MAÀU NHIEÄM KITOÂ HÖƠU

   

Ñaminh Maria Cao Taán Tónh, BVL

 

Nhập Đề

 

Cuộc Đời Kitô Hữu: Bỏ Ḿnh Theo Chúa

Trong buổi học hỏi về chủ đề "Tuổi Trẻ Vào Đời",  được tổ chức cho riêng hai ngành Nghĩa và Trưởng của Phong Trào Thiếu Nhi Fatima, thuộc Liên Đoàn Tổng Giáo Phận Los Angeles, vào Thứ Bảy Đầu Tháng ngày 4/9/1993, một ưu tư, tiêu biểu cho chung giới trẻ ngày nay, đă được nêu lên như sau:

"Tại sao con người, cả tinh thần lẫn thể xác, cao qúi và cần phải được tôn trọng mà Công Giáo lại chủ trương bỏ ḿnh?"

 

Tiện đà đang hướng dẫn phần đầu của buổi học hỏi theo đề mục "Ơn Gọi Tu Tŕ và Cuộc Đời Tận Hiến", (trước khi sang phần sau là "T́nh Yêu Phái Tính và Cuộc Sống Hôn Nhân"), tôi cố gắng giải quyết ưu tư này một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ bao nhiêu có thể, như sau:

"'Bỏ ḿnh' đối với đạo Công giáo không có nghĩa là 'tự hủy', mà là, như Chúa Giêsu Kitô đă 'chết đi rồi mới phục sinh', hay như 'hạt lúa miến có mục nát đi mới trổ sinh nhiều hoa trái' (Gioan 12:24). 

      Chưa cần nói đến lănh vực siêu nhiên, chỉ mới ở lănh vực tự nhiên, con người cũng đă cần phải 'bỏ ḿnh' rồi. Về phương diện tiêu cực, cứ sống  theo t́nh dục, theo tự ái, kết quả sẽ là những ǵ? Nếu không phải, như kinh nghiệm của mỗi người cho thấy, toàn là triền miên bất măn, bất an và bất hạnh. Về phương diện tích cực, làm việc ǵ th́ làm, học hành, làm ăn, yêu đương v.v., muốn đạt được kết quả mỹ măn, thực tế cũng cho thấy, đều phải hy sinh 'bỏ ḿnh'. Hiện tượng ly dị và phá thai hiện nay là ǵ, nếu không phải là những 'dấu chỉ thời đại' con người đang hư đi, đang phá sản (bankruptsy), đang tự diệt, nếu chỉ 't́m ḿnh' mà không chịu 'bỏ ḿnh'.

      Trong một thế giới nồng nặc hiện sinh và quay cuồng theo cá nhân chủ nghiă như thế, vẫn không thiếu những con người, chẳng những không bị phản ứng bởi bầu khí cá nhân hưởng thụ đầy ô nhiễm hiện đại, trái lại, c̣n trở nên nhũng 'dấu chỉ phục sinh'. Đó là những tâm hồn tận hiến đang hân hoan tự nguyện theo đuổi ơn gọi tu tŕ Công giáo, 'không cưới vợ gả chồng, sống như các thần trời' (Mathêu 22:30).

      "Bỏ ḿnh' đích thực của đạo Công giáo, như thế, về lư thuyết, có một ư nghiă hoàn toàn tích cực, chính đáng, làm cho con người thăng tiến và thánh thiện, chứ không làm cho họ bị băng hoại, tục hoá, và về thực hành, nó chính là một tiến tŕnh trong việc 'biến thể', chứ không  phải trong việc 'hủy thể'. Đó là một mầu nhiệm, Mầu Nhiệm Kitô Hữu."

 

Ư nghĩa sâu xa và đích thực của "bỏ ḿnh", qua câu trả lời của tôi trên đây, như tôi hiểu và chia sẻ, là như thế.

 

Nhưng, câu trả lời này mới giải đáp được khiá cạnh về bản chất và tác dụng của vấn đề mà thôi, tức khía cạnh ư nghĩa của "bỏ ḿnh" là ǵ, và khía cạnh lợi ích của "bỏ ḿnh" là được "biến thể".

 

Nếu tiếp tục đặt vấn đề: "Nguyên nhân chính yếu của 'bỏ ḿnh' là ǵ"? Hay, nói cách khác: "Tại sao tôi lại phải 'bỏ ḿnh'"?

 

Đối với khía cạnh này của vấn đề "bỏ ḿnh", cần phải được diễn giải thêm. Theo tôi, có 3 nguyên nhân chính yếu buộc chúng ta phải 'bỏ ḿnh':

1.   V́ tôi là một tạo vật;

2.   V́ tôi là một tội nhân;

3.   V́ tôi là một Kitô hữu.

 

 

Bỏ Ḿnh: V́ Tôi Là Một Tạo Vật.

Không phải sau khi sa ngă phạm tội, bản thân trở nên xấu xa, con người mới buộc phải "bỏ ḿnh". Thật ra, tự bản chất là tạo vật của ḿnh, ngay từ ban đầu, khi c̣n sống trong t́nh trạng vô tội và công chính nguyên thủy, con người đă phải "bỏ ḿnh" rồi. Không phải hay sao, v́ không chịu "bỏ ḿnh", qua hành động "t́m ḿnh", khi giơ tay hái trái cấm ăn, bất tuân mệnh lệnh Thiên Chúa, con người đă hư đi!?

 

Mẹ Maria "Vô Nhiễm Nguyên Tội", hơn ai hết, ư thức được thân phận là tạo vật của ḿnh: "Này tôi là tôi tớ Chúa" (Luca 1:38), đă hoàn toàn "bỏ ḿnh": "Tôi xin vâng (theo Thánh Ư Chúa) như lời sứ thần truyền" (Luca 1:38). Nhờ đó, từ một tạo vật vô cùng thấp hèn, Mẹ đă "trở nên" Mẹ Thiên Chúa vô cùng cao cả.

 

Như thế, trong Mầu Nhiệm Kitô Hữu,

"bỏ ḿnh" ở đây là "biết ḿnh", "hiến ḿnh".

 

Ngày nay, hơn bao giờ hết, con người đang muốn "tôn ḿnh" lên bằng Thiên Chúa, nhất định không chịu "bỏ ḿnh" là đường lối, mà theo họ, trong thời đại nhân bản trên hết hiện nay, quá ư là cổ hủ, lỗi thời và ác độc.

 

Do đó, họ đă bất chấp tất cả. Cho dù ly dị là điều "không ai được phép phân rẽ những ǵ Thiên Chúa đă liên kết" (Mathêu 19:6). Cho dù phá thai hay giết người v́ ḷng "nhân đạo" cũng là những điều không ai được quyền hủy hoại những ǵ Thiên Chúa đă tạo dựng. V́ không biết thủ phận là tạo vật của ḿnh như thế, xă hội loài người càng văn minh lại càng ngày bất an, càng nơm nớp lo sợ về hậu quả tự hủy diệt chính ḿnh.

 

Chúa Kitô đă mặc nhiên xác nhận định luật: Tạo vật phải "bỏ ḿnh", khi phán:

"Ai yêu sự sống ḿnh sẽ mất, c̣n ai mất sự sống ḿnh ở đời này, sẽ giữ được nó cho sự sống đời đời." (Gioan 12:25).

 

 

Bỏ Ḿnh: V́ Tôi Là Một Tội Nhân

Là một tạo vật thuần túy, con người đă phải "bỏ ḿnh". Là một tội nhân, con người càng phải "bỏ ḿnh" hơn nữa. 

Là một tạo vật, con người phải "bỏ ḿnh", v́ quyền hạn tương đối của ḿnh trước quyền hạn tuyệt đối của Thiên Chúa.

 

Là một tội nhân, con người chẳng những phải "bỏ ḿnh" v́ quyền hạn là tạo vật của ḿnh, mà c̣n phải "bỏ ḿnh", v́ bản thân băng hoại vô cùng bất hảo xấu xa của ḿnh trước bản tính vô cùng thiện hảo tốt lành của Thiên Chúa.

 

Đó là lư do, trong dụ ngôn hai người lên đền thờ cầu nguyện, (xem Luca 18:9-14), người thu thuế, v́ "biết ḿnh" và thú nhận tội lỗi trước thánh nhan Thiên Chúa, khi về đă được "trở nên công chính"; c̣n người biệt phái, v́ khoe khoang, khinh người, "tôn ḿnh" trước mặt Thiên Chúa, khi ra về, đúng như Chúa Kitô một lần kia nói chung về thành phần biệt phái: "Nếu các ngươi mù th́ vô tội, đằng này, các ngươi nói 'chúng tôi thấy' nên tội các ngươi vẫn c̣n" (Gioan 9:41).

 

Như thế, trong Mầu Nhiệm Kitô Hữu,

"bỏ ḿnh" ở đây là "hạ ḿnh", "sửa ḿnh".

 

Ngày nay, người ta đang mất đi ư thức tội lỗi, coi tội chẳng ra ǵ và chẳng c̣n biết tội là ǵ nữa. Tiêu chuẩn để con người căn cứ và yên tâm phạm tội là quyền làm người, như quyền "pro-choice", nhất là khi quyền này đă được thẩm quyền hợp pháp hóa, bảo vệ và cho thi hành.

 

Và, nguyên tắc để con người lư luận, biện hộ cho việc tội lỗi của ḿnh là tác dụng tốt của việc làm, căn cứ vào mức độ (lợi /hại) cân xứng của chính việc làm, mà, theo phán đoán tự nhiên, họ thấy rằng đáng làm và cần làm, chẳng hạn, việc giết người v́ "nhân đạo".

 

Nếu tiêu chuẩn và nguyên tắc luân lư mà con người chủ trương và nắm giữ đây thực sự đúng, tại sao chưa bao giờ xă hội loài người lại bị khủng hoảng và rối loạn như ngày nay?

 

Phải chăng là v́ con người văn minh gần như đạt đến mức tuyệt đỉnh ngày nay thấy rằng chỉ có "luật rừng" mới làm cho họ được sống hoàn toàn tự do và tối đa thoải mái?!

 

Chúa Kitô đă minh xác định luật: Tội nhân phải "bỏ ḿnh", khi phán:

"Hăy qua cửa hẹp mà vào. Cửa dẫn đến diệt vong th́ rộng răi. Đường đi th́ bằng phẳng và lắm người chọn đi con đường này. Nhưng cửa dẫn đến sự sống th́ chật hẹp, đường đi lại gập ghềnh và ít người gặp được nó." (Mathêu 7:13-14).

 

 

 

Bỏ Ḿnh: V́ Tôi Là Một Kitô Hữu

Trở nên một Kitô hữu nghĩa là "được tái sinh bởi trên cao" (Gioan 2:3) trong Bí Tích Rửa Tội. Nhờ "được tái sinh bởi trên cao", người Kitô hữu được "trở nên một tạo vật mới" (2Côrintô 5:17) và "được sống viên măn hơn" (Gioan 10:10) trong Chúa Kitô, Đấng "đầy ân sủng và chân lư" (Gioan 1:14) đă "tự hiến để họ được thánh hóa trong chân lư" (Gioan 17:19).

 

Thế nhưng, không phải "được trở nên một tạo vật mới" và "được sống viên măn hơn", (hơn cả t́nh trạng công chính nguyên thủy ngay từ ban đầu, khi hai nguyên tổ chưa sa ngă phạm tội, mất ơn nghĩa Chúa), mà người Kitô hữu không cần phải "bỏ ḿnh" nữa. Trái lại, càng được sống viên măn hơn, người Kitô hữu càng cần phải "bỏ ḿnh" hơn. Ở chỗ, "cho đi phúc hơn nhận lănh" (Tông Đồ Công Vụ  20:35) .

 

Như thế, trong Mầu Nhiệm Kitô Hữu,

"bỏ ḿnh" ở đây là "ban phát", "chia sẻ".

 

"Thiên Chúa đă yêu thế gian đến ban Con Một Ḿnh" (Gioan 3:16) không phải là lư tưởng "bỏ ḿnh" tuyệt đối của người Kitô hữu hay sao?

"Con Người đến để hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người" (Mathêu 20:28) cũng không phải là mô phạm  "bỏ ḿnh" tối cao cho người Kitô hữu hay sao?

 

Chúa Kitô đă khẳng quyết định luật: Kitô hữu phải "bỏ ḿnh", khi phán:

"Ai muốn theo Ta, người ấy phải bỏ ḿnh đi, vác thập giá ḿnh mà theo Ta." (Mathêu 16:24).

 

 

Kitô Hữu: Theo Chúa

Đến đây, Mầu Nhiệm Kitô Hữu từ mặt ch́m, mặt tiêu cực, mặt "bỏ ḿnh", sang mặt nổi, mặt tích cực, mặt "theo Chúa". Thật là chính xác khi nói: "Kitô hữu là người theo Chúa Kitô".

 

Chúa Kitô đă chẳng minh định chân lư này hay sao, khi tuyén phán:

"Chiên Ta th́ nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta." (Gioan 10:27).

 

"Theo Chúa Kitô" ở đây là ǵ, nếu không phải là:

SYTin vào Chúa Kitô,

SYChấp nhận Chúa Kitô, và

SYNên giống Chúa Kitô.

Theo Chúa Kitô là tin vào Chúa Kitô.

 

Không biết Chúa Kitô là ai, làm sao con người có thể theo Người được. Để cho người ta tin vào ḿnh, Chúa Kitô đă chẳng tỏ ḿnh ra cho họ hay sao, mà cách b́nh thường và thông dụng nhất là bằng các phép lạ cùa Người.

 

Nhờ mẻ cá lạ lùng (xem Luca 5:4-11) mà Phêrô đă nhận biết Chúa Kitô: "Lạy Chúa, xin tránh tôi ra, v́ tôi là một kẻ tội lỗi." và từ đó đă dứt khoát bỏ mọi sự mà theo Người.

 

Tuy nhiên, để trắc nghiệm  mức độ "theo Thày" của các môn đệ mà Người đă tuyển chọn, Chúa Kitô đă hỏi các vị:

"Phần các con, các con bảo Thày là ai?" (Mathêu 16:15).

 

Cho dù câu tuyên xưng: "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống" (Mathêu 16:16) của thánh Phêrô, thủ lănh của tông đồ đoàn và đại diện cho các môn đệ của Chúa Kitô, có xác thực đến đâu đi nữa, cũng không thể nào xác đáng bằng chính lời của Chúa Kitô tự xưng về ḿnh:

"Thày là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thày." (Gioan 14:6).

 

Theo Chúa Kitô là chấp nhận Chúa Kitô.

 

Kitô hũu nói riêng và loài người nói chung, không thể nào chấp nhận Chúa Kitô, một Chúa Kitô "thân thế tuy là Thiên Chúa, Người đă không coi ḿnh cứ phải ngang hàng với Thiên Chúa mới được. Mà Người đă tự hủy ra như không, mặc lấy thân phận tôi đ̣i, sinh ra theo h́nh ảnh con người." (Philiphê 2:6-7), một Chúa Kitô "giống anh em ḿnh mọi bề" (Do Thái 2:17).

 

Thánh Gioan Tẩy Giả, như ngài xác nhận chưa hề thấy Chúa Kitô (xem  Gioan 1:31), nhưng khi nhận ra dấu hiệu nơi Người, liền chấp nhận Người, khi tuyên xưng: "Đây là Đấng Thiên Chúa tuyển chọn" (Gioan 1:34), và tuyên bố: "Người phải nổi hơn, ta phải ch́m xuống." (Gioan 3:30).

 

Như thánh Gioan Tẩy Giả, người Kitô hũu không thể "theo Chúa Kitô" là "chấp nhận Chúa Kitô", nếu họ không biết "bỏ ḿnh và vác thập giá ḿnh".

 

Những câu thưa khi họ lănh nhận Bí Tích Rửa Tội: "Con xin từ bỏ", không phải là lời tuyên bố  dứt khoát "chấp nhận Chúa Kitô" của những người, sau khi đă nhận ra chân lư (Chúa Kitô), nhất định muốn theo chân lư (Chúa Kitô) hay sao?

 

Bằng không, họ có thể, một cách hiển nhiên hay âm thầm, giống như một số môn đệ đă bỏ Người mà đi, v́ không thể "chấp nhận" Ngưồi, sau khi nghe bài giảng về "Bánh Hằng Sống" của Người: "Ăn nói sao mà chói tai quá sức! Nghe làm sao cho lọt được chứ?" (Gioan 6:60).

 

"Giáo Hội trong thế giới ngày nay" không thiếu những trường hợp "bỏ Chúa" hơn là "bỏ ḿnh" này. V́ con người nói chung và Kitô hữu nói riêng đang tôn sùng ḿnh, muốn tự động "nâng ḿnh lên" bằng Thiên Chúa, muốn giống như Thiên Chúa.

 

Theo Chúa Kitô là nên giống Chúa Kitô.

 

Trọng tâm và đích điểm của việc "theo Chúa Kitô" chính là ở chỗ này, ở chỗ "nên giống (hay) nên một với Chúa Kitô".  Bằng không, có thể nói, đức tin vào Chúa Kitô, qua việc nhận biết và chấp nhận Người, vẫn chưa hoàn toàn chân thật, sâu xa và sống động.

 

Điển h́nh nhất là trường hợp của thánh Phêrô, vừa được Chúa Kitô khen lao, đặt làm đầu Giáo hội và trao ch́a khóa Nước Trời cho (xem Mathêu 16:17-19), sau khi thánh nhân tuyên xưng "Thày là Đức Kitô, Con Thiên Chúa Hằng Sống", th́ liền bị Chúa Kitô nguyền rủa thậm tệ: "Hỡi Satan, hăy cút đi cho khỏi mặt Ta..." (Mathêu 16:23), chỉ v́ "ngươi chẳng phán đoán theo Thiên Chúa ǵ cả, mà chỉ phán đoán theo loài người mà thôi." (Mathêu 16:23).

 

Nghĩa là, thánh Phêrô, bấy giờ, chỉ "chấp nhận" một Đức Kitô theo ư nghĩ và ư muốn loài người của ḿnh, chứ không "chấp nhận" một Đức Kitô, Đấng Thiên Sai của Thiên Chúa.

 

Cho dù sau này đă biết chấp nhận một Đức Kitô tử nạn, đến nỗi dám thề sống chết vói Người cho đến cùng (xem Luca 22:33), thánh Phêrô vẫn c̣n là vị tông đồ chối Chúa 3 lần (x. Luca 22:54-62).

 

Chính v́ thế, trên bờ biển Tibêria, sau khi Phêrô tuyên xưng ḷng mến của ḿnh 3 lần (xem Gioan 21:15-17) và được Thày trao quyền chăn dắt toàn thể Giáo hội cho, Chúa Kitô đă long trọng lập lại lời kêu gọi: "Hăy theo Thày" (Gioan 21:19).

 

Câu Chúa Kitô kêu gọi thánh Phêrô "hăy theo Thày" lần này, cho dù chỉ là âm vang của cùng một lời kêu gọi mà thánh tông đồ trưởng, khi vừa theo Người, đă nhận lănh từ chính Chúa Kitô: "Đừng sợ. Từ nay trở đi, ngươi sẽ thành tay đánh cá người" (Luca 5:10). Nhưng lời kêu gọi lần này vẫn có một tính cách đặc biệt hơn. Ở chỗ, dường như lần này Chúa Kitô muốn nhắn nhủ với thánh nhân rằng: "Thày đă làm thế nào, (các) con hăy làm theo như vậy" (Gioan 13:15). Nếu "Ta là mục tử tôt lành. Mục tử tốt lành thí mạng sống ḿnh v́ chiên" (Gioan 10:11), th́ con là "đầy tớ không hơn được thày" (Gioan 13:16) cũng phải theo bước chân Thày như vậy.

 

Cũng thế. Nếu "Kitô Hữu là người theo Chúa Kitô", một Chúa Kitô "đến không phải để được hầu hạ, mà là để hầu hạ, để hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người." (Mathêu 20:28), th́ họ cũng phải bắt chước Người mà sống, mà làm, mà theo như vậy. 

 

Từ đó, từ việc nên giống Chúa Kitô, và nhờ đó, nhờ tinh thần của Chúa Kitô mà ḿnh bắt chước, người Kitô hữu mới thực sự được "biến thể" trong Chúa Kitô, đạt đến Tầm Vóc thành toàn của Người (xem Êphêsô 4:13,15), trở thành một hiện thân sống động của Chúa Kitô và một chúng nhân đích thực cho Chúa Kitô. Đó là tột đỉnh và là tất cả "Mầu Nhiệm Kitô Hữu".

 

Khởi viết Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ 8/9/1993

tại Tổng Giáo Phận Los Angeles

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh. 

INDEX