CHÚA NHẬT V MÙA CHAY


BÀI ĐỌC I
: Jer 31:31-34

“Ta sẽ kư kết giao ước mới và Ta sẽ không c̣n nhớ tội lỗi nữa”
Bài trích sách Tiên Tri Giêrêmia.

Chúa phán: “Đây, tới ngày Ta kư kết giao ước mới với nhà Israel và nhà Giuđa, giao ước nầy không giống như giao ước Ta đă kư kết với tổ phụ của chúng trong ngày Ta cầm tay chúng dắt ra khỏi Ai Cập, giao ước ấy chính chúng đă phản bội, mặc dầu Ta thống trị chúng”. Chúa phán: “Đây là giao ước Ta sẽ kư kết với nhà Israel sau những ngày đó. Ta sẽ đặt lề luật của Ta trong đáy ḷng chúng, và sẽ ghi trong tâm hồn chúng. Ta sẽ là Chúa của chúng, và chúng sẽ là dân của Ta”. Chúa phán: “Người nầy sẽ không c̣n phải dạy người nọ, anh sẽ không c̣n phải dạy em rằng: “Ngươi hăy nh́n biết Chúa”, v́ mọi người từ nhỏ chí lớn đều nh́n biết Ta, v́ Ta sẽ tha tội ác của chúng, và sẽ không c̣n nhớ đến tội lỗi của chúng”.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Ôi lạy Chúa, xin tạo cho tôi quả tim trong sạch.

1.      Lạy Chúa, nguyện thương tôi theo ḷng nhân hậu Chúa, xóa tội tôi theo lượng cả đức từ bi. Xin rửa tôi tuyệt gốc lỗi lầm, và tẩy tôi sạch lâng tội ác.

2.      Ôi lạy Chúa, xin tạo cho tôi quả tim trong sạch, và canh tân tinh thần cương nghị trong người tôi. Xin đừng loại tôi khỏi thiên nhan Chúa, chớ thu hồi Thánh Thần Chúa ra khỏi tôi.

3.      Xin ban lại cho tôi niềm vui ơn cứu độ, với tinh thần quảng đại, Chúa đỡ nâng tôi. Tôi sẽ dạy kẻ bất nhân đường nẻo Chúa, và người tội lỗi sẽ trở về với Ngài.


BÀI ĐỌC II: Hebr 5:7-9

“Người đă học vâng phục và đă trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời”
Bài trích thở gởi tín hữu Do Thái.

Khi c̣n sống ở đời nầy, Chúa Kitô đă lớn tiếng và rơi lệ dâng lời cầu xin khẩn nguyện lên Đấng có thể cứu Người khỏi chết, và v́ ḷng thành tín, Người đă được nhậm lời. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đă học vâng phục do những đau khổ Người chịu và khi hoàn tất, Người đă trở nên căn nguyên ơn cứu độ đời đời cho tất cả những kẻ tùng phục Người.

Lời của Chúa.


CÂU XƯỚNG TRƯỚC PHÚC ÂM: (Xin mời Cộng đoàn đứng)
Chúa phán: “Ai phụng sự Ta, hăy theo Ta, và Ta ở đâu, th́ kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó”


PHÚC ÂM: Joan 12:20-33

“Nếu hạt lúa ḿ rơi xuống đất thối đi, th́ nó sinh nhiều bông hạt”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.

Khi ấy, trong số những người lên dự lễ, có mấy người Hy Lạp. Họ đến gặp Philipphê quê ở Bêtania, xứ Galilêa và nói với ông rằng: “Thưa Ngài, chúng tôi muốn gặp Đức Giêsu”. Philipphê đi nói với Anrê, rồi Anrê và Philipphê đến thưa Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đáp: “Đă đến giờ Con Người được tôn vinh. Quả thật, quả thật, Ta nói với các con: Nếu hạt lúa ḿ rơi xuống đất mà không thối đi, th́ nó chỉ trơ trọi một ḿnh, nhưng nếu nó thối đi, th́ nó sinh nhiều bông hạt. Ai yêu sự sống ḿnh th́ sẽ mất, và ai ghét sự sống ḿnh ở đời nầy, th́ sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời. Ai phụng sự Ta, hăy theo Ta, và Ta ở đâu, th́ kẻ phụng sự Ta cũng sẽ ở đó. Ai phụng sự Ta, Cha Ta sẽ tôn vinh nó. Bây giờ linh hồn Ta xao xuyến, và biết nói ǵ? Lạy Cha, xin cứu Con khỏi giờ nầy? Nhưng chính v́ thế mà con đă đến trong giờ nầy. Lạy Cha, xin hăy làm vinh danh Cha”. Lúc đó có tiếng từ trời phán: “Ta đă làm vinh danh Ta và Ta c̣n làm vinh danh Ta nữa”. Đám đông đứng đó nghe thấy và nói: đó là tiếng sấm. Kẻ khác lại rằng: “Một Thiên Thần nói với Ngài”. Chúa Giêsu đáp: “Tiếng đó phán ra không phải v́ Ta, nhưng v́ các ngươi. Chính bây giờ là lúc thế gian bị xét xử, bây giờ là lúc thủ lănh thế gian bị khai trừ và khi nào Ta chịu đưa lên cao khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta”. Người nói thế để chỉ Người phải chết cách nào.

Phúc Âm của Chúa.

 

SUY NIỆM

 

Cuộc Vượt Qua của Vị Thiên Chúa Làm Người được bắt đầu từ lúc nào?

 

 Tại sao Chúa Giêsu không trả lời?

 

Nếu các bài Phúc Âm ba Chúa Nhật Mùa Chay trước Chúa Nhật Thương Khó hay Chúa Nhật Lễ Lá, như đă nhận định ở hai bài suy niệm Chúa Nhật 3 và 4 trước đây, có một ư nghĩa đặc biệt liên hệ với nhau, chẳng những ở từng chu kỳ mà c̣n ở cả ba chu kỳ với nhau nữa. Riêng chu kỳ Năm B này, chúng ta thấy các bài Phúc Âm theo Thánh Kư Gioan được Giáo Hội chọn rất hợp với những ǵ Chúa Giêsu tiên báo cho các môn đệ biết về cuộc Vượt Qua của Người, một cuộc Vượt Qua bao gồm ba phần khổ nạn, tử giá và phục sinh (x Mk 8:31, 9:31, nhất là 10:34). Trước hết, về phần khổ nạn, Chúa Giêsu cũng đă xác nhận ở bài Phúc Âm Chúa Nhật 3, khi Người thách dân Do Thái “hăy cứ phá đền thờ này đi, nội trong ba ngày Tôi sẽ dựng lại”. Qua câu tiên báo này, dĩ nhiên Chúa Giêsu cố ư nói đến cuộc Vượt Qua của Người nói chung, thế nhưng, nếu so sánh với những ǵ Người sẽ tỏ cho biết thêm ở hai bài Phúc Âm Chúa Nhật 4 và 5, Người cũng có ư nói đến riêng việc thân xác Người sẽ bị hành hạ bởi đ̣n vọt, nhục nhă v.v. Sau nữa, về phần tử giá, Chúa Giêsu báo trước trong bài Phúc Âm Chúa Nhật 4, khi Người cho Nicôđêmô biết rằng Người sẽ bị đóng đanh vào thập tự giá: “Moisen treo con rắn trong sa mạc thế nào, Con Người cũng sẽ bị treo lên như vậy”. Sau hết, về phần phục sinh, Chúa Giêsu cũng bóng bẩy nói đến trong bài Phúc Âm Chúa Nhật thứ 5 tuần này, khi Người nói với các môn đệ của Người về h́nh ảnh hạt lúc miến mục nát đi để sinh muôn vàn hoa trái, ở chỗ, Người chiến thắng quyền lực của tên vương chủ thế gian và làm cho con người tin tưởng nhận biết Người, như Người cho biết ở đoạn cuối của cùng bài Phúc Âm.

 

Thế nhưng, để làm cho nhân loại nhận biết Người, tức để làm cho cuộc Vượt Qua của Người như hạt lúa miến mục nát đi trổ sinh hoa trái, Người cần đến những chứng nhân, thành phần sẽ được Người ban cho Thánh Linh và sai đi rao giảng Tin Mừng cho tất cả mọi tạo vật tới tận cùng trái đất (x Jn 20:22; Mk 16:15; Acts 1:8). Đó là lư do chúng ta thấy trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đă liên kết số phận của thành phần môn đệ chứng nhân của Người với chính thân phận hy sinh và Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người. Đúng thế, nếu bài Phúc Âm tuần thứ 3 Chúa Giêsu nói với chung dân Do Thái (thành phần sau này vu oan cho Người để Hội Đồng Do Thái viện cớ sát hại Người – Mt 26:61) về việc khổ nạn của Người, và nếu bài Phúc Âm tuần thứ 4 Người nói với Nicôđêmô (nhân vật sau này sẽ giúp vào việc táng liệm Người trong mồ đá – Jn 19:39) về việc tử giá của Người, th́ bài Phúc Âm tuần thứ 5 tuần này Người nói với các môn đệ (thành phần được kêu gọi làm chứng nhân cho Người – Jn 15:27) về việc phục sinh sau khi Người trải qua khổ nạn và tử giá. Chúa Giêsu quả thực đă liên kết thân phận của các môn đệ với thân phận của Người trong bài Phúc Âm hôm nay, ở chỗ, ngay sau khi nói đến thân phận của Người như hạt lúa miến là thân xác của Người được gieo xuống và mục nát đi ở mảnh đất Do Thái, Người liền nói ngay đến nguyên tắc chung để có thể theo Người, theo một Đấng Vượt Qua, đó là: “Ai yêu sự sống ḿnh sẽ mất, c̣n ai ghét sự sống ḿnh trên thế gian này th́ giữ được nó cho sự sống trường sinh”. Sau đó, Người áp dụng nguyên tắc hay Đường Lối Vượt Qua này vào trường hợp môn đệ của Người, v́ bấy giờ Người đang nói với các vị: “Ai phụng sự Thày th́ hăy theo Thày, để Thày ở đâu, th́ tôi tớ của Thày cũng ở đó”. Vấn đề “ở đâu” của Chúa Giêsu và “ở đó” của những ai theo Người, phục vụ Người đây, theo chiều hướng của bài Phúc Âm hôm nay, th́ c̣n chỗ nào khác ngoài trên cây thập giá và trong mồ đá: “Họ tinh tuyền và theo Con Chiên đến bất cứ nơi nào Con Chiên tới” (Rev 14:4); “Tôi tớ không hơn chủ của ḿnh. Họ sẽ bắt bớ các con như đă bắt bớ Thày” (Jn 15:20). Tuy nhiên, chính nhờ thân phận tṛ hoàn toàn giống Thày như thế mà thế gian mới nhận biết Thày nơi họ, nơi chứng từ đẫm máu của họ.

 

Phải chăng đó là lư do, khi các môn đệ (Philip và Anrê) đến tŕnh với Chúa Giêsu về điều các người Hy Lạp muốn xin được gặp Người, Người đă không trả lời với họ qua hai môn đệ này dứt khoát là Người có muốn gặp những người dân ngoại ấy hay không, mà lại lợi dụng dịp ấy để nói với các môn đệ về cuộc Vượt Qua của Người, một cuộc Vượt Qua sẽ được thành phần môn đệ của Người, thành phần tôi tớ phục vụ Người, tham dự (x Jn 13:8;13:36;14:3), điển h́nh nhất là trường hợp của tông đồ Phêrô như được Người cho biết trước bên bờ hồ Tibêria (x Jn 21:18). Qua thái độ và lời lẽ của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta cảm thấy h́nh như Chúa Giêsu muốn nói với các môn đệ là Người thực sự và hết sức muốn gặp gỡ thành phần dân ngoại, thành phần chưa hề biết Người, nhưng Người sẽ không trực tiếp gặp họ, như Người vốn trực tiếp gặp gỡ dân Do Thái của Người với tư cách là một Đức Kitô Thiên Sai theo như những ǵ đă được Thánh Kinh của dân tộc này nói tới, mà là gián tiếp qua các môn đệ, thành phần chứng nhân của Người, thành phần có khả năng dẫn loài người đến với Người, đến gặp Người bằng đức tin của họ. Và, nếu cuộc tử nạn của Chúa Giêsu như hạt lúa miến mục nát đi sinh nhiều hoa trái thế nào, thành phần môn đệ chứng nhân của Người cũng thế, cũng trổ sinh hoa trái nơi việc tái sinh các linh hồn như vậy. “Ai phục vụ Thày sẽ được Cha tôn vinh” là ở chỗ này, như lời Chúa Giêsu nói tới trong bài Phúc Âm hôm nay, ngay sau khi Người nói đến việc Thày tṛ cùng ở một nơi, chịu chung số phận Vượt Qua.

 

Tuy nhiên, tại sao ngay sau khi nói câu ấy, tức sau khi nói về thân phận Vượt Qua của cả Thày lẫn tṛ, Chúa Giêsu liền thảm năo than lên: “Giờ đây linh hồn Thày bối rối chẳng biết phải nói sao – Chẳng lẽ Cha ơi, xin hăy cứu Con khỏi giờ này? Thế nhưng, cũng chính v́ giờ này mà Con đă đến. Lạy Cha, xin hăy tôn vinh danh Cha!”. Phải chăng, như trong Vườn Cây Dầu Người đă đau buồn đến nỗi chết được, đến nỗi xuất mồ hôi máu v́ nghĩ đến thành phần hư đi thế nào, th́ ở đây, vào lúc ấy, Chúa Giêsu nghĩ đến một tông đồ Giuđa vô cùng đáng thương sẽ bị hư đi (x Jn 17:12), v́ người tông đồ này chẳng những ra tay phản nộp Người mà c̣n tuyệt vọng tử tử (x Mt 27:5) bởi không tin tưởng vào ḷng thương xót tha thứ vô biên bất tận của Người như tông đồ Phêrô (x Mt 26:75). Cái đau khổ tận cùng của Vị Thiên Chúa Làm Người ở đây đó là bị loài người phủ nhận t́nh yêu thương toàn thiện, nhưng không, tận tuyệt và vô đối của Người, ở chỗ, họ không tin rằng Người có thể yêu thương họ đến như thế, một t́nh yêu Người giành cho từng người một, và t́m kiếm cho bằng được con chiên lạc duy nhất để mang về đàn của Người (x Lk 15:1-7). Thế nhưng, cũng như trong Vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu đă chấp nhận uống cạn chén đắng vô cùng đau xót ấy.

Câu trả lời của Chúa Kitô là…

Như thế, nếu nỗi đớn đau vô cùng nhức nhối này cũng là những ǵ thuộc về cuộc Khổ Nạn hay Tử Giá của Con Thiên Chúa Làm Người, th́ không phải cuộc Khổ Nạn và Tử Giá của Người chỉ được bắt đầu từ khi Người bị bắt trong Vườn Cây Dầu (x Jn 18:12), mà là được bắt đầu ngay từ khi Lời Nhập Thể, ngay từ khi Thiên Chúa Làm Người để Người có thể, qua nhân tính của nhân loại, cảm thấy cái xót xa của ḿnh bằng con tim nhân loại, khi bộ óc của Người nghĩ đến tương lai của thành phần hư đi, và bộc lộ cái chua xót của ḿnh nơi môi miệng loài người “bằng những lời than khôn tả” (Rm 8:26; x Jn 12:27; Mk 14:36). Nói một cách chính xác và thực tế hơn nữa th́ cuộc Vượt Qua của Chúa Kitô được bắt đầu từ lần đầu tiên khi Người tiết lộ cho các môn đệ biết về Cuộc Vượt Qua của Người (x Mk 8:31), và được bắt đầu từ chính tâm hồn của Người, một tâm hồn đă bị quằn quại bởi những giây phút “buồn rầu đến nỗi chết được” (Mt 26:38), những giây phút “linh hồn Thày hiện nay bối rối chẳng biết phải nói làm sao”, như Người đă thú thực trong bài Phúc Âm hôm nay. Và Cuộc Vượt Qua đă xẩy ra trước tiên ngay trong tâm hồn của Người, khi Người mong cho ư Đấng đă sai Người được nên trọn, như Người đă ngoan ngoăn thân thưa với Cha Người trong bài Phúc Âm hôm nay: “Lạy Cha, xin hăy tôn vinh danh Cha”, một thái độ Vượt Qua của Người Con đẹp ḷng Cha đến nỗi, khi nghe thấy như vậy, theo Phúc Âm Thánh Gioan thuật lại, “bấy giờ từ trời có tiếng phán: ‘Cha đă tôn vinh  danh Cha rồi và sẽ c̣n tôn vinh danh Cha nữa’”. 

 

Thiên Chúa “tôn vinh danh” của Ngài đây nghĩa là ǵ và ra sao, nếu không phải Người muốn tỏ cho riêng dân Do Thái và chung loài người (mà đám đông trong bài Phúc Âm hôm nay cho thấy có cả dân Do Thái và những người Hy Lạp dân ngoại) biết Ngài thực sự là ǵ và như thế nào, như Ngài đă mạc khải tên của Ngài cho Moisen biết ở bụi cây bốc lửa song không bị thiêu rụi (x Ex 3:14), một danh xưng Ngài đă tỏ cho dân Do Thái biết tỏ tường qua cuộc vượt qua của họ, từ t́nh trạng họ bị làm tôi người Ai Cập cho tới khi vào Đất Hứa. Nếu danh Thiên Chúa là tất cả những ǵ diễn tả bản tính vô cùng chân thiện của Ngài, như Ngài đă từ từ tỏ ra cho dân Do Thái biết theo gịng Lịch Sử Cứu Độ của họ cho đến khi Lời Nhập Thể là “hiện thân của bản thể Cha” (Heb 1:2) xuất hiện, th́ việc Thiên Chúa tôn vinh danh Ngài đây, theo ư nghĩa của bài Phúc Âm hôm nay nói riêng, cũng chính là việc Ngài tôn vinh Con Ngài, như Con Ngài đă thân thưa với Ngài khi mở đầu Lời Nguyện Hiến Tế kết thúc Bữa Tiệc Ly: “Lạy Cha, giờ đă đến rồi! Xin Cha hăy tôn vinh Con Cha để Con Cha được tôn vinh Cha” (Jn 17:1). Vậy nếu Thiên Chúa tôn vinh danh ḿnh là tôn vinh Con Ngài như thế th́ “Cha đă tôn vinh danh Cha rồi”, như trong bài Phúc Âm nói đên đây là lúc nào, nếu không phải là hai lần điển h́nh được các Phúc Âm Nhất Lăm kể lại, lần thứ nhất ở sông Dược Đăng khi Chúa Giêsu chịu phép rửa thống hối bởi Tiền Hô Gioan Tẩy Giả (x Mk 1:11), và lần thứ hai ở trên núi biến h́nh (x Mk 9:7). Và “Cha sẽ c̣n tôn vinh nữa” đây sẽ là lúc nào và ra sao, nếu không phải lúc Cha làm cho Con sống lại từ trong kẻ chết (x Acts 2:24), làm cho Con trở thành “hoa trái đầu mùa của kẻ chết để Con được toàn quyền trong hết mọi sự” (Col 1:18; x Mt 28:18).

 

Vấn đề ở đây là tại sao Thiên Chúa cần phải tôn vinh danh Ngài? Theo bài Phúc Âm, Chúa Giêsu đă cho biết đó là để cho con người biết: “Tiếng phán đó không phải v́ Tôi mà là v́ quí vị”. Bởi v́, có nhận biết Thiên Chúa như Ngài là, qua Mạc Khải Thần Linh của Ngài nơi Cựu Ước cũng như Tân Ước, con người mới được sự sống trường sinh, mới được hiệp thông với Thiên Chúa. Thế nhưng, để con người có thể nhận biết danh của Vị Thiên Chúa chân thật duy nhất này, Lời Nhập Thể là Chúa Giêsu Kitô cần phải “tỏ Cha ra” (Jn 1:18). Ở chỗ nào, nếu không phải bằng việc Người đến không phải để làm theo ư ḿnh mà là ư Đấng đă sai (x Jn 6:38), tức là “Người đă vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá” (Phil 2:8), “để trở nên căn nguyên phần rỗi đời đời cho những ai tín phục Người” như được Thánh Phaolô trong bài đọc thứ hai hôm nay xác tín (Heb 5:9), cũng là những ǵ chính Người đă khẳng định tiên báo ở câu cuối cùng của bài Phúc Âm hôm nay: “Một khi Tôi bị treo lên khỏi mặt đất, Tôi sẽ kéo tất cả mọi người lên cùng Tôi”. “Tất cả mọi người” được Chúa Kitô Tử Giá “kéo lên” đây nghĩa là ǵ, nếu không phải là tất cả mọi người, dù là kẻ dữ, thành phần hư đi đời đời, đặc biệt trong ngày chung thẩm, đều nh́n nhận chân lư đă được Chúa Giêsu mạc khải cho Nicôđêmô trong bài Phúc Âm tuần trước, một chân lư cũng đă được Người chứng thực hùng hồn nhất và sống động nhất trên Thập Giá: “Thiên Chúa đă yêu thương thế gian đến nỗi đă ban Người Con duy nhất của Ngài, để ai tin vào Con sẽ không bị chết song được sự sống đời đời. Thiên Chúa không sai Con Ngài đến để thế để luận phạt thế gian, song để thế gian nhờ Con mà được cứu độ”.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

“và trong giờ lâm tử Amen”

Trong bài Phúc Âm hôm nay, ở câu cuối cùng, Chúa Giêsu đă tuyên bố: “Khi nào Tôi bị treo lên, Tôi sẽ kéo tất cả mọi người lên cùng Tôi”. Lịch sử Giáo Hội đă chứng kiến những tâm hồn đă được Chúa Kitô thu hút hết sức lạ lùng. Trước hết, ngay trên đồi Tử Giá, là người trộm lành Do Thái và viên đại đội trưởng Dân Ngoại Rôma, sau đó là Saulê hung hăng trên con đường đi bắt đạo v.v. Trong cộng đồng Việt Nam cũng thế, chúng ta thấy có những cuộc trở lại rất lạ lùng, nhất là của ca sĩ Duy Khánh, người ca sĩ 67 tuổi, cách đây mấy năm, sau vài tuần lễ hôn mê đă xin gặp linh mục Công Giáo sau khi hồi tỉnh; trước đó c̣n có nhà văn Nguyên Sa ở Orange County và Duyên Anh ở Âu Châu, có nhạc sĩ của những bài haut không tên nổi tiếng Vũ Thành An đă lănh chức Phó Tế Vĩnh Viễn ở Porland Oregon cách đây không lâu, và có Thi Sĩ Bàng Bá Lân ở Việt Nam, nhất là có cựu hoàng Bảo Đại là gịng dơi của những vị tiên vương ra tay sát hại Công Giáo.

Thật vật, trở về đây không phải là trở về với Giáo Hội Công Giáo cho bằng trở về với chính Chúa Kitô “là Chân Lư” (Jn 14:6), tức công nhận Người là Đấng Cứu Độ duy nhất, một niềm tin được thể hiện qua việc lănh nhận Phép Rửa bởi Giáo Hội Công Giáo. Tuy nhiên, không phải chỉ có những cuộc trở về nơi thành phần không phải Kitô hữu, mà c̣n xẩy ra ở chính thành phần môn đệ Chúa Kitô nữa, những cuộc trở về của những đứa con hoang đàng, như hai trường hợp sau đây:

Trước hết là trường hợp của nữ tu Anna người Ư thuộc Ḍng Chị Em Lao Động Thánh Gia Nazarét, người đă kể lại truyện đời của ḿnh trong một cuộc phỏng vấn với tờ nguyệt san Ư Mondo Voc của các tu sĩ Rogationist để khuyến khích ơn gọi tu tŕ như sau: “Năm 19 tuổi tôi bắt đầu nhẩy disco, và tôi nhẩy cho tới năm 21 tuổi. Đó là ba năm rất gay go đă làm tôi lầm lạc. Tôi thường đi nhẩy disco hằng đêm và ở đó cho tới 8 giờ sáng. Tôi thường nhẩy ở hộp đêm cho tới 4 giớ sáng rồi từ 4 giờ tới 8 giờ sáng. Tôi thường nhảy không nghỉ ở chỗ nhẩy disco khác. Tôi thậm chí đi tới cả những nơi khác ngoài Milan nữa, như Amsterdam để ở đó khoảng bốn năm ngày. Tôi kiếm những sàn nhẩy disco danh tiếng nhất; để rồi từ đó tôi đă liên hệ với đàn ông và rượu chè…. Câu chuyện xẩy ra là có một lần không biết sao tôi lại vào nhà thờ. Tôi đă bắt đầu đi nhà thờ vào Chúa Nhật. Trong nhà thờ tôi đă sướt mướt khóc, nhận thức được một Sự Hiện Diện khác. Tôi đă thấy giới trẻ yêu nhau rất chân thành và rất hạnh phúc trong một thế giới thực tế này, chứ không phải là thứ thế giới giả tạo như thế giới tôi đang sống… (Trong) cuộc tĩnh tâm ở Spello tại khu ẩn tu Carlo Carritto. Tôi đă nguyện cầu, đă suy nghĩ sâu xa. Thế rồi, vào một buổi tối, trong Khuôn Viên Thánh Clara ở Assisi, ngước mắt lên trời và thiên nhiên, tôi đă có được một nhận thức rơ ràng Thiên Chúa là Đấng Hóa Công và chúng ta là tạo vật của Ngài. Con tim của tôi tràn đầy niềm vui khôn tả. Tôi bắt đầu nhẩy, nhưng lần này không phải là để lôi kéo đàn ông mà là để tạ ơn Thiên Chúa và chúc tụng Ngài. Tôi đă thấy được những ǵ tôi t́m kiếm… Vấn đề không phải là quá thích đi hay không thích đi đến những sàn nhẩy disco mà là để cho ḿnh bị nhốt vào những thứ liên hệ nhân loại bất thoả nguyện. Chúng ta hăy đi đến các sàn nhẩy disco với một ḿnh Chúa Giêsu mà thôi. B́nh thường giới trẻ thích đi t́m cảm giác và những cảm giác này mạnh hơn về ban đêm, thế nhưng cuộc sống thường về đêm lại hay sống như cuồng loạn làm con người ra hư hỏng”.

Tiếp đến là trường hợp của kư giả Domenico del Rio cũng người Ư vừa được an táng ngày 28/1/2003, người đă qua đời năm 76 tuổi, một kư giả được đồng nghiệp cho là một trong những phóng viên nhật báo hay nhất ở Vatican. Ông sinh ở Rôma, đi tu Ḍng Capuchin, chịu chức linh mục và đi khắp thế giới như một nhà truyền giáo. Tuy nhiên, ḷng nhiệt thành của ông đối với Giáo Hội đă khiến ông có một tinh thần chỉ trích gắt gao, đến nỗi, sau Công Đồng Chung Vaticanô II, ông đă xin hồi tục, để rồi, sau khi được Ṭa Thánh tha phép, ông đă lập gia đ́nh. Là kư giả cho tờ La Repubblica, ông đă cay cú phê b́nh các chuyến tông du hải ngoại của Đức Thánh Cha, cho rằng động lực của những chuyến đi này là do bởi “khuynh hướng vinh thắng” hơn là để truyền bá phúc âm hóa. Bởi thế, năm 1985, Văn Pḥng Báo Chí Vatican đă không cho phép ông được cùng đi với Đức Thánh Cha đến Mỹ Châu Latinh. “H́nh phạt” này, như ông cắt nghĩa với đồng nghiệp của ông, đă làm thay đổi cuộc đời của ông. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă gặp riêng ông sau vụ này, và qua cuộc gặp gỡ ấy, ông đă khám phá ra con người của Đức Giáo Hoàng. Từ đó trở đi, ông đă bỏ giờ ra t́m hiểu cuộc đời của Đức Thánh Cha, bằng cách viết 5 cuốn sách, cuốn cuối cùng là “Karol Cả” (Karol the Great) sắp được xuất bản ở Ư. Vị phóng viên cho tờ Corriere della Sera là Luigi Accattoli cũng là bạn thân của ông đă đến thăm ông một tuần trước khi ông chết ở Bệnh Viện Gemelli Rôma. V́ ông không muốn cho bạn bè biết ông đang nằm nhà thương, Accattoli đă hỏi ông rằng ông có điều ǵ muốn nhắn với họ hay chăng. Ông liền trả lời: “Xin anh hăy nói với Đức Giáo Hoàng! Tôi xin anh nói với ĐGH rằng tôi cám ơn Ngài. Tùy anh làm sao có thể nói với Ngài điều này. Nói với Ngài rằng tôi hết ḷng cám ơn Ngài về việc Ngài đă giúp tôi tin tưởng. Tôi có rất nhiều điều ngờ vực và nhiều cái khó tin. Tôi đă được sức mạnh đức tin của Ngài trợ giúp. Thấy việc Ngài tỏ ḷng tin rất mănh liệt mà tôi cũng được mạnh sức. Tôi đă nhận được sức hỗ trợ này khi thấy Ngài cầu nguyện. Khi Ngài ‘phó ḿnh trong tay Thiên Chúa’, việc phó ḿnh này hiển nhiên đă cứu được mọi sự cho Ngài vậy”.

Đó là hai trường hợp trở lại trong thành phần Kitô hữu, sau đây là một hiện tượng hay một phong trào trở lại đang xẩy ra tại Nam Dương, một quốc gia đông tín đồ Hồi Giáo nhất thế giới. Trong cuộc viếng thăm Ṭa Thánh ngũ niên của Hội Đồng Giám Mục Nam Dương hôm 29/3/2003, ĐGM phát ngôn viên của các vị là Martinua Situmorang giáo phận Padang đă cho biết “con số Công Giáo đă được rửa tội là 6.5 triệu, ngoài ra c̣n có ít là từ 2 đến 3 triệu dự ṭng và nhiều người khác đang cảm thấy bị đức tin Công Giáo thu hút và tuyên bố ḿnh là người Công Giáo dù chưa được rửa tội. Ở Nam Dương, chính quyền công nhận 5 tôn giáo là Hồi giáo, Phật giáo, Ấn giáo, Công giáo và Tin Lành… Tôn giáo của ai được ghi rơ trên các giấy tờ căn cước của người đó. Các cộng đồng Công Giáo của chúng tôi th́ năng động, hào hứng chia sẻ đức tin, cho dù đường c̣n dài, và rất nhiều người đang chờ để nghe Tin Mừng Phúc Âm. Tuy nhiên, không có vấn đề dụ giáo trong những dịch vụ về tôn giáo hay nơi những hoạt động xă hội và giáo dục của chúng tôi, những hoạt động được dân địa phương cảm mến. Mục đích chính của chúng tôi là cống hiến những dấu hiệu cụ thể của đức bác ái Kitô Giáo”. ĐGM Petrus Canisius Mandagi giáo phận Ambon ở quần đảo Molucca, nơi xẩy ra những cuộc đụng độ giữa Tin Lành và Hồi Giáo trong những năm gần đây cho biết con số Công Giáo ở vùng của ngài đang tăng phát: “Trong những cuộc đụng độ ấy, các cộng đồng Công Giáo địa phương bênh vực phẩm giá của hết mọi người, bất kể tôn giáo, và thay v́ đứng về phe bên này bên kia trong cuộc xung đột, họ hoạt động cho vấn đề ḥa giải. Việc làm chứng từ ấy đă dẫn nhiều người muốn biết hơn nữa về đức tin Công Giáo”.

Sau hết, ở Việt Nam, việc trở lại của thi sĩ Bàng Bá Lân đă xẩy ra như sau. Trong cuốn sách xuất bản năm 2000 tại Việt Nam của ông Phạm Đ́nh Khiêm, với tựa đề Chứng Từ Người Ra Đi (ở xem trang 240-246), tác giả đă thuật lại cuộc đời của thi sĩ Bàng Bá Lân, một thi sĩ nổi tiếng của Việt Nam. Vốn là người ngoại giáo, nhưng nhờ gương sống đạo của một số bạn hữu và đồng nghiệp người Công Giáo, ông đă xin được rửa tội theo Công Giáo vào tháng 2 năm 1988, trong khi ông bị bán thân bất toại v́ tai biến mạch máu năo lần thứ hai. Tám tháng sau, ông qua đời lành thánh tại Sài G̣n, thọ 77 tuổi. Trong số những bạn hữu của ông, có hai cô học tṛ tên là Hải và Thanh là hai chị em ruột người Công Giáo. Tháng 6 năm 1984, thi sĩ Bàng Bá Lân bị tai biến mạch máu năo lần thứ nhất, phải vào bệnh viện điều trị. Trong dịp này Hải và Thanh ngày đêm thay phiên với gia đ́nh ông đến bệnh viện săn sóc cho ông. Những lúc vắng vẻ, hai cô đă hát những bài thánh ca cầu nguyện cho ông, đồng thời cũng để xoa dịu cơn đau đớn của ông. Sau khi xuất viện, ông đă sáng tác bài thơ mang tực đề Cảm Hóa để tặng hai cô như thế này:

Ta vốn thiếu niềm tin từ thuở nhỏ,

Không bao giờ tin là có Thiên Đường.

V́ chỉ ham khoa học với văn chương,

Cũng chẳng biết Niết Bàn là đâu hết!

Từng thấy những sư sống không thanh khiết,

Và gặp nhiều linh mục chẳng chăn dân.

Cũng hám lợi danh, chức vị cơi trần,

Bỏ Bác Ái, Từ Bi, làm chính trị.

Ta chán ngán bọn lạm danh tu sĩ:

Cạo trọc đầu chưa hẳn đă là sư.

Ta buồn chán không muốn làm phật tử,

C̣n nhiều bạn thương ta th́ lại cứ

Muốn ta thành đệ tử Chúa Giêsu,

Đức Mẹ Maria, Đức Mẹ hiền từ,

Tặng kinh sách muốn khiến ta nghiền gẫm.

Nhưng ta thấy đức tin chưa cần lắm,

Miễn làm sao không hại đến gia thanh.

Ngửa trông lên chẳng hổ với cao xanh,

Cúi ḿnh xuống không thẹn ḿnh với đất.

Song càng ngày càng thấy đời bạc ác,

Người với người, lang sói vẫn c̣n thua!

Thiếu niềm tin ta cảm thấy bơ vơ,

Nhưng chỗ tựa tinh thần chưa nhất quyết.

Từ gặp hai em, nghe ḷng tha thiết,

Cảm mến thương hơn ruột thịt người thân.

Em đối với ta cũng rất ân cần,

Nhất từ lúc ta gặp hồi vận nạn.

Chăm sóc thày thật hết ḷng, không quản,

Sớm chiều vô bệnh viện chẳng hề sai.

Tiếp thức ăn và an ủi đêm ngày,

Thanh c̣n hát thày nghe kinh cầu nguyện.

Giọng du dương làm ta thêm quyến luyến,

Yêu thương người, yêu cả Chúa cao sang.

Giọng hát đưa ta vào cơi mơ màng,

Ta tưởng thấy cửa Thiên Đàng rộng mở.

Và từ đó nh́n Nhà Thờ ngờ ngợ,

Phải chăng đây là chỗ tựa tinh thần?

V́ t́nh thương dành cho khắp con dân,

Giầu bác ái ấy là con của Chúa.

Bây giờ đây ta thật ḷng cảm hóa,

Nhờ hai em, con của Chúa cao sang,

Càng thương em càng mến Chúa muôn vàn…

 

(11-9-1984)

Bàng Bá Lân

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

GẶP GỠ CHÚA GIÊSU

Trần Mỹ Duyệt

 

 

Trong số những khách hành hương Giêrusalem dịp này, có mấy người Hy Lạp muốn gặp Chúa Giêsu. Họ đă t́m đến Philliphê. Philliphê bàn hỏi thêm với Andrê, và cả hai đến thưa với Chúa.

 

Trong những ngày cuối của mùa chay, chúng ta thường có tâm lư chú trọng nhiều đến những nghi thức về cuộc khổ nạn cũng như cái chết của Chúa Giêsu. Và v́ thế, ư nghĩa cuộc khổ nạn và cái chết của Ngài xem như không được chú ư tới nhiều. V́ ư nghĩa đích thực của cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Giêsu chính là mang lại ơn cứu độ, và ban cho nhân loại sự sống trường sinh. Nhưng rồi ơn cứu độ và sự sống trường sinh ấy có ư nghĩa ǵ nếu con người không t́m gặp và đến được gần với Chúa: “Thưa ngài, chúng tôi muốn gặp Đức Giêsu” (Gioan 12:21).

 

Chúa Giêsu vui mừng:

 

Thật vậy, phải chờ đến những lời tha thiết và thái độ mong mỏi trên, Chúa Giêsu mới trút được những thao thức đang nung nấu trong trái tim nhân lành của Ngài: “Đă đến giờ Con Người được tôn vinh” (Gioan 12:23). Sự tôn vinh đó chính là thái độ nhận biết và đón nhận Tin Mừng Cứu Độ, tiếp nhận công nghiệp Cứu Chuộc mà Ngài sắp sửa sắm cho con người qua cái chết và cuộc phục sinh của Ngài.

 

Hành động t́m gặp Chúa Giêsu của mấy người Hy Lạp cũng chính là hành động mà mỗi người chúng ta cần phải có trong mùa chay này, cũng như trong suốt cuộc đời chúng ta.

 

Việc cá nhân mỗi người và việc con người t́m đến với Chúa Giêsu, mang ư nghĩa t́m gặp Đấng Cứu Thế, và t́m gặp nguồn ơn cứu độ. Điều này là một niềm vui đối với Chúa Giêsu. Chúa vui mừng lắm v́ nhân loại và chúng ta nhận ra Ngài. Như hạt miến phải tan biến trong ḷng đất, Chúa cũng chịu tan biến đi trong cái chết khổ nhục của Ngài để đem về một vụ mùa phong phú cho Đức Chúa Cha. Những bông lúa nặng trĩu hạt đây chính là các linh hồn, những người đă khao khát được gặp và tiếp cận với Ngài.

 

Con người cũng vui lây:

 

Chúa Giêsu mừng v́ có người t́m đến Ngài. Mấy người Hy Lạp mừng v́ t́m đến và gặp gỡ được với Chúa. Khỏi nói th́ Philliphê và Andrê cũng mừng v́ thấy Thầy mừng, bạn hữu mừng, và nhất là ḿnh đă trở thành cái môi giới cho niềm vui mừng đó.

 

Điều này cho thấy ư định của Thiên Chúa với công cuộc cứu chuộc và hạnh phúc đời đời của chung nhân loại, cũng như của riêng mỗi người chúng ta: Đó là chúng ta không lên Thiên Đàng một ḿnh. Thiên Đàng không có chỗ cho người ích kỷ. Không phải như của cải và kho báu trần gian, phần đông khi con người t́m được thường có khuynh hướng dấu đi để hưởng một ḿnh. Nước trời và hạnh phúc vĩnh hằng không như vậy. Người chiếm hữu được nó là người biết hướng dẫn những anh chị em khác cùng chiếm hữu, v́ nếu chiếm hữu lấy một ḿnh, tự nhiên hạnh phúc Nước Trời vụt khỏi tầm tay của chúng ta. Thiên Đàng là nơi cộng đồng các thánh cùng thông công. Phần rỗi đời đời là giá cứu chuộc của Chúa Giêsu trả cho chung và riêng mỗi người chúng ta. Nó không hề suy giảm hay tiêu hao dù chúng ta san sẻ hay chia cho người khác.

 

T́m gặp Đức Kitô:

 

Tư tưởng trên cho chúng ta một khái niệm về đời sống thực hành, đó là nếu muốn t́m gặp Chúa chúng ta cũng phải như những người Hy Lạp kia, phải vất vả, phải t́m hỏi, và phải có người môi giới. Và ngược lại, chúng ta cũng phải là những người môi giới đó. Đó là những mắt xích của chuỗi vàng huyền nhiệm dẫn chúng ta và anh chị em chúng ta t́m gặp được Thiên Chúa và trở thành anh chị em với nhau.

 

Chúng ta phải t́m gặp Thiên Chúa qua sách vở, báo chí, truyền thanh, truyền h́nh, internet. Qua việc học hỏi đạo Chúa. Qua việc đọc và suy ngắm Phúc Âm. Nhất là qua cầu nguyện và suy gẫm. Tóm lại, chúng ta phải tận dụng tất cả mọi khả năng ḿnh có để gặp gỡ Đức Kitô, kể cả việc nhờ bạn bè môi giới, chỉ bảo. Trong tŕnh thật của ḿnh, Thánh Gioan đă viết: “Sự sáng đă đến thế gian, nhưng thế gian thích tối tăm hơn sự sáng” (Gioan 3:19), một h́nh thức nào đó đă diễn tả tâm trạng và lối sống của con người qua muôn thế hệ. Và đó cũng là điều khiến chúng ta phải cám ơn Thiên Chúa, v́ ơn được nhận biết Ngài; nhất là ơn yêu mến và sống thân mật với Ngài.

 

Giới thiệu Đức Kitô cho tha nhân:

 

Từ sự thân mật và yêu mến ấy, chúng ta sẽ trở thành những người môi giới, những người mà như Philliphê, như Andrê, mà người khác có thể tin cậy và nhờ vả một sự giới thiệu. Tại sao Philliphê và Andrê được nhắc tới trong trường hợp này? Dĩ nhiên, v́ dưới con mắt của những người Hy Lạp lúc ấy, các ông có uy tín, có sự thân mật đủ để giới thiệu họ với Chúa Giêsu. Một sự thân mật không những có giữa Chúa Giêsu với các ông, mà hơn thế, các ông là những người hiểu và biết Chúa Giêsu.

 

Trong đời sống Kitô hữu, chúng ta đă có lần nào được người khác đến hỏi và nói với chúng ta câu nói tương tự như những người Hy Lạp đă hỏi và nói với Philliphê chưa: “Chúng tôi muốn gặp gỡ Chúa Giêsu?” Và nếu có người hỏi chúng ta câu hỏi như thế, th́ chúng ta đă làm ǵ? Đến ngay với Chúa Giêsu hay như Philliphê đă bàn hỏi thêm với Andrê trước khi làm việc giới thiệu ấy.

 

Hành động của Philliphê cũng lại dẫn chúng ta đến một bài học khá quan trọng trong đời sống Kitô hữu và trong sinh hoạt tông đồ. Đó là nhiều khi chúng ta không biết Chúa mà vẫn nói ra như người biết Chúa. Đó là nhiều khi chúng ta không sống đúng với chức năng người Kitô hữu của ḿnh trong đời sống và gương mẫu đạo hạnh, và kết quả là chúng ta đă chỉ cho người khác điều mà ḿnh không biết về Chúa Giêsu. Hoặc chỉ cho người khác đến với Chúa mà ḿnh th́ không đến.

 

Chúa Giêsu đang đi dần vào cuộc khổ nạn. Ngài đang hồi hộp nh́n về tương lai với giá đắt đỏ mà Ngài sẽ phải trả cho phần rỗi và hạnh phúc trường sinh của các tâm hồn. Nhưng liệu có mấy ai t́m gặp Ngài. Có mấy ai hiểu được Ngài. Và có mấy ai sẽ hưởng được kết quả của cái chết khổ nhục của Ngài. Vậy nếu chúng ta là những người đă biết, đă được Ngài thông ban cho niềm vui và hạnh phúc được làm con cái Thiên Chúa ấy, chúng ta cũng phải như Philliphê, như Andrê giúp đỡ và giới thiệu anh chị em ḿnh t́m gặp Chúa Giêsu, để Chúa cũng được vui mừng, v́ có nhiều linh hồn được cứu độ. Và như vậy, đến lượt chúng ta cũng vui mừng v́ thấy Chúa vui, các linh hồn được vui, một niềm vui cứu độ mà chúng ta tất cả đều được nhận lănh từ Chúa Giêsu.

 

 

 

NHỮNG NGÀY HỒNG PHÚC

 

 

Sau  khi mừng Chúa Nhật V Mùa Chay, chúng ta  Chúa Nhật Lễ Lá, và tiếp theo là Tuần Thánh. Tuần Thánh là cao điểm của Năm Phụng Vụ Giáo Hội với ba ngày đặc biệt: Thứ Năm để kỷ niệm Chúa Giêsu lập Phép Thánh Thể và Chức Linh Mục, ngày cầu nguyện cho chúng ta thêm ḷng sùng kính Chúa Giêsu Thánh Thể và xin ơn thánh hóa cho các Linh mục và hàng giáo sĩ; Thứ Sáu kỷ niệm Chúa Giêsu chịu chết trên Thánh Giá, ăn chay kiêng thịt và cầu nguyện cho những người tội lỗi được ơn thống hối lỗi lầm và cho những người đau khổ trên thế giới luôn biết vác Thánh giá theo chân Chúa; Thứ Bảy kỷ niệm việc Chúa chịu an táng trong mồ, ngày chúng ta cố gắng giữ im lặng trong tâm hồn để suy ngẫm sự thương khó và cái chết của Chúa v́ tội lỗi chúng ta, và dọn tâm hồn đón mừng Chúa Phục Sinh; tiếp theo là Chúa Nhật Đại Lễ Phục Sinh.

 

Nêu lên những điểm chính của Phụng vụ trong những ngày sắp tới là để  chúng ta cùng nhắc nhở cho nhau sống ư nghĩ từng ngày c̣n lại của Mùa Chay; đặc biệt với ba công việc chính là: CẦU NGUYỆN nhiều hơn. Cầu nguyện riêng tư để chúng ta có nhiều giờ đặt ḿnh trước mặt Chúa và suy nghĩ về cuộc đời và cố gắng sửa đổi để nên tốt đẹp hơn; đó là thánh hóa bản thân. Cầu nguyện chung trong gia đ́nh để tạo được bầu khí đạo đức và thánh hóa gia đ́nh chúng ta. Những gia đ́nh biết cầu nguyện chung là những gia đ́nh dể sống hợp nhất và yêu thương nhau. HĂM M̀NH trong việc ăn uống. Hăm ḿnh trong con mắt, trong lời nói và xa tránh những dịp tội lỗi, những nơi tội lỗi. Hăm ḿnh trong lời nói để tránh gây chia rẻ và bất ḥa. Hăm ḿnh cũng là cách rất tốt để thánh hóa bản thân và gia đ́nh. Ng̣ai ra hăm ḿnh trong những chi tiêu để dành dụm và giúp đở những người nghèo khó trên thế giới. Làm VIỆC TỪ THIỆN (làm phúc bố thí) là cách đền tội tốt nhất. “Giúp đở những người nghèo khó th́ tẩy xóa được mọi tội lỗi.” (Giving to the poor expiates every sin.” (Sách Tôbia 12:8). Thánh Lêo Giáo Ḥang viết: “Lúc nào cũng là thời gian thuận tiện để làm việc từ thiện; nhưng đặc biệt nhất trong Mùa Chay… Ḷng thương người bao gồm mọi nhân đức và xóa bỏ được muôn vàn tội lỗi!”.

 

Xin cầu nguyện chung cho nhau để những ngày c̣n lại trong Mùa Chay Thánh này là những ngày HỔNG PHÚC, những ngày được sống kết hiệp mật thiết hơn với Chúa, sống ḥa hiệp yêu thương nhau hơn, và chung tay xây dựng gia đ́nh và thế giới chúng ta nên tốt đẹp hơn, đ̣an kết và yêu thương nhau hơn để mừng Đại Lễ Phục Sinh sắp tới. 

 

                                                               (Lm. Anphong Trần Đức Phương).

 

 

 

CÁI GIÁ CỦA YÊU THƯƠNG & VÂNG PHỤC

 

 

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ       

         

       Kinh nghiệm của mọi người, nhất là của những người từng trải là “cái ǵ cũng có cái giá của nó.” Thành công hay thất bại, được yêu mến hay bị ghét bỏ đều không phải tự nhiên mà có; trái lại đó thường là kết quả của những đầu tư to lớn về công sức, tài năng và cả về thời gian nữa. Đó là kinh nghiệm trong lănh vực nhân sinh.

       Trong lănh vực nhân linh và thần linh cũng không khác ǵ. Con Một Thiên Chúa xuống thế làm người, chịu nạn chịu chết trên thập giá là cái giá phải trả cho T́nh Yêu vô biên và ‘nhưng không’ (gratis, free) của Thiên Chúa. Để đáp lại T́nh Yêu và hồng ân ‘nhưng không’ ấy của Thiên Chúa th́ người tín hữu cũng phải trả giá bằng một đời sống hy sinh, hăm ḿnh, từ bỏ và nhiệt thành với công cuộc xây dựng Vương Quốc của Thiên Chúa.

 

II. LẮNG NGHE & T̀M HIỂU LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

 

2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong ba bài Thánh Kinh

 

(1) Bài đọc 1: Gr 31,31-34:  Giao ước mới.

 

  (31) Này sẽ đến những ngày – sấm ngôn của ĐỨC CHÚA - Ta sẽ lập với nhà Ít-ra-en và nhà Giu-đa một giao ước mới, (32) không giống như giao ước Ta đă lập với cha ông chúng, ngày Ta cầm tay dẫn họ ra khỏi đất Ai Cập; chính chúng đă hủy bỏ giao ước của Ta, mặc dầu Ta là Chúa Tể của chúng – sấm ngôn của ĐỨC CHÚA. (33) Nhưng đây là giao ước Ta sẽ lập với nhà Ít-ra-en sau những ngày đó - sấm ngôn của ĐỨC CHÚA. Ta sẽ ghi vào ḷng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng Lề Luật của Ta. Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, c̣n chúng sẽ là dân của Ta. (34) Chúng sẽ không c̣n phải dạy bảo nhau, kẻ này nói với người kia: "Hăy học cho biết ĐỨC CHÚA", v́ hết thảy chúng, từ người nhỏ đến người lớn, sẽ biết Ta - sấm ngôn của ĐỨC CHÚA. Ta sẽ tha thứ tội ác cho chúng và không c̣n nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa.

 

(2) Bài đọc 2: Dt 5,7-9: Đức Ki-tô đă học biết thế nào là vâng phục.

 

     (7) Thưa anh em, khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giê-su đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính. (8) Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; (9) và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người.

 

(3) Bài Tin Mừng: Ga 12,20-33: Đức Giê-su loan báo Người sẽ được tôn vinh nhờ cái chết của Người.

 

     (20) Trong số những người lên Giê-ru-sa-lem thờ phượng Thiên Chúa, có mấy người Hy-Lạp.  (21) Họ đến gặp ông Phi-lip-phê, người Bết-xai-đa, miền Ga-li-lê, và xin rằng: "Thưa ông, chúng tôi muốn được gặp ông Giê-su."  (22) Ông Phi-lip-phê đi nói với ông An-rê. Ông An-rê cùng với ông Phi-líp-phê đến thưa với Đức Giê-su. (23) Đức Giê-su trả lời: "Đă đến giờ Con Người được tôn vinh! (24) Thật, Thày bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào ḷng đất mà không chết đi, th́ nó vẫn trơ trọi một ḿnh; c̣n nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác. (25) Ai yêu quư mạng sống ḿnh th́ sẽ mất; c̣n ai coi thường mạng sống ḿnh ở đời này, th́ sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời. (26) Ai phục vụ Thày, th́ hăy theo Thày; và Thày ở đâu, kẻ  phục vụ Thày cũng sẽ ở đó. Ai phục vụ Thày, Cha của Thày sẽ quư trọng người ấy."

  (27) "Bây giờ, tâm hồn Thày xao xuyến! Thày biết nói ǵ đây? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính v́ giờ này mà con đă đến. (28) Lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha." Bấy gi có tiếng từ tri vọng xuống: "Ta đă tôn vinh Danh Ta, Ta sẽ c̣n tôn vinh nữa!" (29) Dân chúng đng đó nghe vậy liền nói: "Đó là tiếng sấm!" Người khác lại bảo: "Tiếng một thiên thần nói vi ông ta đấy!" (30) Đức Giê-su đáp: "Tiếng ấy đă vọng xuống không phải v́ tôi, mà v́ các ngươi. (31) Giờ đây đang diễn ra cuộc phán xét thế gian này. Giờ đây thủ lănh thế gian này sắp bị tống ra ngoài!  (32) Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi." (33) Đức Giê-su nói thế để ám chỉ Người sẽ phải chết cách nào.

 

2.2 Trong ba bài Thánh Kinh trên, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là Đấng nào?   

 

(1) Trong bài đọc 1 (Gr 31,31-34), ngôn sứ Giê-rê-mi-a chia sẻ với chúng ta cảm nghiệm về một Đấng Thiên Chúa

* chỉ biết yêu thương và tha thứ hết mọi lỗi lầm, thậm chí cả mọi tội ác, của dân Ít-ra-en,

* chỉ có một thao thức và kế hoạch là tái lập lại mối tương quan của Giao ước ban đầu bằng một Giao ước mới: “Chúa là Chúa của dân (Ít-ra-en) và dân (Ít-ra-en) là dân của Chúa”,

* chỉ có một bận tâm khi hành động là làm sao cho mọi người (lớn/nhỏ) ghi nhớ và tuân giữ Lề Luật của Người.

 

(2) Trong bài đọc 2 (Dt 5,7-9) Thánh Phao-lô Tông đồ nhắc đến cái giá cực đắt (mắc) mà Chúa Giê-su đă phải trả trong cuộc Thương Khó và Khổ nạn Thập giá, để thiết lập Giao Ước mới  với  Ít-ra-en mới là toàn thể nhân loại. Trong cuộc Khổ nạn Thập giá, Chúa Giê-su vừa thể hiện sự vâng phục tuyệt đối trước Thánh Ư và Chương tŕnh Cứu độ của Cha, vừa thể hiện ḷng yêu thương tột cùng của Người đối với loài người là anh em.

 

(3) Trong bài Tin Mừng (Ga 12,20-33) của Thánh Gio-an, Chúa Giê-su như cởi mở hết cơi ḷng của ḿnh cho các môn đệ và mọi người thấy:

(a) những tâm tư thầm kín và riêng tư nhất của Người và

(b) mối tương quan mật thiết đặc biệt của Người với Chúa Cha,

với ước mong các môn đệ cảm thông, chia sẻ tâm t́nh với Người và bước theo Người, để:

* Thày ở đâu, môn đệ ở đó,

* Cha Thày quí trọng các môn đệ của Thày như Thày đă yêu quí họ.

 

2.3 Qua ba bài Thánh Kinh trên, Thiên Chúa muốn gửi sđiệp ǵ cho chúng ta?    

 

      Sứ  điệp của Lời Chúa trong ba bài Thánh Kinh hôm nay là:

      Thiên Chúa và Chúa Giê-su Ki-tô

      đă nhận lấy phần thiệt về ḿnh để yêu thương và cứu vớt nhân loại.

      Vậy các môn đệ Chúa Giê-su, là các Ki-tô hữu chúng ta, hăy học lấy

       bài học của hạt lúa được gieo vào ḷng đất “chịu chết đi” để sinh ra nhiều hạt lúa khác,

       cũng là bài học “dám coi thường mạng sống ḿnh” v́ Chúa và v́ anh em mà chính Chúa Giê-su đă thực hiện và mời chúng ta sống theo!

 

III. SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

 

Muốn sống sứ điệp của Lời Chúa hôm nay th́ mỗi người / mỗi cộng đoàn Ki-tô hăy chọn con đường

tự hạ

tự hiến

tự hủy

coi thường mạng sống ḿnh v́ Nước Trời mà chính Chúa Giêsu đă chọn.  

Trong cụ thể,

mỗi người hăy suy nghĩ,

mỗi cộng đoàn hăy trao đổi

xem trong tuần này ḿnh nên làm những việc ǵ để tự hạ/tự hiến/tự hủy/coi thường mạng sống ḿnh v́ Nước Trời?

rồi hăy cố gắng thực hiện những việc ấy trong tinh thần khiêm tốn và vâng phục!

 

IV. CẦU NGUYỆN  

 

Đề nghị mỗi người hăy đọc đi đọc lại nhiều lần đoạn thư Phi-líp-phê này và hăy để cho ḷng ḿnh rung cảm theo gợi ư của Thánh Thần:

"Đức Giê-su Ki-tô

 vốn dĩ là Thiên Chúa

 mà không nghĩ phải nhất quyết duy tŕ

địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,

nhưng đă hoàn toàn trút bỏ vinh quang,

mặc lấy thân nô lệ,

trở nên giống phàm nhân

sống như người trần thế.

Người c̣n lại hạ ḿnh,

vâng lời cho đến nỗi bằng ḷng chịu chết,

chết trên cây thập tự." (Pl 2,5-8).

 

 

       Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.