THỨ TƯ LỄ TRO

Tóm Lời Chúa

Bài Sách Thánh 1: Joel.2:12-18

            Qua miệng tiên tri Joel, Chúa kêu gọi mọi thành phần trong dân hăy thật ḷng trở về với Ngài là Đấng nhân hậu chậm bất b́nh, bằng những việc chay tịnh,  than van, dâng tiến, nguyện cầu để được Ngài thương.

Bài Sách Thánh 2: 2Cor.5:20-6:2

            Thánh Phaolô kêu gọi giáo đoàn Côrintô rằng hăy lợi dụng lúc thuận tiện và ngày cứu độ hôm nay đây ḥa giải với Thiên Chúa, đừng làm hư ơn Ngài, Đấng đă biến Con vô tội thành có tội để thánh hóa họ.

Bài Phúc Aâm: Mt.6:1-6,16-18

            Phúc Aâm thánh Mathêu ghi lại lời Chúa Giêsu dạy các môn đệ phải thực hành những việc đạo đức như bố thí, nguyện cầu và chay tịnh, với ư hoàn toàn ngay lành, sao cho đẹp ḷng Đấng biết hết mọi sự thôi.

 Suy Lời Chúa

                Ư chính của Lời Chúa qua các bài Thánh Kinh do Giáo Hội cố ư chọn lựa và sắp xếp cho phụng vụ Thánh Lễ của riêng ngày hôm nay được chứa đựng trong nội dung của Bài Phúc Aâm. Đó là lời Chúa Kitô dạy các môn đệ phải sống tinh thần siêu nhiên hoàn toàn v́ Chúa để các việc lành phúc đức được trọn hảo.

            Thật vậy, tội lỗi đă làm con người xa Thiên Chúa ngay từ ban đầu. Tuy nhiên, v́ “Ngài từ ái và xót thương, chậm bất b́nh và giầu nhân hậu”, như bài đọc 1 xác nhận, đến nỗi, như bài đọc 2 cảm thức, “v́ chúng ta Thiên Chúa đă làm cho Đấng không biết đến tội lỗi thành tội lỗi”, nghĩa là Ngài luôn luôn muốn chung con người, nhất là Dân Ngài, tức thành phần đă lănh nhận ơn Ngài, “Hăy trở về với Ta” (bài đọc 1), “Hăy làm ḥa cùng Thiên Chúa... Đừng lănh nhận ân sủng của Thiên Chúa mà làm hư đi” (bài đọc 2).

            T́nh Chúa yêu thương con người chính là ân sủng cho con người, và khi nhận thức ḿnh được Ngài xót thương “là lúc thuận tiện” và “là ngày cứu độ” (bài đọc 2) để con người có thể “trở về với (Ngài) bằng cả tấm ḷng” (bài đọc 1) mà “làm ḥa với (Ngài)” (bài đọc 2). Nếu t́nh Chúa yêu thương là động lực thúc đẩy con người trở về làm ḥa với Ngài, con người sẽ “xé ḷng ḿnh” chứ không chỉ “xé áo” (bài đọc 1), khi thực hiện các việc chay tịnh, khóc than, hiến lễ, cầu xin (bài đọc 1), bố thí, nguyện cầu và chay tịnh (bài Phúc Aâm).

            Nguyện Lời Chúa

                Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, được xức dầu Thần Linh, đă đến trong thế gian như chiên gánh tội trần gian. Kitô hữu chúng con đă được chuộc bằng giá cao trong Bí Tích Rửa Tội. Thế nhưng, c̣n sống trong xác thịt, chúng con vẫn có thể làm hư đi ân sủng vô cùng cao qúi mà chúng con đă được ban cho nhưng không. Bởi thế, xin Mẹ Maria luôn giữ và suy niệm trong ḷng mạc khải của Chúa, giúp chúng con luôn sống gắn liền với thân nho. Amen.

 

 

ĐTC BĐXVI - Bài Giảng Thứ Tư Lễ Tro 1/3/2006 tại Đền Thờ Santa Sabina ở Aventine Hill

 

Quí Hồng Y,

Quí Huynh trong Hàng Giáo Phẩm và hàng Linh Mục,

Anh Chị Em thân mến,

 

Cuộc diễn hành thống hối được chúng ta lợi dụng để bắt đầu việc cử hành hôm nay đă giúp chúng ta tiến vào một bầu khí chính yếu của Mùa Chay, đó là một cuộc hành tŕnh hoán cải chung cũng như riêng và canh tân tâm hồn. 

 

Theo truyền thống Rôma rất cổ xưa về các chặng – stationes Mùa Chay th́ trong mùa này, tín hữu cùng với thành phần hành hương hằng ngày tập trung lại và dừng lại – station – ở một trong nhiều ‘nơi tưởng niệm’ của các vị Tử Đạo được Giáo Hội Rôma thiết lập.

 

Ở những Đền Thờ là nơi có các hài tích của các vị có cử hành Thánh Lễ, trước đó có cuộc diễn hành hát kinh cầu Các Thánh. Nhờ đó, tất cả những ai làm chứng cho Chúa Kitô bằng máu của ḿnh đều được tưởng niệm, và như thế trở thành một yếu tố phấn khích cho mỗi người Kitô hữu trong việc phục hồi ḷng gắn bó của họ với Phúc Âm.

 

Những nghi thức này vẫn c̣n giá trị của ḿnh, cho dù thời gian có qua đi nhiều thế kỷ, v́ chúng nhắc nhở tính cách quan trọng trong việc chúng ta chấp nhận những lời của Chúa Giêsu ở thời đại của chúng ta đây một cách dứt khoát, đó là ‘Nếu ai muốn theo Thày th́ hăy bỏ bản thân ḿnh đi, vác thập giá ḿnh hằng ngày mà theo Thày’ (Lk 9:23).

 

Một nghi thức khác nữa, một cử chỉ chuyên biệt thích hợp với ngày đầu tiên của Mùa Chay, đó là việc bỏ tro. Ư nghĩa sâu xa nhất của cử chỉ bỏ tro này là ǵ?

 

Thật sự th́ đây không phải là những ǵ thuần nghi thức, mà là một cái ǵ đó rất sâu xa chạm tới tâm hồn của chúng ta. Nó làm cho chúng ta hiểu được tính cách hợp thời của lời Tiên Tri Joel khuyên nhủ được vang vọng trong Bài Đọc Thứ Nhất, lời khuyên nhủ vẫn c̣n giá trị đáng kể của nó đối với chúng ta, đó là những cử chỉ bề ngoài bao giờ cũng cần phải được ăn khớp với tấm ḷng chân thành và cử chỉ nhất trí.

 

Thật thế, vị tác giả được linh ứng này nghĩ rằng có ích lợi ǵ khi chúng ta xé áo mà ḷng chúng ta vẫn c̣n cách xa Chúa chứ, tức là c̣n xa sự thiện hảo và công lư? Những ǵ thực sự đáng kể đó là việc trở về với Thiên Chúa bằng tấm ḷng chân thành thống hối ăn năn để được Ngài xót thương (x Jl 2:12-18).

 

Một tấm ḷng mới và một thần trí mới là những ǵ chúng ta xin qua Bài Thánh Vịnh thống hối tuyệt vời, bài thánh vịnh Thương Xót – Miserere, bài thánh vịnh xót thương chúng ta hôm nay xướng lên với lời đáp ca: ‘Ôi Chúa, xin xót thương v́ chúng con đă phạm tội’ (Sách Lễ Chúa Nhật).

 

Người tín hữu đích thực, nhận biết ḿnh là một tội nhân, với tất cả con người của ḿnh – thần trí, tâm hồn và thân xác – mong được Thiên Chúa thứ tha, như mong được tân tạo là những ǵ có thể mang lại niềm vui và hy vọng cho ḿnh (x Ps 51[50]:3,5,12,14).

 

Một khía cạnh khác của linh đạo Mùa Chay đó là những ǵ chúng ta có thể diễn tả như ‘chiến đấu tính’, một tính chất xuất hiện trong ‘Lời Nguyện’ hôm nay, lời nguyện đề cập tới cả ‘các thứ vũ khí’ thống hối và ‘trận chiến đấu’ chống lại sự dữ.

 

Hằng ngày, nhất là trong Mùa Chay, Kitô hữu cần phải đương đầu với một cuộc chiến đấu, như cuộc chiến đấu Chúa Kitô đă trải qua trong hoang địa xứ Giuđêa, nơi Người đă bị ma quỉ cám dỗ 40 ngày, và rồi trong Vườn Nhiệt, lúc Người chế ngự chước cám dỗ trầm trọng nhất để chấp nhận ư muốn của Cha cho đến tận cùng.

 

Nó là một cuộc chiến đấu thiêng liêng chống lại tội lỗi và cuối cùng là chống lại Satan. Nó là một cuộc chiến đấu bao gồm toàn thể con người và đ̣i phải chuyên tâm và liên lỉ tỉnh thức.

 

Thánh Âu Quốc Tinh đă nhận định là những ai muốn tiến bước trong t́nh yêu mến Thiên Chúa và trong t́nh thương của Ngài không thể nào măn nguyện với việc dứt bỏ ḿnh khỏi các trọng tội và tử tội, mà c̣n ‘phải thực hiện sự thật nữa, ở chỗ cũng nhận ra cả những tội lỗi được cho là ít trầm trọng…, và tiến đến với ánh sáng bằng việc thực hiện các hành động xứng đáng. Cho dù là những tội lỗi ít trầm trọng, song nếu coi thường chúng, chúng cũng nẩy sinh và sán xuất ra sự chết’ (In Io. evang. 12, 13, 35).

 

Mùa Chay bởi thế nhắc nhở chúng ta rằng đời sống Kitô Giáo là một cuộc chiến đấu không ngừng mà khí giới được sử dụng để chiến đấu đó là việc nguyện cầu, chay tịnh và thống hối. Việc chiến đấu chống lại sự dữ, chống lại hết mọi h́nh thức vị kỷ và thù ghét, và việc chết đi cho chính ḿnh để sống trong Thiên Chúa là cuộc hành tŕnh khổ chế mà hết mọi người môn đệ của Chúa Giêsu được kêu gọi thực hiện bằng ḷng khiêm tốn và nhẫn nại, với ḷng quảng đại và kiên tŕ.

 

Việc đơn sơ dễ dạy theo Vị Sư Phụ thần linh này làm cho Kitô hữu trở thành những chứng nhân và tông đồ của b́nh an. Chúng ta có thể nói rằng thái độ nội tại này cũng giúp chúng ta làm sáng tỏ hơn nữa những ǵ Kitô hữu cần phải đáp ứng trước t́nh trạng bạo động đang đe dọa ḥa b́nh trên thế giới này.

 

Việc đáp ứng này chắc chắn không phải là việc trả đũa, hay việc hận thù hoặc thậm chí việc chiến đấu theo chủ nghĩa duy linh sai lạc. Việc đáp ứng của những ai theo Chúa Kitô, trái lại, là việc theo đường lối được chấp nhận bởi Đấng, khi đương đầu với các sự dữ trong thời đại của ḿnh cũng như trong tất cả mọi thời đại, đó là cương quyết ôm lấy Thánh Giá, đi theo con đường dài hơn nhưng lại là con đường hiệu nghiệm hơn của yêu thương.

 

(Biệt chú của người dịch bản Việt ngữ đây là phải chăng Đức Thánh Cha có ư nói tới trường hợp đặc biệt ở Nigeria tháng trước liên quan tới vụ Kitô hữu ở miền nam nước này đă phản ứng bạo động phạm đến anh chị em Hồi giáo ở miền bắc vào ngày Thứ Ba 26/2/2006, bằng việc sát hại và hủy hoại giống như họ đă gây ra cho anh chị em đồng đạo của ḿnh ở miền bắc nước này?)

 

Theo bước chân của Người và liên kết với Người, chúng ta tất cả cần phải nỗ lực chống lại sự dữ bằng sự lành, chống lại lầm lạc bằng chân lư và chống lại hận thù bằng yêu thương.

 

Trong Thông Điệp Thiên Chúa Là T́nh Yêu, tôi đă muốn tŕnh bày t́nh yêu này như bí quyết của việc chúng ta hoán cải cả về phương diện cá nhân cũng như giáo hội. Đề cập tới những lời Thánh Phaolô ngỏ cùng Giáo Đoàn Corinto là ‘t́nh yêu Chúa Kitô thúc đẩy chúng ta’ (2Cor 5:14), tôi đă nhấn mạnh là ‘cái ư thức là trong Chúa Kitô Thiên Chúa đă ban ḿnh cho chúng ta cho đến chết phải là những ǵ tác động chúng ta không c̣n sống cho chính ḿnh nữa mà là cho Ngài và với Ngài cho người khác’ (số 33).

 

Hơn nữa, như Chúa Giêsu nói trong Phúc Âm hôm nay, t́nh yêu cần phải thể hiện bằng những tác động cụ thể cho tha nhân của chúng ta, nhất là cho thành phần nghèo khổ và thiếu thốn, luôn tùy thuộc giá trị của các ‘việc lành’ vào ḷng thành của mối liên hệ với ‘Cha ở trên trời’ của chúng ta, Đấng ‘thấy trong thầm kín’ và ‘sẽ tưởng thưởng’ cho tất cả những ai thực hiện những hành động tốt lành một cách khiêm nhu và vô tư (x Mt 6:1,4,6,18).

 

Việc biểu lộ yêu thương là một trong những yếu tố thiết yếu nơi đời sống Kitô hữu là thành phần được Chúa Giêsu kêu gọi hăy trở nên ánh sáng thế gian, để rồi, nhờ thấy ‘các việc lành của họ’, người ta tôn vinh Thiên Chúa (x Mt 5:16).

 

Lời khuyến dụ này đặc biệt thích hợp với chúng ta vào lúc bắt đầu Mùa Chay, nhờ đó chúng ta có thể càng hiểu hơn nữa là ‘đối với Giáo Hội, đức ái không phải là một loại hoạt động an sinh phúc lợi… mà là những ǵ thuộc về bản chất của Giáo Hội, một thể hiện bất khả thiếu của chính việc Giáo Hội hiện hữu’ (Thông Điệp Thiên Chúa Là T́nh Yêu, đoạn 25).

 

T́nh yêu thương chân thực được thể hiện nơi những hành động không loại trừ một ai, theo gương của người Samaritanô Nhân Lành, người có một tấm ḷng rộng mở đă rat ay cứu trợ một kẻ xa lạ trong cơn khốn khó ‘t́nh cờ’ gặp trên đường đi (x Lk 10:31).

 

Quí Hồng Y, Quí Huynh khả kính trong hàng Giáo Phẩm và trong hàng Linh Mục, quí tu sĩ nam nữ và giáo dân, tôi ân cần ưu ái gửi lời chào đến tất cả mọi người, chớ ǵ chúng ta tiến vào bầu khí tiêu biểu của giai đoạn phụng vụ này bằng những cảm thức ấy, khi để cho Lời Chúa sáng soi và dẫn dắt chúng ta.

 

Trong Mùa Chay, chúng ta thường nghe vang vọng lời mời gọi hăy hoán cải và tin vào Phúc Âm, và chúng ta sẽ được liên lỉ thôi thúc hăy mở tâm linh của chúng tar a cho quyền năng của ân sủng thần linh. Chúng ta hăy yêu chuộng những giáo huấn dồi dào được Giáo Hội cống hiến cho chúng ta trong những tuần lễ này.

 

Được phấn chấn bởi việc mạnh mẽ dấn thân nguyện cầu, nhất quyết cố gắng hơn nữa trong việc thống hối, chay tịnh và yêu thương chuyên chú tới anh chị em của chúng ta, chúng ta hăy khởi hành tiến về Lễ Phục Sinh với sự đồng hành của Trinh Nữ Maria, Mẹ Giáo Hội và là mẫu gương của hết mọi người môn đệ đích thực của Chúa Kitô.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/homilies/2006/documents/hf_ben-xvi_hom_20060301_ash-wednesday_en.html

 

 

 

Thứ Tư
Mùa Thường Niên (tuần 7) Hậu Giáng Sinh

 

Tóm Lời Chúa

Bài Sách Thánh năm 1 (năm lẻ): Sir.4:11-19
Sách Huấn Ca nói về việc con người nào yêu thích, t́m kiếm và tin tưởng vào khôn ngoan sẽ chiếm hữu khôn ngoan, được khôn ngoan hướng dẫn và luyện lọc cho đến khi họ đầy khôn ngoan và hạnh phúc.

11 Khôn ngoan làm cho con cái ḿnh nên cao trọng,
và săn sóc những ai kiếm t́m ḿnh.
12 Ai yêu khôn ngoan là yêu sự sống,
ai sớm t́m kiếm khôn ngoan sẽ tràn trề hoan lạc.
13 Người nắm được khôn ngoan
sẽ được vinh quang làm gia nghiệp,
đi tới đâu, họ cũng được Đức Chúa ban phúc lành.
14 Ai phụng sự khôn ngoan th́ cũng phụng thờ Đấng Thánh,
và ai yêu mến khôn ngoan th́ được Đức Chúa mến yêu.
15 Người nghe theo khôn ngoan, th́ xét xử chư dân,
ai gắn bó với khôn ngoan sẽ định cư yên hàn.
16 Ai tin tưởng vào khôn ngoan,
sẽ được khôn ngoan làm gia nghiệp
và ḍng dơi họ cũng sẽ được thừa hưởng.
17 V́ ban đầu, khôn ngoan sẽ đồng hành với họ
qua nẻo đường quanh co,
giáng xuống trên họ hăi hùng run rẩy,
và dùng kỷ luật của ḿnh mà tôi luyện
bao lâu chưa tin tưởng họ được;
rồi lại thử thách họ qua những phán quyết của ḿnh.
18 Sau đó, khôn ngoan sẽ trở lại với họ trên con đường thẳng,
khiến họ được mừng vui,
và khôn ngoan mặc khải cho họ những bí nhiệm của ḿnh.
19 Nếu người ấy lầm lạc th́ khôn ngoan sẽ bỏ rơi họ,
và để mặc cho họ sụp đổ.


Bài Sách Thánh năm 2 (năm chẵn): Jas.4:13-17
Thư của thánh Giacôbê khuyên con người sống khôn ngoan nhất là căn cứ vào ư Chúa mà sống, dù không biết ngày mai sẽ ra sao, bằng không chỉ là một cuộc sống cao ngạo và giả tạo, tức cuộc sống xấu xa.

13 Bây giờ, hăy nghe tôi, những kẻ nói: "Hôm nay hoặc ngày mai, chúng ta sẽ đi đến thành nọ thành kia, sẽ ở lại đó một năm và buôn bán kiếm lời".14 Trong khi các người không biết cuộc đời ḿnh ngày mai sẽ ra sao. Thật vậy, các người chỉ là hơi nước xuất hiện trong giây lát, rồi lại tan biến đi.15 Thay v́ nói: "Nếu Chúa muốn, chúng ta sẽ sống và làm điều nọ điều kia",16 th́ các người lại tự phụ v́ những chuyện khoác lác của ḿnh. Mọi thứ tự phụ như thế đều xấu.17 Vậy kẻ nào biết làm điều tốt mà không chịu làm th́ mắc tội.

Bài Phúc Aâm chung cả năm 1 và 2: Mk.9:38-40
Phúc Aâm thánh Marcô ghi lại lời Chúa Giêsu dạy khôn cho Gioan khi vị tông đồ này cùng với  các môn đệ khác đă cấm một người kia ở ngoài nhóm  các vị không được nhân danh Thày ḿnh mà trừ qủi.

38 Ông Gio-an nói với Đức Giê-su: "Thưa Thầy, chúng con thấy có người lấy danh Thầy mà trừ quỷ. Chúng con đă cố ngăn cản, v́ người ấy không theo chúng ta."39 Đức Giê-su bảo: "Đừng ngăn cản người ta, v́ không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy.40 Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta.


Suy Lời Chúa

                Ư chính của Lời Chúa qua các bài Thánh Kinh do Giáo Hội cố ư chọn lựa và sắp xếp cho phụng vụ Thánh Lễ của riêng ngày hôm nay được chứa đựng trong nội dung của Bài Phúc Aâm. Đó là việc Chúa Kitô dạy cho tông đồ Gioan biết cách xử trí khôn ngoan khi gặp ai khác ḿnh mà lại có cùng chủ trương với ḿnh.

            Thật vậy, nguyên tắc khôn ngoan Chúa Giêsu đă dạy cho tông đồ Gioan trong bài Phúc Aâm là hễ thấy “ai không phản lại chúng ta là hợp với chúng ta”, th́ “đừng ngăn cản họ”, tức kỳ thị họ, tẩy chay họ, chỉ v́ họ không phải là ḿnh và như ḿnh. Chúa Giêsu đă giải lư nguyên tắc này là: “Không ai có thể vừa nhân danh Thày làm phép lạ lại vừa nói xấu Thày được cả”.

            Thái độ của tông đồ Gioan, tự nó, theo tinh thần của bài Sách Thánh năm 2, là một thái độ “cao ngạo và giả tạo”, v́ không hợp với ư muốn của Thiên Chúa, tức hợp với sự khôn ngoan đích thực. Cũng chính v́ con người vốn bất khôn như thế, mới có những lời trong bài Sách Thánh năm 1: “Khôn ngoan chỉ dạy con cái ḿnh và nhẹ nhàng sửa bảo người t́m kiếm ḿnh... tỏ cho ai tin nơi ḿnh những bí mật của ḿnh”. Câu văn của bài Sách Huấn Ca này đă thực sự sáng tỏ trong đoạn Phúc Aâm hôm nay, khi Chúa Giêsu là chính Khôn Ngoan của Thiên Chúa đă chỉ dẫn và nhẹ sửa cho tông đồ Gioan đang tin tưởng cởi mở với Người, bằng cách tỏ cho Gioan biết bí mật sống khôn ngoan.

                       

Nguyện Lời Chúa

                Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, được xức dầu Thần Linh, đă đến trong thế gian như ánh sáng thế gian. Kitô hữu chúng con đă được ra khỏi tối tăm mà vào ánh sáng lạ lùng khi lănh nhận Bí Tích Rửa Tội. Thế nhưng, c̣n sống trong xác thịt, chúng con vẫn có thể ngồi trong tối tăm và bóng chết ở chỗ đố kỵ nhau. Bởi thế, xin Mẹ Maria đă vội đem Giêsu quả phúc của ḷng Mẹ đến cho Gioan, giúp chúng con biết xót thương để được thương xót. Amen.