Thứ 5
|
Ngày 13/4: Thánh Hermeneglid VI (? – 585) Con của vị vua của những người Visgoths. Được giáo dục như là một phần tử của bè rối Ariô. Lập gia đ́nh với một người vợ Công Giáo, Con gái của vua người Franks, Người vợ này đă giúp thánh nhân trở lại Kitô Giáo. Nhưng cũng v́ thế mà vua cha của vợ đă cho lấy đầu thánh nhân. |
|
Thứ Năm Tuần Thánh
|
RỬA CHÂN & THÁNH THỂ
Trần Mỹ Duyệt
RỬA CHÂN
Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ trong Bữa Tiệc Ly. Tại sao Ngài không rửa mặt hay rửa tay các ông mà chỉ rửa chân?
Theo quan niệm thông thường chân, nhất là đi chân đất phản ảnh một cái ǵ dơ bẩn hoặc dễ dơ bẩn, và v́ thế rửa chân có ư nghĩa làm cho sạch sẽ không chỉ riêng cho đôi bàn chân, mà cả con người nữa. Do đó, người được rửa th́ sạch sẽ, thơm tho, và thoải mái hơn. Riêng người rửa th́ phải hạ ḿnh xuống và chấp nhận cái dơ bẩn qua hành động rửa chân ấy. Tóm lại, nếu người được rửa sạch sẽ, thơm tho bao nhiêu, th́ người rửa phải chấp nhận khom lưng, cúi ḿnh, và vất vả lau chùi bấy nhiêu. Và trong trường hợp ấy, người rửa là người đầy tớ hay đóng vai kẻ hầu hạ; c̣n người được rửa đóng vai chủ nhân hay kẻ cả. V́ chỉ có kẻ làm công, người giúp việc mới rửa chân cho chủ ḿnh, cho người trên chứ có bao giờ người chủ, người trên lại cúi ḿnh rửa chân cho người làm công, giúp việc hoặc người dưới ḿnh.
Nhưng Chúa Giêsu đă làm điều khác với những ǵ mà con người thường làm. Ngài rửa chân cho các môn đệ. Ngài làm việc này không những v́ yêu thương, mà c̣n là một bài học giáo dục cần thiết Ngài muốn dậy các ông, và qua các ông Ngài dậy dỗ hết mọi người chúng ta. Ngài nói về hành động rửa chân của ḿnh: “Anh em gọi ta là Thầy, là Chúa th́ phải lắm, v́ đúng thật ta như vậy. Vậy nếu ta là Chúa và là Thầy mà c̣n rửa chân cho anh em, th́ anh em cũng phải rửa chân cho nhau. V́ ta đă làm gương để anh em cũng bắt chước mà làm như ta đă làm cho anh em” (Gioan 13:13-15). Tóm lại, hành động rửa chân của Chúa Giêsu mang 3 ư nghĩa rơ ràng: 1) Làm sạch những đôi chân dơ bẩn. 2) Phản ảnh tinh thần phục vụ. 3) Phản ảnh đức ái cao cả của Thiên Chúa.
1. Làm sạch những đôi chân dơ bẩn: Chúng ta có thể khẳng định được rằng khi Chúa Giêsu rửa chân cho các môn đệ là Ngài rửa sạch những dơ bẩn của đôi chân các ông. Chắc chắn rằng Chúa không rửa cho có lệ, và cũng không rửa kiểu h́nh thức như nghi lễ Rửa Chân mà chúng ta thường thấy vào các dịp Thứ Năm Tuần Thánh. Hôm đó, các linh mục, giám mục, hồng y, hoặc giáo hoàng chỉ “rửa lại” những đôi chân đă được “rửa sạch” trước đó. Những đôi chân ngày hôm đó đă được xức nước hoa, và đi giầy, đi dép sạch sẽ.
Tuy nhiên, khi rửa những đôi chân dơ bẩn của các môn đệ, Chúa Giêsu không chỉ nhằm đến những kết quả thể lư, những kết quả có tính cách vật chất. V́ nếu cần, Chúa Giêsu chỉ bảo các ông hăy tự ḿnh đi rửa lấy, bởi v́ tất cả đă trưởng thành và đă lớn tuổi. Do đó, ư nghĩa của hành động rửa chân ở đây, hiển nhiên mang tính cách siêu nhiên, tính cách luân lư và đạo đức. Chúa Giêsu có ư nói với các môn đệ và chúng ta rằng, những ǵ làm cho con người ra dơ bẩn bao gồm chân, tay, ḿnh mẩy, mà cả tâm hồn, trí khôn, và ḷng muốn nữa, tất cả đều phải được rửa, phải được lau lọt và làm cho sạch.
Riêng để rửa những tội lỗi của con người, Chúa Giêsu đă phải dùng đến mồ hôi, nước mắt, và máu ḿnh. H́nh ảnh Ngài hấp hối trong vườn Cây Dầu, h́nh ảnh Ngài mồ hôi nhễ nhăi vác thập giá lên Núi Sọ. Và h́nh ảnh Ngài chịu chết treo trên thập giá đổ đến giọt máu cuối v́ phần rỗi của nhân loại cho chúng ta thấy, việc sửa sạch, gột sạch và xó tan vết tích tội Nguyên Tổ, tội của từng người chúng ta là một việc làm rửa sạch, và làm cho sạch mà qua việc rửa chân cho môn đệ đă hé mở cho chúng ta biết. Một h́nh ảnh về cái chết và sự hy sinh cao cả của Chúa Giêsu.
2. Phản ảnh tinh thần phục vụ: Ngoài h́nh ảnh rửa cho sạch thể xác, và rửa sạch tâm hồn. Việc Chúa tự thắt lưng, bưng nước đến và quỳ gối trước mỗi môn đệ để rửa và lau chân các ông đă nói lên tinh thần phục vụ và tôi tới của Chúa Giêsu. Ngài tự ḿnh trở thành tôi tớ và kẻ hầu hạ. Không ai có thể cưỡng ép hoặc bắt Ngài làm việc đó. V́ như Ngài đă nói với các môn đệ: ““Anh em gọi ta là Thầy, là Chúa th́ phải lắm, v́ đúng thật ta như vậy” (Gioan 13:13).
Việc Chúa Giêsu làm trong Bữa Tiệc Ly cũng là việc mà Ngài đă làm trong suốt cuộc sống dương thế của Ngài. Trước mặt Thiên Chúa Cha hay giữa anh chị em Ngài là chúng ta, luôn luôn lúc nào Ngài cũng là “Non ministrari set ministrarae” - Phục vụ không hưởng thụ.
Nhưng tại sao Chúa Giêsu lại trở thành người phục vụ? V́ Ngài biết cuộc đời con người trên dương thế vui ít, buồn nhiều. Đau khổ và nước mắt. Do đó, Ngài muốn tự trở nên kẻ hầu bàn, người rửa chân để chia sẻ và cảm nhận một cách rốt ráo những oan kiên và đau khổ của kiếp người, hầu mang lại cho nó giá trị cứu rỗi.
Chúa Giêsu là “tôi tớ” của Chúa Cha. Chúng ta là tôi tớ của người “tôi tớ” này. Nhờ đó, sự phục vụ của chúng ta đồng nghĩa với hành động phục vụ của Chúa Giêsu. Chúng ta t́m được ư nghĩa phục vụ này trong Tin Mừng khi nói về ngày Chung Thẩm trong đó kẻ lành, người dữ đều bị phán xét về một hành động: hành động phục vụ: “Khi ta đói các ngươi đă cho ăn, khát cho uống. Khi ta là khách lạ, các ngươi đă tiếp rước, ḿnh trần cho áo mặc. Khi ta đau ốm các ngươi đă yên ủi, tù tội đến viếng thăm” (Mt 25: 35-36). Một điều ngạc nhiên là cả người lành và người dữ đều không ngờ là ḿnh đă làm những việc ấy cho Chúa. Họ chỉ biết được điều này khi Ngài nói với họ: “Ta bảo cho các ngươi hay, khi các ngươi làm những việc ấy cho một trong những anh em bé nhỏ nhất của ta đây, là các ngươi đă làm cho chính ta” (Mt 25:40).
3. Phản ảnh Đức Ái cao cả của Thiên Chúa: Chúa đă làm gương và dậy chúng ta làm như vậy: “V́ ta đă làm gương để anh em cũng bắt chước mà làm như ta đă làm cho anh em” (Gioan 13:15). Do đó, đây không chỉ là một lời khuyên, nhưng là một lệnh truyền. Bởi v́ việc chúng ta phục vụ - rửa chân cho nhau - là một hành động diễn tả và phản ảnh t́nh yêu cao cả của Thiên Chúa.
“Thiên Chúa là t́nh yêu” (1 Gioan 2:8). Do đó, Ngài không làm ǵ hơn là ban phát, chia sẻ, và dậy chúng ta về t́nh yêu. Nhưng t́nh yêu lại là một cái ǵ thiêng liêng, cao cả, nên con người chỉ nhận ra t́nh yêu qua những dấu chỉ của nó, đó là sự phục vụ.
Chúng ta làm ǵ biết và thấy được t́nh yêu Thiên Chúa nếu không thấy Chúa Giêsu - Thiên Chúa mặc xác phàm. Và chúng ta cũng không thể khám phá ra Chúa Giêsu nếu như không có những hành động phục vụ rơ ràng của Ngài. Ngài rao giảng, chữa lành, nuôi dân chúng, thực hiện những phép lạ, và nhất là trao ban chính ḿnh Ngài cho nhân loại qua Bí Tích Thánh Thể và sự tự hiến trên thập giá. Đó là cách thức Thiên Chúa phục vụ con người.
Ngài cũng muốn chúng ta phục vụ Ngài, và phục vụ nhau. Sự phục vụ trong yêu thương bằng những hành động bác ái, chia sẻ và chấp nhận. Một hành động nói lên t́nh yêu Thiên Chúa có trong chúng ta và hiện diện giữa chúng ta.
THÁNH THỂ
Chúa Giêsu đă rửa chân cho các môn đệ trước rồi mới ban Thánh Thể cho các ông sau. Ngài như muốn nói với các ông và chúng ta hôm nay là để tham dự một bàn tiệc linh đ́nh trọng thể, người tham dự cần phải sạch sẽ, thơm tho và ăn mặc lịch sự. Phải rửa chân, tay, mặt mày sạch sẽ. Nếu cần c̣n phải trang điểm, son phấn và xức nước hoa nữa. Nhất là khi chúng ta đến với Chúa trong bàn tiệc Thánh Thể.
Việc Chúa Giêsu rửa sạch các môn đệ Ngài bằng t́nh yêu là dấu chỉ đức ái thực hành mà Kitô hữu chúng ta phải thực hiện mỗi khi tham dự Thánh Lễ và rước Ḿnh Máu Thánh Chúa. Nếu không thực sự trong sạch, và nếu không được đức ái liên kết, chúng ta không có đủ tư cách đến với Chúa, nhất là mang lấy Chúa vào trong tâm hồn ḿnh. Chỉ có đức ái, chỉ có ḷng yêu mến, yêu mến Thiên Chúa và yêu mến anh chị em mới làm cho chúng ta xứng đáng đến tham dự và rước lấy Ḿnh Máu Thánh Chúa.
Đến với Chúa mà ḷng đầy giận hờn. Đến với Chúa mà trong ḷng c̣n thù ghét, ghen tị, và nuôi ư muốn báo thù. Đến với Chúa mà ḷng c̣n đầy tham lam, dâm ô, gian dối. Đến với Chúa mà trong ḷng đang c̣n t́m cách hăm hại anh chị em ḿnh tức là đến Ngài bằng đôi chân dơ bẩn.
Không những chỉ có những khuyết điểm về mặt tiêu cực. Một khi ta có khả năng, có nghị lực, có cơ hội nhưng lại khóa cửa ḷng ḿnh lại trước những đau khổ tâm linh cũng như vật chất của anh chị em quanh ta, là đến với Chúa bằng đôi chân dơ bẩn. Là đến với Ngài bằng trái tim lạnh giá thiếu sức nóng t́nh người.
Trong những trường hợp ấy, nếu ta ngồi vào bàn với anh chị em ḿnh. Nếu ta rước lấy Thiên Chúa t́nh yêu vào ḷng ḿnh, là ta đă đón tiếp Ngài vào một căn nhà hôi hám, bẩn thỉu, và bằng đôi chân dơ bẩn.
Tóm lại, khi Chúa rửa chân cho các môn đệ và sau đó kêu gọi các ông tham dự bàn tiệc Ḿnh Máu Thánh Ngài, Chúa có ư cho các ông và chúng ta biết rơ điều này, là chúng ta không thể đến với Ngài và đến với anh chị em ḿnh nếu chúng ta không có tâm hồn sốt sắng và yêu mến. Không có tinh thần phục vụ. V́ chúng ta không thể tiếp nhận Ḿnh Máu Thánh Ngài với tấm ḷng ích kỷ, thiếu bác ái yêu thương.
“Đâu có t́nh yêu thương. Ở đó có Đức Chúa Trời”. Xin Chúa cho chúng con biết rửa chân ḿnh và chân anh chị em ḿnh cho sạch sẽ thơm tho, tức là yêu mến và phục vụ. Nhờ đó, chúng con được tràn đầy ḷng tin cây mến tiếp rước Chúa vào tâm hồn chúng con. V́ Chúa chính là Rượu Bánh nuôi sống chúng con trên đường về quê hương vĩnh cửu. Và Chúa cũng chính là sự phục sinh của chúng con. Amen.