|
CHÚA
NHẬT VII QUANH NĂM
BÀI ĐỌC I: Is 43:18-19, 21-22, 24b-25
“V́ Ta, Ta sẽ xóa bỏ sự
gian ác của ngươi”
Bài trích sách Tiên tri Isaia.
Đây Chúa phán: “Các ngươi đừng nhớ đến dĩ văng, và
đừng để ư đến việc thời xưa nữa. Đây Ta sẽ làm những cái mới và giờ đây chúng sẽ
xuất hiện, như các ngươi sẽ biết; Ta sẽ mở đường trong hoang địa, và khai sông
nơi đất khô khan. Ta sẽ tác tạo dân nầy cho Ta, nó sẽ ca ngợi Ta. Hỡi nhà Giacob,
ngươi đă chẳng kêu cầu Ta; hỡi nhà Israel, ngươi cũng không chịu khó nhọc v́ Ta.
Nhưng ngươi đă làm khổ cực Ta v́ tội lỗi của ngươi và ngươi đă làm khổ cực Ta v́
sự gian ác của ngươi. Chính Ta đây, chính v́ Ta mà Ta xóa bỏ sự gian ác của
ngươi, và sẽ không c̣n nhớ đến tội lỗi của ngươi nữa”.
Lời của Chúa.
Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Xin Chúa chữa khỏi hồn tôi,
v́ tôi đă phạm tội phản nghịch Ngài.
1.
Phúc đức ai quan tâm đến kẻ cơ bần: ngày tai họa, Chúa sẽ giải thoát cho.
Chúa sẽ ǵn giữ cho người được sống, cho người được hạnh phúc ở trần gian và
không trao nạp người cho ác tâm quân thù.
2.
Chúa sẽ nâng đỡ người trên giường nằm đau khổ, và chữa khỏi mọi tàn tật
lúc ốm đau. Phần tôi đă nói: “Lạy Chúa, nguyện xót thương tôi, chữa khỏi hồn tôi,
v́ tôi đă phạm tội phản nghịch Ngài.
3.
Phần tôi khi được lành mạnh xin Chúa nâng đỡ, và cho tới khi đứng trước
thiên nhan tới muôn đời. Chúc tụng Chúa là Thiên Chúa của Israel, tự thuở nầy
tới thuở kia! Amen! Amen!
BÀI ĐỌC II: 2 Cor 1:18-22
“Đức Giêsu không phải vừa
‘Có’ lại vừa ‘Không’, nhưng nơi Người chỉ là ‘Có’ mà thôi”
Bài trích thơ thứ hai của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, xin Thiên Chúa là Đấng trung tin
chứng giám cho rằng lời nói của chúng tôi đối với anh em, không phải là vừa “Có”
lại vừa “Không”. Quả thế, Con Thiên Chúa là Đức Giêsu Kitô, Đấng mà tôi, Silvanô
và Timothêô đă rao giảng nơi anh em, Người không phải vừa “Có” lại vừa “Không”,
trái lại nơi Người chỉ là “Có” mà thôi. Bởi chưng bao nhiêu lời hứa của Thiên
Chúa đă thành “Có” ở nơi Người. V́ thế nhờ Người mà chúng tôi hô lên lời “Amen”
tôn vinh Thiên Chúa. Vậy Đấng đă làm cho chúng tôi và anh em được đứng vững
trong Đức Kitô, và đă xức dầu cho chúng ta, chính là Thiên Chúa Người đă ghi dấu
trên ḿnh chúng ta và đă ban Thánh Thần vào ḷng chúng ta làm bảo chứng.
Lời của Chúa.
(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. — Chúa phán: “Ta là sự sáng thế gian,
ai theo Ta, sẽ được ánh sáng ban sự sống”. — Alleluia.
PHÚC ÂM: Mc 2:1-12
“Con Người có quyền tha
tội dưới đất”
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Marcô.
Sau ít ngày, Chúa Giêsu lại trở về Capharnaum; nghe
tin Người đang ở trong nhà, nhiều người tuôn tới đông đảo đến nỗi ngoài cửa cũng
không c̣n chỗ đứng, và Người giảng dạy họ. Người ta mang đến cho Người một kẻ
bất toại do bốn người khiêng. V́ dân chúng quá đông, không thể khiêng đến gần
Người được, nên họ dỡ mái nhàtrên chỗ Người ngồi một lỗ to, rồi tḥng chiếc
chơng với người bất toại xuống. Thấy ḷng tin của họ, Chúa Giêsu nói với người
bất toại rằng: “Hỡi con, tội lỗi con được tha”. Lúc ấy, có một ít luật sĩ ngồi
đó, họ thầm nghĩ rằng: “Sao ông này lại nói thế? Ông nói phạm thượng. Ai có
quyền tha tội, nếu không phải là một ḿnh Thiên Chúa”. Chúa Giêsu biết tâm trí
họ nghĩ như vậy, liền nói với họ: “Tại sao ḷng các ông nghĩ như thế? Nói với
người bất toại nầy: “Tội lỗi con được tha” hay nói: “Hăy chỗi dậy vác chơng mà
đi, đằng nào dễ hơn? Nhưng để các ông biết Con Người có quyền tha tội dưới đất,
Người nói với kẻ bất toại: “Ta truyền cho con hăy chỗi dậy vác chơng mà về nhà”.
Lập tức người ấy đứng dậy, vác chơng ra đi trước mặt mọi người, khiến ai nấy
sửng sốt và ngợi khen Thiên Chúa rằng: “Chúng tôi chưa từng thấy như thế bao giờ”.
Phúc Âm của Chúa.
SUY NIỆM
“Có
thực mới vực được đạo”
hay
“Tội con đă được thứ tha”: đằng nào hơn?
Chúa Giêsu làm rất nhiều
phép lạ, nhưng chỉ có một số phép lạ đặc biệt và quan trọng mới được các Thánh
Kư thuật lại mà thôi. Theo chu kỳ Phụng Vụ Năm B của Phúc Âm Thánh Kư Marcô th́
phép lạ chính được bài Phúc Âm Thánh Kư Marcô hôm nay thuật lại là phép lạ thứ
ba. Phép lạ thứ nhất là phép lạ Người trừ thần ô uế trong một hội đường, ở bài
Phúc Âm Chúa Nhật IV, và phép lạ thứ hai là phép lạ Người tẩy sạch chứng phong
hủi cho một người cùi ở một nơi xa vắng, trong bài Phúc Âm Chúa Nhật VI. Phép lạ
Người chữa cho nhạc mẫu của tông đồ Phêrô có thể cho là phép lạ nhỏ, dù tự việc
của Chúa Giêsu làm không có việc nào là việc nhỏ về giá trị cả. Vấn đề gọi ba
phép lạ được mới liệt kê là phép lạ chính v́ là những phép lạ Người làm, dù
trước mặt dân chúng hay chăng, cũng làm cho dân chúng tỏ ra vô cùng thán phục.
Ngoài ra, ba phép lạ ấy sở dĩ là những phép lạ quan trọng v́ ư nghĩa sâu xa nơi
sự dữ về thể lư được Chúa Giêsu sử dụng để tỏ ḿnh ra. Chẳng hạn ư nghĩa sâu xa
về luân lư hay thiêng liêng của t́nh trạng bị thần ô uế ám hay của triệu chứng
phong hủi, như đă được chia sẻ ở những tuần trước. Bài Phúc Âm hôm nay đă cho
chúng ta thấy rơ cái liên hệ về ư nghĩa giữa sự dữ thể lư và luân lư này.
Ngoài ra, bài Phúc Âm
hôm nay cũng cho chúng ta thấy rơ lư do tại sao trong bài Phúc Âm lần trước Chúa
Giêsu cấm không cho người cùi được Người chữa lành cho rao truyền việc Người làm.
Như tuần trước cũng đă chia sẻ, là v́ bóng tối nơi thành phần lănh đạo và tôn sư
trong dân. Tuy nhiên, lần trước cũng đă cảm nhận là ánh sáng cần phải chiếu soi
tăm tối thế nào, Chúa Giêsu cũng cần phải tỏ ḿnh ra cho thành phần thủ lănh và
tôn sư Do Thái tối tăm này như vậy, ở những nơi và vào những lúc thích hợp. Bài
Phúc Âm hôm nay là nơi và là lúc thích hợp để Người tỏ ḿnh ra cho thành phần
này. Bởi thế, ngay đầu bài Phúc Âm, Thánh Kư Marcô nhắc đến chi tiết “sau mấy
ngày Chúa Giêsu đă trở lại Caphanaum”. V́ ngay trước đó, ở bài Phúc Âm lần trước,
sau khi người cùi tung tin ra, Người không vào thể vào phố xá được nữa, mà chỉ ở
ngoài hoang địa. Chúa Giêsu trở lại Caphanaum là một thành phố chính ở Galilêa,
nơi đó có đủ mọi hạng người và thứ người, trong đó có cả thành phần lănh đạo và
tôn sư trong dân. Người biết trước Người chắc chắn sẽ đụng độ với thành phần này,
cả về lời rao giảng lẫn việc Người làm, v́ những ǵ Người nói và làm đều phản
lại với những ǵ họ dạy và làm, bởi đó, nhất cử nhất động của Người đều phạm đến
họ, làm họ chướng tai gai mắt, nhất là làm họ mất thế giá trước mặt dân chúng là
nồi cơm làm ăn của họ, là đất dụng vơ của họ.
Chưa hết, bài Phúc Âm
hôm nay là bài Phúc Âm cho thấy Chúa Giêsu không phải chỉ tỏ ḿnh ra là vị giảng
dạy có uy tín và là vị có quyền linh chữa lành bệnh nạn tật nguyền phần xác, mà
c̣n là vị có quyền tha tội cho con người ta nữa, một điều làm cho thành phần
lănh đạo và tôn sư trong dân chúng trợn mắt lên v́ tính cách lộng ngôn phạm
thượng ở lời nói này của một con người như họ. Đó là lư do, như Phúc Âm thuật
lại, vừa nghe thấy Chúa Giêsu nói với người bất toại được khiêng đến cho Người
và phải tḥng xuống từ trên mái nhà rằng “Hỡi con, tội lỗi của con đă được thứ
tha”, th́ “bấy giờ một số luật sĩ ngồi ở đó quay ra hỏi nhau rằng: ‘Tại sao con
người này lại nói như thế chứ? Hắn lộng ngôn! Ngoại trừ Thiên Chúa th́ ai có
quyền tha tội?’” Dù biết trước những ǵ sẽ xẩy ra, nhưng Chúa Giêsu vẫn cứ làm
và cứ nói, v́ đă đến lúc, đến giờ của Người cần phải tỏ ḿnh ra hơn nữa, như ánh
sáng từ từ lên. Bởi vậy, để chứng tỏ ḿnh thực sự có quyền tha tội, Phúc Âm ghi
lại việc Người làm kèm theo những lời Người phán bấy giờ là: “Để quí vị biết
rằng Con Người có quyền tha tội trên thế gian này, Người nói với kẻ bất toại
rằng, ‘Tôi truyền cho anh hăy đứng lên vác chơng mà về’. Người ấy đứng lên và
vác chơng đi ra trước mắt mọi người”.
Vấn đề của bài Phúc Âm
hôm nay không phải chỉ là việc Chúa Giêsu lần đầu tiên, ở Phúc Âm Thánh Marcô,
tỏ quyền linh về luân lư của Người ra, tức tỏ ḿnh là Thiên Chúa Làm Người, là
Con Thiên Chúa, mà c̣n là việc Chúa Giêsu muốn cho con người biết rằng, trước
hết và trên hết, Người đến để cứu con người khỏi tội lỗi là những ǵ ràng buộc
con người, làm con người trở thành bất toại, không làm ǵ được theo thiện ư hay
lương tâm chân chính của ḿnh, trái lại, mất hết quyền năng và tự do hành thiện.
Đó là lư do việc Người chữa lành bệnh tật phần xác cho con người không phải chỉ
để cho họ có một thân xác lành mạnh, vẹn toàn, chẳng khác ǵ vai tṛ của một
lương y trần thế chữa trị cho bệnh nhân vậy thôi, mà chính là để nhờ đó con
người tin tưởng hơn, tức nhờ đó con người được khỏi tội lỗi là những ǵ bắt
nguồn từ tâm trạng thiếu tin tưởng trước khi đi đến t́nh trạng bất trung. Tội
nguyên tổ, trước hết và trên hết, là tội bề trong con người không tin tưởng
Thiên Chúa Tối Cao. Bằng không, làm ǵ lại có chuyện bất phục và bất trung đáng
tiếc qua việc nữ nguyên tổ Evà giơ tay hái trái Chúa cấm.
Chính v́ thiếu tin tưởng
mà con người đă phạm tội, và v́ tội lỗi là nguyên nhân gây ra đủ mọi thứ đau khổ,
mà tột đỉnh của nó là sự chết, nên một khi Chúa Giêsu cứu họ khỏi tội lỗi, hay
làm cho họ tin tưởng cũng thế, tức là Người cũng gián tiếp cứu họ khỏi đau khổ
và sự chết. Bởi thế, đối với Chúa Giêsu, v́ nhắm đến cứu độ phần hồn con người
trước mà Người đă phán với kẻ bất toại: “Tội lỗi của con đă được thứ tha”. Bài
Phúc Âm hôm nay cho thấy, chỉ sau khi Người phán “Tôi truyền cho anh hăy đứng
dậy vác chơng mà về” kẻ bất toại bấy giờ mới được khỏi bệnh, chứ ngay sau khi
Người phán: “Tội lỗi của con đă được tha” th́ anh ta vẫn chưa nhúc nhích ǵ được
cả, tức vẫn bị bất toại như thường. Thật ra, nếu Chúa Giêsu đă tha tội cho người
này, nghĩa là Người cũng chữa lành cho cả về phần xác anh ta nữa, không phải làm
cho anh ta được khỏi bất toại, cho bằng cho anh ta có một đức tin, một đức tin
là sức mạnh thần linh làm cho anh ta có thể chịu đựng tất cả mọi sự, dù bị bất
toại suốt đời. Việc con người bất toại này sau khi được Chúa Giêsu tha tội rồi,
tức được đức tin mạnh mẽ để lúc nào cũng cứ bằng an vui sống trong cảnh bất hạnh
cùng tận của ḿnh như thế không phải là một phép lạ cả thể hơn phép lạ anh ta
chỉ được chữa lành phần xác của anh ta hay sao, và phép lạ thứ hai liên quan đến
cả con người và cuộc đời biến đổi của anh ta chẳng những thế c̣n có sức tác động
thần linh nơi tất cả những người đến gần anh ta nữa, đến nỗi nó có thể làm cho
họ tin tưởng vui sống theo Thánh Ư Chúa.
Như thế, sự dữ ở đây là
chứng bất toại không làm ǵ được con người yếu đuối, tức sự dữ thể lư tạm thời ở
đây bị khống chế bởi sự lành là đức tin nơi con người bị bất toại này. Theo mạc
khải thần linh, nếu Thiên Chúa vô cùng toàn thiện, khôn ngoan và toàn năng mà
Ngài không dùng đường lối nào khác để tỏ hết ḿnh ra cho con người cũng là để
cứu độ con người ngoài thập giá và tử giá, th́ quả thực đường lối Thiên Chúa
muốn tỏ ḿnh một cách hết sức rạng ngời cho con người và qua họ cho thế gian là
đau khổ họ chịu bằng một đức tin mănh liệt, một đức tin phản ảnh sức mạnh “toàn
quyền năng” của Đấng Phục Sinh (x Mt 20:18). Đó là lư do, v́ nhắm đến phần hồn
trước và trên phần xác, cứu độ con người hơn là cứu khổ con người mà Chúa Giêsu
thấy xuôi hơn, thuận hơn, hợp hơn, dễ hơn khi nói “tội lỗi của con đă được tha”.
Thế nhưng, theo tự nhiên, con người, nhất là nạn nhân, vẫn mong được thấy một
cái ǵ cụ thể, một cái ǵ có lợi trước mắt, như được thực sự khỏi bệnh. Bởi thế,
đối với họ, cái thuận hơn, xuôi hơn, hợp hơn là chữa lành bệnh tật cho họ. Trước
hết, về phần xác họ được khỏi bệnh, ngoài ra, về phần hồn, họ thêm tin tưởng
Chúa hơn, không phải là Chúa đă bắn một phát trúng hai con chim hay sao, tức
Ngài đă làm lợi cho cả hồn lẫn xác của con người nạn nhân.
Tuy nhiên, thực tế cho
thấy lập luận thiên lợi theo chiều hướng duy thực dụng của kiểu thần học giải
phóng này là những ǵ có hại hơn có lợi, nên không phải lúc nào chiều hướng xác
mạnh trước ḷng tin sau, như kiểu “có thực mới vực được đạo”, cũng tốt đẹp,
cũng hiệu nghiệm. Phúc Âm đă chẳng những cho thấy một số thành phần đă tỏ tường
thấy phép lạ mà cũng không tin, như trong trường hợp Người trừ quỉ câm (x Lk
11:15); ngoài ra Phúc Âm cũng cho thấy cả thành phần nạn nhân chỉ muốn được khỏi
bệnh phần xác thôi, không chú trọng đến phần hồn của ḿnh, nên vừa được khỏi
bệnh về phần xác liền trở thành kẻ vô ơn, như trường hợp của 9 trong 10 người
cùi (x Lk 17:11-19). Như thế, cái cứu con người là đức tin chứ không phải ơn
được khỏi bệnh, một ơn lành có những lúc đă trở thành dịp tội cho con người (dịp
tội vô ơn như trường hợp của chín người tật phong ở Phúc Âm Thánh Luca) mà c̣n
trở thành dịp tiện để phạm tội nữa (một khi thân xác lành mạnh con người dễ biến
nó thành khí cụ cho sự dữ hơn là sự lành). Bởi thế Chúa Giêsu mới dạy khôn cho
con người ở Bài Giảng Phúc Đức là nếu chi thể của con người nên dịp tội cho họ
th́ thà sẵn sàng bị mất chúng đi mà được vào thiên đàng c̣n hơn cả thân xác
nguyên vẹn lành mạnh mà bị ở trong hỏa ngục (x Mt 5:29-30).
Vậy điều tối quan trọng
và khẩn thiết hơn hết mọi sự trần gian khác mà Kitô hữu luôn phải tha thiết và
kiên tŕ nguyện cầu đó là “Lạy Chúa, xin thêm đức tin cho chúng con” (Lk 17:5),
một lời nguyện hoàn toàn phản ánh câu Đáp Ca của Chúa Nhật tuần này: “Lạy Chúa,
xin chữa lành linh hồn con, v́ con đă phạm tội mất ḷng Chúa”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
VÁC CHƠNG MÀ VỀ
Trần Mỹ Duyệt
“Tội con đă được tha”
(Mc. 2: 5).
“Đứng dậy, lấy chiếu mà
về nhà”
(Mc 2:11) – St. Joseph Edition.
“Ta truyền cho con hăy
chỗi dậy vác chơng mà về nhà”
(Mc 2:11) – Sách lễ Giáo Dân.
“Ta bảo ngươi, hăy chỗi
dậy vác lấy mền chơng mà về nhà”
(Mc 2:11) – Lm. Nguyễn Thế Thuấn.
“Tội con đă được tha”
và “Hăy đứng dậy, chỗi dậy mang mền, chiếu hoặc vác chơng mà về”. Thánh
kư Máccô đă ghi lại hai câu nói của Chúa Giêsu với cùng một ư nghĩa: Ngài chữa
lành cho người bất toại. Và người bất toại được chữa lành khỏi bất toại bằng
chính quyền năng của ngài.
Vác chơng, mang mền
chơng, lấy chiếu hay mền mà về nhà. Tuy cùng một câu nói của Chúa mà có ba cách
dịch khác nhau. Với bản dịch trong Sách Lễ Giáo Dân dịch là “vác chơng”. Bản
dịch của linh mục Nguyễn Thế Thuấn ḍng Chúa Cứu Thế, người được công nhận như
có thẩm quyền dịch Thánh Kinh v́ kiến thức và chuyên môn, lại dịch là “mền chơng”.
C̣n bản dịch của nhà xuất bản St. Joseph của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ dịch là
“mền” hay “chiếu”. Như vậy, có thể hiểu là người bất toại này sau khi được quyền
năng Chúa chữa lành, và vâng lời Chúa, anh đă lấy, mang, xách, hoặc cầm cái mền
hay cái chiếu mà người ta đă đặt anh vào, và khiêng anh tới rồi thả xuống trước
mặt Chúa Giêsu lúc đó đang ở trong nhà. V́ nếu theo Máccô kể, để rỡ một lỗ hổng
vừa với cái chơng có lẽ phải rỡ cả mái nhà. C̣n như rỡ một lỗ nhỏ để vừa tḥng
một cái mền hay chiếu trong đó bó gọn một người bất toại, th́ hợp lư hơn. Nhưng
đó chỉ là từ ngữ, và chúng ta hăy để phần này cho các nhà chú giải và dịch thuật
Thánh Kinh.
Phần làm cho chúng ta
hôm nay phải suy nghĩ đó là hai câu nói của Chúa Giêsu trong biến cố này: Trước
hết Chúa nói với người bất toại lời tha tội: “Tội con đă được tha”
(Mc. 2: 5). Tiếp sau để nói với bọn luật sỹ đang thắc mắc và nghi ngờ Chúa trong
ḷng họ, ngài đă nói với người bất toại: “Đứng dậy, lấy chiếu mà về nhà”
(Mc 2:11). Cả hai câu nói, chỉ có câu thứ hai là thích hợp với hoàn cảnh chữa
lành của ngài hôm đó. Thế nhưng, nếu để ư chúng ta lại thấy hai câu nói của Chúa
Giêsu đă nói lên một điều mà chính Thánh sử Máccô đă ghi lại: “Song để các
ông biết Con Người có quyền tha tội dưới đất” (Mc 1:10).
Chủ yếu mà Thánh Kư muốn
ghi nhận và chúng ta phải suy niệm chính là Chúa Giêsu đă tha tội cho anh chàng
bất toại. Mà v́ quyền năng chữa lành ấy, anh không những được chữa khỏi tật bệnh
phần hồn, mà c̣n được chữa lành phần xác. Mà v́ Chúa lưu ư đến việc chữa lành
tâm hồn như dấu hiệu và kết quả của việc chữa lành thân xác, nên đứng trước sự
nghi ngờ, phạm thượng, và cũng là sự ngu dốt tâm linh của bọn luật sĩ, Chúa mới
nói thêm với người bệnh nhân bất toại hôm ấy là đứng dậy, hay chỗi dậy mang
chiếu, mang mền, hay vác chơng mà về, v́ anh đă được chữa lành.
Cũng qua việc chữa lành
này, một chân lư tiềm ẩn đă được tỏ hiện qua câu nói Chúa nói với người bất toại:
“Tội con đă được tha”. Tại sao bệnh tật tâm hồn lại ảnh hưởng đến bệnh tật thể
xác? Tại sao Chúa chỉ tha tội cho anh, mà anh lại khỏi bệnh bất toại. Đây là
điều khiến Kitô hữu chúng ta ngày nay phải suy nghĩ. Thông thường mọi đau khổ,
và mọi tật bệnh thân xác phát xuất từ chính tật bệnh tâm linh. Cũng chính v́ vậy,
khi Chúa chữa lành một ai, ngài thường bao giờ cũng khen đức tin của người ấy.
Tức là từ trong niềm tin ấy, tin vào quyền năng của Thiên Chúa mà bệnh tật thân
xác họ được chữa lành.
Tật bệnh tâm hồn dẫn đến
tật bệnh thân xác. Điều này cũng dễ hiểu, v́ linh hồn là phần cao cả, và là một
phần linh thiêng của con người. Nó chi phối tất cả mọi khả năng và sinh hoạt của
thân xác, do đó, khi linh hồn bị tật bệnh, tức là khi linh hồn bị khống chế, và
tù hăm trong ṿng nô lệ, ách nặng nề của tội lỗi, của đa mê, th́ không những
chính linh hồn mà cả thân xác cũng bị ảnh hưởng. Khả năng chi phối của linh hồn
chúng ta cũng có thể cảm nghiệm được qua những dẫn chứng của tâm lư.
Thật vậy, tuy sức mạnh
của tâm lư không bằng sức mạnh tâm linh hay linh hồn, nhưng khi tâm lư bị ảnh
hưởng, con người cũng bị ảnh hưởng ngay. Thí dụ, một người bị khủng hoảng về tâm
lư, th́ lời nói, cử chỉ, hơi thở và nét mặt của họ khác hẳn. Sự dồn nén tâm lư
c̣n ảnh hưởng đến sức khỏe người ấy như gây ra biếng ăn, mất ngủ hoặc quên sót.
Tính t́nh trở nên gắt gỏng, cuộc sống mất quân b́nh. Những bệnh về thể xác như
ung thư, lở loét bao tử, tim mạch cũng v́ thế bị ảnh hưởng và trở nên trầm trọng.
Tóm lại, khi Chúa nói
với người bất toại “tội con đă được tha” để nói lên lời chữa lành, là ngài đă
muốn chữa và trị liệu tuyệt căn, tuyệt gốc cái làm cho con người bị đau khổ. Cái
làm cho con người bị ảnh hưởng qua những tật bệnh phần xác. Ngài làm việc ấy v́
thật ngài là Đấng có quyền tha thứ và chữa lành tất cả. Tuy nhiên, cũng trong
biến cố chữa lành này, một câu nói của Chúa cũng khiến chúng ta phải tiếp tục
suy nghĩ, đó là sau khi đă chữa lành ngài c̣n bảo anh ta: “Đứng dậy, mang chiếu
mà về” (Mc 2:11). Tại sao Chúa đă chữa lành, đă cho anh khỏi bệnh rồi lại c̣n
bảo anh mang theo cái h́nh ảnh gợi lại quá khứ. Tại sao Chúa lại bảo anh phải
mang lấy quá khứ như cái chơng, cái mền, cái chiếu của anh về theo anh? Như vậy
là Chúa không muốn chữa anh cho hết bệnh?
Ở đây, một lần nữa chúng
ta lại phải trở lại với câu nói ban đầu của Chúa khi ngài chữa người bất toại là:
“Tội con đă được tha” (Mc 2:5). Câu nói này là chỉ về phần Chúa. C̣n câu nói:
“Đứng dậy, lấy chiếu mà về nhà” (Mc 2:11) là chỉ về phần con người. Chúa luôn
luôn sẵn sàng tha thứ. Ngài tha vô điều kiện, và tha măi măi, nhưng phần con
người th́ không phải hễ “dốc ḷng chừa” là chừa được. Chừa măi măi. Chừa không
bao giờ tái phạm.
Thật ra, v́ mang bản
chất xác thịt như cái chơng, cái mền, hay cái chiếu đi liền với h́nh ảnh một anh
chàng tê bại phải cần đến. Linh hồn tuy thanh cao, thánh thiện, tốt lành nhưng
lại sống trong thân xác yếu hèn, nên muốn chưa hẳn đă làm được điều ḿnh muốn.
Ngược lại, nhiều khi thân xác nặng nề, đam mê chi phối và dục vọng thèm khác đă
đặt linh hồn vào những chuyện đă rồi. Thí dụ, v́ yếu đuối mà phạm tội vô t́nh.
Hoặc v́ yếu đuối mà phạm tội cố t́nh. Trong hai trường hợp tội vô t́nh và cố
t́nh, th́ linh hồn đă bị thân xác khống chế và chi phối. Do đó, cái chơng, cái
mền, hoặc cái chiếu mà Chúa nói với người bất toại hăy mang theo anh mà về nhà,
chính là một lời nhắc nhở cho anh cũng như cho mọi người chúng ta: Hăy tỉnh thức.
Hăy coi chừng, v́ tuy tội đă được tha, bệnh tật đă được chữa lành, nhưng thân
phận con người và những yếu đuối của thân xác vẫn c̣n đó. Trường hợp tái phạm,
t́nh trạng bệnh tật trở lại cũng là những ǵ đang chờ đón trước mặt. Và những
lúc như vậy th́ sao?
Chỉ c̣n cách nhờ người
khác rỡ mái nhà, và tḥng ḿnh xuống trước mặt Chúa. Đó là nhờ lời cầu xin của
Đức Mẹ, các Thánh nam nữ, và nh́n vào gương lành của các tâm hồn đạo đức, mỗi
người chúng ta hăy can đảm chạy đến gieo ḿnh vào ḷng thương xót của Chúa với
thái độ ăn năn và thống hối, để được nghe Chúa nói với chúng ta những lời đầy âu
yếm: “Đứng dậy, lấy chiếu mà về nhà” (Mc 2:11).
MẠC KHẢI VÀ
CỨU ĐỘ
I.
DẪN VÀO PHỤNG VỤ
Bất cứ một lời nói hay việc làm nào của Chúa Giêsu
cũng mang hai ư nghĩa cũng là hai mục đích: mạc khải và cứu độ. Mạc khải về
chính ḿnh là Con Một Thiên Chúa và về Thiên Chúa Cha là Cha, là t́nh yêu, là
Đấng có kế hoạch cứu độ nhân loại. Cứu độ là cứu vớt và chuộc lại những con
người tội lỗi nói chung và những người nghèo đói, ốm đau, bệnh tật, bị quỉ ám,
bị lăng quên và khinh miệt nói riêng. V́ thế mà phép lạ Chúa Giêsu làm để chữa
lành người bại liệt trong Phúc Âm hôm nay cũng mang hai ư nghĩa và mục đích
ấy: làm cho người bại liệt hết bại liệt, trở nên lành mạnh và bộc lộ quyền năng
tha tội là quyền năng riêng của Thiên Chúa.
Chúng ta hăy cảm tạ, ngợi khen, chúc
tụng Thiên Chúa và Con Một của Người là Chúa Giêsu Kitô về phép lạ được kể lại
trong bài Phúc âm mà chúng ta được nghe lại hôm nay. Và chúng ta hăy đón nhận sứ
điệp mà Thiên Chúa muốn gửi cho chúng ta qua câu chuyện ấy.
II. LẮNG NGHE & T̀M HIỂU LỜI
CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH
2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong
ba bài Thánh Kinh
(1) Bài
đọc 1: Is 43,18-19.21.24b-25:
(18) Đây là lời ĐỨC CHÚA phán: "Các ngươi đừng nhớ
lại những chuyện ngày xưa, chớ quan tâm về những việc thuở trước. (19)
Này Ta sắp làm một việc mới, việc đó manh nha rồi, các ngươi không
nhận thấy hay sao? Phải, Ta sẽ mở một con đường giữa sa mạc, khơi
những dòng sông tại vùng đất khô cằn. (21) Ta đã gầy dựng cho Ta dân
này, chúng sẽ lên tiếng ngợi khen Ta. Vậy mà hỡi Giacóp, ngươi đă chẳng kêu
cầu Ta; phải hỡi Ítraen ngươi đă chán ta rồi. (24b) Ngươi lại còn làm cho Ta
cực khổ vì lầm lỗi của ngươi, làm cho Ta chán chường vì tội ác ngươi
phạm. (25) Nhưng chính Ta đây, vì danh dự của Ta, Ta sẽ xóa bỏ các tội
phản nghịch của ngươi, và không còn nhớ đến lỗi lầm của ngươi nữa.
(2) Bài đọc 2: 2 Cr 1,18-22:
(18) Xin Thiên Chúa trung thành chứng giám cho
chúng tôi! Lời chúng tôi nói với anh em chẳng phải vừa là "có" vừa
là "không". (19) Vì Đức Kitô Giêsu, Con Thiên Chúa, Đấng mà chúng tôi,
là Xinvanô, Timôthê và tôi, rao giảng cho anh em, đã không vừa là "có"
vừa là "không", nhưng nơi Người chỉ toàn là "có". (20) Quả thật, mọi
lời hứa của Thiên Chúa đều là "có" nơi Người. Vì thế, cũng nhờ
Người mà chúng ta hô lên "Amen" để tôn vinh Thiên Chúa. (21) Đấng củng cố
chúng tôi cùng với anh em trong Đức Kitô và đã xức dầu cho chúng ta,
Đấng ấy là Thiên Chúa. (22) Chính Người cũng đã đóng ấn tín trên
chúng ta và đổ Thần Khí vào lòng chúng ta làm bảo chứng.
(3) Bài Tin Mừng: Mc 2,1-12: Đức Giêsu chữa người
bại liệt (Mt 9,1-8; Lc 5,17 -26)
(1) Vài ngày sau, Đức Giêsu trở lại thành Caphácnaum.
Hay tin Người ở nhà, (2) dân chúng tụ tập lại, đông đến nỗi trong nhà
ngoài sân chứa không hết. Người giảng lời cho họ. (3) Bấy giờ người ta
đem đến cho Đức Giêsu một kẻ bại liệt, có bốn người khiêng. (4) Nhưng
vì dân chúng quá đông, nên họ không sao khiêng đến gần Người được. Họ
mới dỡ mái nhà, ngay trên chỗ Người ngồi, làm thành một lỗ hổng,
rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống. (5) Thấy họ có lòng tin
như vậy, Đức Giêsu bảo người bại liệt: "Này con, con đã được tha tội
rồi." (6) Nhưng có mấy kinh sư đang ngồi đó, họ nghĩ thầm trong bụng
rằng: (7) "Sao ông này lại dám nói như vậy? Ông ta nói phạm thượng! Ai
có quyền tha tội, ngoài một mình Thiên Chúa?" (8) Tâm trí Đức Giêsu
thấu biết ngay họ đang thầm nghĩ như thế, Người mới bảo họ: "Sao trong
bụng các ông lại nghĩ những điều ấy? (9) Trong hai điều: một là bảo
người bại liệt: 'Con đã được tha tội rồi', hai là bảo: 'Đứng dậy,
vác lấy chõng của con mà đi', điều nào dễ hơn? (10) Vậy, để các ông
biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội, - Đức Giêsu bảo
người bại liệt,- (11) Ta truyền cho con: Hãy đứng dậy, vác lấy chõng
của con mà đi về nhà!" (12) Người bại liệt đứng dậy, và lập tức vác
chõng đi ra trước mặt mọi người, khiến ai nấy đều sửng sốt và tôn
vinh Thiên Chúa. Họ bảo nhau: "Chúng ta chưa thấy vậy bao giờ !"
2.2 Trong ba bài
Thánh Kinh trên, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là Đấng nào?
(1) Trong đoạn sách Is 43,18-19.21.24b-25
ngôn sứ Isaia cho chúng ta biết Thiên Chúa là Đấng loan báo sắp làm "một
việc mới" cho dân: đó là Người sẽ xóa sạch mọi tội phản nghịch
của dân Ítraen và không còn nhớ đến lỗi lầm của họ nữa. Đọc Thánh
Kinh Cựu Ước, nhất là Sách Xuất Hành, chúng ta thấy dân Ítraen bướng bỉnh, khó
dậy và u mê như thế nào. Có thể nói Thiên Chúa phải vô cùng vất vả với họ. Qua
thái độ kiên nhẫn chịu đựng và rộng lượng của Thiên Chúa, chúng ta khám ra T́nh
Yêu Thương Trung Tín vô bờ bến của Người đối với dân.
(2) Trong đoạn thư 2 Cr 1,18-22 Phaolô khẳng
định bản chất và cách ứng xử của Thiên Chúa rất rơ ràng, minh bạch, dứt khoát,
không ba phải, không "vừa có lại vừa không". Thiên Chúa là Đấng chỉ nói
"có" mà không nói “không”: Có yêu thương, có tha thứ, có cứu độ, có quan
pḥng, có ban ơn phù trợ, có giữ lời hứa, có ở cùng loài người. V́ thế lời rao
giảng của Phaolô đáng được đón nhận và nghe theo v́ lời rao giảng ấy dựa vào
Lời và cách hành động của Thiên Chúa là Đấng chỉ nói có mà không nói không
với con dân của Người.
(3) Thiên Chúa mà Thánh Máccô
muốn giới thiệu với chúng ta trong đoạn Mc
2,1-12 là Đức Giêsu Nadarét là Đấng đang lôi cuốn mọi người đương thời đến với
Người. Có người đến nghe lời Người. Có người đến để xin Người chữa lành. Điều
lôi cuốn nơi Người là quyền năng trong lời giảng dậy và trong việc chữa lành
bệnh. Nhưng trong đọan Phúc âm của Máccô hôm nay c̣n hé mở cho chúng ta một chân
trời mới về Đức Giêsu Nadarét: Ngoài quyền chữa lành bệnh, Người c̣n có quyền
tha tội là quyền chỉ duy một ḿnh Thiên Chúa có mà thôi. Thế có nghĩa là Chúa
Giêsu là chính Thiên Chúa. Phép lạ Người làm cho người bại liệt đứng dậy vác
chơng mà về trước mắt mọi người chứng tỏ Chúa Giêsu đă chữa lành bệnh phần hồn
(tha thứ tội lỗi) cũng như bệnh phần xác cho anh. Phép lạ vừa mang ư nghĩa cứu
độ vừa mang ư nghĩa mạc khải là thế!
2.3
Qua ba bài Thánh Kinh trên, Thiên Chúa muốn gửi sứ
điệp
ǵ cho chúng ta?
Sứ điệp của Lời Chúa dành cho chúng ta và cho mọi
người hôm nay là hăy tin tưởng mà chạy đến với Chúa Giêsu để nghe Lời Người nói
/ giảng (về Thiên Chúa, Nước Trời, Con đường Hạnh Phúc) và để Người chữa lành cả
tâm hồn lẫn thân xác. Tâm hồn chúng ta bệnh hoạn tật nguyền v́ tội lỗi, đam mê
và tật xấu đè nặng. Thân xác chúng ta bệnh hoạn tật nguyền v́ vật chất giới hạn,
bất toàn, mỏng gịn và dễ vỡ.
III. SỐNG LỜI CHÚA
HÔM NAY
Để sống sứ điệp Lời Chúa Chúa Nhật VII
Thường Niên Năm B này, chúng ta cần làm hai việc, một cho chính ḿnh và một cho
người có nhu cầu.
* Việc làm cho chính ḿnh là dành thời
gian và ưu tiên cho việc lắng nghe Lời Chúa và chạy đến với Chúa Giêsu Kitô để
xin Người cứu chữa. Nghe Lời Chúa trong tâm hồn ḿnh. Nghe Lời Chúa trong Thánh
Kinh, nhất là trong Phúc Âm. Nghe Lời Chúa trong các biến cố xẩy ra trong đời và
xung quanh ḿnh. Chạy đến với Chúa Giêsu để xin Nguời chữa lành bệnh phần hồn và
bệnh phần xác cho chúng ta v́ Người là Thiên Chúa, Đấng có quyền tha mọi tội (trừ
tội phạm đến Thánh Thần Thiên Chúa) và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền.
* Việc làm cho người có nhu cầu là giới
thiệu Chúa Giêsu cho người ấy, là đem Chúa Giêsu đến cho người ấy: Chúa Giêsu là
Đấng có Lời Hằng Sống là Lời của Thiên Chúa và có quyền năng vừa tha tội (bệnh
phần hồn) vừa chữa lành (bệnh phần xác).
IV.
CẦU NGUYỆN
Lạy Thiên
Chúa là Cha, Cha đă ban Con Một Cha là Chúa Giêsu Kitô cho nhân loại, để
Người mạc khải và cứu độ. Chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Chúa. Chúng
con xin Cha ban, một lần nữa, Chúa Giêsu Con Cha cho chúng con! cho xă hội và
thế giới hôm nay, để nhân loại nhận biết Cha và được ơn chữa lành hồn xác.
Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã được Cha sai đến trần
gian để mạc khải và cứu độ. Chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Chúa!
Chúng con xin Chúa ghé mắt nh́n xem hết mọi người - trong đó có chúng con - là
những người đang cần đến Chúa. Chúng con xin Chúa soi sáng hướng dẫn và chữa
lành mọi người, để mọi người nhận ra Chúa và được Chúa tha tội và chữa lành bệnh
tật.
Lạy Chúa Thánh Thần, là sức mạnh của Chúa Giêsu Kitô.
Chúng con cảm tạ, ngợi khen và chúc tụng Chúa! Chúng con xin Chúa dẫn đường
chỉ lối cho chúng con biết chạy đến với Chúa Giêsu Kitô để được ơn mạc khải và
chữa lành hồn xác. Amen.
Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.
|