đời này, theo ư nghĩa của lời Chúa Giêsu nói hai lần trong đoạn 9 của bài Phúc Âm hôm nay, một ở câu 3 và câu 5, đó là t́nh trạng “bị hủy diệt”, một t́nh trạng bị hủy diệt chẳng những linh hồn mà cả thân xác nữa, như Chúa Giêsu khẳng định trong Phúc Âm Thánh Mathêu ở đoạn 10 câu 28: “Các con đừng sợ những người chỉ giết được thân xác mà không sát hại được linh hồn, song hăy sợ Đấng có quyền hủy diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục”.

 

Ngày nay người ta có khuynh hướng không tin có hỏa ngục, một là v́ họ chấp nhận thuyết đầu thai luân hồi, hai là v́ họ không tin tưởng thần linh và đời sau theo chủ thuyết vô thần duy vật, ba là v́ vị họ tin vào Thiên Chúa là T́nh Yêu nên Ngài không thể nào lại nỡ trừng phạt con cái ḿnh đời đời khốn nạn như vậy v.v. Đúng thế, chính v́ “Thiên Chúa là t́nh yêu”, như Thánh Gioan Tông Đồ đă cảm nhận và định nghĩa trong Thư Thứ Nhất ở đoạn 4, câu 8 và 16, mà “nơi Ngài không hề có tối tăm”, như Thánh Gioan cũng xác nhận trong cùng Bức Thư ở đoạn 1 câu 5, nghĩa là không có sự chết, không có sự dữ, không có án phạt. Sở dĩ con người bị phạt là v́ họ đă không chấp nhận t́nh yêu của Ngài, không chấp nhận ân sủng cứu độ của Ngài, nên t́nh yêu của Ngài đă nên án phạt cho họ, như ánh sáng mặt trời tự bản chất là tốt, song đối với kẻ đau mắt lại là một h́nh khổ mà họ phải tránh xa, không dám nh́n. Đó là lư do, trong Phúc Âm Thánh Gioan ở đoạn 3 câu 17 đến 19, Chúa Giêsu đă minh định với Nicôđêmô thế này: “Thiên Chúa không sai Con đến thế gian để luận phạt thế gian mà là để thế gian nhờ Con mà được cứu. Ai tin vào Con th́ khỏi bị luận phạt, c̣n ai không tin th́ đă bị luận phạt rồi, v́ không tin vào danh Con Một của Thiên Chúa. Luận phán tuyên phạt là thế này, đó là ánh sáng đă đến trong thế gian, song con người ta lại chuộng tối tăm hơn ánh sáng, v́ các việc họ làm đều là những việc gian ác”.

 

Như thế, sự dữ vĩnh tử vô cùng bất hạnh này không bao giờ xẩy đến cho thành phần tội nhân nói chung, nếu họ giống như người thu thuế trong dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện, biết hạ ḿnh xuống trước nhan Chúa ăn năn thống hối với tất cả tấm ḷng tan nát khiêm cung của ḿnh, mà chỉ xẩy ra cho riêng thành phần không chịu ăn năn hối cải, một là v́ họ bị mặc cảm hoàn toàn tuyệt vọng, như trường hợp tông đồ Giuđa bán Chúa, hai là v́ mặc cảm quá ư tự măn đến nỗi sống trong t́nh trạng cằn cỗi thiêng liêng mà không biết, như trường hợp cây vả xum xuê hoa lá cành mà không sinh hoa kết trái ǵ hết, nên đáng bị đốn đi như dụ ngôn hôm nay Chúa nói tới, hay như Chúa đă có lần thực sự nguyền rủa một cây vả bên đường làm cho nó chết đứng v́ không có trái như thế.

 

Bởi thế, theo tôi, những người c̣n cảm thấy cần phải cải thiện là những người c̣n ư thức tội lỗi, và là những người cảm thấy rằng càng thánh thiện càng cần phải cải thiện, v́ càng gần “Thiên Chúa là ánh sáng” (1Jn 1:5), chúng ta mới càng thấy được ḿnh vô cùng bất xứng, khốn nạn và tội lỗi. Đó là lư do các thánh mới năng xưng tội, hằng ngày, hằng tuần, trái lại, càng xa Chúa, càng tối tăm, càng cảm thấy ḿnh “có tội ǵ đâu mà xưng”!

 

Vấn đề Đau Khổ và Cứu Độ

 

Vấn đề của bài Phúc Âm hôm nay c̣n có thể được đặt ra là tại sao Thiên Chúa vô cùng toàn hảo, khôn ngoan và toàn năng lại có thể để sự dữ bất hạnh xẩy ra cho con người, chẳng hạn như trường hợp được nhắc đến trong bài Phúc Âm hôm nay liên quan đến cả thiên tai và nhân tai? Trong hai sứ điệp đầu năm 2004, một gửi cho thành phần bệnh nhân trong Ngày Thế Giới Bệnh Nhân Thứ XII, 11/2/2004, và một gửi cho Giáo Hội hoàn vũ về Mùa Chay 2004 với chủ đề “ai tiếp nhận một trẻ nào như những trẻ này là tiếp nhận Thày”, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II cũng đă nêu lên vấn nạn này như sau:

 

“Có những thành phần giới trẻ đă bị xúc phạm nặng nề bởi hành động bạo lực của người lớn: như việc lạm dụng t́nh dục, bắt làm gái điếm, dính dáng đến việc buôn bán và sử dụng thuốc nghiện; bị bắt lao động và gia nhập hàng ngũ chiến đấu; luôn phập phồng về t́nh trạng gia đ́nh bị đổ vỡ; bị lọt vào việc buôn bán các bộ phận con người và con người. C̣n thảm cảnh hội chứng liệt kháng AIDS cùng với các hậu quả tàn hại của nó ở Phi Châu nữa th́ sao? Người ta nói rằng hằng triệu người hiện nay đang bị cơn khổ nạn này hành hạ, nhiều người đă bị lây nhiễm từ khi mới sinh. Nhân loại không thể nhắm mắt làm ngơ trước một thảm cảnh hết sức thượng tâm này!

 

“Những trẻ em này đă làm sự xấu nào mà lại phải gánh chịu khổ đau như thế? Theo quan điểm nhân loại th́ không dễ ǵ, thật sự là không thể, giải đáp vấn nạn nhức nhối này. Chỉ có đức tin mới khiến chúng ta bắt đầu hiểu được vực thẳm rất sâu xa của khổ đau mà thôi. Bằng việc ‘vâng lời cho đến chết cho dù chết trên thập giá’ (Phil 2:8), Chúa Giêsu đă gánh chịu khổ đau nơi bản thân ḿnh và đă chiếu tỏ nó bằng ánh sáng rạng ngời của việc Người phục sinh. Người đă hoàn toàn chiến thắng tử thần bằng cái chết của Người” (Sứ Điệp Mùa Chay 2004, đoạn 3 và 4).

 

“Trong Tông Thư ‘Salvifici Doloris’, Tôi đă nhận định rằng đau khổ là những ǵ thăng trầm của con người nam nữ trong suốt gịng lịch sử mà họ cần phải biết chấp nhận và thắng vượt nó (cf. No. 2: [11 February 1984]; L'Osservatore Romano English Edition [ORE], 20 February, p. 1). Tuy nhiên họ làm sao có thể thực hiện được điều này nếu không nhờ Thập Giá Chúa Kitô?

 

“Nơi cuộc tử nạn và Phục Sinh của Đấng Cứu Chuộc, khổ đau của nhân loại t́m thấy được ư nghĩa sâu xa nhất của ḿnh cùng với giá trị cứu độ của nó. Tất cả mọi gánh nặng của khổ ải và đau đớn của nhân loại được tóm lại nơi mầu nhiệm của một Vị Thiên Chúa, khi mặc lấy bản tính loài người, đă ‘trở thành tội lỗi… v́ chúng ta’ (2Cor 5:21) một cách nhục nhă. Trên Golgotha Người đă gánh lấy tội lỗi của hết mọi con người tạo sinh, và Người đă kêu lên cùng Chúa Cha trong nỗi tủi thân và niềm phó thác là ‘Tại sao Cha lại bỏ rơi con?’ (Mt 27:46).

 

“Từ cái mâu thuẫn của Thập Giá đă phát xuất ra câu giải đáp cho những vấn đề rắc rối nhất của chúng ta. Chúa Kitô đă chịu khổ v́ chúng ta. Người đă mang lấy nơi bản thân Người các thứ khổ đau của hết mọi người và cứu chuộc chúng. Chúa Kitô chịu khổ với chúng ta, cho chúng ta được thông phần đau khổ của chúng ta với đau khổ của Người. Liên kết với đau khổ của Chúa Kitô, đau khổ của nhân loại trở thành phương tiện cứu độ; đó là lư do tại sao tín hữu có thể cùng với Thánh Phaolô nói rằng ‘Giờ đây tôi v́ anh em vui mừng chịu đựng đau khổ của ḿnh, và tôi hoàn tất nơi xác thịt của ḿnh những ǵ c̣n thiếu nơi những đau thương của Chúa Kitô phải chịu v́ thân thể của Người là Giáo Hội’ (Col 1:24). Được chấp nhận bằng đức tin, đau đớn trở thành cửa ngơ tiến vào mầu nhiệm khổ đau cứu chuộc của Chúa Kitô; một khổ đau không c̣n làm mất đi sự b́nh an và hạnh phúc v́ nó được chiếu tỏa bởi ánh quang của Cuộc Phục Sinh” (Sứ Điệp cho Ngày Thế Giới Bệnh Nhân 11/2/2004, đoạn 4).

 

Thật vậy, ngoài đức tin con người chẳng những không thể nào chịu được khổ đau mà c̣n không thể nào hiểu được và giải được vấn nạn khổ đau nữa. Theo giáo lư của Phật giáo th́ “đời là bể khổ”, mà khổ là do “tham, sân, si” nơi con người, nên muốn thoát khổ con người cần phải “diệt dục” ngay khi c̣n sống để có thể được “giác ngộ” như Phật tổ, bằng không, cho tới khi chết mà vẫn c̣n “nghiệp chướng” th́ phải “đầu thai luân hồi” cho tới khi hoàn toàn thoát hết nợ trần, trả hết nghiệp kiếp của ḿnh mới được vào cơi “niết bàn”. Tiện đây, người Công Giáo chúng ta cũng nên phân biệt giáo lư và tinh thần của Kitô giáo khác với chủ trương của Tam Giáo Khổng-Lăo-Phật ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.

 

Đối với Khổng giáo, Kitô giáo hợp với Khổng giáo ở chủ trương và hoạt động dấn thân phục vụ con người để cải cách xă hội, thế nhưng, đường lối và tinh thần phục vụ của Kitô giáo hoàn toàn khác hẳn, ở chỗ, đối với Kitô giáo, làm đầu là làm cuối, người trên hy sinh cho người dưới, “quân, sư, phụ” phải qú xuống rửa chân cho các môn sinh của ḿnh. Đối với Lăo giáo, Kitô giáo cũng chủ trương thoát tục, vô vi thanh tịnh, sống b́nh an tự tại theo thiên ư, nhưng không phải chỉ để hưởng nhàn và khỏi bị quấy nhiễu, mà là để chẳng những biết được thiên ư muốn ǵ và có dồi dào sinh lực hơn trong việc hoàn tất thiên ư, dù có phải hy sinh vào đời và cho đời; đó là lư do đi tu theo Kitô giáo là yêu đời chứ không phải là chán đời, nhất là không phải chỉ v́ khinh đời. Đối với Phật giáo, Kitô giáo cũng chủ trương diệt dục, được gọi là bỏ ḿnh, nhưng Kitô giáo không sợ đau khổ; cho dù có t́m hết cách để tránh lánh khổ đau tự bản chất vốn là sự dữ phản lại với bản tính tự nhiên vốn hướng về chân thiện mỹ của ḿnh, Kitô giáo vẫn sẵn sàng chấp nhận khổ đau là hậu quả của tội lỗi để biến nó thành phương tiện cứu độ cho ḿnh và cho tha nhân; đó là lư do Kitô giáo chủ trương diệt dục hay hăm ḿnh và bỏ ḿnh là để có khả năng chịu được khổ đau, có thể vác thập giá, nhất là được như hạt lúa miến mục nát đi mới sinh muôn vàn hoa trái, tức là được Vượt Qua từ sự chết mà vào sự sống như chính Vị Giáo Tổ Phục Sinh của ḿnh.

 

Ngoài ra, theo tu đức Kitô giáo, chính Thiên Chúa muốn sử dụng khổ đau chẳng những để làm cho con người được siêu thoát, được thanh tẩy khỏi những tục lụy hầu có thể tiến tới chỗ thần hiệp với Ngài, mà c̣n, sau khi họ được thần hiệp với Ngài, Ngài vẫn c̣n tiếp tục dùng khổ đau để làm cho họ sinh hoa kết trái hơn nữa, như cành nho đă sinh trái càng bị tỉa đi cho sai trái hơn (x Jn 15:2). Đó là lư do chúng ta thấy không một vị thánh Kitô giáo nào mà không phải trải qua thấm thía đau khổ, trải qua tăm tối cuộc đời. Thậm chí càng khổ đau càng nên trọn lành, càng nên giống Chúa Kitô, Đấng là chính Con Thiên Chúa, là Thiên Chúa nhập thể, nhưng cũng đă phải kêu lên trên thập giá “Chúa ơi, Chúa ơi, sao Chúa lỡ bỏ rơi con” (Mt 27:46), Đấng cũng đă liên kết việc ngồi bên hữu và bên tả của Người, như một Đức Maria đồng công cứu chuộc đứng dưới chân thập giá của Người (x Jn 19:25), tức Người đă liên kết t́nh trạng sống thân mật với Người nhất và nên giống Người nhất đó là được cùng Người uống chén khổ đau (x Mt 20:21-23), hay được dự phần với Người, một vinh dự cần phải được Người thanh tẩy cho trước họ mới có tư cách và khả năng tham hưởng (x Jn 13:8), một vinh dự mà đích thân Người phải dọn sẵn ra cho họ bằng chính cuộc Vượt Qua Tử Giá, như việc “Thày đi để dọn chỗ cho các con”, đến vinh quang Phục Sinh, như việc “Thày sẽ trở lại để đem các con đi để Thày ở đâu các con cũng ở đó” (Jn 14:3), như trường hợp điển h́nh của vị trưởng tông đồ đoàn Phêrô sau cuộc đời “theo Thày” làm đầu là phục vụ đă được phúc chết giống như Người (x Jn 21:18-19).

 

Thật vậy, ngay từ ban đầu “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1Jn 4:8,16) đă dựng nên con người là để cho họ được trường sinh vinh phúc, chứ không phải để đọa đầy con người. Sở dĩ con người phải chịu khổ trên đời này và cuối cùng phải chết là v́ tội lỗi của họ, được gọi là nguyên tội. Thế nhưng, cũng chính v́ Thiên Chúa vô cùng toàn thiện, khôn ngoan và toàn năng mà Ngài đă biến sự dữ do con người gây ra thành sự lành cho họ, tức Ngài đă biến tội lỗi và sự chết (cùng với tất cả mọi khổ đau) là hậu quả của tội lỗi, một t́nh trạng tội lỗi và sự chết được biểu hiệu nơi cây thập giá, h́nh phạt giành cho thành phần tử tội dưới chế độ của Đế Quốc Rôma, trở thành ân phúc và sự sống cho họ, nhờ cuộc Vượt Qua của Con Ngài là Đức Giêsu Kitô, Lời Nhập Thể.

 

Như thế, nhờ Lời Nhập Thể là Thiên Chúa Thần Linh vô cùng toàn hảo mặc lấy xác thể con người mà thân xác của con người đă được thần linh hóa, do đó con người càng thấp hèn trước mắt thế gian càng giống Ngài, thậm chí ai không tôn trọng và giúp đỡ họ là phủ nhận Ngài (x Mt 25:45); nhất là nhờ cuộc Tử Giá và Phục Sinh của Vị Thiên Chúa toàn năng này mà tất cả những bất hạnh, thậm chí kể cả những tội lỗi của con người, đă được cứu chuộc và thánh hóa, và thân phận yếu đuối của con người, nhờ phép rửa, c̣n được mặc lấy quyền năng vô địch của Đấng Phục Sinh (x Mt 28:18), để họ có thể làm chủ tất cả mọi sự dữ, như được Chúa Giêsu đề cập tới trong đoạn cuối cùng của Phúc Âm Thánh Marcô, đó là có thể trừ quỉ, chữa lành bệnh tật, bắt rắn trong tay và uống phải độc dược cũng không sao (x Mk 16:17-18). Đó là lư do, đối với thập giá đă trở thành Thánh Giá, đau khổ trở thành quyền linh này, Kitô hữu chẳng những không được sợ thánh giá đau khổ, trái lại, như Thánh Tông Đồ Dân Ngoại, c̣n phải hiên ngang tuyên bố rằng: “Tôi không hănh diện về bất cứ điều ǵ ngoài thập giá Chúa Giêsu Kitô!” (Gal 6:14).  

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

 

THIÊN CHÚA TIẾP TỤC KÊU GỌI CON NGƯỜI THỐNG HỐI

 

ĐTC GPII: Giáo Lư Đại Năm Thánh 2000, bài 20, Thứ Tư 30/8/2000

 

 

1-         Vị tác giả Thánh Vịnh đă xướng lên rằng: “Chúa đă đếm những bước chân hoang của tôi” (Ps 56:9). Câu nói ngắn ngủi thiết yếu này gồm tóm cả lịch sử của con người đi hoang qua băi sa mạc của quạnh hiu, của sự dữ và của khô cằn. Họ đă lấy tội lỗi hủy hoại mối ḥa hợp tuyệt vời của thiên  nhiên do Thiên Chúa thiết lập ngay từ ban đầu: “Thiên Chúa đă nh́n xem mọi sự Ngài đă dựng nên, và thấy rằng rất là tốt đẹp”, như được nhắc đến ở đoạn văn quá quen thuộc trong Sách Khởi Nguyên (Gn 1:31). Tuy nhiên, Thiên Chúa không bao giờ xa cách tạo vật của Ngài; trái lại, Ngài luôn luôn hiện diện sâu xa nơi họ, như Thánh Âu-Quốc-Tinh sâu sắc nhận định: “Thế th́ Ngài ở đâu và cách xa tôi ra sao? Tôi đang đi hoang xa cách Ngài... Thế nhưng, Ngài c̣n cao hơn cả thượng đỉnh của tôi và sâu xa hơn cả thâm tâm của tôi nữa” (Tự Thú, 3, 6, 11).

 

Vị tác giả Thánh Vịnh c̣n diễn tả việc tẩu thoát luống công vô ích của con người cho khỏi Đấng Tạo Hóa của ḿnh trong một câu thánh vịnh hay ho như sau: “Tôi chạy đâu cho thoát khỏi thần trí của Ngài? Tôi thoát thân sao được dung nhan của Ngài? Tôi có lên tới các tầng trời th́ Ngài cũng ở đó; tôi có lặn sâu xuống âm phủ th́ Chúa cũng có đó. Tôi có chắp cánh bay từ hừng đông, tôi có ở chân trời góc biển, tay Ngài cũng d́u dắt thân tôi và tay phải của Ngài cũng giữ chặt lấy tôi. Nếu tôi cho rằng: ‘Bóng tối thật sự phủ kín lấy tôi và đêm tối là ánh sáng của tôi’ – Đối với Ngài bóng tối tự nó không c̣n là tối tăm, và đêm đen sẽ chiếu sáng như ban ngày. Tối tăm và ánh sáng cũng giống như nhau vậy” (Ps 139:7-12).

 

2-         Khi Thiên Chúa t́m kiếm người con nổi loạn muốn tẩu thoát khỏi tầm mắt của Ngài, th́ Ngài thực hiện một cách khẩn trương và yêu thương. Qua Người Con của ḿnh là Đức Giêsu Kitô, Đấng đột xuất trên diễn trường lịch sử nhân loại đă hiện lên như một “Con Chiên Thiên Chúa xóa tội trần gian” (Jn 1:29), Thiên Chúa đă đi qua những con đường ngóc ngách của tội nhân. Đây là những lời đầu tiên Người công khai nói: “Hăy ăn năn thống hối, v́ nước trời gần đến!” (Mk 4:17). Một từ ngữ quan trọng hiện lên, từ ngữ Chúa Giêsu sẽ cắt nghĩa đi cắt nghĩa lại, bằng lời nói cũng như bằng việc làm, đó là “Hăy ăn năn thống hối”, tiếng Hy Lạp là metanoeite, tức là thực hiện việc metanoia, một cuộc thay đổi ḷng trí thực sự. Cần phải xa lánh sự dữ và tham phần vào vương quốc công chính, yêu thương và chân thật đang được thiết dựng.

 

Bộ ba dụ ngôn về ḷng thương xót thần linh được Thánh Luca qui hợp ở đoạn 15 trong Phúc Âm của ngài là một diễn tả cảm kích nhất về cách thức Thiên Chúa tỏ ra chủ động t́m kiếm và âu yếm chờ đợi tạo vật tội lỗi của Ngài. Bằng việc metanoia, hay cải thiện đời sống, con người như đứa con hoang đàng trở về ôm lấy Cha là Đấng không bao giờ lăng quên hay bỏ rơi họ.

 

3-         Khi dẫn giải về dụ ngôn người cha lấy t́nh yêu của ḿnh phung phá cho người con phung phá bằng tội lỗi của nó ấy, Thánh Ambrôsiô đă dẫn chúng ta đến việc hiện diện của Chúa Ba Ngôi thế này: “Hăy chỗi dậy mà chạy đến cùng Giáo Hội, v́ Chúa Cha ở đó, Chúa Con ở đó, Chúa Thánh Thần ở đó. Ngài chạy đến gặp gỡ quí bạn, v́ Ngài nghe tiếng quí bạn, khi quí bạn suy tư trong thâm sâu của cơi ḷng ḿnh. Để rồi, khi quí bạn c̣n ở đằng xa th́ Ngài đă trông thấy quí bạn và bắt đầu chạy lại cùng quí bạn. Ngài thấy tận thâm tâm của quí bạn, Ngài chạy đến để không ai làm cản trở quí bạn được, hơn thế nữa, Ngài c̣n ôm lấy quí bạn... Ngài lấy tay choàng lấy cổ quí bạn, để nâng lên những ǵ nằm trên mặt đất, khiến cho những ai bị gánh nặng tội lỗi đè nén và t́m kiếm những thứ trần gian cớ thể hướng ánh mắt nh́n lên trời, nơi họ đang phải t́m kiếm Đấng Tạo Hóa của ḿnh. Chúa Kitô lấy hai cánh tay của Người quàng chung quanh cổ của quí bạn, v́ Người muốn cất đi cho quí bạn ách nô lệ mà đặt lên nó một thứ ách êm ái nhẹ nhàng” (In Lucam VII, 229-230).

 

4-         Việc con người gặp gỡ Chúa Kitô làm thay đổi cuộc đời của họ, như chúng ta học nơi câu truyện được nghe từ đầu về ông Zakêu. Điều này cũng xẩy ra cho những người nam nữ tội lỗi khi Chúa Giêsu đi ngang qua đường lối của họ. Trên cây Thập Giá đă diễn ra một cử chỉ hết sức thứ tha và hy vọng hướng về con người gian ác, một con người thực hiện việc metanoia của ḿnh khi chạm đến biên giới của sự sống chết, khi nói cùng đồng bạn là: “Chúng ta đang chịu số phận xứng đáng với những việc ḿnh làm” (Lk 23:41). Đối với kẻ van nài Người: “Xin hăy nhớ đến tôi khi Ngài nắm được vương quyền của Ngài”, Chúa Giêsu đáp: “Thật vậy, Tôi cho anh biết, hôm nay anh sẽ được ở cùng Tôi trên thiên đàng” (x Lk 23:42-43). Như thế, sứ mệnh trần gian của Chúa Kitô, một sứ mệnh được bắt đầu bằng lời kêu mời ăn năn hối cải để vào vương quốc của Thiên Chúa, được kết thúc bằng một cuộc trở lại và một cuộc vào hưởng vương quốc của Ngài.

 

5-         Sứ vụ của Các Tông Đồ cũng được bắt đầu bằng lời tha thiết mời gọi cải thiện đời sống. Những ai nghe bài giảng đầu tiên của Thánh Phêrô đều cảm thấy ḷng ḿnh bị nhức nhối và nhôn nhao lên hỏi “Chúng tôi phải làm ǵ đây?”. Thánh nhân trả lời: “Anh em hăy ăn năn thống hối (metanoesate) và mỗi người hăy lănh nhận phép rửa nhân danh Chúa Giêsu Kitô để được ơn tha thứ tội lỗi; rồi anh em sẽ được tặng ân Thánh Linh” (Acts 2:37-38). Câu trả lời của Thánh Phêrô liền được chấp nhận, ở chỗ, “có khoảng ba ngàn tâm hồn” trở lại hôm đó (x Acts 2:41). Sau khi làm cho một người què được chữa lành cách lạ, Thánh Phêrô lại huấn dụ họ một lần nữa. Ngài nhắc nhở dân cư ở Giêrusalem về tội lỗi ghê gớm họ phạm như sau: “Anh em đă chối bỏ Đấng Thánh Hảo và Công Chính, ... và đă hạ sát Tác Giả sự sống” (Acts 3:14-15), thế nhưng, ngài đă làm nhẹ gánh lỗi lầm của họ mà nói: “Giờ đây, hỡi anh em, tôi biết rằng anh em đă tác hành một cách vô thức” (Acts 3:17); đoạn ngài kêu gọi họ cải thiện đời sống (x 3:19) và gợi lên cho họ một niềm hy vọng tràn trề, đó là “Thiên Chúa đă sai Người đến với anh em trước hết, để chúc lành cho anh em hầu giúp mọi người trong anh em bỏ đi cuộc sống gian ác của ḿnh” (3:26).

 

Tông Đồ Phaolô cũng thực hiện việc rao giảng thống hối như vậy. Ngài nói lên điều này trong khi ngỏ lời với Vua Agrippa về việc tông đồ của ḿnh như sau: “’Tôi xin tuyên bố’ với mọi người ‘cũng như với Dân Ngoại là họ phải ăn năn trở về cùng Thiên Chúa và thực hiện những việc làm xứng với ḷng thống hối của ḿnh’ (Acts 26:20; x 1Thes 1:9-10)”. Thánh Phaolô dạy rằng “ḷng nhân hậu của Thiên Chúa là để đem (chúng ta) đến việc ăn năn hối cải” (Rm 2:4). Trong sách Khải Huyền, chính Chúa Kitô đă lập đi lập lại việc thôi thúc cải hối này. Được thúc đẩy bởi yêu thương (x Rev 3:19), lời huấn dụ có tính cách mạnh mẽ và nói lên tất cả những ǵ là khẩn trương của việc hối cải (x Rev 2:5, 16, 21-22; 3:3, 19), song lại được kèm theo bằng những lời hứa hẹn tuyệt vời trong việc được thân t́nh với Đấng Cứu Thế (x 3:20-21).

 

Bởi thế, cánh cửa hy vọng lúc nào cũng rộng mở cho hết mọi tội nhân. “Con người không bị lẻ loi trong việc nỗ lực lên trời ngoài sức của ḿnh với cả trăm ngàn phương cách thường hay bị trục trặc. Đă có một nhà tạm vinh quang, đó là con người của Chúa Giêsu rất thánh hảo, nơi thần linh và nhân loại gặp nhau tha thiết đến nỗi không bao giờ ĺa nhau được nữa. Lời đă hóa thành nhục thể, nên giống như chúng ta mọi bề ngoại trừ tội lỗi. Người đă tuôn đổ thần tính vào con tim bệnh hoạn của nhân tính, và bằng việc làm cho nó tràn đầy Thần Linh của Chúa Cha, Người cho nó nhờ ân sủng mà được trở nên Thiên Chúa” (Orientale Lumen, 15).

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ Tuần san L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, 6/9/2000)

 

Người Khách … Nửa Đêm Về Sáng

 

 

 

Ngày Thánh Mẫu XXVIII (1978-2005) do Chi Ḍng Đồng Công tổ chức vào thời khoảng 4-7/8/2005 vẫn đông như mọi năm. Tuy nhiên, giống như năm ngoái, năm nay thời tiết cũng hơi đặc biệt. Năm ngoái, ba ngày chính, Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy có những trận mưa nửa đêm về sáng, làm cho nhiều người cảm thấy lạnh lẽo, không ngủ được, v́ không ngờ khí hậu cần đến áo ấm khác với mọi năm đầy nóng bức.

 

Năm nay, trời mưa nửa tiếng trước giờ khánh thành Đồi Canvê được dự trù theo chương tŕnh vào 4 giờ 30 chiều. Thứ Sáu, trời mát như lưỡng lự muốn mưa mà không đành, giúp cho việc cử hành Đường Thánh Giá kính Ḷng Thương Xót Chúa trong Năm Thánh Thể (10/2004-2005) do Liên Đoàn Thiếu Nhi Fatima TGP/LA, được thập phần thuận lợi; bằng không, với những bộ hóa trang nóng bức mặc suốt 6 tiếng liền (từ 11 giờ sáng tới 5 giờ chiều), gặp trận mưa nhẹ như ngày hôm trước, các em sẽ bị cảm rất nặng v́ mồ hôi tắm mưa, và nếu gặp trận mưa ngày hôm sau th́ chắc chắc những em đóng những bộ đồ lính La Mă đầy những thứ kim loại sắt trên đầu (ở mũ) và thân (ở áo) nhất định sẽ khó ḷng mà thoát được bị sét đánh. Thứ Bảy, vào lúc sau 5 giờ chiều một chút, sau vũ hoa dâng Mẹ mở đầu và ngay khi cuộc Cung Nghinh Mẹ được tiến hành, chưa kịp ra khỏi cổng th́ trời đổ mưa tới tấp, kéo dài cả 1 tiếng rưỡi đồng hồ, có lúc nắng lên sáng ngời mà mưa vẫn cứ nặng hạt tuôn xuống, chớp vẫn cứ không ngừng tung tóe trên bầu trời, đến nỗi có 4 người bị sét đánh, trong đó có một người được trực thăng chở đi nhà thương, và cuộc cung nghinh Mẹ đành phải  băi bỏ (lần thứ hai trong lịch sử Ngày Thánh Mẫu Missouri, lần đầu vào năm 1989, và cả hai lần đều trùng hợp với sự có mặt của ĐTGM Saint Louis ở Missouri). Tuy nhiên, Thánh Lễ Đại Trào vẫn tiếp tục đúng như dự định, chỉ sớm hơn 15 phút.

 

Trận mưa tầm tă chiều tối Thứ Bảy này, c̣n hơn cả chiều Thứ Năm, đă làm cho các lều bán kỷ vật ngập lụt. Thế nhưng, sau Thánh Lễ Đại Trào, vào khoảng 9 giờ tối, các quán kỷ vật lại thay nhau mở ra để tiếp tục công việc gây quĩ của ḿnh, vớt vát những giây phút cuối cùng của Ngày Thánh Mẫu 2005. Quầy kỷ vật của Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống (www.tinmungsusong.org) cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, hai chúng tôi vừa bán vừa thu dọn, v́ nghĩ rằng cũng chẳng được bao nhiêu nữa. Vào khoảng 12 giờ đêm, khi gần thu xong mọi sự, sách vở cũng đă cho vào thùng gần hết, chỉ c̣n mấy loại sách khác nhau chưa kịp thu và một số CD vậy thôi, th́ người khách cuối ngày xuất hiện, đứng lật lật mấy cuốn sách c̣n nằm trên bàn. Tôi nghĩ rằng chắc anh chàng chạc tam thập nhi lập này cũng chỉ đứng trong giây lát rồi đi, để chúng tôi thu cho xong, sau đó c̣n đi ăn đêm, ngủ nghỉ, sáng c̣n lên đường về cho kịp chương tŕnh nghỉ hè sau đó. Ai ngờ đâu, chính vào giây phút ấy, trong ư định của Đấng Quan Pḥng Thần Linh, tôi đă được gặp một người khách cuối ngày có tâm hồn nửa đêm về sáng.

 

Đúng thế, câu truyện được mở đầu bằng câu hỏi của con người cho đến nay tôi vẫn chưa biết tên ấy:

 

-  Nhà xuất bản này ở đâu vậy?

 

Anh vừa hỏi vừa chỉ vào hai tác phẩm, đó là cuốn “Mạch Nước Vọt Lên Sự Sống Đời Đời”, một tác phẩm gồm có 33 bài giáo lư về Chúa Thánh Thần, và cuốn “Là Tất Cả Trong Mọi Sự”, một tác phẩm gồm 36 bài giáo lư về Chúa Cha, cả hai loạt bài giáo lư chủ đề về 2 Ngôi Thiên Chúa này đều của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II do tôi tuyển dịch, và đều được nhà xuất bản, nơi được người khách cuối cùng của quán kỷ vật Tin Mừng Sự Sống này hỏi, phát hành cho tôi, một cuốn vào đầu năm 1998, Năm Kính Chúa Thánh Thần, và cuốn kia vào cuối năm 1998 này, để hướng về năm 1999, Năm Kính Chúa Cha, tức vào giữa thời khoảng 3 năm Giáo Hội Hoàn Vũ đang sửa soạn gần để long trọng Mừng Đại Năm Thánh 2000. Tôi đă thành thực cho người khách về khuya này biết nơi chốn của nhà xuất bản. Đâu ngờ, sau đó, tôi đă nghe anh ta cho biết rằng anh cảm thấy “không có cảm t́nh” với nhà xuất bản này. Chưa kịp hỏi lư do tại sao th́ anh ta đă bày tỏ cho biết rằng anh ta đă đọc một cuốn sách của nhà xuất bản ấy, cuốn sách mang tựa đề “Chân Dung Đức Kitô”, và anh ta thấy rằng tác giả cuốn sách này đă không công nhận phép bánh hóa ra nhiều của Chúa Kitô, ở chỗ, tác giả cho rằng, thực phẩm được Phúc Âm cho là bánh hóa ra nhiều ấy là của dân mang theo bỏ ra ăn mà thôi.

 

Thật ra tôi chưa hề đọc tác phẩm này, nhưng biết ai viết, và v́ thế cũng không lạ ǵ chi tiết được người độc giả trẻ trung ấy đặt ra. Tuy nhiên, tôi đă không đả động ǵ tới nội dung hay tác giả của cuốn sách, mà chỉ nói tổng quát đến vấn đề phép in của giáo quyền thôi. Tôi cho người khách cuối cùng này biết rằng, theo Giáo Luật mới th́ vấn đề kiểm duyệt sách vở không c̣n ngặt như trước nữa. Có những cuốn sách buộc phải kiểm duyệt, như những loại sách dịch về Thánh Kinh, Phụng Vụ, Giáo Lư hoặc các thứ sách giáo khoa về tín lư thần học v.v. Ngoài ra, những loại sách khác về tu đức hay suy tư thần học, như cuốn sách được anh ta đề cập tới, không buộc phải kiểm duyệt nữa, v́ dù sao cũng là những nhận thức cá nhân thôi, tuy nhiên, nếu có ǵ trục trặc, giáo quyền vẫn can thiệp thẳng tay. Vả lại, thành phần độc giả t́m đọc những loại sách này, nhất là thành phần độc giả Việt Nam, cũng hiếm thấy và cần phải có kiến thức, “chẳng hạn như trường hợp của anh”, nên cũng dễ thấy được đâu là vấn đề cần phải lưu ư.

 

Sau khi nghe tôi đối đáp như thế, anh đă lấy hai tác phẩm dịch thuật trên đây của tôi, được phát hành bởi nhà xuất bản anh vốn không có cảm t́nh, xếp vào một chỗ. Thấy anh muốn mua hai cuốn đó, tôi liền mời anh mua cặp tác phẩm về nhị vị Giáo Hoàng, đó là cuốn “Đức Gioan Phaolô II: Sống là Chúa Kitô – Chết là Vinh Thắng!” (267 trang), và cuốn “Giáo Hoàng Biến Đức XVI: Vị Giáo Hoàng của Hiệp Nhất Kitô Giáo và cho Một Tân Âu Châu” (236 trang), hai cuốn sách mà chính tôi cũng không ngờ đă hoàn tất quá nhanh như thế, ngay trong Tháng Tư 2005 (ngày 30), thời điểm qua đời của vị cố giáo hoàng vào đầu tháng (2/4), và cũng là thời điểm được tuyển bầu của đức tân giáo hoàng vào giữa tháng (19/4), và đă được phát hành vào ngày 13/5//2005. Tuy nhiên, người khách cuối cùng của chúng tôi trong Ngày Thánh Mẫu 2005 không bao giờ quen được này đă bất ngờ đặt vấn đề liên quan đến đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II. Theo anh ta th́ hiện tượng quá nổi nang của vị giáo hoàng này có thể làm lu mờ đi vị trí của Giáo Hội, v́ người ta chỉ chú ư tới con người của vị giáo hoàng này mà thôi. Nghe thấy thế, tôi liền vừa vào hùa với anh vừa nhờ đó kéo anh ra khỏi tâm tưởng hết sức nguy hại của anh như sau:

 

-  Vấn đề anh đặt ra cũng giống như vấn đề một số người vẫn đặt ra liên quan đến Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Những người ấy đặt vấn đề là tại sao chỉ cầu nguyện với Chúa Giêsu hay chỉ tập trung vào Chúa Giêsu thôi, mà không lưu ư mấy tới Chúa Cha và Chúa Thánh Thần? Hay tại sao cứ phải lần hạt Mân Côi v́ kinh này chú trọng tới Đức Mẹ hơn là Chúa Kitô? Thế nhưng, vấn đề không phải như vậy. Trước hết, về vấn đề Chúa Giêsu nổi nhất trong Ba Ngôi, chúng ta không nên đặt vấn đề kỳ thị như thế, bằng không, chúng ta cho rằng Ba Ngôi không phải là một Thiên Chúa chân thật duy nhất; v́ một khi chúng ta đến với Chúa Giêsu là chúng ta đến với Chúa Cha, bởi Chúa Giêsu đă khẳng định rằng “không ai đến được với Cha mà không qua Thày” (Jn 14:6), và “Cha Tôi và Tôi là một” (Jn 10:30), và việc chúng ta đến được với Chúa Giêsu là do Thánh Thần làm trong chúng ta, như Thánh Phaolô Tông Đồ đă khẳng định: “Nếu không có Thánh Thần, không ai có thể nói Chúa Giêsu là Chúa” (1Cor 12:3), và “ai không có Thần Linh của Chúa Kitô th́ không thuộc về Đức Kitô” (Rm 8:9). Sau nữa, về vấn đề Kinh Mân Côi chú trọng tới Mẹ Maria hơn là Chúa Kitô, nếu chúng ta hiểu được ư nghĩa sâu xa của Kinh Mân Côi chúng ta sẽ không đặt vấn đề như thế. Bởi v́, Kinh Mân Côi có hai phần, khẩu nguyện (được ví như thân xác) và tâm nguyện (được ví như linh hồn): khẩu nguyện chính yếu là Kinh Kính Mừng, và tâm nguyện chính yếu là Mầu Nhiệm Chúa Kitô. Thân xác chỉ là một tử thi nếu không có linh hồn thế nào th́ cầu Kinh Mân Côi mà không suy ngắm Mầu Nhiệm Chúa Kitô cũng thế. Chúng ta đọc kinh “Kính Mừng” là chúng ta chúc tụng Mẹ Maria “đầy ơn phúc”, nhưng Mẹ đầy ơn phúc chẳng những v́ Mẹ được “Thiên Chúa ở cùng”, tức được Ngài thương yêu trên hết mọi tạo vật, mà c̣n v́ Mẹ đă tin (xem Lk 1:45), đă nghe và giữ Lời Chúa (xem Lk 11:28). Bởi thế, mỗi lần chúng ta đọc Kinh Kính Mừng là chúng ta cùng với Mẹ Maria tuyên xưng đức tin của ḿnh vào Chúa Kitô, chẳng hạn tin rằng thai nhi trong ḷng Mẹ (Mầu Nhiệm Vui thứ nhất và hai) hay hài nhi trong máng cỏ (Mầu Nhiệm Vui thứ ba) chính là Vị Thiên Chúa hóa thân làm người, nhất là tin rằng nhân vật Giêsu Nazarét bị khổ nạn và tử giá (Mầu Nhiệm Thương) chính là Con Thiên Chúa v.v. Đó là lư do Đức Gioan Phaolô II đă định nghĩa việc lần hạt Mân Côi là cùng với Mẹ Maria chiêm ngắm dung nhan Chúa Kitô.

 

Chắc thấm thía những điều tôi chia sẻ, người khách cuối cùng này chẳng những lấy hai cuốn sách về nhị vị giáo hoàng được tôi giới thiệu chồng lên hai cuốn sách trước, tỏ ư sẽ mua cả 4 cuốn ấy, mà c̣n bắt đầu từ từ hé mở cho tôi thấy tâm hồn nửa đêm về sáng của anh. Anh tâm sự với tôi rằng anh rất muốn đến với Chúa, bằng việc cầu nguyện và đọc sách thiêng liêng hằng ngày, nhưng h́nh như càng muốn đến gần Chúa th́ càng bị cám dỗ, nhất là về đức trong sạch, trong khi đọc kinh. Tôi vừa tỏ ra thông cảm vừa phấn khích anh như thế này. “Ai khao khát nhân đức trọn lành ấy là phúc thật, v́ chưng sẽ được no thỏa vậy”. Việc anh tiếp tục cầu nguyện và đọc sách thiêng liêng mỗi ngày là việc anh tỏ ra khao khát Chúa, t́m kiếm Chúa và muốn đến với Chúa, nhất là trong lúc anh bị cám dỗ mà vẫn không bỏ lại càng chứng tỏ cái thực t́nh thành tâm của anh, chắc chắn Chúa sẽ làm cho anh được măn nguyện. Nguyên việc anh c̣n trung thành cầu nguyện và đọc sách thiêng liêng cho tới nay cũng là ơn Chúa ban cho anh…

 

Tôi chưa nói hết lời th́ anh tiết lộ thêm về chước cám dỗ anh chịu đựng càng ngày càng kinh khủng là chừng nào. Anh nói, trước đây, nh́n một người nữ, anh chỉ bị thu hút bởi nhan sắc của họ mà thôi; nhưng gần đây, nh́n họ, anh c̣n thấy được tất cả thân xác của họ nữa. Lần này, càng thông cảm với anh, tôi cảm thấy cần phải nâng đỡ tâm hồn nửa đêm về sáng này bằng một dụ ngôn của Chúa Giêsu, rất thích hợp với t́nh trạng tâm hồn của anh, đó là dụ ngôn thần ô uế xuất nhập tâm hồn con người ta (xem Lk 11:24-26)). Tôi nói với người khách cuối cùng đă tâm sự với tôi hơn nửa tiếng này rằng:

 

-  Ma quỉ không dễ dàng buông tha con mồi của ḿnh đâu. Tâm trạng của anh làm tôi nhớ đến dụ ngôn Chúa Giêsu nói về t́nh trạng thần ô uế ra khỏi con người kia, nó đi lang thang trong hoang địa, không t́m được chỗ của ḿnh, nó liền quay về với con người hắn đă bỏ đi ấy, thấy ngôi nhà tượng trưng cho tâm hồn của con người ấy đă đuợc dọn dẹp gọn ghẽ và sạch sẽ, nó liền đi rủ thêm 7 tên quỉ khác c̣n dữ hơn nó về ngôi nhà ấy và làm cho ngôi nhà ấy trở thành tệ hơn trước nữa. Tâm hồn của anh hiện nay cũng thế, tôi nghĩ, anh càng khao khát Chúa, càng dọn dẹp tâm hồn của anh cho gọn ghẽ và sạch sẽ, bằng cách xa ĺa chúng và sống đạo đức hơn, th́ thần ô uế là các tính mê nết xấu trước đây của anh lại càng lộ mặt và vùng vẫy, nếu anh mạnh tay th́ cái vùng vẫy của chúng sẽ là cử chỉ giẫy chết,  bằng không, nếu anh hoảng sợ bỏ chạy th́ cái vùng vẫy đó là một cuộc cách mạng vô cùng nguy hiểm và sẽ làm cho tâm hồn của anh trở nên tệ hại hơn trước nữa, đúng như lời Chúa Giêsu khẳng định. Có tâm hồn ở vào trường hợp như anh c̣n bị cám dỗ cả về đức trong sạch với chính Đức Mẹ nữa ḱa…

 

-  Đúng thế, (người khách cuối cùng vào lúc nửa đêm về sáng của tôi ấy chặn lời tôi). Có một lần em lau chùi tượng ảnh Đức Mẹ, em đă bị cám dỗ như thế, đến nỗi em không dám rước lễ nữa.

 

-  Dầu sao đó cũng chỉ là chước cám dỗ thôi chứ chưa phải là tội lỗi. Nếu anh cương quyết chống trả, anh chẳng những không phạm tội mà c̣n lập công nữa là đằng khác. Cứ bám lấy Đức Mẹ. Trong bữa tiệc cưới Cana, đôi tân hôn và chủ tiệc không hề biết ḿnh rơi vào t́nh trạng thiếu rượu, thế mà, Mẹ cũng đă tự động giải quyết tất cả mọi sự cho họ cách tốt đẹp. Nếu chỉ cần có sự hiện diện của Mẹ th́ Mẹ sẽ làm việc của Mẹ như thế, th́ việc chúng ta chạy đến kêu cầu Mẹ, xin Mẹ chuyển cầu cho chúng ta được thoát khỏi chước cám dỗ và sống đẹp ḷng Chúa, chẳng nhẽ Mẹ lại bỏ rơi chúng ta hay sao?

 

-  Rất tiếc không có nhiều giờ tâm sự với anh, (vừa nói anh ta vừa giơ tay ra bắt lấy tay tôi một cách thân t́nh), bằng không chúng ta sẽ nói chuyện thâu đêm tới sáng. Thật là một cuộc chia sẻ rất hay và hữu ích…

 

Nói xong, người khách cuối cùng này đ̣i mua tất cả các thứ sách khác tôi đă bỏ vào thùng sách, tổng cộng gần 20 cuốn, kể cả hai bộ CD, một về Kinh Mân Côi (2 CD) được Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống thực hiện và phát hành cuối năm Mân Côi (10/2002-2003), và một về Ḷng Thương Xót Chúa (3CD) cũng do nhóm anh chị em chủ trương Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống thực hiện và phát hành trong Năm Thánh Thể (10/2004-2005). Tôi nói với người khách cuối cùng có tâm hồn nữa đêm về sáng này rằng nếu sau này có cần liên lạc với nhau th́ cứ theo địa chỉ email ở trong hai bộ CD ấy. Nhưng anh đă cho biết cả 4 tháng nay anh đă không xem TV và vào Internet. Th́ ra, theo tôi, để chống trả với chước cám dỗ về t́nh dục, tâm hồn nửa đêm về sáng của người khách cuối cùng này đă từ bỏ cả những phương tiện truyền thông hiện đại nhất… Anh quả thực đă thực hiện đúng như lời Chúa Giêsu khuyên dạy: “Nếu mắt phải của các con gây rắc rối cho các con th́ hăy móc nó đi! Thà mất một phần thể c̣n hơn đầy đủ mà lại bị quẳng vào hỏa ngục” (Mt 5:29).

 

Khi người khách cuối cùng này đă rời quán kỷ vật của Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống của chúng tôi lúc đồng hồ chỉ 1 giờ sáng Chúa Nhật 7/8/2005, ngày Giáo Hội long trọng cử hành Mầu Nhiệm Phục Sinh của Chúa Kitô hằng tuần. Xin cùng với Mẹ Maria “ngợi khen” Chúa đă làm những việc lạ lùng nơi các tâm hồn (xem Lk 1:46,49), như Ngài đă đưa tâm hồn của người khách nửa đêm về sáng của tôi trong Ngày Thánh Mẫu 2005 “đi từ tối tăm ra ánh sáng lạ lùng” (1Pt. 2:9).

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL