CHÚA NHẬT
THỨ IV MÙA VỌNG (A)
 

BÀI ĐỌC I: Is 7:10-14

“Này trinh nữ thụ thai”
Bài trích sách Tiên tri Isaia.

Ngày ấy, Chúa phán bảo vua Achaz rằng: “Hăy xin Thiên Chúa, Chúa ngươi, một dấu ở dưới ḷng đất hay ở trên trời cao!” Nhưng vua Achaz thưa: “Tôi sẽ không xin, v́ tôi không dám thử thách Chúa”. Và Isaia nói: “Vậy hăy nghe đây, hỡi nhà Đavít, làm phiền ḷng người ta chưa đủ ư, mà c̣n muốn làm phiền ḷng Thiên Chúa nữa sao? V́ thế chính Chúa sẽ cho các ngươi một dấu, nầy đây một trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai, và tên con trẻ gọi là Emmanuel, Nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Chúa ngự qua, chính Ngài là hoàng đế hiển vinh.

1.      Chúa là chủ trái đất và mọi vật làm sung măn nó, chủ địa cầu và muôn loài cư trú ở trong. V́ chính Ngài xây dựng nó trên biển cả, và Ngài giữ vững nó trên chỗ nước nguồn.

2.      Ai khá trèo lên cao sơn của Chúa, ai được đứng trong nơi thánh của Ngài? Người tay vô tội và ḷng thanh khiết, người không để ḷng xu hướng bả phù hoa.

3.      Người đó sẽ được Chúa chúc phúc cho và được Thiên Chúa là Đấng cứu độ ban ân thưởng. Đó là ḍng dơi người t́m kiếm Chúa, người t́m long nhan Thiên Chúa nhà Giacób.


BÀI ĐỌC II: Rom 1:1-7

“Đức Giêsu, thuộc ḍng dơi vua Đavít, là Con Thiên Chúa”
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Rôma.

Phaolô tôi tớ Chúa Giêsu Kitô, đă được kêu gọi làm Tông đồ và đă được tuyển chọn để rao giảng tin mừng Thiên Chúa. Tin Mừng ấy Thiên Chúa đă hứa trước bằng lời các tiên tri trong Kinh Thánh về Con của Người; Người đă sinh ra theo huyết nhục bởi ḍng dơi Đavít, đă được tiền định là Con Thiên Chúa quyền năng theo Thánh Thần, đă sống lại từ cơi chết. Đó chính là Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, nhờ Người chúng tôi đă nhận ân sủng và chức vụ tông đồ để nhân danh Người, chúng tôi quy phục mọi dân tộc về Đức Tin trong đó có cả anh em là những người mà Chúa Giêsu đă kêu gọi. Tôi chúc tất cả mọi người trong thành Rôma được Thiên Chúa yêu mến và kêu gọi nên thánh, được ân sủng và b́nh an của Thiên Chúa là Cha chúng ta và của Đức Giêsu Kitô là Chúa chúng ta.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đoàn đứng)

Alleluia, alleluia. -- Nầy đây trinh nữ sẽ mang thai, hạ sinh một con trai và người ta sẽ gọi tên Người là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. -- Alleluia.


PHÚC ÂM: Mt 1:18-24

“Chúa Giêsu sinh ra bởi Đức Maria, đính hôn với Thánh Giuse con Vua Đavít”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêô.

Chúa Kitô giáng sinh trong hoàn cảnh sau đây: Mẹ Người là Maria đính hôn với Giuse, trước khi về chung sống với nhau, đă thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần. Giuse bạn của bà là người công chính, không muốn tố cáo bà, định tâm ĺa bỏ bà cách kín đáo. Nhưng đang khi định tâm như vậy th́ Thiên Thần Chúa hiện đến cùng ông trong giấc mơ và bảo: “Hỡi Giuse, con Vua Đavít, đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn ḿnh: v́ Maria mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần: bà sẽ hạ sinh một con trai mà ông sẽ đặt tên là Giêsu; v́ chính Người sẽ cứu dân ḿnh khỏi tội. Tất cả sự kiện nầy đă được thực hiện để làm trọn lời Chúa dùng miệng tiên tri phán xưa rằng: Nầy đây một trinh nữ sẽ mang thai và hạ sinh một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta” Khi tỉnh dậy, Giuse đă thực hiện như lời Thiên Thần Chúa truyền: ông tiếp nhận bạn ḿnh; nhưng không ăn ở với nhau cho đến khi Maria sinh con trai đầu ḷng, th́ Giuse đặt tên con trẻ là Giêsu.

Phúc Âm của Chúa

 

SUY NIỆM


“Giuse đón vợ về nhà ḿnh”

Theo tiến tŕnh phụng vụ của Giáo Hội, trước Đại Lễ Giáng Sinh, bao giờ Giáo Hội cũng cử hành một tuần lễ áp, từ ngày 17 đến ngày 24, để nhắc lại tất cả những ǵ xẩy ra trước Biến Cố Giáng Sinh và trực tiếp liên quan đến Biến Cố Giáng Sinh. Đầu tiên là hai bài Phúc Âm theo Thánh Mathêu, một cho ngày 17, về nguồn gốc loài người của Chúa Kitô theo gia phả của Người, và một cho ngày 18, về nguồn gốc Biến Cố Nhập Thể của Người, sau đó, Phúc Âm Thánh Luca thứ tự cho thấy chi tiết hơn, ở ngày 19, về việc thiên thần báo tin Gioan Tẩy Giả ra đời, ở ngày 20, về việc truyền tin Lời Nhập Thể, ở ngày 21, về việc Mẹ Maria thăm viếng bà Isave, ở ngày 22, về ca vịnh Mẹ Maria ngợi khen Thiên Chúa là Đấng chẳng những “đă thương đến phận thấp hèn t́ nữ của Ngài” là Mẹ mà c̣n “săn sóc Yếu Duyên tôi tớ của Ngài theo ḷng Ngài xót thương, như Ngài đă phán hứa với các vị tổ phụ”, ở ngày 23, về việc đặt tên cho Gioan Tẩy Giả, và ở ngày 24, về ca vịnh Giacaria, thân phụ của hài nhi Gioan, báo trước việc “Chúa là Thiên Chúa của Yến Duyên đă viếng thăm và cứu chuộc dân Ngài”. Theo chiều hướng ấy, các bài Phúc Âm cho Chúa Nhật Thứ Bốn, Chúa Nhật cuối cùng của Mùa Vọng này, cũng cho thấy, ở chu kỳ phụng vụ Năm A theo Phúc Âm Thánh Mathêu, về việc thiên thần báo mộng cho Thánh Giuse liên quan đến Lời Nhập Thể, ở Năm B theo Phúc Âm Thánh Luca, về biến cố Truyền Tin theo Phúc Âm Thánh Luca, (v́ Phúc Âm Thánh Marcô cho chu kỳ Năm B không có một chi tiết nào về sự kiện Nhập Thể), và ở Năm C cũng theo Phúc Âm Thánh Luca, về việc Mẹ Maria thăm viếng và được bà Isave nhận biết Đấng cưu mang trong ḷng Người. Riêng bài Phúc Âm theo Thánh Mathêu hôm nay cho chúng ta thấy nguồn gốc của việc “Con Đấng Tối Cao” (Lk 1:32) nhập thể, một biến cố trực tiếp liên quan đến cha mẹ của Người, nhất là liên quan đến vị cha nuôi của Người.

Thật vậy, hai tuần Mùa Vọng trước đây chúng ta đă thấy nhân vật Gioan Tiền Hô nổi bật trong các bài Phúc Âm Thánh Mathêu, hôm nay, cũng theo Phúc Âm Thánh Mathêu, đến phiên nhân vật Giuse, nhân vật chính được Thánh Kư Mathêu ghi nhận, “Maria đă đính hôn” và “là một con người chính trực”. Và cũng chính v́ “là một con người chính trực” mà Thánh Giuse, như Phúc Âm kể tiếp, “không muốn tố cáo (Mẹ) nên “định tâm bỏ (Mẹ) cách kín đáo”. Tuy Phúc Âm không thuật lại cho biết “con người chính trực” này tại sao lại đi đến quyết tâm như vậy, chúng ta cũng hiểu là thánh nhân đă nh́n thấy tận mắt Mẹ Maria đang mang thai, trong khi hai người mới đính hôn với nhau, chưa về chung sống vợ chồng với nhau. Sự kiện Chúa Giêsu được thụ thai trong thời gian Mẹ Người đính hôn này cho thấy, theo pháp lư Do Thái bấy giờ, một khi đă đính hôn, hai người nam nữ có thể ăn ở với nhau như vợ chồng. Bằng không, Chúa Giêsu có thể bị coi là đứa con tiền hôn, thậm chí có thể trở thành một đứa con ngoại hôn hay một đứa con hoang, nếu hôn nhân không thành theo kiểu đính hôn thời nay, hay sau khi Thánh Giuse âm thầm bỏ đi. Phúc Âm cũng không thuật lại cho chúng ta biết “con người chính trực” này đă thấy được sự kiện phũ phàng oái oăm này lúc nào, (chắc chắn là sau thời gian Mẹ Maria đi thăm mẹ con Thánh Gioan Tẩy Giả về), và cuộc chiến đấu nội tâm đă xẩy ra như thế nào nơi Thánh Giuse sau khi chứng kiến thấy sự lạ xẩy ra trên thân xác của người vợ đính hôn của ḿnh. Thế nhưng, căn cứ vào những chi tiết hết sức quan trọng, dù ngắn ngủi của Phúc Âm hôm nay, (cũng là bài Phúc Âm cho Lễ Kính Thánh Giuse 19/3 hằng năm, và cho cả lễ ngày 18/12 trong tuần trước Đại Lễ Giáng Sinh), chúng ta có thể cảm thấy được tâm trạng đau khổ quằn quại của Thánh Giuse, và cũng mới có thể thông cảm được việc ngài quyết định “bỏ (Mẹ) cách kín đáo”, một quyết định mà đối với ngài bấy giờ hết sức sáng suốt và khôn ngoan của “một con người chính trực”.

Trước hết, Thánh Giuse đă quằn quại với một tâm trạng đau khổ, đến nỗi, đă quyết định âm thầm bỏ đi. Phải chăng quyết định âm thầm bỏ đi của thánh nhân là một quyết định khôn ngoan sáng suốt, hay chỉ là một quyết định bối rối quá không biết phải làm sao hơn? Chúng ta có thể nghĩ rằng, sau khi chợt thấy người vợ đính hôn của ḿnh rơ ràng là có bầu, với cái bụng phồng lên trông thấy, có thể nào về phương diện nhân loại, thánh nhân lại không bật ngửa ra, vô cùng lạ lùng bỡ ngỡ. Chắc chắc ngài đă không lên tiếng hỏi Mẹ Maria cho rơ ràng minh bạch về vấn đề này. Bởi thế, chúng ta cũng có thể suy ra rằng ngài đă bất chợt trông thấy Mẹ có bầu chứ không trực diện với Mẹ. Cho dù như thế, dù không trực diện với Thánh Giuse, Mẹ Maria chắc cũng linh cảm thấy, nếu không muốn nói là biết được rằng vị phu quân của Mẹ đă thấy chuyện lạ nơi thân xác của Mẹ. Cho dù có linh cảm thấy hay biết được điều này đi nữa, Mẹ Maria cũng đă chấp nhận nó ngay từ khi thưa lời “xin vâng” (Lk 1:38). Cả hai đều khó mở lời với nhau đối với vấn đề này. Về phần Thánh Giuse, nếu Mẹ Maria không tự động nói ra, chẳng lẽ ngài lại đi vặn hỏi, như thể ngờ vực và ghen tương, trong khi thánh nhân “là một con người chính trực”, cao thượng. Phần Mẹ Maria, chẳng lẽ phu quân của ḿnh không hỏi mà lại tự động nói ra, như thể sợ bị ngài hiểu lầm, trong khi đó Mẹ lại là một con người “có phúc v́ đă tin những ǵ Chúa phán sẽ được thực hiện” (Lk 145), nghĩa là, Mẹ không lo ǵ cả, hoàn toàn phó thác cho Chúa tất cả mọi sự, để Ngài tự giải quyết vấn đề theo ư định và đường lối của Ngài, không phải v́ Mẹ muốn thách đố Chúa, ở chỗ, nếu Mẹ bị ném đá chết th́ Chúa Kitô cũng sẽ chết, như thế những ǵ Chúa phán sẽ bất thành.

Chúng ta không biết khi quyết định âm thầm bỏ Mẹ Maria mà đi như thế, Thánh Giuse có nghĩ ra rằng, nếu làm vậy, cho dù thánh nhân không trực tiếp ra mặt khiến cho Mẹ bị ném đá chết, th́ ngài cũng gián tiếp gây ra sự việc đáng tiếc ấy nếu chẳng may xẩy ra thực sự. Bởi v́, sau khi ngài đi rồi, mà Mẹ Maria lại bị khám phá ra không chồng mà có chửa th́ cuối cùng Mẹ cũng bị ném đá chết thôi. Như thế, phải chăng Thánh Giuse chỉ nghĩ đến ḿnh, đến danh thơm tiếng tốt của ḿnh, hơn là dám liều ḿnh che chở cho người khác, kể cả kẻ làm ô danh ḿnh đi nữa, nếu quả thực là như vậy? Thế nhưng, khách quan mà nói, có một điều không thể tránh được là “chính trực” bao giờ cũng ngược với bất chính và không thể nào chấp nhận gian tà, như dâm ô, trộm cướp, giết người v.v. Bởi thế, sự kiện Mẹ Maria mang thai ngoại hôn khách quan là một chuyện không thể chối căi, một chuyện tự bản chất thật là bất chính và gian tà, không thể chấp nhận được. Thánh Giuse có nghĩ rằng Mẹ Maria đă phạm tội ngoại t́nh hay chăng, không ai dám khẳng định và quả quyết. Tuy nhiên, việc mang thai ngoại hôn của Mẹ Maria trước mắt thánh nhân bấy giờ quả thực là một việc ngoại t́nh, và việc ngoại t́nh này không phải chỉ phạm đến thánh nhân mà nhất là phạm đến chính lề luật, tức đến chính Thiên Chúa. Việc ngài quyết định âm thầm bỏ đi không tố cáo Mẹ nghĩa là ngài hoàn toàn không dám phán đoán Mẹ, trái lại, trao phó những ǵ ngoài thẩm quyền phán quyết của ngài cho lề luật, cho Thiên Chúa Tối Cao là Đấng duy nhất có quyền phán xét Mẹ.

Như thế, quyết định âm thầm bỏ vị hôn thê của ḿnh mà đi chứ không muốn ra mặt tố cáo người của Thánh Giuse cho thấy thánh nhân chẳng những “là một con người chính trực” theo luật cũ, mà c̣n là một con người nhân hậu theo luật mới nữa, một thứ luật mới được “Con Đấng Tối Cao” (Lk 1:32), “quả phúc nơi ḷng” (Lk 1:42) vị hôn thê của ngài bấy giờ mà ngài không biết, sau này sẽ khuyên dạy trong Bài Giảng Trên Núi, được Phúc Âm Thánh Mathêu ghi lại ở đoạn 7 câu 1, như sau: “Đừng xét đoán để khỏi bị đoán xét”. Phải, nếu Thiên Chúa đă làm sáng tỏ những mầu nhiệm của Ngài cho những tâm hồn đơn sơ bé mọn nhất (xem Mt 11:25), th́ Ngài quả thực đă thực hiện điều này nơi trường hợp điển h́nh của “con người chính trực” Giuse. Ở chỗ, như bài Phúc Âm hôm nay cho thấy, “đột nhiên thiên thần Chúa hiện ra trong giấc mộng của ông mà nói: ‘Hỡi Giuse, con Đavít, đừng sợ nhận Maria làm vợ. Chính bởi Thánh Thần mà người đă thụ thai con trẻ ấy. Người sẽ sinh ra một bé trai và ông sẽ đặt tên cho bé là Giêsu, v́ Ngài sẽ cứu dân Ngài khỏi tội’”. Chính v́ “là một con người chính trực”, nhưng không phải kiểu công minh chính trực của nhóm Pharisiêu đầy những tự cao, tự đại, xét nét, khinh người, mà là một thứ công chính nhân hậu của Tân Ước, với một tinh thần hết sức đơn sơ bé mọn, nên thánh nhân đă chấp nhận ngay mạc khải của Thiên Chúa, cho dù mạc khải của Ngài không tỏ ra cho thánh nhân thấy giữa thanh thiên bạch nhật mà chỉ qua một giấc mộng. Thánh nhân đă mau mắn chấp nhận mạc khải của Thiên Chúa ở chỗ, như phần kết của bài Phúc Âm hôm nay thuật lại: “Khi Giuse thức giấc ông đă làm như lời thiên thần chỉ dẫn và đă đón vợ về nhà ḿnh”.

Trong câu chuyện của bài Phúc Âm hôm nay, câu chuyện Thánh Giuse định tâm âm thầm bỏ Mẹ Maria mà đi rồi sau đó đă đón Mẹ về nhà ḿnh khi nhận được mạc khải của Thiên Chúa, chúng ta chẳng những thấy được h́nh ảnh của một Đấng Thiên Sai khổ nạn và tử giá, một cuộc khổ nạn và tử giá đă rọi chiếu nơi cha mẹ của Ngài ngay trước khi Người xuất hiện, mà c̣n thấy được cả ư định nhiệm mầu của Thiên Chúa tỏ ra cho chúng ta thấy trong biến cố này nữa. Ư định đó là, muốn chấp nhận Vị Thiên Chúa Nhập Thể, tức chấp nhận Đấng Thiên Sai khổ nạn và tử giá, dù có nhận ra Người hay không, con người chẳng những phải chấp nhận thập giá khổ đau bởi Người và với Người, mà c̣n phải chấp nhận cả Mẹ của Người là Trinh Nữ Maria nữa. Khi Thánh Giuse “đón vợ về nhà ḿnh” cũng chính là lúc thánh nhân đón cả “Giêsu quả phúc” trong ḷng vị hôn thê “đầy ơn phúc” của thánh nhân về nhà của thánh nhân vậy.

Vấn đề thực hành sống đạo: Không một tạo vật nào trên trời dưới đất gần gũi Mầu Nhiệm Nhập Thể bằng Mẹ Maria, v́ Mẹ là Mẹ của Lời Nhập Thể. Nếu con khổng long và bọn ngụy thần của hắn bị hất nhào xuống đất mất chỗ đứng của ḿnh trên trời (xem Rev 12:8) là v́ chúng không chấp nhận Lời Nhập Thể, tức không chấp nhận loài người được làm Mẹ Thiên Chúa (xem Rev 12:4), và nếu tinh thần phản kitô hay thành phần phản kitô là tinh thần và là thành phần “không chấp nhận Chúa Giêsu Kitô đến trong xác thịt” (2Jn 7; xem 1Jn 4:3), th́ quả thực muốn chấp nhận hay muốn cảm nghiệm thần linh về Lời Nhập Thể, nhất là trong Mùa Vọng, phải chăng con người cần “hoán cải và trở nên như trẻ nhỏ” (Mt 18:3), ở chỗ, trước hết, chấp nhận Mẹ Maria, tức đến với Mẹ để Mẹ dẫn họ đến với Chúa, v́ Chúa đă thực sự nhờ Mẹ đến với loài người: Mẹ chính là Điểm Hẹn Thần Linh, nơi Thiên Chúa hẹn gặp gỡ loài người và là nơi loài người chắc chắn sẽ gặp được Ngài là Vị Thiên Chúa Làm Người trong ḷng Mẹ và được hạ sinh bởi Mẹ?

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL)


MẦU NHIỆM H̉A GIẢI GIỮA CHÚNG TA VỚI THIÊN CHÚA

Bài Suy Niệm Chúa Nhật Thứ Bốn Mùa Vọng
(Thánh Lêô Cả Giáo Hoàng: Ep. 31, 2-3: PL 54, 791-793)


Nói về Chúa của chúng ta, người con của Đức Trinh Nữ Maria, Đấng hoàn toàn là một con người thực sự, sẽ chẳng có nghĩa lư ǵ đối với chúng ta hết, nếu chúng ta không tin rằng Người là gịng dơi của các vị cha ông được Phúc Âm liệt kê. Phúc Âm Thánh Mathêu mở đầu bằng việc liệt kê gia phả của Chúa Giêsu Kitô, con vua Đavít, con Abraham, rồi kể ra gịng dơi trần gian của Người cho đến phu quân mẹ của Người là Thánh Giuse. Trái lại, Thánh Luca thứ tự liệt kê cha ông của Người trở ngược về người cha thực sự của loài người, để tỏ cho thấy rằng cả hai Adong đầu và cuối đều có chung một bản tính.

Bằng quyền toàn năng của ḿnh, chắc chắn Con Thiên Chúa có thể dạy dỗ và thánh hóa con người bằng cách hiện ra với họ trong một h́nh thể giống loài người, như Người đă thực hiện với các tổ phụ và tiên tri, chẳng hạn như khi Người giao đấu với họ hay đối thoại với họ, hoặc khi Người để họ tiếp đón, thậm chí ăn thực phẩm họ dọn ra cho Người. Thế nhưng, những hiện h́nh này chỉ là những thứ khuôn mẫu, những dấu chỉ cho thấy trước một cách mầu nhiệm Đấng sẽ đến mặc lấy bản tính loài người thực sự, từ gịng dơi của các vị tổ phụ có trước Người. Như thế, không một nhân vật thuần túy nào đă hoàn thành mầu nhiệm ḥa giải giữa chúng ta với Thiên Chúa, một mầu nhiệm đă được định liệu từ đời đời. Thánh Thần chưa đến với Vị Trinh Nữ, cũng như quyền phép Đấng Tối Cao chưa bao phủ Vị Trinh Nữ này, để nơi cung ḷng vẹn tuyền của Vị Trinh Nữ ấy, Khôn Ngoan có thể xây cho ḿnh một ngôi nhà và Lời hóa thành nhục thể. Bản tính thần linh và bản tính của một người tôi tớ đă được hợp nhất nên một nơi ngôi vị duy nhất, để Đấng Tạo Dựng nên thời gian lại được sinh ra trong thời gian, cũng như để Đấng nhờ Người mà tất cả mọi sự được tạo thành lại được xuất thân giữa chúng.

Toàn thể nhân loại sẽ vẫn bị kềm kẹp bởi quyền lực thống trị của Satan, nếu con người mới được tạo nên theo h́nh ảnh của nhân loại tội lỗi không mặc lấy bản tính của nhị vị nguyên phụ mẫu chúng ta, nếu Người không cúi ḿnh xuống làm một với mẹ Người về bản chất, đồng thời lại đồng bản thể với Chúa Cha, và hoàn toàn không vướng mắc tội lỗi, đă hiệp nhất bản tính của chúng ta với bản tính của Người. Cuộc chiến thắng của Đấng Thắng Cuộc không sinh lợi lộc ǵ cho chúng ta, nếu cuộc chiến đă diễn ra ngoài thân phận loài người của chúng ta. Thế nhưng, nơi việc ḥa trộn tuyệt vời này, mà mầu nhiệm tái sinh đă chiếu tỏa trên chúng ta, để nhờ cũng một Thần Linh, Đấng đă làm cho Chúa Kitô được thụ thai và hạ sinh, cả chúng ta nữa cũng được tái sinh vào đời sống thiêng liêng; mà kết quả là, như thánh kư cho biết, người tín hữu không phải được sinh ra bởi máu mủ, hay bởi ước muốn xác thịt, hoặc bởi ư muốn của con người mà là ư muốn của Thiên Chúa.

(Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch từ The Office of Readings, Saint Paul Editions, 1983, trang 61-62)
 

NGƯỜI Ở GIỮA CHÚNG TA

Trần Mỹ Duyệt

Trích đoạn Tin Mừng Chúa Nhật IV Mùa Vọng theo chu kỳ Phụng Vụ năm A, đă miêu tả cách đầy đủ về Đấng Thiên Sai, Ngôi Lời Nhập Thể, và cũng là Đấng muôn dân mong đợi. Tuy đơn giản, nhưng Thánh Kư đă ghi lại hết những nét chính về con người, xuất xứ, và hoàn cảnh lịch sử của biến cố Nhập Thể và Giáng Trần của Ngài, điều mà các tác giả của Cựu Ước cũng như Tân Ước sau này đă nói về Ngài.

Về thân thế, Ngài có tên gọi là Giêsu. Con của Giuse và Maria quê quán ở Nazarét. Cha mẹ Ngài thuộc ḍng tộc Đavít, nhưng đến đời các ngài, thân thế đă giảm sút, và v́ vậy, cả hai đều sống trong cảnh thanh bần. Giuse làm nghề thợ mộc, c̣n Maria theo phong tục thời đó, lo việc nội trợ và nhà cửa.

Về biến cố Nhập Thể và Giáng Sinh của Ngài, các tiên tri và các Thánh Kư đă ghi nhận là Ngài sinh tại Bêlem trong đời hoàng đế Augustô. Philatô làm tống trấn, Ana và Caipha là Thượng Tế. Ngài sinh ra vào một đêm đông giá lạnh tại một chuồng nuôi súc vật - chuồng ḅ. Các Thánh Sử c̣n ghi nhận thêm rằng, cha mẹ Ngài phải tạm trú nơi chuồng nuôi súc vật, và mẹ Ngài đă hạ sinh Ngài ở nơi đó, v́ gia đ́nh nghèo nên không đủ tiền thuê nhà trọ trong lúc Giêrusalem đang nhộn nhịp v́ đông đảo người ta tuốn về để khai sổ kiểm tra dân số.

Đức Kitô giáng trần trong một gia đ́nh nghèo, trong một hoàn cảnh nghèo. Ngài nhập thế để chia sẻ tận cùng với kiếp nghèo của con người mà phần đông nhân loại đang sống. Ngài sống và đồng hành với con người như mọi người, và theo Thánh Tông Đồ Phaolô, th́ chỉ trừ “tội lỗi”. Nhờ vào chính hoàn cảnh éo le mà các Thánh Kư đă thuật lại, chúng ta mới có dịp nhận ra vai tṛ và thân thế cũng như cuộc nhập thế của Ngài. Nhờ Thánh Kinh ghi nhận, chúng ta biết rơ ràng rằng Ngài không phải là con người phàm trần, nhưng là Ngôi Hai Thiên Chúa. Chúng ta biết được điều này qua biến cố truyền tin. Mẹ Ngài mang thai Ngài bởi phép Chúa Thánh Thần: “Mẹ Ngài là Maria đính hôn với Giuse, trước khi về chung sống với nhau, đă thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần” (Mt 1:18). Chính thiên thần Chúa trong mộng báo cũng đă xác định điều này với Giuse, v́ thực ra, Ông đang có ư định sẽ âm thầm ra đi, v́ không giải thích được lư do về thai nhi: “Hỡi Giuse, con vua Đavít, đừng ngại nhận Maria về nhà làm bạn ḿnh: V́ Maria mang thai là bởi phép Chúa Thánh Thần; bà sẽ hạ sinh một con trai mà ông sẽ đặt tên là Giêsu, v́ chính Người sẽ cứu dân ḿnh khỏi tội” (Mt 1: 20-21). Những điều này đă được tiên báo từ trước: “Một trinh nữ sẽ thụ thai và hạ sinh một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt 1: 23).

Thiên Chúa nhập thể, nhưng đă vào đời bằng cảnh nghèo nàn, và đó là lư do tại sao nhân loại đă được dịp nh́n Ngài qua thân phận con người nghèo khó. Nhưng có lẽ chính v́ thế mà chúng ta đă được Ngài đón nhận và đón nhận được Ngài vào cuộc đời của mỗi người. Các thiên thần đă nói với mục đồng rằng: “Ta báo cho anh em một tin vui – và đó cũng là Tin Vui của toàn dân, hôm nay trong thành Đavít, Đấng Cứu Thế đă sinh ra cho các ngươi, người là Đức Kitô” (Lc 2: 10). H́nh ảnh Đấng Cứu Thế, Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể cũng chính là h́nh ảnh một “hài nhi mới sinh bọc trong khăn đặt nằm trong máng cỏ” (Lc 2: 12). Và đây cũng chính là h́nh ảnh mà mọi Kitô hữu cần phải suy nghĩ, cầu nguyện trong khi đang sửa soạn đón mừng biến cố hạ sinh của Ngài.

Thật ra, Ngài đă giáng trần, đă vào đời ở với nhân loại trên 2000 năm theo thời gian và lịch sử. Biến cố giáng trần của Ngài không c̣n là một biến cố mang tính cách huyền thoại hoặc dă sử. Nó đă được lịch sử ghi nhận: Giuse, Maria, Isave, Gioan Tiền Hô, các Tông Đồ và môn đệ, hoàng đế Hêrôđê, tổng trấn Philatô, thượng tế Ana và Caipha, tiên tri Simêon và Ana, Ba Vua, các mục đồng.... là những nhân chứng lịch sử của biến cố này. Do đó, việc chuẩn bị, đón mừng hôm nay chỉ là chuẩn bị, đón mừng một kỷ niệm, một biến cố đă xẩy ra trong quá khứ mang ư nghĩa và mục đích cứu độ.

Dù chỉ là đón mừng ngày kỷ niệm, nhưng liệu khi ngày đó đến, Kitô hữu chúng ta có thật sự cảm được và nhận thức được sự hiện diện của Ngôi Hai Thiên Chúa trong cuộc đời ḿnh, trong ḍng sinh hoạt của nhân loại? Hay lại cũng chỉ là một kỷ niệm được dành cho một người, một nhân vật lịch sử như những nhân vật lịch sử khác. Hoặc là một cơ hội để con người vui chơi, tiệc tùng, quà cáp?!!! Bao nhiêu người, và ngay cả chính chúng ta có nhận ra Ngài, có đón nhận Ngài vào cuộc đời ḿnh theo với ư nghĩa giáng trần của Ngài hay không. Điều này đ̣i hỏi mỗi người phải có cặp mắt tinh thần, và bằng với cái nh́n tâm linh vào biến cố này. Khám phá ra Ngài trong quan pḥng và trong mọi biến cố đời ḿnh khó hơn khám phá ra Ngài qua thân phận một hài nhi nghèo, một thanh niên tầm thường ẩn dật tại làng quê Nazarét, một tội nhân đầu đội măo gai, vai vác thập giá và bị đóng đinh chết treo trên thập giá. Nhưng đây là một chuẩn bị và khám phá cần thiết cho đời sống đạo đức, cho phần rỗi của mỗi người chúng ta. Chúng ta chỉ có thể đạt được ư nghĩa của việc mừng ngày Ngài giáng trần bằng những chuẩn bị tinh thần như Maria, Giuse, th́ trong ngày mừụng Ngài giáng sinh, chúng ta mới có thể cung kính bái qú bên máng cỏ với niềm vui, và tinh thần của Giuse, Maria, các mục đồng, và Ba Vua. V́ chính Ngài đă sinh ra cho chúng ta, Ngài là Emmanuel.