|
BÀI ĐỌC I: 1 Reg 3:5. 7-12 “Xin
ban cho tôi tớ Chúa tâm hồn khôn ngoan” Trong những ngày ấy, tại Gabaon, ban đêm Chúa hiện ra cùng Salomon trong giấc mộng, và phán rằng: “Ngươi muốn ǵ th́ hăy xin, Ta sẽ ban cho ngươi”. Salomon thưa: “Lạy Chúa là Thiên Chúa, Chúa khiến tôi tớ Chúa cai trị kế vị Đavít thân phụ tôi. Nhưng tôi chỉ là một trẻ nhỏ, không biết đường đi nước bước. Tôi tớ Chúa đang sống giữa dân Chúa chọn, một dân đông đảo không thể đếm và ước lượng được. Vậy xin Chúa ban cho tôi tớ Chúa tâm hồn khôn ngoan để đoán xét dân Chúa, và phân biệt lành dữ, v́ ai có thể xét xử dân này, một dân của Chúa đông đảo thế này”. Điều Salomon kêu xin như trên đă đẹp ḷng Chúa, nên Chúa phán cùng Salomon rằng: “V́ ngươi đă xin điều đó, mà không xin sống lâu, được giầu có, của cải, mạng sống quân thù, lại xin cho được khôn ngoan để biết xét đoán, th́ đây Ta ban cho ngươi điều ngươi xin, và ban cho ngươi tâm hồn khôn ngoan minh măn, đến nỗi trước ngươi không có ai giống ngươi, và sau ngươi không có ai bằng ngươi”. Lời của Chúa.
Lạy Chúa, tôi yêu chuộng luật pháp của Chúa biết bao! 1. Lạy Chúa, tôi xưng thực kỷ phận của tôi, là tuân giữ những lời ban dạy của Ngài. Đối với tôi, luật pháp do miệng Chúa đáng chuộng hơn vàng bạc châu báu muôn ngàn. 2. Xin Chúa tỏ ḷng thương hầu ủy lạo tôi, theo như lời đă hứa cùng tôi tớ Chúa. Nguyện Chúa xót thương cho tôi được sống, v́ luật pháp Ngài là sự sung sướng của tôi. 3. Bởi thế nên tôi yêu quư chỉ thị Ngài hơn vàng và hơn cả vàng ṛng tinh khiết. Bởi thế nên tôi tự chọn tất cả huấn lệnh của Ngài, hết thảy đường lối gian tà tôi đều ghét bỏ. 4. Kỳ diệu thay những lời Ngài nghiêm huấn, bởi thế linh hồn tôi vẫn tuân theo. Sự mạc khải lời Ngài soi sáng, và dạy bảo những người chưa kinh nghiệm.
“Người
đă tiền định cho chúng ta trở nên giống h́nh ảnh Con Người” Anh em thân mến, chúng ta biết rằng những kẻ yêu mến Thiên Chúa, th́ Người giúp họ được sự lành, họ là những Người theo dự định của Chúa, được kêu gọi nên thánh. V́ chưng, những kẻ Chúa đă biết trước, th́ Người đă tiền định cho họ nên giống h́nh ảnh Con Người, để Ngài trở nên trưởng tử giữa đoàn anh em đông đúc. Nhưng những ai Người đă tiền định, th́ Người cũng kêu gọi họ, và nhữ ai Người đă kêu gọi, th́ Người cho họ được vinh quang.
Lời của Chúa. (Xin mời Cộng
đoàn đứng)
“Anh bán tất cả những
ǵ anh có mà mua thửa ruộng đó” Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: “Nước Trời giống như kho tàng chôn giấu trong ruộng, người kia t́m được, vội chôn vùi xuống, vui mừng trở về bán tất cả nhũng ǵ anh có mà mua thửa ruộng ấy. Nước trời cũng giống như người buôn nọ, đi t́m ngọc quư. T́m được một viên ngọc quư, anh về bán mọi của cải mà mua viên ngọc ấy. Nước trời lại giống như lưới thả dưới biển, bắt được mọi thứ cá. Lưới đầy, người ta kéo lên băi, rồi ngồi đó mà lựa chọn: cá tốt th́ bỏ vào giỏ, c̣n cá xấu th́ ném ra ngoài. Trong ngày tận thế cũng vậy: các thiên thần sẽ đến mà tách biệt kẻ dữ ra khỏi người lành, rồi ném những kẻ dữ vào ḷ lửa, ở đó sẽ phải khóc lóc và nghiến răng. Các ngươi có hiểu nhũng điều đó không”? Họ thưa rằng: “Có”. Người liền bảo họ: Bởi thế, nhũng thầy thông giáo am tường về Nước Trời cũng giống như chủ nhà kia, hay lợi dụng những cái mới cũ trong kho ḿnh”. Phúc Âm của Chúa.
Cuộc T́m Thấy và T́m Kiếm cần Trao Đổi
Tiếp theo loạt dụ ngôn về Triều Đại Thiên Chúa từ tuần trước, tuần này bài Phúc Âm cũng có các dụ ngôn khác về mầu nhiệm Nước Trời. Nếu tuần trước có ba dụ ngôn, nhưng chỉ có dụ ngôn đầu là dụ ngôn được Giáo Hội nhấn mạnh thế nào, th́ trong bài Phúc Âm tuần này, dù có 3 dụ ngôn, Giáo Hội cũng chỉ nhấn mạnh đến hai dụ ngôn đầu mà thôi, đó là dụ ngôn “Triều đại Thiên Chúa giống như một kho tàng có người t́m thấy trong một thửa ruộng”, và dụ ngôn “Nước Trời giống như người thương gia đi t́m kiếm những viên ngọc quí”. C̣n dụ ngôn thứ ba Giáo Hội không buộc đọc, đó là dụ ngôn “Triều đại Thiên Chúa cũng giống như một rọ lưới được thả dưới hồ để thu góp đủ mọi thứ”. Phải chăng Giáo Hội chỉ nhấn mạnh vào hai dụ ngôn đầu trong bài Phúc Âm hôm nay là v́ hai dụ ngôn này hợp với chủ đề Chứng Tá Giáo Hội của Mùa Phụng Vụ Thường Niên Hậu Phục Sinh? Vậy chủ đề Chứng Tá Giáo Hội trong hai dụ ngôn đầu của bài Phúc Âm này như thế nào và ở chỗ nào? Ở đây Chúa Giêsu không cắt nghĩa rơ ràng cho các tông đồ nghe về hai dụ ngôn này, như Người đă làm với dụ ngôn “người gieo giống” ở bài Phúc Âm Chúa Nhật hai tuần trước, và dụ ngôn “Triều Đại Thiên Chúa giống như người kia gieo giống tốt trong thửa ruộng của ḿnh” ở bài Phúc Âm tuần vừa rồi, v́ Người muốn đáp lại lời yêu cầu của các tông đồ. Phải chăng không hỏi ǵ về các dụ ngôn khác có nghĩa là các tông đồ đă hiểu được ư nghĩa của các dụ ngôn vắn gọn ấy rồi chăng? Không biết các tông đồ đă hiểu ra sao về hai dụ ngôn này, nhưng, xét về ư nghĩa, đây là một cặp dụ ngôn có ư nghĩa giống nhau, như cặp dụ ngôn “hạt cải” và “nắm men” ở bài Phúc Âm tuần trước vậy. Nếu cặp dụ ngôn “hạt cải” và “nắm men” có ư nghĩa giống nhau ở chỗ tác dụng của chúng từ bên trong thế nào, th́ cặp dụ ngôn “kho tàng trong ruộng” và “hạt ngọc quí giá” cũng có ư nghĩa giống nhau ở chỗ trị giá trao đổi như vậy. Và, nếu cặp dụ ngôn tuần trước, nói đúng hơn nếu cả ba dụ ngôn của bài Phúc Âm tuần trước, nhấn mạnh đến vai tṛ của người ban phát, như người gieo giống tốt trong ruộng của ḿnh, người lấy hạt cải gieo trong ruộng của ḿnh, và người đàn bà lấy men vùi vào ba đấu bột, th́ cặp dụ ngôn tuần này lại nhấn mạnh đến vai tṛ của người nhận lănh, người t́m được kho tàng chôn giấu trong ruộng, và người t́m được viên ngọc trai quí giá. Như thế, Triều Đại Thiên Chúa hay Vương Quốc của Thiên Chúa chẳng những là Mạc Khải Thần Linh, liên quan đến Thiên Chúa, đến Đấng tỏ ḿnh ra, mà c̣n là “Đức Tin Tuân Phục” (x Rm 1:5, 16:26), liên quan đến con người lănh nhận Mạc Khải Thần Linh của Ngài nữa. Đức Tin Tuân Phục, theo tinh thần Phúc Âm, được thể hiện ở chỗ bỏ ḿnh, ở chỗ trao đổi, thậm chí ở chỗ hy sinh trao đổi cả mạng sống ḿnh v́ đức tin nữa (x Mt 16:25; Jn 12:25). Đó là lư do cặp dụ ngôn chính của bài Phúc Âm hôm nay nhấn mạnh đến việc trao đổi giữa con người với những sự vật đáng giá, như với thửa ruộng và với viên ngọc quí. Tuy nhiên, trong cặp dụ ngôn trao đổi của hèn lấy của trọng ở bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta thấy ít là hai chi tiết cần chú ư sau đây liên quan đến ư nghĩa của chính những ǵ Chúa Giêsu muốn mạc khải cho chúng ta biết về mầu nhiệm Nước Trời: chi tiết thứ nhất đó là vấn đề liên quan đến tác động của Đức Tin Tuân Phục nơi thành phần lănh nhận Mạc Khải Thần Linh, và chi tiết thứ hai liên quan đến đối tượng cần phải được con người lănh nhận Mạc Khải Thần Linh trao đổi. Về tác động của Đức Tin Tuân Phục nơi thành phần lănh nhận Mạc Khải Thần Linh. Nếu ở dụ ngôn thứ nhất, dụ ngôn “kho tàng trong ruộng”, tác động của con người lănh nhận Mạc Khải Thần Linh là “t́m thấy”, tức bất ngờ khám phá ra những ǵ đă có sẵn ở đâu đó, th́ ở dụ ngôn thứ hai, dụ ngôn về “hạt ngọc quí giá”, tác động của con người lănh nhận Mạc Khải Thần Linh là “t́m kiếm”, tức phải mất công t́m mới thấy, chứ không phải tự nhiên mà vớ được như trường hợp của người trong dụ ngôn “kho tàng trong ruộng”. Tuy nhiên, dù bất ngờ “t́m thấy” (find), hay phải vất vả “t́m kiếm” (search for) đi nữa, tác động chung của thành phần lănh nhận Mạc Khải Thần Linh cần phải thực hiện cũng hoàn toàn giống hệt như nhau, đó là việc họ cần phải trao đổi, là việc họ cần phải “bán đi tất cả những ǵ ḿnh có mà mua lấy” những ǵ đáng giá và quí giá ấy. Vậy những ǵ cần phải được trao đổi ấy đáng giá và quí giá ra sao mà con người lănh nhận Mạc Khải Thần Linh cần phải thực hiện cách tương xứng mới có thể chiếm hữu? Về đối tượng cần phải được con người lănh nhận Mạc Khải Thần Linh trao đổi. Hai báu vật cần phải được trao đổi một cách tương xứng đây là “thửa ruộng” ở dụ ngôn thứ nhất, và “ngọc quí” ở dụ ngôn thứ hai. Chúng ta nên lưu ư là, ở dụ ngôn thứ nhất, vật cần phải được trao đổi không phải là chính “kho tàng được chôn giấu trong ruộng” mà chỉ là “thửa ruộng”. Vậy “thửa ruộng” đây là ǵ, trước hết, nếu không phải (có thể được hiểu) là nhân tính Chúa Kitô, thửa ruộng chất chứa kho tàng thần tính vô cùng cao quí của Người, mà “nếu ai chấp nhận Người th́ Người ban cho họ quyền làm con cái Thiên Chúa” (Jn 1:12). Sau nữa, c̣n (có thể được hiểu) là các vị thừa sai, thửa ruộng chất chứa trong ḿnh kho tàng Tin Mừng Sự Sống hay Sứ Điệp Cứu Rỗi được Chúa Kitô trao phó cho họ “trong tăm tối”, “trong âm thầm” (Mt 10:27), để rồi “ai chấp nhận các con là chấp nhận Thày… ai tiếp nhận một tiên tri v́ là tiên tri th́ lănh nhận phần thưởng của tiên tri”, như lời Chúa Giêsu khẳng định với các tông đồ trước khi sai các vị đi rao giảng ở Phúc Âm Chúa Nhật XIII cách đây 4 tuần về thái độ của thành phần lănh nhận Mạc Khải Thần Linh. C̣n “ngọc quí” ở dụ ngôn thứ hai đây là ǵ, trước hết, nếu không phải (có thể được hiểu) là thành phần “chiên lạc nhà Yến Duyên”, đối tượng được Chúa Kitô sai các tông đồ đi loan báo “Triều đại Thiên Chúa đă tới”, trong Phúc Âm Chúa Nhật XI các đây 6 tuần; sau nữa, (c̣n thể thể được hiểu) là thành phần “chiên chưa thuộc về đàn” (Jn 10:16) là chung nhân loại hay Dân Ngoại cũng vậy, thành phần cao quí đến nỗi “Thiên Chúa đă không tiếc Con Ḿnh, song đă phó nộp Người v́ tất cả chúng ta” (Rm 8:32). Chưa hết, “ḥn ngọc quí giá” đây cũng có thể hiểu được là con chiên thứ 100, con chiên lạc duy nhất trong đàn 100 con (x Lk 15:4-7), là đồng bạc bị rơi mất song được t́m thấy (x Lk 15:8-10), là đứa con thứ phung phá gia tài của cha trở về (x Lk 15:11-24), là đứa con cả hoang đàng v́ gần cha mà lại chẳng hiểu cha ḿnh ǵ cả (x Lk 15:25-32), là tên thu thuế tội lỗi lên đền thờ đấm ngực cầu nguyện ra về được công chính hóa (x Lk 18:13-14), là người phụ nữ tội lỗi có tiếng trong thành song yêu nhiều nên được tha nhiều (x Lk 7:36-50), là một trưởng ban thu thuế Zakêu nhận lỗi và đền trả gấp bốn những ǵ ḿnh đă làm thiệt hại người khác (x Lk 19:1-10), là người trộm lành thống hối và bênh chữa Chúa Kitô trên thập giá (x Lk 23:40-43) v.v. Căn cứ vào tác động bất ngờ “t́m thấy” và vất vả “t́m kiếm” này, cũng như căn cứ vào vị trí (gần gũi và xa cách) của đối tượng cần phải được trao đổi một cách tương xứng, chúng ta có thể suy đoán ư nghĩa về dụ ngôn “kho tàng trong ruộng” và “ḥn ngọc quí giá” trong bài Phúc Âm hôm nay như thế này. Trước hết, tác động bất ngờ “t́m thấy” là tác động của thành phần Dân Do Thái, v́ họ chỉ cần lấy đức tin chân chính do cha ông họ để lại, được ghi nhận trong bộ Thánh Kinh (Cựu Ước) của họ, là họ có thể nhận ra ngay được Đấng Thiên Sai họ đợi trông (x Jn 1:19-22; Mt 11:3), Vị được Gioan Tẩy Giả nói với họ rằng “có một Đấng ở giữa các người mà các người không biết” (Jn 1:26). Tác động “t́m thấy” c̣n có thể áp dụng cho cả thành phần Kitô hữu nữa, thành phần cũng phải sống Đức Tin Tuân Phục mới có thể nhận ra “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1:23), mới có thể nhận ra “Lời đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn 1:14), để nhờ đó, như tông đồ Phêrô trước Con Người sống động, họ có thể tuyên xưng “Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống” (Mt 16:16), hay như tông đồ Tôma trước Con Người phục sinh: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa tôi” (Jn 20:28). C̣n tác động vất vả “t́m kiếm” xa xôi là tác động của thành phần Dân Ngoại, như của trường hợp ba chiêm tinh gia đạo sĩ từ Đông Phương đến để triều bái Vua Dân Do Thái mới sinh (x Mt 2:1-2, 9-11), hay của người Samaritanô nhân lành đă vội vàng tận t́nh ra tay cứu giúp kẻ lạ mặt đang ngấp ngoái nửa sống nửa chết bên đường v́ bị bọn thổ phỉ ra tay cướp đoạt (x Lk 10:30-37). Tác động “t́m kiếm” này c̣n có thể áp dụng cho cả thành phần Kitô hữu chứng nhân tông đồ, thành phần sau khi “t́m thấy” kho tàng Lời Chúa được chôn giấu” trong thửa ruộng Thánh Kinh, “t́m thấy” kho tàng Thánh Thể được chôn giấu nơi Phụng Vụ, đă dấn thân lên đường để “t́m kiếm” và phục vụ những viên ngọc quí là thành phần “những người anh em bé mọn nhất” của Chúa Kitô được Người đồng hóa với chính Người trong hoàn cảnh sống khốn khó nhất trên đời của họ (x Mt 25:40, 45). Vậy, qua cặp dụ ngôn “kho tàng trong ruộng” và “ḥn ngọc quí giá” trong bài Phúc Âm hôm nay, chiều hướng Chứng Từ Giáo Hội có thể được hiểu theo ư nghĩa “t́m kiếm” sau khi “t́m thấy” là như vừa được cảm nhận và chia sẻ. Chung Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay cũng cho thấy, theo chiều hướng của bài đọc một, “kho tàng trong ruộng” đây là đức khôn ngoan, một kho tàng ở ngay trong bản thân Salomon, được bộc lộ qua lời nguyện cầu của vua, một kho tàng vua đă phải trao đổi bằng các phúc lộc trường thọ, giầu sang và thắng trận mà vua có thể được Thiên Chúa ban cho nếu vua xin; và theo chiều hướng của bài đọc hai, “ḥn ngọc quí giá” đây đó là h́nh ảnh Con Thiên Chúa, một h́nh ảnh vô cùng cao cảù được “những ai Thiên Chúa biết trước th́ Ngài cũng tiền định cho được chia sẻ”, một h́nh ảnh họ cũng cần phải trao đổi bằng việc sẵn sàng chấp nhận tất cả những ǵ xẩy ra ngoài ư muốn của họ, ở chỗ, họ chẳng những chấp nhận đáp lại tiếng gọi của Thiên Chúa, mà nhất là c̣n để cho Thiên Chúa tự do công chính hóa họ “theo ư định của Ngài”, nhờ đó, họ mới có thể thực sự là chứng từ sống động của “h́nh ảnh Con Ngài”. Thực Hành Sống Đạo: của chúng ta theo ư nghĩa của bài Phúc Âm Chúa Nhật XVII tuần này là ở chỗ vừa sống nội tâm vừa sống hoạt động. Nếu mở đầu Bài Giảng Trên Núi, Chúa Giêsu đă kêu gọi thành phần môn đệ của Chúa sống nội tâm trước và hoạt động sau, khi Người thứ tự truyền dạy các vị rằng: trước hết, “Các con là muối đất” (Mt 5:13), rồi đến “Các con là ánh sáng thế gian” (Mt 5:14) thế nào, th́ trong bài Phúc Âm liên quan đến cặp dụ ngôn “Kho Tàng trong ruộng” và “Ḥn ngọc quí báu” cũng thế, Người cũng muốn nhắc nhở các vị phải sống cả nội tâm lẫn hoạt động, và sống nội tâm trước hoạt động sau. Đó là lư do Người đă nói đến du ïngôn “kho tàng trong ruộng” trước, rồi mới tới “viên ngọc quí báu”. Bởi v́, “kho tàng trong ruộng” đây là ǵ, nếu không phải là kho tàng Thánh Sủng, kho tàng Đức Tin trong thửa ruộng tâm hồn Kitô hữu, và “viên ngọc quí báu” ở phương xa đây là ǵ, nếu không phải là các linh hồn, là Đức Bác Ái, mà thành phần thương gia hay lái buôn, được hiện thân qua tinh thần tông đồ truyền giáo, hay qua bản thân các vị thừa sai, cần phải hy sinh mọi sự ḿnh có để mua cho bằng được viên ngọc quí đây này, tức để cứu lấy các linh hồn, để mở mang Nước Chúa là chính viên ngọc quí báu ấy. Ư nghĩa của bài Phúc Âm Chúa Nhật XVII tuần này về “kho tàng trong ruộng” và”viên ngọc quí giá” rất thích hợp với một Châu Âu, một châu lục đă chẳng những chất chứa kho tàng Phúc Âm trong thửa ruộng Kitô giáo của ḿnh, mà c̣n t́m chiếm được những viên ngọc quí giá là các Giáo Hội địa phương do họ dấn thân truyền giáo từ khi có phong trào Tân Thế Giới cuối thế kỷ thứ 15. Tuy nhiên, cho tới nay, thửa ruộng Kitô giáo tại châu lục này đă trở nên cằn cỗi bởi những luồng gió văn hóa tử vong, những trận băo lốc Tornado vô thần duy vật. Điển h́nh nhất là Khối Hiệp Nhất Âu Châu bao gồm 25 quốc gia đă cương quyết chối bỏ căn tính Kitô giáo làm nên văn hóa Âu Châu của họ, mà chỉ chú trọng tới thứ bánh kinh tế và chính trị mà thôi. Phải chăng, một khi gạt Thiên Chúa ra ngoài, coi Thiên Chúa như không có hay như đă chết, châu lục Kitô giáo này đang đi đến chỗ, thay v́ hiệp nhất với nhau, lại đâm ra chia rẽ nhau, giằng co măi mà vẫn chưa thể hoàn thành được một bản Hiến Pháp, dù bản Hiến Pháp này chỉ nhắm tới vấn đề thuần kinh tế, như đă hiển nhiên xẩy ra qua vụ trưng cầu dân ư ở Pháp (vào ngày 29/5/2005) và Ḥa Lan (vào ngày 1/6/2005) là hai quốc gia thành lập khối này nhưng lại là hai quốc gia đă quay ra bác bỏ bản Hiến Pháp của khối ấøy? Đúng thế, đây là điều đă được cả Đức Tân Giáo Hoàng Biển Đức XVI lẫn Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II công nhận. Hôm 19/5/2005, Thứ Năm, ĐTC Biển Đức đă gặp vị tân lănh sự Bartolomej Kajtazi của Nguyên Cộng Ḥa Yogosla xứ Macedonia dịp ông tŕnh ủy nhiệm thư, và ngài đă nói với ông về vấn đề chính yếu là Âu Châu cần đến các quốc gia vùng Balkins và các quốc gia này cần đến Âu Châu. Như vị tiền nhiệm yêu dấu của tôi đă nói một số lần là: Âu Châu cần đến các quốc gia vùng Balkan, và các quốc gia này cần đến Âu Châu! Việc gia nhập Cộng Đồng Âu Châu, tuy nhiên, không được hiểu thuần túy như là một thứ phương thuốc cứu chữa để thắng vượt đối thủ về kinh tế. Trong tiến tŕnh nới rộng Khối Hiệp Nhất Âu Châu “rất cần phải” nhớ rằng việc nới rộng này “sẽ thiếu bản chất nếu nó bị biến thành những chiều kích thuần túy về địa dư và kinh tế”. Trái lại, việc hiệp nhất cần phải “bao gồm trước hết là một hợp đồng về các thứ giá trị… được thể hiện nơi luật lệ và sinh hoạt của việc hiệp nhất này” (Tông Huấn Giáo Hội Tại Âu Châu, 110). Vấn đề này có lư để đ̣i hỏi mỗi một quốc gia phải có một tổ chức xă hội biết tự động lấy lại hồn sống của Âu Châu, một hồn sống có được nhờ sự góp phần quyết liệt của Kitô giáo, trong việc xác nhận phẩm giá siêu việt của con người cùng với những giá trị sự thật, tự do, dân chủ và hiến định (cf. ibid., 109). Chúa Nhật, 31/10/2004, trước khi nguyện Kinh Truyền Tin, ĐTC đă ban huấn từ như sau: “Hôm Thứ Sáu 29/10/2004, Bản Hiệp Định Về Hiến Pháp của Khối Hiệp Nhất Âu Châu đă được kư kết ở Capitol tại Rôma đây. Đó là một giây phút hết sức quan trọng trong việc xây dựng một “Tân Âu Châu”, một châu lục chúng ta tiếp tục đặt niềm tin tưởng. Nó là một giai đoạn gần nhất của một con đường vẫn c̣n xa xôi và h́nh như vẫn c̣n gay go hơn bao giờ hết. “Ṭa Thánh bao giờ cũng ủng hộ việc phát động một Âu Châu hiệp nhất trên căn bản của những giá trị chung là những ǵ thuộc về lịch sử của nó. Việc nh́n nhận các căn gốc Kitô giáo của Châu Lục này có nghĩa là thực hiện việc sử dụng một gia sản thiêng liêng của nó là những ǵ vẫn c̣n thiết yếu cho việc phát triển mai hậu của Khối Hiệp Nhất ấy. Bởi thế, Tôi cũng hy vọng rằng trong những tháng năm tới đây, Kitô hữu sẽ tiếp tục góp phần vào tất cả những phạm vi của các cơ cấu Âu Châu, để men phúc âm trở thành những ǵ bảo toàn ḥa b́nh cũng như cho việc hợp tác giữa tất cả mọi người công dân cùng dấn thân phục vụ công ích”. Hôm Thứ Bảy, 30/10/2004, tức sau ngày 25 quốc gia hội viên thuộc Khối Hiệp Nhất Âu Châu kư kết vào Bản Hiệp Định Hiến Pháp Âu Châu ở Rôma, ĐTC đă gặp Thủ Tướng Balan Marek Belka, một kinh tế gia và nguyên bộ trưởng kinh tế trước khi được bổ nhiệm chức vụ thủ tướng hôm 24/6/2004, ở Vatican và đă bày tỏ nhận định của ḿnh về nỗ lực của Balan trong việc bảo tŕ căn gốc Kitô giáo nơi bản hiến pháp này. Trong lời ngỏ của ḿnh với vị thủ tướng Balan, ĐTC cho biết cá nhân Ngài cùng với Ṭa Thánh ủng hộ tiến tŕnh hiệp nhất ấy, hầu “Âu Châu có thể hoàn toàn thở hít bằng hai buồng phổi: bằng tinh thần Tây Phương và Đông Phương”. “Tôi tin tưởng rằng, bất chấp sự kiện là Bản Hiến Pháp Âu Châu thiếu qui chiếu một cách minh nhiên về các căn gốc Kitô Giáo nơi văn hóa của tất cả mọi quốc gia làm nên Cộng Đồng này, th́ những giá trị trường tồn được dẫn giải cẩn thận từ nguồn mạch Phúc Âm bởi những người đi trước chúng ta sẽ tiếp tục tác động những nỗ lực của những ai mang trách nhiệm h́nh thành dung nhan của châu lục này. “Tôi hy vọng là cơ cấu này, một cơ cấu tự bản chất là một cộng đồng của các quốc gia tự do, chẳng những thực hiện những ǵ có thể để đừng làm cho họ bị hụt hang cái gia sản thiêng liêng của họ, trái lại, c̣n canh giữ nó như là nền tảng của mối hiệp nhất của nó. “Không thể xây dựng một mối hiệp nhất bền bỉ bằng việc phân ly các xứ sở của Âu Châu ra khỏi những căn gốc làm cho họ tăng trưởng, cũng như ra khỏi cái phong phú dồi dào của nền văn hóa tâm linh ở những thế kỷ đă qua. Sẽ không thể nào có được một sự hiệp nhất ở Âu Châu cho đến khi sự hiệp nhất này được xây dựng trên sự hiệp nhất về tinh thần”. Đó là thái độ và chủ trương của ĐTC GPII trước biến cố Bản Hiến Pháp Âu Châu được kư kết không minh nhiên nói đến các căn gốc Kitô Giáo là những ǵ thực sự đă làm nên văn hóa Âu Châu nơi tất cả các nước của Châu Lục này. ĐTGM Giovanni Lajolo, bí thư của Ṭa Thánh đặc trách liên hệ với các quốc gia, trong cuộc phỏng vấn với tờ nhật báo La Stampa hôm Thứ Sáu, 29/10/2004, tức vào chính ngày 25 quốc gia hội viên chính thức kư kết vào bản hiến pháp này ở Rôma, đă cho biết cảm tưởng của ḿnh như sau: “Việc đề cập tới các căn gốc của Kitô Giáo của Âu Châu trong lời mở đầu Bản Hiệp Định Hiến Pháp là những ǵ đă được nhiều Kitô hữu ở châu lục này, như Công Giáo, Chính Thống Giáo và Tin Lành, hết sức mong muốn. “Việc này không tác hại, như một số người lo sợ, đến tính cách trần thế, một tính cách trần thế lành mạnh (!) thuộc cơ cấu chính trị. Trái lại, nó là một việc cần thiết để làm sống động cái ư thức về căn tính lịch sử thực sự của Âu Châu cũng như về các giá trị của châu lục này là những ǵ vẫn không bao giờ có thể bỏ đi được”. Tờ nhật báo Turin cũng phổ biến những lời của vị TGM này như sau: “Nếu một tân ‘Âu Châu cổ’ muốn thi hành, trong lịch sử vào những năm tới đây, một vai tṛ xứng với quá khứ của ḿnh, th́ nó không thể vui vẻ với những thứ hồi niệm mơ hồ, mà là phải ư thức về những ǵ đặc biệt đă ghi dấu vết tướng mạo thiêng liêng của nó. “Người ta lấy làm ngỡ ngàng trước cái thiển cận về văn hóa, hơn là thành kiến chống Kitô Giáo, một thành kiến không có ǵ là lạ, v́ khi nói ‘những căn gốc Kitô Giáo’ không có nghĩa là vấn đề hạn chế ư hệ, mà là vấn đề tưởng nhớ đến cái men được dậy lên trong lịch sử Âu Châu, và từ Âu Châu lan tràn khắp thế giới. “(Việc gợi lại) cuộc cách mạng lớn nhất về tinh thần mà nhân loại đă biết tới, không có nghĩa là hy vọng trở về với những thời điểm đă qua, mà là hy vọng hướng về một tân chủ nghĩa nhân bản là những ǵ sẽ không mất đi sức mạnh của ḿnh bởi khuynh hướng tương đối hay bị triệt sản bởi kỹ thuật… một tân chủ nghĩa nhân bản vốn tôn trọng và cởi mở với các thứ văn hóa khác, nhất là hướng về một h́nh thức văn minh mới mẻ và cao qúi hơn”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL |