CHÚA NHẬT IV QUANH NĂM


BÀI ĐỌC I: Soph 2:3; 3:12-13

“Ta sẽ để sống sót lại giữa ngươi, một dân tộc khiêm tốn và nghèo hèn”
Bài trích sách Tiên tri Sophonia.

Hăy t́m Chúa, hỡi tất cả các người hiền lành trong nước, là những kẻ tuân giữ luật Chúa; hăy t́m công lư, hăy t́m sự khiêm nhường, nếu các ngươi muốn được che chở trong ngày thịnh nộ của Chúa. Ta sẽ để sống sót lại giữa ngươi, một dân tộc khiêm tốn và nghèo hèn, biết tin tưởng vào thánh danh Chúa. Kẻ sống sót của Israel sẽ không làm điều bất công, sẽ không nói dối, miệng chúng sẽ không nói điều phỉnh gạt, v́ chúng sẽ được chăn dắt và nằm ngủ không bị khuấy rầy.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)

Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, v́ Nước Trời là của họ.

1.        Thiên Chúa trả lại quyền lợi cho người bị áp bức, và ban cho những kẻ đói được cơm ăn. Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội.

2.        Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù, Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị kḥm lưng khuất phục, Thiên Chúa yêu quư các bậc hiền nhân. Thiên Chúa che chở những khách kiều cư.

3.        Thiên Chúa nâng đỡ những người mồ côi, quả phụ, và làm rối loạn đường nẻo đứa ác nhân. Thiên Chúa sẽ làm vua tới muôn đời, Sion hỡi, Đức Thiên Chúa của ngươi sẽ làm vua từ đời nầy sang đời khác.


BÀI ĐỌC II
: 1 Cor 1:26-31

“Thiên Chúa đă chọn những điều hèn hạ đối với thế gian”
Bài trích thơ thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, anh em hăy xem ơn kêu gọi của anh em: v́ không có mấy người khôn ngoan theo xác thịt, không có mấy người quyền thế, không có mấy người sang trọng. Nhưng điều mà thế gian cho là điên dại, th́ Thiên Chúa đă chọn để làm cho những người khôn ngoan phải xấu hổ; điều mà thế gian cho là yếu hèn, th́ Thiên Chúa đă chọn để làm cho những ǵ là mạnh mẽ phải hổ ngươi. Thiên Chúa đă chọn những điều hèn hạ đối với thế gian, những điều bị khinh chê, những điều không-không để phá hủy những điều hiện hữu, hầu mọi xác thịt không thể vinh danh trước mặt Người. Chính do Người mà anh em ở trong Chúa Giêsu Kitô, Đấng do Thiên chúa đă trở nên sự khôn ngoan, sự công chính, sự thánh hóa và sự cứu rỗi cho chúng ta, ngơ hầu, như đă chép: Ai tự phụ, th́ hăy tự phụ trong Chúa.

Lời của Chúa.
 

Alleluia, alleluia. --- Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến, b́nh an trên trời và vinh danh trên các tầng trời. --- Alleluia.


PHÚC ÂM: Mt 5:1-12a

“Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêô.

Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ đông đảo, Người đi lên núi, và lúc Người ngồi xuống, các môn đệ đến gần Người. Bấy giờ Người mở miệng dạy họ rằng: “Phúc cho những ai có tinh thần nghèo khó, v́ Nước Trời là của họ. Phúc cho những ai hiền lành, v́ họ sẽ được Đất Nước làm cơ nghiệp. Phúc cho những ai đau buồn, v́ họ sẽ được ủi an. Phúc cho những ai đói khát điều công chính, v́ họ sẽ được no thỏa. Phúc cho những ai hay thương xót người, v́ họ sẽ được xót thương. Phúc cho những ai có ḷng trong sạch, v́ họ sẽ được nh́n xem Thiên Chúa. Phúc cho những ai ăn ở thuận ḥa, v́ họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Phúc cho những ai bị bách hại v́ lẽ công chính, v́ Nước Trời là của họ. Phúc cho các con khi người ta ghen ghét, bách hại các con, và bởi ghét Thầy, họ vu khống cho các con mọi điều gian ác. Các con hăy vui mừng hân hoan, v́ phần thưởng của các con sẽ trọng đại trên trời.”

Phúc Âm của Chúa.

 

-------------------------------

 

Bài Giảng Tiên Khởi:

Cửu Phúc Trọn Lành - Linh Đạo Nước Trời

 

 

Bài Giảng Tiên Khởi: Bối Cảnh

 

Nếu trong bài Phúc Âm cùng chu kỳ năm A tuần trước, theo ư nghĩa Phụng Vụ Lời Chúa, Chúa Kitô là "Ánh sáng huy hoàng. Ánh sáng đă mọc lên trên những ai ở trong vùng đất tối tăm sự chết", th́ trong bài Phúc Âm cũng theo Thánh Mathêu tuần này, chúng ta thấy "ánh sáng" này quả thực đă bắt đầu lên cao, qua h́nh ảnh được Phúc Âm diễn tả, ở “trên một sườn đồi”: "Khi Chúa Giêsu thấy đám đông dân chúng th́ Người lên trên một sườn đồi". Bởi v́, đă chiếu soi th́ phải chiếu từ trên cao xuống, và phải bao trùm tất cả mọi sự.

 

Ở đây, vào lúc mở đầu này, Chúa Giêsu mới tỏ ḿnh ra ở "trên một sườn núi" mà thôi, chứ chưa phải là lúc Người tỏ hết ḿnh ra, chưa phải là lúc lên đến tuyệt đỉnh, như lúc Người biến h́nh "trên một ngọn núi cao" trước mặt ba môn đệ thân tín (x Mt 17:1-2). Chúa Giêsu bấy giờ cố ư chọn “một sườn đồi” mà giảng dạy, ngoài ra, c̣n v́ đối tượng của việc Người giảng dạy nữa, đó là "đám đông dân chúng", đám người b́nh dân. Tuy nhiên, Người chỉ bắt đầu giảng dạy, như bài Phúc Âm hôm nay cho biết: "Sau khi các môn đệ đă qui tụ lại quanh Người". Tác động Chúa Giêsu lên trên một sườn đồi v́ thấy dân chúng đông đảo, rồi sau đó Người chỉ bắt đầu giảng dạy khi các môn đệ đến vây quanh Người, là những dấu hiệu cho chúng ta thấy, đối tượng chính yếu, đối tượng đầu tiên của những lời Chúa Giêsu trong bài giảng tiên khởi ở đây là thành phần môn đệ của Người, thành phần ở ṿng trong, rồi mới tới "đám đông dân chúng" ở ṿng ngoài. Nội dung có tính cách trọn lành của bài giảng trên sườn núi này, cũng hiển nhiên chứng thực về cấp trật đối tượng này là đúng. Như thế, theo tiến tŕnh hay đường lối mạc khải thần linh, trước hết, Chúa Cha tỏ ḿnh cho con người qua Con của Ngài là Chúa Giêsu, rồi sau đó Con của Ngài tỏ ḿnh ra cho các tông đồ để rồi qua các vị là thành phần chứng nhân tiên khởi tỏ ḿnh ra cho toàn thể nhân loại đến tận cùng trái đất. Đó là lư do, trong bài Phúc Âm tuần tới, cũng theo Thánh Mathêu, tiếp theo bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu đă chỉ cho các môn đệ biết rơ bản chất của các vị là ai và vai tṛ của các vị phải làm ǵ, qua câu Người tuyên bố với các vị: "Các con là muối đất... là ánh sáng thế gian".

 

Linh Đạo Nước Trời: Cửu Phúc Trọn Lành

 

Nếu lời loan báo tiên khởi của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm tuần trước: “Hăy cải thiện đời sống. Nước Trời đă đến”, như đă nhận định và chia sẻ, là tất cả những ǵ làm nên Phúc Âm của Chúa Kitô thế nào, th́ đoạn mở đầu cho bài giảng tiên khởi trong Phúc Âm hôm nay đă cho thấy rơ điều ấy. Đoạn mở đầu của bài giảng tiên khởi, hay bài giảng trên núi như vẫn được gọi này, Chúa Giêsu nói về những mối phúc đức trọn lành, với tên gọi thông dụng từ trước đến nay là Bát Phúc. Nếu nơi lời loan báo tiên khởi, vế nhân sinh và yếu tố đức tin là việc “cải thiện đời sống” được đặt trước vế thần linh và yếu tố mạc khải là “Nước Trời” thế nào, những mối phúc đức trọn lành mở đầu bài giảng tiên khởi của Chúa Giêsu trong bài Phúc Âm hôm nay cũng theo đúng chiều hướng như vậy: vế nhân sinh và yếu tố đức tin cần phải có trước vế thần linh và yếu tố mạc khải. Đúng thế, phân tích từ đầu đến cuối toàn bộ những mối phúc đức trọn lành theo chiều hướng của lời loan báo tiên khởi, chúng ta chẳng những đă thấy được điều này, mà c̣n thấy được cả những điều ngoại lệ khác nữa:

 

vế nhân sinh và yếu tố đức tin

vế thần linh và yếu tố mạc khải

Phúc cho kẻ tinh thần nghéo khó

Họ được hưởng Nước Thiên Chúa

Phúc cho kẻ hiền lành

Họ sẽ được đất làm gia nghiệp

Phúc cho kẻ sầu đau

Họ sẽ được an ủi

Phúc cho kẻ đói khát thánh đức

Họ sẽ được no thỏa

Phúc cho kẻ tỏ ḷng xót thương

Họ sẽ được thương xót

Phúc cho kẻ tâm hồn thanh khiết

Họ sẽ được thấy Thiên Chúa

Phúc cho kẻ kiến tạo ḥa b́nh

Họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa

Phúc cho kẻ bị bắt bớ v́ sự công chính

Họ được hưởng Nước Thiên Chúa

Phúc cho các con bị họ xỉ nhục và bắt bớ v́ Thày

Các con được hưởng phần thưởng lớn lao trên trời

 

Nh́n vào bản phân tích trên đây, như mới nhận định, chúng ta c̣n thấy những điều ngoại lệ sau đây:

·         Thứ nhất, không phải chỉ có Bát Phúc mà là Cửu Phúc.

·         Thứ hai, chỉ có 6 phúc ở trong t́nh trạng “sẽ”, c̣n 3 phúc (1, 8 và 9) ở trong t́nh trạng hiện thực.

·         Thứ ba, phúc thứ nhất và thứ tám cùng “được hưởng Nước Thiên Chúa” giống hệt như nhau.

·         Thứ bốn, phúc thứ tám và thứ chín được hưởng khác nhau tuy cùng chịu “bắt bớ” giống nhau.

 

Để có thể hiểu được phần nào những điều ngoại lệ nơi phần mở đầu của bài giảng tiên khởi này, theo tôi, trước hết chúng ta cần phải giải quyết vấn đề thứ tự của những mối phúc đức trọn lành này. Nhờ đó, chúng ta c̣n hiểu được phần nào lư do tại sao phúc này được Chúa Giêsu nói đến trước phúc kia mà lại không đặt sau phúc ấy? Nếu chúng ta tin rằng Chúa Giêsu đă nói ǵ hay dạy ǵ đều phải có lư của Người, chứ không phải vô lư hay bâng quơ, th́ đâu là mối liên hệ của những mối phúc đức trọn lành này? Tại sao lại chỉ có Cửu Phúc mà không phải là Bát Phúc hay Thập Phúc?

 

Có thể nói, Cửu Phúc này chính là tất cả linh đạo của Kitô giáo hay Linh Đạo Nước Trời, một linh đạo dẫn vế nhân sinh đến vế thần linh, bắt đầu từ bước trọn lành căn bản nhất là từ bỏ ḷng quyến luyến thế gian để được Nước Trời ngay trong ḷng ḿnh, cho đến tột đỉnh trọn lành là liều mạng sống v́ đức tin để chiếm được Nước Trời nơi chính Thiên Chúa, một linh đạo cho thấy tiến tŕnh phát triển của đức tin, một đức tin: “giống như một hạt cải… nhỏ nhất nhưng phát triển lại thành một cây lớn nhất… đến nỗi chim trời đến làm tổ nơi các cành của nó” vậy (Mt 13:31-32), một linh đạo là tiến tŕnh phát triển đức tin cho đến khi “tất cả sự thật” (Jn 16:13) được hoàn toàn tỏ hiện hay mạc khải nơi họ và thế gian.

 

Bước trọn lành thứ nhất là “tinh thần nghèo khó”. “Tinh thần nghèo khó”, theo tu đức và kinh nghiệm sống đạo cho thấy, thực sự là điều kiện tối yếu để Kitô hữu mang danh môn đệ Chúa Kitô chúng ta có thể bắt đầu và thực sự theo Chúa. Đó là lư do tại sao Người dứt khoát về thành phần muốn theo Người là: “không ai trong quí vị có thể làm môn đệ của Tôi nếu họ không từ bỏ tất cả những ǵ ḿnh có” (Lk 14:33). Để rồi, một khi đă “từ bỏ tất cả những ǵ ḿnh có”, th́ phần thưởng đầu tiên, hay phúc đầu tiên con người có “tinh thần nghèo khó” này được nếm hưởng đó là “Nước Thiên Chúa”.

 

Bước trọn lành thứ hai là “hiền lành”. Tu đức và kinh nghiệm sống đạo cũng cho thấy, khi con người mới bỏ mọi sự theo Chúa th́ lúc đầu được rất nhiều ơn an ủi và nhờ đó trở nên rất sốt sắng. Đến nỗi, họ có thể “coi mọi sự như phân bón” (Phil 3:8), thậm chí, đến chỗ xa tránh mọi sự chỉ v́ khinh bỉ và ghê tởm tạo vật tự bản chất vốn tốt lành của chúng hơn là coi trọng chúng và sử dụng chúng theo đúng dự định của Thiên Chúa về chúng. Nếu họ có thái độ hung dữ như vậy đối với tạo vật, họ chẳng những không được “đất làm gia nghiệp” mà c̣n mất cả “Nước Thiên Chúa” nữa, tức mất ḷng Thiên Chúa, Đấng đă tạo dựng nên mọi sự tốt lành (x Gen 1:31). Trái lại, với “tinh thần nghèo khó”, nếu họ biết làm chủ chúng (x Gen 1:26) theo ư Hóa Công, không phải là “họ sẽ được đất làm gia nghiệp” hay sao?

 

Bước trọn lành thứ ba là “sầu thương”. Con đường nhân đức trọn lành tiếp tục ở chỗ, sau thời gian sốt sắng ban đầu, tâm hồn theo Chúa bắt đầu cảm thấy khô khan nguội lạnh, không c̣n ham thích làm việc thiêng liêng đạo đức, hy sinh hăm ḿnh, kỹ càng giữ luật phép nữa. V́ lợi ích thiêng liêng cho tâm hồn, Thiên Chúa đă cất ơn an ủi của Ngài đi, làm cho linh hồn cảm thấy chán nản trong hết mọi sự. Họ có thể hối tiếc v́ đă theo Chúa, một thái độ hối tiếc được tỏ ra bằng những hành động quay về với những đam mê và tính mê nết xấu của ḿnh, thậm chí ham thích cả những cái họ ghê tởm trong lúc c̣n sốt sắng v.v. Đến đây, thực tế cho thấy, đa số đă bỏ đường nhân đức trọn lành. Chỉ trừ những linh hồn thực sự có “tinh thần nghèo khó”, nhất là biết “hiền lành” đối với giá trị khách quan nơi sự vật trần gian.

 

Bước trọn lành thứ bốn là “đói khát thánh đức”. Tuy nhiên, sau thời gian khô khan nguội lạnh, linh hồn c̣n tiếp tục đi đường nhân đức trọn lành sẽ cảm thấy rằng chính sầu thương họ đă phải trải qua, như thời gian dân Do Thái đi qua sa mạc xưa, tự nó sẽ trở thành niềm vui cho họ (x Jn 16:20), v́ nơi họ đến hay bậc trọn lành họ được dẫn vào, là một “mảnh đất chảy sữa và mật” (Ex 3:8,17, 13:5, 33:3): sữa tinh thần và mật chân lư. Ở chỗ, họ trở nên cứng cát hơn, không c̣n hay giảm bớt cuộc sống đạo theo cảm giác, cảm t́nh hay lư lẽ trần gian, trái lại, họ bắt đầu thực sự cảm thấy “đói khát thánh đức” và “được no thỏa” trong việc nỗ lực “tôn thờ Thiên Chúa là thần linh trong tinh thần và chân lư” (Jn 4:24).

 

Bước trọn lành thứ năm là “tỏ ḷng xót thương”. Sau khi đạt tới chỗ bắt đầu được nếm hưởng cảm nghiệm thần linh ở giai đoạn trọn lành thứ tư trên đây, nghĩa là được phần nào hiệp thông với “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1Jn 4:8,16), linh hồn mới có thể thông phần vào t́nh yêu Thiên Chúa, một t́nh yêu làm họ “được tham dự với Thày” (Jn 13:8), ở chỗ họ biết cảm thông với những nỗi khát vọng (x Lk 12:49,19:10) của một Vị Thiên Chúa Làm Người, nhờ đó, họ có thể “tỏ ḷng xót thương” hết mọi người, nhất là thành phần tội nhân đáng thương, như chính họ đă từng “được xót thương”.

 

Bước trọn lành thứ sáu là “tâm hồn thanh khiết”. Một khi đạt đến tŕnh độ biết “tỏ ḷng xót thương”, tức đến tŕnh độ biết rửa chân cho nhau “như Thày đă rửa chân cho các con thế nào, các con cũng hăy rửa cho nhau như vậy” (Jn 13:14), linh hồn mới thực sự có một “tâm hồn thanh khiết”, nh́n tạo vật nói chung, nhất là anh chị em đồng loại của ḿnh nói riêng, bằng ánh mắt của Thiên Chúa Làm Người. Nghĩa là, linh hồn bấy giờ đă biết nh́n mọi sự trong Chúa, và tỏ ra tôn kính Ngài trong tất cả mọi sự, kể cả nơi tất cả những bất hạnh xẩy ra cho họ, thậm chí kể cả nơi “kẻ thù” làm khốn họ.

 

Bước trọn lành thứ bảy là “kiến tạo ḥa b́nh”. Một khi biết “tỏ ḷng xót thương” bằng một “tâm hồn thanh khiết” như thế, linh hồn sẽ trở thành một kẻ “kiến tạo ḥa b́nh”, như một Phanxicô Khó Khăn: “đem yêu thương vào nơi oán thù, đem thứ tha vào nơi lăng nhục, đem an ḥa vào nơi tranh chấp…”. Chính ước nguyện thiết tha và nỗ lực hoạt động “kiến tạo ḥa b́nh” để làm cho mọi người sống với nhau như anh em trong nhà Cha trên trời mà họ mới thực sự đáng “được gọi là con Thiên Chúa”.

 

Bước trọn lành thứ tám là “bị bắt bớ v́ sự công chính”. Lịch sử Kitô giáo cho thấy, thành phần môn đệ của Chúa Kitô, thành phần đi rao giảng “tin mừng cho tất cả mọi tạo vật” (Mk 16:15), để “kiến tạo ḥa b́nh” “khắp thế gian” (Mk 16:15), lại chính là thành phần vẫn “bị bắt bớ v́ sự công chính”. Bởi v́, thành phần này là thành phần chẳng những sống ngược lại với đường hướng thế gian, mà c̣n hoạt động chống lại những lợi lộc phi nhân và bất công của thế gian nữa. Tuy nhiên, những “bách hại” của thế gian dù có sắt máu đến đâu đi nữa, cũng không thể làm thành phần này lui bước, v́ “Nước Thiên Chúa” đă trị đến nơi những con người ấy.

 

Bước trọn lành thứ chín là “bị họ xỉ nhục và bắt bớ v́ Thày”. Một khi “Nước Thiên Chúa” đă trị đến nơi thành phần môn đệ theo Chúa Kitô, thành phần này trở thành những chứng nhân chân thực và sống động của Người, đến nỗi, thân phận của thành phần môn đệ này hoàn toàn gắn liền với thân phận của Thày ḿnh: “Tôi tớ không hơn được chủ ḿnh. Họ sẽ bắt bớ các con như họ đă bắt bớ Thày… Các con v́ danh Thày mà bị họ gây cho các con những điều ấy” (Jn 15:20-21). Như thế, “phần thưởng lớn lao trên trời”  mà thành phần môn đệ “bị họ xỉ nhục và bắt bớ v́ Thày” đây “được hưởng” chính là ở chỗ thành phần này được hoàn toàn nên giống Thày ḿnh, được hiệp nhất nên một với Thày, tức được “đạt đến tầm vóc viên trọn của Chúa Kitô là đầu” (Eph 4:15), hay đă đạt đến tuyểt đỉnh trọn lành vậy.

 

 

Vấn đề thực hành sống đạo:

 

Trong Phúc Âm Thánh Mathêu ở đoạn 19, câu 21, Chúa Giêsu nói với người thanh niên giầu có muốn tiến xa hơn lănh vực Thập Giới là “Nếu anh muốn nên trọn lành, hăy về bán đi tất cả những ǵ ḿnh có mà bố thí cho kẻ khó. Bấy giờ anh sẽ được kho báu trên trời. Rồi sau đó hăy trở lại mà theo Tôi”. Xin lưu ư là, ở đây, nếu người thanh niên giầu có này thực sự và cương quyết “muốn nên trọn lành”, th́, theo thứ tự lời Chúa Giêsu nói, anh ta “sẽ được kho báu trên trời” trước khi “trở lại mà theo” Người, hay trước khi theo Chúa, con người đă được Chúa rồi vậy. Bởi v́, theo nguyên tắc, “kho báu của các con ở đâu th́ ḷng các con cũng ở đó” (Mt 6:21). Như thế, điều kiện tối cần để Kitô hữu chúng ta có thể bắt đầu bước vào đường nhân đức trọn lành, hay bước theo Chúa Kitô, phải chăng đó là, chúng ta cần có “Nước Thiên Chúa” nơi bản thân ḿnh đă, ở chỗ: “T́m kiếm Nước Thiên Chúa trước” (Mt 6:33), tức là đặt Nước Thiên Chúa là ưu tiên đệ nhất trong cuộc đời ḿnh?

 

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL