CHÚA NHẬT IV MÙA VỌNG



BÀI ĐỌC I: 2 Sam 7:1-5, 3b-12, 14a, 16

“Nước Đavít sẽ tồn tại muôn đời trước mặt Chúa”
Bài trích sách thứ hai Các Vua.

Khi ấy vua Đavít ngự trong đền và khi Chúa cho ông được bằng yên tư bề, khỏi mọi quân thù chung quanh, th́ vua nói với tiên tri Nathan rằng: “Ông thấy không? Ta ở trong nhà làm bằng gổ bá hương, c̣n ḥm bia Chúa th́ để ở trong lều bằng da ư?”. Nathan trả lời với vua rằng: “Điều vua nghó trong ḷng, vua hăy đi thực hiện, v́ xảy ra đêm ấy có lời Chúa phán cùng Nathan rằng: “Hăy phán với Đavít tôi tớ Ta rằng: Chúa phán thế nầy: Có phải ngươi sẽ xây cất cho Ta một ngôi nhà để ở chăng? Ta đă đem ngươi ra khỏi đồi cỏ lúc ngươi c̣n theo sau đồn chiên, để ngươi trở nên thủ lănh Israel dân Ta và Ta ở cùng ngươi trong mọi nơi ngươi đi. Ta sẽ tiêu diệt mọi quân thù trước mặt ngươi, và Ta sẽ làm cho danh ngươi nên cao trọng, như danh các bậc vó nhân trên mặt đất. Ta sẽ đặt chỉ một nơi cho Israel dân Ta, và Ta sẽ vun trồng nó tại đó. Nó sẽ ở đó và sẽ không c̣n bị khuấy rối nữa. Con cái sự dữ sẽ không c̣n đến đàn áp nó như xưa nữa, như ngày Ta thiết lập các vị Thẩm phán trên Israel dân Ta; Ta sẽ cho ngươi được bằng yên khỏi mọi quân thù; và Chúa phán trước cho ngươi biết là Chúa sẽ tạo lập cho ngươi một nhà. Nhà của ngươi và triều đại ngươi sẽ vững chắc đến muôn đời trước mặt Ta; ngôi báu ngươi sẽ vững bền măi măi”.

Lời của Chúa.


Đáp Ca: (Xin mời Cộng đồn thưa)

Lạy Chúa, tôi sẽ ca ngợi t́nh thương của Chúa tới muôn đời.

1.      Tôi sẽ ca ngợi t́nh thương của Chúa tới muôn đời, qua mọi thế hệ miệng tôi loan truyền ḷng trung thành Chúa. V́ Ngài đă phán: “T́nh thương của Ta đứng vững muôn đời” trên cơi trời cao, Ngài thiết lập ḷng trung tín.

2.      Ta đă kư minh ước cùng người ta tuyển lựa, Ta đă thề cùng Đavít là tôi tớ của Ta rằng: “Cho tới muôn đời Ta bảo tồn miêu duệ của ngươi, và Ta thiết lập ngai báu ngươi qua muôn thế hệ”.

3.      Chính người sẽ thưa cùng Ta: “Chúa là Cha tôi, và Thiên Chúa là Đá Tảng cứu độ của tôi”. Đời đời Ta sẽ dành cho người ḷng sủng ái, và lời ước Ta kư với người sẽ được măi măi duy tŕ.


BÀI ĐỌC II: Rom 16:25-27

“Mầu nhiệm được giữ kín từ đời đời, nay được tỏ bày”
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Rôma.

Anh em thân mến, kính chúc Đấng có quyền năng làm cho anh em được vững vàng theo Phúc âm tôi loan truyền, và lời giảng dạy của Chúa Giêsu Kitô, theo mạc khải mầu nhiệm được giữ kín từ đời đời, nhưng nay được tỏ bày, và nhờ các tiên tri ghi chép theo lệnh của Thiên Chúa hằng hữu, được thông tri cho các Dân Ngoại, để dẫn đưa họ về vâng phục đức tin. Kính chúc Thiên Chúa Đấng khôn ngoan độc nhất, nhờ Chúa Giêsu Kitô, kính chúc Người vinh quang muôn đời. Amen.

Lời của Chúa.


(Xin mời Cộng đồn đứng)
Alleluia, alleluia. — Nầy tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền. — Alleluia.


PHÚC ÂM: Lc 1:26-38

“Nầy Trinh Nữ sẻ thụ thai và sẽ sinh một con trai”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.

Khi ấy, Thiên Thần Gabriel được Chúa sai đến một thành xứ Galilêa, tên là Nagiarét, đến với một trinh nữ đă đính hôn với một người tên là Giuse, thuộc chi họ Đavít, trinh nữ ấy tên là Maria. Thiên Thần vào nhà trinh nữ và chào rằng: Kính chào trinh nữ đầy ơn phước, Thiên Chúa ở cùng trinh nữ. Nghe lời đó, trinh nữ bối rối và tự hỏi lời chào đó có ư nghóa ǵ. Thiên Thần liền thưa: Maria đừng sợ, v́ đă được ơn nghóa với Chúa. Nầy trinh nữ sẽ thụ thai, hạ sinh một con trai và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao trọng và được gọi là Con Đấng Tối Cao. Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngôi báu Đavít tổ phụ Người. Người sẽ cai trị đời đời trong nhà Giacób và triều đại Người sẽ vô tận. Nhưng Maria thưa với Thiên Thần: Việc đó xảy đến thế nào được, v́ tôi không biết đến người nam? Thiên Thần thưa: Chúa Thánh Thần sẽ đến với trinh nữ và uy quyền Đấng Tối Cao sẽ bao trùm trinh nữ. V́ thế, Đấng trinh nữ sinh ra sẽ là Đấng Thánh, và được gọi là Con Thiên Chúa. Và nầy, Isave chị họ trinh nữ cũng đă thụ thai con trai trong lúc tuổi già và nay đă mang thai được sáu tháng, người mà thiên hạ gọi là son sẻ; v́ không có việc ǵ mà Chúa không làm được. Maria liền thưa: Nầy tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên Thần truyền. Và Thiên Thần cáo biệt trinh nữ.

Phúc Âm của Chúa.

 

SUY NIỆM

ĐÓN NHẬN & CỘNG TÁC VÀO VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ       

      Chỉ c̣n đúng một tuần nữa là Lễ Chúa Giáng Sinh. Bầu khí Noel rộn rịp khắp thành thị lẫn nông thôn. Cả ba bài đọc Thánh Kinh hôm nay đều tập trung vào việc Thiên Chúa thực hiện kế hoạch cứu độ nhân loại v́ yêu thương. Chúng ta hãy mở ḷng mở trí đón nhận kế hoạch ấy với ḷng biết ơn sâu sắc và hăy tích cực cộng tác với Thiên Chúa để mọi người - trong đó có chúng ta - được hưởng yêu thương, b́nh an và hạnh phúc thật.

II. LẮNG NGHE & T̀M HIỂU LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong ba bài Thánh Kinh.

(1) Bài đọc 1: 2 Sm 7,1-5.8b-12.14a.16: Lời sấm của ông Nathan.

         (1) Khi vua được yên cửa yên nhà và Đức Chúa đã cho vua được thảnh thơi mọi bề, không còn thù địch nào nữa, (2) vua nói với ngôn sứ Nathan: "ông xem, tôi được ở nhà bằng gỗ bá hương, còn Hòm Bia Thiên Chúa thì ở trong lều vải." (3) Ông Nathan thưa với vua: "Tất cả những gì ngài ấp ủ trong lòng, xin ngài cứ đi mà thực hiện, vì Đức Chúa ở với Ngài." (4) Nhưng ngay đêm ấy, có lời Đức Chúa phán với ông Nathan rằng: (5) "Hãy đi nói với tôi tớ của Ta là Đavít: Đức Chúa phán thế này: Ngươi mà xây nhà cho Ta ở sao? (8a) Chính Ta đã cất nhắc ngươi, từ một kẻ lùa chiên ngoài đồng cỏ, lên làm người lãnh đạo dân Ta là Israel. (9) Ngươi đi đâu, Ta cũng đã ở với ngươi; mọi thù địch ngươi, Ta đã diệt trừ cho khuất mắt ngươi. Ta sẽ làm cho tên tuổi ngươi lẫy lừng, như tên tuổi những bậc vĩ nhân trên mặt đất. (10) Ta sẽ cho dân Ta là Israel một chỗ ở, Ta sẽ định cư chúng, và chúng sẽ ở luôn tại đó, chúng sẽ không còn run sợ, và quân gian ác cũng không còn tiếp tục áp bức chúng như thuở ban đầu, (11) kể từ thời Ta đặt các thủ lãnh cai quản dân Ta là Israel. Ta sẽ cho ngươi được thảnh thơi, không còn thù địch nào nữa, Đức Chúa báo cho ngươi biết là Đức Chúa lập cho ngươi một nhà. (12) Khi ngày đời của ngươi đã mãn và ngươi đã nằm xuống với cha ông, Ta sẽ cho ḍng dơi ngươi đứng lên kế vị ngươi - một người do chính ngươi sinh ra-, và Ta sẽ làm cho vương quyền của nó được vững bền. (14a) Đối với nó, Ta sẽ là cha, đối với Ta, nó sẽ là con. (16) Nhà của ngươi và vương quyền của ngươi sẽ vững bền mãi mãi."

(2) Bài đọc 2: Rm 16, 25-27: Vinh tụng ca.

         (25) Vinh danh Thiên Chúa, Đấng có quyền năng làm cho anh em được vững mạnh theo Tin Mừng tôi loan báo, khi rao giảng Đức Giêsu Kitô. Tin Mừng đó mặc khải mầu nhiệm vốn được giữ kín từ ngàn xưa. (26) nhưng  nay lại được biểu lộ như lời các ngôn sứ trong Sách Thánh. Theo lệnh của Thiên Chúa, Đấng hằng có đời đời, mầu nhiệm này được thông báo cho muôn dân biết. (27) Chỉ mình Thiên Chúa là Đấng khôn ngoan thượng trí. Kính dâng Người mọi vinh quang đến muôn thuở muôn đời, nhờ Đức Giêsu Kitô. Amen.               

(3) Bài Tin Mừng: Lc 1,26-38: Truyền tin cho Đức Maria.

          (26) Bà Êlisabet có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáprien đến một thành miền Galilê, gọi là Nadarét, (27) gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi vua Đavít. Trinh nữ ấy tên là Maria. (28) Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: "Mừng vui lên, hỡi đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà." (29) Nghe lời ấy Bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có ý nghĩa gì? (30) Sứ thần  liền nói: "Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. (31) Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. (32) Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người. (33) Người sẽ trị vị nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận." (34) Bà Maria thưa với sứ thần: "Việc ấy sẽ xẩy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!" (35) Sứ thần đáp: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. (36) Kìa bà Êlisabét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. (37) Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được." (38) Bấy giờ bà Maria nói: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói." Rồi sứ thần từ biệt ra đi.

2.2 Qua ba bài Thánh Kinh trên, chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là Đấng nào?    

     Qua ba bài Thánh Kinh trên chúng ta khám phá ra Thiên Chúa là Đấng, v́ yêu thương nhân loại, đă có kế hoạch cứu độ nhân loại và thực hiện kế hoạch ấy một cách hoàn hảo qua từng giai đoạn lịch sử.

      Ngay sau khi Ađam Eva phạm tội, Thiên Chúa đă hé mở cho Tổ Tông loài người một tia hy vọng trong lời Người nói với con rắn:Ta sẽ gây mối thù giữa mi và người đàn bà, giữa dòng giống mi và dòng giống người ấy; dòng giống đó sẽ đánh vào đầu mi, và mi sẽ cắn vào gót nó." (St 3,16).

      Đến thời Vua Đavít là vị vua đă xây dựng đền thờ Giêrusalem và vương quốc Israel hùng mạnh, Thiên Chúa nhắc lại schăm lo lời hứa của Người: “Đức Chúa báo cho ngươi biết là Đức Chúa lập cho ngươi một nhà. Khi ngày đời của ngươi đã mãn và ngươi đã nằm xuống với cha ông, Ta sẽ cho ḍng dơi ngươi đứng lên kế vị ngươi - một người do chính ngươi sinh ra -, và Ta sẽ làm cho vương quyền của nó được vững bền. Đối với nó, Ta sẽ là cha, đối với Ta, nó sẽ là con. Nhà của ngươi và vương quyền của ngươi sẽ vững bền mãi mãi." (2 Sm 7, 11-16).

       Và sau cùng, khi thời gian đă măn, Thiên Chúa đă sai sứ thần đến truyền tin và đề nghị với Đức Maria, một thôn nữ Nagiarét đón nhận và cộng tác vào kế hoạch cứu độ ấy: “Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vị nhà Giacóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận." (Lc 1,31-33). Và Đức Maria đă ưng thuận thánh ư của Thiên Chúa: "Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói." (Lc 1,38).

2.3 Qua ba bài Thánh Kinh trên, Thiên Chúa muốn gửi sđiệp ǵ cho chúng ta?    

     Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay gồm 2 phần: (*) đón nhận kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa với tâm t́nh biết ơn sâu sắc và (**) tích cực cộng tác vào việc thực hiện kế hoạch ấy trong điều kiện và hoàn cảnh sống riêng của chúng ta ngày hôm nay. Mẹ Maria là gương mẫu cho chúng ta trong việc đón nhận và cộng tác vào việc thực hiện kế hoạch diệu kỳ của Thiên Chúa.

III. SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

3.1 Tại sao Thiên Chúa muốn chúng ta đón nhận và cộng tác vào việc thực hiện kế hoạch cứu độ chúng sinh của Người?

      Có ba lư do:

     (1) Lợi ích của chính bản thân chúng ta: Thánh Augustinô đă nói: “Thiên Chúa không cần đến chúng ta khi dựng nên chúng ta; nhưng Thiên Chúa cần đến chúng ta khi cứu độ chúng ta”. Nói cách đơn giản là nếu chúng ta không muốn được Thiên Chúa cứu độ th́ Người cũng đành chịu v́ Thiên Chúa không thể ép buộc chúng ta nhận điều chúng ta không muốn. Muốn được cứu độ, chúng ta phải cộng tác với Thiên Chúa.

      (2) Lợi ích của tha nhân: Thiên Chúa có thể cứu vớt con người mà không cần sự hợp tác của con người nhưng Thiên Chúa đă không làm như thế. Người luôn muốn nhờ con người để cứu vớt con người. 

     (3) Vinh danh Thiên Chúa: Thiên Chúa là T́nh Yêu nên không ǵ làm Chúa hài ḷng cho bằng việc T́nh Yêu của Thiên Chúa được bộc lộ và đón nhận một cách trân trọng và biết ơn.

3. 2 Chúng ta cộng tác với kế hoạch cứu độ chúng sinh của Thiên Chúa bằng cách nào?

      Bằng ba cách:

     (1) Cầu nguyện, hy sinh cho nhiều người được nghe giảng, đón nhận và sống theo Tin Mừng như chúng ta,

      (2) Đóng góp trí tuệ, của cải, phương tiện vào Công Cuộc Truyền Giáo của Giáo hội,

      (3) Sống Sứ Mạng “Tiền Hô” và “Chứng Nhân” của Chúa Giêsu Kitô – như Gioan Tẩy Giả - trong môi trường sống của ḿnh (1).

IV. CẦU NGUYỆN  

      Lạy Thiên Chúa là Cha, chúng con cảm tạ Cha đã mặc khải và thực hiện kế hoạch cứu độ chúng sinh của Cha trong lịch sử loài người khi ban Con Một Yêu dấu của Cha là Chúa Giêsu Kitô cho nhân loại.

     Lạy Chúa Giêsu Kitô, là Đấng đã được ban cho con người để mọi người được sống dồi dào, xin Chúa hãy đến trong tâm hồn và cuộc sống của chúng con cũng như của mọi người, nhất là của những người nghèo và những người kém may mắn, để kế hoạch yêu thương cứu độ của Thiên Chúa Cha được thực hiện một cách trọn vẹn.

      Lạy Chúa Thánh Thần là sức mạnh thực hiện kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa, xin Chúa giúp chúng con trở thành những “Tiền Hô” và “Chứng Nhân” đích thực và sống động của Chúa Giêsu Kitô trong môi trường gia đ́nh và xă hội. Amen.    

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội. 

Sàig̣n ngày 04.12.2005.

Chú thích:

(1) Trong bài giảng tối hôm nay tại Trung Tâm Văn Hóa Công giáo Sàig̣n, Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, Tổng Trưởng Bộ Phúc Âm hóa các dân tộc đă nói đến Sứ Mạng làm “Tiền Hô” và “Chứng Nhân” cho Chúa Kitô của mọi Kitô hữu như sau:

(a) Làm Tiền Hô: “Chúng ta có bổn phận chỉ cho người khác biết Chúa Giêsu, chuẩn bị người khác để họ đi theo Chúa. Đó là cốt yếu của việc tông đồ mà chúng ta phải thực hiện trong cuộc sống đời thường: biểu lộ Chúa Giêsu cho bạn bè, cho người láng giềng. Điều quan trọng là Chúa Giêsu được nhận ra và đón rước là  "Đường, Sự Thật và Sự Sống". Đức Rất Thánh Trinh Nữ Maria, Nữ Tỳ của Thiên Chúa, chỉ cho chúng ta Con của Mẹ: "Người bảo gì các anh cứ việc làm theo" (Ga 2,5), có nghĩa là anh chị em hãy đón rước Chúa Giêsu, hãy vâng lời Chúa Giêsu, hãy tuân giữ các giới răn của Người, hãy tin tưởng nơi Người. Người là phương án duy nhất của một cuộc sống thật sự thành công và hạnh phúc. Người cũng là nguồn mạch duy nhất về ý nghĩa cuộc đời của chúng ta (x. Đức Gioan Phaolô II, Đại hội Giới Trẻ thế giới lần III, Cử hành giáo phận, ngày 27.3.1988)”.

(b) Làm Chứng Nhân: “Là chứng nhân của Chúa Kitô trước hết đòi chúng ta phải có một tác phong tương xứng với giáo lý của Người, tiếp đến đòi chúng ta phải chiến đấu để cách ăn nết ở của chúng ta làm cho người ta nhớ đến Chúa Giêsu và gợi lên hình ảnh rất dễ thương của Người. Cách sống của chúng ta phải làm sao để những người khác có thể nói: người đó đúng là một Kitô hữu, bởi vì ông/anh ta, bà/chị ta không ghen ghét, biết cảm thông, không bị lôi kéo bởi lòng nhiệt thành quá khích, làm chủ các bản năng của mình; vì ông/anh ta, bà/chị ta hy sinh chính bản thân và thể hiện lòng yêu chuộng hòa bình và yêu thương người khác" (J. Escriva, E' Gesù che passa, 122)”.

 

Maria: Đức Tin Tuân Phục - Lời Nhập Thể: Mạc Khải Thần Linh



“Nếu Mùa Vọng có 4 tuần, tượng trưng cho 4000 năm loài người mong đợi Đấng Cứu Thế, Vị được Thiên Chúa hứa hẹn ngay sau biến cố nguyên tội (x Gen 3:15), bao giờ cũng được mở đầu bằng việc Giáo Hội kêu gọi ‘tỉnh thức’ đợi chờ Đấng Cứu Thế đến hay Chúa Kitô giáng sinh ở Chúa Nhật thứ nhất, và kết thúc Mùa Vọng ở Chúa Nhật thứ bốn bằng biến cố trực tiếp liên quan đến Mẹ của Đấng Cứu Thế (Năm A: biến cố báo mộng cho Thánh Giuse về việc Mẹ đă được thụ thai bởi Thánh Thần; Năm B: biến cố truyền tin Mẹ thụ thai Lời Nhập Thể; Năm C: biến cố Mẹ mang Lời Nhập Thể viếng thăm mẹ con Gioan Tẩy Giả), th́ ở hai Chúa Nhật giữa, Chúa Nhật 2 và 3 của Mùa Vọng, Giáo Hội đă cho thấy vai tṛ Tiền Hô dọn đường của Thánh Gioan Tẩy Giả cho một Đấng Đến Sau ngài”. Đó là những ǵ đă được nhận định ở ngay đầu bài suy niệm Phụng Vụ Lời Chúa cho Chúa Nhật II Mùa Vọng. Căn cứ vào việc Giáo Hội cố ư sắp xếp các bài Phúc Âm theo chủ đề Mùa Phụng Vụ như thế, chúng ta thấy được mối liên hệ về ư nghĩa của cả bốn tuần Mùa Vọng (đặc biệt theo chu kỳ Năm B) này như sau: Con người cần phải luôn tỉnh thức để trông đợi Đấng Thiên Sai (CN I MV), Đấng Thiên Sai này là Đấng Đến Sau Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, vị đă làm phép rửa thống hối để dọn đường nơi dân Yến Duyên cho Người đến (CN II MV), và cũng là vị đă làm chứng về Người cho những ai đặt vấn đề quyền làm phép rửa của thánh nhân (CN III MV), nhưng Đấng Thiên Sai này lại là Đấng cao trọng hơn Tiền Hô của ḿnh, v́ Người đă được thụ thai nơi cung ḷng trinh nguyên của Người T́ Nữ Xin Vâng Lời Chúa là Đức Maria bởi quyền năng Đấng Tối Cao (CN IV MV).

Phải, Phúc Âm Thánh Luca cho Chúa Nhật III Mùa Vọng Năm B tuần này đă tŕnh thuật biến cố truyền tin Lời Nhập Thể của Con Thiên Chúa nơi cung ḷng trinh nữ Maria bởi quyền phép Đấng Tối Cao. Trong biến cố truyền tin này, chúng ta thấy Thiên Chúa tỏ Dự Án Thần Linh của ḿnh ra cho Mẹ Maria biết. Tức là Ngài không bàn với Mẹ hay hỏi ư kiến của Mẹ về việc Lời Nhập Thể, nên hay chăng và như thế nào, mà là tỏ cho Mẹ biết Ngài đă quyết định việc Lời Nhập Thể và đă đến lúc Lời Nhập Thể rồi đấy, nhưng Mẹ là người nữ duy nhất trong cả loài người đă được Ngài từ đời đời tuyển chọn để làm Mẹ Lời Nhập Thể, vậy Mẹ có sẵn sàng đồng ư với Dự Án Thần Linh này hay chăng? Qua tŕnh thuật truyền tin, chúng ta thấy thái độ hết sức khiêm tốn, sáng suốt, dễ dạy, hoàn toàn phó thác đến liều lĩnh của Mẹ.

Mẹ khiêm tốn ở chỗ tỏ ra bối rối trước lời kính chào chúc tụng Mẹ của một thần trời, v́ Mẹ không bao giờ nghĩ rằng tự bản thân ḿnh Mẹ xứng đáng với lời chào của sứ thần, nhưng cũng chính v́ hiểu được ư nghĩa sâu xa của nó mà Mẹ thật sự không hiểu nổi khi áp dụng vào trường hợp của Mẹ, như Phúc Âm nhắc tới chi tiết bối rối không hiểu này của Mẹ. Mẹ đă sáng suốt ở chỗ đặt vấn đề khả năng về tâm sinh lư của Mẹ trong việc làm Mẹ Ngôi Lời của ḿnh, v́ Mẹ đă bộc lộ ư nguyện muốn trọn đời giữ ḿnh đồng trinh, hoàn toàn hiến thân cho một ḿnh Thiên Chúa là Đấng duy nhất vô cùng đáng yêu trên hết mọi sự, dù bấy giờ Mẹ đă đính hôn với một nam nhân trong gịng tộc là Thánh Giuse, một ư nguyện hoàn toàn khác hẳn với tất cả mọi nữ giới thời bấy giờ nói riêng và tập tục của dân tộc Mẹ nói chung, v́ họ cho rằng không sinh sản là bất hạnh, và họ mong được diễm phúc làm Mẹ Đấng Thiên Sai. Bởi thế, câu Mẹ đặt vấn đề “việc ấy xẩy ra thế nào được, v́ tôi không hề biết đến nam nhân”, trước hết chứng tỏ Mẹ hoàn toàn khiêm nhượng, không hề có ư muốn hay tham vọng được làm Mẹ Đấng Thiên Sai; sau nữa, Mẹ muốn đặt ḿnh trước nhan Thiên Chúa để tùy Ngài định đoạt sao cho đẹp ư muốn tối thượng toàn năng của Ngài, Đấng Mẹ luôn nhận biết, như Mẹ đă bộc lộ trong Ca Vịnh Ngợi Khen Magnificat, là “Đấng cứu chuộc tôi” (Lk 1:47). Bởi thế, khi vừa nghe xong lời Sứ Thần giải thích, tấm ḷng vốn dễ dạy của Mẹ liền lập tức thưa “xin vâng”, bất chấp mọi nguy hiểm có thể xẩy ra cho Mẹ, như việc Mẹ có thể bị ném đá chết nếu bị phu quân Giuse của ḿnh tố cáo về thai nhi trong bụng Mẹ không dính dáng ǵ đến ông. Chính v́ việc Thánh Giuse bỏ đi, tuy với ḷng ngay của ḿnh, tự sự việc thánh nhân làm ấy lại là một lời gián tiếp cáo giác cái thai bất hợp lệ của trước mắt loài người này và chắc chắn hai Mẹ Con này sẽ bị ném đá mà chết thôi.

Qua biến cố truyền tin Lời Nhập Thể nói riêng và cả cuộc đời Mẹ nói chung, chúng ta thấy và phải tuyên nhận Mẹ Maria thực sự là hiện thân sống động và tuyệt hảo của một Đức Tin Tuân Phục. Nghĩa là Mẹ đă chấp nhận tất cả những ǵ Thiên Chúa tỏ ra cho Mẹ, hay nói ngược lại, tất cả Mạc Khải Thần Linh hoàn toàn được sáng tỏ nơi Mẹ. Mẹ đầy ơn phúc là thế. “Đầy ơn phúc” chẳng những ở chỗ Mẹ không hề làm mất đi một chút nào, qua việc phạm tội hay lầm lỗi, ân sủng Mẹ nhận được từ giây phút hoài thai trong ḷng thai mẫu Anna, mà c̣n, trái lại, làm cho mức độ đầy ân sủng ngay từ đầu này, mức độ đầy ơn cứu độ của Chúa Kitô Mẹ được hưởng trước, như hạt giống rơi vào đất tốt đă trổ sinh gấp trăm (x Mt 13:23), một thứ “gấp trăm” chỉ có thể xẩy ra trong cả loài người nơi chỉ một ḿnh trường hợp của Mẹ, qua việc Mẹ luôn tỉnh thức để có thể nhận ra ư Chúa (x Lk 2:19, 51), nhờ đó Mẹ mau mắn làm trọn ư Chúa (x Lk 11:28; Mt 12:50), như Mẹ cũng đă thúc giục đám phục dịch bữa tiệc cưới ở Cana làm theo (x Jn 2:5).

Nếu Chúa Kitô đă lấy chính những việc Người làm theo ư Cha của Người, thậm chí “đă vâng lời cho đến chết và cho dù chết trên thập giá” (Phil 2:8), để chứng thực Người thực sự là Đấng Thiên Sai, tức “để tỏ Cha ra” (Jn 1:18), để tỏ tất cả những ǵ Cha muốn ra, hay để Mạc Khải Thần Linh chẳng những là Dự Án Thần Linh của Cha được thể hiện dưới đất cũng như trên trời, mà c̣n là chính bản thân Thiên Sai của Người được sáng tỏ nữa, th́, qua việc luôn nghe và giữ Lời Chúa của ḿnh, Mẹ Maria quả thực là hiện thân của một Đức Tin Tuân Phục, đă chấp nhận tất cả Mạc Khải Thần Linh là Chúa Kitô, tất cả những ǵ Thiên Chúa tỏ ra nơi Lời Nhập Thể. Có thể nói, nếu Chúa Kitô là tất cả Mạc Khải Thần Linh, là tất cả những ǵ Thiên Chúa muốn tỏ cho loài người, là tột đỉnh Mạc Khải Thần Linh, th́ Mẹ Maria cũng là tất cả Đức Tin Tuân Phục, là tất cả đáp ứng nhân bản đối với Mạc Khải Thần Linh, là mức độ trọn vẹn nhất của Đức Tin Tuân Phục. Bởi thế không c̣n ǵ có thể diễn tả Đệ Nhất Tạo Vật về Ân Sủng này chính xác và xứng hợp bằng lời chào của sứ thần Chúa trong bài Phúc Âm Chúa Nhật IV Mùa Vọng Năm B tuần này: “Kính mừng đầy ơn phúc”, một trạng thánh “đầy ơn phúc” đă được đồng hóa với Mẹ, đă làm nên con người Mẹ, đă trở thành căn tính của Mẹ và đă biến thành tên gọi của Mẹ.

Chiêm ngưỡng Mẹ Maria theo chiều kích “đầy ơn phúc” bằng Đức Tin Tuân Phục trọn hảo này, chúng ta mới thấy được rằng tất cả ư nghĩa và giá trị đời người, và tầm mức trọn hảo của con người tạo vật là ở chỗ phản ảnh Thiên Chúa Thần Linh, ở chỗ Mạc Khải Thần Linh được hoàn toàn tỏ hiện nơi bản thân con người. Đó là lư do con người đă được dựng nên theo h́nh ảnh và tương tự như Thiên Chúa (x Gen 1:26,27), để họ có khả năng và tư cách phản ảnh Ngài. Thế nhưng, Lịch Sử Cứu Độ đă cho thấy, con người tự ḿnh không thể nào phản ảnh Thiên Chúa một cách trọn vẹn và trọn hảo, dù là nguyên tổ c̣n ở trong t́nh trạng công chính nguyên thủy, chưa biết đến tội lỗi là ǵ, nếu chính Thiên Chúa không hóa thân làm người, để qua chính nhân tính thấp hèn của con người, một nhân tính đă hư đi của con người, con người có thể nhận biết và yêu mến Thiên Chúa như Ngài biết Ngài và yêu Ngài. Đó là lư do con người, nơi Lời Nhập Thể, đă được kêu gọi “nên trọn lành như Cha các con trên trời là Đấng trọn lành” (Mt 5:48).

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL

 

 

 

NHỜ MẸ ĐẾN VỚI CHÚA

 

Trần Mỹ Duyệt

 

“Này trinh nữ sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và đặt tên là Giêsu. Ngài sẽ trở nên cao cả và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao” (Luc 1:31-32).  

 

Càng về gần lễ Giáng Sinh – biến cố Lời Nhập Thể và ở cùng chúng ta – H́nh ảnh Mẹ Maria càng trở thành rơ ràng và chiếm địa vị rất quan trọng. Bởi v́ sẽ không một ai có thể đem chúng ta lại với Con Thiên Chúa. Và cũng không một ai có thể nói với chúng ta một cách đầy đủ và ư nghĩa về Chúa Giêsu. Do đó, để đón rước Ngài, và để đem Ngài vào cuộc đời chúng ta, th́ không ai hơn Mẹ Maria là người có thể giúp chúng ta việc này một cách hữu hiệu, đẹp với thánh ư Chúa.

 

Trước khi Ngài hạ sinh, 500 năm trước Isaia đă nói tiên tri về Ngài, và về người sẽ giới thiệu Ngài với nhân loại, đó là Gioan Tiền Hô. Vị mà trong những ngày gần đây đă được nhắc nhở tới trong tiến tŕnh Mùa Vọng, một tiến tŕnh chuẩnn bị mừng kỷ niệm Con Chúa giáng trần.

 

Biến cố Truyền Tin được nhắc lại như một lời nhắc nhở chúng ta về vai tṛ của Mẹ Maria trong Mầu Nhiệm Nhập Thể và Giáng Trần của Ngôi Hai Thiên Chúa. Trích đoạn Tin Mừng của Thánh Luca về biến cố này đă làm nổi bật  vai tṛ của Mẹ Maria trong Chương Tŕnh Cứu Độ của Thiên Chúa. Nó đă cho chúng ta thấy rơ h́nh ảnh mật thiết giữa Chúa Giêsu và mẹ Ngài là đấng đă ban cho Ngài thân xác tự nhiên, đă cưu mang, đă hạ sinh và đă nuôi dưỡng Ngài như lời Tổng Thần Gabriel nói với Mẹ: “Bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai và đặt tên là Giêsu. Ngài sẽ trở nên cao cả và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao” (Luc 1:31-32).  Và trong khi chấp nhận lời mời gọi của Thiên Chúa, chấp nhận cưu mang và sinh hạ Con Thiên Chúa qua tiếng “Fiat” – Xin vâng – Mẹ Maria đă chiếm hữu và hiểu đầy đủ về người Con của ḿnh, và là người có tư cách và thẩm quyền để giới thiệu với nhân loại về người Con ấy.

 

Thánh vương Đavít trong Cựu Ước đă có lần trăn trở v́ muốn xây cho Thiên Chúa một ngôi đền, nhưng đă bị Ngài từ chối: “Có phải ngươi sẽ xây cất cho Ta một ngôi nhà để ở chăng?” (2 Sam 7: 5). V́ làm sao Đavít có thể xây nhà cho Chúa ở được. Thiên Chúa không cần những ngôi đền dù là lộng lẫy nhất do tay người ta làm ra. Điều này ám chỉ về đền thờ sống động, ḥm bia thánh, đền vàng của Ngài là Đức Trinh Nữ Maria. Cung ḷng của Maria chính là thánh cung tuyệt vời của đền thờ ấy. Một ngôi đền thờ mà Thiên Chúa Cha đă đích thân chuẩn bị và xây cho Con của ḿnh. Bằng ơn đầu thai vô nhiễm tội. Bằng ơn trọn đời đồng trinh. Bằng ơn mang thai Ngôi Hai Thiên Chúa nhờ phép của Thánh Thần. Mẹ Maria đă được trang điểm lộng lẫy, và ngôi đền Maria mới chính là nơi Thiên Chúa ngự trị.

 

H́nh ảnh này đem giúp chúng ta nghĩ lại tư tưởng thánh mẫu của Thánh Loui de Monfort: “Per Mariam ad Jesum” – Qua Mẹ Maria để đến với Chúa Giêsu. V́ chỉ có thể nhờ Mẹ Maria chúng ta mới hiểu được sự cao trọng và niềm vui khôn lường khi được Chúa đến viếng thăm. Isave và con của bà là Gioan Tiền Hô đă cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc này khi Mẹ Maria đem Chúa đến cho hai người và đă thản thốt kêu lên: “Bởi đâu tôi được Mẹ Chúa đến viếng thăm?” (Luc 1:43). C̣n Gioan Tiền Hô dù lúc đó c̣n trong bụng mẹ cũng đă nhẩy mừng sung suống: “V́ vừa nghe lời chị chào, hài nhi trong ḷng tôi đă nhẩy mừng” (Luc 1:44).

 

Nếu Isave và Gioan Tiền Hô mới gặp Mẹ và Chúa Giêsu có một chút thôi mà đă hạnh phúc và b́nh an đến như thế, th́ Mẹ Maria đă trải qua 9 tháng cưu mang, 3 năm bú mớm, và suốt 30 năm dài nuôi dưỡng Chúa Giêsu, kể cả những năm tháng công khai của Ngài, Mẹ luôn có Chúa ở bên và luôn ở bên Chúa th́ niềm vui và hạnh phúc ấy lớn lao đến chừng nào. Do đó, khi được Mẹ giới thiệu và nói với Chúa cho chúng ta một lời – dù chỉ là một lời thôi – th́ lập tức linh hồn chúng ta sẽ ngập tràn niềm vui và sự b́nh an.

 

Do đó, nói là cần nhờ Mẹ Maria và qua Mẹ Maria để chúng ta đến gần và cảm nhận được Thiên Chúa, là v́ sẽ không có ai hiểu Chúa Giêsu và yêu mến Chúa Giêsu bằng Mẹ. Việc chuẩn bị đón mừng Chúa giáng trần sẽ thiếu hẳn ư nghĩa và sẽ không hoàn hảo nếu chúng ta bỏ qua mà không nhờ đến Mẹ.

 

Làm sao chúng ta có thể nhận ra qua h́nh hài của một trẻ sơ sinh, bọc trong khăn và nằm trong máng cỏ kia là Thiên Chúa nhập thể để mà tiếp đón, để mà yêu mến và thờ lậy.

 

Làm sao chúng ta có thể cảm nghiệm được thế nào là h́nh ảnh và ư nghĩa của cuộc hạ sinh nghèo nàn của Ngài, để mà thờ lậy và đón nhận Ngài vào cuộc đời ḿnh, qua những chứng từ cuộc sống thường ngày.

 

Làm sao chúng ta có thể hiểu được niềm vui và hạnh phúc như thế nào khi được Chúa ở với và được bồng Chúa trên tay, mang Chúa trong ḷng như Mẹ Maria đă âu yếm, đă bồng bế, và đang cung kính mang Chúa trong ḷng của người.

 

Nhưng nhất là làm sao chúng ta có thể xứng đáng đứng trước mặt Hài Nhi Giêsu, và để được Ngài giơ tay chúc phúc, nếu chúng ta không nhờ Mẹ Maria âu yếm, và nói với Chúa một câu hộ cho chúng ta.

 

Giáng sinh đang gần về. Ngày kỷ niệm Con Chúa giáng trần đang gần đến. Mọi chuẩn bị bên ngoài sẽ trở thành vô giá trị, nếu như không đem chúng ta gần lại với Đấng đă hạ sinh làm người v́ chúng ta. Việc đón mừng ngày Ngài giáng sinh sẽ không đem lại ư nghĩa và lợi ích thiêng liêng ǵ cho chúng ta, nếu như chúng ta không đến gần và cảm được sự b́nh an trong tâm hồn là điều mà Ngài đă mang xuống từ trời cao. Nhưng làm sao chúng ta có thể đến gần với Ngài, cảm được sự b́nh an của Ngài nếu chúng ta không nhờ Mẹ Maria, cũng như nếu chúng ta không được Mẹ Maria giới thiệu một lời với Ngài, như Mẹ đă giới thiệu Ngài cho các mục đồng, và cho Ba Vua khi những người này t́m đến với Chúa Giêsu.