|
Thứ Sáu Lễ Thánh Tâm Chúa (Năm 2006, ngày 23/6) Tóm Lời Chúa
Bài Sách Thánh năm 1 (năm lẻ):
2Cor.11:18,21-30 18
V́ có lắm kẻ tự hào theo tính xác thịt, th́ tôi đây, tôi cũng tự hào. 1
Bà A-than-gia, thân mẫu vua A-khát-gia-hu, thấy con ḿnh đă chết, th́ đứng lên
tiêu diệt tất cả hoàng tộc.2 Nhưng bà Giơ-hô-se-va, ái nữ vua Giô-ram
và là chị của vua A-khát-gia-hu, đă ẵm Giô-át, con vua A-khát-gia-hu, lén đưa
cậu ra khỏi số các hoàng tử sẽ bị sát hại, giấu trong pḥng ngủ cùng với người
vú nuôi. Như thế, người ta đă giấu được cậu bé khuất mắt bà A-than-gia, và cậu
không bị giết.3 Cậu Giô-át ở lại với bà Giơ-hô-se-va trong Nhà ĐỨC
CHÚA, lẩn trốn ở đó sáu năm, suốt thời bà A-than-gia cai trị xứ sở.4
Năm thứ bảy, ông Giơ-hô-gia-đa sai người đi mời các vị chỉ huy một trăm quân
thuộc đạo binh Ca-ri và thuộc đoàn thị vệ. Ông cho họ vào trong Nhà ĐỨC CHÚA với
ông. Ông kết ước với họ, bắt họ tuyên thệ trong Nhà ĐỨC CHÚA, và cho họ được
thấy hoàng tử.
Suy Lời Chúa Ư chính của Lời Chúa qua các bài Thánh Kinh do Giáo Hội cố ư chọn lựa và sắp xếp cho phụng vụ Thánh Lễ của riêng ngày hôm nay được chứa đựng trong nội dung của Bài Phúc Aâm. Đó là lời Chúa Giêsu cho môn đệ biết cần phải khôn ngoan t́m cái vĩnh tồn. Thật vậy, theo lời Chúa Giêsu trong bài Phúc Aâm hôm nay, để có thể t́m kiếm “kho báu trên trời là điều mối mọt không thể gậm nhấm hay trộm cắp lấy được”, tức những ǵ vĩnh tồn và chân thật, như “danh Cha, nước Cha và ư Cha” theo lời “nguyện” Người dạy (trong bài Phúc Aâm hôm qua), thành phần “là muối đất... là ánh sáng thế gian” (Phúc Aâm ngày thứ ba tuần 10 trước đây), cần phải có một tấm ḷng thiết tha gắn bó, “v́ kho tàng của các con ở đâu, ḷng các con cũng ở đó”, và tấm ḷng thiết tha gắn bó tất cả những ǵ chân thiện vĩnh tồn này sẽ như “mắt là đèn soi thân thể. Nếu mắt của các con tốt th́ thân thể của các con sẽ đầy ánh sáng; bằng nếu chúng xấu th́ thân thể của các con sẽ ở trong tối tăm. Mà nếu ánh sáng của các con là tối tăm th́ càng tối tăm đến mức nào”. Bài đọc năm 2 hôm nay cho thấy việc làm “tối tăm đến mức nào” của nữ ngụy tặc Athalia, người đă có con “mắt” tham lam khi cướp đoạt ngôi báu sau khi con bà là vua Ahazia chết đi và đă ra tay giết hết vương tộc. Thế nhưng, v́ cái “kho báu ở đâu ḷng cũng ở đó” của bà chỉ là “kho báu trần gian, nơi mối mọt đục khoét và trộm cắp lấy đi được”, mà cuối cùng “bà đă bị lôi đi... giết chết” như bài đọc năm 2 hôm nay thuật lại. C̣n “kho báu trên trời” vĩnh tồn mà tông đồ Phaolô đă chịu mọi cùng khổ để theo đuổi, như lời ngài tự thuật trong bài đọc năm 1 hôm nay, là: “Ngoài những khổ đau không kể khác c̣n có các thao thức hằng ngày thôi thúc tôi, có niềm lo âu của tôi với các giáo đoàn. Có ai yếu đuối mà tôi vô cảm đâu?...”
Nguyện Lời Chúa Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, được xức dầu Thần Linh, đă đến trong thế gian như kho báu được giấu nơi ruộng thế gian. Kitô hữu chúng con đă được kho báu Nước Trời khi chịu Bí Tích Rửa Tội. Thế nhưng, c̣n sống trong xác thịt, chúng con vẫn có thể mù quáng bán rẻ ân sủng. Bởi thế, xin Mẹ Maria đă cưu mang Giêsu qủa phúc của ḷng Mẹ, giúp chúng con biết hoan hưởng kho báu Nước Trời. Amen.
Thứ Sáu Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu (trong Tuần sau húa Nhật Lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa) NGUỒN MẠCH SỰ SỐNG Ở NƠI CHÚA (Thánh Giám Mục Tiến Sĩ Bonaventure: Opusculum 3, Lignum vitae, 29-30, 47: Opera omnia 8, 79) Hỡi con người được cứu chuộc, giờ đây hăy suy nghĩ và hăy xét xem Đấng đă treo trên cây thập giá v́ các người cao cả và quí trọng biết bao. Cái chết của Người làm cho kẻ chết được sự sống, thế nhưng, vào lúc Người qua đời th́ trời đất bị ch́m ngập vào một cuộc thương khóc và những tảng đá cứng rắn bị vỡ ra làm đôi. Ư định thần linh đă để cho một trong những người lính lấy lưỡi đ̣ng mở cạnh lương nong thánh của Chúa Kitô ra. Điều này xẩy ra để Giáo Hội được h́nh thành từ cạnh sườn của Chúa Kitô khi Người thiếp vào giấc ngủ chết chóc trên cây thập giá, cũng như để Sách Thánh được nên trọn: Họ sẽ nh́n lên Đấng họ đâm thâu qua. Máu và nước chảy ra bấy giờ là giá cứu độ chúng ta. Tuôn ra từ vực thẳm bí nhiệm của con tim Chúa Kitô như một suối nguồn, mạch nước này đă ban cho các bí tích của Giáo Hội một thứ quyền năng thông truyền sự sống ân sủng, và đối với những ai vẫn sống trong Chúa Kitô, mạch nước ấy trở nên một suối nước hằng sống vọt lên sự sống đời đời. Thế nên, hăy chỗi dậy, hỡi thành phần dấu ái của Chúa Kitô! Hăy bắt chước chim câu làm tổ trong hốc đá, canh chừng lối vào như chim sẻ t́m được trú cư. Ở đó, như chim câu rừng, các người hăy dấu những đứa con nhỏ của ḿnh, hoa trái t́nh yêu tinh sạch của các người. Hăy ghé môi xuống gịng suối mà hớp lấy thứ nước từ những giếng nước của Đấng Cứu Độ, v́ đây là gịng suối chảy ra từ giữa vườn địa đường, chia làm bốn con sông, làm ngập ngụa những tâm hồn sốt sắng, tưới dội toàn thể mặt đất và làm cho nó trở nên ph́ nhiêu tươi tốt. Hăy hăm hở chạy đến với nguồn mạch sự sống và ánh sáng này, hỡi tất cả anh em là thành phần đă khấn hứa phục vụ Thiên Chúa. Hăy đến, dù anh em là ai đi nữa, và hăy hết ḷng kêu lên Người. Ôi, vẻ đẹp khôn tả của Vị Thiên Chúa tối cao và hào quang tinh ṛng nhất của ánh sáng đời đời! Một sự sống thông ban tất cả mọi sự sống, một ánh sáng là nguồn của mọi thứ ánh sáng, bảo tŕ trong ánh quang sáng đời đời vô số những ngọn lửa chiếu tỏa trước ngai thần tính của Chúa từ lúc rạng đông của thời gian! Mạch nước đời đời bất khả thấu, gịng nước trong trẻo và ngọt ngào chảy từ một con suối kín đáo, mắt trần gian không thấy được! Không ai có thể thấu được vực thẳm của Chúa hay có thể khảo sát được những giới tuyến của Chúa, không ai có thể đo được chiều rộng của Chúa, không ǵ có thể làm nhơ nhuốc sự tinh tuyền của Chúa. Từ Chúa chảy ra gịng sông làm hoan lạc thành đô của Thiên Chúa, và làm cho chúng tôi hoan hỉ vang lên lời tạ ơn bằng những bài ca chúc tụng Chúa, v́ theo cảm nghiệm, chúng tôi biết được rằng nguồn mạch sự sống ở nơi Chúa và chúng tôi thấy được ánh sáng trong ánh sáng của Chúa. (Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 662-663)
ĐÂY LÀ TRÁI TIM RẤT MỰC YÊU THƯƠNG Trần Mỹ Duyệt
Ngày 23 tháng 6 năm nay là ngày Giáo Hội mừng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Trái Tim Chúa Giêsu, biểu tượng t́nh yêu vô biên của Thiên Chúa đối với nhân loại.
Cách đây 331 năm, ngày 16 tháng 6 năm 1675, Chúa Giêsu đă tỏ trái tim người cho thánh nữ Maria Margarita Alocoque. Người đă nói với thánh nữ: “Đây là trái tim hằng yêu thương nhân loại quá đỗi”.
Thánh Gioan Tông Đồ, người môn đệ được diễm phúc tựa đầu vào ngực Chúa Giêsu trong Bữa Tiệc Ly, được coi là người đại diện cho mỗi người chúng ta, để cảm nhận những nhịp đập yêu thương của Trái Tim người. Những nhịp đập phát xuất từ một trái tim rất mực yêu thương con người, yêu thương từng người chúng ta. Trái tim đă thổn thức chờ đợi từng giây phút để được hiến dâng, để bị đâm thủng bởi lưỡi đ̣ng Longchinô, và để chảy đến giọt máu cuối cùng v́ yêu thương nhân loại.
T̀NH CHÚA YÊU THƯƠNG
50 năm trước đây, Đức Piô XII đă viết trong thông điệp Haurietis Aquas như sau: “Trái Tim (Chúa Cứu Thế) hơn bất cứ phần thân thể nào của người là một dấu chỉ tự nhiên và là một biểu tượng t́nh yêu vô biên của người đối với nhân loại”. Ngài tiếp:
“Mầu nhiệm cứu chuộc thần linh, một cách rơ ràng và bằng cách thế rất tự nhiên là mầu nhiệm của t́nh yêu. Đó là một t́nh yêu tuyệt vời của Đức Kitô đối với Chúa Cha trên trời, (và) t́nh yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh và của Đấng Cứu Chuộc đối với mọi người”.
Ngài đă khuyến khích mọi Kitô hữu “hăy suy ngắm nhịp đập rất mực yêu thương của ThánhTâm Người”. “Đây là trái tim”, Chúa Cứu Thế đang nói với chúng ta qua vị giáo hoàng của người.
Cũng qua thông điệp này, Đức Piô XII đă ghi lại một kỷ niệm khác nữa. Kỷ niệm 1 thế kỷ, ngày Á Thánh Giáo Hoàng Piô IX thiết lập lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu trên toàn Giáo Hội.
Cũng chính Đức Piô IX, vào năm 1875 nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày Chúa Giêsu hiện ra với thánh nữ Maria Margarita, đă kêu gọi toàn thế giới tận hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu. “Này là trái tim”, Chúa Kitô lại một lần nữa giới thiệu trái tim người qua Á Thánh Giáo Hoàng Piô IX.
Tiếc thay, nhân loại ngày nay vẫn tỏ ra lơ là và không mấy đếm xỉa đến lời mời gọi ấy, mặc dù thế giới hôm nay đang sống trong t́nh trạng thiếu vắng t́nh yêu. Một thế giới mà hận thù, khủng bố, bạo loạn, chiến tranh và chia rẽ xẩy ra khắp nơi. Một thế giới mà người ăn thịt người như chúng ta thấy xuất hiện trên báo chí, internet cảnh thai nhi bị nấu canh. Thế giới mà cha mẹ giết con cái ḿnh qua hằng chục triệu vụ phá thai mỗi năm. Thế giới của ly dị, của đồng tính, của hôn nhân đồng tính. Bộ mặt xă hội đă trở nên méo mó, và lương tâm nhân loại đă trở nên chai đá. T́nh trạng đánh mất lương tâm này đă được Đức Piô XII gọi là hiện tượng “mất ư thức tội lỗi”. Từ đó, con người đă không phân biệt nổi giữa thiện và ác, giữa tội lỗi xấu xa và điều thiện hảo. Một thế giới đói khát t́nh thương, mặc dù t́nh thương Thiên Chúa vẫn có đó.
Ư thức được cơn đói tâm linh này, Đức Gioan Phaolô II đă thiết lập thêm lễ T́nh Thương Xót Chúa trong dịp phong thánh cho nữ tu Faustina ngày 30 tháng 4 năm 2000 – Đại Năm Thánh 2000. Một lễ được mừng sau Chúa Nhật Phục Sinh như có ư nhắc nhở rằng nhân loại phải đến với Thánh Tâm Nhân Hậu Chúa Cứu Thế, v́ đó là suối nguồn t́nh thương giải khát được mọi cơn khát của tâm hồn. V́ Chúa Cứu Thế đă chịu chết và sống lại v́ chúng ta.
Theo gương những vị tiền nhiệm, Đức Biển Đức XVI cũng đă phản ảnh sự quan tâm của ḿnh trước hiện tượng thiếu thốn t́nh thương của con người ngày nay bằng thông điệp đầu tiên của ngài mang tựa đề “Deus Caritas Est” – Thiên Chúa là T́nh Thương.
Hơn 1 năm trên ngôi giáo hoàng, Đức Biển Đức XVI qua những bài giảng thuyết, và qua những việc làm của ḿnh, và đặc biệt qua thông điệp Deus Caritas Est, ngài đă được tặng danh hiệu “Giáo Hoàng của T́nh Yêu”.
ĐÁP TRẢ CỦA CON NGƯỜI
Thông điệp Deus Caritas Est không phải chỉ là một áng văn tuyệt mỹ, hay những từ ngữ làm ấm ḷng người. Trên tất cả, nó là thực thể rơ ràng và là một đ̣i hỏi cần được đáp trả từ phía con người đối với t́nh yêu Thiên Chúa. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đă nhắc lại lời Thánh Tông Đồ Gioan: “Nếu ai nói rằng ḿnh kính mến Thiên Chúa, mà lại ghét bỏ anh chị em ḿnh, người đó là người nói dối. V́ anh chị em là những người mà nó có thể nh́n thấy mà c̣n không yêu, làm sao nó có thể yêu Thiên Chúa là Đấng nó không nh́n thấy được” (1 Gioan 4:20).
Và ngài đă diễn nghĩa: “Sợi dây ràng buộc chặt chẽ giữa t́nh yêu Thiên Chúa và t́nh yêu tha nhân phải được nhấn mạnh. Cả hai đều liên kết chặt chẽ với nhau đến nỗi có thể nói rằng chúng ta nói ḿnh yêu mến Thiên Chúa sẽ trở thành những lời nói láo, nếu chúng ta đóng cửa ḷng ḿnh lại đối với tha nhân hoặc ghét bỏ họ. Lời Thánh Gioan cần được diễn giải trong ư nghĩa là t́nh yêu tha nhân là con đường dẫn tới sự gặp gỡ Thiên Chúa, và rằng nhắm mắt lại trước tha nhân cũng có nghĩa là nhắm mắt lại đối với Thiên Chúa”. Theo Đức Thánh Cha, chúng ta có thể nắm bắt được t́nh yêu Thiên Chúa bằng cách đáp trả bằng t́nh yêu của chúng ta đối với những người chung quanh, đặc biệt, những ai đang cần đến sự giúp đỡ của chúng ta.
Ḷng sùng kính chúng ta dành cho Thánh Tâm Chúa Giêsu không ǵ hơn là tự giới hạn những nhu cầu và đ̣i hỏi ích kỷ cá nhân, chấp nhận hy sinh để tăng trưởng t́nh yêu. Hăy ra đi, hăy vào đời, hăy gặp gỡ và giúp đỡ những người đang cần đến t́nh yêu của chúng ta. Xúc phạm đến những ngựi này, hay coi thường họ là gây thương tích cho Thánh Tâm Chúa. V́ trong Trái Tim ấy cũng có những chỗ đứng trang trọng cho những người này.
“Đây là trái tim”, Chúa Cứu Thế cũng đang muốn nói với tất cả chúng ta những lời này ngay hôm nay và trong lúc này. Đời sống là một tặng ân t́nh yêu lớn lao mà Thiên Chúa trao tặng mỗi người chúng ta. Hăy đọc và hiểu biết t́nh yêu Thiên Chúa như thế nào qua Thánh Tâm Chúa Giêsu, và hăy đáp trả một cách xứng đáng t́nh yêu ấy.
|