CHÚA NHẬT XXVI QUANH NĂM


BÀI ĐỌC I: Am 6:1a, 4-7

“Các ngươi đă mê đắm và ca hát, giờ đây các ngươi bị lưu đày”
Bài trích sách Tiên tri Amos.

Đây Chúa toàn năng phán: “Khốn cho các ngươi là những kẻ phú quư ở Sion, và tự kiêu trên núi Samaria. Các ngươi đă nằm ngủ trên giường ngà, mê đắm trên ghế dài: ăn chiên non trong đoàn và bê béo trong đàn: và ca hát theo tiếng đàn cầm thụ: người ta nghĩ ḿnh như Đavít, có những nhạc khí, dùng chén lớn uống rượu, lấy dầu hảo hạng xức lên ḿnh, và chẳng thương hại ǵ đến nỗi băng khoăn của Giuse: v́ thế giờ đây họ phải lưu đày và đi đầu các kẻ lưu đày: những buổi yến tiệc của các kẻ buông tuồng sẽ không c̣n nữa.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Linh hồn tôi ơi, hăy ngợi khen Chúa.

1.      Chúa là Đấng trả lại quyền lợi cho người bị ức, và ban cho những người đói được cơm ăn. Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội.

2.      Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù, Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị kḥm lưng khuất phục, Thiên Chúa yêu quư các bậc hiền nhân. Thiên Chúa che chở những khách kiều cư.

3.      Thiên Chúa nâng đỡ những người mồ côi quả phụ, và làm rối loạn đường nẻo đứa ác nhân. Thiên Chúa sẽ làm vua tới muôn đời, Sion hỡi, Thiên Chúa của ngươi sẽ làm vua tự đời nầy sang đời khác.


BÀI ĐỌC II: 1 Tim 6:11-16

“Con hăy ǵn giữ huấn lệnh cho tới ngày Chúa lại đến”
Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gởi cho Timôthêô.

Hỡi người của Thiên Chúa, hăy theo đuổi đức công chính, ḷng đạo hạnh, đức tin, đức ái, đức nhẫn nại, đức hiền lành. Con hăy chiến đấu trong cuộc chiến đấu chính nghĩa của đức tin. Hăy cố đoạt lấy sự sống đời đời mà con đă được kêu gọi tới và cũng v́ đó, con đă mạnh dạn tuyên xưng đức tin trước mặt nhiều nhân chứng. Cha chỉ thị cho con trước mặt Thiên Chúa, Đấng làm cho muôn vật được sống, và trước mặt Đức Giêsu Kitô, Đấng đă làm trước mặt Phongxiô Philatô lời tuyên xưng thẳng thắn, con hăy giữ ǵn huấn lệnh đó cho tinh tuyền và không thể trách được cho tới ngày Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô lại đến, mà đến thời đă định, Đấng phúc lộc và quyền năng duy nhất sẽ tỏ ra, Người là Thiên Chúa, Vua các vua và Chúa các chúa, Đấng độc nhất trường sinh bất tử, Người ngự trong ánh sáng siêu phàm, không một ai trong loài người đă xem thấy hay có thể xem thấy: Vinh dự và quyền năng cho Người muôn đời. Amen.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Lạy Chúa, xin hăy phán, v́ tôi tớ Chúa đang nghe, Chúa có lời ban sự sống đời đời”. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Lc 16:19-31

“Ngươi đă được sự lành, c̣n Lazarô gặp toàn sự khốn khổ”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng những người Biệt phái rằng: “Có một nhà phú hộ kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đ́nh. Lại có một người hành khất tên là Lazarô, nằm bên cổng nhà ông đó, ḿnh đầy ghẻ chốc, ước được những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho. Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy. Nhưng xảy ra là người hành khất đó chết và được các Thiên Thần đem lên nơi ḷng Abraham. C̣n nhà phú hộ kia cũng chết và được đem chôn. Trong hỏa ngục, phải chịu cực h́nh, nhà phú hộ ngước mắt lên th́ thấy đàng xa có Abraham và Lazarô trong ḷng Ngài, liền cất tiếng kêu la rằng: “Lạy Cha Abraham, xin thương xót tôi và sai Lazarô nhúng đầu ngón tay vào nước để làm mát lưỡi tôi, v́ tôi phải quằn quại trong ngọn lửa nầy”. Abraham nói lại: “Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, c̣n Lazarô gặp toàn sự khốn khổ. Vậy bây giờ Lazarô được an ủi ở chốn nầy, c̣n con th́ chịu khốn khổ. Vả chăng, giữa các ngươi và chúng tôi đây đă có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn từ đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ bên đó qua đây được”. Người đó lại nói: “Đă vậy, tôi nài xin cha sai Lazarô đến nhà cha tôi, v́ tôi c̣n năm người anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực h́nh nầy”. Abraham đáp rằng: “Chúng đă có Môisen và các tiên tri, chúng hăy nghe các ngài”. Người đó thưa: “Không đâu, lạy cha Abraham! Nhưng nếu có ai trong cơi chết hiện về với họ, th́ ắt họ sẽ hối cải”. Nhưng Abraham bảo người ấy: “Nếu chúng không chịu nghe Abraham và các tiên tri, th́ cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe đâu”.

Phúc Âm của Chúa.

----------------------------------
Sống Lời Chúa Hôm Nay

  

Không Bác Ái Không Được Cứu Độ

 

Nếu bài Phúc Âm Chúa Nhật XXV Mùa Thường Niên Năm C tuần trước Chúa Giêsu nói với các môn đệ về việc các vị cần phải có tinh thần trung tín như một người quản gia hết ḿnh phục vụ Nhà Chúa, không làm tôi hai chủ, th́ bài Phúc Âm Chúa Nhật XXVI tuần này, Người nói với nhóm Pharisiêu về dụ ngôn người phú hộ và Lazarô. Tại sao Chúa Giêsu không nói dụ ngôn này với các môn đệ của Người, hay với chung dân chúng, hoặc với thành phần thượng tế và kỳ lăo lănh đạo dân Do Thái, mà lại nói riêng với nhóm Pharisiêu?

 

Để trả lời cho vấn đề vừa được đặt ra ở đây, cũng như nhờ đó để hiểu rơ hơn bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta cần đọc lại đoạn Phúc Âm Giáo Hội không muốn cho đọc, đoạn Phúc Âm giữa bài Phúc Âm lần trước và lần này. Chúng ta nhớ lại là bài Phúc Âm tuần trước được kết thúc ở câu Chúa Giêsu khuyên các môn đệ: “Không tôi tớ nào có thể làm tôi hai chủ... Các con không thể làm tôi Thiên Chúa và làm tôi cho tiền bạc được”. Bởi thế, ngay sau câu này, Phúc Âm Thánh Luca viết tiếp là: “Những người Pharisiêu, thành phần tham lam, nghe thấy tất cả những điều ấy th́ cười nhạo Người”. Như thế, sở dĩ Chúa Giêsu nói dụ ngôn này cho riêng nhóm Pharisiêu chẳng những v́ họ là “thành phần tham lam”, mà c̣n v́ họ đă “cười nhạo Người”, nghĩa là không tin lời Người khẳng định “Không tôi tớ nào có thể làm tôi hai chủ... Các con không thể làm tôi Thiên Chúa và làm tôi cho tiền bạc được”, v́ họ cho rằng, dù cho họ có thực sự tham lam đi nữa, nhưng, như dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện trong Phúc Âm Thánh Luca cho thấy, họ vẫn giữ đủ mọi luật lệ dâng cúng theo lề luật, tức là họ vẫn có thể được rỗi, được nên công chính.

 

Như thế, nói với nhóm Pharisiêu dụ ngôn người phú hộ và Lazarô này, Chúa Giêsu như muốn chỉnh lại cái ảo tưởng vô cùng nguy hại này của họ, Người như muốn ngầm nói với họ rằng: Thế th́ các người hay nghe dụ ngôn sau đây và hăy suy nghĩ cho kỹ, chứ đừng có mà tưởng bở, kẻo sẽ bị lănh số phận vô cùng bất hạnh như người phú hộ trong dụ ngôn đó.

 

Vâng, nếu Chúa Giêsu nói với nhóm Pharisiêu dụ ngôn này th́ nhà phú hộ trong dụ ngôn chính là h́nh ảnh sống động của họ, và Lazarô trong dụ ngôn c̣n ai hơn là hạng người tội lỗi, được hiện thân nơi người thu thuế trong dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện, hạng người thu thuế đáng khinh bỉ dưới con mắt ngạo mạn của người Pharisiêu cũng đang cầu nguyện trong đền thờ bấy giờ. Qua dụ ngôn của bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, chúng ta thấy hai cảnh hoàn toàn trái ngược nhau, chẳng những ở đời này, một người giầu sang phú quí là người phú hộ, và một người th́ cùng cực khổ đau là Lazarô, mà c̣n ở đời sau nữa, người phú hộ th́ bị muôn đời trầm luân khốn nạn, c̣n Lazarô th́ được ngàn thu vinh phúc. Tại sao người phú hộ trong dụ ngôn bị hư đi và Lazarô cùng khổ được cứu độ? Phải chăng chỉ v́ người phú hộ giầu sang phú quí đến nỗi đă phũ phàng hất hủi Lazarô khi c̣n sống? Và phải chăng Lazarô được cứu độ chỉ v́ cảnh cùng khổ của Lazarô trên trần thế?

Về số phận hư đi đời đời của người phú hộ đă được xác định rơ trong dụ ngôn, ở câu: “Người phú hộ chịu cực h́nh trong chốn kẻ chết, ngước mắt lên thấy Abraham từ xa và Lazarô đang nghỉ ngơi trong ḷng ông… Abraham đáp lời hắn: Giữa ngươi và chúng ta có một vực sâu thăm thẳm ngăn cách, không ai có thể từ đây sang đó hay không ai có thể từ đó sang đây”. Thế nhưng, số phận bị đời đời hư đi “trong chốn kẻ chết” đây của người phú hộ chẳng lẽ, như lời Abraham nói với hắn, là v́ “hỡi con, con hăy nhớ rằng con đă được may lành trong cuộc sống”. Như thế, số phận “may lành trong cuộc sống” nói chung chẳng lẽ lại chính là cớ làm cho con người hư đi đời đời hay sao?

 

Đúng thế, cũng chính v́ thế Chúa Giêsu đă khẳng định trong Phúc Âm Thánh Luca đoạn 6 câu 24 về cái khốn đầu tiên trong tứ khốn là: “Khốn cho các người là những kẻ giầu có, v́ giờ đây các người đă được an ủi rồi”. Như thế th́ đúng là cái khốn của thành phần giầu có là ở chỗ “được an ủi”, “được may lành trong cuộc sống”! Tại sao? Nếu không phải v́ t́nh trạng “được an ủi”, “được may lành trong cuộc sống” này sẽ dễ làm cho ḷng tham vô đáy của con người nơi họ chỉ nghĩ đến hưởng thụ mà thôi.

 

Thái độ “chỉ nghĩ đến hưởng thụ” này của thành phần tham lam giầu có cũng được Chúa Giêsu đề cập đến ở một dụ ngôn Chúa Giêsu dạy trong bài Phúc Âm Thánh Luca Chúa Nhật Thường Niên XVIII Năm C, cách đây 9 tuần, đó là trường hợp của “một người giầu có được mùa” liền nghĩ cách tích chứa những ǵ thặng dư của ḿnh, sau đó anh ta tự nhủ ḿnh như sau: “Hăy sống thoải mái! Ăn cho ngon, uống cho đă. Hoan hưởng cuộc đời”. Người phú hộ “ăn mặc lụa là gấm vóc, hằng ngày yến tiệc linh đ́nh” trong bài Phúc Âm Chúa Nhật XXVI Thường Niên tuần này cũng thế, chỉ biết hưởng thụ, đến nỗi, như lời Chúa Giêsu diễn tả, không hề biết đến Lazarô là một kẻ cùng khổ ngồi ngay “trước cổng nhà của ḿnh”, nghĩa là ở ngay trước mắt người phú hộ. Bởi thế, cho dù người phú hộ chẳng hề ra mặt khinh khi và phũ phàng hất hủi hay tống cổ Lazarô đi cho khuất mắt, trái lại, chỉ v́ ông đă neglect, đă không để ư đến Lazarô thôi, ở chỗ ông đă không chịu ra tay giúp đỡ khi có thể, mà bị đời đời hư đi vậy.

 

Như thế, số phận hư đi đời đời ở đây c̣n liên quan đến một vấn đề sâu xa hơn nữa, hay nói cách khác, liên quan đến một nguyên nhân sâu xa khiến cho chung người giầu có, điển h́nh là người phú hộ trong dụ ngôn Chúa Giêsu nói với nhóm Pharisiêu ở bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này, chỉ biết sống hưởng thụ, ngoài ra không c̣n biết đến, hay không hề nghĩ đến, tha nhân cùng khổ chung quanh ḿnh nữa.

 

Vâng, nguyên nhân sâu xa khiến con người sống vị kỷ trên đời này, cũng là nguyên nhân khiến họ hư đi đời đời đó là ǵ, nếu không phải chỉ v́ họ đă không sống đức tin, hay có đức tin mà không áp dụng, một đức tin phải được thể hiện qua việc thực thi bác ái, như nguyên tắc được Thánh Phaolô đề ra trong Thư gửi Giáo Đoàn Galata đoạn 5 câu 6: “Đức tin hoạt động qua đức ái”. Đó là lư do, để trả lời cho lời yêu cầu của người phú hộ xin cho người chết hiện về báo cho 5 người anh em của hắn biết về số phận vô cùng khốn nạn để họ khỏi bị chung số phận đời đời trầm luân như hắn, vị tổ phụ đă trả lời với hắn là: “Họ đă có Moisen và các tiên tri… Nếu họ không nghe Moisen và các tiên tri th́ dù kẻ chết có hiện về họ cũng không tin”. Mà toàn bộ luật Moisen và lời các tiên tri dạy ǵ, nếu không phải được tóm gọn trong tinh thần mến Chúa yêu người, đúng như Chúa Giêsu đă xác nhận trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 22 câu 40: “Toàn thể lề luật và lời các tiên tri được dựa vào hai giới răn này”.

 

Vậy thành phần hư đi nói chung chính là thành phần không mến Chúa yêu người. Áp dụng lời Chúa vào trường hợp người phú hộ trong dụ ngôn hôm nay th́ sở dĩ hắn có bị vĩnh viễn hư đi cũng chỉ v́ hắn không mến Chúa yêu người. Mà ḷng mến Chúa được thể hiện qua đức bác ái yêu thương, tức không biết yêu nhau th́ không thể nào mến Chúa, trái lại, “họ chỉ là kẻ nói dối”, như Thánh Gioan xác nhận Thư Thứ Nhất của ngài ở đoạn 4 câu 20. Vậy người phú hộ, hiện thân của nhóm Pharisiêu, dù có giữ lề luật tỉ mỉ, những việc liên quan đến ḷng mến Chúa, song không tỏ ḷng yêu thương tha nhân trong tầm tay của ḿnh, trái lại, c̣n ra mặt khinh bỉ những người tội lỗi, th́ thực sự họ không sống trong chân lư, sống giả tạo trước nhan Thiên Chúa.

 

Nếu người phú hộ bị muôn đời trầm luân v́ không sống đức tin, được thể hiện qua việc mến Chúa yêu người, th́ Lazarô được rỗi chắc chắn cũng phải có đức tin, cũng phải mến Chúa yêu người, chứ không phải chỉ ở trong cảnh cùng khổ là tự nhiên hay tất nhiên sẽ được cứu độ.

 

Thật thế, h́nh ảnh Lazarô ngồi trong ḷng tổ phụ Abraham là cha của những kẻ tin tưởng cũng đủ chứng tỏ Lazarô đă sống đức tin trên đời này rồi. Tuy Phúc Âm không kể lại rơ ràng những cách thức Lazarô chứng tỏ đức tin của anh ta, chứng tỏ ḷng mến Chúa yêu người của anh ta, ngoại trừ cho thấy h́nh ảnh của một Lazarô âm thầm chịu đựng nỗi cùng cực khổ đau của anh ta về phần xác, như bị chó đến liếm tấm thân ghẻ lở cùng ḿnh, mà c̣n chấp nhận cả những bất hạnh, nhục nhă bởi cùng khổ mà ra, như bị đồng loại khinh bỉ, bỏ rơi, quên lăng, song anh vẫn hoàn toàn không hề than thân, trách phận, oán trời, hận đời v.v.

 

Thế nhưng, trong bài Phúc Âm theo Thánh Luca Chúa Nhật XXVI Mùa Thường Niên Năm C tuần này Chúa Giêsu không quan trọng hóa số phận của Lazarô cho bằng của người phú hộ. V́ Người cố ư nói dụ ngôn này với thành phần Pharisiêu là thành phần chẳng những tham lam, chỉ biết sống cho ḿnh, mà c̣n bị mù tối bởi ảo tưởng về việc tự công chính hóa của họ, đến nỗi, đă tỏ ra không tin tưởng Người, ở chỗ, cười nhạo lời Người khẳng định với các môn đệ trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước, đó là: “Không tôi tớ nào có thể làm tôi hai chủ... Các con không thể làm tôi Thiên Chúa và làm tôi cho tiền bạc được”. Phúc Âm Thánh Luca không thuật lại cho chúng ta biết phản ứng của những người Pharisiêu sau khi nghe dụ ngôn người phú hộ này ra sao, nhưng theo thực tế sống đời và kinh nghiệm sống đạo, ai trong chúng ta dám phủ nhận lời Chúa Giêsu, hay dám chứng minh ngược lại những ǵ Chúa nói không c̣n công hiệu hay giá trị nữa, như lời Người phán quyết: “Không tôi tớ nào có thể làm tôi hai chủ... Các con không thể làm tôi Thiên Chúa và làm tôi cho tiền bạc được”.

 

Nếu quả thực người phú hộ trong bài Phúc Âm Chúa Nhật XXVI Mùa Thường Niên theo Thánh Luca Năm C hôm nay bị hư đi đời đời chỉ v́ ông ta không có đức ái với tha nhân, ở chỗ, có khả năng mà không chịu ra tay giúp người, chứ không phải lỗi phạm đức ái với tha nhân, như hiếp dâm, sát nhân hay trộm cắp v.v., th́ phải chăng, chỉ cần loài người chúng ta nói chung, và Kitô hữu môn đệ Chúa Kitô chúng ta nói riêng, không có bác ái, như không có hay không mặc áo cưới khi được mời đến dự tiệc cưới Nước Trời (xem Mt 22:11-12), họ sẽ bị trầm luân muôn kiếp, như thành phần dê không chịu phục vụ Chúa nơi đồng loại của ḿnh trong ngày chung thẩm (xem Mt 25:42-43)?

 

Qua ư nghĩa sâu xa của dụ ngôn trong bài Phục Âm Chúa Nhật tuần này, Chúa Giêsu muốn dạy con người ba điều rất quan hệ đến phần rỗi đời đời của mỗi người.

 

Điều thứ nhất, đó là phần rỗi đời đời không phải ở chỗ làm sao để đừng trực tiếp phạm đến tha nhân, song ở chỗ phải tích cực tỏ ra yêu thương và giúp đỡ phục vụ tha nhân theo nhu cầu của họ. Bởi thế mà người phú hộ không hề tỏ ra khinh bỉ hay chửi rủa con người bần cùng khốn khổ Lazarô ngồi ở ngay cổng trước mắt ông, song ông cũng vẫn bị sa phạt đời đời trong hỏa ngục, chỉ v́ đă không chịu ra tay giúp đỡ khi có dư đủ phương tiện trong tay.

Điều thứ hai, đó là phần rỗi đời đời ở tại đức tin của ḿnh chứ không phải ở tại những dấu chứng và điềm lạ, v́ nếu không có đức tin th́ điềm lạ và dấu chứng chẳng những không sinh lợi mà c̣n tác hại, khi làm cớ cho kẻ thiếu đức tin vấp phạm nữa. Điển h́nh là có một số người Pharisiêu, khi chứng kiến thấy Chúa Giêsu trừ quỉ, đă cho rằng Người lấy quyền của quỉ cả mà trừ quỉ con (x Mathêu 12:22-24). Bởi thế mà người phú hộ trong hỏa ngục mới được nghe thấy tổ phụ Abraham cho biết rằng: “Nếu chúng không chịu nghe Abraham và các tiên tri, th́ cho dù keœ chết có sống lại đi nữa, chúng cũng chẳng chịu nghe họ đâu”.

 

Điều thứ ba đó là mối liên hệ chặt chẽ giữa đức tin và đức mến, ở chỗ, ai có đức tin nội tâm phải được tỏ ra bằng hoạt động bác ái, và những việc bác ái bề ngoài là dấu chứng tỏ mức độ đức tin nội tâm của họ. Sở dĩ người phú hộ giầu sang phú quí không làm việc bác ái giúp đỡ Lazarô vô cùng khốn khó là v́ ông không có đức tin. Đó là lư do trong cuộc chung thẩm Vị Thẩm Phán Cánh Chung sẽ phán xét cả đức tin của con người nữa, một đức tin được tỏ ra bằng những hành động bác ái đối với thành phần anh em hèn mọn nhất của Người (x Mathêu 25:31-46).

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL