CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY


BÀI ĐỌC I: Jos 5:9a, 10-12

“Dân Chúa tiến vào đất Chúa hứa và mừng lễ Vượt Qua”
Bài trích sách Giosuê.

Trong những ngày ấy, Chúa phán cùng Giosuê rằng: “Hôm nay, Ta đă cất sự dơ nhớp của Ai Cập khỏi các ngươi!” Con cái Israel tạm trú tại Galgali và mừng lễ Vượt Qua vào ban chiều ngày mười bốn trong tháng, trên cánh đồng Giêricô. Ngày hôm sau lễ Vượt Qua, họ ăn các thức ăn địa phương, bánh không men và lúa mạch gặt năm ấy. Từ khi họ ăn các thức ăn địa phương, th́ không có manna nữa. Và con cái Israel không c̣n ăn manna nữa, nhưng họ ăn thổ sản năm đó của xứ Canaan.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Các bạn hăy nếm thử và hăy nh́n coi cho biết Chúa thiện hảo nhường bao.

1.      Tôi chúc tụng Chúa trong mọi lúc, miệng tôi hằng liên lỉ ngợi khen Người. Trong Chúa linh hồn tôi hănh diện, bạn nghèo hăy nghe và hăy mừng vui.

2.      Các bạn hăy cùng tôi ca ngợi Chúa, cùng nhau ta hăy tán tạ danh Người. Tôi cầu khẩn Chúa, Chúa đă nhậm lời, và Người đă cứu tôi khỏi mọi điều lo sợ.

3.      Hăy nh́n về Chúa để các bạn vui tươi, và các bạn khỏi hổ ngươi bẽ mặt. Ḱa người đau khổ cầu cứu và Chúa đă nghe, và Người đă cứu họ khỏi mọi điều tai nạn.


BÀI ĐỌC II: 2 Cor 5:17-21

“Thiên Chúa đă nhờ Đức Kitô giao ḥa chúng ta với ḿnh”
Bài trích thơ thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, nếu ai ở trong Đức Kitô, th́ người đó sẽ là một thụ tạo mới, những ǵ là cũ đă qua đi: nầy đây tất cả mọi sự đă trở thành mới. V́ mọi sự bởi Thiên Chúa, Đấng đă nhờ Đức Kitô giao ḥa chúng ta với ḿnh, và trao phó cho chúng tôi chức vụ giao ḥa. Thật vậy, Thiên Chúa là Đấng giao ḥa thế gian với chính ḿnh Người trong Đức Kitô, nên không kể chi đến tội lỗi của loài người, và đặt lên môi miệng chúng tôi lời giao ḥa. Nên chúng tôi là sứ giả thay mặt Đức Kitô, như chính Chúa dùng chúng tôi mà khuyên bảo. V́ Đức Kitô, chúng tôi van nài anh em hăy giao ḥa với Thiên Chúa. Đấng không hề biết tội, th́ Thiên Chúa làm nên thân tội v́ chúng ta, để trong Ngài, chúng ta trở nên sự công chính của Thiên Chúa.

Lời của Chúa.


CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM: (Xin mời Cộng đoàn đứng)
Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi và thưa người rằng: Thưa cha, con đă lỗi phạm đến trời và đến cha.


PHÚC ÂM: Lc 15:1-3, 11-32

“Em con đă chết nay sống lại”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, những người thu thuế và những kẻ tội lỗi đến gần Chúa Giêsu để nghe Người giảng; thấy vậy, những người biệt phái và luật sĩ lẩm bẩm rằng: “Ông nầy đón tiếp những kẻ tội lỗi và cùng ngồi ăn uống với chúng”. Bấy giờ Người phán bảo họ dụ ngôn này: “Người kia có hai con trai. Đứa em thưa với cha rằng: “Thưa cha, xin cha cho con phần gia tài thuộc về con”. Người cha liền chia gia tài cho các con. Ít ngày sau, người em thu nhặt tất cả của ḿnh, trẩy đi miền xa và ở đó ăn chơi xa xỉ phung phí hết tiền của. Khi nó tiêu hết tiền của th́ vừa gặp nạn đói lớn trong miền đó, và nó bắt đầu cảm thấy túng thiếu. Nó vào giúp việc cho một người trong miền, người này sai nó ra đồng chăn heo. Nó muốn ăn những đồ cặn bă heo ăn cho đầy bụng, nhưng cũng không ai cho. Bấy giờ nó hồi tâm lại và tự nhủ: “Biết bao người làm công ở nhà cha tôi được ăn uống dư dật, c̣n tôi, tôi ở đây phải chết đói. Tôi muốn ra đi trở về với cha tôi và thưa người rằng: Thưa cha, con đă lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa, xin cha đối xử với con như một người làm công của cha”. Vậy nó ra đi và trở về với cha nó. Khi nó c̣n ở đàng xa, cha nó chợt trông thấy, liền động ḷng thương; ông chạy ra ôm choàng lấy cổ nó và hôn nó hồi lâu... Người con trai lúc đó thưa rằng: “Thưa cha, con đă lỗi phạm đến trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha nữa”. Nhưng người cha bảo đầy tớ: “Mau mang áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu, hăy đeo nhẫn vào ngón tay cậu và xỏ giầy vào chân cậu. Hăy bắt con bê béo làm thịt để chúng ta ăn mừng: v́ con ta đây đă chết, nay sống lại, đă mất, nay lại t́m thấy”. Và người ta bắt đầu ăn uống linh đ́nh. Người con cả đang ở ngoài đồng. Khi về gần đến nhà, nghe tiếng đàn hát và nhảy múa, anh gọi một tên đầy tớ để hỏi xem có chuyện ǵ. Tên đầy tớ nói: “Đó là em cậu đă trở về và cha cậu đă giết bê béo, v́ thấy cậu ấy về mạnh khỏe”. Anh liền nổi giận và quyết định không vào nhà. Cha anh ra xin anh vào. Nhưng anh trả lời: “Cha coi, đă bao năm con hầu hạ cha, không hề trái lệnh cha một điều nào, mà không bao giờ cha cho riêng con một con bê nhỏ để ăn mừng với chúng bạn. C̣n thằng con của cha kia, sau khi phung phí hết tài sản của cha với bọn đàng điếm, nay trở về th́ cha lại sai làm thịt bê béo ăn mừng nó”. Nhưng người cha bảo: “Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc và vui mừng, v́ em con đă chết nay sống lại, đă mất nay lại t́m thấy”.

Phúc Âm của Chúa.

Sống Lời Chúa Hôm Nay

SUY NIỆM

 

 

Xa cha là phung phá - gần cha lại hoang đàng

Bỏ cha đời nô lệ - với cha đời vương giả

 

Sau khi đă kêu gọi con người cải thiện đời sống ở bài Phúc Âm Chúa Nhật III Mùa Chay Năm C tuần trước, trong bài Phúc Âm Thứ IV Mùa Chay Năm C tuần này, Giáo Hội chọn bài Phúc Âm của Thánh Kư Luca về dụ ngôn người con phung phá, cũng được gọi là dụ ngôn người cha nhân hậu, để kêu gọi con người nói chung, và thành phần tội nhân nói riêng, hăy tin tưởng vào t́nh yêu vô cùng nhân hậu của Thiên Chúa là Cha trên trời mà trở về với Ngài. Thật vậy, nếu người con phung phá không tin tưởng vào người cha từ bi nhân hậu của ḿnh, trái lại, biết chắc chắn rằng người cha sẽ giết chết ḿnh khi vừa thấy ḿnh, hoặc bỏ thương vương tội nhưng vẫn đối xử tàn tệ với ḿnh cho bơ ghét, hay để mặc cho người anh, thậm chí cả kẻ ăn người ở trong nhà tha hồ mà nhục mạ chửi rủa ḿnh, thử hỏi người con phung phá có dám ṃ về với cha hay chăng, hay thà chết cũng không bao giờ chịu trở về với cha.

 

Trong dụ ngôn này chúng ta thấy có nhiều màn xẩy ra cho người con phung phá, thứ tự như sau:

 

1.      Người con xin cha chia phần gia tài của ḿnh cho.

 

2.      Sau đó người con này đă đem gia tài của cha và được cha chia cho đi phung phí vào những đam mê trụy lạc của ḿnh.

 

3.      Hậu quả của cuộc đời phung phá là người con phải trải qua một cảnh bần cùng khốn khổ hết sức nhục nhă và chán chường.

 

4.      Thế nhưng, chính trong cơn hoạn nạn khốn khó ấy người con mới tỉnh ngộ và đă nghĩ về cha, để rồi quyết định trở về với cha.

 

5.      Người con hoang đường chẳng những được cha thứ tha mà c̣n được cha vừa mở tiệc ăn mừng vừa phục hồi lại cho tất cả những ǵ quí giá người con đă làm mất đi trong quăng đời phung phá quá khứ của ḿnh.

 

Thật vậy, qua dụ ngôn này chúng ta mới thấy rằng chỉ có duy một ḿnh Thiên Chúa mới quả thực là người cha đích thật, mới xứng đáng mang danh làm cha và được gọi là “cha”. Bởi v́, Ngài vô cùng nhân hậu và xót thương, thông cảm với đứa con yếu đuối và lầm lạc, chẳng những không chấp nhất nó, trừng phạt lỗi lầm của nó, mà c̣n hết sức nhẫn nại, ngong ngóng trông đợi nó hồi tâm nghĩ lại mà trở về với ḿnh, để rồi khi vừa thấy nó tỏ ư muốn và dứt khoát trở về liên tự động nhào tới đón nhận nó, chứ không cần đợi nó phải mở miệng xin lỗi trước rồi mới tha sau, như thể muốn giải ḥa với nó trước (x Mt 5:23-24), thậm chí đă tự động bù đắp lại cho nó những ǵ nó đă đem phung phá, nhất là c̣n mở tiệc linh đ́nh mừng nó trở về, như thể nó đă lập được một thành tích lớn cho cha, một hành động làm cho người con cả tức điên lên, hận đến nỗi không chịu bước vào nhà, làm cho người cha phải khuyên giải mới nguôi ngoai.

 

Một dụ ngôn ba bí tích

 

Phân tích dụ ngôn này, chúng ta thấy Chúa Giêsu đă ngấm ngầm tỏ cho các môn đệ biết Ngài có ư định lập 3 bí tích cho Giáo Hội, đó là bí tích rửa tội, bí tích giải tội và bí tích Thánh Thể.

 

Bí tích rửa tội trong dụ ngôn này được thể hiện nơi việc người con xin chia gia tài, thái độ của con người muốn lănh nhận phép rửa, muốn được phần gia tài sự sống thần linh, và người cha đă theo ư nó chia phần gia tài thuộc về nó cho nó, như Cha trên trời đă thông ban sự sống thần linh của Ngài, bằng Ơn Thánh Sủng cùng với các thần đức Tin Cậy Mến cho con người khi họ lănh nhận phép rửa.

 

Bí tích giải tội trong dụ ngôn này được thể hiện ở chỗ người con phung phá xét ḿnh, ăn năn dốc ḷng chừa, xưng tội và đền tội. Nó chẳng xét ḿnh là ǵ khi nghĩ lại thân phận của ḿnh trong lúc cùng cực nhất cuộc đời? Nó chẳng dốc ḷng chừa là ǵ khi cương quyết chỗi dậy trở về cùng cha, không phải chỉ v́ để tránh khỏi cảnh cùng khốn của ḿnh, một t́nh trạng dù sao cũng tạo điều kiện để nó nghĩ lại, cho bằng v́ thấy ḿnh sống bất xứng với thân phận làm con, tức làm nhục cho cha, làm ô danh cha, “không xứng đáng làm con cha”? Nó đă chẳng xưng tội khi xót xa thống hối mà thưa cùng cha “con đă xúc phạm đến trời và đến cha”? Nó đă chẳng đền tội là ǵ khi bị anh nó căm giận thù ghét, hậu quả không phải chỉ ở việc nó bỏ nhà ra đi phung phá gia tài của cha mà c̣n được cha nồng hậu tiếp nhận khi nó trở về nữa?

 

Bí tích Thánh Thể trong dụ ngôn này được thể hiện qua việc người cha mở tiệc linh đ́nh để ăn mừng người con “như chết mà sống lại”. Thật vậy, người cha không ăn mừng rồi mới trang sức lại cho người con phung phá, trái lại, như bí tích giải tội trả về cho con người đă chết bởi trọng tội chẳng những Thánh Sủng họ đă đánh mất mà c̣n tất cả mọi công nghiệp họ lập được nhờ các thần đức là khả năng thần linh của họ, người cha cũng đă tái trang sức cho nó những ǵ xứng với phẩm vị của nó là một người con trong nhà, để nó có đủ tư cách tiếp tục ngồi vào bàn của cha và với cha, bàn tiệc Thánh Thể Lời Nhập Thể, bàn tiệc Sự Sống Thần Linh, “sự sống viên măn hơn” (Jn 10:10) là chính mạng sống của vị mục tử nhân lành đi t́m từng con chiên lạc (x Jn 10:10; Lk 15:4).

 

Một mái nhà hai cuộc sống

 

Bài dụ ngôn trong Phúc Âm của Chúa Nhật Thứ III này c̣n cho thấy một điểm rất đặc biệt nữa, đó là sự kiện người con ở gần cha nhất lại là người con hoang đàng, c̣n người con phung phá lại là người con gần cha hơn hết. Không phải hay sao, người con phung phá đă luôn ở gần cha, ở chỗ tin tưởng vào t́nh yêu nhân hậu của cha và đă trở về với cha, để từ t́nh trạng chết đi mà được sống lại, t́nh trạng mất hết mọi sự không c̣n ǵ mà lại được tất cả mọi sự. Trái lại, người con cả gần cha, không lúc nào rời xa cha, bao giờ cũng làm theo ư muốn của cha, lại không hề hiểu cha, cho rằng của cha khác với của ḿnh, chứ không phải “mọi sự của cha là của con”, bởi đó mới có thái độ tranh chấp, mới thành đứa con hoang đàng, cách biệt cha.

 

Đó là lư do chúng ta đừng khinh thường thành phần chúng ta cho là “tội nhân” đáng thương. Chẳng biết họ đáng thương hay chúng ta đáng thương, nếu chúng ta tự phụ cho ḿnh là đạo đức tốt lành, đọc kinh hằng ngày, đi lễ hằng tuần, xưng tội hằng tháng, mà lại hay phán xét người khác và khinh thường những người anh chị em “phung phá” của ḿnh. Họ quả thực đă có lúc là đứa con nói với cha “con không đi” làm vườn nho cho cha, nhưng sau đó lại đi, như một Mathêu (x Mt 9:9-13), Giakêu (x Lk 19:1-10), Mai Đệ Liên (x Lk 7:36-50, 8:2), thành phần tiêu biểu cho tội nhân có những hành động gian tham của cải trần gian như bọn thu thuế và/hay có những xu hướng đam mê xác thịt như đám gái điếm bán thân phụng sự các thứ ngẫu tượng hay thần tượng (x. Mt 21:31), hay như người đàn bà Samaritanô (x Jn 4:19,28-30), thành phần tiêu biểu cho dân ngoại ô uế trước con mắt dân Do Thái, c̣n chúng ta, như nhóm luật sĩ và Pharisiêu trong dân Do Thái xưa, lúc này có vẻ như đang sẵn sàng đi làm theo ư cha của ḿnh đấy, nhưng thực ra chẳng làm ǵ cả, thậm chí c̣n làm trái với ư cha của ḿnh nữa mà không biết là đàng khác (x Mt 21:28-32).

 

Ở đây chúng ta cũng nên lưu ư một điều hết sức quan trọng nữa là t́nh thương của Thiên Chúa được phát xuất bởi t́nh yêu vô cùng trọn lành, một t́nh thương là tất cả dung nhan của một Vị Thiên Chúa vô cùng toàn hảo trọn lành, do đó, không phải là một thứ thương hại, làm giảm giá trị của đối tượng được thương và cần thương, mà là tôn trọng ngôi vị của họ, phục hồi phẩm giá cho họ và thăng hóa đời sống của họ. Đó là ư tưởng đă được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nhấn mạnh trong Thông Điệp “Giầu Ḷng Thương Xót” Dives in Mesericordia của Ngài, ở đoạn 5 và nhất là đoạn 6, ban hành ngày 13/11/1980, Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng.

 

Có lẽ con người đầy quyền lực về khoa học và kỹ thuật ngày nay nhưng lại quá yếu đuối về tâm lư và bại hoại về luân lư cần đến ḷng thương xót Chúa hơn bao giờ hết. Dường như con người càng bại hoại, càng làm méo mó h́nh ảnh thần linh vô cùng cao cả của ḿnh, qua những trào lưu công khai sống đồng tính luyến ái và đồng tính lấy nhau, qua những thứ kỹ thuật tạo sinh sao bản con người, qua những hành động phá thai và khủng bố coi sự sống vô giá như đồ bỏ của nền văn hóa sự chết từ cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 này, th́ dung nhan vô cùng yêu thương nhân hậu của “Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24) càng tỏ hiện. Đó là lư do, ngay từ đầu thế kỷ 20, vào chính thời điểm của Thế Chiến Thứ I, Mẹ Maria đă bảo 3 Thiếu Nhi Fatima, sau khi đă tiết lộ cho các em Bí Mật Fatima, với phần thứ nhất là thị kiến hỏa ngục, là sau mỗi chục Kinh Kính Mừng, hăy đọc thêm lời “Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội cho chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hỏa ngục, xin đem các linh hồn lên thiên đàng, nhất là những linh hồn cần đến ḷng thương xót Chúa hơn”. Ở Biến Cố Thánh Mẫu Fatima, Mẹ Maria đă cho 3 Thiếu Nhi Fatima được thị kiến thấy hỏa ngục và dậy các em Lời Nguyện Fatima này là để làm ǵ, nếu không phải để nhắc nhở và cảnh báo con người nói chung và thành phần môn đệ Chúa Kitô nói riêng về những ǵ Chúa Giêsu đă kết thúc dụ ngôn phán xét chung: “Hỡi đồ bị kết án các ngươi, hăy xéo đi cho khỏi nhan của Ta mà vào lửa đời đời đă giành sẵn cho ma qủi cùng các thần của hắn” (Mt 25:41).

 

Từ đầu thế kỷ 19, mở màn cho Thời Điểm Maria của ḿnh, Mẹ Maria đă “tiến lên như Rạng Đông” ở Biến Cố Thánh Mẫu Paris năm 1830, nơi Mẹ bảo làm một mẫu ảnh Mẹ Ban Ơn đứng trên quả cầu và đạp đầu rắn quỉ; “đẹp như mặt trăng” ở Biến Cố Thánh Mẫu Lộ Đức 1858, nơi Mẹ xưng ḿnh “Vô Nhiễm Thai” và là nơi duy nhất Mẹ mỉm cười trong tất cả các nơi Mẹ hiện ra; “rực rỡ như mặt trời” ở Biến Cố Thánh Mẫu Fatima, nơi Mẹ xưng ḿnh là “Đức Mẹ Mân Côi” và là nơi xẩy ra phép lạ cả thể mặt trời nhẩy múa trên không trung; và “oai hùng như đạo binh dàn trận”, qua phong trào Tượng Mẹ Thánh Du Quốc Tế đi khắp nơi trên thế giới, nhất là qua Biến Cố Đông Âu sụp đổ cuối năm 1989, cũng như qua biến cố Liên Sô Nga Cộng giải thể vào Giáng Sinh năm 1991. Mẹ đến để đem con người về với Chúa là Cha trên trời. Bởi v́, bỏ Cha mà đi, cho rằng Thiên Chúa đă chết, để sống một sống vô thần duy vật, con người đă và đang trở thành những tên làm nô lệ cho nhục dục, thưởng thức cả những thứ đớn hèn của loài heo mà cũng không thỏa. Chỉ có trở về với Cha, sống xứng với vai tṛ và thân phận làm con Thiên Chúa của ḿnh, xứng với bản chất là h́nh ảnh thần linh của ḿnh, con người mới được hoàn toàn tự do, với tư cách là chủ nhân ông của ḿnh, như trường hợp sau khi trở về của người con phung phá.

 

Như thế, trong Thời Điểm Maria, thời điểm được Thánh Long Mộng Phố (Louis Montfort) gọi là “vào những thời gian sau này”, tức sau thời của ngài là đầu thế kỷ 18, và đă suy diễn trong cuốn Thành Thực Sùng Kính Mẹ Maria (khoản 49 và 50.4) về vấn đề hai lần đến của Chúa Kitô, có thể gọi là Mùa Vọng Cánh Chung, Mẹ Maria đă đến để dẫn con người phung phá, con người văn minh hầu như tuyệt đỉnh về vật chất và nhân bản, nhưng đang phá sản văn hóa và khủng hoảng đức tin, về nhà Cha, về với dự án nguyên thủy của Thiên Chúa giành cho họ, đó là dự án con người “làm chủ trái đất” (Gen 1:28), với tư cách là con Thiên Chúa.

 

Dung Nhan Đích Thực của Thiên Chúa là T́nh Yêu

 

Trong Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu gửi cho các Hồn Nhỏ, qua nữ thư kư Magarita người Bỉ của ḿnh, Chúa Giêsu đă nói những lời rất phản ảnh nội dung của bài Phúc Âm Chúa Nhật III Mùa Chay Năm C tuần này, đúng hơn phản ảnh t́nh yêu nhân hậu của người cha đối với cả người con phung phá trở về lẫn người con hoang đàng không muốn vào nhà. Đọc dụ ngôn của bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này và đọc những lời Chúa Giêsu lập lại t́nh yêu nhân hậu của Người với con người thời đại ngày nay, chúng ta thấy rằng con người không thể nào hư đi được, trừ phi họ không chấp nhận t́nh thương của Ngài, tức xúc phạm đến chính bản tính trọn lành của Ngài, xúc phạm đến Thánh Linh, một tội không thể tha thứ được cả đời này lẫn đời sau (x Mt 12:32).

 

“Nếu con cảm thấy ḿnh yếu đuối và bất lực, chính là v́ Cha đă mặc cho con đức khiêm hạ của một vị Thiên Chúa bị đóng đanh” (18/12/1967)

 

“Hăy dâng cho Cha nhân tính của con. Cha lại đă chẳng mặc lấy nó khi v́ yêu thương mà làm người hay sao? Cha sẽ mặc cho con thần tính của Cha để con yêu mến Cha bằng t́nh yêu của các thần trời” (10/4/1967)

 

“Cha không phải là một Thiên Chúa kềm kẹp con, mà là một Thiên Chúa làm cho con hoàn toàn phát triển theo ánh sáng của ḷng con ưng thuận trước những ơn soi động của Cha. Ngay cả khi Cha muốn con nên trọn lành, trong khi đó t́nh yêu của con vẫn cứ bất toàn, th́ hỡi con nhỏ của Cha, Cha lại đă chẳng mặc lấy nhân tính của con làm như của Cha hay sao?... Ngày gặp đêm rồi mất hút trong đêm thế nào. Cũng vậy, từ ánh sáng mà ra, linh hồn đi sâu vào tăm tối. Thế nhưng, ân sủng phát sinh một ngày mới c̣n tươi sáng hơn cả ngày trước đó, v́ nó giải cứu linh hồn khỏi bóng đêm phong tỏa linh hồn” (19/8/1967).

 

Qua dụ ngôn người con phung phá và người cha nhân lành này, cũng như qua những lời mạc khải tư hiện đại rất hợp với mạc khải Phúc Âm vừa được trích dẫn, tôi cảm nghiệm được những điều sau đây:

 

1)    Tột đỉnh của t́nh yêu chính là t́nh thương, v́ yêu mà không thương sẽ đi đến chỗ vị kỷ và chia rẽ (kỳ thị hay ly dị) một khi đối tượng được yêu không c̣n hợp với ḿnh nữa, trái lại t́nh thương sẽ biến chủ thể yêu trở thành đáng thương hơn đối tượng được thương, tới nỗi, làm cho chủ thể yêu hoàn toàn hiệp thông với đối tượng yêu.

 

2)    Nếu t́nh thương là chân dung đích thực của t́nh yêu như thế th́ t́nh thương không phải là những ǵ hạ giá đối tượng được thương mà c̣n thăng hóa đối tượng thương đến độ thậm chí đối tượng được thương c̣n trở thành cao quí hơn cả chủ thể thương, một chủ thể hiến mạng sống ḿnh cho đối tượng được thương.

 

3)    Trong Cựu Ước, vị Thiên Chúa đă tỏ ḿnh ra cho dân Do Thái biết rằng Ngài là Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất, cũng được Ngài chứng thực chân lư cứu độ bằng t́nh thương bao la vô đối của Ngài, một t́nh thương thể hiện qua việc Ngài trung thành cho đến cùng những ǵ Ngài đă tự hứa với tổ phụ của dân tộc này, dù dân tộc này liên lỉ bất trung với Ngài. Như thế, t́nh thương không phải là dung nhan đích thực của Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất hay sao.

 

4)    Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất đă hoàn toàn tỏ hiện dung nhan đích thực của ḿnh ra trên thế gian này qua Lời Nhập Thể Tử Giá, và chỉ nh́n lên Dung Nhan Thần Linh không c̣n h́nh tượng con người này loài người tội nhân mới được cứu độ (x Jn 3:14), mới được hiệp thông với Đấng đă yêu thương họ đến ban Con Một ḿnh, Đấng yêu thương con người khi họ c̣n là thành phần tội nhân đáng phạt, thậm chí Ngài đă yêu thương con người tội nhân đáng phạt này đến phó nạp Con ḿnh (x Rm 5:8;8:32). 

 

5)    Đó là lư do tội phạm đến Thiên Chúa nhất đó là tội không tin tưởng vào ḷng thương xót của Ngài, một tội không thể thứ tha (x Mt 12:32) và là một tội xúc phạm đến Thiên Chúa nhất, chẳng khác ǵ như lưỡi đ̣ng đâm thâu qua cạnh sườn vị Thiên Chúa làm người đă tử giá mà vẫn c̣n những con người tự do không chấp nhận t́nh thương của Thiên Chúa, tức không nh́n nhận chân dung của Ngài, hay không chấp nhận Chúa Giêsu Kitô cũng vậy.

 

6)     Nếu Thiên Chúa chân thật duy nhất là Vị Thiên Chúa cứu độ (x Lk 1:47), Vị Thiên Chúa của ḷng xót thương (x Lk 1:54-55), Vị Thiên Chúa đă thực sự và hoàn toàn tỏ chân dung của Ngài ra nơi Lời Nhập Thể Tử Giá, và nếu "sự sống đời đời là nhận biết Cha là Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Đức Giêsu Kitô" (Jn 17:3), th́ sự chết đời đời là ở chỗ không tin vào một Vị Thần Linh có thể yêu thương con người, đến chẳng những hóa thân làm người như họ mà c̣n hiến mạng sống ḿnh cho họ.

 

7)    Linh đạo chính yếu của Kitô hữu là ở chỗ yêu thương hơn là lễ vật và việc lành: "Khi các con đến bàn thờ dâng của lễ mà chợt nhớ rằng anh em có điều ǵ với các con th́ các con hăy bỏ của lễ đó mà về làm ḥa cùng anh em các con trước đă rồi hăy đến dâng lễ vật" (Mt 5:23-24); "các người hăy đi học cho hiểu ư nghĩa của điều này là Ta mong muốn ḷng xót thương chứ không phải hy tế" (Mt 9:13). Đứa con cả luôn ở gần cha, luôn làm việc cho cha và giữ tất cả những ǵ cha muốn, nhưng chỉ v́ không có ḷng thương xót như cha, nên vẫn không hiệp thông với cha, vẫn là một đứa con hoang đàng, c̣n đáng thương hơn cả đứa em phung phá nhưng lại biết tin vào ḷng thương xót của cha và trở về với cha vậy!

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

 

Người Khách … Nửa Đêm Về Sáng

 

 

Bài Phúc Âm Chúa Nhật IV Mùa Chay năm C chẳng những cho thấy Ḷng Thương Xót Cha trên trời mà c̣n cả tấm ḷng tan nát khiêm cung của người con phung phá nữa, một h́nh ảnh tiêu biểu cho chung hết mọi và từng tội nhân chúng ta. Theo Thánh Gioan Tông Đồ, th́ ai nói ḿnh không có tội là kẻ dối trá. Đă là tội nhân th́ chúng ta đều là thành phần phung phá gia tài của Cha trên trời một cách nào đó, ở một cấp độ nào đó. Thế nhưng, điều quan trọng là chúng ta có biết nhận lỗi, thú lỗi và sửa lỗi hay chăng, bằng việc tin tưởng trở về với Ḷng Thương Xót của Cha trên trời chúng ta, như người con trong dụ ngôn.

 

Ngày Thánh Mẫu XXVIII (1978-2005) do Chi Ḍng Đồng Công tổ chức vào thời khoảng 4-7/8/2005 vẫn đông như mọi năm. Tuy nhiên, giống như năm ngoái, năm nay thời tiết cũng hơi đặc biệt. Năm ngoái, ba ngày chính, Thứ Năm, Thứ Sáu và Thứ Bảy có những trận mưa nửa đêm về sáng, làm cho nhiều người cảm thấy lạnh lẽo, không ngủ được, v́ không ngờ khí hậu cần đến áo ấm khác với mọi năm đầy nóng bức.

 

Năm nay, trời mưa nửa tiếng trước giờ khánh thành Đồi Canvê được dự trù theo chương tŕnh vào 4 giờ 30 chiều. Thứ Sáu, trời mát như lưỡng lự muốn mưa mà không đành, giúp cho việc cử hành Đường Thánh Giá kính Ḷng Thương Xót Chúa trong Năm Thánh Thể (10/2004-2005) do Liên Đoàn Thiếu Nhi Fatima TGP/LA, được thập phần thuận lợi; bằng không, với những bộ hóa trang nóng bức mặc suốt 6 tiếng liền (từ 11 giờ sáng tới 5 giờ chiều), gặp trận mưa nhẹ như ngày hôm trước, các em sẽ bị cảm rất nặng v́ mồ hôi tắm mưa, và nếu gặp trận mưa ngày hôm sau th́ chắc chắc những em đóng những bộ đồ lính La Mă đầy những thứ kim loại sắt trên đầu (ở mũ) và thân (ở áo) nhất định sẽ khó ḷng mà thoát được bị sét đánh. Thứ Bảy, vào lúc sau 5 giờ chiều một chút, sau vũ hoa dâng Mẹ mở đầu và ngay khi cuộc Cung Nghinh Mẹ được tiến hành, chưa kịp ra khỏi cổng th́ trời đổ mưa tới tấp, kéo dài cả 1 tiếng rưỡi đồng hồ, có lúc nắng lên sáng ngời mà mưa vẫn cứ nặng hạt tuôn xuống, chớp vẫn cứ không ngừng tung tóe trên bầu trời, đến nỗi có 4 người bị sét đánh, trong đó có một người được trực thăng chở đi nhà thương, và cuộc cung nghinh Mẹ đành phải  băi bỏ (lần thứ hai trong lịch sử Ngày Thánh Mẫu Missouri, lần đầu vào năm 1989, và cả hai lần đều trùng hợp với sự có mặt của ĐTGM Saint Louis ở Missouri). Tuy nhiên, Thánh Lễ Đại Trào vẫn tiếp tục đúng như dự định, chỉ sớm hơn 15 phút.

 

Trận mưa tầm tă chiều tối Thứ Bảy này, c̣n hơn cả chiều Thứ Năm, đă làm cho các lều bán kỷ vật ngập lụt. Thế nhưng, sau Thánh Lễ Đại Trào, vào khoảng 9 giờ tối, các quán kỷ vật lại thay nhau mở ra để tiếp tục công việc gây quĩ của ḿnh, vớt vát những giây phút cuối cùng của Ngày Thánh Mẫu 2005. Quầy kỷ vật của Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống (www.tinmungsusong.org) cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, hai chúng tôi vừa bán vừa thu dọn, v́ nghĩ rằng cũng chẳng được bao nhiêu nữa. Vào khoảng 12 giờ đêm, khi gần thu xong mọi sự, sách vở cũng đă cho vào thùng gần hết, chỉ c̣n mấy loại sách khác nhau chưa kịp thu và một số CD vậy thôi, th́ người khách cuối ngày xuất hiện, đứng lật lật mấy cuốn sách c̣n nằm trên bàn. Tôi nghĩ rằng chắc anh chàng chạc tam thập nhi lập này cũng chỉ đứng trong giây lát rồi đi, để chúng tôi thu cho xong, sau đó c̣n đi ăn đêm, ngủ nghỉ, sáng c̣n lên đường về cho kịp chương tŕnh nghỉ hè sau đó. Ai ngờ đâu, chính vào giây phút ấy, trong ư định của Đấng Quan Pḥng Thần Linh, tôi đă được gặp một người khách cuối ngày có tâm hồn nửa đêm về sáng.

 

Đúng thế, câu truyện được mở đầu bằng câu hỏi của con người cho đến nay tôi vẫn chưa biết tên ấy:

 

-  Nhà xuất bản này ở đâu vậy?

 

Anh vừa hỏi vừa chỉ vào hai tác phẩm, đó là cuốn “Mạch Nước Vọt Lên Sự Sống Đời Đời”, một tác phẩm gồm có 33 bài giáo lư về Chúa Thánh Thần, và cuốn “Là Tất Cả Trong Mọi Sự”, một tác phẩm gồm 36 bài giáo lư về Chúa Cha, cả hai loạt bài giáo lư chủ đề về 2 Ngôi Thiên Chúa này đều của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II do tôi tuyển dịch, và đều được nhà xuất bản, nơi được người khách cuối cùng của quán kỷ vật Tin Mừng Sự Sống này hỏi, phát hành cho tôi, một cuốn vào đầu năm 1998, Năm Kính Chúa Thánh Thần, và cuốn kia vào cuối năm 1998 này, để hướng về năm 1999, Năm Kính Chúa Cha, tức vào giữa thời khoảng 3 năm Giáo Hội Hoàn Vũ đang sửa soạn gần để long trọng Mừng Đại Năm Thánh 2000. Tôi đă thành thực cho người khách về khuya này biết nơi chốn của nhà xuất bản. Đâu ngờ, sau đó, tôi đă nghe anh ta cho biết rằng anh cảm thấy “không có cảm t́nh” với nhà xuất bản này. Chưa kịp hỏi lư do tại sao th́ anh ta đă bày tỏ cho biết rằng anh ta đă đọc một cuốn sách của nhà xuất bản ấy, cuốn sách mang tựa đề “Chân Dung Đức Kitô”, và anh ta thấy rằng tác giả cuốn sách này đă không công nhận phép bánh hóa ra nhiều của Chúa Kitô, ở chỗ, tác giả cho rằng, thực phẩm được Phúc Âm cho là bánh hóa ra nhiều ấy là của dân mang theo bỏ ra ăn mà thôi.

 

Thật ra tôi chưa hề đọc tác phẩm này, nhưng biết ai viết, và v́ thế cũng không lạ ǵ chi tiết được người độc giả trẻ trung ấy đặt ra. Tuy nhiên, tôi đă không đả động ǵ tới nội dung hay tác giả của cuốn sách, mà chỉ nói tổng quát đến vấn đề phép in của giáo quyền thôi. Tôi cho người khách cuối cùng này biết rằng, theo Giáo Luật mới th́ vấn đề kiểm duyệt sách vở không c̣n ngặt như trước nữa. Có những cuốn sách buộc phải kiểm duyệt, như những loại sách dịch về Thánh Kinh, Phụng Vụ, Giáo Lư hoặc các thứ sách giáo khoa về tín lư thần học v.v. Ngoài ra, những loại sách khác về tu đức hay suy tư thần học, như cuốn sách được anh ta đề cập tới, không buộc phải kiểm duyệt nữa, v́ dù sao cũng là những nhận thức cá nhân thôi, tuy nhiên, nếu có ǵ trục trặc, giáo quyền vẫn can thiệp thẳng tay. Vả lại, thành phần độc giả t́m đọc những loại sách này, nhất là thành phần độc giả Việt Nam, cũng hiếm thấy và cần phải có kiến thức, “chẳng hạn như trường hợp của anh”, nên cũng dễ thấy được đâu là vấn đề cần phải lưu ư.

 

Sau khi nghe tôi đối đáp như thế, anh đă lấy hai tác phẩm dịch thuật trên đây của tôi, được phát hành bởi nhà xuất bản anh vốn không có cảm t́nh, xếp vào một chỗ. Thấy anh muốn mua hai cuốn đó, tôi liền mời anh mua cặp tác phẩm về nhị vị Giáo Hoàng, đó là cuốn “Đức Gioan Phaolô II: Sống là Chúa Kitô – Chết là Vinh Thắng!” (267 trang), và cuốn “Giáo Hoàng Biến Đức XVI: Vị Giáo Hoàng của Hiệp Nhất Kitô Giáo và cho Một Tân Âu Châu” (236 trang), hai cuốn sách mà chính tôi cũng không ngờ đă hoàn tất quá nhanh như thế, ngay trong Tháng Tư 2005 (ngày 30), thời điểm qua đời của vị cố giáo hoàng vào đầu tháng (2/4), và cũng là thời điểm được tuyển bầu của đức tân giáo hoàng vào giữa tháng (19/4), và đă được phát hành vào ngày 13/5//2005. Tuy nhiên, người khách cuối cùng của chúng tôi trong Ngày Thánh Mẫu 2005 không bao giờ quen được này đă bất ngờ đặt vấn đề liên quan đến đức cố giáo hoàng Gioan Phaolô II. Theo anh ta th́ hiện tượng quá nổi nang của vị giáo hoàng này có thể làm lu mờ đi vị trí của Giáo Hội, v́ người ta chỉ chú ư tới con người của vị giáo hoàng này mà thôi. Nghe thấy thế, tôi liền vừa vào hùa với anh vừa nhờ đó kéo anh ra khỏi tâm tưởng hết sức nguy hại của anh như sau:

 

-  Vấn đề anh đặt ra cũng giống như vấn đề một số người vẫn đặt ra liên quan đến Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Những người ấy đặt vấn đề là tại sao chỉ cầu nguyện với Chúa Giêsu hay chỉ tập trung vào Chúa Giêsu thôi, mà không lưu ư mấy tới Chúa Cha và Chúa Thánh Thần? Hay tại sao cứ phải lần hạt Mân Côi v́ kinh này chú trọng tới Đức Mẹ hơn là Chúa Kitô? Thế nhưng, vấn đề không phải như vậy. Trước hết, về vấn đề Chúa Giêsu nổi nhất trong Ba Ngôi, chúng ta không nên đặt vấn đề kỳ thị như thế, bằng không, chúng ta cho rằng Ba Ngôi không phải là một Thiên Chúa chân thật duy nhất; v́ một khi chúng ta đến với Chúa Giêsu là chúng ta đến với Chúa Cha, bởi Chúa Giêsu đă khẳng định rằng “không ai đến được với Cha mà không qua Thày” (Jn 14:6), và “Cha Tôi và Tôi là một” (Jn 10:30), và việc chúng ta đến được với Chúa Giêsu là do Thánh Thần làm trong chúng ta, như Thánh Phaolô Tông Đồ đă khẳng định: “Nếu không có Thánh Thần, không ai có thể nói Chúa Giêsu là Chúa” (1Cor 12:3), và “ai không có Thần Linh của Chúa Kitô th́ không thuộc về Đức Kitô” (Rm 8:9). Sau nữa, về vấn đề Kinh Mân Côi chú trọng tới Mẹ Maria hơn là Chúa Kitô, nếu chúng ta hiểu được ư nghĩa sâu xa của Kinh Mân Côi chúng ta sẽ không đặt vấn đề như thế. Bởi v́, Kinh Mân Côi có hai phần, khẩu nguyện (được ví như thân xác) và tâm nguyện (được ví như linh hồn): khẩu nguyện chính yếu là Kinh Kính Mừng, và tâm nguyện chính yếu là Mầu Nhiệm Chúa Kitô. Thân xác chỉ là một tử thi nếu không có linh hồn thế nào th́ cầu Kinh Mân Côi mà không suy ngắm Mầu Nhiệm Chúa Kitô cũng thế. Chúng ta đọc kinh “Kính Mừng” là chúng ta chúc tụng Mẹ Maria “đầy ơn phúc”, nhưng Mẹ đầy ơn phúc chẳng những v́ Mẹ được “Thiên Chúa ở cùng”, tức được Ngài thương yêu trên hết mọi tạo vật, mà c̣n v́ Mẹ đă tin (xem Lk 1:45), đă nghe và giữ Lời Chúa (xem Lk 11:28). Bởi thế, mỗi lần chúng ta đọc Kinh Kính Mừng là chúng ta cùng với Mẹ Maria tuyên xưng đức tin của ḿnh vào Chúa Kitô, chẳng hạn tin rằng thai nhi trong ḷng Mẹ (Mầu Nhiệm Vui thứ nhất và hai) hay hài nhi trong máng cỏ (Mầu Nhiệm Vui thứ ba) chính là Vị Thiên Chúa hóa thân làm người, nhất là tin rằng nhân vật Giêsu Nazarét bị khổ nạn và tử giá (Mầu Nhiệm Thương) chính là Con Thiên Chúa v.v. Đó là lư do Đức Gioan Phaolô II đă định nghĩa việc lần hạt Mân Côi là cùng với Mẹ Maria chiêm ngắm dung nhan Chúa Kitô.

 

Chắc thấm thía những điều tôi chia sẻ, người khách cuối cùng này chẳng những lấy hai cuốn sách về nhị vị giáo hoàng được tôi giới thiệu chồng lên hai cuốn sách trước, tỏ ư sẽ mua cả 4 cuốn ấy, mà c̣n bắt đầu từ từ hé mở cho tôi thấy tâm hồn nửa đêm về sáng của anh. Anh tâm sự với tôi rằng anh rất muốn đến với Chúa, bằng việc cầu nguyện và đọc sách thiêng liêng hằng ngày, nhưng h́nh như càng muốn đến gần Chúa th́ càng bị cám dỗ, nhất là về đức trong sạch, trong khi đọc kinh. Tôi vừa tỏ ra thông cảm vừa phấn khích anh như thế này. “Ai khao khát nhân đức trọn lành ấy là phúc thật, v́ chưng sẽ được no thỏa vậy”. Việc anh tiếp tục cầu nguyện và đọc sách thiêng liêng mỗi ngày là việc anh tỏ ra khao khát Chúa, t́m kiếm Chúa và muốn đến với Chúa, nhất là trong lúc anh bị cám dỗ mà vẫn không bỏ lại càng chứng tỏ cái thực t́nh thành tâm của anh, chắc chắn Chúa sẽ làm cho anh được măn nguyện. Nguyên việc anh c̣n trung thành cầu nguyện và đọc sách thiêng liêng cho tới nay cũng là ơn Chúa ban cho anh…

 

Tôi chưa nói hết lời th́ anh tiết lộ thêm về chước cám dỗ anh chịu đựng càng ngày càng kinh khủng là chừng nào. Anh nói, trước đây, nh́n một người nữ, anh chỉ bị thu hút bởi nhan sắc của họ mà thôi; nhưng gần đây, nh́n họ, anh c̣n thấy được tất cả thân xác của họ nữa. Lần này, càng thông cảm với anh, tôi cảm thấy cần phải nâng đỡ tâm hồn nửa đêm về sáng này bằng một dụ ngôn của Chúa Giêsu, rất thích hợp với t́nh trạng tâm hồn của anh, đó là dụ ngôn thần ô uế xuất nhập tâm hồn con người ta (xem Lk 11:24-26)). Tôi nói với người khách cuối cùng đă tâm sự với tôi hơn nửa tiếng này rằng:

 

-  Ma quỉ không dễ dàng buông tha con mồi của ḿnh đâu. Tâm trạng của anh làm tôi nhớ đến dụ ngôn Chúa Giêsu nói về t́nh trạng thần ô uế ra khỏi con người kia, nó đi lang thang trong hoang địa, không t́m được chỗ của ḿnh, nó liền quay về với con người hắn đă bỏ đi ấy, thấy ngôi nhà tượng trưng cho tâm hồn của con người ấy đă đuợc dọn dẹp gọn ghẽ và sạch sẽ, nó liền đi rủ thêm 7 tên quỉ khác c̣n dữ hơn nó về ngôi nhà ấy và làm cho ngôi nhà ấy trở thành tệ hơn trước nữa. Tâm hồn của anh hiện nay cũng thế, tôi nghĩ, anh càng khao khát Chúa, càng dọn dẹp tâm hồn của anh cho gọn ghẽ và sạch sẽ, bằng cách xa ĺa chúng và sống đạo đức hơn, th́ thần ô uế là các tính mê nết xấu trước đây của anh lại càng lộ mặt và vùng vẫy, nếu anh mạnh tay th́ cái vùng vẫy của chúng sẽ là cử chỉ giẫy chết,  bằng không, nếu anh hoảng sợ bỏ chạy th́ cái vùng vẫy đó là một cuộc cách mạng vô cùng nguy hiểm và sẽ làm cho tâm hồn của anh trở nên tệ hại hơn trước nữa, đúng như lời Chúa Giêsu khẳng định. Có tâm hồn ở vào trường hợp như anh c̣n bị cám dỗ cả về đức trong sạch với chính Đức Mẹ nữa ḱa…

 

-  Đúng thế, (người khách cuối cùng vào lúc nửa đêm về sáng của tôi ấy chặn lời tôi). Có một lần em lau chùi tượng ảnh Đức Mẹ, em đă bị cám dỗ như thế, đến nỗi em không dám rước lễ nữa.

 

-  Dầu sao đó cũng chỉ là chước cám dỗ thôi chứ chưa phải là tội lỗi. Nếu anh cương quyết chống trả, anh chẳng những không phạm tội mà c̣n lập công nữa là đằng khác. Cứ bám lấy Đức Mẹ. Trong bữa tiệc cưới Cana, đôi tân hôn và chủ tiệc không hề biết ḿnh rơi vào t́nh trạng thiếu rượu, thế mà, Mẹ cũng đă tự động giải quyết tất cả mọi sự cho họ cách tốt đẹp. Nếu chỉ cần có sự hiện diện của Mẹ th́ Mẹ sẽ làm việc của Mẹ như thế, th́ việc chúng ta chạy đến kêu cầu Mẹ, xin Mẹ chuyển cầu cho chúng ta được thoát khỏi chước cám dỗ và sống đẹp ḷng Chúa, chẳng nhẽ Mẹ lại bỏ rơi chúng ta hay sao?

 

-  Rất tiếc không có nhiều giờ tâm sự với anh, (vừa nói anh ta vừa giơ tay ra bắt lấy tay tôi một cách thân t́nh), bằng không chúng ta sẽ nói chuyện thâu đêm tới sáng. Thật là một cuộc chia sẻ rất hay và hữu ích…

 

Nói xong, người khách cuối cùng này đ̣i mua tất cả các thứ sách khác tôi đă bỏ vào thùng sách, tổng cộng gần 20 cuốn, kể cả hai bộ CD, một về Kinh Mân Côi (2 CD) được Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống thực hiện và phát hành cuối năm Mân Côi (10/2002-2003), và một về Ḷng Thương Xót Chúa (3CD) cũng do nhóm anh chị em chủ trương Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống thực hiện và phát hành trong Năm Thánh Thể (10/2004-2005). Tôi nói với người khách cuối cùng có tâm hồn nữa đêm về sáng này rằng nếu sau này có cần liên lạc với nhau th́ cứ theo địa chỉ email ở trong hai bộ CD ấy. Nhưng anh đă cho biết cả 4 tháng nay anh đă không xem TV và vào Internet. Th́ ra, theo tôi, để chống trả với chước cám dỗ về t́nh dục, tâm hồn nửa đêm về sáng của người khách cuối cùng này đă từ bỏ cả những phương tiện truyền thông hiện đại nhất… Anh quả thực đă thực hiện đúng như lời Chúa Giêsu khuyên dạy: “Nếu mắt phải của các con gây rắc rối cho các con th́ hăy móc nó đi! Thà mất một phần thể c̣n hơn đầy đủ mà lại bị quẳng vào hỏa ngục” (Mt 5:29).

 

Khi người khách cuối cùng này đă rời quán kỷ vật của Chương Tŕnh Phát Thanh Tin Mừng Sự Sống của chúng tôi lúc đồng hồ chỉ 1 giờ sáng Chúa Nhật 7/8/2005, ngày Giáo Hội long trọng cử hành Mầu Nhiệm Phục Sinh của Chúa Kitô hằng tuần. Xin cùng với Mẹ Maria “ngợi khen” Chúa đă làm những việc lạ lùng nơi các tâm hồn (xem Lk 1:46,49), như Ngài đă đưa tâm hồn của người khách nửa đêm về sáng của tôi trong Ngày Thánh Mẫu 2005 “đi từ tối tăm ra ánh sáng lạ lùng” (1Pt. 2:9).

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL