CHÚA NHẬT I MÙA VỌNG


BÀI ĐỌC I: Jer 33:14-16

“Ta sẽ làm nẩy sinh cho Đavít một chồi công chính”
Bài trích sách Tiên tri Giêrêmia.

Đây lời Chúa phán: “Đă đến ngày Ta sẽ thực hiện tin mừng Ta đă loan báo về nhà Israel và nhà Giuđa. Trong những ngày đó và trong thời gian đó, Ta sẽ làm nẩy sinh cho Đavít một chồi công chính, Ngài sẽ xét xử và thi hành công lư trong xứ sở. Trong những ngày đó, Giuđa sẽ được cứu thoát, Giêrusalem sẽ sống yên ổn. Và đây là tên người ta sẽ gọi Ngài: Thiên Chúa Đấng công chính của chúng tôi”.

Lời của Chúa.


Đáp ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Lạy Chúa, tôi vươn linh hồn lên tới Chúa.

1.      Lạy Chúa, xin chỉ cho tôi đường đi của Chúa, xin dạy bảo tôi về lối bước của Ngài. Xin hướng dẫn tôi trong chân lư và dạy bảo tôi, v́ Chúa là Thiên Chúa cứu độ tôi.

2.      Chúa nhân hậu và công minh, v́ thế Ngài sẽ dạy cho tội nhân hay đường lối. Ngài hướng dẫn kẻ khiêm cung đường lối của Ngài.

3.      Tất cả đường nẻo Chúa là ân sủng và trung thành, dành cho những ai tôn sợ Chúa, và tỏ cho họ biết lời minh ước của Ngài.


BÀI ĐỌC II: 1 Thess 3:12 — 4:2

“Xin Chúa làm cho ḷng anh em nên dũng cảm khi Chúa Kitô đến”
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Thessalonica.

Anh em thân mến, xin Chúa gia tăng và ban cho anh em tràn đầy ḷng thương yêu nhau, và thương yêu mọi người như chúng tôi đối với anh em, để ḷng anh em được bền vững trên đường thánh thiện, không có ǵ đáng trách trước mặt Thiên Chúa là Cha chúng ta, trong ngày Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta ngự đến cùng với tất cả các Thánh. Amen. Anh em thân mến, ngoài ra, tôi c̣n van nài anh em trong Chúa Giêsu điều này là như anh em được chúng tôi dạy cho biết phải sống thế nào cho đẹp ḷng Chúa, anh em đang sống như vậy, xin anh em cứ tiến thêm nửa. V́ anh em biết rơ huấn thị chúng tôi nhân danh Chúa Giêsu đă ban cho anh em.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Lạy Chúa, xin tỏ ḷng từ bi Chúa cho chúng tôi, và ban ơn cứu rỗi cho chúng tôi. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Lc 21:25-28, 34-36

“Giờ cứu rỗi chúng con đă gần đến”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Sẽ có những điềm lạ trên mặt trời, mặt trăng và các ngôi sao: dưới đất, các dân tộc buồn sầu lo lắng, v́ biển gầm sóng vỗ. Người ta sợ hăi kinh hồn chờ đợi những ǵ sẽ xảy đến trong vũ trụ, v́ các tầng trời sẽ rung chuyển. Lúc đó, người ta sẽ thấy trên đám mây, Con Người hiện đến đầy quyền năng và uy nghi cao cả. Khi những điều đó bắt đầu xảy đến, chúng con hăy đứng dậy và ngẩng đầu lên, v́ giờ cứu rỗi chúng con đă gần đến. Chúng con hăy giữ ḿnh, kẻo ḷng chúng con ra nặng nề, v́ chè chén say sưa và lo lắng việc đời mà ngày đó th́nh ĺnh đến với chúng con như chiếc lưới chụp xuống mọi người sống trên mặt đất. Vậy chúng con hăy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, để có thể thoát khỏi những việc sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người.

Phúc Âm của Chúa.

Sống Lời Chúa Hôm Nay

SUY NIỆM

 

 

VỀ HAI LẦN ĐẾN CỦA CHÚA KITÔ

 

(Thánh Cyril of Jerusalem, giám mục: Cat. 15:1-3: PG 33, 870-874)

 

 

Chúng tôi không rao giảng Chúa Kitô chỉ đến có một lần duy nhất mà là Người đến lần thứ hai nữa, lần đến c̣n vinh quang hơn cả lần thứ nhất. Lần đến thứ nhất mang dấu vết nhẫn nhục; lần đến thứ hai sẽ chiếu tỏa vinh hiển của vương quốc thần linh.

 

Nói chung, những ǵ liên hệ với Chúa Giêsu Kitô đều có hai khía cạnh. Khía cạnh Người được nhiệm sinh bởi Thiên Chúa từ trước muôn đời, cũng như khía cạnh Người được hạ sinh bởi một vị trinh nữ vào lúc thời gian viên trọn. Khía cạnh Người âm thầm đến như mưa rơi trên lông cừu, và khía cạnh Người đến trước mắt mọi người, c̣n trong tương lai chưa xẩy đến.

 

Vào lần đến lần thứ nhất, Người được bọc trong khăn nằm trong máng cỏ. Vào lần đến thứ hai, Người sẽ mặc áo sáng láng. Vào lần đến thứ nhất, Người đă vác thập giá bất chấp nhục nhă; vào lần đến thứ hai, Người sẽ ở trong vinh quang, được đạo binh các thiên thần hầu cận. Bởi thế chúng ta mới nh́n xuyên qua lần đến thứ nhất và chờ đợi lần đến thứ hai. Vào lần đến thứ nhất chúng ta nói: Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến. Vào lần đến thứ hai, chúng ta sẽ lập lại lời này một lần nữa; chúng ta sẽ cùng với các thiên thần tiến lên nghênh đón Chúa mà thờ kính kêu lên: Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến.

 

Đấng Cứu Thế sẽ không đến để bị phân xử một lần nữa, mà là để phân xử những ai đă phân xử Người. Người đă thinh lặng trước bản án xử Người; bấy giờ Người sẽ nói với những kẻ nổi giận với Người khi họ đóng đanh Người và nhắc nhở họ rằng: Các người đă làm những điều ấy song Ta đă lặng thinh.

 

Vào lần đến thứ nhất, Người đă hoàn tất dự án yêu thương của Người, đă dạy dỗ con người bằng một đường lối thuyết phục dịu dàng. Lần đến thứ hai này, dù con người thích hay không thích, họ vẫn phải lụy thuộc vào vương quốc của Người. Tiên tri Malachi đă nói về hai lần đến ấy. Và Chúa, Đấng các người t́m kiếm th́nh ĺnh sẽ đến với đền thờ của Người: đó là một lần đến.

 

Rồi tiên tri nói về lần đến khác là: Này, Chúa toàn năng sẽ đến, và ai có thể chịu nổi ngày Người đến, hay ai có thể đứng vững trước nhan Người? V́ Người đến như lửa của thợ luyện kim, như thuốc tẩy của thợ giặt, và Người sẽ ngồi mà luyện lọc và tẩy sạch.

 

Hai lần đến này cũng được Thánh Phaolô nhắc tới trong thư gửi cho Titô như sau: Ân sủng của Thiên Chúa Đấng Cứu Độ đă tỏ hiện cho tất cả mọi người, khi huấn dụ chúng ta hăy bỏ con đường vô đạo, bỏ những ước muốn trần thế và hăy sống tiết độ, ngay chính và đạo hạnh trên đời này, trong khi mong chờ niềm hy vọng hân hoan, mong chờ việc xuất hiện hiển vinh của Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa cao cả và là Đấng Cứu Độ. Hăy chú ư đến cách thánh nhân nói về lần đến thứ nhất, lần thánh nhân đă dâng lời cảm tạ, và lần đến thứ hai, lần chúng ta vẫn c̣n đang đợi chờ.

 

Đó là lư do tại sao đức tin chúng ta tuyên xưng đă được truyền lại cho anh em nơi những lời sau đây: Người lên trời ngự bên hữu Chúa Cha, và Người sẽ trở lại trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết, nước Người sẽ không bao giờ cùng.

 

Thế nên, Chúa Giêsu Kitô của chúng ta sẽ từ trời mà đến. Người sẽ đến khi tận thế, trong vinh quang, vào ngày sau hết. V́ thế giới này sẽ kết thúc, để thế giới tạo thành đây được canh tân đổi mới.

 

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 4-6)

 

 

Thẳng Đứng Ngước Cao – Đón Chờ Cứu Độ

Phụng Vụ là việc Giáo Hội cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô, một Mầu Nhiệm được thực sự tái diễn và tiếp diễn một cách trọn vẹn qua Phụng Niên của Giáo Hội, một Năm Phụng Vụ được mở màn từ Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Vọng như hôm nay đây. Thế nhưng, theo Dự Án Cứu Độ của Thiên Chúa cũng như theo lịch sử, Chúa Kitô thực sự đă được sinh ra rồi, hơn 2000 năm trước đây, th́ Mùa Vọng chúng ta đang cùng Giáo Hội bước vào đây là ǵ, nếu không phải là việc Giáo Hội hướng về và mong đợi Chúa Kitô đến lần thứ hai. Đó là lư do bài Phúc Âm Thánh Luca Năm C hôm nay ở đoạn 21 và câu 27 đề cập tới việc Chúa Kitô đến lần sau hết: “Loài người sẽ thấy Con Người đầy uy quyền và vinh quang đến trên mây trời”.

 

Nhưng vấn đề ở đây là, nếu Chúa Kitô đă thực sự đến rồi, th́ Kitô hữu chúng ta đă cảm nghiệm được Người chưa, hay Người vẫn ở trong t́nh trạng, như Thánh Gioan Tiền Hô đă nói thẳng với dân Do Thái là thành phần cũng trông đợi Vị Cứu Tinh của họ đến, trong Phúc Âm Thánh Gioan đoạn 1 câu 26 là: “có một Đấng ở giữa các người mà các người không biết”. Đó là lư do tại sao, để nhận ra Đấng Thiên Sai đă đến với Dân Do Thái, như lời Chúa hứa với họ qua tiên tri Giêrêmia trong bài đọc thứ nhất hôm nay, cũng là Đấng đă ở giữa loài người chúng ta, Chúa Giêsu đă nói với chúng ta trong bài Phúc Âm hôm nay, là chúng ta phải “đứng vững trước Con Người”. Thế nhưng, tại sao Kitô hữu chúng ta cần phải “đứng vững trước Con Người” và nhất là làm thế nào để có thể “đứng vững trước con người”? Nếu Kitô hữu chúng ta không ư thức được vấn đề “đứng trước Con Người” bằng đời sống của ḿnh, th́ chúng ta chưa thực sự Sống Mầu Nhiệm Nhập Thể và Giáng Sinh trong Mùa Vọng của Giáo Hội, nghĩa là Chúa Kitô vẫn c̣n là một Đấng ở giữa chúng ta mà chúng ta không biết!

 

Đúng thế, Mùa Vọng tới, chẳng những Kitô hữu mà cả trần gian, bao gồm tất cả mọi tín đồ thuộc tất cả mọi tôn giáo khác, không nhiều th́ ít, đang sửa soạn đón mừng Giáng Sinh, ít là bề ngoài với những cánh thiệp chúc mừng nhau hay mua bán quà tặng trao cho nhau. Tuy nhiên, nếu không ư tứ, chúng ta đang sửa soạn dọn mừng Lễ Giáng Sinh hơn là dọn ḷng để gặp được chính Vị Chúa Giáng Sinh. Những mầu sắc tưng bừng vui nhộn bề ngoài bắt đầu xuất hiện ở các khu thương mại, hay ở trước nhà của một số gia đ́nh, liên quan đến việc mua sắm, trưng bày và tặng quà cho nhau, có thể làm cho chúng ta bị chi phối và quên đi chính cái ư nghĩa linh thiêng cao cả của Mầu Nhiệm Nhập Thể và Giáng Sinh. Từ đó, đối với không ít người, Lễ Giáng Sinh đă bị tục hóa, trở thành một dịp nghỉ ngơi vui chơi như tất cả mọi cuộc lễ khác.

 

Đó là lư do vấn đề tại sao Kitô hữu chúng ta cần phải “đứng vững trước Con Người” là vấn đề có liên quan hết sức mật thiết đến đức tin của Kitô hữu chúng ta. Thật vậy, tất cả Kitô hữu chúng ta đều đă được lănh nhận Bí Tích Rửa Tội, tức đă được trở nên con cái Thiên Chúa. Thế nhưng, biến cố chúng ta được trở nên con cái Thiên Chúa không phải chỉ là đặc ân Thiên Chúa ban cho chúng ta thôi, mà c̣n là việc chúng ta đáp ứng ân huệ Ngài ban nữa. Đúng thế, việc Con Thiên Chúa Làm Người là để loài người chúng ta được làm con Thiên Chúa, như Thánh Phaolô đă minh định trong Bức Thư gửi cho giáo đoàn Galata ở đoạn 3, câu 4 và 5 như sau: “Đến thời gian ấn định, Thiên Chúa đă sai Con Ḿnh đến, sinh hạ bởi một người nữ, sinh ra theo lề luật để giải cứu những ai bị lụy thuộc lề luật, để chúng ta được hưởng địa vị làm thành phần dưỡng tử”. Tuy nhiên, một khi được Thiên Chúa kêu gọi làm dưỡng từ của Ngài trong Chúa Kitô, loài người chúng ta cũng cần phải x̣e tay mở ḷng đón nhận nữa, ở chỗ tỏ ra tin tưởng nhận biết Con Thiên Chúa được hạ sinh bỡi người nữ. Đó là lư do Phúc Âm Thánh Gioan, đoạn 1, từ câu 10 đến câu 12, đă xác nhận như sau: “Người đă ở trong thế gian, nhờ Người thế gian đă được tạo thành, song thế gian lại không nhận biết Người. Người đă đến với dân riêng của Người, song họ không chấp nhận Người. Bất cứ ai chấp nhận Người th́ Người ban cho họ quyền trở nên con cái Thiên Chúa”.

 

Như thế, việc “đứng vững trước Con Người” đây chính là việc chúng ta tỏ ra hết sức trung thành với đức tin của ḿnh, ở chỗ, không bao giờ chối bỏ hay dám chối bỏ Vị Thiên Chúa Làm Người, trái lại, hoàn toàn và liên lỉ tin tưởng chấp nhận Người, Đấng được Bức Thư gửi Giáo Đoàn Do Thái ở đoạn 9 câu 28 xác định là “sẽ đến lần thứ hai không phải để xóa bỏ tội lỗi mà là để mang ơn cứu độ đến cho những ai thiết tha trông đợi Người”, tức cho thành phần “bền đỗ đến cùng sẽ được cứu độ”, như Chúa đă khẳng định trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 24, câu 13. Chi tiết vùa đề cập đến trên đây có thể se ơ làm cho một số người trong chúng ta tự nhiên nhớ lại lời Chúa Kitô tiên báo trong Phúc Âm Thánh Luca ở đoạn 9 câu 27 tuần trước, đó là câu “trong những kẻ đang đứng đây có một số sẽ không nếm cái chết cho đến khi họ thấy triều đại Thiên Chúa”. Chúa Giêsu ám chỉ về ai khi Người nói “có một số sẽ không nếm cái chết cho đến khi họ thấy triều đại Thiên Chúa”?

 

Về lời Chúa Giêsu nói “có một số sẽ không nếm cái chết cho đến khi họ thấy triều đại Thiên Chúa”, theo suy diễn của người chia sẻ đây th́ đó là môn đệ Stêphanô và tông đồ Gioan. Trước hết, đó là Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi của Kitô Giáo, bởi v́, ngay trước khi chết, Sách Tông Vụ ở đoạn 7 câu 56 đă thuật lại rằng “Người kêu lên ‘Ḱa, tôi thấy trời mở ra, và Con Người đang đứng bên hữu Thiên Chúa’”, một thị kiến rất ăn khớp với lời Chúa Giêsu nói trong Phúc Âm Thánh Mathêu, đoạn 16, câu 28: “có một số sẽ không nếm cái chết trước khi họ thấy Con Người đến trong vương quyền”. Sau nữa, trong số này c̣n có tông đồ Gioan, bởi v́, theo Phúc Âm Thánh Marcô đoạn 9 câu 1 ghi là “có một số sẽ không nếm cái chết cho đến khi họ thấy triều đại Thiên Chúa được thiết lập trong quyền năng”, th́ trong Tông Đồ đoàn chỉ có một ḿnh Thánh Gioan cùng với Mẹ Maria đứng dưới chân thập giá Chúa Kitô (xem Jn 19:25), để chứng kiến giây phút Nước Cha bắt đầu trị đến, giây phút vương quốc Satan bị tiêu diệt, cũng là giây phút thiên đàng mở ra cho tội nhân vào, mà người đầu tiên bước vào lại là người tử tội bị đóng đanh bên hữu Chúa Giêsu (xem Lk 23:43). Ngoài ra, cũng chỉ có một ḿnh vị tông đồ Gioan này, trước khi chết, như ngài đă cho biết trong Sách Khải Huyền của ngài, ở đoạn 21, câu 2, thế này: “Tôi cũng thấy một tân Giêrusalem từ trời nơi Thiên Chúa mà xuống, diễm lệ như cô dâu sửa soạn nghênh đón lang quân của ḿnh”, nghĩa là thánh nhân được thị kiến “thấy triều đại Thiên Chúa được thiết lập trong quyền năng”.

 

V́ vấn đề “đứng vững trước Con Người”, như đă diễn giải trên đây, mật thiết liên quan đến đức tin, do đó, để có thể “đứng vững trước Con Người”, Kitô hữu chúng ta cần phải giữ vững đức tin của ḿnh, thế thôi, nói cách khác, giữ vững đức tin của ḿnh là “đứng vững trước Con Người”, nhất là vào những lúc đêm tối đức tin, bị thử thách, chịu khổ đau, bị bách hại chống đối, đặc biệt vào những ngày cuối thời, những ngày khủng khiếp chưa từng thấy từ tạo thiên lập địa, như Chúa Giêsu báo trước trong Phúc Âm Thánh Mathêu đoạn 24, câu 21, thời điểm mà, trong bài Phúc Âm Thánh Luca hôm nay, Chúa Kitô cũng căn dặn các môn đệ rằng: “Khi những điều này bắt đầu xẩy ra th́ các con hăy thẳng đứng và ngước đầu lên, v́ việc cứu chuộc các con gần đến rồi”.

 

Đúng vậy, cách duy nhất để chúng ta có thể “đứng vững trước Con Người”, tức để chúng ta tỏ ḷng ḿnh kiên trung với Chúa Kitô cho đến cùng, nhất là trong thời đại văn hóa sự chết của chúng ta ngày nay đây, đó là thái độ chúng ta “thẳng đứng và ngước đầu lên”. “Thẳng đứng và ngước đầu lên” như thế nào, Chúa Giêsu cũng đă cắt nghĩa rơ ràng trong bài Phúc Âm hôm nay ngay sau đó thế này, “các con hăy coi chừng kẻo tâm thần các con bị tŕ trệ bởi lạc thú, chè chén và lo toan thế gian”. “Thẳng đứng và ngước đầu lên”, về phương diện tiêu cực, chẳng những liên quan đến việc sống tu đức, mà c̣n, về phương diện tích cực, cho thấy cả cử chỉ cử hành Mầu Nhiệm Đức Tin nữa. Đó là cử chỉ Đức Tin của Mẹ Maria “thẳng đứng và ngước đầu lên” nh́n Con Ḿnh treo trên thập giá trên đồi Canvê, một cử chỉ phụng vụ long trọng tế lễ Thiên Chúa. Đúng thế, nếu Chúa Kitô vẫn tiếp tục hiện diện và sống động với Giáo Hội cho đến tận thế, th́ việc Giáo Hội cử hành Phụng Vụ “mà nhớ đến Thày” (Lk 22:19) chính là việc Giáo Hội cử hành Mầu Nhiệm Chúa Kitô, cử hành Mầu Nhiệm Đức Tin của ḿnh. Để rồi, nhờ tham dự Phụng Vụ một cách ư thức, chủ động và tích cực, Kitô hữu chúng ta được sống Mầu Nhiệm Chúa Kitô, hay Chúa Kitô tỏ hiện nơi Đức Tin của chúng ta và tỏ ḿnh cùng ban ḿnh cho ḷng khao khát và trông mong của chúng ta. Tóm lại, Mùa Vọng là thời điểm Kitô hữu chúng ta phải làm sao cảm nghiệm được Thiên Chúa Làm Người đang thực sự ở cùng mỗi người chúng ta.

 

Mùa Vọng chẳng những là thời điểm Giáo Hội hướng về Chúa Kitô đến lần thứ hai, mà c̣n là thời điểm rất thích hợp để Kitô hữu chúng ta trở về nguồn nữa, tức trở về với Lịch Sử Cứu Độ của Thiên Chúa, để có thể cảm nhận được Thiên Chúa là Thần Linh đă thực sự tỏ ḿnh ra cho loài người chúng ta, cho đến khi “Lời hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn 1:14), để chúng ta “được sự sống và là một sự sống viên măn hơn” (Jn 10:10).

 

Về thời điểm Lịch Sử Cứu Độ được bắt đầu từ lúc nào, chúng ta có thể căn cứ vào những yếu tố sau đây để có thể đi đến kết luận thế này. Trước hết, nếu “v́ một người mà tội lỗi cùng với sự chết đă đột nhập thế gian”, như Thánh Phaolô xác nhận trong Thư gửi Giáo Đoàn Rôma, đoạn 5 câu 12, th́ Lịch Sử Cứu Độ được bắt đầu từ Adong, từ lời Thiên Chúa hứa với ông ngay trong bản án nguyên tội, như được Sách Khởi Nguyên ghi lại ở đoạn 3 câu 15 như sau: “Ta sẽ gây mối thù giữa ngươi và người nữ, giữa gịng dơi ngươi và gịng dơi người nữ, người miêu duệ này sẽ đạp nát đầu ngươi”. Sau nữa, nếu việc Thiên Chúa cứu độ con người cần con người phải đáp ứng bằng đức tin, nghĩa là phải có đức tin con người mới được cứu độ, th́ Lịch Sử Cứu Độ được bắt đầu từ Abraham là cha những kẻ tin (xem Rm 4:16-22; Gal 3:29), người đă bỏ quê cha đất tổ đi theo tiếng Chúa gọi đến nơi không biết ḿnh sẽ đi về đâu (Gen 12:1-4; Heb 11:8), và nhất là đă không tiếc đứa con trai duy nhất của ḿnh (Gen 22:16), một mầm mống theo lời Chúa hứa sẽ phát sinh một dân tộc đông như sao trời cát biển (Gen 15:1-6). Sau hết, nếu Dự Án Cứu Độ của Thiên Chúa được thực sự tỏ hiện trong lịch sử loài người, chứ không phải là một chuyện hoang đường và mộng tưởng, th́ Lịch Sử Cứu Độ được bắt đầu từ Moisen, người được Thiên Chúa thực sự sai đến cứu dân Ngài cho khỏi cảnh làm tôi người Ai Cập mà đưa họ vào mảnh đất Ngài đă hứa với cha ông tổ phụ của họ (xem Ex 3:10).  

Trong 4 tuần lễ Mùa Vọng tuần cuối bao giờ cũng đọc bài Phúc Âm trực tiếp liên quan đến biến cố Giáng Sinh của Chúa Kitô, hai tuần giữa liên quan đến vai tṛ Tiền Hô Gioan Tẩy Giả trong việc dọn đường cho Người đến. Và tuần đầu tiên với bài Phúc Âm được Giáo Hội chọn để nhắc nhở con cái ḿnh hăy tỉnh thức đón chờ Chúa Kitô tới. Riêng chu kỳ năm C, Phúc Âm Thánh Kư Luca ghi lại lời Chúa Giêsu cảnh giác chúng ta và căn dặn chúng ta phải làm sao khi ơn cứu độ đến: Người bảo là phải tỉnh thức đừng chè chén say sưa với đam mê nhục dục và những vui thú trần thế, trái lại, phải đứng dậy và ngước đầu lên.

 

Lạy Chúa Giêsu Kitô là Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa loài người chúng con bằng xương bằng thịt hơn hai ngàn năm trước đây. Nhưng Chúa vẫn hiện diện với Giáo Hội cho đến tận thế qua Thánh Thể và Quyền Linh Giáo Hội. Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria, xin cho chúng con được cảm nghiệm thần linh về sự hiện diện của Chúa là Đấng Emmanuel. Amen

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

 

 

Lần Hạt Mân Côi Mùa Vọng và Giáng Sinh

(Phúc Âm Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm C)

 

“Dọn Đường Chúa Đến”

 

 

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

 

Đời Hoàng đế Tibêriô năm thứ mười lăm, Phongxiô Philatô làm toàn quyền xứ Giuđêa, Hêrôđê làm thủ hiến xứ Galilêa, c̣n em là Philipphê làm thủ hiến xứ Ituria và Tracônitiđê; Lysania làm thủ hiến xứ Abilêna; Anna và Caipha làm thượng tế; có lời Chúa đă kêu gọi Gioan, con Giacaria, trong hoang địa. Ông liền đi khắp miền sông Giođan, rao giảng phép rửa sám hối cầu ơn tha tội, như lời chép trong sách Tiên tri Isaia rằng: “Có tiếng kêu trong hoang địa: hăy dọn đường Chúa, hăy sửa đường Chúa cho ngay thẳng, hăy lấp mọi hố sâu và hăy bạt mọi núi đồi; con đường cong queo hăy làm cho ngay thẳng, con đường gồ ghề hăy san cho bằng. Và mọi người sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa”.

 

Nhận Thức Dẫn Nhập:

 

Qua lời của Tiên Tri Isaia trong Cựu Ước, những lời được vang vọng qua miệng vị đệ nhất tiên tri Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, trước khi Nhập Thể Làm Người, Thiên Chúa muốn loài người phải sẵn sàng nghênh đón Ngài. Bằng không, họ sẽ không nhận ra Ngài, v́ Ngài không đến như họ tưởng. Tuy nhiên, cũng chính v́ thế gian sống trong tăm tối sự chết mà Ngài đă đến để chiếu giăi ánh sáng sự sống cứu độ thế gian, nơi Lời Nhập Thể đầy tràn Thần Linh.

 

Thứ nhất “Lấp đầy hố sâu”:

 

Chiêm Ngắm: Tuy là Thiên Chúa nhưng Chúa Kitô đă không tự coi ḿnh ngang hàng với Thiên Chúa, trái lại, Người đă trở nên như không, mặc lấy thân phận tôi tớ tạo vật của một con người được cưu mang trong ḷng của một người phụ nữ trinh nguyên vô danh tiểu tốt.

 

Ư Nguyện: Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria đầy ơn phúc v́ được Thiên Chúa ở cùngï, xin Emmanuel Thai Nhi Thần Linh Giêsu, hăy lấp đầy những hố sâu tham vọng bất chính của chúng con, để tâm hồn chúng con được trở nên thanh sạch, nhờ đó có thể cảm nghiệm thấy ơn Chúa cứu độ chúng con. Amen.

 

Thứ hai “Bạt xuống núi đồi”:

 

Chiêm Ngắm: Thiên Chúa là Thần Linh vô cùng toàn hảo và toàn năng đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta, nơi một thơ nhi hết sức bé mọn và yếu đuối, được bọc trong khăn, nằm trong máng cỏ, vào một đêm đông giá buốt, tại một hang lừa máng cỏ vô cùng hèn hạ trên trần gian.

 

Ư Nguyện: Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria đầy ơn phúc v́ đă tin, xin Emmanuel Hài Nhi Thần Linh Giêsu, hăy san bằng những núi đồi tự cao tự phụ của chúng con, để tâm hồn chúng con được trở nên thanh sạch hầu có thể cảm nghiệm thấy ơn Chúa cứu độ chúng con. Amen.

 

Thứ ba “Uốn thẳng quanh co”:

 

Chiêm Ngắm: Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa loài người như ánh sáng thật chiếu trong tăm tối, chiếu soi cho cả những tâm hồn thiện tâm từ Phương Đông đến bái thờ Người, nhưng lại bị chính dân Người phủ nhận, qua việc ra tay sát hại của quận vương Hêrôđê.

 

Ư Nguyện: Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria đầy ơn phúc v́ đă tin, xin Emmanuel Thơ Nhi Thần Linh Giêsu, hăy uốn thẳng những quanh co gian dối nơi chúng con, để tâm hồn chúng con được trở nên thanh sạch hầu có thể cảm nghiệm thấy ơn Chúa cứu độ chúng con. Amen.

 

Thứ bốn “San bằng gồ ghề”:

 

Chiêm Ngắm: Lời đă hóa thành nhục thể là để tỏ Cha của Người ra, v́ không ai biết Cha trừ ra Con và những kẻ được Con tỏ ra cho. Thế mà Người đă sống 9 phần 10 cuộc đời trần gian của ḿnh nơi thôn nghèo Nazarét với thân phận làm con ngoan ngoăn tuân phục mẹ cha.

 

Ư Nguyện: Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria đầy ơn phúc v́ đă tin, xin Emmanuel Thiếu Nhi Thần Linh Giêsu, hăy săn bằng những gồ ghề tự ái bất tuân nơi chúng con, để tâm hồn chúng con được trở nên thanh sạch hầu có thể cảm nghiệm thấy ơn Chúa cứu độ chúng con. Amen.

 

Thứ năm “Ơn Chúa cứu độ”:

 

Chiêm Ngắm: Tuy là Thiên Chúa nhưng Chúa Kitô đă không tự coi ḿnh ngang hàng với Thiên Chúa, trái lại, Người đă trở nên như không, mặc lấy thân phần tôi tớ và đă vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá để thánh hóa Giáo Hội trong chân lư và cứu độ trần gian.

 

Ư Nguyện: Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria đầy ơn phúc v́ đă tin, xin Emmanuel Thần Linh Giêsu đă Vượt Qua Tử Giá đến Vinh Quang Phục Sinh, hăy rửa chúng con trong Chúa Thánh Thần, để chúng con trở thành chứng nhân đích thực của Chúa cho tới tận cùng trái đất. Amen.

 

Tổng Nguyện: Lạy Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đă đến trong thế gian. Trong tất cả muôn loài tạo vật được Chúa dựng nên, Chúa đă chọn tỏ hết ḿnh ra nơi nhân tính bất toàn và thân phận vô cùng thấp hèn của chúng con, chứ không muốn tỏ ḿnh ra nơi bất cứ một loài nào, kể cả loài thần thiêng sáng láng, có bản tính hoàn hảo hơn bản tính loài người chúng con. Chúa đă yêu bằng con tim của chúng con, đă phán truyền Lời hằng sống bằng môi miệng chúng con, đă làm việc bằng đôi tay của chúng con. Ôi thân phận loài người của chúng con cao cả chừng nào! Ôi ơn gọi làm người của chúng con quí giá biết bao. Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ Maria đầy ơn phúc v́ được Chúa ở cùng và v́ đă tin, xin cho chúng con, như Mẹ Maria, sống trọn đặc ân được làm con của Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần. Amen.

 

Kết: Tất cả cùng nhau hát bài một bài về Mùa Vọng hay Giáng Sinh.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh

Thứ Bảy Đầu Tháng 6/12/2003, Áp Chúa Nhật I Mùa Vọng

 

   

Đứng vững trước mặt con người

 

Trần Mỹ Duyệt

 

Nếu chúng ta để một thái sơn bằng thép hoặc bạch kim rắn chắc trước mặt trời với sức nóng hằng triệu độ, th́ chỉ trong phút chốc khối núi thép hay bạch kim khổng lồ ấy sẽ chảy tan ra như nước và biến mất trong không khí.

 

Con người là chi mà Chúa Giêsu lại nói rằng chúng ta phải chuẩn bị để đứng trước mặt con người - Thiên Chúa, mặt trời công chính đời đời hằng hữu. Đứng trước mặt ngài, các thần Sêraphim và Kêrôbim cũng phải lấy cánh che mặt, huống chi tạo vật tầm thường và tội lỗi như chúng ta.

 

May thay, Con Người mà Chúa Giêsu nói đến ở đây không phải là một Thiên Chúa uy nghi, cao cả. Một Thiên Chúa mà các Sêraphim và Kêrôbim phải lấy cánh che mặt, mà là một “con người như chúng ta ngoại trừ tội lỗi”. Con người mà Thánh Phaolô đă diễn tả khi tŕnh bày về Chúa Giêsu, Đấng Thiên Sai đang xuất hiện, mà nhân loại và Giáo Hội đang chuẩn bị đón mừng mầu nhiệm giáng trần của ngài trong Mùa Vọng này.

 

Khi Chúa Giêsu đề cập đến những điềm lạ xuất hiện, những biến chuyển lớn lao của trời đất phải chăng đó chẳng phải là ngài nói đến những biến đổi lạ thường khi mà con người tiếp cận và đón nhận Thiên Chúa nhập thể. Khi mà những thế lực tối tăm của Satan và ma quỉ đang cố gắng làm lu mờ h́nh ảnh Đấng Cứu Thế, th́ ḱa ngài đang xuất hiện. Và phải chăng đó cũng là tin mừng mà mỗi Kitô hữu và tất cả mọi người thiện chí phải hân hoan, vui mừng chuẩn bị đón nhận.

 

Nhưng nhận ra những dấu chỉ và những biến cố của thời đại thời đại, nhận ra sự xuất hiện của ngài trong cuộc sống không phải là chuyện dễ. Chúa Giêsu biết như vậy, nên ngài đă nhắn nhủ và lưu ư chúng ta: “Hăy giữ ḿnh kẻo ḷng trí anh em ra nặng nề v́ chè chén say sưa và lo lắng việc đời” (Luca 21:34).

 

Đối với Chúa Giêsu, cái mất mát kinh khủng nhất chính là việc con người đánh mất t́nh ngài, bị lạc xa và tan biến vào những cái hư không hăo huyền của thế gian và xác thịt. Do những điều này mà con người đă không đón nhận một Cứu Chúa t́nh thương trước khi phải miễn cưỡng xuất hiện trước mặt một Thiên Chúa uy nghi cao cả trong ngày ngài đến. Và lúc đó, dù là các thiên thần cũng không dám trực diện nh́n ngài, nói chi đến con người tội lỗi lại có thể đứng vững trước mặt ngài.

 

Mùa Vọng đang về, mùa của vui mừng, của chờ đợi, và của canh tân. Tinh thần mừng vui là niềm phấn khởi mong chờ sự xuất hiện yêu thương của Chúa Cứu Thế để chuẩn bị cho sự xuất hiện uy nghi của ngài trong ngày chung thẩm. Và chỉ ở điểm này, th́ con người mới có thể đứng vững khi ra trước mặt ngài.

 

Thái độ chờ đợi được buổi lộ trong tâm t́nh mong mỏi và hồi hộp. Thánh ca tưng bừng réo rắt. Nến đèn lung linh thắp sáng. Cả đất trời như ḥa miền vui chuẩn bị đón đợi ngày ngài hạ sinh giáng trần. Ngày mà các thiên sứ đă nói với các mục đồng tại Bêlem: “Ta báo cho anh em một tin vui - cũng là tin vui cho toàn dân - hôm nay Đấng Cứu Thế đă sinh ra cho các ngươi trong thành Đavít, ngài là Đức Kitô Chúa chúng ta ” (Lc 2:10-11).

 

Và sau cùng thái độ sửa soạn, chuẩn bị. Đón một người bạn hay một người nào th́ ngoài tâm t́nh vui mừng, sung sướng, ta c̣n phải có thái độ chuẩn bị. Người bạn càng quí, người khách càng có địa vị th́ sự chẩn bị càng phải kỹ lưỡng và chi tiết. Không thể nào ta đón tiếp một thượng khách bằng bộ áo quần bẩn thỉu và luộm thuộm.  Không thể nào ta đón tiếp một bạn tri kỷ lâu năm bằng một thái độ thờ ơ, lạnh nhạt.

 

Chúa Cứu Thế đang đến. Tinh thần mùa vọng là tinh thần canh sửa và chuẩn bị. Sự sửa sang tâm hồn là điều cần mà Chúa Giêsu muốn. Cũng chính v́ vậy, ngài đă bảo chúng ta phải “coi chừng”. Thế gian, xác thịt và ma quỉ sẽ không để chúng ta có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng. Đó là cái sẽ tạo nên những bất ngờ và gây sửng sốt giữa những người đă chuẩn bị cẩn thận và những người không chuẩn bị. Và đây cũng là điều khiến chúng ta, dù là những tội nhân yếu đuối vẫn có thể b́nh thản mà đứng trước mặt ngài.

 

Đứng vững trước mặt con người. Nhất là đứng vững giữa những kinh hoàng xẩy ra cho ḿnh và cho vũ trụ quanh ḿnh: mặt trời, mặt trăng mất sáng. Tinh tú trên trời quay cuồng, đảo lộn. Trái đất ầm vang tiếng nổ, và chát chúa tiếng binh đao. Một mặt, con người lại cuống cuồng hưởng thụ và cố t́nh trốn tránh sự thật bằng việc t́m kiếm và che đậy qua những ảo vọng, ảo tưởng và ảo giác do vật chất đời này đem lại. Đứng vững được giữa những thử thách và sức ép tinh thần cũng như vật chất ấy, thật là một điều hết sức khó khăn, con người không tự ḿnh làm được. V́ thế, Chúa Giêsu đă bảo chúng ta “hăy tỉnh thức và cầu nguyện không ngừng” (Lc 21:36). Có nghĩa là để đứng trước mặt ngài dù là trong ngày ngài đến dưới thân phận hài nhi bé nhỏ, hay uy quyền trên đám mây, tất cả đều tùy thuộc ở thái độ khiêm nhường và yêu mến của mỗi chúng ta. Thiên Chúa sẽ làm công việc của ngài khi ngài nh́n thấy chúng ta khiêm tốn đóng góp phần nhỏ bé của ḿnh với thiện chí và ḷng khao khát chân thành.