CHÚA NHẬT III PHỤC SINH NĂM B

 

Dấu Chứng Thần Linh – Tiến Tŕnh Mạc Khải

 

 

Hôm nay là Chúa Nhật Thứ Ba Mùa Phục Sinh chu kỳ năm B. Trong hai Chúa Nhật đầu của Mùa Phục Sinh, Giáo Hội chọn bài Phúc Âm của Thánh Kư Gioan giống nhau cho cả ba chu kỳ này, bài Phúc Âm Chúa Nhật Phục Sinh về việc hai tông đồ Phêrô và Gioan được Mai Đệ Liên báo tin không thấy xác Thày đă chạy ra thăm mộ, và bài Phúc Âm Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh về việc Chúa Giêsu hiện ra với các tông đồ vào ngày thứ nhất trong tuần thiếu tông đồ Tôma và tám ngày sau đó có cả tông đồ Tôma. Vào Chúa Nhật Thứ Ba Phục Sinh này, Giáo Hội cố ư chọn các bài Phúc Âm có ư nghĩa thứ tự theo chu kỳ A, B và C. Bài Phúc Âm năm A thường theo Thánh Mathêu th́ Giáo Hội lại cho bài Phúc Âm của Thánh Luca tŕnh thuật về đoạn hai môn đệ đi Emmau được Chúa Giêsu hiện ra; bài Phúc Âm năm B thường theo Thánh Marcô cũng được Giáo Hội chọn bài Phúc Âm Thánh Luca, tiếp bài Phúc Âm của chu kỳ năm A, bài Phúc Âm thuật lại hai môn đệ đi Emmau chạy về thuật lại cho các tông đồ nghe sau khi được Chúa Giêsu tỏ ḿnh ra cho họ; c̣n năm C vốn đọc bài Phúc Âm Thánh Luca th́ Giáo Hội lại chọn đọc bài Phúc Âm của Thánh Kư Gioan, bài Phúc Âm Chúa Giêsu hiện ra với 7 tông đồ ở bờ biển Tibêria, chứ không cho đọc một trong hai bài Phúc Âm của chính Thánh Luca Giáo Hội đă cho đọc ở chu kỳ A và B. Tại sao Giáo Hội lại làm như thế?

 

Nếu không phải, trong ba tuần đầu của Mùa Phục Sinh, Giáo Hội cố ư nhấn mạnh đến chủ đề “Thày là sự sống lại”, và bốn tuần c̣n lại của Mùa Phục Sinh Giáo Hội nhấn mạnh đến chủ đề “Thày là sự sống”. Đó là lư do tuần tới, Chúa Nhật Thứ Bốn Phục Sinh, chúng ta thấy Giáo Hội chọn những bài Phúc Âm của Thánh Gioan nói về vị chủ chiên đến cho chiên được sự sống, và về Chúa Thánh Thần, v́ sự sống phát xuất từ Chúa Kitô Phục Sinh được thông ban bởi quyền phép Chúa Thánh Thần, Đấng hiện xuống vào Ngày Lễ Ngũ Tuần mở màn cho Mùa Thường Niên Hậu Phục Sinh. Chính v́ bốn tuần lễ Phục Sinh cuối nhấn mạnh đến chủ đề “Thày là sự sống”, một sự sống được chủ chiên ban cho đàn chiên, mà phần cuối bài Phúc Âm Chúa Nhật Thứ Ba cho chu kỳ năm C mới đề cập đến việc Chúa Giêsu kêu gọi vị trưởng đoàn tông đồ Phêrô theo Người, chẳng những ở việc chăn dắt các con chiên lớn bé của Người mà c̣n ở chỗ được nên giống Người trong việc thí mạng sống ḿnh v́ chiên nữa. Thế nhưng, để có thể hiến mạng sống ḿnh cho chiên được sự sống như thế, tông đồ Phêrô cũng như các tông đồ khác phải là những chứng nhân đích thực của Chúa Kitô và cho Chúa Kitô Phục Sinh. Đó là lư do cuối bài Phúc Âm Thánh Luca của Chúa Nhật Ba năm B tuần này, Chúa Giêsu đă nói với các tông đồ rằng: “Các con là những nhân chứng về điều này”. “Điều này” đây là điều nào để các tông đồ có thể làm chứng và cần phải làm chứng, nếu không phải là sự kiện về việc Chúa Kitô Phục Sinh.

 

Dấu Chứng Thần Linh

 

Đúng thế, nếu các vị tông đồ không tin Chúa Kitô Sống Lại các vị làm sao có thể làm chứng cho Người được! Tuy nhiên, để các vị có thể tin, như bài Phúc Âm hôm nay cho thấy, Chúa Kitô đă phải dùng mọi cách thích hợp với bản chất hữu h́nh và tŕnh độ (Thánh Kinh) của các vị. Trước hết, Người đă dùng những dấu hiệu bề ngoài để chứng thực Người đă sống lại. Đầu tiên Người nói với các vị là Người có xác thịt như các vị chứ không phải là ma quái hiện h́nh, nhưng là một xác thịt thực sự, ăn uống được đàng hoàng ngay trước mắt các vị, chứ không phải h́nh bóng giả tạo. Tuy nhiên, dấu hiệu bề ngoài mà thôi chưa đủ, bởi thế, sau đó, Người c̣n mở trí mở ḷng cho các vị để các vị hiểu lời Thánh Kinh nói về Người đă được ứng nghiệm nữa.

 

Kinh nghiệm sống đạo cũng cho thấy đúng như thế, dù thấy được điềm lạ, thậm chí phép lạ ngay trước mắt, nghĩa là thấy được những dấu hiệu bề ngoài, con người vẫn khó có thể tin tưởng, chấp nhận sự thật siêu nhiên, nếu không có ơn soi động hay tác động bề trong. Trường hợp của thành phần Pharisiêu và Hội Đồng Lănh Đạo Do Thái đủ rơ. Khi thấy những việc lạ lùng Chúa Giêsu làm, họ chẳng những không tin mà c̣n t́m cách sát hại Người nữa (x Jn 11:45-54). Sau khi Chúa Thánh Thần Hiện Xuống cũng đă xẩy ra cho các vị tông đồ như vậy, những vị đă làm phép lạ và thành phần lănh đạo Do Thái bấy giờ không thể phủ nhận được nhưng vẫn không chịu tin lại c̣n cấm cách nữa (x Acts 4:13-18). Hiện tượng vô thần của thời đại văn minh chúng ta đang sống đây cũng thế thôi. Phép lạ ở Lộ Đức rành rành ra đó, đến nỗi khoa học không thể nói năng ǵ được, thế mà chính những vị bác sĩ liên hệ vẫn không chịu tin tưởng và nhận biết Thiên Chúa.

 

Ngược lại, có những trường hợp biết được mạc khải của Thiên Chúa, chẳng hạn trường hợp của Quận Vương Hêrôđê và thành phần thông thuộc Thánh Kinh của ông đă cho ông biết Chúa Kitô sinh ra ở Bêlem xứ Giuđa để trả lời cho ba vương gia chiêm tinh từ Đông Phương tới, nhưng chính những người thông biết Thánh Kinh này lại không chịu đến bái thờ Người như ba con người dân ngoại chỉ thấy dấu hiệu bề ngoài kia (x Mt 2:1-12). Như thế, vấn đề ở đây là chính con người cần phải thành tâm thiện chí con người mới có thể nhận ra chân lư khi được chân lư tỏ ḿnh ra cho. Đó là lư do, lời rao giảng tiên khởi của cả Tiền Hô Gioan Tẩy Giả lẫn Chúa Kitô đều nhắm vào việc kêu gọi con người ăn năn thống hối để có thể tin vào Phúc Âm (x Mt 3:2; Mk 1:15). Tin Mừng Phục Sinh, theo bài Phúc Âm hôm nay, cũng là lời kêu gọi thống hối để được ơn tha thứ. Chúa Kitô đă khẳng định với tổng quyền Philatô đang bối rối không biết “chân lư là ǵ” rằng: “Ai t́m kiếm chân lư th́ nghe thấy tiếng của Tôi” (Jn 18:37).

 

Thật ra, bài Phúc Âm theo Thánh Kư Luca cho chu kỳ năm B của Chúa Nhật Thứ Ba Phục Sinh tuần này, theo thời điểm cùng xẩy ra vào tối ngày thứ nhất trong tuần, cũng có nội dung giống như bài Phúc Âm theo Thánh Kư Gioan, đúng hơn như phần đầu của bài Phúc Âm Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh tuần trước. Phần đầu bài Phúc Âm Thánh Gioan tuần trước Chúa Giêsu hiện ra với các tông đồ, thở hơi Thánh Thần trên các vị và ban cho các vị quyền tha tội trên thế gian, c̣n bài Phúc Âm Thánh Luca cho chu kỳ năm B tuần này, Chúa Giêsu truyền cho các vị đi rao giảng thống hối để được ơn tha tội.

 

Tuy nhiên, về cách thức chứng minh Người đă sống lại, phần đầu (và cả phần hai) của Phúc Âm Thánh Gioan cho Chúa Nhật tuần trước cho thấy Chúa Giêsu dùng chính những dấu vết tử giá của Người để chứng thực Người đă sống lại, c̣n bài Phúc Âm Thánh Luca của chu kỳ năm B Chúa Nhật tuần này lại cho thấy Người chứng thực bằng cả dấu hiệu bề ngoài lẫn ơn soi sáng bề trong cho các tông đồ. Thế nhưng, dấu hiệu chính yếu làm cho các tông đồ nhận ra Thày ḿnh thực sự đă phục sinh chính là những dấu vết tử giá nơi thân xác của Thày. Trước mắt các vị bấy giờ Chúa Kitô Phục Sinh chính là Chúa Kitô Tử Giá, hay ngược lại, Chúa Kitô Tử Giá đó chính là Chúa Kitô Phục Sinh. Thật vậy, tông đồ Tôma, tám ngày trước, dù không được thấy Thày ăn uống trước mắt và được Thày mở ḷng mở trí cho, song tám ngày sau, chỉ cần thấy những dấu vết tử giá của Người là nhận ra Thày ḿnh liền. Trong tiến tŕnh tu đức cũng thế, Chúa Kitô Phục Sinh, hay quyền lực của Chúa Kitô Phục Sinh, tỏ ra nơi các linh hồn bằng những thánh giá đau khổ, bởi thế, linh hồn cũng chỉ nhận ra Người, nhận ra sự hiện diện sống động của Người, nhận ra quyền lực Thần Linh của Người, qua những dấu hiệu tử giá mà thôi. V́ Chúa Kitô Phục Sinh chính là Chúa Kitô Tử Giá mà Tin Mừng Phục Sinh cũng chính là Tin Mừng của Ḷng Thương Xót Chúa, là Tin Mừng Thứ Tha. Như thế, nhận biết Chúa Kitô Phục Sinh tức là nhận biết Đấng đă tử giá, là chấp nhận Đấng đă hiến ḿnh làm giá chuộc muôn dân (x Mt 20:28), là tin theo Đấng đă tự hiến để Giáo Hội được thánh hóa trong chân lư (x Jn 17:19).

 

Tiến Tŕnh Mạc Khải

 

C̣n một vấn đề nữa liên quan đến bài Phúc Âm Chúa Nhật III Phục Sinh Năm B tuần này, đó là vấn đề tại sao Chúa Giêsu không hiện ra với các tông đồ ngay đi, mà c̣n phải hiện ra với những người khác trước, như với Mai Đệ Liên (x Jn 20:14-18), hay như hai môn đệ đi Emmau sau khi nhận ra Đấng Phục Sinh trong cuộc hành tŕnh đă chạy vội về báo tin cho nhóm các tông đồ, như đầu bài Phúc Âm Chúa Nhật này cho thấy? Chẳng lẽ các tông đồ lại dễ tin các sứ giả chứng nhân gián tiếp ấy hơn là trực tiếp tin vào chính bản thân của Thày họ hay sao?? Đây là một vấn đề cũng xẩy ra trong lịch sử Giáo Hội nữa. Theo các mạc khải tư, h́nh như chưa bao giờ có chuyện chính Chúa Kitô hay Mẹ Maria trực tiếp hiện ra với những vị thuộc hàng giáo phẩm, như Giáo Hoàng hay Giám Mục, mà chỉ hiện ra với thành phần giáo dân, tu sĩ, nhất là trẻ em. Tuy nhiên, những ǵ Chúa Kitô hay Mẹ Maria mạc khải tư cho thành phần thị kiến không thuộc hàng giáo phẩm này biết, nhất là những ǵ Các Đấng yêu cầu, đều phải được tŕnh lên hàng giáo phẩm.

 

Chẳng hạn điều Chúa Giêsu xin chị Thánh Faustina tŕnh Giáo Hội để xin Giáo Hội lập Thánh Lễ Kính Ḷng Thương Xót Chúa vào Chúa Nhật Thứ Hai Phục Sinh, đă được chị nỗ lực làm, cuối cùng, Thánh Lễ này đă được Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II chấp thuận và phát động qua văn thư của Thánh Bộ Phụng Tự Và Bí Tích ngày 5/5/2000. Hay chẳng hạn điều Mẹ Maria cho 3 Thiếu Nhi Fatima biết Thiên Chúa muốn Đức Thánh Cha hợp cùng với hàng giáo phẩm thế giới hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ để nhờ đó Thiên Chúa sẽ làm cho Nước Nga trở lại và ban ḥa b́nh cho thế giới, cũng đă được chị Lucia hết sức chu toàn, cuối cùng cũng Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă thực hiện ngày 25/3/1984, một biến cố đă xẩy ra đúng một năm trước khi xuất hiện vị lănh đạo cuối cùng của Khối Cộng Sản Liên Sô Gorbachev, sau đó là Biến Cố Đông Âu xẩy ra vào cuối năm 1989, và Nước Nga trở lại vào ngày Lễ Giáng Sinh 25/12/1991 với việc từ chức của nhà lănh tụ ấy.

 

Qua tiến tŕnh tỏ ḿnh ra trong Lịch Sử Cứu Độ cho đến khi Mạc Khải Thần Linh được hoàn toàn nên trọn nơi Chúa Giêsu Kitô Tử Giá và Phục Sinh, chúng ta có thể nói mạc khải là một mầu nhiệm, hay mầu nhiệm mạc khải. Theo những ǵ được ghi lại trong Thánh Kinh, cả Cựu Ước lẫn Tân Ước, th́ Đấng Mạc Khải Thần Linh đă thực hiện mầu nhiệm mạc khải này theo một tiến tŕnh từ từ và nhẹ nhàng, chứ không đột ngột đùng một cái cho xong. Bởi v́, trước hết, tự bản chất, những ǵ Thiên Chúa muốn mạc khải cho con người biết, như về Mầu Nhiệm Nước Trời là “những sự thuộc về trời” (Jn 3:12) và đường lối để có thể vào Nước Trời là “những sự ở dưới đất” (Jn 3:12) th́ vô cùng mầu nhiệm, cũng như bởi v́, sau nữa, con người hữu h́nh và hữu hạn không thể nào tự ḿnh có thể thấu triệt được cả những ǵ được Thiên Chúa tỏ ra cho biết ấy. Đó là lư do Chúa Kitô đă phải nói với ông Nicôđêmô rằng: “Ông giữ vai tṛ làm thày thiên hạ Do Thái mà vẫn không hiểu những điều này hay sao?... Nếu ông không tin khi Tôi nói với ông về những sự trần thế th́ làm sao ông có thể tin được khi Tôi nói với ông về những sự trên trời chứ?” (Jn 3:10,12). Đó cũng là lư do chúng ta c̣n thấy Chúa Kitô phải cắt nghĩa thêm cho các vị tông đồ hiểu hơn về Mầu Nhiệm Nước Trời Người rao giảng cho dân chúng (x Mt 13:36-37).

 

Riêng về Mầu Nhiệm Vượt Qua của chính bản thân Người, Người đă phải nói trước cho các tông đồ biết ba lần trước khi các vị có thể chứng kiến thấy mầu nhiệm ấy xẩy ra. Thế mà, các tông đồ vẫn vấp ngă trước Mầu Nhiệm Vượt Qua, đặc biệt là trường hợp của vị trưởng tông đồ đoàn Phêrô hăng máu nhất, bạo miệng thế thốt nhất. Thậm chí, ngay trước khi Chúa Kitô về trời, thành phần môn đệ của Người h́nh như vẫn chưa hoàn toàn thấu triệt được “tất cả sự thật” (Jn 16:13) Thần Linh, qua câu hỏi c̣n sặc mùi chính trị trần gian của các vị, đó là: “Lạy Chúa, giờ đây hẳn là Chúa sắp phục hồi quyền cai trị cho dân Do Thái?” (Acts 1:6). C̣n Mầu Nhiệm Phục Sinh, theo các Phúc Âm thuật lại, cho dù đă có các sứ giả phục sinh về thông báo trước cho các tông đồ, như Mai Đệ Liên và hai môn đệ đi Emmau, mà các tông đồ c̣n sững sờ hoảng sợ khi Đấng Phục Sinh xuất hiện trước mắt, như đầu bài Phúc Âm hôm nay cho thấy, th́ thử hỏi nếu không được dọn đường sửa soạn trước về tin Người đă sống lại, đùng một cái cả đám được thấy Người ngay khi Người sống lại vào nửa đêm về sáng Ngày Chúa Nhật tại nhà Tiệc Ly khi các ông c̣n đang mơ ngủ, các tông đồ c̣n bấn loạn kinh hoàng tới đâu!

 

Kể cả trường hợp hiện ra với các sứ giả phục sinh cũng thế, Đấng Phục Sinh cũng không làm cho họ bị hoảng sợ, bằng không họ sẽ chẳng thể nhận ra Người để về loan tin rằng Người đă sống lại, sửa soạn tinh thần cho các tông đồ cho biến cố Người chính thức trự ctiếp hiện ra với các vị. Chẳng hạn khi hiện ra với Mai Đệ Liên, con người nhậy cảm nhất này vẫn không nhận ra dung nhan và tiếng gọi của Người sau khi phục sinh, cho tới khi Người nhẹ nhàng gọi đích danh tên của chị (x Jn 20:14-16). Hay khi hiện ra với hai môn đệ đi Emmau, Người cũng ẩn thân trong h́nh dáng và bộ điệu của một người lữ khách cho tới khi ḷng họ nóng lên để có thể nhận ra Người vào lúc Người bẻ bánh (x Lk 24:15-32). Trong tiến tŕnh tu đức sống đạo cũng thế, Thiên Chúa không tỏ ḿnh cho linh hồn một lần là xong, nhưng Ngài tỏ ḿnh cho họ từ từ, qua các dấu chỉ thời đại, qua những hoàn cảnh của cuộc đời họ, nhất là bằng những thánh giá đau khổ, để họ có thể Cảm Nghiệm Thần Linh được Ngài cho tới khi Chúa Kitô là tất cả Mạc Khải Thần Linh hoàn toàn tỏ hiện nơi họ, đạt đến mức độ thành toàn nơi họ (x Eph 4:13,15), lúc linh hồn đạt tới chỗ thần hiệp với Thiên Chúa, Đấng sống trong họ (x Jn 14:23; Gal 2:20), một con người bé nhỏ đơn sơ dễ dạy (x Mt 18:4) luôn chiều theo chiền Gió Thần Linh muốn thổi đâu th́ thổi (x Jn 3:8).

 

Như thế, trước khi chính thức tỏ ḿnh ra cho con người, Thiên Chúa cần phải làm cho con người trở nên như trẻ nhỏ trước đă để con người có thể chấp nhận Ngài. Ở chỗ, Ngài thanh tẩy họ, tước lột họ khỏi tất cả những ǵ là bất xứng với Ngài, khỏi tất cả những ǵ cản trở Tác Động Thần Linh của Ngài nơi họ, đến nỗi làm cho họ phải chân nhận rằng ngoài Ngài ra họ chỉ là hư không và chẳng làm được ǵ cả. Đó là lư do linh hồn luôn phải tỉnh thức để nhận ra tác động của Thiên Chúa và kịp thời đáp ứng tác động của Ngài. Có thể nói và phải nói rằng chính khi Thiên Chúa “ra tay uy quyền” (Lk 1:51) thanh tẩy linh hồn cũng là lúc Thiên Chúa tỏ ḿnh cho linh hồn, v́ sau mỗi một Tác Động Thần Linh của Ngài, linh hồn hiểu Ngài hơn và gắn bó với Ngài hơn, như chính Ngài muốn thanh tẩy họ để kéo họ đến với Ngài và nên một với Ngài. Như thế, khi sai sứ giả phục sinh đến với các tông đồ là Chúa Kitô Phục Sinh đă gián tiếp tỏ ḿnh cho các vị rồi vậy. Tóm lại, nếu Thiên Chúa là Sự Hữu (x Ex 3:14) th́ con người vốn từ hư không mà có phải làm sao để trở nên hoàn toàn trống rỗng và bần cùng hết cỡ. Ở chỗ, họ không c̣n quyến luyến bất cứ một sự ǵ khác ngoài Chúa, trái lại, lúc nào họ cũng hết ḿnh khao khát một ḿnh Ngài, và tin tưởng đợi trông tất cả mọi sự nơi Ngài, họ mới có tư cách Hiệp Thông Thần Linh cùng với Khả Năng Thần Linh để có thể chất chứa trọn vẹn Đấng “là tất cả trong mọi sự” (1Cor 15:28).

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

CÁC CON SẼ LÀM CHỨNG NHÂN

 

Trần Mỹ Duyệt

 

Trích đoạn Tin Mừng Chúa Nhật III Phục Sinh theo chu kỳ Phụng Vụ năm B của Thánh Kư Luca đă kết luận bằng một câu làm cho Kitô hữu chúng ta phải suy nghĩ là: “C̣n các con, các con sẽ làm chứng nhân về những điều ấy” (Luca 24:48). Những điều ấy là những ǵ?

 

Đối với hai môn đệ vừa về lại Giêrusalem, th́ những điều ấy là:

-              - “Các việc đă xẩy ra dọc đường và hai ông đă nhận ra Ngài lúc bẻ bánh như thế nào” (Luca 24:35). Mà những chuyện xẩy ra dọc đường là việc hai ông hoài nghi về cái chết và cuộc phục sinh của Ngài. Việc Ngài giải thích Thánh Kinh cho hai ông. “Rồi bắt đầu từ Maisen và các tiên tri, Ngài giải thích tất cả những ǵ Thánh Kinh đă chỉ về Ngài” (Luca 24:27), khiến tâm hồn các ông nóng cháy lên.

 

     - Và nhất là việc Ngài bẻ bánh trước mặt hai ông.

 

Đối với các môn đệ có mặt tại Nhà Tiệc Ly hôm nay cũng vẫn là:

-          Việc các ông hoài nghi về cái chết và sự phục sinh của Ngài. Ngài phải trấn an các ông và cho thấy con người bằng xương, bằng thịt của Ngài: “Ma đâu có xương thịt như các con thấy Thầy có đây” (Luca 24:39).

 

-          Việc Ngài ăn uống trước mặt các ông. Một h́nh ảnh nhắc lại việc bẻ bánh trong Bữa Tiệc Ly.  

 

Tóm lại, điều mà Thánh Kư nói đến ở đây khi đề cập đến hành động hay lối sống chứng nhân mà Chúa Giêsu đă nói với các môn đệ, đó là:

 

-          Làm chứng cho sự xuất hiện của Ngài trên dương thế.

-          Làm chứng cho cái chết nhục nhă của Ngài trên thập tự giá.

-          Và làm chứng cho sự sống lại phục sinh của Ngài.

 

Tất cả Thánh Kinh cựu cũng như tân ước, và mọi lời tiên tri chỉ gồm tóm lại 3 điểm này: Chúa nhập thể để ở giữa chúng ta. Chúa hy sinh chịu chết v́ chúng ta. Và Chúa đă sống lại cũng v́ chúng ta.

 

Nhưng làm sao chúng ta có thể làm chứng nhân cho Ngài một khi chúng ta c̣n hoang mang, lo sợ và chán nản như hai môn đệ trên đường về Emmau. Làm sao chúng ta có thể nói về Chúa Giêsu phục sinh khi Chúa đứng giữa chúng ta, mà chúng ta lại cứ tưởng đó là ma? Ở đây chúng ta thấy có hai yếu tố quan trọng mà Thánh Kư đă ghi nhận về sự gặp gỡ và tiếp nhận này.

 

Ở nơi hai môn đệ Emmau th́ việc Ngài diễn giải Thánh Kinh và bẻ bánh của Ngài là ch́a khóa khai tâm của các ông. Việc các ông được nghe và hướng dẫn lời Thiên Chúa và việc Chúa Giêsu đồng bàn bẻ bánh với các ông nói lên ư nghĩa của Thánh Lễ và Thánh Thể. Trong Thánh Lễ việc nghe và suy ngắm lời Chúa cũng như việc đón nhận Ḿnh Máu Thánh Chúa là hai việc làm song song với nhau. Người tín hữu được nuôi dưỡng bằng hai h́nh thức của ăn tâm linh là Thánh Kinh và Thánh Thể. Do đó, việc đọc Thánh Kinh, suy gẫm và sống Thánh Kinh là một phần trong toàn bộ sức sống tâm linh mà Thiên Chúa muốn dùng để tăng bổ sức sống thần linh của chúng ta trên hành tŕnh Emmau về quê hương vĩnh cửu. Đồng thời cũng được nuôi dưỡng bằng chính Ḿnh và Máu Chúa Giêsu trong Thánh Thể.

 

Tóm lại để Kitô hữu chúng ta có thể trở thành chứng nhân cho Chúa Giêsu, th́ trước hết chúng ta phải có Ngài trong cuộc đời bằng cuộc sống kết hợp với Ngài bằng lời Ngài soi sáng là Thánh Kinh và của ăn thần linh là Ḿnh và Máu Ngài, không chỉ để nuôi dưỡng chúng ta, mà c̣n biến đổi cuộc đời chúng ta thành sự kết hợp với chính Thiên Chúa, cho phép chúng ta được ḥa tan, và trở thành nên giống như Chúa.

 

Nhưng với các môn đệ như Thánh Kư Luca thuật lại đều bị chao đảo, sợ hăi, Và ở điểm này, việc đón nhận Thần Khí của Ngài, để không chỉ bắt kịp với lời Ngài giảng dậy, mà c̣n am tường đủ để có thể ra đi và làm “chứng nhân” cho những ǵ ḿnh biết, dĩ nhiên là những ǵ ḿnh cảm nhận và sống nữa. V́ đối với đời sống tâm linh và vai tṛ người làm nhân chứng th́ “biết” vẫn chưa đủ, mà phải “cảm nhận” và “sống” với những ǵ ḿnh biết và nói. Nhưng liệu chúng ta biết ǵ, cảm ǵ và sống như thế nào đối với những mầu nhiệm của Tin Mừng mà Thánh Kư vừa ghi lại, và những ǵ mà Chúa Giêsu đă làm và đă muốn các môn đệ của Ngài phải làm.

 

1. Biết Chúa: Nếu chúng ta hỏi ḿnh câu: “Tôi biết Chúa Giêsu được bao nhiêu?” Th́ câu trả lời có lẽ khiêm tốn lắm. Ngoại trừ một số những điều đă ghi lại trong Thánh Kinh về thân phận, gia phả, và cuộc sống vỏn vẹ 33 năm trần thế của Ngài, tôi c̣n biết được ǵ về Ngài nữa không? Điều này khiến chúng ta phải suy nghĩ nhiều về sự hiểu biết của ḿnh đối với Chúa. Và nó cũng nhắc nhở chúng ta rằng, bổn phận học hỏi, trau dồi và t́m hiểu Thánh Kinh, t́m hiểu đạo giáo, cũng như t́m hiểu về điều ḿnh tin nhận là một bổn phận rất cần thiết và quan trọng.

 

Nhưng liệu chúng ta biết được bao nhiêu về mầu nhiệm Nhập Thể, mầu nhiệm Thương Khó, và mầu nhiệm Phục Sinh. Nhưng điều mà chúng ta vẫn cho rằng rất quan trọng cho phần rỗi của chính ḿnh và của nhân loại. Nếu có ai hỏi chúng ta về những điều ấy lúc này, chúng ta sẽ nói ǵ với họ. Hoặc giả, chúng ta cũng chỉ biết, chỉ nghe, chỉ nói lơ mơ vậy. Biết, nghe rồi nói mà không hiểu ǵ về những điều ḿnh biết và nói. Chúng ta liệu có phải nghe lời Chúa Giêsu đă trách mắng hai môn đệ trên đường về Emmau, những người mà đă có lần gặp gỡ, gần gũi, và chia sẻ hầu hết những biến cố quan trọng của Ngài. Chính họ cũng đă không hiểu, và không biết. Và chính họ đă bị Chúa Giêsu chê thậm tệ: “Hỡi những kẻ ngu độn và ḷng trí chậm tin vào những lời tiên tri đă nói” (Luca 24:25).

 

“Vô tri bất mộ”. Nếu chúng ta không biết, th́ không mong ǵ chúng ta sẽ làm chứng cho Chúa. Vậy bổn phận của chúng ta là phải t́m hiểu, phải học hỏi, và phải đào sâu kiến thức của ḿnh về Chúa Giêsu, về ư nghĩa của cuộc nhập thể, cuộc khổ nạn, và việc Ngài phục sinh. Bằng sách vở, bằng cầu nguyện, và bằng việc chăm chỉ học hỏi, suy niệm Thánh Kinh.

 

2. Cảm nhận: Nếu đă biết về Ngài, và đă có công học hỏi về Ngài, th́ chúng ta cảm nhận được Ngài như thế nào trong cuộc sống và ơn gọi của ḿnh. Ngày tận thế, như Chúa Giêsu đă nói, sẽ có nhiều người nói với Chúa rằng họ đă nhân danh Ngài mà trừ quỷ, làm phép lạ, và rao giảng. Nhưng như Thánh Kinh ghi nhận, Ngài từ chối sự hiểu biết ấy bởi lẽ, sự hiểu biết của những người này chỉ nhằm thỏa măn khối óc, thỏa măn tính ṭ ṃ, và thỏa măn tự ái cá nhân. Những người này hiểu và học hỏi về Chúa để khoe khoang, để chứng tỏ ḿnh thông thái. Họ biết Chúa như những Pharisiêu, như những thượng tế, như những luật sỹ, như những kỳ lăo thời Ngài đă biết Ngài. Biết để bắt bẻ, biết để phê phán, biết để ghen tỵ. Những người này không biết để hâm mộ, để yêu mến, và để theo Ngài.

 

Trong đời sống tâm linh, sự hiểu biết của tri thức giữ nhiệm vụ khai mở, c̣n việc cảm nhận và hấp thụ t́nh yêu Thiên Chúa, đón nhận Ngài vào trong tâm hồn và trong nếp sống của ḿnh là phần của con tim. Chính v́ thế, Chúa Giêsu đă có lần cảm tạ Chúa Cha thay cho những kẻ bé mọn và thiếu kiến thức thông thường, nhưng lại giầu cảm nhận và mau mắn đón tiếp Ngài vào tâm hồn họ. Ngài gọi họ là những tâm hồn bé nhỏ. Những tâm hồn mà Chúa Cha khai mở để họ có thể hiểu và yêu mến Thiên Chúa qua việc đón nhận và tuân theo những giáo huấn của Ngài: “Lậy Cha là Chúa trời đất, Con ngợi khen Cha v́ cha đă che dấu những kẻ thông thái mà mặc khải cho những kẻ bé mọn hay”. Sự thông thái và thái độ khiêm tốn của những tâm hồn thơ ấu Phúc Âm khác nhau ở chỗ cảm nhận và dễ dàng với lời dậy của Thiên Chúa.

 

3. Sống: Nhưng tính thuyết phục cao nhất của những kẻ làm nhân chứng là sống điều ḿnh nói. Nói điều ḿnh sống. Thánh Gioan Vianey, một linh mục đọc không thông, viết không thạo tiếng mẹ đẻ ḿnh mà đă trở thành thu hút với sức cuốn hút kỳ diệu nhờ Ngài đă nói điều ḿnh sống, và sống điều ḿnh nói. Mẹ Têrêsa Calcutta, một nữ tu tầm thường nhỏ bé, sống gần với chúng ta đă trở thành một biểu tượng chứng nhân sống động cho Giáo Hội và toàn thế giới v́ đă sống điều ḿnh nói, và nói điều ḿnh sống. Đức Gioan Phaolô II cũng đă sống và hành động tương tự. Đức Gioan Phaolô II đă phong Chân Phước cho Mẹ Têrêsa, c̣n phần ḿnh Đức Gioan Phaolô II vẫn c̣n chờ đợi để được như Mẹ. Điều này đă cho thấy hấp lực và khả năng chinh phục của những chứng nhân bằng hành động.

 

Nói điều ḿnh biết, và biết điều ḿnh nói đă là khó, nhất là khi những điều này thuộc về đời sống tâm linh. Tuy nhiên, nói điều ḿnh sống và sống điều ḿnh nói về tâm linh lại càng khó hơn.

 

***

Như vậy, việc Chúa Giêsu đă thôi thúc các môn đệ Ngài trong lần hiện ra qua trích đoạn Tin Mừng hôm nay mà Thánh Luca đă ghi lại, chính là Ngài  muốn nhắc nhở mọi Kitô hữu rằng, Ngài đă hoàn thành sứ mạng được Cha trao phó. Ngài đă đến và ở giữa con người. Ngài đă chết và đă sống lại với các nhân chứng rơ ràng, và qua những nhân chứng này, Ngài cũng muốn mỗi người chúng ta cũng phải trở thành những nhân chứng cho Ngài. Nhưng chắc chắn một điều là nếu chúng ta không biết Ngài, không cảm nhận – tức là yêu mến Ngài – và không có Ngài trong cuộc đời chúng ta, th́ chúng ta không thể nào hoàn tất sứ mạng chứng nhân mà đă trao cho chúng ta: “C̣n các con, các con sẽ làm chứng nhân về những điều ấy” (Luca 24:48).

 

 

 

“ĐƯỜNG LỐI VÀ Ư ĐỊNH CỦA THIÊN CHÚA”

 

 

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ       

          Ư nghĩa của phụng vụ Mùa Phục Sinh là làm cho người / cộng đoàn Kitô hữu “hiểu biết, yêu mến và sống theo đường lối và ư định của Thiên Chúa” đă được thể hiện trong lịch sử Cứu độ và nhất là trong cái chết và sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa. Điều này rất quan trọng v́ có như thế th́ con người mới có thể đi vào mối hiệp thông với Thiên Chúa: hiệp thông trong tư tưởng và hiệp thông trong hành động.

        Các bài Thánh Kinh hôm nay tŕnh bày về đường lối và ư định của Thiên Chúa trong mầu nhiệm khổ nạn và phục sinh của Đức Kitô. Chúng ta hăy đọc chăm chú, lắng nghe và đón nhận sứ điệp của Lời Chúa để thực thi cho trọn t́nh trọn nghĩa.           

II. LẮNG NGHE & T̀M HIỂU LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

 

2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong ba bài Thánh Kinh

(1) Bài đọc 1: Cv 3, 13-15.17-19:

      (13) Hôm ấy ông Phêrô lên tiếng nói với dân chúng rằng: “Thiên Chúa của các tổ phụ Ápraham, Ixaác và Giacóp, Thiên Chúa của cha ông chúng ta, đă tôn vinh Tôi Trung của Người là Đức Giêsu, Đấng mà chính anh em đă nộp và chối bỏ trước mặt quan Philatô, dù quan ấy xét là phải tha. (14) Anh em đă chối bỏ Đấng Thánh và Đấng Công Chính, mà lại xin ân xá cho một tên sát nhân. (15) Anh em đă giết Đấng khơi nguồn sự sống, nhưng Thiên Chúa đă làm cho Người trỗi dậy từ cơi chết: về điều này, chúng tôi xin làm chứng.”  

  (17) "Thưa anh em, giờ đây tôi biết anh em đă hành động v́ không hiểu biết, cũng như các thủ lănh của anh em. (18) Nhưng, như vậy là Thiên Chúa đă thực hiện những điều Người dùng miệng tất cả các ngôn sứ mà báo trước, đó là: Đấng Kitô của Người phải chịu khổ h́nh. (19) Vậy anh em hăy sám hối và trở lại cùng Thiên Chúa, để Người xóa bỏ tội lỗi cho anh em.”

(2) Bài đọc 2: 1 Ga 2,1-5a:

      (1) Hỡi anh em là những người con bé nhỏ của tôi, tôi viết cho anh em những điều này, để anh em đừng phạm tội. Nhưng nếu ai phạm tội, th́ chúng ta có một Đấng Bảo Trợ trước mặt Chúa Cha: đó là Đức Giêsu Kitô, Đấng Công Chính. (2) Chính Đức Giêsu Kitô là của lễ đền bù tội lỗi chúng ta, không những tội lỗi chúng ta mà thôi, nhưng c̣n tội lỗi cả thế gian nữa. Điều kiện thứ hai: tuân giữ các điều răn, nhất là điều răn bác ái (3) Căn cứ vào điều này,chúng ta nhận ra rằng chúng ta biết Thiên Chúa: là chúng ta tuân giữ các điều răn của Người. (4) Ai nói rằng ḿnh biết Người mà không tuân giữ các điều răn của Người, đó là kẻ nói dối, và sự thật không ở nơi người ấy. (5) C̣n hễ ai giữ lời Người dạy, nơi kẻ ấy t́nh yêu Thiên Chúa đă thực sự nên hoàn hảo.  

(3) Bài Tin Mừng: Lc 24,35-48: Đức Giêsu hiện ra với các Tông Đồ (Ga 20,19-20) và những lời chỉ bảo sau hết cho các Tông Đồ (Mt 28,16-20; Mc 16,14-18; Ga 20,21-23; Cv 1,6-8).

      (35) Bấy giờ hai môn đệ từ Emmau tr về, thuật lại những ǵ đă xẩy ra dọc đường và việc ḿnh nhận ra Chúa thế nào khi Người bẻ bánh.

    (36) Các ông c̣n đang nói, th́ chính Đức Giêsu đứng giữa các ông và bảo: "B́nh an cho anh em!"  (37) Các ông kinh hồn bạt vía, tưởng là thấy ma. (38) Nhưng Người nói:  "Sao lại hoảng hốt? Sao ḷng anh em c̣n ngờ vực? (39) Nh́n chân tay Thầy coi, chính Thầy đây mà! Cứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây ?" (40) Nói xong, Người đưa tay chân ra cho các ông xem. (41) Các ông c̣n chưa tin v́ mừng quá, và c̣n đang ngỡ ngàng, th́ Người hỏi: "Ở đây anh em có ǵ ăn không?" (42) Các ông đưa cho Người một khúc cá nướng. (43) Người cầm lấy và ăn trước mặt các ông.

   (44) Rồi Người bảo: "Khi c̣n ở với anh em, Thầy đă từng nói với anh em rằng tất cả những ǵ sách Luật Môsê, các Sách Ngôn Sứ và các Thánh Vịnh đă chép về Thầy đều phải được ứng nghiệm." (45) Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh (46) và Người nói: "Có lời Kinh Thánh chép rằng: Đấng Kitô phải chịu khổ h́nh, rồi ngày thứ ba, từ cơi chết sống lại; (47) phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội.  (48) Chính anh em là chứng nhân về những điều này. (49) "Phần Thầy, Thầy sẽ gửi cho anh em điều Cha Thầy đă hứa. C̣n anh em, hăy ở lại trong thành, cho đến khi nhận được quyền năng từ trời cao ban xuống." 

2.2 Trong ba bài Thánh Kinh trên, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là Đấng nào?    

(1) Bài đọc 1 (Cv 3, 13-15.17-19) là bài giảng của Tông đồ Trưởng Phêrô về Chúa Giêsu Kitô được Thiên Chúa tôn vinh sau khi Người bị người Do Thái giết hại. Thánh Phêrô cho rằng: v́ không biết, không ư thức mà những người đồng hương đồng thời của ngài đă giết hại Đấng Thánh của Thiên Chúa. Nhưng để được Thiên Chúa thứ tha xóa bỏ tội lỗi của họ th́ những người này cần phải ăn năn sám hối về những tội họ đă phạm và quay về với Thiên Chúa cũng như nh́n nhận Đức Kitô là Con Một Thiên Chúa. Từ đó chúng ta có thể kết luận được rằng: Thiên Chúa là Đấng từ bi lân ái, giầu ḷng xót thương và thứ tha. 

(2) Bài đọc 2 (1 Ga 2,1-5a) là một đoạn của thư thứ nhất của Thánh Gioan Tông đồ trong đó ngài nói rơ hai mục tiêu mà ngài nhắm tới khi viết bức thư này: (a) để con cái ngài không phạm tội mất ḷng Chúa và (b) để họ tuân giữ các giới răn, nhất là giới răn bác ái của Người. Vậy chúng ta có thể suy diễn ra điều này: Thiên Chúa của Gio-an là Đấng Thánh và là T́nh Yêu. Là Đấng Thánh nên Thiên Chúa không thể yêu thích tội lỗi. Là T́nh Yêu nên Thiên Chúa muốn cho mọi người được hạnh phúc nhờ việc tuân giữ lề luật hay giới răn của Người. 

(3) Bài Tin Mừng (Lc 24,35-48) là tường thuật của Thánh Luca vể lần hiện ra của Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh với các tông đồ, trong đó chân dung Đức Giêsu Kitô Phục Sinh hiện rất rơ. Vẫn là một khung cảnh quen thuộc: cửa đóng kín, các môn đệ sợ sệt. bán tín bán nghi về chính Thầy của ḿnh. V́ thế mà Đức Giêsu Kitô Phục Sinh mới hỏi: "Ở đây anh em có ǵ ăn không?" và Chúa đă ăn miếng cá mà các ông đưa cho ngài. Cũng v́ thế mà Đức Giêsu Kitô Phục Sinh cho các ông xem cạnh sườn và dấu vết cuộc thương khó. T́nh thương và sự ưu ái của Đức Giêsu Kitô Phục Sinh không dừng ở đó mà c̣n đi xa hơn: “Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh”

 

2.3 Qua ba bài Thánh Kinh trên, Thiên Chúa muốn gửi s điệp ǵ cho chúng ta?    

      Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay là: “Đấng Kitô phải chịu khổ h́nh, rồi ngày thứ ba, từ cơi chết sống lại” Đó là đường lối và ư định của Thiên Chúa về Chúa Giêsu Kitô!

       Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay c̣n là: “Phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dân, bắt đầu từ Giêrusalem, kêu gọi họ sám hối để được ơn tha tội.  Chính anh em là chứng nhân về những điều này”  Đó là đường lối và ư định của Thiên Chúa về các Kitô hữu, là tất cả và mỗi người chúng ta. 

 

III. SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

 

Sống sứ điệp của Lời Chúa hôm nay là mỗi người / mỗi cộng đoàn Giáo hội (giáo xứ, giáo phận, hội đoàn tông đồ, ḍng tu) kiểm điểm cách sống của ḿnh, xem:

a.  ḿnh/cộng đoàn ḿnh đă chấp nhận đường lối và ư định của Thiên Chúa về Chúa Giê-su Ki-tô như thế nào?

b.  ḿnh/cộng đoàn ḿnh đă chấp nhận đường lối và ư định của Thiên Chúa về sứ mạng và vai tṛ của ḿnh/cộng đoàn ḿnh như thế nào và đă thể hiện đường lối và ư định ấy của Thiên Chúa đến mức độ nào trong đời sống thường ngày?

 

IV. CẦU NGUYỆN  

Lạy Thiên Chúa là Cha toàn trí, toàn năng, lời Thánh Kinh đă dạy: Trời xa đất bao nhiêu th́ tư tưởng của Thiên Chúa cách xa tư tưởng của con người bấy nhiêu.

Đứng trước mầu nhiệm thập giá của Chúa Giêsu Kitô, Con Một Cha, chúng ta chỉ biết thinh lặng mà chiêm ngưỡng!

Khi suy nghĩ về sứ mạng mà Cha giao cho chúng con, chúng con chỉ biết ngỡ ngàng run sợ.

V́ chúng con vừa yếu đuối, vừa dốt nát và lại hèn nhát vô cùng!

Làm sao chúng con biết cách rao giảng nhân danh Chúa Kitô?

Làm sao chúng con biết cách làm chứng về mầu nhiệm chịu nạn chịu chết và phục sinh của Người?

Lạy Cha, thú thật chúng con chỉ có thể ấp úng và cứng họng mà thôi.

Xin Cha ban Thần Khí của Cha cho chúng con.

Xin Cha ban cho chúng con Ơn hiểu Thánh Kinh là Lời của Cha.

Xin Cha cho chúng con Ơn cảm nghiệm được sự hiện diện và hành động của Thần Khí Cha, cũng như sự đồng hành của Đấng Phục sinh, Con Cha.  

Chúng con xin v́ Danh Chúa Giêsu Kitô! Amen.     

         Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.                                               

Sàig̣n ngày 25.04.2006