CHÚA NHẬT XI QUANH NĂM



BÀI ĐỌC I
:
2 Sam 12:7-10, 13

“Chúa cũng đă tha tội cho vua rồi và vua sẽ không phải chết”
Bài trích sách Samuel quyển thứ hai.

Trong những ngày ấy, Nathan thưa cùng Đavít rằng: “Ngài chính là người đó”. Chúa là Thiên Chúa Israel phán rằng: “Ta đă xức dầu phong cho ngươi làm vua Israel và đă cứu ngươi khỏi tay Saolê. Ta đă ban cho ngươi nhà của chủ ngươi và trao cả cung phi của chủ ngươi vào ḷng ngươi, và tặng cho ngươi nhà Israel và Giuđa. Nếu bấy nhiêu đó c̣n ít, Ta cho ngươi thêm nhiều nữa. Vậy tại sao ngươi khinh thường lời Chúa mà làm điều gian ác trước mặt Ta? Ngươi đă dùng gươm mà giết Uria người Hêthê và bắt vợ y làm vợ ḿnh, ngươi c̣n dùng gươm con cái Ammon mà giết y nữa. Do đó, lưỡi gươm sẽ không rời khỏi ḍng dơi ngươi cho đến muôn đời, v́ ngươi đă khinh dể Ta, và cướp vợ của Uria người Hêthê làm vợ ḿnh”. Đavít liền nói với Nathan rằng: “Trẫm đă phạm tội cùng Chúa”. Nathan thưa lại Đavít rằng: “Chúa cũng đă tha tội cho vua rồi và vua sẽ không phải chết”.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Lạy Chúa, Chúa đă tha thứ tội lỗi cho tôi.

1.      Phúc thay người được tha thứ lỗi lầm, và tội phạm của người được ơn che đậy! Phúc thay người mà Chúa không trách cứ lỗi lầm, và trong ḷng người đó chẳng có mưu gian.

2.      Tôi xưng ra cùng Chúa tội phạm của tôi, và lỗi lầm của tôi, tôi đă không che giấu. Tôi nói: “Tôi thú thực cùng Chúa điều gian ác của tôi, và Chúa đă tha thứ tội lỗi cho tôi.

3.      Chúa là chỗ dung thân, Chúa giữ tôi khỏi điều nguy khổ, Chúa đùm bọc tôi trong niềm vui ơn cứu độ.

4.      Chư vị hiền nhân, hăy vui mừng hân hoan trong Chúa, và mọi người ḷng ngay hăy hớn hở reo mừng!


BÀI ĐỌC II: Gal 2:16, 19-21

“Không phải tôi sống, mà là chính Đức Kitô sống trong tôi”
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Galata.

Anh em thân mến, anh em biết rằng con người được công chính hóa không phải do các việc làm của lề luật dạy, nhưng chỉ là nhờ ḷng tin vào Đức Giêsu Kitô, nên chúng ta đă tin vào Đức Giêsu Kitô để được công chính hóa do ḷng tin vào Đức Kitô, chớ không phải do các việc làm của lề luật dạy, do đó, không một ai được công chính hóa do các việc làm của lề luật dạy. Quả vậy, phần tôi, chính do lề luật mà tôi đă chết cho lề luật để được sống cho Thiên Chúa. Tôi đă chịu đóng đinh vào thập giá làm một với Đức Kitô. Tôi sống, nhưng không phải tôi sống, mà là chính Đức Kitô sống trong tôi. Hiện giờ tôi sống trong thân xác, là tôi sống trong ḷng tin vào Con Thiên Chúa, Đấng đă yêu mến tôi và đă phó ḿnh v́ tôi. Tôi không loại bỏ ơn Thiên Chúa. Nhưng nếu có sự công chính nào bởi lề luật, th́ quả thực Đức Kitô đă chết cách luống công.

Lời của Chúa.
 

(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Chúc tụng Đức Vua, Đấng nhân danh Chúa mà đến, b́nh an trên trời, và vinh quang trên các tầng trời. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Lc 7:36 — 8:3

“Tội bà rất nhiều mà đă được tha rồi, v́ bà đă yêu mến nhiều”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, có một người biệt phái kia mời Chúa Giêsu đến dùng bữa với ḿnh; Người vào nhà người biệt phái và vào bàn ăn. Chợt có một người đàn bà tội lỗi trong thành, nghe biết Người đang dùng bữa trong nhà người biệt phái, liền mang đến một b́nh bạch ngọc đựng thuốc thơm. Bấy giờ bà đứng phía chân Người khóc nức nở, nước mắt ướt đẫm chân Người, bà lấy tóc lau, rồi hôn chân và xức thuốc thơm. Thấy thế, người biệt phái đă mời Người tự nghĩ rằng: “Nếu ông nầy là tiên tri th́ phải biết người đàn bà đang động đến ḿnh là ai và thuộc hạng người nào: là một người tội lỗi”. Nhưng Chúa Giêsu lên tiếng bảo ông rằng: “Hỡi Simon, Tôi có điều muốn nói với ông”. Simon thưa: “Xin Thầy cứ nói”. — “Một người chủ nợ có hai con nợ, một người nợ năm trăm đồng, người kia nợ năm mươi. V́ cả hai không có ǵ trả, nên chủ nợ tha cho cả hai. Vậy trong hai người đó, người nào sẽ yêu chủ nợ nhiều hơn?” Simon đáp: “Tôi nghĩ là kẻ được tha nhiều hơn”. Chúa Giêsu bảo ông: “Ông đă xét đoán đúng”. Và quay lại phía người đàn bà, Người bảo Simon: “Ông thấy người đàn bà này chứ? Tôi đă vào nhà ông, ông đă không đổ nước rửa chân Tôi; c̣n bà nầy đă lấy nước mắt rửa chân tôi, rồi lấy tóc ḿnh mà lau. Ông đă không hôn chào Tôi, c̣n bà này từ lúc vào không ngớt hôn chân Tôi. Ông đă không xức dầu trên đầu Tôi, c̣n bà nầy đă lấy thuốc thơm xức chân Tôi. V́ vậy, Tôi bảo ông, tội bà rất nhiều mà đă được tha rồi, v́ bà đă yêu mến nhiều. Kẻ được tha ít, th́ yêu mến ít”. Rồi Người bảo người đàn bà: “Tội con đă được tha rồi”. Những người đồng bàn liền nghĩ trong ḷng rằng: “Ông này là ai mà lại tha tội được?” Và Người nói với người đàn bà: “Đức tin con đă cứu con, con hăy về b́nh an”. Sau đó Người rảo qua các thành thị và xóm làng, giảng dạy và loan báo nước Thiên Chúa. Có nhóm Mười Hai cùng đi với Người, cũng có cả mấy người phụ nữ đă được chữa khỏi tà thần và bệnh tật: Maria gọi là Mađalêna đă được chữa khỏi bảy quỷ ám, Gioanna vợ của Cusa viên quản lư của Hêrôđê, Susanna và nhiều bà khác: họ đă lấy của cải ḿnh mà giúp Người.

Phúc Âm của Chúa.


Sống Lời Chúa Hôm Nay


“Người nữ tội lỗi có tiếng trong thành”

phải chăng là Mai-Đệ-Liên, người con phung phá?

  

Qua Phụng Vụ Lời Chúa cho Chúa Nhật XI Thường Niên Năm C, chúng ta thấy chủ đề chính yếu là “Thiên Chúa Đấng Cứu Độ tôi”, ở ngay trong Ca Nhập Lễ “Lạy Chúa, xin hăy lắng nghe tiếng tôi khi tôi kêu lên cùng Chúa. Chúa là sự trợ giúp của tôi; xin đừng loại trừ tôi, xin đừng bỏ rơi tôi, ôi Thiên Chúa Đấng Cứu Độ tôi”.

 

Thật vậy, nếu bài đọc thứ nhất, được trích từ Sách Samuel quyền  thứ hai, nói về tội lỗi của con người nơi trường hợp ngoại t́nh và sát nhân của Vua Đavít, và bài đọc thứ hai, được trích từ Thư của Thánh Phaolô gửi Giáo Đoàn Galata, xác tín là con người được trở nên công chính hóa chỉ nhờ ở việc tin tưởng vào Chúa Giêsu Kitô hơn là ở chính việc tuân giữ lề luật, th́ bài Phúc Âm của Thánh Luca cho thấy rơ ràng chính v́ tin tưởng vào ḷng thương xót của Vị Thiên Chúa đă hóa thân làm người là Đức Giêsu Kitô mà “người đàn bà tội lỗi có tiếng trong thành” đă được Người công khai thứ tha tội lỗi cho nàng, trước mặt mọi người, ngay trong bữa tiệc của một người Pharisiêu là thành phần vẫn tự cho ḿnh là kẻ công chính.

 

Thật vậy, Phúc Âm không cho biết người phụ nữ tội lỗi này là ai, tên là ǵ và từ đâu tới? Thế nhưng, căn cứ vào ít là 3 chi tiết được chất chứa trong Phúc Âm Thánh Luca và Gioan, người ta có thể suy đoán người phụ nữ tội lỗi này chính là Maria Mai-Đệ-Liên, thuộc gia đ́nh của chị em Matta và Lazarô, thành phần bạn thân của Chúa Giêsu (x Jn 11:5).

 

Chi tiết thứ nhất đó là ngay sau khi biến cố xức dầu thơm của người phụ nữ này, ở đoạn kết của cùng bài Phúc Âm cho Chúa Nhật XI Năm C tuần này, Thánh Kư Luca đă cho biết thêm về nhóm người đi theo Chúa, ngoại trừ nhóm 12 Vị Tông Đồ, c̣n có cả một số nữ giới khác nữa, trong đó có một nhân vật được Thánh Kư nói rơ nhất, đó là “Maria được gọi là Mai-Đệ-Liên, người thoát khỏi bảy quỉ” (Lk 8:2).

 

Chi tiết thứ hai liên quan tới “người nữ tội lỗi nổi tiếng trong thành” xức dầu thơm cho Chúa được cho là Maria Mai-Đệ-Liên đây được thấy trong Phúc Âm Thánh Gioan, liên quan đến tŕnh thuật về cái chết của Lazarô: “Có một người tên là Lazarô bị bệnh. Anh ta ở Bêthania, khu làng của Maria và Matta là chị của cô. (Maria có người anh em Lazarô bị bệnh này là người đă xức dầu thơm cho Chúa rồi lấy tóc ḿnh mà lau)” (Jn 11:1-2).

 

Chi tiết thứ ba cho thấy quả thực “người phụ nữ tội lỗi nổi tiếng trong thành” ấy là Maria Mai-Đệ-Liên, v́ cả hai đều có cùng một thói quen xức dầu thơm cho Chúa và lấy tóc ḿnh mà lau chân Người. Phúc Âm Thánh Gioan đă thuật lại việc làm này ở đoạn 12 câu 3.

 

Tuy nhiên, nếu để ư kỹ giữa hai tŕnh thuật xức dầu thơm này, một được Thánh Kư Luca thuật lại trong bài Phúc Âm, được Giáo Hội chọn đọc cho Chúa Nhật Thường Niên XI Năm C, liên quan tới “người phụ nữ tội lỗi nổi tiếng trong thành”, và một được Thánh Kư Gioan thuật lại, được Giáo Hội chọn đọc cho Thứ Hai Tuần Thánh, liên quan tới Maria là chị em của Matta và Lazarô, th́ người ta mới thấy được lần xức dầu lần đầu là lần xức dầu thống hối, và lần xức dầu lần hai là lần xức dầu cảm thương, nhưng cả hai lần đều xuất phát từ ḷng mến yêu, một yếu tố chẳng những cần thiết cho việc công chính hóa (xức dầu lần đầu) mà c̣n cho việc hiệp thông thần linh nữa (xức dầu lần sau).

 

Đúng thế, nếu lần xức dầu thứ hai theo Thánh Kư Gioan thuật lại chỉ bao gồm hai tác động chính là: “Nàng xức dầu vào chân của Chúa Giêsu. Đoạn lấy tóc mà lau chân Người” (Jn 12:3), th́ lần xức dầu thứ nhất được Thánh Kư Luca thuật lại bao gồm 4 tác động, thứ tự như sau: “khóc lóc nhỏ nước mắt xuống chân của Người. Đoàn nàng lấy tóc ḿnh mà lau, rồi hôn chân Người và xức dầu thơm lên chân của Người” (Lk 7:38).

 

Ba tác động khác nhau, có ở lần thứ nhất và không có ở lần thứ hai, đó là khóc lóc làm ướt chân Chúa, lau khô nước mắt nơi chân Chúa, và hôn chân Người. Bởi v́, tác động khóc lóc đây là tác động tỏ ra ăn năn thống hối, tác động lau khô những giọt nước mắt ấy là tác động tỏ ra nhất định dốc ḷng chừa, và tác đông hôn chân Người là tác động tỏ ra đền bù tội lỗi của ḿnh.

 

Tác động duy nhất giống nhau giữa cả hai lần là tác động xức dầu thơm chân Chúa. Nhưng ở lần đầu th́ việc xức dầu thơm sau khi hôn chân Chúa, c̣n ở lần sau th́ việc xức dầu trước khi lau chân Chúa. Tác động xức dầu thơm sau khi hôn chân Chúa là tác động như tỏ ra muốn đền bù tội lỗi của ḿnh bằng ḷng yêu mến thiết tha, chứ không phải bằng đức công bằng, như trường hợp của người đầy tớ van xin vương chủ cho khất nợ nhưng lại xiết nợ bạn bè của hắn (x Mt 18:26, 29-30).

 

Sở dĩ có sự khác biệt như vậy là v́ “người nữ tội lỗi có tiếng trong thành” thuở ban đầu ấy đă trở thành bạn thân của Chúa Giêsu, khi cô, “v́ yêu nhiều nên được tha nhiều” (Lk 7:47), đă tỏ ra hiểu Người hơn ai hết, hơn cả chị của cố trước kia không hoang đàng như cô, khi cô tỏ ra biết ư của người ḿnh yêu, trong việc “chọn phần tốt hơn” (Lk 10:42) là ngồi yên dưới chân Chúa, để Người hướng dẫn và làm chủ cuộc đời ḿnh, hơn là đóng vai chủ nhà như chị cô, coi Chúa như khách quí hơn là bạn thân.

 

Căn cứ vào thái độ hiểu biết sâu xa này của cô, một kiến thức chỉ xuất phát từ t́nh yêu thân mật của cô đối với Thần Tượng Chí Ái của cô là Chúa Giêsu Kitô như thế, cô và chị của cô có thể được sánh ví như trường hợp hai anh em trong dụ ngôn người cha nhân lành, ở chỗ, cô, như người con thứ phung phá tỏ ra ở gần cha, hơn cả chị cô, như người con cả luôn ở trong nhà với cha, không rời bỏ cha bao giờ, mà lại hoang đàng hầu như chẳng hiểu cha ǵ hết. Phải chăng khi nói về dụ ngôn người con phung phá này (x Lk 15:11-32) Chúa Giêsu đă nghĩ đến hai chị em này, nhất là đến Maria, hay ngầm nói về tâm trạng sống đạo, đến tŕnh độ đời sống thiêng liêng của họ?

 

Căn cứ vào những tŕnh thuật Phúc Âm về “người nữ tội lỗi có tiếng trong thành” cũng là Maria Mai-Đệ-Liên này th́ cô là một tâm hôn đă trải qua ba giai đoạn tu đức Kitô Giáo rơ ràng nhất. Nếu giai đoạn tu đức thứ nhất là giai đoạn thanh tẩy, th́ giai đoạn này đă xẩy ra từ lần xức dầu thơm lần thứ nhất của cô, giai đoạn cô bắt đầu ăn năn thống hối và quyết tâm dốc ḷng chừa từ bỏ tất cả những ǵ mất ḷng Chúa là Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất của ḿnh.

 

Nếu giai đoạn tu đức thứ hai là giai đoạn soi sáng, giai đoạn linh hồn đi sâu vào đời sống nội tâm, đời sống cầu nguyện, đời sống thân t́nh với Chúa, th́ “người nữ tội lỗi có tiếng trong thành” là người chị em của Matta và Lazarô ở Bêthania ấy đă thực sự ở vào giai đoạn này, khi “đă chọn phần tốt hơn” là ngồi tĩnh lặng hướng về Chúa và lắng nghe Lời Chúa, một tác động của đời sống nguyện cầu nói chung và của các tâm hồn bắt đầu sống chiêm niệm nói riêng.

 

Nếu giai đoạn tu đức thứ ba là giai đoạn hiệp nhất, giai đoạn linh hồn chỉ c̣n biết khao khát một ḿnh Chúa là đối tượng chí ái trước hết và trên hết của ḿnh, đến nỗi không ǵ có thể tách họ ra khỏi t́nh yêu của Chúa Kitô (x Rm 8:35), v́ bấy giờ, sau khi trải qua đêm tối tăm của đức tin, (như trường hợp của Mai Đệ Liên dưới chân cây thập tự giá của Chúa Kitô tử nạn), họ hoàn toàn là của Chúa, được Chúa chiếm đoạt và làm chủ, đến nỗi họ trở thành chứng nhân trung thực của Người và cho Người, th́ “Maria”, một tên được Chúa Kitô Phục Sinh thân t́nh lên tiếng gọi, đang khi một ḿnh cô đang đi t́m Người (x Jn 20:16), đă ở vào giai đoạn tu đức thần hiệp và đă thực sự trở thành chứng nhân tiên khởi loan báo Tin Mừng Phục Sinh cho chính các vị Tông Đồ (x Jn 20:17).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

 

Nồng Nàn Đền Đáp NHƯ TRẺ NHỎ

 

            Trong câu chuyện Chúa Giêsu dự bữa cơm tối tại nhà ông Simon (xem Luca 7:36-50), chúng ta cũng thấy rơ ràng diễn ra, trước mặt Chúa Giêsu, hai thành phần: người lớn và "như trẻ nhỏ".

 

            Thành phần người lớn ở trong câu chuyện này chính là Simon, "một người Pharisiêu mời Chúa Giêsu đến dùng bữa tối với ḿnh" (Luca 7:36). Và thành phần "như trẻ nhỏ" chính là "người phụ nữ có tiếng là tội lỗi trong thành"  (Luca 7:37).

 

            Trước hết về việc nhận biết Chúa Giêsu, thành phần người lớn chỉ tỏ ra có cảm t́nh với Chúa Giêsu hơn là cảm phục Người. Trong khi đó, thành phần "như trẻ nhỏ" chẳng những hết ḷng cảm phục Chúa Giêsu mà c̣n hết sức cảm mến Người nữa.

 

            Thái độ và hành động của cả hai thanh phần này đối với đối tượng chung của ḿnh là Chúa Giêsu đă nói lên tinh thần người lớn hay "như trẻ nhỏ" của họ. Chính Chúa Giêsu đă thẳng thắn tỏ ra nhận định của Người về hai thành phần này.

 

            Trong con mắt tự cao của thành phần người lớn, tiêu biểu qua người Pharisiêu gia chủ này, Chúa Giêsu cùng lắm chỉ được coi như một "sư phụ" (Luca 7:40), chứ chưa phải là "một tiên tri" (Luca 7:39) nữa, theo như nhận định của gia chủ.

 

         Bằng không, gia chủ đă đâu dám tỏ ra coi thường Chúa Giêsu, đến nỗi không làm một việc lịch sự tỏ ra qúi trọng đối với một vị thượng khách, một vị khách qúi mà ḿnh cảm phục, (v́ nhỏ hơn khách), được hân hạnh đón tiếp, như Chúa Giêsu đă nói với ông, là: "Tôi đến nhà của ông mà ông không rửa chân cho tôi" (Luca 7:44).

 

            Ngược lại, trong con mắt của "những ai giống như chúng", "như trẻ nhỏ", như người phụ nữ tội lỗi nổi tiếng ở đây, Chúa Giêsu lại là Đấng "có quyền tha tội" (Luca 7:49).

 

            Bằng không, chị đă đến với Chúa Giêsu mà  làm ǵ, với "một b́nh dầu thơm" (Luca 7:37), và với những tác động tôn vinh sùng kính "như trẻ nhỏ", trước mặt thành phần người lớn vẫn khinh thường ḿnh "là loại đàn bà ... tội lỗi" (Luca 7:39) và vẫn coi Chúa Giêsu là thành phần khách không đáng được rửa chân cho.

 

            Việc làm cho Chúa Giêsu của người đàn bà tội lỗi nổi tiếng trong thành này, chẳng những tỏ ra ḷng ngưỡng mộ tôn sùng của chị, mà c̣n tỏ ra ḷng kính mến của chị nữa.

 

            Nếu chỉ ngưỡng mộ tôn sùng không mà thôi, chắc ǵ chị phụ nữ biết ḿnh tội lỗi nhơ nhuốc xấu xa "nổi tiếng trong thành" như chị trước mặt một vị cao cả như Chúa Giêsu dám mon men đến gần Người.

 

            Ở đây, chị đă dạn dĩ đến nỗi, chẳng những bất chấp những cái nh́n khinh khi của đám người lớn đang ở chung quanh Chúa Giêsu bấy giờ, mà c̣n dám "chạm đến (Người)" (Luca 7:39), qua những tác động rất thân t́nh, như Chúa Giêsu đă phải kể ra cho chủ nhà, tiêu biểu cho thanh phần người lớn biết:

            "Chị rửa chân tôi bằng nước mắt của chị và lau chân khô bằng tóc của chị... Chị không ngừng hôn chân tôi

từ khi tôi vào đây... Chị đă xức chân tôi bằng dầu thơm" (Luca 7:44-46).

 

            Thái độ "giống như chúng", "như trẻ nhỏ" của chị phụ nữ tội lỗi trong trường hợp này là ở chỗ ấy, ở chỗ, như Chúa Giêsu kết luận về các việc làm của chị đối với Người:  "Đó là lư do tại sao tôi lỗi của chị dù nhiều cũng được tha thứ, bởi v́ chị yêu nhiều" (Luca 7:47).

 

         Thế nhưng, cái ǵ đă làm cho chị phụ nữ "tội lỗi nổi tiếng trong thành" này "yêu (Chúa Giêsu) nhiều" đến nỗi "tội lỗi (của chị) dù nhiều cũng được tha thứ" như vậy, nếu không phải, như Chúa Giêsu quả quyết: "Chiên Ta th́ nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta" (Gioan 10:27).   

 

            V́ là chiên của Chúa, cho dù có là con chiên lạc (xem Luca 15:4; Gioan 10:16), miễn không phải là "dê" (Mathêu 25:33),  người phụ nữ dù "tội lỗi nổi tiếng trong thành" này, cũng đă nhận ra Chúa Giêsu, bằng việc đến với Người: "biết được Người đang dùng bữa tối ở nhà của một người Pharisiêu, chị đă mang một b́nh dầu thơm, đến đứng ở dưới chân Người..." (Luca 7:37), và bằng việc theo Người, qua những việc "yêu nhiều" chị làm cho Chúa Giêsu (xem Luca 7:44-48), vị chủ chiên của ḿnh, Đấng đă tuyên bố: "Người mạnh khỏe không cần đến thày thuốc, mà là kẻ yếu đau. Ta đến không phải để kêu gọi kẻ cho ḿnh là công chính không cần ăn năn hối cải, mà là tội nhân" (Luca 5:31-32).

           

         Tuy nhiên, chị phụ nữ "tội lỗi có tiếng trong thành" này sẽ không thể nào nhận ra Chúa Giêsu và theo Chúa Giêsu, nếu trước hết chị không "hạ ḿnh xuống", nhận biết thân phận tội lỗi khổng lồ của ḿnh như một thứ "nợ không thể nào thanh toán nổi" (Luca 7:42) cần phải ăn năn cải thiện bằng mối t́nh "yêu nhiều" của ḿnh.

 

            Chính khi chị phụ nữ "tội lỗi nổi tiếng trong thành" này "hạ ḿnh xuống" tới tận cùng của thân phận ḿnh như thế, chị mới gặp được Đấng mà thánh tông đồ dân ngoại đă không ngần ngại viết: "V́ chúng ta, Thiên Chúa đă làm cho Người là Đấng vốn không biết đến tội lỗi thanh tội lỗi, để trong Người, chúng ta trở nên đúng là sự thánh thiện của Thiên Chúa" (1Côrintô 5:21).

           

         Thế nhưng, tác động "hạ ḿnh xuống" để gặp Chúa sẽ không thể nào thành công, nếu không phải là tác động "hạ ḿnh xuống trở nên như con trẻ", thành phần Chúa Giêsu muốn đến với Người. (Nếu "hạ ḿnh xuống" mà không gặp được Chúa, hay không dám tiến "đến với Chúa", th́ "hạ ḿnh xuống" chỉ là tự hủy diệt).

 

            Ở đây, tac động "hạ ḿnh xuống trở nên như con trẻ" của chị phụ nữ "tội lỗi nổi tiếng trong thành" này là ăn năn khóc lóc v́ kính mến Đấng đến để tha tội cho ḿnh. Và, chính ḷng "yêu nhiều" này đă làm cho chị tin tưởng để đến với Chúa và đă chạm đến chính tim Người: "Tội lỗi con đă được tha. Đức tin của con đă cứu con. Vậy hăy đi bằng an" (Luca 7:48,50). 

           

         Tóm lại, qua câu chuyện người phụ nữ "tội lỗi nổi tiếng trong thành" "yêu (Chúa) nhiều":

      "Trở nên như trẻ nhỏ" là trở nên mồi ngon cho t́nh yêu Thiên Chúa, bằng tác động lăn xả vao ḷng T́nh Yêu. 

           

Thông Điệp T́nh Yêu Nhân Hậu

 

Con đừng lo ngại về những khiếm khuyết của con.Cha đă lănh nhận hết về Cha. Mỗi ngay Cha lau chùi nó bằng mau của Cha... Chỉ một việc thống hối ăn năn đủ mở cửa cho Cha lăn xả vao linh hồn rach nat của tội nhân. Cha đă chẳng đổ mau v́ tất cả mọi người đó sao... Tín nhiệm phat sinh t́nh yêu, va t́nh yêu phat sinh thanh thiện. T́nh yêu xây dựng bằng bỏ ḿnh va hy sinh.

 

Ai yêu Cha th́ không c̣n thuộc về ḿnh nữa, v́ họ đă hoan toan phó thac cho t́nh yêu...Thanh thiện không ở tại sự hiện hữu, ma la ở tại sự chấp nhận vô hữu... T́nh thương tỏa bóng trên con phat sinh trong con một nhân tính mới.

 

(Tất cả những lời trên đây ở trong phần mở đầu của Thông Điệp Chúa tâm sự vao trước thang 8/1965)

 

Chính trong chỗ yếu đuối ma Cha biểu lộ sức mạnh của Cha..Nghi ngờ ḷng thương xót của Cha, ấy la xúc phạm đến Cha nặng nề.Nghi ngờ giết chết t́nh yêu. Biết ḿnh khốn cùng va buồn phiền v́ sự ấy th́ cũng lam cho Cha phải buồn phiền nhiều. Nhưng yêu cảnh khốn cùng của ḿnh, va đặt vao Cha tất cả sự cậy trông,la một trạng thai toan thiện có sức lôi kéo Cha cach đặc biệt...

 

            Cac giấc mơ của con la Cha. Thực tại của con la Cha. Cac ước muốn của con la Cha.. Hỡi con nhỏ yêu dấu, Con hăy rót dầu thơm êm dịu la t́nh yêu của con trên những vết thương của Cha. Cha con ta hăy an ủi lẫn nhau.. Con hăy sống trong sự chờ đợi  Đấng duy nhất có thể lấp đầy những ước muốn của con...Con sẽ la mối t́nh si khiêm hạ.Con sẽ la mối t́nh thương ẩn kín trong cac linh hồn bé nhỏ. (2/3/1966)

 

Ḷng yêu mến của con sẽ tùy theo mức độ khat vọng của con. (16/5/1966)

 

Con có muốn lam một cuộc trao đổi không? Hăy cho Cha tính loai người của con. Cha đă chẳng mặc lấy nhân tínhkhi tự ư lam người v́ yêu thương đó sao? Cha sẽ mặc cho con thiên tính của Cha, để con yêu Cha như một thiên thần biết cach yêu.Thời giờ của con chưa tận cùng, Va con c̣n có thể cho Cha biết bao t́nh yêu, biết bao linh hồn,bằng cach con tùng phục va từ bỏ chính ḿnh.Con hăy yêu không mức độ,để Cha cũng cho con không mức độ.Hăy nh́n trong con h́nh ảnh sống động của Đấng ḷng con yêu dấu.(10/4/1967)

 

            "T́nh thương của Cha thiêu hóa tât cả trong ngọn lửa yêu thương...  "Cac con đừng tưởng ḿnh qúa bất xứng không thể đến gần Cha. Cha sẽ ban cho cac con sự bạo dạn thanh thiện của con cai Thiên Chúa. V́ Cha yêu cac con hết thảy như cac con chưa từng được yêu bao giờ, với tất cả sự âu yếm của ḷng Cha. Cha muốn quên đi hiện trạng của cac con, để chỉ nghĩ đến trạng thai ma cac con có thể đạt tới, nếu cac con muốn.

 

            Cac con đừng để Cha phải chờ đợi nữa. Hăy nói một tiếng "vâng" la Cha đem tất cả  tính yêu của Cha  thâm nhập vao cac con.. (11/4/1967)

 

"Thời giờ nay Cha ban cho cac con la cốt để cac con tiến đến gần Cha la Thiên Chúa cac con.Trong linh hồn kẻ lanh,cũng như trong tâm hồn người tội lỗi đều có Cha.Nhưng không phải như nhau trong cả hai.Hồn kẻ lanh nhận biết Cha va chiếm hữu Cha hoan toan.Hồn tội nhân không nhận biết Cha, nên Cha ẩn kín.Nhưng Cha có đó. Cha đi va Cha đến...Cac con hăy nhớ:Cha đă từng ăn uống với những kẻ bất lương.Cha đă lam cho họ nên công chính.Như những con chim nhỏ,cac con hăy hy vọng mọi sự từ ḷng nhân từ của Cha.(12/4/1967)