|
CHÚA NHẬT XXVII QUANH NĂM
BÀI ĐỌC I: Is 5:1-7
“Vườn nho của Chúa các
đạo binh là nhà Israel”
Bài trích sách Tiên tri Isaia.
Tôi
sẽ ca tặng người yêu bài hát của cô bác tôi về vườn nho. Người tôi yêu có một
vườn nho trên đồi xinh tươi. Người rào giậu, nhặt đá, trồng cây chọn lọc, xây
tháp giữa vườn, lập máy ép trong vườn, và trông mong nó sinh quả nho, nhưng nó
lại sinh toàn nho dại. Vậy giờ đây, hỡi dân cư Giêrusalem và người Giuđa, hăy
luận xét giữa ta và vườn nho ta. Nào c̣n việc ǵ phải làm cho vườn nho ta mà ta
đă không làm? Sao ta trông mong nó sinh quả nho, mà nó lại sinh quả nho dại? Giờ
đây ta tỏ bày cho các ngươi biết ta sẽ làm ǵ đối với vườn nho ta; Ta sẽ phá
hàng rào, để nó bị tàn phá, sẽ phá tường để nó phải bị giầy đạp. Ta sẽ bỏ nó
hoang vu: không cắt tỉa, không vun xới: gai góc sẽ mọc lên và ta sẽ khiến mây
không mưa xuống trên nó. Vườn nho của Chúa các đạo binh là nhà Israel: và người
Giuđa là chồi cây Chúa vui thích: Ta trông mong nó thực hành điều chính trực,
nhưng đây toàn sự gian ác. Ta trông mong nó thực hành đức công b́nh, nhưng đây
toàn là tiếng kêu oan.
Lời của Chúa.
Đáp Ca: (Xin mời Cộng đoàn thưa)
Vườn nho của Chúa là nhà
Israel.
1.
Tự Ai Cập Chúa đă mang
về một gốc nho, Chúa đă đuổi chư dân đi để ương trồng nó. Nó vươn nhành ra cho
tới nơi biển cả vươn chồi non cho tới chỗ đại giang.
2.
Tại sao Ngài phá vở
hàng rào, để bao khách qua đường đều lảy hái nó, để lợn rừng xông ra tàn phá, và
muông thú ngoài đồng dùng nó làm cỏ nuôi thân?
3.
Lạy Chúa thiên binh,
xin thương trở lại, tự trời cao xin nh́n coi và thăm viếng vườn nho nầy. Xin bảo
vệ vườn nho mà tay hữu Ngài đă cấy, bảo vệ ngành nho mà Ngài đă củng cố cho ḿnh.
4.
Chúng tôi sẽ không c̣n
rời xa Chúa nữa, Chúa cho chúng tôi được sống và chúng tôi ca tụng danh Ngài.
Lạy Chúa thiên binh, xin cho chúng tôi được phục hồi, xin tỏ thiên nhan hiền từ
Chúa ra, hầu cho chúng tôi được ơn cứu sống.
BÀI ĐỌC II: Phil 4:6-9
“Thiên Chúa b́nh anh sẽ ở
cùng anh em”
Bài trích thơ Thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Philipphê.
Anh
em thân mến, anh em đừng lo lắng ǵ hết, nhưng trong khi cầu nguyện, anh em hăy
tŕnh bày những ước vọng lên cùng Chúa, bằng kinh nguyện và lời cầu xin đi đôi
với lời cảm tạ. Và b́nh an của Thiên Chúa vượt mọi trí hiểu, sẽ giữ ǵn ḷng trí
anh em trong Chúa Giêsu Kitô. Vả lại, hỡi anh em, những ǵ là chân thật, trong
sạch, công chính, là thánh thiện, đáng yêu chuộng, danh thơm tiếng tốt, là nhân
đức, là luật pháp đáng khen, th́ anh em hăy tưởng nghĩ những sự ấy. Những điều
anh em đă học biết, đă lănh nhận, đă nghe và đă thấy nơi tôi, anh em hăy đem
những điều đó ra thực hành, th́ Thiên Chúa b́nh an sẽ ở cùng anh em.
Lời của Chúa.
(Xin mời Cộng đoàn đứng)
Alleluia, alleluia. --- Chúa phán: “Thầy là đường, là sự
thật và là sự sống, không ai đến được với Cha mà không qua Thầy”. --- Alleluia.
PHÚC ÂM: Mt 21:33-43
“Ông sẽ cho người khác
thuê vườn nho”
Bài trích Phúc Âm theo Thánh Matthêô.
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng các thượng tế và các kỳ lăo trong dân rằng: “Các ông
hăy nghe dụ ngôn nầy: Có ông chủ nhà kia trồng được một vườn nho; Ông rào dậu
chung quanh, đào hầm ép rượu và xây tháp canh; đoạn ông cho tá điền thuê, rồi đi
phương xa. Đến mùa nho, ông sai đầy tớ đến nhà tá điền để thu phần hoa lợi.
Nhưng những người làm vườn nho bắt các đầy tớ ông: đánh đứa nầy, giết đứa kia và
ném đá đứa khác. Chủ lại sai một số đầy tớ khác đông hơn trước, nhưng họ cũng xử
với chúng như vậy. Sau cùng chủ sai chính con trai ḿnh đến với họ. V́ nghĩ rằng:
Họ sẽ kính nể con trai ḿnh. Nhưng bọn làm vườn vừa thấy con trai ông chủ liền
bảo nhau: Đứa con thừa tự kia rồi: Nào anh em! Chúng ta hăy giết nó đi và chiếm
lấy gia tài của nó”. Rồi họ bắt cậu, lôi ra khỏi vườn nho mà giết. Vậy khi chủ
về, ông sẽ xử trí với bọn họ thế nào?” Các ông trả lời: “Ông sẽ tru diệt bọn
hung ác đó và sẽ cho người khác thuê vườn nho để cứ đến mùa nộp phần hoa lợi”.
Chúa Giêsu phán: “Các ông chưa bao giờ đọc thấy trong Kinh Thánh: “Chính viên đá
bọn thợ loại ra, đă trở nên viên đá góc; đó là việc Chúa làm và là việc lạ lùng
trước mắt chúng ta! Bởi vậy, Tôi bảo các ông: “Nước Thiên Chúa sẽ cất khỏi các
ông để trao cho dân tộc khác biết làm cho trổ sinh hoa trái”.
Phúc Âm của Chúa.
-----------------------------------------------------
Suy Niệm
“Một Dân Tộc Khác”
Nếu thợ làm vườn nho của bài Phúc Âm Chúa Nhật hai tuần
trước là các tông đồ hay hàng giáo phẩm tông truyền thừa kế các vị th́ vườn nho
là Giáo Hội Chúa Kitô. Nếu đứa con đi làm vườn nho cho cha trong bài Phúc Âm
Chúa Nhật tuần vừa rồi là đứa không muốn đi rồi lại đi là thành phần tội nhân,
hiện thân của một Giáo Hội được Chúa Kitô cứu chuộc và thành hóa, th́ vườn nho
là Vương Quốc của Thiên Chúa cần được Giáo Hội làm cho phát triển cho đến khi
Chúa Kitô tái giáng trong vinh quang. Vậy h́nh ảnh Giáo Hội trong dụ ngôn vườn
nho Chúa Nhật tuần này như thế nào?
Trước hết, đối tượng nghe dụ ngôn Chúa Giêsu nói về vườn nho đây, như tuần trước,
vẫn là thành phần “các trưởng tế và kỳ lăo trong dân”. Bởi thế, mở đầu bài Phúc
Âm Chúa Nhật tuần này, Thánh Kư Mathêu mới lập lại lời Chúa Giêsu nói với thành
phần ấy như sau: “Quí vị hăy lắng nghe một dụ ngôn khác”. Tại sao Chúa Giêsu nói
tiếp với cùng thành phần đối tượng nghe này một dụ ngôn khác ngay sau đó? Phải
chăng dụ ngôn hai người con được cha kêu gọi đi làm vườn nho cho ông chưa đủ để
họ hiểu Chúa Giêsu có ư nói về họ hay sao? Chỉ biết rằng, sau dụ ngôn thứ hai
này, Thánh Kư Mathêu mới ghi lại phản ứng của thành phần ấy, một phản ứng không
được Giáo Hội cho đọc trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần này: “Khi các trưởng tế
và những người Pharisiêu nghe thấy những dụ ngôn này th́ nhận ra rằng Người đang
nói về họ. Mặc dù họ t́m cách bắt giữ Người họ vẫn sợ dân chúng đă coi Người là
một vị tiên tri” (Mt 21:45-46).
Thật vậy, dụ ngôn Chúa Nhật tuần này đă làm sáng tỏ dụ ngôn Chúa Nhật tuần trước.
Nếu dụ ngôn Chúa Nhật tuần trước cho thấy thành phần lănh đạo dân Do Thái thuộc
loại nói mà không làm, tức nói với cha là ḿnh sẽ đi làm vườn nho cho cha song
thực tế lại không làm, v́ họ cứ tưởng sống đạo kiểu giữ tỉ mỉ luật lệ như thế là
đă đủ nên công chính, đủ làm vinh danh Thiên Chúa rồi. Với tâm tưởng mù tối như
thế, trong dụ ngôn của bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giêsu cho thấy họ mù tối đến
nỗi đă giết chính Con Thiên Chúa, Đấng Thiên Sai, để làm vinh danh Thiên Chúa,
tức, theo ư họ, là “để đoạt gia tài của Người Con này” (Mt 21:38). Thế nhưng,
trái lại, như chính lời họ đáp câu hỏi của Chúa Giêsu về số phận của nhóm tá
điền mưu đồ cướp đoạt gia tài của Người Con này, là bọn tá điền gian ác, dù có ư
đồ tốt lành, song đường lối xấu xa của họ cũng mang lại cho họ những hậu quả
thảm hại, đó là họ bị loại trừ, không được tiếp tục hưởng đặc ân coi sóc vườn
nho để sinh hoa lợi cho chủ nữa.
“Vườn nho của Chúa” đây là ǵ, nếu không phải, như bài đáp ca Chúa Nhật tuần này
cho biết, “là nhà Yến Duyên”. Vườn nho này, như bài đọc thứ nhất cũng như bài
Phúc Âm cho thấy, đă được Chúa chăm sóc rất kỹ, bằng cách rào giậu chung quanh
là các thứ lề luật được ban bố cho họ, giúp họ khỏi bị các thú rừng đam mê và ư
riêng hoang dại phá hoại; đào hầm ép rượu là giao ước họ đă kư kết với Thiên
Chúa, một giao ước họ phải bỏ ḿnh đi, không chạy theo các ngẫu tượng và ngoại
t́nh với các thần ngoại bang, mới có thể trung thành với Ngài; và xây tháp canh
là nhắc nhở cho họ Lời Hứa Chúa đă đoan nguyền với cha ông tổ phụ họ, để luôn
hướng họ về một Đấng Thiên Sai Cứu Tinh, về một Vương Quốc Thần Linh hoàn vũ.
Thành phần được sai đến thu hoa lợi đây là các tiên tri, thành phần hầu hết đă
bị dân tộc này sát hại, kể cả vị cuối cùng là Gioan Tẩy Giả. Bởi thế, “vườn nho
của Chúa là nhà Yến Duyên” này đă bị Chúa để cho tan hoang tàn rụi, như Sách
Tiên Tri Isaia ghi nhận trong bài đọc thứ nhất Chúa Nhật tuần này cho thấy.
Về phần hàng lănh đạo của dân Do Thái, v́ mù tối, ở chỗ giết Con Thiên Chúa,
Đấng Thiên Sai của Ngài, sẽ bị loại trừ, và từ đó, như lời Chúa Giêsu khẳng định
trong bài Phúc Âm Chúa Nhật này, “vương quốc của Thiên Chúa sẽ lấy đi khỏi quí
vị mà trao cho một dân tộc khác để làm trổ sinh mùa màng tươi tốt”. Vậy “một dân
tộc khác” đây là ai, nếu không phải thành phần Dân Tân Ước, một mầm mống nước
trời được Chúa Kitô gieo vào thửa ruộng thế gian của Người, ban đầu là một hạt
cải nhỏ bé nhất, nhỏ như đức tin không thể thấy được bằng mắt trần hay lư trí tự
nhiên, song đă lớn lên thành một thân cây Giáo Hội Hoàn Vũ vĩ đại, vươn cành của
ḿnh đến tận cùng trái đất, đến nỗi chim trời là các linh hồn tới làm tổ nơi các
cành của cây là các Giáo Hội địa phương trên khắp trái đất (xem Mt 13:31-32).
Hăy lưu ư, “một dân tộc khác” là Dân Tân Ước đây không tiếp tục làm “vườn nho
của Chúa là nhà Yến Duyên”, thay cho nhóm tá điền mù tối gian ác, nhóm tá điền
hoàn toàn tác hành ngược lại với những ǵ chân thật, tinh tuyền và đức hạnh,
những điều được Thánh Phaolô nói đến trong bài đọc thứ hai, mà thành phần “dân
tộc khác” này là dân tộc được kêu gọi đến thay cho nhóm tá điền mù tối lộng hành
ấy để làm cho “Nước Cha trị đến” trên thế gian.
Như thế, nếu thợ làm vườn nho của bài Phúc Âm Chúa Nhật hai tuần trước là các
tông đồ hay hàng giáo phẩm tông truyền thừa kế các vị th́ vườn nho là Giáo Hội
Chúa Kitô. Nếu đứa con đi làm vườn nho cho cha trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần
vừa rồi là đứa không muốn đi rồi lại đi là thành phần tội nhân, hiện thân của
một Giáo Hội được Chúa Kitô cứu chuộc và thành hóa, th́ vườn nho là Vương Quốc
của Thiên Chúa cần được Giáo Hội làm cho phát triển cho đến khi Chúa Kitô tái
giáng trong vinh quang. Và nếu thành phần “một dân tộc khác” đây là Dân Tân Ước
nói chung th́ Vương Quốc của Thiên Chúa đây chính là Dự Án Cứu Độ của Thiên Chúa
được thể hiện trên thế gian, hay là “Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”.
Có thể nói, nội dung của ba dụ ngôn liên quan đến vườn nho cũng như đến thành
phần làm vườn nho trong ba bài Phúc Âm của hai Chúa Nhật trước cũng như của Chúa
Nhật này đă được tóm gọn trong ba lời ước nguyện đầu của Kinh Chúa Dạy: Dụ ngôn
thuê thợ làm vườn nho rồi trả công đồng đều từ kẻ đến sau tới kẻ đến trước liên
quan đến ước nguyện “Danh Cha cả sáng”; dụ ngôn kêu gọi hai con trai đi làm vườn
nho song chỉ có đứa cố làm dù lúc đầu không muốn làm liên quan đến ước nguyện
“Nước Cha trị đến”; và dụ ngôn cho tá điền thuê vườn nho để sinh hoa lợi cho chủ
liên quan đến ước nguyện “Ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời”.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL
Ông Chủ Hiền Hậu
Trần Mỹ Duyệt
Trong dụ ngôn trước, khi nói về việc một ông chủ thuê thợ
làm vườn nho ḿnh, Chúa Giêsu đă hé mở cho thấy qua h́nh ảnh ấy, tấm ḷng xót
thương và hiền hậu của Cha trên trời như thế nào. Chúa Nhật tuần này, một lần
nữa, Ngài lại cho thấy thêm về sự nhẫn nại của Thiên Chúa qua phong thái và cách
đối xử của ông chủ trước những tá điền bất lương của ông. Ḷng khoan nhân và
nhẫn nại của ông chủ vườn, cũng chính là h́nh ảnh về ḷng từ bi, xót thương và
tha thứ của Thiên Chúa trước những bất trung và bội bạc của con người.
Khi đọc và suy nghĩ cẩn thận về cung cách đối xử và thái độ nhẫn nại chờ đợi của
ông chủ vườn nho mà Chúa Giêsu đă dùng trong dụ ngôn, ta không thể không tự hỏi,
tại sao ông chủ phải làm như vậy. Tại sao phải nhẫn nại chờ đợi lâu như vậy.
Chúng ta càng cảm động hơn khi thấy ông chủ mặc dù muốn ra tay mạnh với bọn tá
điền bất lương ấy, nhưng rồi không nỡ. Chúa Giêsu đă kết thúc dụ ngôn một cách
hết sức nhân từ, khi Ngài để tự những người nghe Ngài giảng hôm đó ra cho ḿnh
cái h́nh phạt của sự bất trung, đó là: “Oâng sẽ tiêu diệt bọn hung ác đó và sẽ
cho người khác thuê vườn nho để cứ đến mùa nộp phần hoa lợi” (Mt 21:41). Phần
Ngài, đứng trước thái độ chai lỳ của dân Ngài, Ngài cũng chỉ nói: “Bởi đó, Tôi
bảo các ông: Nước Thiên Chúa sẽ cất khỏi các ông để trao cho dân tộc khác biết
làm trổ sinh hoa trái” (Mt 21:43), nhưng không nói rơ lấy đi bằng cách nào, hay
nói theo ngôn từ của những người kiểu nói của những người Do Thái bấy giờ, là
Ngài đă dùng h́nh thức nào để “tiêu diệt bọn hung ác” ấy.
Nhân hậu và xót thương. Thiên Chúa qua h́nh ảnh của ông chủ vườn là một Thiên
Chúa đầy t́nh thương và sự nhẫn nại. Một Thiên Chúa “chậm bất b́nh và hết sức
khoan nhân”. Ngài đă không hành xử cách nóng giận và hẹp ḥi đứng trước những
lỗi lầm, những bất lương của con người như những tá điền vô lương tâm kia. Họ
không những đă hành hạ, khinh bỉ những sứ giả của ông, và sau cùng ngay chính
con của ông, họ cũng đă giết chết với thâm ư là muốn chiếm đoạt phần gia tài của
ông.
Tâm lư chung, ai cũng mong được Thiên Chúa nhẫn nại và khoan dung với ḿnh,
nhưng ngược lại, cũng rất mong Ngài sốt sắng đối xử công b́nh với những người
khác, đặc biệt, những người ḿnh không ưa, không thích. Thí dụ, chúng ta phàn
nàn và cho rằng Thiên Chúa sao nhẫn nại quá mà không ra tay đối với người nọ,
người kia, v́ họ gian ác, lọc lừa và hại dân, hại nước. Hoặc chúng ta cho rằng
Thiên Chúa đối xử bất công khi cho người này, người khác được mọi sự vừa ư họ,
nhưng lại để ḿnh gặp thử thách, lận đận và khó khăn. Th́ qua bài học ông chủ
nhân hậu này, chúng ta hiểu thêm về tấm ḷng rộng răi, bao dung của Thiên Chúa.
Thật sự Ngài không phải là không biết đến những lỗi lầm và khuyết điểm của con
người. Nhưng chỉ v́ ḷng nhân lành của Ngài khiến Ngài phải chờ đợi và nhẫn nại.
Trong một thị kiến tư, thụ khải nhân cho biết rằng trong Hỏa Ngục từ Satan đến
một linh hồn phải đọa đầy trong đó không một ai phàn nàn và kêu ca Thiên Chúa v́
đă không nhẫn nại và khoan dung đối với ḿnh. Và từ Satan đến một linh hồn vừa
mới sa vào Hỏa Ngục đều phải công nhận rằng, chúng bị phạt trong Hỏa Ngục là
xứng đáng, là hợp với Đức Công B́nh của Thiên Chúa. Cũng một cách tương tự,
không một thánh nhân nào trên Thiên Đàng lại phàn nàn và cho rằng ḿnh bị cưỡng
bách phải lên Thiên Đàng. Và đó là cách đối xử công bằng nhưng cũng rất khoan
nhân của Thiên Chúa.
Nhưng từ thái độ và cách đối xử kia, khiến chúng ta phải suy nghĩ lại tư tưởng,
lời nói, và hành động của ḿnh. Liệu ḿnh có giống như những tá điền lười lĩnh,
ương ngạnh, và bất nhân kia không? Liệu ḿnh có phủ nhận những sứ giả của Thiên
Chúa từng sai đến trong cuộc đời ḿnh hay không? Đó là cha, mẹ, anh, chị, em, vợ,
chồng, bạn hữu tốt. Đó là các linh mục, nam nữ tu sĩ, là tiếng nói chính thức
của chính quyền và giáo quyền. Sẽ có một lúc nào đó, nếu h́nh ảnh và tiếng nói
của những sứ giả kia bị ta gạt bỏ và khinh bỉ, th́ rồi dù tiếng nói và h́nh ảnh
của Thiên Chúa trong lương tri và linh hồn ḿnh cũng bị chúng ta loại bỏ. Và lúc
đó, hậu quả sẽ là: “Nước Thiên Chúa sẽ cất khỏi các ông để trao cho dân tộc khác
biết làm trổ sinh hoa trái” (Mt 21:43).
Thiên Chúa nhân từ, xót thương, và rộng răi. Nhưng Ngài cũng là một Thiên Chúa
hết sức công b́nh. Thái độ làm con của chúng ta, do đó, phải sống sao để khỏi
phụ t́nh Ngài. Đừng để Ngài phải miễn cưỡng đối xử công b́nh với chúng ta. Ngoài
ra, chúng ta đừng xét đoán, hoặc phê phán anh, chị, em chung quanh ḿnh, nhưng
như Phaolô: “Vui với người vui, khóc với kẻ khóc” trong tâm t́nh biết ơn, chia
sẻ, và cảm thông. Bởi v́ chúng ta đều biết, sẽ có một lúc nào đó sự công b́nh
của Thiên Chúa được thể hiện cho tất cả mọi người, và ngay cả chính chúng ta nữa.
Và để tránh khỏi phải giáp mặt với đức Công B́nh ấy, chúng ta haỵ làm vui ḷng
Ngài và sống với Ngài như ông chủ đầy ḷng nhân hậu.
NƯỚC
TRỜI LÀ CỦA CHÚNG TA
Trần Mỹ Duyệt
Có bao giờ bạn bị thất
sủng chưa? Nhất là sự thất sủng ấy lấy đi danh giá, địa vị hay quyền lợi của bạn.
Danh giá, chức vụ hay quyền lợi càng cao, càng sáng giá, càng nhiều th́ sự mất
mát và đau khổ càng lớn lao. Qua những biến cố ấy, đă có nhiều người mất ăn, mất
ngủ, tự tử, hoặc có thể đem đến tâm bệnh. Nhưng đó chỉ là những giá trị, địa vị,
và danh giá của thế giới vật chất. C̣n nếu như thất sủng xẩy ra trong lănh vực
tâm linh, thí dụ, như bị mất ơn sủng, mất cơ hội tham dự Nước Trời th́ đó là một
mất mát lớn lao mà con người không thể lường được. Về vấn đề này, Chúa Giêsu đă
nói: “Được lời lăi cả thế gian mà thiệt mất linh hồn nào được ích ǵ. Lấy ǵ mà
đổ được linh hồn” (Mt 16:26).
Đọc lịch sử cứu độ,
chúng ta đă thấy người Do Thái hay dân tộc Do Thái ngay từ đầu đă được Thiên
Chúa Giavê tuyển chọn và rất mực cưng chiều. Để thiết lập nên đất nước Do Thái,
miền đất chảy sữa và mật, Thiên Chúa đă thẳng tay tiêu diệt mọi kẻ thù của họ.
Ngài đă giải thoát họ khỏi ách thống trị người Ai Cập. Đă đem họ về sau thời
gian lưu đày tại Babilon. Ngài đă kư kết với các tổ phụ họ những giao ước mà
ngàn đời vẫn c̣n đó. Một trong những giao ước quan trọng nhất, là Thiên Chúa đă
tuyển chọn dân này để từ ḍng giống Do Thái, Đức Kitô – Con Thiên Chúa – sẽ
giáng trần. Vậy mà hôm nay, chính người con ấy – Đức Kitô – mà các tiên tri, tổ
phụ của họ mong đợi đă đến, đă thiết lập nước Người ở giữa họ đă tuyên bố lấy đi
cái vinh dự ấy, lấy đi niềm mong đợi ấy để trao vào tay người khác: “V́ lư do đó,
ta nói thật với các ngươi, nước Thiên Chúa sẽ bị lấy mất khỏi các ngươi và trao
cho dân tộc khác để làm cho phong phú” (Mt 21:43).
Tại sao Chúa Giêsu lại
thẳng tay với bọn luật sỹ, Pharisiêu, Biệt Phái, kỳ lăo và thượng tế như vậy?
Tại sao Ngài nỡ cất khỏi họ Nước Thiên Chúa – ơn cứu độ – để trao cho dân tộc
khác? Lư do giản dị, v́ họ không hưởng dùng cái đặc ân mà chính cha ông, các tổ
phụ họ đă mong đợi. Những giao ước mà Thiên Chúa đă kư kết với các tổ phụ họ, họ
đă lạm dụng, và đă xử dụng như những phương tiện nhằm phổ bày quyền lực, danh
giá, và thỏa măn tính tự ái. Những ǵ Thiên Chúa đă chuẩn bị cho họ, đă thề hứa
với cha ông họ không đem lại cho họ sự sống đời đời là điều mà Ngài cho là quan
trọng, và chính lư do ấy, Ngài đă xuống trần. Họ có mắt mà như mù, có tai mà như
điếc, v́ họ đă không thấy và nghe những điều mà các tiên tri họ mong được thấy
và được nghe như có lần Chúa Giêsu đă nói với họ.
Thiên Chúa đă lấy đi các
đặc ân của họ, nhưng Ngài đă không hoàn toàn hỷ bỏ những giao ước mà Ngài đă kư
kết với các tổ phụ họ. Và v́ thế, Ngài chỉ tuyên bố lấy Nước Thiên Chúa đi khỏi
những ḷng trí kiêu căng, tự phụ và hẹp ḥi mà đại diện cho nhóm người này là
bọn Biệt Phái, Pharisiêu, luật sỹ, thượng tế và kỳ lăo. Riêng với những ai thành
tâm t́m kiếm chân lư, th́ Ngài vẫn ở đó để tỏ ḿnh ra cho họ. Và đó cũng là lư
do mà Kitô hữu chúng ta hôm nay được ơn nhận biết Ngài. Được ơn đón nhận ơn cứu
độ từ ḷng thương xót của Ngài.
Nhưng trước những đặc ân
nhưng không ấy, Kitô hữu chúng ta phải làm ǵ, và sẽ sinh lợi như thế nào. Hay
cũng như những Biệt Phái, Pharisiêu, thượng tế, kỳ lăo, và luật sỹ thời Ngài,
chúng ta cũng làm ngơ trước tiếng mời gọi của Ngài, cũng coi thường và không đón
nghe lời chân lư mà Ngài muốn nói với chúng ta.
Để được đón nhận và xứng
đáng với hồng ân Nước Trời, điều mà Chúa đ̣i hỏi nơi mỗi Kitô hữu chúng ta, là
phải biết làm phong phú, làm triển nở và dồi dào ơn ấy như những tá điền lương
thiện, và cần cù chịu khó. Bằng cách nào? Bằng cách chúng ta phải sống mật thiết
với ơn ấy. Phải biết đón nhận ơn ấy với ḷng biết ơn. Và sau khi đă đón nhận với
ḷng biết ơn, th́ phải làm cho ơn ấy được phát triển dồi dào trong chính cuộc
sống ḿnh, cũng như làm cho mọi người chung quanh biết và đón nhận ơn ấy nữa.
Tuy nhiên để sống mật
thiết với ơn Cứu Chuộc, Kitô hữu chúng ta phải mật thiết với Đức Kitô. H́nh ảnh
của sự mật thiết này đă được Chúa Giêsu dùng trong ví dụ thân nho và cành nho.
Cành phải dính liền với cây, và cây dính liền với cành. Cao hơn nữa, Ngài đă
dùng h́nh ảnh chính Ngài ở trong Chúa Cha, và Chúa Cha ở trong Ngài. Một sự hiệp
thông mở đường cho Chúa Giêsu được trưởng thành trong đời sống mỗi Kitô hữu. Mối
giây mật thiết giữa người Kitô hữu và Chúa Giêsu ấy có thể t́m thấy và thực hiện
được mỗi ngày khi chúng ta rước Thánh Thể. Năm Thánh Thể, theo Đức Gioan Phaolô
II là một dịp để chúng ta tất cả t́m về nguồn sức sống thần linh, và để đào sâu,
học hỏi và mật thiết với Chúa Giêsu. Và đây là một thực hành đúng nghĩa nhất cho
sự mật thiết giữa người Kitô hữu và Chúa Giêsu. C̣n hơn là cành nho và thân nho,
nó giống như sự mật thiết giữa Chúa Giêsu và Chúa Cha, nghĩa là, sau khi rước lễ,
người Kitô hữu được tan nhập vào Chúa Giêsu, và Chúa Giêsu cũng ḥa tan trong
người ấy.
Tiếp đến là sự biết ơn
về ân huệ mà Thiên Chúa đă ban cho. Như Đức Maria đă cất tiếng ngợi khen khi
được mời tham dự vào mầu nhiệm cứu độ: “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa”, bởi v́
“Chúa đă làm cho tôi những sự trọng đại”, mà sự trọng đại nhất là mạc khải t́nh
thương và ơn cứu độ cho mỗi Kitô hữu chúng ta. Và để làm cho Chúa được nhận biết,
cũng cùng một ư nghĩa của sự kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể, người Kitô hữu
mỗi lần rước Ḿnh Máu Thánh Chúa là mỗi lần được nuôi dưỡng bằng sức sống Thánh
Thể. Sức sống thần linh này sẽ tăng bổ và Giêsu-hóa sự trưởng thành của Người
nơi mỗi Kitô hữu. Qua đó, những người chung quanh có thể nhận ra sự hiện diện
của Ngài trong chính cuộc sống và con người mỗi Kitô hữu. Đây là một việc làm
phong phú, sinh hoa trái thiêng liêng mà Chúa Giêsu đă nhắc tới khi Ngài tuyên
bố cất Nước Trời khỏi tay những người Do Thái ương ngạnh, kiêu căng, tự phụ, và
từ chối Ngài mà ban cho chúng ta.
Đời sống Kitô hữu, do đó,
phải là một phản ảnh trung thực h́nh ảnh và ân sủng của Thiên Chúa trong mỗi
người chúng ta. Cùng với lời chúc tụng, ngợi khen và biết ơn trong chính cuộc
sống ḿnh. Chỉ có thế, người Kitô hữu mới sinh hoa trái, mới làm phong phú những
ân huệ mà Ngài đă ban cho chúng ta một cách nhưng không và rộng răi. Và lúc đó,
Nước Trời mới thật là của chúng ta.
|