|
Ngày 16/4: Thánh Grace Đồng trinh tử đạo. Theo truyền tụng, đức tin mạnh mẽ của thánh nhân đă làm ngài sống c̣n trước cực h́nh. |
|
“Chúng tôi đă ăn uống với
Người, sau khi Người từ cơi chết sống lại” Trong những ngày ấy, Phêrô lên tiếng nói rằng: “Như anh em biết điều đă xảy ra trong toàn cơi Giuđêa, khởi đầu từ Galilêa, sau khi Gioan rao giảng phép rửa: ấy là Chúa Giêsu thành Nagiarét. Thiên Chúa đă dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu cho Người. Người đi khắp nơi, ban bố ơn lành và chữa mọi người bị quỉ ám, bởi v́ Thiên Chúa ở cùng Người. Và chúng tôi, chúng tôi là chứng nhân tất cả những ǵ Người đă làm trong nước Do Thái, và tại Giêrusalem, Người là Đấng người ta đă giết treo Người trên thập giá. Nhưng ngày thứ ba, Thiên Chúa đă cho Người sống lại và hiện ra không phải với toàn dân, mà là với chúng tôi là nhân chứng Thiên Chúa đă tuyển chọn trước, chính chúng tôi đă ăn uống với Người sau khi Người từ cơi chết sống lại. Và Người đă truyền cho chúng tôi rao giảng cho toàn dân và làm chứng rằng chính Người đă được Thiên Chúa tôn làm quan án xét xử kẻ sống và kẻ chết. Mọi tiên tri đều làm chứng về Người rằng: Tất cả những ai tin vào Người, th́ nhờ danh Người mà được tha tội. Lời của Chúa.
Đây là ngày Chúa đă lập ra, chúng ta hăy mừng rỡ hân hoan về ngày đó. 1. Hăy cảm tạ Chúa, v́ Chúa hảo tâm, v́ đức từ bi của Người muôn thuở. Hỡi nhà Israel, hăy xướng lên: “Đức từ bi của Người muôn thuở”. 2. Tay hữu Chúa đă hành động mănh liệt, tay hữu Chúa đă cất nhắc tôi lên. Tôi không chết, nhưng tôi sẽ sống, và tôi sẽ loan truyền công cuộc của Chúa. 3. Phiến đá mà những người thợ xây loại bỏ, đă biến nên tảng đá góc tường. Việc đó đă do Chúa làm ra, việc đó kỳ diệu trước mặt chúng ta.
“Anh em hăy t́m những sự
trên trời, nơi Đức Kitô ngự” Anh em thân mến, nếu anh em đă sống lại với Đức Kitô, anh em hăy t́m những sự trên trời, nơi Đức Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hăy nghĩ đến những sự trên trời, chớ đừng nghĩ đến những sự dưới đất. V́ anh em đă chết, và sự sống anh em được ẩn giấu với Đức Kitô trong Thiên Chúa. Khi Đức Kitô là sự sống anh em xuất hiện, bấy giờ anh em sẽ xuất hiện với Người trong vinh quang. Lời của Chúa.
Các Kitô hữu hăy tiến dâng
lời khen ngợi hy lễ Vượt Qua.
“Người phải sống lại từ
cơi chết” Ngày đầu tuần, Maria Mađalêna đi ra mồ từ sáng sớm khi trời c̣n tối và bà thấy tảng đá đă được lăn ra khỏi mồ, bà liền chạy về t́m Simon-Phêrô và người môn đệ khác được Chúa Giêsu yêu mến, bà nói với các ông rằng: “Người ta đă lấy xác Thầy khỏi mồ, và chúng tôi không biết người ta đă để Thầy ở đâu”. Phêrô và môn đệ kia ra đi đến mồ. Cả hai cùng chạy, nhưng môn đệ kia chạy nhanh hơn Phêrô, và đến mồ trước. Ông cúi ḿnh xuống thấy những khăn liệm để đó, nhưng ông không vào trong. Vậy Simon-Phêrô theo sau cũng tới nơi, ông vào trong mồ và thấy những dây băng nhỏ để đó, và khăn liệm che đầu Người trước đây, khăn nầy không để lẫn với dây băng, nhưng cuộn lại để riêng một chỗ. Bấy giờ môn đệ kia mới vào dù ông đă tới mồ trước. Ông thấy và ông tin, v́ chưng các ông c̣n chưa hiểu rằng, theo Kinh Thánh, th́ Người phải sống lại từ cơi chết. Phúc Âm của Chúa.
SUY NIỆM
Tin Mừng Phục Sinh không phải chỉ là Tin Mừng Chúa Kitô Sống Lại…
Hiện Tượng Phục Sinh
Đại Lễ Phục Sinh gồm có Lễ Vọng Phục Sinh vào tối hay đêm Thứ Bảy và Lễ Phục Sinh vào chính Chúa Nhật. Các bài đọc được Giáo Hội soạn chọn cho cả ba chu kỳ phụng vụ A, B và C, dù là Lễ Vọng Phục Sinh hay Lễ Chúa Nhật Phục Sinh. Riêng bài Phúc Âm của Lễ Chúa Nhật Phục Sinh có thể đọc hai bài Phúc Âm theo Thánh Kư Gioan, một bài hợp cho Lễ ban sáng và một bài hợp cho Lễ ban chiều. Bài Phúc Âm Thánh Gioan cho Lễ Phục Sinh được cử hành chiều Chúa Nhật là bài Phúc Âm về hai môn đệ đi về làng Emmau, bài Phúc Âm tŕnh thuật lại những ǵ đă xẩy ra vào buổi chiều ngày thứ nhất trong tuần. C̣n bài Phúc Âm cho Lễ Phục Sinh được cử hành ban sáng hay ban ngày là bài Phúc Âm tŕnh thuật về những ǵ xẩy ra vào buổi sáng, nhất là việc hai tông đồ Phêrô và Gioan được Mai Đệ Liên báo tin th́ chạy ra mồ xem sự thể.
Bài Phúc Âm của Thánh Kư Gioan cho Lễ Phục Sinh Chúa Nhật đây có thể nói là bài Phúc Âm tiếp tục các bài Phúc Âm Nhất Lăm của Lễ Vọng Phục Sinh, nhất là bài Phúc Âm của Thánh Kư Luca, bài Phúc Âm ở phần thứ hai cũng là phần cuối cho biết các phụ nữ chạy về báo tin cho các tông đồ và tông đồ Phêrô đă chạy ra mồ. Một điểm giống nhau trong bộ ba Phúc Âm Nhất Lăm được Giáo Hội chọn đọc cho Lễ Vọng Phục Sinh là các phụ nữ, ở phần đầu của bài phúc âm, đi ra mồ vào ban sáng ngày thứ nhất trong tuần, thấy tảng đá chắn cửa mồ bị lăn sang một bên, và được thiên thần cho biết Chúa Giêsu đă sống lại. Tuy nhiên, ở phần cuối của bài Phúc Âm, trong khi Thánh Kư Mathêu của chu kỳ năm A cho biết Chúa Giêsu hiện ra với những người phụ nữ này trên đường họ chạy về báo tin cho các môn đệ, và trong khi Thánh Kư Luca của chu kỳ năm C cho biết các bà đă về báo được tin cho các tông đồ, th́ Thánh Kư Marcô của chu kỳ năm B ở giữa chu kỳ A và B cho biết kết quả là: “Họ run rẩy khiếp đảm tuôn ra khỏi mồ; và v́ quá sợ hăi họ đă không nói ǵ với ai cả”. Ở đây chúng ta thấy h́nh như Phúc Âm của Thánh Kư Marcô không hợp với Phúc Âm của Thánh Kư Mathêu và Luca về chi tiết cuối cùng này, chi tiết cho thấy các phụ nữ quả thực có chạy về báo tin cho các môn đệ chứ không phải là “không nói ǵ với ai cả”. Tuy nhiên, nếu đọc kỹ ba bài Phúc Âm Nhất Lăm cho Lễ Vọng Phục Sinh, kể cả Phúc Âm Thánh Gioan cho Lễ Phục Sinh Chúa Nhật, (Phúc Âm theo Thánh Mathêu được viết tắt A, tiêu biểu cho chu kỳ phụng vụ năm A, Phúc Âm theo Thánh Marcô được viết tắt B và Luca là C, c̣n Phúc Âm Thánh Gioan được viết tắt là G), chúng ta thấy các chi tiết rất ăn khớp với nhau như sau:
1. Vào ngày thứ nhất trong tuần có ba người phụ nữ (theo Phúc Âm A, B, C và G) ra mồ, nhưng Mai Đệ Liên ra trước từ khi trời c̣n tối (G), c̣n hai bà kia ra sau vào lúc từ sáng sớm (A và C) để xem xét (A), mang theo cả hương liệu (C);
2. Nhưng trước khi ba người phụ nữ ra mồ th́ tại mồ đột nhiên xẩy ra một trận động đất và sau đó xuất hiện một vị thiên thần đến lăn tảng đá ra và ngồi trên đó, làm cho đám lính canh mồ của Hội Đồng Do Thái kinh hoàng khiếp sợ đến ngă sấp mặt xuống đất như chết (A); 3. Hai người phụ nữ đến sau trên đường đi đă tỏ ra lo lắng không biết ai sẽ lăn tảng đá chắn của mồ dùm cho các bà hay chăng, song khi các bà ra tới mồ th́ mặt trời đă mọc (B), trước hết các bà thấy tảng đá khổng lồ che đậy cửa mồ đă được lăn sang một bên rồi (B và C), cũng như Mai Đệ Liên ra trước đă thấy và chạy về báo tin cho các tông đồ (G); chắc các bà không ở chung với các tông đồ, nhưng biết được nơi các vị ở là Nhà Tiệc Ly, nhưng các bà ở những nơi khác nhau (nhất là trường hợp của Mai Đệ Liên), bằng không, nếu họ ở chung với các tông đồ th́ khi Mai Đệ Liên chạy về báo tin cho các tông đồ đă gặp được hai bà kia rồi;
4. Khi hai người phụ nữ đến sau ấy bước vào trong mồ (B và C), trong khi Mai Đệ Liên có thể đă chạy về báo tin cho các tông đồ (G), hai bà này không thấy xác Chúa Giêsu đâu (C), và trong khi suy nghĩ về hiện tượng ấy (C), th́ đột nhiên có hai người nam mặc áo chói sáng hiện ra ở ngay bên cạnh họ làm họ sợ hăi sấp mặt xuống đất (C);
5. Hai người nam này nói với họ rằng: “Tại sao các người t́m người sống nơi kẻ chết. Ngài không c̣n ở đây; Ngài đă sống lại rồi. (Có thể một người nói trước tới đây, rồi tới người c̣n lại nói tiếp như sau). Hăy nhớ lại những ǵ Ngài đă nói với các người khi Người c̣n ở Galilê, đó là Con Người bị nộp vào tay thành phần tội lỗi rồi bị đóng đanh, nhưng sẽ sống lại vào ngày thứ ba” (C); ngoài ra, một trong hai người nam ấy c̣n nói: “Đừng sợ. Ta biết các người đang t́m Giêsu tử giá, nhưng Ngài không c̣n đây. Ngài đă sống lại đúng như lời Ngài đă phán hứa. Hăy đến mà xem nơi Ngài đă được chôn táng” (A), hay “Các người đừng có kinh ngạc! Các người đang t́m Giêsu Nazarét, Đấng chịu đóng đanh, chứ ǵ. Ngài sống lại rồi; không c̣n ở đây đâu. Hăy đến mà xem nơi Người đă được chôn táng” (B).
6. Được chứng kiến hiện tượng lạ trong mồ, hai bà này cảm thấy hết sức sợ hăi nói không lên lời và không nói với ai (thật ra lúc bấy giờ ở đó cũng chẳng có ai; đám lính canh của Hội Đồng Do Thái đă biến mất từ sau cuộc động đất khi trời c̣n tối trước khi Mai Đệ Liên ra mồ nữa) sau khi cuống lên ra khỏi mồ (B), nhưng bây giờ đi đâu đây, nếu không phải là nên chạy về báo tin cho các tông đồ, đúng như lời các bà được căn dặn: “Vậy hăy đi nói với các môn đệ của Ngài và Phêrô rằng ‘Ngài đi trước các người đến Galilê, nơi các người sẽ thấy Ngài như Ngài đă bảo các người’” (B), hay câu nói tương tự: “Vậy hăy mau đi nói cho các môn đệ của Ngài biết rằng ‘Ngài đă sống lại từ trong kẻ chết và hiện nay đă đến Galilê trước các người, nơi các người sẽ được thấy Ngài’” (A), các bà vừa mừng vừa sợ chạy đi báo tin cho các môn đệ của Ngài (A);
7. Trên đường đi, (chắc là vào lúc hai bà đang hoảng sợ không biết chạy đi đâu, về nhà hay đến với các tông đồ), hai bà đă gặp được Chúa Giêsu hiện ra để trấn an hai bà và để lập lại lời thiên thần nói với hai bà về sứ mạng báo tin Ngài phục sinh cho anh em của Ngài (A);
8. Về đến nơi các tông đồ trú ngụ, các bà đă thuật lại những điều đă thấy và đă nghe ở mồ cho Nhóm 11 tông đồ nghe (C); ở đây có thể Mai Đệ Liên sau khi chạy về báo tin trước đó vẫn chưa ra lại mồ v́ các tông đồ chưa chịu tin nên chẳng động đậy ǵ th́ hai bà kia đă về báo tin,
9. Tuy nhiên, với chứng cớ của cả ba người đàn bà, tông đồ Phêrô mới cảm thấy thực sự lấy làm lạ, để rồi không cầm được nữa đứng lên chạy ra mồ (C), và cũng chỉ khi nào vị tông đồ trưởng này đi, tông đồ Gioan mới đi theo, nhưng lại chạy nhanh hơn song không dám vào mồ trước cho tới khi vị trưởng đoàn của ḿnh vào trước mới theo vào sau (G);
10. Khi thấy những dấu tích ở trong mồ, tông đồ Gioan, biểu hiệu cho đức mến (đức mến nhậy cảm hơn đức tin, Gioan đă nhanh hơn Phêrô trên đường đến với Thày), đă tin (G), c̣n tông đồ Phêrô, tiêu biểu cho đức tin, vẫn c̣n ngờ ngợ (C);
11. Chắc hai bà kia sau khi về báo tin cho các tông đồ th́ không ra lại mồ nữa, trong khi Mai Đệ Liên đă trở lại mồ cùng với (đúng hơn theo sau) hai vị tông đồ Phêrô và Gioan v́ hai ông này chạy c̣n chị bước đi, bởi thế sau khi hai tông đồ này trở về th́ Mai Đệ Liên vẫn ở lại một ḿnh ngoài mồ (G);
12. Mai Đệ Liên v́ chưa thấy xác của Thày ḿnh đâu nên c̣n đang lo lắng, muốn biết Thánh Thể của Ngài ở đâu, nhỡ ra bị ai lấy mất và phạm đến Thánh Thể vô cùng cao quí của Ngài cách nào chăng (G); chị lo lắng và buồn khổ đến nỗi vừa đứng khóc bên mồ Chúa vừa nh́n vào trong xem sao, và chị bấy giờ đă thấy hai thiên thần rực rỡ bên trong (G);
13. Vừa lúc trả lời cho hai thiên thần xong, h́nh như linh cảm thấy có ǵ xẩy ra bên ḿnh, quay ra, chị thấy được chính Đấng chị đang nức nở t́m kiếm mà chị lại cứ tưởng là người làm vườn, Đấng đă hỏi chị như hai thiên thần “tại sao chị khóc”, và c̣n hỏi thêm: “chị đang t́m ai vậy?” (G), chị chẳng những bày tỏ mối quan tâm của chị về Thánh Thể của Chúa như chị đă cho hai thiên thần biết, mà c̣n hỏi “người làm vườn” này xem có phải chính ông ta đă đưa xác của Ngài đi chăng? (G)
14. Cuối cùng, chỉ sau khi nghe người làm vườn này lên tiếng gọi đến đích danh tên của chị, chị mới nhận ra Người (G), và v́ vui mừng quá sức chị tính lăn xả tới phục xuống trước mặt Người (G); việc Chúa Giêsu hiện ra riêng với Mai Đệ Liên là một chứng cớ cho thấy chị không cùng với hai người đàn bà ra mồ sau chạy về báo tin cho các môn đệ, bằng không chị cũng đă gặp được Chúa Giêsu khi Người hiện ra với hai bà này rồi (A);
15. Thế nhưng, Chúa Giêsu muốn hiện ra riêng với Mai Đệ Liên (G) ở đây vào lúc ấy, người phụ nữ đă không tiếc lọ dầu quí giá nhất để xức lên đầu Ngài sáu ngày trước (x Jn 12:1-8), không phải là để trấn an chị như Ngài đă làm trước nỗi sợ hăi hoang mang của hai người phụ nữ ra mồ sau, hay tái xác nhận sứ vụ của các bà như các bà đă nghe thấy ở trong mồ, mà là để biến nỗi đau thành niềm vui cho chị (x Jn 16:20), cũng như để bù đắp tấm ḷng của chị lúc nào cũng tỉ mỉ lo lắng cho Ngài, nhất là đă mạc khải cho chị biết cái Bí Mật của Sứ Điệp Phục Sinh cũng là Tin Mừng Phục Sinh, nhờ đó chị đă trở thành chứng nhân tiên khởi của Chúa Kitô Phục Sinh cho chính thành phần chứng nhân tiên khởi của Ngài là các tông đồ (G).
Bí Mật của Sứ Điệp Phục Sinh
Như thế, việc ra mồ của ba phụ nữ vào ngày thứ nhất trong tuần, trước hết là do ḷng cảm mến của các bà giành cho Chúa Giêsu, với mục đích để thăm một thi thể vô cùng đáng kính, nhưng không ngờ các bà lại là những người đầu tiên được báo tin Chúa Phục Sinh, như các mục đồng ở Bêlem xưa được các thiên thần báo tin Chúa Giáng Sinh. Tuy nhiên, việc biết tin không phải chỉ để mà biết, song để loan truyền, bởi v́ tin này là Tin Mừng Cứu Độ. Dầu sao giữa sứ mệnh của hai bà kia và của Mai Đệ Liên hoàn toàn khác nhau, v́ sứ điệp đôi bên nhận được hoàn toàn khác nhau: một đàng từ thiên thần bảo hai bà, một đàng từ chính Đấng Phục Sinh bảo Mai Đệ Liên; và một đàng chỉ là một tin báo qua hai bà về chứng cớ Chúa đă sống lại và tin báo về cuộc hẹn ḥ gặp gỡ giữa Thày tṛ với nhau, c̣n một đàng qua Mai Đệ Liên là Tin Mừng Sự Sống, Tin Mừng Hiệp Thông.
Thật vậy, Mai Đệ Liên đă được chính Đấng Phục Sinh trao cho sứ mệnh loan báo Tin Mừng Sự Sống chứ không chỉ là Tin Mừng Phục Sinh về việc Ngài đă sống lại: “Đừng động đến Thày, v́ Thày chưa lên cùng Cha. Tốt hơn, hăy đi đến với các anh em của Thày mà nói với họ rằng: ‘Thày đang lên cùng Cha của Thày cũng là Cha của các con, lên cùng Chúa của Thày cũng là Chúa của các con!’” Bởi thế, tin mà hai bà kia về báo cho các tông đồ không hoàn toàn là Tin Mừng Phục Sinh, mà là tin về sự kiện xẩy ra tại mồ, tin về những ǵ các bà chứng kiến thấy và nghe thấy từ thiên thần là vị sai các bà đi, tin về việc hội ngộ giữa các môn đệ và Chúa Giêsu nơi điểm hẹn Galilê. Phải, chỉ một ḿnh Mai Đệ Liên, sau khi được diễm hạnh Chúa Kitô Phục Sinh tỏ ḿnh ra cho, và mạc khải cho biết nội dung của Tin Mừng Phục Sinh như thế, mới có thể làm chứng về Ngài trước thành phần chứng nhân tiên khởi, bằng câu chị khẳng định với các vị là “Tôi đă thấy Chúa!” (Jn 20:18), rồi sau đó chị mới nói lại cho các vị biết Tin Mừng Sự Sống, Tin Mừng Hiệp Thông là những ǵ Chúa Kitô muốn dùng chị để truyền đạt cho các vị.
Đúng thế, nơi sứ điệp Chúa Kitô Phục Sinh muốn nói cho các môn đệ của Người biết qua trung gian Mai Đệ Liên, một con người thân t́nh thiết nghĩa với Ngài (x Jn 11:32-33; Lk 10:39,42), không phải chỉ là tin mừng về một hẹn ḥ gặp gỡ giữa Thày tṛ sau cơn hoạn nạn khốn khó bi thương, cũng không hoàn toàn chỉ thuần túy là tin mừng về việc Ngài đă sống lại, việc Người đă chiến thắng tội lỗi và sự chết, mà là tin mừng về chính thân phận được tái sinh của thành phần theo Ngài, thành phần giờ đây, nhờ việc Ngài phục sinh, phục sinh để thông ban Thánh Thần cho các vị vào buổi tối ngày thứ nhất trong tuần (x Jn 20:22), thật sự được trở thành “anh em của Thày” và được làm “anh em của Thày”, đến nỗi, “Cha của Thày cũng là Cha của các con, Chúa của Thày cũng là Chúa của các con”.
“Lời đă hóa thành nhục thể” (Jn 1:14) là để cho “những ai chấp nhận Ngài th́ Ngài ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa” (Jn 1:12). Và con người thực sự “được quyền làm con cái Thiên Chúa” khi họ được “Đấng làm phép rửa Thánh Thần” (Jn 1:33) tái sinh, vào lúc Ngài sống lại từ trong kẻ chết, thời điểm Ngài bắt đầu tuôn đổ Thánh Thần của Ngài xuống trên họ (x Jn 7:39). Thành phần được tái sinh đầu tiên c̣n ai khác ngoài chính các vị tông đồ, khi các vị được Ngài thổi hơi trên các vị mà phán: “Các con hăy nhận lấy Thánh Thần” (Jn 20:22). Để rồi, chính nhờ được tái sinh như thế, thành phần chứng nhân tiên khởi này mới có đủ tư cách và khả năng để sản sinh thần linh (x Lk 24:47-49), bằng việc rao giảng Tin Mừng Cứu Độ (x Mk 16:16) và bằng thừa tác vụ bí tích (x Mt 28:19; Jn 20:23). Đó là lư do trong Mùa Phục Sinh (7 tuần lễ), trọng tâm của các bài Phúc Âm sẽ xoay quanh chủ đề tái sinh để được “sự sống và là một sự sống viên măn hơn” (Jn 10:10) trong Chúa Kitô bởi Thánh Thần và nhờ Giáo Hội. Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
SỐNG LẠI TỪ CƠI CHẾT
Trần Mỹ Duyệt
Mỗi lần tham dự một thánh lễ an táng, tôi lại thấy xao xuyến cho thân phận và số kiếp con người. Tôi phân vân tự hỏi: “Không biết giờ này th́ linh hồn người quá cố ở đâu?”. Và rồi đêm nay, sau khi nằm dưới ḷng đất lạnh, những người đó sẽ có cảm giác ǵ? Một ḿnh giữa nghĩa trang đ́u hưu, nắng mưa giă giầu, và đêm đêm nghe những tiếng nỉ non của côn trùng. Nhưng nhất là tôi tưởng tượng ra cái thân xác kia sẽ bắt đầu rữa nát, nứt nẻ, tiêu hao đi để rồi c̣n lại một bộ xương trắng phau. Và với tháng năm, th́ những nắm xương tàn ấy cũng trở về hoàn toàn và ḥa tan trong cát bụi. Rồi tôi lại nghĩ đến tôi, một ngày nào đó, đến phiên ḿnh, khi những ǵ tôi đang nghĩ, đang thấy hôm nay đây cũng sẽ trở thành một sự thật cho chính ḿnh. Vẫn biết rằng, theo đức tin th́ sau khi chết linh hồn sẽ về với Chúa, thân xác nằm tạm trong ḷng đất để chờ ngày sống lại. Nhưng tự nhiên, những tư tưởng kia vẫn cứ theo tôi mấy ngày liền, và làm tôi thấy rờn rợn, hoang mang và sợ hăi. V́ tuy tin Chúa, nhưng tôi vẫn chỉ là một con người.
Đời người vui ít, buồn nhiều. Ít nụ cười mà lại nhiều nước mắt. Như vậy th́ thân phận con người sinh ra, lớn lên, và chết có nghĩa lư ǵ. Sắc đẹp, danh vọng, học thức, quyền bính, và giầu có để làm ǵ. Có khác chi một giấc chiêm bao?!!! Mà tại sao chúng ta lại phải sinh ra.
Nhưng có một người mà cái chết của người ấy không đem lại cho tôi những suy nghĩ như trên, ngược lại đă cho tôi một niềm hy vọng và một sức mạnh khiến tôi không bi quan khi nh́n cuộc đời này, và kiếp sống con người. Người ấy và cái chết của người ấy đă đổi mới quan niệm và cái nh́n về giá trị cuộc sống và giá trị sự sống của tôi. Một cách nào đó, con người này cũng không khác ǵ bao nhiêu người khác đă từng được sinh ra, lớn lên, và chết. Có khác chăng là con người này sinh ra trong một gia đ́nh nghèo và đạm bạc. V́ gia cảnh nghèo mà tuổi thơ đă không một ngày cắp sách đến trường. Ngược lại, ngày ngày giúp đỡ song thân bằng nghề thợ mộc.
Khi trưởng thành vào đời, con người này mang lư tưởng cao, muốn rao giảng cho anh chị em ḿnh một chân lư cứu rỗi. Nhưng v́ tư tưởng và đường lối đi ngược lại với quan niệm và lối sống của thế giới và những người đang sống chung quanh, kết quả bị nhóm thượng tế, kư lục và Pharisiêu thù ghét. Cuối cùng th́ bị một môn đồ phản trao nộp cho những người ghen tức. Bị kết án bất công, và bị đóng đinh vào thập giá.
Cái chết coi như bất công, vô lư và nhục nhă ấy, mỗi năm vẫn được nhắc nhở. Trải qua hơn 2000 năm, cái chết của con người này đă mang lại một luồng sinh khí mới, một sức sống mới, và tràn trề hy vọng về một tương lại sáng lạn. Nó không ủ dột và đau thương như thân phận và cái chết của con người, nhưng đă trở nên nguồn mạch mang lại sự giải thoát cho nhân loại. Đó là cái chết của Giêsu Nazareth.
Gọi đây là cái chết giải thoát, cái chết mang niềm hy vọng, v́ không như những thụ tạo khác, sau khi chết thân xác trở thành cát bụi, và linh hồn trở thành đối tượng của phán xét lành dữ, tội phúc dựa theo những ǵ đă làm khi c̣n sống. Trái lại Giêsu đă chết, đă được chôn táng trong mộ đá, nhưng ngày thứ ba đă sống lại. Điều này đă do chính miệng ngài loan báo, và được làm chứng do những nhân chứng đáng tin cậy: “Rồi Chúa Giêsu bắt đầu nói với các môn đệ ḿnh rằng ngài phải lên Giêrusalem và chịu đau khổ ở đó do tay những trưởng lăo, tư tế và kư lục và sẽ phải chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt 16:21).
Thánh Máccô trong tŕnh thuật về biến cố này đă viết về những ǵ mà Maria Mađalêna, Maria mẹ của Giacôbê, và bà Salômê đă thấy trong buổi sáng ngày thứ nhất trong tuần. Thánh kư ghi nhận, tảng đá che mồ đă được đẩy qua một bên, và khi bước vào trong, các bà đă thấy một thanh niên nói với các bà: “Các bà đừng sợ: Các bà đi t́m Giêsu Nazareth chịu đóng đinh, nhưng người đă sống lại, không c̣n ở đây nữa. Đây là chỗ người ta đă đặt ngài. Các bà hăy nói với các môn đệ ngài, nhất là với Phêrô rằng: “Ngài đến xứ Galilêa trước các ông. Ở đó các ông sẽ gặp ngài như ngài đă từng nói trước” (Mc 16:6-7).
Thật vậy, chúng ta hăy tưởng tượng nếu thân xác của Chúa Giêsu cũng rữa nát và tan biến vào ḷng đất như mọi người, th́ niềm tin của chúng ta, theo Thánh Phaolô “sẽ trở thành vô ích” (1 Cor 15:17), và thánh nhân cũng khẳng định rằng những lời rao giảng của ông sẽ “trở thành vô nghĩa” (1 Cor 15:14). Nhưng nh́n vào cuộc đời của Phaolô và cái chết của ông, cũng như cuộc đời của Phêrô, của các Tông Đồ và sau này từng đoàn đoàn, lớp lớp người đă anh dũng chấp nhận cái chết để chứng minh sự sống lại ấy th́ đủ thấy rằng sự sống lại của Chúa Giêsu không những đem lại cho con người ơn giải thoát, mà c̣n ban cho con ngướ sự sống trường sinh khiến nhiều người đă sẵn sàng chấp nhận và đánh đổi sự sống tạm bợ này để được sự sống ấy. Đây là lư do tại sao các vị tử đạo, những tâm hồn đạo đức sẵn sàng chấp nhận mọi khổ đau, và dù phải chết miễn sao bảo vệ được niềm tin nơi Đức Kitô. Và đó cũng là điều mà chính Chúa Giêsu đă nói với Mátta và Maria khi các bà khóc lóc, thương tiếc người em trai vừa mới qua đời. Các bà đă trách Chúa v́ xem như ngài lơ là và không quan tâm đến một người bạn thân của ḿnh. Nhưng ngài đă nói với các bà về niềm tin tưởng nơi sức mạnh phục sinh của người trước đó: “Ta biết nó sẽ sống lại” (Gioan 11:24). Và người bảo các bà: “Ta là sự sống lại và là sự sống, ai tin ta dù đă chết cũng sẽ được sống; c̣n ai sống mà tin ta, sẽ được sống đời đời” (Gioan 11:26).
Nhưng v́ đây là một mầu nhiệm cao cả và trọng đại, nên những ǵ chúng ta cảm nghiệm được qua Tin Mừng, th́ trí khôn con người không thể giải thích được. Tất cả chỉ được khám phá qua cặp mắt đức tin. Cũng như Chúa Giêsu đă hỏi Mátta trước khi cho em hai bà sống lại “Con có tin như thế không” (Gioan 11:26), và chỉ sau khi bà vững mạnh trả lời: “Lậy Chúa con tin” (Gioan 11:27), lúc đó bà mới được nh́n thấy em ḿnh sống lại.
Theo Thánh Phaolô, giáo lư sống lại của Đức Kitô dựa trên nền tảng ngài là Con Thiên Chúa. Ngài là đấng vô tội. Satan không hề ảnh hưởng ǵ đến ngài. Việc ngài chịu thương kho và chết là do t́nh thương yêu nhân loại, và v́ muốn trả cái nợ Tổ Tông thay cho nhân loại. Và v́ thế, sau khi người ta đă đóng đinh ngài, đă mai táng ngài trong mộ, th́ ngài đă chỗi dậy. Thánh Phaolô gọi đó là chiến thắng sự chết hay chiến thắng tội lỗi. Cũng theo thánh nhân, v́ tội lỗi không có trong Đức Kitô, nên mầm mống sự chết không có trong ngài. Và việc ngài sống lại v́ thế, đem lại cho nhân loại sự sống ân sủng và trường sinh.
Tuy nhiên, con người chúng ta ai cũng phạm tội, và mầm mống sự chết đă có sẵn nên khi thời gian qua, th́ bằng cách này hay cách khác chúng ta đều phải chết. Mà một trong những hệ quả của sự chết là thân xác chúng ta sẽ thối rữa trong mồ, và theo tháng năm, thân xác ấy sẽ trở về với cát bụi. Nó chỉ được cho phép sống lại bằng vào quyền năng và sự phục sinh của Chúa Giêsu, đấng đă chiến thắng tội lỗi, và chiến thắng sự chết.
Chúa Giêsu đă chết và đă sống lại. Quyền năng ngài đă chiến thắng sự chết và ban cho nhân loại ơn giải thoát và sự sống trường sinh. Nhưng như Thánh Phaolô đă cho biết, cái ảnh hưởng của sự chết kia tiềm ẩn trong ta bằng tội lỗi và đa mê tội lỗi của chúng ta. Vậy để đón nhận sự sống đời đời, và để được sống lại trong ngày sau hết, chúng ta không c̣n cách ǵ hơn là chế ngự thói hư, tật xấu, và tránh xa tội lỗi. Chỉ có thế, dù thân xác này có bị thối rữa trong ḷng đất nó vẫn được phục sinh toàn thắng cùng với Chúa Giêsu trong ngày ngài ngự đến trong vinh quang, như dấu chỉ của sự phục sinh của ngài mà chúng ta mừng kính hôm nay. Ngài sống lại cho chúng ta và v́ chúng ta. Cũng như ngài đă nói với Phêrô và các môn đệ sau khi sống lại, là ngài sẽ đến Galilêa trước và đón các ông, Chúa Giêsu cũng sẽ đến trong vinh quang trong ngày thế mạt để đón chúng ta về Thiên Đàng với ngài, nếu trong cuộc đời này, chúng ta sẵn sàng chết cho niềm tin phục sinh nơi ngài bằng cách vâng giữ những lệnh truyền của ngài, và thực tế nhất, bằng cách xa tránh và chừa bỏ tội lỗi. V́ tội lỗi là mầm mống của sự chết, cũng như nhân đức là hoa trái của sự sống trường sinh và hạnh phúc Thiên Đàng.
“CHÚNG TÔI ĐÂY XIN LÀM CHỨNG!”
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ Tin Mừng Phục Sinh vừa là trọng tâm vừa là cao điểm của Mạc Khải Kitô giáo. V́ thế, Thánh Phaolô mới khẳng định: “Nếu Đức Kitô đă không chỗi dậy, th́ lời rao giảng của chúng tôi trống rỗng và cả đức tin của anh em cũng trống rỗng… Mà nếu Đức Kitô đă không chỗi dậy, th́ ḷng tin của anh em thật hăo huyền, và anh em vẫn c̣n sống trong tội lỗi của anh em….. Nhưng không phải thế! Đức Kitô đă chỗi dậy từ cơi chết, mở đường cho những ai đă an giấc ngàn thu. V́ nếu tại một người mà nhân loại phải chết, th́ cũng nhờ một người mà kẻ chết được sống lại” (1 Cr 15,14.17.20-21).
Tâm t́nh xứng hợp mà chúng ta phải có trong ngày hôm nay và trong cả cuộc đời là “cảm tạ, ngợi khen, chúc tụng và biết ơn” đối với Thiên Chúa là Đấng đă ban cho chúng ta được nghe biết và đón nhận Tin Mừng Phục Sinh. Và bổn phận của chúng ta là sống và làm chứng (chúng tôi đây xin làm chứng!) cho Tin Mừng Phục Sinh ấy với những người xung quanh, với thế giới hôm nay!
II. LẮNG NGHE & T̀M HIỂU LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH 2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong ba bài Thánh Kinh (1) Bài đọc 1: Cv 10, 34a.37-43: Ông Phêrô giảng tại nhà ông Cônêliô (34a) Bấy giờ tại nhà ông Cônêliô, ông Phêrô lên tiếng nói: (37) “Quư vị biết rơ biến cố đă xảy ra trong toàn cơi Giuđê, bắt đầu từ miền Galilê, sau phép rửa mà ông Gioan rao giảng. (38) Quư vị biết rơ: Đức Giêsu xuất thân từ Nadarét, Thiên Chúa đă dùng Thánh Thần và quyền năng mà xức dầu tấn phong Người. Đi tới đâu là Người thi ân giáng phúc tới đó, và chữa lành mọi kẻ bị ma quỷ kiềm chế, bởi v́ Thiên Chúa ở với Người. (39) C̣n chúng tôi đây xin làm chứng về mọi việc Người đă làm trong cả vùng dân Do Thái và tại chính Giêrusalem. Họ đă treo Người lên cây gỗ mà giết đi. (40) Ngày thứ ba, Thiên Chúa đă làm cho Người trỗi dậy, và cho Người xuất hiện tỏ tường, (41) không phải trước mặt toàn dân, nhưng trước mặt những chứng nhân Thiên Chúa đă tuyển chọn từ trước, là chúng tôi, những kẻ đă được cùng ăn cùng uống với Người, sau khi Người từ cơi chết sống lại. (42) Người truyền cho chúng tôi phải rao giảng cho dân, và long trọng làm chứng rằng chính Người là Đấng Thiên Chúa đặt làm thẩm phán, để xét xử kẻ sống và kẻ chết. (43) Tất cả các ngôn sứ đều làm chứng về Người và nói rằng phàm ai tin vào Người th́ sẽ nhờ danh Người mà được ơn tha tội."
(2) Bài đọc 2: Cl 3,1-4: Nguyên lư của đời sống mới là kết hợp với Đức Kitô phục sinh. (1) Thưa anh em, anh em đă được trỗi dậy cùng với Đức Kitô, nên hăy t́m kiếm những ǵ thuộc thượng giới, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. (2) Anh em hăy hướng ḷng trí về những ǵ thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những ǵ thuộc hạ giới. (3) Thật vậy, anh em đă chết, và sự sống mới của anh em hiện đang tiềm tàng với Đức Kitô nơi Thiên Chúa. (4) Khi Đức Kitô, nguồn sống của chúng ta xuất hiện, anh em sẽ được xuất hiện với Người, và cùng Người hưởng phúc vinh quang.
(3) Bài Tin Mừng: Ga 20,1-9: Ngôi mộ trống (Mt 28, 1-8; Mc 16,1-8; Lc 24,1-11). (1) Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, lúc trời c̣n tối, bà Maria Mácđala đi đến mộ, th́ thấy tảng đá đă lăn khỏi mộ. (2) Bà liền chạy về gặp ông Simôn Phêrô và người môn đệ Đức Giêsu thương mến. Bà nói: "Người ta đă đem Chúa đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu." (3) Ông Phêrô và môn đệ kia liền đi ra mộ. (4) Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đă tới mộ trước. (5) Ông cúi xuống và nh́n thấy những băng vải c̣n ở đó, nhưng không vào. (6) Ông Simôn Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, (7) và khăn che đầu Đức Giêsu. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. (8) Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đă tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đă thấy và đă tin. (9) Thật vậy, trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: theo Kinh Thánh, Đức Giêsu phải trỗi dậy từ cơi chết.
2.2 Trong ba bài Thánh Kinh trên, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là Đấng nào? (1) Trong bài đọc 1 (Cv 10, 34a.37-43) Thánh Phêrô, Tông đồ Trưởng, nói - hay đúng hơn là làm chứng - về Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh. Cách nói của Thánh Phêrô thật đơn sơ, dễ hiểu giống như ngài kể chuyện, vừa sống động vừa đậm nét chứng từ cá nhân của bản thân ngài. Vắn gọn trong mấy lời, Thánh Phêrô tóm tắt một cách đầy đủ, cả cuộc đời của Chúa Giêsu: từ xuất xứ đến cách sống, cách chết cũng như sự kiện phục sinh và việc giao sứ mạng rao giảng và làm chứng cho các môn đệ. Đó là cốt lơi của Niềm Tin Kitô của người công giáo chúng ta.
(2) Trong bài đọc 2 (Cl 3,1-4) Thánh Phaolô Tông đồ lưu ư các tín hữu Côlôxê phải sống thế nào cho phù hợp với hiện trạng và tư cách Kitô hữu của ḿmh. Đă lănh nhận bí tích Thánh Tẩy là người tín hữu đă “cùng chết” và “được cùng trỗi dậy” với Đức Kitô th́ người ấy phải t́m kiếm những ǵ thuộc về thượng giới, tức những ǵ thuộc về Chúa Kitô. Trước và sau khi được dội nước trên đầu hay được d́m trong nước, là hai cách sống hoàn toàn khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau. Trước (khi được rửa) là sống theo tinh thần, tiêu chuẩn và các giá trị của trần gian. Sau (khi được rửa) là sống theo tinh thần, tiêu chuẩn và các giá trị của Chúa Kitô.
(3) Trong bài Tin Mừng (Ga 20,1-9) Thánh Gioan kể lại một sự kiện xẩy ra vào sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, tức ngày thứ ba sau khi Đức Giêsu chết trên thập giá và được chôn cất trong ngôi mộ thuộc sở hữu của ông Giôxép người thành Arimathê. Hai bà cùng có tên là Maria ra thăm mộ th́ thấy ngôi mộ trống và xác Đức Giêsu không c̣n ở đó nữa. Các bà báo tin ngay cho các tông đồ. Ông Phêrô và ông Gioan cùng chạy đến mồ và cũng thấy như vậy. Ngôi mộ trống chưa đủ là chứng minh rằng Đức Giêsu đă “phục sinh từ cơi chết” mà mới xác định là thân xác Người không c̣n ở đó nữa. Nhưng với Tông đồ Gioan th́ chỉ bấy nhiêu cũng đủ rồi! C̣n đối với những người khác th́ sẽ có những bằng chứng hiển nhiên và đủ sức thuyết phục về sự kiện Đức Giêsu Nadarét đă trỗi dậy từ cơi chết.
2.3 Qua ba bài Thánh Kinh trên, Thiên Chúa muốn gửi sứ điệp ǵ cho chúng ta? Sứ điệp của Lời Chúa trong ba bài Thánh Kinh Chúa Nhật Phục Sinh là: Đức Giêsu Nadarét đă được Thiên Chúa Cha toàn năng cho trỗi dậy từ cơi chết và xuất hiện tỏ tường với nhiều người…. Các Tông đồ đă làm chứng về sự kiện đặc biệt ấy và các ngài đă lấy mạng sống ḿnh làm bảo chứng cho lời tuyên xưng và rao giảng của ḿnh. C̣n chúng ta là các Kitô hữu th́ được mời gọi tin và làm chứng cho Chúa Kitô Phục Sinh như Thánh Phêrô đă dơng dạc tuyên bố: “C̉N CHÚNG TÔI ĐÂY XIN LÀM CHỨNG (Cv 10,39)”
III. SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY
Sống sứ điệp của Lời Chúa hôm nay là mỗi người / mỗi cộng đoàn Ki-tô tăng cường ḷng tin vào Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh và nhiệt thành làm chứng cho Tin Mừng Phục Sinh của Người, qua các việc làm cụ thể như sau: a. tăng cường mối liên hệ mật thiết và riêng tư với Chúa Kitô Phục Sinh, b. sống theo giáo huấn, mệnh lệnh và lời khuyên của Chúa Kitô Phục Sinh, c. làm chứng về Mầu Nhiệm Nhập Thể (Người là Thiên Chúa thật và là người thật) và Vượt Qua của Người (Người đă chết trên thập giá và ba ngày sau đă trỗi dậy từ cơi chết) bằng cách từ bỏ (xem thường) những ǵ thuộc về trần gian và t́m kiếm (đặt ưu tiên cho) những ǵ thuộc về Thiên Chúa.
IV. CẦU NGUYỆN
Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con, chúng con tin nhận Chúa Giêsu Kitô là Con Một Cha đă nhập thể làm người, đă sinh sống và xuất thân từ làng Nadarét, đă được Thiên Chúa tấn phong bằng Thánh Thần. Người đi tới đâu là thi ân giáng phúc tới đó; thế mà Người đă bị người Do Thái kết án và giết chết trên thập giá. Nhưng Người đă được Cha cho trỗi dậy từ cơi chết để làm thẩm phán xét xử kẻ sống và kẻ chết và đang ngự bên hữu Thiên Chúa.
Chúng con tin là Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh hằng ở bên chúng con, hằng sống với chúng con như lời Người đă hứa. Chúng con tin là Chúa Giêsu Phục Sinh truyền lệnh cho chúng con đi rao giảng và làm chứng cho Người.
Chúng con tha thiết xin Cha ban cho chúng con một đức tin vững mạnh, một đời sống gắn bó với Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh là Con Cha và là Chúa chúng con. Chúng con cũng xin Cha ban cho chúng con sức mạnh của Thánh Thần để chúng con làm chứng cho Tin Mừng Phục Sinh, bằng một đời sống t́m kiếm những giá trị chân chính và siêu linh.
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội. Sàig̣n ngày 06.04.2006
|