BÀI ĐỌC I: Gen 9:8-15
“Giao ước giữa Thiên Chúa và ông Noe sau khi ông nầy được cứu khỏi nước lụt” Đây Thiên Chúa phán cùng ông Noe và con cái ông rằng: “Đây Ta kư kết giao ước của Ta với các ngươi và con cháu các ngươi với tất cả sinh vật đang sống với các ngươi, như chim chóc, gia súc, tất cả những thú vật đang sống trên mặt đất với các ngươi, những ǵ ra khỏi tàu và toàn thể thú vật trên mặt đất. Ta kư kết giao ước của Ta với các ngươi: nước lụt không c̣n tiêu diệt mọi loài nữa, cũng không khi nào c̣n lụt tàn phá trái đất nữa”. Và Thiên Chúa phán: “Đây là dấu chỉ giao ước kư kết giữa Ta với các ngươi, và tất cả sinh vật đang ở với các ngươi và sau nầy măi măi: Ta sẽ đặt trên trời một cái mống, và nó sẽ là dấu chỉ giao ước giữa Ta với trái đất. Khi Ta quy tụ mây lại trên trời, mống sẽ xuất hiện trên mây, và Ta sẽ nhớ lại giao ước đă kư kết giữa Ta với các ngươi và mọi sinh vật, và không khi nào nước lụt tiêu diệt mọi loài như thế nữa!”. Lời của Chúa.
Tất cả đường nẻo Chúa là ân sủng và trung thành dành cho những ai giữ minh ước và điều răn Chúa. 1. Lạy Chúa, chỉ cho tôi đường đi của Chúa, xin dạy bảo tôi về lối bước của Ngài. Xin hướng dẫn tôi trong chân lư và dạy bảo tôi, v́ Chúa là Thiên Chúa cứu độ tôi. 2. Lạy Chúa, xin hăy nhớ ḷng thương xót của Ngài, ḷng thương xót tự muôn đời vẫn có. Xin hăy nhớ tôi theo ḷng thương xót của Ngài, v́ ḷng nhân hậu của Ngài, thân lạy Chúa. 3. Chúa nhân hậu và công minh, v́ thế Ngài sẽ dạy cho tội nhân hay đường lối. Ngài hướng dẫn kẻ khiêm cung trong đức công minh, dạy bảo người khiêm cung đường lối của Ngài.
“Hiện giờ phép thánh tẩy cũng cứu thoát anh em giống như thể thức ấy” Anh em thân mến, Chúa Kitô đă chết một lần cho tội lỗi chúng ta, Người là Đấng công chính thay cho kẻ bất công, để hiến dâng chúng ta cho Thiên Chúa; thật ra Người đă chết theo thể xác, nhưng đă nhờ Thần Linh mà sống lại. Với Thần Linh, Người đă đến rao giảng cho những tâm hồn bị giam cầm, cho những kẻ xưa kia có lúc không tin, đang khi ḷng nhân từ Chúa c̣n khoan giăn lúc ông Noe đóng tầu, nhờ đó một số ít người, gồm tất cả tám người, được cứu khỏi nước lụt. Và hiện giờ, phép thánh tẩy cũng cứu thoát anh em cũng giống như thể thức ấy, v́ phép ấy không phải chỉ rửa sạch thân xác, mà đó là lời cầu xin Thiên Chúa ban cho một lương tâm ngay thẳng, nhờ sự phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, Đấng ngự bên hữu Thiên Chúa, sau khi về trời, đă bắt các thiên thần, các quyền thần và các đạo binh suy phục Người. Lời của Chúa.
“Chúa chịu Satan cám dỗ và các Thiên Thần hầu hạ Người” Khi ấy, Thánh Thần thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa và Người ở đó suốt bốn mươi đêm ngày, chịu Satan cám dỗ, sống chung với dă thú và các Thiên Thần hầu hạ Người. Sau khi Gioan bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galiêa, rao giảng Tin Mừng của nước Thiên Chúa, Người nói: “Thời giờ đă măn và nước Thiên Chúa đă gần đến; anh em hăy ăn năn sám hối và tin vào Tin Mừng”. Phúc Âm của Chúa. SUY NIỆM
Nếu chay tịnh là để … th́ đi tu là yêu đời …
Niên lịch phụng vụ của Giáo Hội đă chính thức bước Mùa Chay được bắt đầu từ Thứ Tư Lễ Tro. Bài Phúc Âm Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay bao giờ cũng về biến cố Chúa Giêsu chay tịnh 40 đêm ngày trong sa mạc và chịu ma quỉ cám dỗ. Tuy nhiên, bài Phúc Âm của Thánh Marcô cho Phụng Vụ Chu Kỳ Năm B, không dài ḍng như Phúc Âm Thánh Mathêu và Thánh Luca đi sâu vào diễn tiến Người bị cám dỗ ra sao, chỉ nhắc đến sự kiện Chúa Giêsu bị ma quỉ cám dỗ mà thôi: “Thần Linh đưa Chúa Giêsu vào sa mạc. Người ở trong nơi hoang vắng này 40 ngày, bị Satan cám dỗ. Người ở giữa những hoang thú, và được các thiên thần hầu cận”. Giáo Hội đă lợi dụng cái ngắn gọn của Phúc Âm Thánh Marcô ở chỗ này để thêm một chi tiết rất quan trọng vào ngay sau khi Chúa Giêsu chay tịnh và chịu cám dỗ, một chi tiết mà dường như Giáo Hội muốn con cái ḿnh phải nhận thức là việc chay tịnh phải hướng đến vấn đề truyền đạt sự sống nội tâm, nghĩa là để làm việc tông đồ: “Sau khi Gioan bị bắt giam, Chúa Giêsu xuất hiện ở Galilêa loan báo tin mừng của Thiên Chúa: ‘Đây là thời gian viên trọn. Triều đại Thiên Chúa đă đến! Hăy cải thiện đời sống và tin vào tin mừng!’”
Về sự kiện Chúa Giêsu chay tịnh và bị Satan cám dỗ, Phúc Âm Thánh Marcô c̣n thêm một chi tiết không có trong Phúc Âm Thánh Mathêu, nhất là trong Phúc Âm Thánh Luca. Chi tiết đó là “Người ở giữa những hoang thú, và được các thiên thần hầu cận”. Căn cứ vào câu Phúc Âm của Thánh Marcô đây, th́ chi tiết thứ hai, “và được các thiên thần hầu cận”, tự nhiên làm cho người đọc khách quan, chẳng hạn những người không phải Kitô hữu, sẽ nghĩ rằng, Chúa Giêsu chay tịnh kiểu đó th́ ai mà chẳng chay tịnh được, chay tịnh kiểu có các thiên thần hầu cận, một sự kiện có thể hiểu được là hễ bao giờ thân xác của Người cảm thấy đói quá hay khát quá theo bản tính yếu đuối hạn hữu của loài người th́ các thiên thần đem bánh trái cho Người ăn hay nước nôi cho Người uống. Thế nhưng, về vấn đề Chúa Giêsu có ăn uống ǵ không trong 40 ngày này, Phúc Âm Thánh Luca đă ghi nhận như sau: “Trong thời gian đó, Người đă không ăn uống ǵ nên sau đó Người cảm thấy đói” (4:2). C̣n vấn đề các thiên thần hầu cận Người có cho Người ăn trong thời gian này chăng, Phúc Âm Thánh Mathêu ghi nhận là sau khi “ma qủi bỏ Người mà đi th́ các thiên thần đă đến phục dịch Người” (4:11).
Tuy nhiên, ở đây, trong đoạn tŕnh thuật rất ngắn ngủi của Thánh Marcô về biến cố 40 ngày trước khi Chúa Giêsu chính thức bước vào cuộc đời công khai của Người, Phúc Âm đă cho chúng ta thấy được tất cả mọi sự đă được Thiên Chúa dựng nên ngay từ ban đầu, bao gồm hết mọi loài. Trước hết là khoáng vật, được biểu hiệu nơi cảnh “sa mạc” đầy những đất đá khô cằn, (bởi thế Satan đă lợi dụng những ǵ có sẵn ở đó như “đá” để cám dỗ Chúa Giêsu biến đá thành bánh mà ăn cho đỡ đói, như được Phúc Âm Thánh Mathêu và Luca đều thuật lại ở đoạn 4 câu 3). Thứ đến là thực vật cây cối là những ǵ tuy không minh nhiên được nói đến theo ngôn từ như chữ “sa mạc” trên đây, nhưng sự kiện có những loài hoang thú ở với Người đă chứng tỏ nơi Người ở có thể là một khu rừng “hoang vắng” không ai sinh sống. Sau nữa là đến loài vật, như rơ ràng được Phúc Âm ghi nhận, nhưng là hoang thú dữ tợn, “ăn tươi nuốt sống” theo luật rừng, theo bản năng, chứ không phải như loài gia súc thuần thục hiền lành quen sống bên con người. Sau hết là loài thần thiêng vô h́nh được Phúc Âm nói đến, thành phần hầu cận Chúa Giêsu. Chưa hết, loài thần thiêng ở đây, trong trường hợp này, không phải chỉ có thần lành mà c̣n có cả thần dữ là Satan nữa. Tất nhiên loài người ở đây được hiện thân ngay nơi bản thân Chúa Giêsu, một con người lịch sử, một con người có xác thịt thật sự, cũng cảm thấy đói khát như ai. Cũng chính ở đoạn Phúc Âm của Thánh Marcô ngắn ngủi này, chúng ta c̣n thấy những ư nghĩa hết sức sâu xa sau đây.
Trước hết, thân phận loài người là thân phận đệ nhất trong tất cả mọi tạo vật, một thân phận chẳng những chủ trái đất (x Gen 1:28), mà c̣n được thiên thần hầu cận nữa. Thật ra, các thiên thần đến hầu cận Chúa Giêsu v́ Người chẳng những là người thật mà c̣n là Thiên Chúa thật của các vị nữa. Thế nhưng, vấn đề ở đây là các vị không hầu cận một Vị Thiên Chúa Vô Cùng cao cả trên thiên đ́nh, mà là hầu cận một Vị Thiên Chúa Làm Người, một Vị Thiên Chúa không mặc lấy bản tính của các vị mà là bản tính của một loài hèn kém hơn các vị. Có thể nói, nhân tính của Chúa Giêsu là các tầng trời và thân xác của Người là ngai ṭa Vị Thiên Chúa Cao Cả ngự trị để các thần trời chầu chực tôn thờ. So sánh với cấu trúc của Lều Tạm (x Heb 9:2) hay đền thờ Giêrusalem th́ có thể ví nhân tính của Chúa Giêsu là nơi cực thánh (x Heb 9:3) và thân xác của Người là ḥm bia được các tượng thần cherubim rủ cánh (x Heb 9:5) ở trong nơi cực thánh biểu hiệu cho nơi Thiên Chúa ngự này. Nếu so sánh với các nguyện đường Công Giáo th́ nhân tính của Người là cung thánh và thân xác của Người là nhà tạm Thánh Thể vậy.
Sau nữa, h́nh ảnh Chúa Giêsu sống giữa các con hoang thú này đă gợi lại cảnh địa đàng khi con người mới được tạo dựng, đúng hơn khi mà con người đầu tiên Adong c̣n đang sống cô đơn lẻ loi giữa loài thú, một con người đang làm chủ chúng và thấu biết từng con, qua việc đặt tên cho chúng thế nào th́ chúng nên như vậy (x Gen 2:18-20). Việc các con hoang thú vốn sống theo bản năng dữ tợn ở chung quanh Chúa Giêsu mà không cắn xé Người cũng chứng tỏ cho thấy chúng nhận biết Vị Thiên Chúa Làm Người này, và chúng chỉ phục tùng những con người nào biết làm chủ bản thân ḿnh như Người, tức biết làm theo ư Đấng Tạo Thành là đệ nhất chủ tể của chúng. Thật vậy, nếu hoang thú biểu hiệu cho bản năng lăng loàn, mà con người tràn đầy Thần Linh có thể làm chủ được bản năng của ḿnh, th́ không phải là họ có khả năng làm chủ hoang thú, ở chỗ, làm cho chúng thuần phục họ, không phải thuần phục một con người thuần túy, mà là một con người chỉ biết làm theo ư Chúa, tức một con người sống động phản ảnh Vị Chúa Tể của chúng hay sao?
Sau hết, sự kiện Satan xuất hiện ở đây chẳng những cho thấy việc chúng hồ nghi con người Chúa Giêsu vô cùng lạ đời này chính là “miêu duệ người nữ… sẽ đáp nát đầu hắn” (Gen 3:15), mà c̣n gợi lại cảnh địa đường, nơi hắn lấy h́nh con rắn để cám dỗ nữ nguyên tổ Evà. Thế nhưng, nếu Evà bị sa ngă v́ theo ư riêng của bà, theo sở thích tự nhiên của con người bà thúc đẩy thế nào th́ ở đây Chúa Giêsu đă thắng được chước cám dỗ v́ Người lúc nào cũng chỉ làm theo Ư Cha của Người, cũng làm theo Thần Linh thúc đẩy như vậy. Ở chỗ, dù đói, tức dù Người được phép ăn và được quyền ăn để bảo vệ sự sống, Người vẫn nhất định không ăn, chẳng những không ăn theo bản năng tự nhiên, mà nhất là không ăn khi đang bị ma quỉ cám dỗ, bằng không, việc ăn uống của Người bấy giờ là việc ăn uống theo chước cám dỗ, theo ư Satan, theo bản năng như con vật là loài sẽ không phục Người nữa v́ Người cũng chẳng hơn ǵ chúng. Việc các thiên thần đến hầu cận Chúa Giêsu sau khi Người thắng được tất cả mọi chước cám dỗ, cách riêng chước cám dỗ đầu tiên về xác thịt, cho chúng ta thấy Người chỉ t́m của ăn không hư nát, đúng như Người đă cho Satan biết rằng: “Con người sống không nguyên bởi bánh, mà c̣n bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Mt 4:4; x Lk 4:4).
Thật thế, chỉ có bao giờ con người biết làm chủ ḿnh, biết khao khát và sống bởi Lời Chúa, sống theo ư Chúa, sống theo Thần Linh như Chúa Giêsu Kitô trong bài Phúc Âm hôm nay, họ mới có thể rao giảng lời Chúa, loan báo Tin Mừng Cứu Độ mà thôi. Chúng ta nên để ư là, trước khi công khai thực hiện công cuộc loan báo Nước Trời và rao giảng Phúc Âm, Chúa Giêsu đă làm hai việc, việc thứ nhất liên quan đến phần hồn, đó là việc lănh nhận phép rửa của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả ở Sông Dược-Đăng, và việc thứ hai liên quan đến phần xác, đó là việc chay tịnh 40 ngày trong hoang địa. Việc Chúa Giêsu lănh nhận phép rửa và chay tịnh này, đối với Người, một con người hoàn toàn vô tội, một Thiên Chúa Làm Người, hoàn toàn là những ǵ không cần thiết, nếu không muốn nói là bất xứng hợp. Tuy nhiên, sở dĩ Người cần phải thực hiện những hành động tiền Phúc Âm này là v́ những lư do sau đây. Lư do thứ nhất, đó là Người muốn tỏ ḿnh ra qua nhân tính tràn đầy Thần Linh của Người, hay nói cách khác, Người muốn nhân tính của Người nói chung và thân xác của Người nói riêng mỗi ngày một trào tràn Thần Linh, cho đến nhân tính này, qua thân xác phục sinh của Người, trở thành phương tiện thông ban Thần Linh cho loài người: “Bấy giờ Người thở hơi trên các vị mà nói: ‘Các con hăy nhận lấy Thánh Linh’” (x Jn 20:21-22). Lư do thứ hai, đó là Người muốn làm gương cho thành phần môn đệ của Người, thành phần muốn theo Người, thành phần sẽ tiếp tục và sẽ thay Người thực hiện sứ mệnh loan báo Nước Trời và rao giảng Tin Mừng của Người khắp thế gian cho đến tận cùng trái đất.
Như thế, việc Chúa Giêsu chay tịnh trước khi chính thức nhập cuộc loan báo Nước Trời và rao giảng Thống Hối, như bài Phúc Âm Chúa Nhật Thứ Nhất Mùa Chay Năm B hôm nay cho thấy, là một chứng cớ hùng hồn cho thấy nhưng sự thật sau đây.
Trước hết, đời sống nội tâm phải là nguồn mạch của hoạt động tông đồ truyền giáo, bằng không, không biết hay không đủ khả năng làm chủ ḿnh, sống theo Thần Linh thúc đẩy, sống theo ư Chúa, con người tông đồ tự động sẽ, một là ngă gục, gẫy cánh, bỏ cuộc v́ bị gánh nặng tông đồ đè bẹp, nhất là khi gặp chống đối, trở ngại, hai là, thậm chí có thể đi đến chỗ làm gương mù, như nạn linh mục làm dụng t́nh dục ở Hoa Kỳ bùng nổ từ đầu năm 2002, hay là trở thành cấp tiến, rối đạo và phá đạo, như một số vị giáo sư dạy trong các đại học Công Giáo, hay như một số thần học gia phổ biến những chủ trương phản tinh thần Chúa Kitô và Giáo Huấn Tông Truyền của Giáo Hội. Thử hỏi, những con người Kitô hữu phá giới hay cấp tiến này có thể tỏ ra những hành động phản tông đồ tác hại cho cả bản thân cũng như cho Giáo Hội này hay chăng, nếu họ có một đời sống nội tâm, được thể hiện qua việc năng lănh nhận các bí tích, như gương Chúa Giêsu đă lănh nhận phép rửa thống hối của Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, cũng như qua việc chay tịnh, hy sinh, hăm ḿnh, nguyện cầu như Người đă làm trong hoang địa 40 ngày?
Sau nữa, việc chay tịnh không phải là để làm khổ hay làm hại thân xác cao quí của con người, mà là, đúng hơn, để sửa soạn cho nó phục sinh vinh hiển tốt lành như thân xác của Chúa Kitô. Chính v́ chay tịnh liên quan đến Phục Sinh mà việc này đă được Chúa Giêsu, trong bài Phúc Âm Thứ VIII Mùa Thường Niên Năm B, liên kết nó với việc ra đi tử nạn của Người (x Mk 2:19-20), một cuộc ra đi không phải để chết mà là để phục sinh vinh hiển, để làm chủ tội lỗi và sự chết. Bất cứ việc chay tịnh, hăm ḿnh nào không nhắm đến hay đưa đến niềm vui phục sinh, không sinh hoa trái tông đồ, đều là những việc hủy hoại bản thân, ngược lại với tinh thần Chúa Kitô và đường hướng Phúc Âm. Chay tịnh chính đáng và thực sự chẳng khác ǵ như việc của một hạt lúa miến được gieo xuống đất mục nát đi để nhờ đó có khả năng sinh nhiều hoa trái (x Jn 12:24). Đó là lư do ơn gọi tu tŕ Kitô giáo không phải là ơn gọi sống siêu thoát một ḿnh, trái lại, ơn gọi này là một ơn gọi tông đồ, ơn gọi phục vụ, ở chỗ bỏ ḿnh đi để dấn thân cho đời, phục vụ đời: “Không phải các con đă chọn Thày, song chính Thày đă chọn các con và sai các con đi để các con sinh hoa trái” (Jn 15:16). Như thế, hành động bỏ thế gian đi tu của người môn đệ Chúa Kitô là hành động yêu đời và cho đời, là việc “đến để phục vụ” như Thày chí thánh của họ vậy (x Mt 20:28)!
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
CHÚA Ở GIỮA HOANG THÚ Trần Mỹ Duyệt
Mở đầu Mùa Chay, theo chu kỳ phụng vụ năm B, Giáo Hội nhắc lại với chúng ta trong trích đoạn Tin Mừng của Thánh Máccô rằng, trong thời gian chay tịnh, “Chúa ở giữa hoang thú” (Mc 1:13).
Những hoang thú ấy là ǵ? Sư tử, hùm, beo, gấu, hoặc chó sói? Hay đó là những loài rắn độc, bọ cạp sống ngoài hoang dă? Và khu vực mà Chúa Giêsu đến để ăn chay 40 đêm ngày ấy ở đâu, và những thú hoang nào ở gần ngài? Câu trả lời về tính chất lịch sử, địa lư ấy ta để cho các nhà chú giải và nghiên cứu Thánh Kinh. Nhưng về phần tâm linh, đạo đức ư nghĩa của lời Thánh Kinh này có thể giúp ta sống nên, và sống thánh đức Mùa Chay cũng như suốt cuộc đời Kitô hữu của ḿnh.
Thật vậy, nếu Chúa Giêsu không sống giữa bày thú hoang như sư tử, hùm, beo, gấu, hay chó sói. Hoặc nếu ngài không sống giữa những loại rắn độc, bọc cạp, th́ phải hiểu rằng ngài để ḿnh bị bao vây bởi muôn thử thách tinh thần cũng như thể xác như những hoang thú nguy hiểm vây quanh ngài trong suốt thời gian chay tịnh của ngài.
Trong Thánh Kinh khi bức tranh tạo dựng được vẽ ra, cho thấy cảnh Adong và Evà bị “con rắn” làm hại và cám dỗ cách thê thảm. Và h́nh ảnh của những cám dỗ luôn luôn đi liền với h́nh ảnh một loài hoang thú độc hại có thể cắn chết người như loài rắn chẳng hạn.
Thánh kư nghi nhận, Chúa Giêsu bị ma quỉ cám dỗ. Điều này hiển nhiên hiểu là Satan và ma quỉ cám dỗ ngài. Nhưng c̣n việc ngài sống giữa hoang thú, cho ta một ư niệm về các ngũ quan trong thân xác ḿnh như những hoang thú tinh thần luôn luôn ở quanh ta. Những hoang thú tinh thần có khả năng làm hại ta, khi chúng bị Satan và ma quỉ lợi dụng. Đặc biệt, khi ta bị đặt hoặc tự ư bước vào những dịp cám dỗ. Bởi vậy, h́nh ảnh Chúa Giêsu bị cám dỗ và sống giữa hoang thú cho ta một cái nh́n thực tiễn về chay tịnh, và về những nguy hiểm của giác quan, của xác thịt.
Thật vậy, ngoại trừ một số trường hợp quỉ ám, ít khi thấy Satan và ma quỉ làm khổ ta dù tinh thần hay thể xác. Nhưng người làm khổ ta, cái làm khổ ta lại là chính ta, giác quan ta. Ta làm khổ ḿnh bằng những cảm t́nh bất chính, bằng những t́nh yêu bất chính, bằng sự tham lam, bằng tính ích kỷ, bằng ḷng giận hờn, ghen tỵ, bằng dục vọng và ham muốn xấu xa. Những cái đó làm ta khổ, đưa ta đến t́nh trạng tật bệnh tinh thần, tật bệnh thể xác. Chính những cái ấy làm hại ta và cấu xé ta, thách đố ta. Satan và ma quỉ không trực tiếp gây ra những đau khổ ấy cho ta, ngoại trừ trường hợp của Thánh Job, một trường hợp điển h́nh mà cuộc thách đố về ḷng trung thành và công chính của ông bị Satan trực tiếp nêu lên. Ngay trong trường hợp ấy, Chúa vẫn không cho phép Satan làm hại mạng sống của ông.
Thật vậy, v́ tham ăn mà ta bị cao máu, tiểu đường, cao mỡ, bị mập ph́. V́ nghiện ngập quá đà mà ta bị ung thư gan, lá lách, hay dạ dầy. V́ bài bạc mà ta mất nhà, mất việc. V́ x́ ke, ma túy mà ta trở thành trộm cướp, giết người. V́ yêu thương cuồng nhiệt mà ta bị đánh ghen, bị t́nh địch bắn què gị. V́ lái xe ẩu mà ta gây tai nạn, phải vào nhà thương. V́ dâm ô vô độ, trác táng, bê tha mà ta bị AIDS. V́ ghen tỵ mà ta trở thành hiểm ác, thù đời và bị đời trả thù lại. Tóm lại, trong những bệnh tật phần xác, bệnh tật tâm hồn, và những nghiệt ngă của cuộc đời Satan và ma quỉ xem như bị trách mắng “oan”, và bị “đổ thừa”.
Tuy nhiên, Satan và ma quỉ không phải là hoàn toàn “vô tội”. Trong mọi cám dỗ và thử thách th́ chính chúng vẽ vời, mời mọc, kích thích và lừa dối giác quan, lư trí và ḷng muốn con người. Có thể nói, những hoang thú mà Thánh kư ghi nhận trong cuộc chay tịnh của Chúa Giêsu nếu đem áp dụng vào trường hợp của mỗi người chúng ta th́ đó là những giác quan, ư chí và ḷng muốn của ḿnh. Một đàng chúng là bạn hữu, một đàng chúng cũng có thể trở thành thù nghịch và hiểm độc như những hoang thú. Chúa Giêsu sau này khi nói về ảnh hưởng của giác quan, của ư chí và ḷng muốn ngài dùng h́nh ảnh “chặt” và “móc”: chặt chân, chặt tay, móc mắt bỏ đi nếu chúng trở thành cản trở và ngăn cản chúng ta vào Thiên Đàng.
Thánh Máccô ghi nhận, sau khi Chúa Giêsu chiến thắng cám dỗ và ra khỏi chay tịnh th́ “các thiên thần đến hầu hạ ngài” (Mc 1:13). Điều này cho ta thấy một h́nh ảnh của chiến thắng cũng như sự cố gắng thắng vượt chính ḿnh. Cũng như Chúa Giêsu, chỉ khi nào ta chiến thắng được chính ḿnh, ra khỏi các cám dỗ lúc ấy ta sẽ thấy các thiên thần ở bên ḿnh. Tức là giác quan, ư chí và ḷng muốn ta không những đem ta đến gần với Thiên Chúa, mà c̣n là phương tiện để ta tiếp cận và gặp gỡ ngài trong cuộc sống. Và chúng không c̣n là thù địch, không c̣n là những hoang thú đối với sống tâm linh và đạo đức, nhưng ngược lại, trở thành nguồn an ủi, khích lệ – trở thành những thiên thần ở quanh ta. Một h́nh thức nào đó, có nghĩa là ta phải thuần phục giác quan, ư chí và ḷng muốn ḿnh. Phải kiểm soát chúng để chúng giúp ta sống thân mật với Thiên Chúa.
Chúa sống giữa hoang thú, nhưng ngài không bị hoang thú ăn thịt. Ngược lại, ngài đă trị được, đă thuần hóa được chúng, khiến chúng ngoan ngoăn ở quanh ngài. Trong đời sống tâm linh và trong sinh hoạt nội tâm, ta phải xin Chúa giúp để biết cách thuần hóa và trị nổi con người của ḿnh, giác quan, ư chí và ḷng muốn của ḿnh. Biết chinh phục và dùng chúng để giúp ta tiếp cận, khám phá và yêu mến ngài, để ta t́m thấy niềm vui, hạnh phúc, và ân sủng là chính ngài, đấng phục sinh từ cơi chết, và là hạnh phúc, ơn cứu độ của chính ta.
HĂY SÁM HỐI & TIN VÀO TIN MỪNG!
I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Mùa Chay lại trở về với muôn vàn hồng ân của Thiên Chúa. Cùng với toàn thể Giáo hội Công giáo, chúng ta hăy bước vào Mùa Chay của Phụng vụ Năm B với tâm t́nh xứng hợp. Trọng tâm của Mùa Chay là chuẩn bị tâm hồn và thay đổi cuộc sống để đón nhận Chúa Giêsu Kitô Phục Sinh và ơn cứu độ của Thiên Chúa. Các bài đọc Thánh Kinh hôm nay đều tập trung vào việc Thiên Chúa đă cứu vớt con người: * Thiên Chúa đă cứu ông Nôê và con cái ông khỏi nước tức nạn hồng thủy (bài đọc 1), * Thiên Chúa đă dùng nước trong phép Rửa để cứu toàn thể nhân loại khỏi tội lỗi và sự chết, khi Thiên Chúa sai Con Một Yêu Dấu của Người, đến trần gian để rao giảng Nước Trời, lập các Bí tích, chịu chết trên thập giá và phục sinh (bài đọc 2 và bài Tin Mừng). * Điều kiện để được cứu là “SÁM HỐI & TIN VÀO TIN MỪNG. Đó cũng chính là Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay.
II. LẮNG NGHE & T̀M HIỂU LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH
2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong ba bài Thánh Kinh (1) Bài đọc 1: St 9,8-15: Sau hồng thủy Thiên Chúa lập Giao ước với ông Nôê. (8) Thiên Chúa phán với ông Nôê và các con ông đang ở với ông rằng: (9) "Đây Ta lập giao ước của Ta với các ngươi, với dòng dõi các ngươi sau này, (10) và tất cả mọi sinh vật ở với các ngươi: chim chóc, gia súc, dã thú ở với các ngươi, nghĩa là mọi vật ở trong tàu đi ra, kể cả dã thú. (11) Ta lập giao ước của Ta với các ngươi: mọi xác phàm sẽ không còn bị nước hồng thủy hủy diệt, và cũng sẽ không còn có hồng thủy để tàn phá mặt đất nữa." (12) Thiên Chúa phán: "Đây là dấu hiệu giao ước Ta đặt giữa Ta với các ngươi, và với mọi sinh vật ở với các ngươi, cho đến muôn thế hệ mai sau: (13) Ta gác cây cung của Ta lên mây, và đó sẽ là dấu hiệu giao ước giữa Ta với cõi đất. (14) Khi Ta cho mây kéo đến trên mặt đất và cây cung xuất hiện trong mây, (15) Ta sẽ nhớ lại giao ước giữa Ta với các ngươi, và với mọi sinh vật, nghĩa là với mọi xác phàm; và nước sẽ không còn trở thành hồng thủy để tiêu diệt mọi xác phàm nữa.
(2) Bài đọc 2: 1 Pr 3,18-22: Nước đó là phép rửa nay cứu thoát anh em. (18) Anh em thân mến, chính Đức Kitô đă chịu chết một lần v́ tội lỗi – Đấng Công Chính đă chết cho kẻ bất lương- hầu dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa. Thân xác Người đă bị giết chết, nhưng nhờ Thần Khí, Người đă được phục sinh. (19) Người đă đến rao giảng cho các vong linh bị giam cầm, (20) tức là những người xưa đă không vâng phục Thiên Chúa, trong thời Thiên Chúa kiên nhẫn chờ đợi, nghĩa là thời ông Noê đóng tầu. Trong con tầu ấy, một số ít, cả thảy là tám người, được cứu thoát nhờ nước. (21) Nước đó là h́nh bóng phép rửa nay cứu thoát anh em. Lănh nhận phép rửa, không phải là được tẩy sạch vết nhơ thân xác, mà là cam kết với Thiên Chúa sẽ giữ lương tâm trong trắng, nhờ sự phục sinh của Đức Giêsu Kitô, (22) Đấng đang ngự bên hữu Thiên Chúa sau khi đă lên trời, đă bắt các thiên sứ và toàn thể thần minh phải phục quyền.
(3) Bài Tin Mừng: Mc 1,12-15: Đức Giêsu bắt đầu sứ vụ rao giảng Tin Mừng. (12) Sau khi Đức Giêsu chịu phép rửa, Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. (13) Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Xatan cám dỗ, sống giữa loài dă thú và có các thiên sứ hầu hạ Người. (14) Sau khi ông Gioan bị nộp, Đức Giêsu đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. (15) Người nói: "Thời kỳ đă măn, và Triều đại Thiên Chúa đă đến gần. Anh em hăy sám hối và tin vào Tin Mừng."
2.2 Trong ba bài Thánh Kinh trên, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là Đấng nào? (1) Trong bài đọc 1 (St 9,8-15) chúng ta thấy Thiên Chúa đă loan báo và cứu ông Nôê và các con ông, khỏi nạn hồng thủy, bằng một giao ước bền vững và lâu dài. Dấu chỉ của giao ước ấy là chiếc cầu vồng xuất hiện trên bầu trời. Nhưng Thiên Chúa không chỉ lập giao ước với ông Nôê mà c̣n lập giao ước với ḍng dơi ông là những kẻ tin Chúa. Dấu chỉ của giao ước mới này chính là Con Một Thiên Chúa, Đức Giêsu Nadarét, Đấng đă xuất hiện giữa loài người. (2) Trong bài đọc 2 (1 Pr 3,18-22) Tông đồ Trưởng Phêrô khẳng định: chúng ta được cứu là nhờ “Đức Kitô đă chịu chết một lần v́ tội lỗi” Người là “Đấng Công Chính đă chết cho kẻ bất lương hầu dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa” Phương tiện và cũng là dấu chỉ của việc cứu chuộc ấy là Nước Phép Rửa được đổ trên trán / đầu chúng ta. 3) Trong bài Tin Mừng (Mc 1,12-15) Máccô nhắc lại với chúng ta sự kiện sau khi chịu phép rửa bởi ông Gioan Tẩy giả, Đức Giêsu được Thánh Thần đưa vào sa mạc để chịu Xatan cám dỗ. Sau khi nghe tin Gioan bị giết hại, Đức Giêsu xuất hiện công khai ở Galilê và bắt đầu rao giảng: Thời kỳ đă măn và Triều đại Thiên Chúa đă đến gần. Anh em hăy sám hối và tin vào Tin Mừng”
2.3 Qua ba bài Thánh Kinh trên, Thiên Chúa muốn gửi sứ điệp ǵ cho chúng ta?
Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay là hăy sám hối và tin vào Tin Mừng, v́ thời gian đă măn và Triều đại Thiên Chúa đă gần.
(*) Sám hối là thay đổi suy nghĩ và hành động tức không c̣n suy nghĩ và hành động theo thói quen và tập quán xói ṃn của người đời nữa mà suy nghĩ và hành động theo tinh thần và cung cách mới của Phúc âm.
(*) Tin vào Tin Mừng là tin vào t́nh thương và sự trung tín giữ lời hứa của Thiên Chúa; Cũng là tin vào lời rao giảng và con người Đức Giêsu Nadarét là Thiên Chúa làm người và đă được Thánh Thần xức dầu và đưa vào trần gian để loan báo Tin Mừng và ban ơn cứu độ cho mọi người.
III. SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY
Sống Lời Chúa hôm nay là kiểm điểm và thay đổi đời sống theo sự hướng dẫn và mời gọi của Chúa và của Hội Thánh. Mỗi người, mỗi cộng đoàn nên tập trung vào điểm yếu kém nhất trong đời sống tâm linh của ḿnh để sự thay đổi có tính “quyết định” và triệt để.
IV. CẦU NGUYỆN “Anh em hăy sám hối và tin vào Tin Mừng” Lạy Thiên Chúa là Cha, chúng con biết rằng: đáp lại lời mời của Chúa Giêsu Con Cha, là chúng con phải tin vào T́nh yêu Cứu độ của Cha và tin vào Đức Giêsu Kitô mà Cha đă sai đến trần gian này. Xin Cha ban ơn sám hối và thay đổi đời sống cũng như ơn ḷng tin cho chúng con.
“Anh em hăy sám hối và tin vào Tin Mừng” Lạy Chúa Giêsu, chúng con biết rằng: đáp lại lời mời của Chúa, là chúng con phải luôn chiêm ngắm, khám phá và học cùng Chúa để chúng con điều chỉnh cách suy nghĩ và hành động của chúng con theo cách suy nghĩ và hành động của Chúa. Xin Chúa ban ơn sám hối và thay đổi đời sống cũng như ơn ḷng tin cho chúng con.
“Anh em hăy sám hối và tin vào Tin Mừng” Lạy Chúa Thánh Thần, chúng con biết rằng: đáp lại lời mời của Chúa Giêsu, Thiên Chúa làm người, là chúng con phải để cho Thánh Thần hoạt động trong chúng con và biến đổi chúng con. Xin Chúa hăy canh tân đổi mới trái tim và cơi ḷng chúng con để chúng con sống như Chúa Giêsu mời gọi và mong muốn. Amen.
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.
|