|
BÀI ĐỌC I: Is 62:1-5
“Người chồng sẽ vui mừng v́ vợ” V́ Sion, tôi sẽ không im tiếng, và v́ Giêrusalem, tôi sẽ không nghỉ ngơi, cho đến khi Đấng công chính xuất hiện như ánh sáng, Đấng Cứu độ Sion đến như ngọn đuốc sáng ngời. Mọi dân tộc sẽ thấy Người là Đấng công chính của ngươi, và mọi đế vương sẽ thấy vinh hiển Người. Chính Chúa sẽ đặt cho ngươi một tên mới. Ngươi sẽ là triều thiên vinh hiển trong tay Chúa, và vương miện quyền bính trong tay Thiên Chúa ngươi. Ngươi sẽ không c̣n gọi là kẻ bị ruồng bỏ, và đất ngươi sẽ không c̣n gọi là chốn hoang vu. Ngươi sẽ được gọi là “kẻ Ta ưa thích”, và đất ngươi sẽ được gọi là đất có dân cư, v́ ngươi đẹp ḷng Thiên Chúa và đất ngươi sẽ có dân cư. Thanh niên sẽ ở cùng trinh nữ, và con cái ngươi sẽ ở trong Người; người chồng sẽ vui mừng v́ vợ, Thiên Chúa ngươi sẽ vui mừng v́ ngươi. Lời của Chúa.
Hăy tường thuật phép lạ Chúa giữa chư dân. 1. Hăy ca mừng Thiên Chúa bài ca mới, hăy ca mừng Thiên Chúa đi, toàn thể địa cầu. Hăy ca mừng Thiên Chúa, hăy chúc tụng danh Người. 2. Ngày ngày hăy loan truyền ơn Người cứu độ. Hăy tường thuật vinh quang Chúa giữa chư dân và phép lạ Người ở nơi vạn quốc. 3. Hăy kính tặng Thiên Chúa, hỡi người chư dân bá tánh, hăy kính tặng Thiên Chúa quyền thế với vinh quang, hăy kính tặng Thiên Chúa vinh quang xứng với danh Người. 4. Hăy mặc lễ phục, thờ lạy Thiên Chúa. Toàn thể địa cầu, hăy run sợ trước thiên nhan, hăy công bố giữa chư dân rằng Thiên Chúa ngự trị. Người cai quản chư dân theo đường đoan chính.
“Cùng một Thánh Thần ban phát ơn riêng cho mỗi
người theo như Người quy định” Anh em thân mến, có những hồng ân khác nhau, nhưng vẫn là một Thánh Thần; có nhiều chức vụ khác nhau, nhưng chính là một Chúa; và có những hành động khác nhau, nhưng chính là một Thiên Chúa, Người thực hiện hết mọi cái trong mọi người. Ơn Thánh Thần ban cho mỗi người mỗi khác, cốt để mưu cầu công ích. Người th́ được Thánh Thần cho lời khôn ngoan, kẻ khác th́ được lời thông minh, theo cùng một Thánh Thần; kẻ khác được đức tin, trong cùng một Thánh Thần; kẻ khác nữa được ơn chữa bệnh, trong cùng một Thánh Thần đó; có người được ơn làm phép lạ, có kẻ được ơn tiên tri, người khác được ơn phân biệt các thần trí; có người được ơn nói nhiều thứ tiếng; người khác được ơn giải thích các thứ tiếng. Nhưng cùng một Thánh Thần duy nhất thực hiện tất cả những điều đó. Người ban phát ơn riêng cho mỗi người theo như Người quy định. Lời của Chúa.
Chúa Giêsu đă làm phép lạ đầu tiên Khi ấy, có tiệc cưới tại Cana xứ Galilêa. Và có mẹ của Chúa Giêsu ở đó. Chúa Giêsu và các môn đệ Người cũng được mời dự tiệc cưới. và bỗng thiếu rượu, mẹ Chúa Giêsu nói với Người: “Họ hết rượu rồi”. Chúa Giêsu nói với mẹ: “Hỡi bà, tôi với bà có can chi đâu, giờ tôi chưa đến”. Mẹ Người nói với những người giúp việc: “Hễ Người bảo ǵ, th́ phải làm theo”. Ở đó có sáu chum đá, dùng vào việc thanh tẩy của người Do Thái, mỗi chum đựng được hai hoặc ba thùng nước. Chúa Giêsu bảo họ: “Hăy đổ nước đầy các chum”. Họ đổ đầy tới miệng. Và Chúa Giêsu bảo họ: “Bây giờ hăy múc đem cho người quản tiệc”. Và họ đă đem đi. Khi người quản tiệc nếm thử nước đă hóa thành rượu, ông không biết tự đâu ra, nhưng những người giúp việc đă múc nước th́ biết, ông mới gọi tân lang mà nói: “Ai cũng đem rượu ngon ra trước, khi khách ngà ngà th́ mới đem rượu xoàng hơn. C̣n ông, ông lại giữ rượu ngon tới giờ nầy”. Chúa Giêsu đă làm phép lạ đầu tiên nầy tại Cana xứ Galilêa, và đă tỏ vinh quang Người và các môn đệ Người tin Người. Phúc Âm của Chúa.
Đèn Soi… Rạng Đông… Mặt Trời
Năm Phụng Vụ bao gồm các thời điểm kính nhớ từng Mầu Nhiệm Chúa Kitô được gọi là Mùa: như Mùa Vọng và Giáng Sinh, từ Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng đến Chúa Nhật Lễ Hiển Linh, kính nhớ Mầu Nhiệm Nhập Thể và Giáng Sinh của Con Thiên Chúa; Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh, từ Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa đến Thứ Tư Lễ Tro, kính nhớ Mầu Nhiệm về Đời Sống Công Khai của Chúa Giêsu; Mùa Chay, Tam Nhật Thánh và Phục Sinh, từ Thứ Tư Lễ Tro đến Chúa Nhật Lễ Phục Sinh, kính nhớ Mầu Nhiệm Khổ Nạn, Tử Giá và Phục Sinh của Chúa Kitô; sau hết là Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, từ Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống đến Lễ Chúa Kitô Vua, kính nhớ Mầu Nhiệm Thần Linh là Đấng Chúa Kitô Phục Sinh đă thông ban cho và sai đến với Nhiệm Thể của Người, để Giáo Hội có thể làm chứng về Người cho tới khi Người lại đến, thời điểm được Phụng Vụ kết thúc vào Lễ Chúa Kitô Vua.
Thế nhưng, chúng ta nên nhớ rằng, việc chúng ta kính nhớ Mầu Nhiệm Chúa Kitô theo chu kỳ Phụng Niên của Giáo Hội không phải là việc chúng ta kính nhớ những biến cố hoàn toàn đă qua đi, như tất cả những biến cố lịch sử trần gian tự nhiên khác, mà là cử hành những ǵ thực hữu, tức những ǵ vẫn c̣n tiếp diễn, vẫn c̣n tác dụng một cách thần linh trên thế gian này. Tại sao? Là bởi v́ Chúa Kitô vẫn c̣n ở cùng Giáo Hội luôn măi cho đến tận thế, như Người đă khẳng định trong lời cuối cùng của Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 28, câu 20. Chưa hết, c̣n bởi v́ tất cả những ǵ Chúa Kitô là Con Thiên Chúa Nhập Thể làm cho loài người trên trần gian này, dù chỉ một lần duy nhất, song có giá trị vô cùng, nên các việc Người làm và từng việc Người làm cũng có cả tính cách vĩnh viễn không qua đi nữa.
Đúng thế, nếu Chúa Kitô vẫn tiếp tục hiện diện và sống động với Giáo Hội cho đến tận thế, th́ việc Giáo Hội cử hành Phụng Vụ “mà nhớ đến Thày” (Lk 22:19) chính là việc Giáo Hội cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô, cử hành Mầu Nhiệm Đức Tin của ḿnh. Để rồi, nhờ tham dự Phụng Vụ một cách ư thức, chủ động và tích cực, Kitô hữu chúng ta được sống Mầu Nhiệm Chúa Kitô, hay Chúa Kitô tỏ hiện nơi Đức Tin của chúng ta và tỏ ḿnh cùng ban ḿnh cho ḷng khao khát và trông mong của chúng ta.
Chúa Kitô: Tại sao cần môi giới nhập thế?
Tuần này, chúng ta cùng nhau t́m hiểu tại sao Phụng Vụ Năm C là chu kỳ phụng vụ bao giờ cũng theo Phúc Âm Thánh Luca, như Năm A theo Phúc Âm Thánh Mathêu và Năm B theo Phúc Âm Thánh Marcô, mà trong Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Thường Niên Năm C tuần này Giáo Hội bao giờ cũng chọn đọc bài Phúc Âm Thánh Gioan về tiệc cưới Cana? Ư nghĩa của bài Phúc Âm theo Thánh Gioan về tiệc cưới Cana này như thế nào đối với riêng Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Thường Niên cũng như đối với chung cả Mùa Thường Niên?
Để có thể hiểu được lư do tại sao Giáo Hội lại cố ư xen kẽ bài Phúc Âm Thánh Gioan vào Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Thường Niên cho cả ba chu kỳ phụng vụ A, B, C, trước hết chúng ta phải hiểu được ư nghĩa của Mùa Thường Niên.
Mùa Thường Niên trong Phụng Niên được chia ra làm hai phần, phần hậu Giáng Sinh và phần hậu Phục Sinh. Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh, từ Lễ Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa đến Thứ Tư Lễ Tro, kính nhớ Mầu Nhiệm về Đời Sống Công Khai của Chúa Giêsu, và Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh, từ Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống đến Lễ Chúa Kitô Vua, kính nhớ Mầu Nhiệm Thần Linh là Đấng Chúa Kitô Phục Sinh đă thông ban cho và sai đến với Nhiệm Thể của Người, để Giáo Hội có thể làm chứng về Người cho tới khi Người lại đến, thời điểm được Phụng Vụ kết thúc vào Lễ Chúa Kitô Vua. Như thế, nếu Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh kính nhớ Mầu Nhiệm về Đời Sống Công Khai của Chúa Giêsu th́ bài phúc âm Thánh Gioan về tiệc cưới Cana cho Chúa Nhật Thứ Hai của Mùa Thường Niên hôm nay, được Giáo Hội chọn xen kẻ vào Chu Kỳ Phụng Vụ Năm C là chu kỳ vốn theo Phúc Âm Thánh Luca, là v́ Giáo Hội muốn Chúa Kitô phải được Mẹ Maria đóng vai tṛ trung gian để giới thiệu Người với các môn đệ của Người, hay vai tṛ Mẹ Maria làm môi giới trong công cuộc cứu độ của Chúa Kitô, Con Mẹ.
Thật vậy, nếu chúng ta đọc kỹ lại ba bài Phúc Âm theo Thánh Gioan được Giáo Hội cố ư chọn để đưa vào Chúa Nhật Thứ Hai Mùa Thường Niên cho cả ba Chu Kỳ Phụng Vụ Năm A, B và C, chúng ta sẽ thấy được vai tṛ môi giới hay vai tṛ trung gian giới thiệu này hết sức hiển nhiên nơi ba trường hợp khác nhau.
Trước hết, cho Chu Kỳ Phụng Vụ Năm A, Giáo Hội chọn bài Phúc Âm Thánh Tông Đồ Gioan tŕnh thuật về việc Vị Tiền Hô Gioan làm chứng để giới thiệu Chúa Kitô cho dân Do Thái như sau: “Khi ấy, ông Gioan thấy Chúa Giêsu tiến về phía ḿnh liền nói: ‘Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian… Tôi đă thấy và tôi làm chứng: chính Ngài là Con Thiên Chúa’”.
Thứ đến, cho Chu Kỳ Phụng Vụ Năm B, Giáo Hội chọn bài Phúc Âm Thánh Gioan tŕnh thuật về việc hai môn đệ của Vị Tiền Hô sau khi đến gặp và ở với Chúa Kitô trở về liền giới thiệu Người cho nhau để cùng nhau đến với Người thế này: “’Chúng tôi đă gặp Đấng Messia, nghĩa là Đức Kitô’. Và ông dẫn anh ḿnh đến với Chúa Giêsu”.
Sau hết, cho Chu Kỳ Phụng Vụ Năm C, Giáo Hội chọn bài Phúc Âm Thánh Gioan tŕnh thuật về việc Mẹ Maria can thiệp để cứu văn t́nh thế thiếu rượu của đôi tân hôn, nhờ đó Chúa Kitô đă bắt đầu chính thức tỏ ḿnh ra cho các môn đệ có thể nhận biết Người: “Chúa Giêsu đă làm phép lạ đầu tiên này tại Cana xứ Galilêa, và đă tỏ vinh quang của Người ra và các môn đệ Người tin vào Người”.
Qua bài Phúc Âm tŕnh thuật biến cố Chúa Giêsu lần đầu tiên tỏ vinh quang của Người ra cho các người môn đệ tiên khởi của Người, chúng ta thấy rơ vai tṛ môi giới của Mẹ Maria ở chỗ, Mẹ chẳng những đến xin Con Mẹ là Đấng Mẹ hoàn toàn tin tưởng là chỉ có một ḿnh Người mới có thể cứu văn t́nh thế cho bữa tiệc cưới đang ở trong t́nh trạng thiếu rượu, mà c̣n đến với cả thành phần phục vụ tiệc cưới nữa, để dọn đường cho giờ Con Mẹ tới. Kết quả là Mẹ đă làm cho hai bên thực sự gặp được nhau. Đó là cuộc hội ngộ thần linh giữa Thiên Chúa và loài người do Mẹ làm môi giới.
Đến đây chúng ta có thể đặt vấn đề là tại sao Chúa Kitô lại cần phải được giới thiệu như vậy, Người không thể tự tỏ ḿnh ra được ư?
Về vấn nạn này, chúng ta cần phải lưu ư đến lời Chúa Kitô tuyên bố với tổng trấn Philatô trong Phúc Âm Thánh Gioan, ở đoạn 18, câu 37, về mục đích cho cuộc sống trần gian của Người, đó là: “Lư do Tôi được sinh ra, lư do Tối đến thế gian là để làm chứng cho chân lư”. Cũng theo Phúc Âm Thánh Gioan, chúng ta thấy thực sự Chúa Kitô đă chứng minh một chân lư duy nhất, đó là chân lư Người là Đấng Thiên Sai, hay nói cách khác, Cha là Đấng đă sai Người đến cũng vậy. Như thế, khi làm chứng về ḿnh là Chúa Kitô đồng thời cũng làm chứng về Cha của Người.
Để thực hiện việc làm chứng cho chân lư duy nhất lưỡng diện này, chân lư ban sự sống đời đời cho những ai nhận biết Cha là Thiên Chúa duy nhất và Chúa Kitô Cha sai (xem Jn 17:3), Chúa Kitô đă dùng nhiều cách. Vẫn biết cách tốt nhất là việc Người chu toàn tất cả những ǵ Cha đă truyền cho Người làm, tuy nhiên, Người cũng dùng cả những chứng từ khác nữa, như nại vào Cựu Ước hay vào chính thế giá của Gioan Tiền Hô, như chính Người khẳng định trong Phúc Âm Thánh Gioan, ở đoạn 5, câu 33-36: “Quí vị đă sai người đến với Gioan, vị đă làm chứng cho chân lư. (Không phải là Tôi cần đến một chứng cớ trần gian như thế – Tôi nại vào những điều này chỉ v́ phần rỗi của quí vị mà thôi). Ông là ngọn đèn chiếu sáng mà quí vị đă muốn hưởng ánh sáng của ông. Tuy nhiên Tôi có một chứng cớ c̣n quan trọng hơn của Gioan nữa ḱa, đó là những việc Cha trao cho Tôi phải hoàn tất. Chính những việc Tôi làm này làm chứng cho Tôi rằng Cha đă sai Tôi”.
Đúng thế, con người cần phải từ từ tiếp nhận Mạc Khải Thần Linh chứ không thể tiếp nhận ngay lập tức, v́ Mạc Khải này là một Thực Tại Thần Linh siêu việt quá tầm với của tri thức loài người. Đó là lư do cho thấy chân lư mà Chúa Giêsu sẽ tỏ ra cho dân Do Thái biết thật là khủng khiếp, một chân lư hay một Thực Tại Thần Linh họ rất muốn biết song tự ḿnh họ lại không thể chấp nhận nổi. Đó là lư do Người đă khẳng định cả với dân Do Thái nói chung cũng như với thành phần môn đệ thân tín nhất của Người nói riêng là nơi Người đi họ không thể nào đến được, trái lại, chính lúc họ t́m kiếm Người, chính khi họ muốn biết Người là ai và được Người tỏ hết ḿnh ra cho họ biết, th́ họ lại vấp phạm v́ Người, lại chết trong tội lỗi của họ (xem Jn 7:33-34, 8:21, 13:33). Điển h́nh nhất là lúc Hội Đồng Do Thái bắt được Người và nhân danh Thiên Chúa hỏi Người, để rồi ngay sau khi nghe Người nhận ḿnh là Con Thiên Chúa xong th́ đă uất hận vùng lên đ̣i giết Người (xem Mt 26:64-68).
Bởi thế, để thích hợp với tầm mức tiếp thu Mạc Khải Thần Linh nơi con người, Chúa Kitô là Mặt Trời Công Chính sẽ hiện lên sáng tỏ đến chói ngời trên bầu trời cứu độ thế giới thật sự cần phải được báo trước, cần phải được dọn đường trước, bằng những dấu chỉ thời đại, như dấu chỉ một Tiền Hô Gioan Tẩy Giả đóng vai như Ngọn Đèn sáng vừa tầm mắt của dân Do Thái, nhất là như dấu chỉ một Từ Mẫu Maria đóng vai như Rạng Đông của Giáo Hội nói riêng (một Giáo Hội được tiêu biểu nơi các tông đồ dự tiệc cưới Cana bấy giờ) và của loài người nói chung (một loài người được thể hiện qua môi trường hôn nhân là cơ cấu Thiên Chúa đă thiết lập ngay từ ban đầu nơi loài người).
Chúa Kitô: tại sao ẩn dật nhiều hơn công khai?
Dầu sao, theo diễn tiến của phụng vụ Giáo Hội, Chúa Giêsu h́nh như lớn nhanh quá đi. Người vừa mới Giáng Sinh cách đây chưa đầy một tháng mà nay đă xuất thân nhập thế rồi. Bởi vậy, vấn đề có thể được đặt ra ở đây là tại sao cuộc đời của Chúa Kitô chỉ được các Thánh Kư thuật lại nhiều về giai đoạn công khai của Người hơn là giai đoạn Người sống ẩn dật? Thế mà, xuống thế gian với chung loài người mà tại sao Chúa Kitô lại chỉ tỏ ḿnh cho tất cả thế gian vỏn vẹn có 3 năm, c̣n 30 năm Người giành để sống với Mẹ Maria? Phải chăng giai đoạn ẩn dật của Người hoàn toàn không quan trọng, nhất là những việc không được các Thánh Kư thuật lại, ngoài những biến cố đă được ghi thau65t trong Phúc Âm Thánh Mathêu và Luca, như việc Người Giáng Sinh, Người chịu phép cắt b́, được dâng lên Thiên Chúa như một người con trai đầu ḷng, việc Người bị quận vương Hêrôđê sát hại và phải di cư sang Ai Cập, việc Người âm thầm ở lại trong đền thờ và trở về tuân phục cha mẹ ở Nazarét v.v.?
Để có thể hiểu được vấn đề một cách xác đáng và trung thực, không ǵ bằng việc chúng ta hăy dựa vào Huấn Quyền của Giáo Hội. Thật vậy, Giáo Lư của Giáo Hội Công Giáo đă nói về ư nghĩa và giá trị của giai đoạn đời Chúa Giêsu ẩn dật như sau:
Số Giáo Lư 512 nhận định: “Đối với đời sống của Chúa Kitô, Kinh Tin Kính chỉ nói tới các mầu nhiệm Nhập Thể (đầu thai và giáng sinh) và mầu nhiệm Vượt Qua (khổ nạn, thập giá, tử nạn, táng xác, âm phủ, phục sinh và thăng thiên). Tin Tin Kính không nói một cách tỏ tường đến những mầu nhiệm của đời sống ẩn dật hay công khai của Người cả, thế nhưng, các điều đức tin liên quan tới mầu nhiệm Nhập Thể và Vượt Qua của Người đă soi sáng cho cả đời sống trần gian của Người. ‘Tất cả những ǵ Chúa Giêsu làm và dạy, từ đầu cho tới ngày Người được đem về trời’ (Acts 1:1-2) cần phải được thấy trong ánh sáng của các mầu nhiệm Giáng Sinh và Phục Sinh”.
Số Giáo Lư 514 xác định: “Có nhiều sự về Chúa Giêsu khêu gợi óc ṭ ṃ của con người không được ghi chép lại trong Phúc Âm. Cuộc sống ẩn dật tại Nazarét hầu như không được đề cập tới, thậm chí một phần lớn cuộc sống công khai của Người cũng không được kể lại (x. Jn 20:30). Những ǵ được các Phúc Âm ghi chép lại và tŕnh bày ‘để anh em tin rằng Chúa Giêsu là Đức Kitô, Con Thiên Chúa, và để nhờ tin tưởng mà anh em có sự sống bởi danh Người’ (Jn 20:31)”.
Số Giáo Lư 517 và 518 nói lên thực tại của chung đời sống Chúa Kitô, trong đó có cả những ǵ không được Phúc Âm ghi lại thế này.
Số Giáo Lư 517 tuyên xưng: “Toàn thể đời sống của Chúa Kitô là mầu nhiệm cứu chuộc. Ơn cứu chuộc được ban cho chúng ta trước hết từ máu thập giá của Người (x. Eph 1:7; Col 1:13-14; 1Pt 1:18-19), song mầu nhiệm cứu chuộc này hoạt động khắp đời sống của Chúa Kitô: nơi việc Nhập Thể, nhờ trở nên nghèo nàn Người làm cho chúng ta nên giầu có bằng đức thanh bần của Người (x. 2Cor 8:9); nơi cuộc sống ẩn dật, việc Người phục tùng đă đền thay cho những bất phục tùng của chúng ta (x Lk 2:51); bằng lời nói, Người thanh tẩy thính giả của ḿnh (x Jn 15:3); bằng việc chữa lành và trừ quỉ, Người ‘mang lấy những yếu hèn và gánh chịu những bệnh nạn của chúng ta’ (Mt 8:17; x. Is 53:4); và bằng việc Phục Sinh của ḿnh, Người đă làm cho chúng ta được nên công chính (x Rm 4:25)”.
Số Giáo Lư 518 tuyên xưng thêm: “Toàn thể đời sống của Chúa Kitô là mầu nhiệm tái tạo. Tất cả những ǵ Chúa Giêsu thực hiện, nói năng và chịu đựng là nhắm đến mục đích để phục hồi con người sa đọa trở lại với ơn gọi nguyên thủy của họ: Nhập thể và làm người, Người đă tái tạo nơi bản thân ḿnh cả một lịch sử dài của loài người, và mang chúng ta đến với ơn cứu độ bằng một ngơ tắt, để những ǵ chúng ta đă bị mất đi nơi Adong, tức là đă bị mất đi cái h́nh ảnh và tương tự như Thiên Chúa, chúng ta có thể lấy lại nơi Chúa Giêsu Kitô (Thánh Irênêô, Adv. haeres. 3, 18, 1: PG 7/1, 932). V́ lư do này, Chúa Kitô đă phải trải qua tất cả các đoạn đời của cuộc sống, nhờ đó Người làm cho tất cả mọi người được hiệp thông với Thiên Chúa (Thánh Irênêô, Adv. haeres. 3, 18, 7: PG 7/1, 937; x. 2, 22, 4)”.
Lạy Chúa Giêsu là Con Cha trên trời và là Con Người dưới thế, “là dung nhan nhân loại của Thiên Chúa và là gương mặt thần linh của nhân loại”, như Chúa đă tỏ ḿnh ra đúng như thế ở tiệc cưới Cana qua môi giới Mẹ Maria. Nhờ lời Mẹ Maria chuyển cầu, Xin Chúa tiếp tục tỏ ḿnh ra nơi những yếu hèn của chúng con là những chi thể của Chúa, để được tràn đầy nhựa sống Thần Linh, chúng con có thể trổ sinh muôn vàn hoa trái cho Danh Cha muôn đời cả sáng. Amen.
Ngoan Ngoăn Dễ Dạy NHƯ TRẺ NHỎ
Trong bài Phúc Âm cho Chúa Nhật II Mùa Thường Niên Hậu Giáng Sinh liên quan tới vai tṛ môi giới hết sức thần lực của Mẹ Maria trong việc Chúa Giêsu biến nước thành rượu ở tiệc cưới Cana, chúng ta thấy được vai tṛ môi giới quyền năng của Mẹ Maria trước nhan Thiên Chúa, đến nỗi, đúng như Thánh Louis Montfort đă cảm nhận trong tác phẩm Thành Thực Sùng Kính khoản 76 của ngài là: “Tất cả mọi sự, bao gồm cả bản thân Mẹ Maria, đều tùy thuộc vào quyền năng của Thiên Chúa. Tất cả mọi sự, bao gồm cả Thiên Chúa nữa, đều tùy thuộc vào quyền năng của Mẹ Maria”.
Chẳng những thế, trong cùng bài Phúc Âm, chúng ta c̣n thấy được cả vai tṛ của Mẹ Maria trong việc giúp cho các linh hồn nên thánh, tức giúp cho họ đến gần Chúa và gặp được Người, như Thánh Montfort cũng xác tín trong cùng tác phẩm ở đoạn 37: “Khi ban cho Mẹ quyền năng trên Người Con duy nhất theo bản tính của ḿnh, Thiên Chúa cũng đă ban cho Mẹ quyền năng trên thành phần con cái được Ngài thừa nhận những ǵ liên quan tới linh hồn của họ”.
Đó là lư do chúng ta hăy xem thành phần phụ giúp ở tiệc cưới Cana đă được diễm phúc đến với Chúa qua Mẹ Maria ra sao.
Tại sao trong bữa tiệc cưới Cana (xem Gioan 2:1-11), sau khi nói với Chúa Giêsu: "Họ hết rượu rồi" (Gioan 2:3), Mẹ Maria không liên lạc với người quản tiệc, mà lại đi nói với các người hầu tiệc?
Theo tâm lư chung của người thế gian, nhất là theo kiểu đối xử hết sức tế nhị của người Việt Nam, làm như thế tức là Mẹ Maria đă "qua mặt" vị quản tiệc, và đám hầu tiệc làm theo ư của Người mà không hỏi hay bao cho vị quản tiệc biết, tức là đă "dẵm chân" vị quản tiệc. Cũng may, "vị quản tiệc nếm nước lă đă biến thành rượu không hề biết bởi đâu mà ra" (Gioan 2:9), chứ nếu biết th́, theo phản ứng tự nhiên, (chứ chưa nói đến phản ứng theo kiểu đặc sệt Việt Nam), "thế nào cũng có chuyện", "không cần biết Chúa Bà ǵ cả". Càng Chúa Bà mà không biết tôn trọng ǵ hết th́ lại càng không đáng tin, đúng như nhận xét của thánh sử Gioan: "Lư do tại sao người Do Thai càng định tâm sát hại Người (Chúa Giêsu) là v́ Người chẳng những không giữ ngày hưu lễ..." (Gioan 5:18).
Lư do Mẹ Maria không chọn người quản tiệc mà là những người hầu tiệc, bởi v́, là "tôi tớ Thiên Chúa" (Luca 1:38), Mẹ hiểu được tâm trạng của thành phần thấp hèn trước mắt thế gian, thành phần như Con của Mẹ: "Đến không để được phục vụ nhưng để phục vụ" (Mathêu 20:28), khác với thành phần làm đầu theo kiểu thế gian "tỏ ra ta đây" (Mathêu 20:25), thành phần khó ḷng mà nghe lời người khác, nhất là một ngựi đàn bà như Mẹ.
Thái độ "ta đây" của vị quản tiệc đă được tỏ ra qua lời nói thắc mắc có vẻ hạch sách của vị quản tiệc đối với chú rể: "Người ta thường đăi rượu ngon trước, cho đến khi khách khứa ngà ngà rồi mới tiếp rượu thường hơn. Đằng này, anh lại giữ rượu ngon măi đến bây giờ" (Gioan 2:10)
Với thái độ của một "người lớn" như thế, cho dù có trực tiếp "nếm" được phép lạ đi nữa, vị quản tiệc cũng "không biết bởi đâu mà ra".
Thật đúng như lời Chúa Giêsu sau này có một lần than lên với Cha Người: "Điều Cha dấu những người khôn ngoan thông thái th́ Cha lại tỏ ra cho những con trẻ bé mọn nhất hay" (Mathêu 11:25)
Phải, "chỉ có những người hầu tiệc biết" (Gioan 2:9) v́, trước mặt Chúa Giêsu, thành phần hầu tiệc này chính là những "trẻ bé mọn nhất", đến nỗi, có thể nói, họ c̣n được diễm phúc nhận biết Chúa trước các môn đệ của Người nữa: "Chúa Giêsu làm phép lạ đầu tiên này ở Cana xứ Galilêa. Nhờ đó Người tỏ vinh quang của Người ra và các môn đệ tin Người" (Gioan 2:11)
Về phương diện thân t́nh, tuy xa lạ với Chúa Giêsu hơn các môn đệ của Người, nhưng trên thực tế và trước mặt Chúa, thành phần hầu tiệc này có vẻ lại được diễm phúc thậm chí c̣n hơn cả các môn đệ của Chúa Giêsu nữa. V́, trong trường hợp này, thành phần hầu tiệc được cộng tác trực tiếp vào việc Chúa Giêsu thực hiện phép lạ, tức vào việc Chúa Giêsu muốn tỏ ḿnh Người ra cho các môn đệ thấy.
Thật là chí lư khi áp dụng trường hợp của thành phần hầu tiệc ở Cana này với lời Chúa Giêsu phán: "Chiên Ta th́ nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta" (Gioan 10:27) Thành phần hầu tiệc cưới ở Cana thực sự đă "nghe tiếng Chúa" và "đă theo Chúa" như thế nào, Phúc Âm đă tŕnh thuật rơ ràng.
Về việc "nghe tiếng Chúa", thành phần hầu tiệc này, v́ không phải là người đứng ra mời tiệc, có thể đă không biết Chúa là ai, Mẹ Người là ai, thế mà vẫn nghe lời hai Đấng.
Sau khi nghe người đàn Bà nói với ḿnh: "Người bảo sao các anh hăy làm theo như vậy", không biết họ có hiểu "Người" đây là ai hay không? Và con "Người" nào đấy sẽ bảo ḿnh cái ǵ?? Sao đang tự nhiên lại có chuyện như vậy???
Cho dù họ có quen biết với các Đấng, hay có là thân nhân của các Đấng đi nữa, cũng chưa chắc v́ thế mà họ đă dễ dàng tin các Đấng hơn. Biết đâu càng là thân nhân, càng là làng nước với nhau mà đối với họ, các Đấng càng "không linh" th́ sao! Chính Chúa Giêsu, lần đầu tiên trở về Nazarét, đă không thể nào không thốt lên: "Không tiên tri nào được nhận biết nơi quê hương của ḿnh" (Luca 4:24).
Do đó, vấn đề biết Chúa Giêsu và Mẹ Người là ai không phải là yếu tố chính trong việc làm cho thành phần chiên của Chúa Giêsu "nghe tiếng Ta". Mà ngược lại, chính v́ là chiên của Người mà họ đă có sẵn khuynh hướng và tiềm năng để "làm theo như lời Người bảo".
Nếu "trở nên như trẻ nhỏ" là "trở nên mọi sự như Thiên Chúa muốn", th́ có thể nói, thành phần hầu tiệc cưới Cana là thành phần trẻ nhỏ tiêu biểu đầu tiên của Chúa Giêsu, trong việc lắng nghe tiếng Chúa và làm theo ư Chúa, như tinh thần "tôi tớ xin vâng" (Luca 1:38) của Mẹ Maria, Con-Trẻ-Bé-Mọn-Nhất.
Thế nhưng, nếu không có sự hiện diện của Mẹ Maria ở tiệc cưới Cana, và nếu không có sự hướng dẫn tự nguyện của Mẹ, thử hỏi, thành phần hầu tiệc cưới Cana có thể nào "trở nên như trẻ nhỏ" đầu tiên của Chúa Giêsu chăng?
Mẹ Maria chính là con đường để Thiên Chúa là Đấng vô cùng khôn ngoan, toàn năng và thiện hảo có thể "tự hủy ra như không" khi đến với con người, th́ con người trần gian cũng không c̣n con đường nào khác, vững chắc hơn, tuyệt hảo hơn, nhanh chóng hơn và dễ dàng hơn để đến với Thiên Chúa, qua Chúa Giêsu Kitô, bằng con đường Maria.
Tóm lại, qua câu chuyện tiệc cưới ở Cana: "Trở nên như trẻ nhỏ" là trở nên con của Mẹ Maria, bằng việc nhờ Mẹ đến với Chúa, Đấng đă qua Mẹ để đến với con người.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
CHÚA GIÊSU ĐI ĂN CƯỚI
Trần Mỹ Duyệt
Bạn và tôi, chúng ta thường xuyên vẫn nhận được những thiệp mời đi ăn cưới. Đôi khi mỗi năm đến 4 hay 5 đám cưới. Cưới con, cưới cháu, cưới con cháu của bạn bè, của người thân. Và mỗi lần như vậy chúng ta đều thấy ḿnh trở thành quan trọng và là người đem lại niềm vui và hănh diện cho kẻ khác: “Sự hiện diện của ông/bà, của anh/chị, của cô, chú, bác là niềm vui và hănh diện cho gia đ́nh chúng tôi”. Và: “Sự hiện diện của ông/bà, của anh/chị, của cô, chú, bác tăng thêm phần long trọng trong bữa tiệc”.
Một người tầm thường như chúng ta đây mà sự hiện diện c̣n là một niêm vui và hănh diện cho đôi tân hôn và gia đ́nh hai họ, phải hiểu làm sao trong tiệc cưới tại Cana hôm đó khách được mời là Đức Maria, Chúa Giêsu và các môn đệ của ngài. Có thể nói, tiệc cưới hôm đó là một tiệc cưới vô tiền khoáng hậu. Tiệc cưới duy nhất dưới ṿm trời này có được những khách mời danh dự như vậy. Nhưng rồi, tiệc đang vui mà bỗng trở nên buồn. Mất mặt qúa. Tiệc cưới mà lại thiếu rượu: “Họ hết rượu rồi!” (Gio 2:30. Nhưng câu hỏi được nêu lên ở đây là: “Tại sao Chúa và Mẹ Maria lại đi dự tiệc cưới?” Và: “Tại sao bữa tiệc hôm đó lại hết rượu?”
Tại sao Chúa đi dự tiệc cưới?
Xét về mặt con người b́nh thường th́ Chúa đi dự tiệc cưới hôm đó hẳn là gia chủ có họ hàng thân thiết, hoặc ít nhất cũng là chỗ quen biết. Do đó, việc Chúa, Đức Mẹ, và các môn đệ của ngài được mời tham dự có thể hiểu là v́ ngài là người trong ḍng họ, hoặc chỗ quen biết.
Nhưng dưới ánh sáng Tin Mừng, và qua cặp mắt tâm linh, th́ việc Chúa Giêsu tham dự tiệc cưới hôm đó ở Cana không chỉ thuần túy mang ư nghĩa xă hội. Nó nói lên ư nghĩa của một ơn gọi cao qúi, được thiết lập, chúc phúc và sự quan pḥng của chính Thiên Chúa. Đó là ơn gọi hôn nhân gia đ́nh. Thánh Kinh đă ghi nhận, từ đầu hết, Thiên Chúa đă xe duyên, kết tóc cho con người qua ơn gọi hôn nhân. Biến cố vườn Diệu Quang năm nào khi Adong một ḿnh cô đơn và đă khiến Thiên Chúa tạo dựng cho ông một người bạn đường, một người tương trợ ông bằng chính xương thịt của ông: “Phen này, nàng là xương của xương tôi, thịt của thịt tôi” (Sáng Thế 2:23). Adong đă sung sướng nh́n ra h́nh ảnh của ḿnh qua dung mạo của người nữ mà Thiên Chúa đă mang đến và giới thiệu cho ông.
Một ơn gọi mà hơn 90% nhân loại trên mặt đất được kêu mời để tham dự. Một ơn gọi, một đời sống mà thiếu nó sẽ không có sự nối dài của ṇi giống. Sẽ không có nhân loại, không có xă hội, và cũng không có Giáo Hội. Chính Đức Kitô khi vào trần gian cũng đi qua ơn gọi này. Ngài được sinh ra trong một gia đ́nh làm con Thánh Cả Giuse và Mẹ Maria. Và chính ngài hôm nay lại đến tham dự một tiệc cưới để cầu phúc và chung vui với niềm vui của người thân đă mời ḿnh. Cũng do chính trong sự hiện diện của ngài, của Mẹ Maria, của các môn đệ ngài, ngài đă một lần nữa xác nhận cái giá trị cao cả của hôn nhân. Và như để minh xác một lần nữa điều mà Thiên Chúa đă làm khi xưa trong vườn Diệu Quang cho Adong và Evà vẫn c̣n giá trị và phải được tôn trọng: “Sự ǵ Thiên Chúa đă liên kết, loài người không được phân ly” (Mat 19:6).
Không phải vô t́nh, và cũng không phải rỗi giờ mà một Thiên Chúa mặc xác phàm đă đến và tham dự một tiệc cưới.
Tại sao hết rươu?
Có thể là hôm đó có đông thực khách, mà toàn là những thực khách biết uống, thí dụ, các tông đồ đi theo Chúa hôm đó chẳng hạn. Thêm 12 ông cộng với Chúa là 13. Mười ba đàn ông cộng thêm với những đàn ông khác cho nên rượu cạn mau là điều không khó hiểu. Cũng có thể là rượu hôm đó ngon nên được chiếu cố kỹ v́ thế chóng hết. Nhưng cũng có thể là chủ nhà không dư giả lắm nên chỉ mua vừa đủ mà khách mời lại nhiều nên hết rượu nửa chừng.
Nhưng nếu tiệc cưới chỉ là dấu chỉ của một ơn gọi cao qúi, ơn gọi hôn nhân, th́ rượu đây không chỉ là chất uống làm cho say, làm cho nồng nàn và thi vị bữa tiệc mà là t́nh yêu đốt cháy để nối kết và ḥa tan hai tâm hồn và hai thân xác nên một. Và sự thiếu rượu lại cũng chỉ là một cái cớ để Thiên Chúa nhắc nhở cho con người rằng dù là trong yêu thương họ vẫn cần đến Chúa, và cũng cần có mặt của Thiên Chúa. V́ t́nh yêu mà họ dành cho nhau chỉ là một sự chia sẻ của t́nh yêu Thiên Chúa. V́: “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1 Jn 4:8).
Chúa Giêsu có nhiều cơ hội và hoàn cảnh để thực thi phép lạ, nhất là phép lạ đầu tiên để chinh phục ḷng tin của các môn đệ ngài, nhưng ngài đă chọn môi trường hôn nhân gia đ́nh để thực hiện phép lạ này.
Trước hết ngài muốn cho nhân loại biết rằng ơn gọi hôn nhân gia đ́nh có một vị trí quan trọng trongchương tŕnh cứu độ của ngài.
Tiếp đến, qua các môn đệ đầu tiên, ngài muốn cho Giáo Hội sau này được hướng dẫn bởi các tông đồ là những người có mặt trong buổi tiệc hôm đó, phải có trách nhiệm vun trồng, thăng hoa và ǵn giữ ơn gọi cao cả này.
Và sau cùng, dù là ơn gọi gia đ́nh, ơn gọi tu tŕ, tất cả chỉ có thể tồn tại và phát triển do t́nh yêu. Một t́nh yêu dâng hiến, phục vụ và quên ḿnh. Một t́nh yêu kín múc và xuất phát từ t́nh yêu Thiên Chúa.
Phải hết rượu th́ Thiên Chúa mới có cớ để bày tỏ t́nh yêu và quyền năng ngài.
Ngài bảo ǵ hăy làm như vậy
Đây là cốt lơi của ư nghĩa ơn gọi. Dù là tận hiến, dù là hôn nhân, nếu ngài bảo ǵ mà chúng ta không làm th́ sẽ không bao giờ có phép lạ. Nước lă hóa nên rượu ngon chỉ xẩy ra sau khi những gia nhân đă kín nước và đổ đầy các chum. T́nh yêu dâng hiến, t́nh yêu trao ban, t́nh yêu phục vụ trong gia đ́nh, trong Giáo Hội chỉ được biến đổi và chuyển vào trái tim, vào tâm hồn mỗi chúng ta, khi chúng ta chịu khó vất vả múc và đổ đầy nước vào những cái chum, cái ṿ tâm hồn và trái tim ḿnh. Chỉ sau khi đó, Thiên Chúa mới đến, và t́nh yêu ngài mới thánh hiến và biến đổi những vất vả, những hy sinh, những giọt nước mắt của chúng ta thành niềm vui và hoan lạc là hoa trái của t́nh yêu đích thực.
Nhưng ngài bảo ǵ? Dĩ nhiên, là bảo chúng ta đổ đầy nước vào các chum nước. Nhưng không hẳn là nước, v́ t́nh yêu không được biến đổi từ nước. Nó là những nhẫn nhục, chấp nhận, thứ tha, tế nhị, và tôn trọng nhau là những ly nước đang chờ biến thành rượu nồng của t́nh yêu. T́nh yêu không có hy sinh là thứ t́nh yêu lừa dối, giả tạo. T́nh yêu mà không có hy sinh là thứ t́nh yêu tẻ nhạt, một thứ rượu xoàng chỉ làm choáng mắt những kẻ đă say.
Chúa Giêsu, Mẹ Maria, và các môn đệ ngài đi ăn cưới. Tất cả đă nói lên rằng ơn gọi hôn nhân gia đ́nh là một ơn gọi cao trọng, đáng cả Thiên Chúa và Giáo Hội quan tâm và tôn trọng.
Mẹ Maria và các gia nhân đă cộng tác để tạo điều kiện cho Chúa thực hiện phép lạ đem lại hạnh phúc cho đôi tân hôn, nhắc nhở một điều hết sức cần thiết cho cuộc đời hôn nhân là chúng ta không thể thiếu vắng bóng dáng và lời cầu xin của Đức Mẹ. Ngoài ra, cuộc sống hôn nhân là một bữa tiệc không bao giờ được thiếu rượu tức thiếu t́nh yêu. Đời sống hôn nhân càng dài, tức bữa tiệc càng dài th́ càng cần nhiều rượu, tức nhiều t́nh yêu mà nó chỉ có thể được cung cấp do nguồn t́nh yêu khôn tả của Thiên Chúa, và do đó, phải đặt giá trị hôn nhân, giá trị t́nh yêu trong Chúa, v́ : “Thiên Chúa là t́nh yêu”.
|