BÀI ĐỌC I: Sir
3:2-6, 12-14 Bài trích sách Đức huấn ca. Thiên Chúa suy tôn người cha trong con cái, quyền lợi bà mẹ, Người củng cố trên đàn con. Ai yêu mến cha ḿnh, th́ đền bù tội lỗi, ai thảo kính mẹ ḿnh, th́ như người thu được một kho tàng. Ai thảo kính cha ḿnh, sẽ được vui mừng trong con cái. Khi cầu xin, người ấy sẽ được nhậm lời. Ai thảo kính cha ḿnh, sẽ được sống lâu dài. Ai vâng lời cha, sẽ làm vui ḷng mẹ. Hỡi kẻ làm con, hăy gánh lấy tuổi già cha ngươi, chớ làm phiền ḷng người, khi người c̣n sống. Nếu tinh thần người sa sút, th́ hăy rộng lượng, ngươi là kẻ trai tráng, chớ đành khinh dể người. V́ của dâng cho cha, sẽ không rơi vào quên lăng. Của biếu cho mẹ, sẽ đền bù tội lỗi, và xây dựng đức công chính của ngươi. Lời của Chúa.
1. Phúc thay cho những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường lối của Người! Công quả tay bạn làm ra bạn an hưởng, bạn được hạnh phúc và sẽ gặp may. 2. Hiền thê bạn như cây nho đầy hoa trái, trong gia thất nội cung nhà bạn, con cái bạn như những chồi non của khóm ô liu, ở chung quanh bàn ăn của bạn. Đó là phúc lộc dành để cho người biết tôn sợ Đức Thiên Chúa. 3. Nguyện xin Thiên Chúa từ Sion chúc phúc cho bạn, để bạn nh́n thấy cảnh thịnh đạt của Giêrusalem, hết mọi ngày trong đời sống của bạn, và để bạn nh́n thấy lũ cháu đàn con!
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Colossê. Anh em thân mến, như những người được chọn của Thiên Chúa, những người thánh thiện và được yêu thương, anh em hăy mặc lấy những tâm t́nh từ bi, nhân hậu, khiêm cung, ôn ḥa, nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau, và hăy tha thứ cho nhau, nếu người nầy có chuyện phải oán trách người kia. Như Chúa đă tha thứ cho anh em, anh em cũng hăy tha thứ cho nhau. Và trên hết mọi sự, anh em hăy có đức yêu thương, đó là giây ràng buộc điều toàn thiện. Nguyện cho b́nh an của Chúa Kitô làm chủ trong ḷng anh em, sự b́nh an mà anh em đă được kêu gọi tới để làm nên một thân thể. Anh em hăy cảm tạ Thiên Chúa. Nguyện cho lời Chúa Kitô cư ngụ dồi dào trong anh em. Với tất cả sự khôn ngoan, anh em hăy học hỏi và nhủ bảo lẫn nhau. Hăy dùng những bài thánh vịnh, những khúc ca và những bài hát thiêng liêng cùng với ḷng tri ân, để hát mừng Thiên Chúa trong ḷng anh em. Và tất cả những ǵ anh em làm, trong lời nói cũng như trong hành động, tất cả mọi chuyện, anh em hăy làm v́ danh Chúa Giêsu Kitô, nhờ Người mà tạ ơn Thiên Chúa Cha. Hỡi các bà vợ, hăy phục tùng chồng trong Chúa cho phải phép. Hỡi những người chồng, hăy yêu thương vợ ḿnh, đừng đay nghiến nó. Hỡi những người con, hăy vâng lời cha mẹ trong mọi sự, v́ đó là đẹp ḷng Chúa. Hỡi những người cha, đừng nổi cơn phẫn nộ với con cái, kẻo chúng nên nhát đảm sợ sệt. Lời của Chúa.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca. Hằng năm cha mẹ Chúa Giêsu có thói quen lên Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua. Lúc bấy giờ Chúa Giêsu lên mười hai tuổi, cha mẹ Người đă lên Giêrusalem, theo tục lệ mừng ngày lễ Vượt Qua. Và khi những ngày lễ đă hoàn tất, hai ông bà ra về, trẻ Giêsu đă ở lại Giêrusalem mà cha mẹ Người không hay biết. Tưởng rằng Người ở trong nhóm các khách đồng hành, hai ông bà đi được một ngày đàng, mới t́m kiếm Người trong nhóm bà con và những kẻ quen biết. Nhưng không gặp thấy Người, nên hai ông bà trở lại Giêrusalem để t́m Người. Sau ba ngày, hai ông bà gặp thấy Người trong đền thờ đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ, nghe và hỏi các ông. Tất cả những ai nghe Người nói, đều ngạc nhiên trước sự hiểu biết và những câu Người đáp lại. Nh́n thấy Người, hai ông bà đă ngạc nhiên, và mẹ Người bảo Người rằng: “Con ơi, sao con làm cho chúng ta như thế? Ḱa cha con và mẹ đây, đă đau khổ t́m con”. Người thưa với hai ông bà rằng: “Mà tại sao cha mẹ t́m con? Cha mẹ không biết rằng con phải lo công việc của Cha con ư?” Nhưng hai ông bà không hiểu lời Người nói. Bấy giờ Người theo hai ông bà trở về Nagiarét, và Người vâng phục hai ông bà. Maria mẹ Người ghi nhớ những việc đó trong ḷng. C̣n Chúa Giêsu th́ tiến tới trong sự khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng, trước mặt Thiên Chúa và người ta. Phúc Âm của Chúa.
SUY NIỆM
Thiên Chúa Nhập Thể – Đường
Vào Trần Gian Theo Phụng Vụ
của Giáo Hội, chúng ta đang ở vào thời điểm của Chúa Nhật trong Tuần Bát Nhật
sau Đại Lễ Giáng Sinh. Cũng theo Phụng Niên của Giáo Hội, tuần bát nhật như thế
này chỉ được cử hành sau hai Đại Lễ Giáng Sinh và Phục Sinh mà thôi. Chẳng những
thế, trước hai Đại Lễ này c̣n có một thời gian dọn ḿnh đặc biệt nữa, đó là Tuần
Thánh bảy ngày trước Chúa Nhật Phục Sinh và Tuần Áp Lễ Giáng Sinh từ ngày 17 đến
24. Trong Tuần Bát Nhật sau Đại Lễ Giáng Sinh, Giáo Hội bao giờ cũng cử hành một
số lễ đặc biệt liên quan đến Mầu Nhiệm Nhập Thể, như Lễ Kính Thánh Stêphanô, vị
tử đạo tiên khởi, vào ngày 26, Lễ Kính Thánh Gioan Tông Đồ Thánh Kư Phúc Âm Thứ
Bốn, Người Môn Đệ được Chúa Giêsu yêu, vào ngày 27, Lễ Kính Các Thánh Anh Hài
vào ngày 28, các em nhỏ đă chịu chết thay cho Hài Nhi Giêsu bị Hêrôđê lùng giết
khi mới sinh ra, nhất là Giáo Hội cử hành Lễ Thánh Gia vào Chúa Nhật sau Lễ
Giáng Sinh và Lễ Mẹ Thiên Chúa vào chính ngày kết Tuần Bát Nhật Giáng Sinh, 1/1,
Ngày Đầu Năm Dương Lịch cũng là Ngày Ḥa B́nh Thế Giới được Giáo Hội cử hành từ
thời Đức Phaolô VI vào năm 1968 cho đến nay. Tuy nhiên, để có thể thụ thai, cưu mang và hạ sinh Con Đấng Tối Cao, Mẹ Maria đă là một Trinh Nữ Xin Vâng thế nào, Kitô hữu chúng ta chẳng những phải hoàn toàn tinh tuyền không biết đến nam nhân như Mẹ, tức không biết đến, không quyến luyến bất cứ tạo vật nào ngoài Chúa, mà c̣n phải liên lỉ thần hiệp với Thiên Chúa, sẵn sàng tuân phục Thánh Ư Chúa trong mọi sự nữa. Đúng thế, như Chúa Giêsu khẳng định trong Phúc Âm Thánh Luca đoạn 8 câu 21, mẹ của Người là những ai nghe lời Thiên Chúa mà giữ lấy, th́ một khi chúng ta sống đời Xin Vâng như Mẹ chúng ta quả thực cũng là Mẹ Chúa Kitô, tức cũng có liên hệ thần linh với Con Thiên Chúa, ở chỗ nên một với Người trong Thánh Ư Cha của Người, nhờ đó chúng ta có khả năng thần linh để sinh Người ra cho các linh hồn được ơn cứu độ. Tóm lại, thân phận và ơn gọi của loài người nói chung và của phụ nữ nói riêng đă được hoàn toàn sáng tỏ nơi vai tṛ Mẹ Maria làm Mẹ Thiên Chúa, tức là loài người chúng ta được dựng nên là để lănh nhận hay để thông phần vào Sự Sống Thần Linh của Thiên Chúa qua các Bí Tích Thánh, cũng như được kêu gọi để chia sẻ Sự Sống Thần Linh này ra cho các linh hồn, bằng Chứng Từ Đức Tin của ḿnh. Thật vậy, nếu trong Mầu Nhiệm Tạo Dựng, Thiên Chúa đóng vai chủ động trong việc tự ư tạo thành và loài người đóng vai nam nhân nơi Adong xuất hiện một cách thụ động, th́ trái lại, trong Mầu Nhiệm Nhập Thể và Cứu Thế, Thiên Chúa đóng vai thông ban một cách nhưng không và loài người đóng vai nữ nhân nơi Maria một cách chủ động và tích cực cộng tác. Ôi, cao cả biết bao, mầu nhiệm biết bao, tuyệt vời biết bao: thân phận con người được dựng nên để được làm Mẹ Thiên Chúa! Vậy, cùng với Mẹ Maria chúng ta hăy dâng lời “Ngợi Khen” ”Thiên Chúa là Đấng toàn năng đă làm cho tôi những điều trọng đại, Danh Ngài là Thánh” (Lk 1:49). Bà Alice Von Hildebrand, ở New Rochelle, New York, phu nhân của triết gia Dietrich Von Hildebrand và là tác giả cuốn “Đặc Ân được Làm Phụ Nữ”, do Sapientia xuất bản, một tác phẩm cho thấy chính bà cũng là một triết gia, bà lấy bằng tiến sĩ triết ở Đại Học Fordham và hiện là giáo sư hưu trí ở Hunter College thuộc Đại Học Thành Phố Nữu Ước. Trong cuộc phỏng vấn với màn điện toán Zenit, (bài phỏng vấn đă được phổ biến ngày 26/11/2003), bà đă chia sẻ cảm nhận của ḿnh về phong trào nữ giới trong một thế giới đang bị tục hóa này, và cho biết người phụ nữ cần phải được nhắc nhở là việc họ làm trọn vai tṛ thân mẫu của họ có một giá trị khôn cùng trước nhan Thiên Chúa, tuy nhiên, họ chỉ t́m thấy sức mạnh thiêng liêng nơi những ǵ nữ giới nhận thấy ḿnh yếu kém, cũng như nơi việc lấy Mẹ Maria làm gương mẫu cho nữ tính của ḿnh. “Người phụ nữ được một đặc ân hết sức lớn lao trong việc được cùng phái tính với vị diễm phúc, đó là Mẹ Maria, vị thánh hảo nhất trong tất cả mọi thụ tạo. Trào lưu phụ nữ được bắt đầu từ các quốc gia Tin Lành, v́ lư do rơ ràng đó là họ đă quay lưng lại với Mẹ của Chúa Kitô, như thể Đấng Cứu Thế cảm thấy bị hụt hẫng trong việc được tôn kính hướng về người Mẹ dấu yêu của Người vậy. Mẹ Maria, vị đă được ám chỉ đến một cách hiển vinh trong Sách Khải Huyền, là mô phạm của nữ giới. Chính việc hướng về Mẹ, cầu nguyện với Mẹ và chiêm ngắm các nhân đức của Mẹ mà phụ nữ mới t́m lại được con đường trở về với vẻ đẹp cũng như với phẩm vị sứ vụ của ḿnh”. Về Ngày Ḥa B́nh Thế Giới (1/1/2004) - chủ đề về việc giảng dạy ḥa b́nh: sau đây là những điểm chính yếu trong giáo huấn Sứ Điệp Ḥa B́nh 2004 của ĐTC GP II, chủ đề về việc giảng dạy ḥa b́nh, chẳng những về phương diện lư thuyết liên quan đến công lư (luật lệ) mà cả phương diện thực hành liên quan đến bác ái (yêu thương) nữa. Sau đây là những trích dẫn nguyên văn những lời ĐTC nhận định và huấn dụ trong Sứ Điệp của ḿnh. “Trong Sứ Điệp cho Ngày Ḥa B́nh Thế Giới 1/1/1979, Tôi đă kêu gọi là: để tiến đến ḥa b́nh th́ hăy giảng dạy ḥa b́nh. Ngày nay, lời kêu gọi này trở nên khẩn trương hơn bao giờ hết, v́ con người nam nữ trước những thảm cảnh tiếp tục hành hạ nhân loại đang có khuynh hướng trở thành cuồng tín, như thể ḥa b́nh là một lư tưởng bất khả đạt. “Trong việc giảng dạy ḥa b́nh này, có một nhu cầu đặc biệt khẩn trương trong việc dẫn dắt cá nhân cũng như các dân tộc đến chỗ tôn trọng trật tự quốc tế và tôn trọng những quyết định của các thẩm quyền hợp pháp thay mặt họ. Ḥa b́nh và luật lệ quốc tế gắn bó chặt chẽ với nhau ở chỗ luật lệ là những ǵ thuận lợi cho ḥa b́nh. “Trọng tâm của tất cả các nguyên tắc phổ quát làm nền tảng và chi phối luật lệ của các quốc gia, những nguyên tắc chú trọng tới việc hiệp nhất và ơn gọi chung của gia đ́nh nhân loại phải là nguyên tắc ‘pacta sunt servanda’, tức là cần phải tôn trọng các thứ ḥa ước đă được tự do kư kết… Cần phải nhắc lại qui luật căn bản này, nhất là ở vào những lúc thiên về một thứ luật lệ của quyền lực hơn là một thứ quyền lực của luật lệ… “Cuộc chiến chống khủng bố không thể chỉ giới hạn nguyên vào những hoạt động đán áp và thanh trừng… Cuộc chiến chống khủng bố cần phải được thực hiện ở cả lănh vực chính trị và giáo dục nữa: một mặt bằng việc loại trừ đi những căn nguyên sâu xa của những t́nh trạng bất công là những ǵ thường thúc đẩy dân chúng đến những hành động tuyệt vọng và bạo lực, mặt khác, bằng việc nhấn mạnh đến một thứ giáo dục hướng chiều về việc tôn trọng sự sống con người trong hết mọi hoàn cảnh. “Trong bất cứ trường hợp nào, các chính quyền dân chủ đều thừa biết là việc sử dụng vơ lực chống lại những tay khủng bố không thể biện minh cho việc loại bỏ những nguyên tắc thuộc qui chuẩn luật lệ. Những quyết định chính trị sẽ không thể nào chấp nhận được nếu chúng chỉ t́m kiếm thành đạt mà chẳng quan tâm ǵ tới các thứ quyền lợi căn bản của con người, bởi mục đích không thể biện minh cho phương tiện......... “Luật lệ quốc tế cần phải bảo đảm là luật của kẻ mạnh không
phải là thứ luật chủ chốt”. Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
THÁNH GIA VÀ ĐƯỜNG LỐI
“Người theo hai ông bà về Nagiarét. Và Người vâng phục
hai ông bà” (Luc 2: 51).
Như vậy là Con Thiên Chúa hạ sinh làm người trước mặt thế
gian đă có một mái gia đ́nh, trong đó có cha là Giuse, mẹ là Maria. Kitô hữu gọi
gia đ́nh này là “gia đ́nh thánh” – thánh gia – v́ những phần tử trong gia đ́nh
là những đấng Thánh: Gia trưởng là Thánh Giuse. Mẹ là Maria, Mẹ Thiên Chúa, Nữ
Vương trời đất. Con là Giêsu, Con Thiên Chúa mặc xác phàm cũng là Thiên Chúa.
Mới nh́n qua các thành phần trong gia đ́nh này, ai cũng
phải nghĩ rằng đây là một gia đ́nh tuyệt vời. Một gia đ́nh rất mực hạnh phúc.
Một gia đ́nh mà trong đó sẽ không bao giờ có h́nh bóng của những hiểu lầm, va
chạm, và khó chịu. Những hiểu lầm và va chạm thường gây nên sự đổ vỡ trong các
gia đ́nh.
Thế nhưng thực tế không phải vậy. Trong gia đ́nh Nagiarét
vẫn có những khó khăn, những va chạm, những hiểu lầm, và những vấn đề cần phải
chịu đựng. Một trong những vấn đề nhức nhối ấy là “người con” trong gia đ́nh nay
đang chuẩn bị bước vào tuổi vị thành niên. Luca đă ghi lại tương đối cách đầy đủ
khi viết về cuộc lạc mất và hội ngộ của gia đ́nh này trong lần tham dự lễ Vượt
Qua lúc Giêsu được 12 tuổi.
Theo tâm lư phát triển khi một em nhỏ bước vào tuổi 12
hoặc 13, là thời kỳ phát triển bắt đầu nở rộ. Từ thể lư đến tâm sinh lư, tất cả
đều có những đổi mới. Thân h́nh phát triển nhanh, tiếng nói ồ ề, mặt mụn trứng
cá lấm tấm. Nhưng có một điều đổi mới nhất là ở tuổi này là các em bắt đầu phô
diễn cá tính độc lập trong cái nh́n về con người và tương lai, cũng như những
lối giải quyết vấn đề của ḿnh. Đó là tất cả những ǵ các em gom góp lại trong
suốt quăng thời gian từ lúc c̣n trong ḷng mẹ cho đến bây giờ. Kinh nghiệm bao
gồm những yếu tố di truyền, ảnh hưởng giáo dục của cha mẹ, dinh dưỡng, khí hậu
và môi trường chung quanh. Bởi đó, người Việt Nam ta có câu: “Cha mẹ sinh con,
Trời sinh tính” cũng phần nào nói lên sự phát triển và ảnh hưởng của tâm lư
nhiều khi ngoài tầm kiểm soát của cha mẹ.
Và hôm nay, qua ng̣i bút của Luca, chúng ta thấy Đức
Maria, Thánh Giuse đă “đụng phải” cá tính này của Trẻ Giêsu: “Mà tại sao cha
mẹ t́m con” (Luc 2:49). Câu nói dường như không xứng với nỗi lo âu và sự vất
vả của Thánh Giuse và Mẹ Maria trong 3 ngày lặn lội, hồi hộp và lo lắng: “Con
ơi! Sao con làm cho chúng ta như thế? Ḱa cha con và mẹ đây đă đau khổ t́m con”
(Luc 2:.48). Cũng qua mẩu đối thoại này, chúng ta thấy đă có sự hiểu lầm, đă
có những va chạm của cá tính xuất hiện. Nhất là đă có những “đau khổ” trong mối
tương quan và liên lạc giữa cha mẹ và con cái. Luca đă kín đáo ghi lại:
“Maria mẹ Người ghi nhớ những việc đó trong ḷng” (Luc 2:51).
Nhưng điều mà những cha mẹ Kitô hữu chúng ta có thể t́m
hiểu và học hỏi ở đây là ǵ? Phải chăng thái độ mà Thánh Giuse và Mẹ Maria đối
với Chúa Giêsu trong biến cố này là một mô phạm cho tất cả mọi cha mẹ khi đối
diện với những thắc mắc, bướng bỉnh, và những điều mà con cái làm cho họ phải
đau khổ? Đúng thế, có ba điều rất tâm lư và cũng rất thực hành mà chúng ta cần
suy ngắm và áp dụng theo gương Thánh Giuse và Đức Mẹ:
Thứ nhất là sự im lặng trong tư cách một người cha có
quyền nhưng b́nh tĩnh và hiểu biết của Thánh Giuse. Trước những điều Trẻ Giêsu
đă gây ra, và trong suốt 3 ngày vất vả t́m kiếm, cũng như ngay khi gặp được
Giêsu trong Đền Thờ và nghe những điều Giêsu nói, Ngài vẫn im lặng. Tâm lư học
gọi đây là tư cách của những cha mẹ tự tin, có quyền và ư thức trách nhiệm.
Thái độ thứ hai là t́nh thương dịu ngọt và sự tế nhị của
một người Mẹ: “Cha mẹ đau khổ t́m con”. Một câu nói như vậy, nếu Chúa Giêsu hiểu
được th́ cũng đă đau ḷng lắm, v́ nó c̣n hơn một lời trách móc! Ở đây, thái độ
tự tin và ư thức trách nhiệm cũng đă không cho phép Đức Mẹ im lặng, nhưng đă nói
lên tiếng nói của người làm cha mẹ. Chúa Giêsu chắc phải hiểu điều này.
Tuy nhiên, vẫn có những điều mà chính cha mẹ cũng không
hiểu nổi con cái ḿnh: “Và ông bà không hiểu lời Ngài nói ǵ” (Luc 2:50).
Những lúc như thế, thái độ của Mẹ Maria là thái độ học hỏi và t́m hiểu: “C̣n
Mẹ Ngài th́ ghi nhận những việc đó trong ḷng” (Luc 2:51). Qua biến cố lạc
rồi lại t́m thấy Con này, hẳn Mẹ và Thánh Giuse cũng phải suy nghĩ thêm về vai
tṛ làm cha mẹ, cũng như phải chuẩn bị để đối diện với những ǵ sẽ xẩy ra cho
Con trong tương lai; điều mà những cha mẹ có trách nhiệm và ư thức về bổn phận
của ḿnh luôn luôn làm.
Do sự nhẫn nại, chịu đựng, và hiểu biết ấy của Thánh Giuse
và Mẹ Maria, Chúa Giêsu không c̣n phản ứng ǵ khác hơn ngoài việc mà Luca đă ghi
nhận là: “Bấy giờ Người theo hai ông bà về Nagiarét, vâng phục hai ông bà”
(Luc 2:51). Như vậy, Thánh Giuse và Mẹ Maria đă thành công, đă làm được
điều mà ḿnh muốn làm là giáo dục và thương yêu con ḿnh. Trong đời sống gia
đ́nh, cha mẹ không có ǵ vui hơn khi thấy con ḿnh: “Tiến tới trong sự khôn
ngoan, tuổi tác và ân sủng trước mặt Thiên Chúa và người ta” (Luc 2: 52).
Chúa Giêsu, v́ mặc xác phàm con người, sống như con người,
ngoại trừ tội lỗi như Thánh Phaolô đă diễn tả. V́ muốn lột tả cách trung thực
thân phận con người, nên Ngài cũng không đi xa khỏi những hệ lụy của ảnh hưởng
tâm lư chung. Đúng hơn, Ngài muốn dùng nó để chỉ cho nhân loại, cho những người
làm cha mẹ, và cho các bạn trẻ sau này cái khuôn mẫu để giải hóa vấn đề trong
tiến tŕnh phát của con người mà trong tŕnh thuật hôm nay Luca đă hé mở: Về
phía cha mẹ cần phải b́nh tĩnh, t́m hiểu, lắng nghe và nhất là rộng lượng hơn
trước những lỗi lầm của con cái. C̣n về phía con cái, th́ phương cách tốt nhất
làm vui ḷng cha mẹ vẫn là “vâng lời các đấng ấy”. Chỉ khi đó, một em bé mới
“tiến tới sự khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng trước mặt Thiên Chúa và con người”
(Luc 2:52).
Trần Mỹ Duyệt
|