MAÀU NHIEÄM KITOÂ HÖƠU
Ñaminh Maria Cao Taán Tónh, BVL
THÀY LÀ ĐƯỜNG
Trước hết, để hiểu rơ ràng và chính xác ư nghĩa của chi tiết thứ nhất trong câu tự xưng ḿnh này của Chúa Kitô, cần phải chú ư đến mối liên hệ của toàn thể câu Chúa nói.
Chúa Kitô không tự xưng ḿnh chỉ "là Đường" thôi, mà c̣n "là Sự Thật và là Sự Sống" nữa. Do đó, chi tiết thứ nhất Người "là Đường" phải rất ăn khớp với, tức phải có liên hệ trực tiếp và sâu xa với, hai chi tiết sau "là Sự Thật và là Sự Sống" nữa, nó mới hoàn toàn có ư nghĩa và đúng nghĩa, bằng không, nó có thể dễ dàng trở thành vô nghĩa hay sai nghĩa.
Có thể nói, hiểu được chi tiết thứ nhất này là chúng ta nắm được ch́a khóa để hiểu riêng hai chi tiết sau, và c̣n mở được cả chung kho tàng mạc khải nữa.
Vậy, Chúa Kitô "là Đường" để con người nói chung và Kitô hữu nói riêng phải "theo" ở đây: Nghĩa là ǵ? Ở chỗ nào?? Như thế nào???
"Thày là Đường": Nghĩa là ǵ?
"Thày là Đường": Trung Gian Duy Nhất
Chính Chúa Kitô đă xác định cho các thánh Tông đồ bấy giờ đang nghe tâm sự của Người biết, và qua các ngài, cho loài người và Kitô hữu chúng ta biết, mục đích chính yếu của vai tṛ Người "là Đường" là để dẫn con người nói chung và Kitô hũu chúng ta nói riêng đến cùng Cha. Do đó, ngay sau khi tự xưng, "Thày là Đường...", Người tiếp:"Không ai đến được với Cha mà không qua Thày." (Gioan 14:6).
Như thế, đối với Chúa Cha, Chúa Kitô "là Đường" không phải Người cũng là "Trung Gian Duy Nhất" hay sao?
"Chỉ có một Thiên Chúa và một Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người là con người Giêsu Kitô, Đấng đă hiến ḿnh làm giá chuộc cho mọi người." (1Timôthêu 2:5-6).
"Không ai có Ơn Cứu Độ, v́ không có một Danh nào khác trên thế gian này được ban cho con người, nhờ đó chúng ta được cứu rỗi." (Tông Đồ Công Vụ 4:12).
"Thày là Đường": Chứng Tá Thần Linh.
Chính Chúa Kitô đă minh định trước mặt quan toàn quyền Philatô, khi ông hỏi Người "Như thế th́ ngủỏi là vua chứ ǵ?" (Gioan 18:37), về mục đích chính yếu xuống thế làm người của Người:
"Lư do Tôi được sinh ra, lư do Tôi đến thế gian là để minh chứng cho sự thật." (Gioan 18:37).
Như thế, đối với bản thân, Chúa Kitô "là Đường" không phải Người cũng là "Chứng Tá Thần Linh" hay sao?
"Khi các ngươi treo Con Người lên, các ngươi sẽ nhận ra Là Ta." (Gioan 8:28).
"V́ họ mà Con tự hiến để họ được thánh hóa trong chân lư." (Gioan 17:19).
Nếu Chúa Kitô quả thật là "Chứng Tá Thần Linh", th́ những ai "không chấp nhận Người" (Gioan 1:11), họ có thể nào sẽ được sống đời đời hay chăng?
"Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đă ban Con Một Ngài, để ai tin vào Người sẽ không phải chết, nhưng được sống đời đời." (Gioan 3:16).
"Thày là Đường": Mô Phạm Tuyệt Đối
Chính Chúa Kitô, sau khi rửa chân cho các tông đồ, đă giải thích ư nghĩa cũng như mục đích chính yếu của tất cả mọi việc Người làm cố ư cho các vị thấy nói chung và việc Người trực tiếp làm nơi các vị nói riêng, là để làm gương cho các vị:
"Các con gọi Ta là 'Thày' và là 'Chúa' phải lắm, v́ Ta đúng là như thế. Nếu Ta là Thày và là Chúa mà c̣n rửa chân cho các con th́ các con cũng phải rửa chân cho nhau." (Gioan 13:13-14).
Như thế, đối với Kitô hữu, Chúa Kitô "là Đường" không phải là "Mô Phạm Tuyệt Đối" hay sao?
"Việc Thày vừa làm là để làm gương cho các con, Thày đă làm thế nào, các con hăy làm như vậy. Thày bảo thật với các con, tôi tớ không hơn được chủ, kẻ thừa sai không hỏn được người sai khiến. Biết được tất cả như thế mà đem ra thực hành th́ phúc cho các con." (Gioan 13:15).
"Hăy đến với Cha, hỡi tất cả những ai mệt nhọc và nặng gánh, Cha sẽ bổ sức cho các con. Hăy mang lấy ách của Cha và hăy học cùng Cha, v́ Cha hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng. Linh hồn các con sẽ được nghỉ yên, v́ ách Cha th́ êm ái, gánh Cha th́ nhẹ nhàng." (Mathêu 11:28-30).
Về phương diện sống đạo, ai không bắt chước Chúa Kitô "là h́nh ảnh Thiên Chúa vô h́nh" (Côlôsê 1:15), "là hiện thân đích thực của bản thể Cha" (Do Thái 1:3), có thể nào xứng đáng "trở nên Con Thiên Chúa" (Gioan 1:12), sống đẹp ḷng Thiên Chúa và tận hiệp với Thiên Chúa như Chúa Kitô được chăng:
"Đây là Con Ta yêu dấu, đẹp ḷng Ta mọi đàng. Hăy nghe lời Người." (Mathêu 17:5).
"Thày là Đường": Ở Chỗ Nào?
"Thày là Đường" ở Bản Thân Người
Là "Trung Gian Duy Nhất" giũa Thiên Chúa và loài người, Chúa Kitô "là Đường" ở chính Bản Thân của Người, Đấng "là phản ảnh vinh quang Cha, là hiện thân đích thực của bản thể Cha" (Do Thái 1:3).
"Nếu các con thực sự biết Thày, các con cũng biết Cha Thày nữa... Ai thấy Thày là thấy Cha." (Gioan 14:7,9).
Thật vậy,
- "Không ai đă từng lên trời trừ Đấng từ trời xuống là Con Người, Đấng ở trên trời." (Gioan 3:13); và,
- "Không ai đă từng thấy Cha, ngoại trừ duy ḿnh Đấng từ Thiên Chúa mới từng thấy Cha." (Gioan 6:46).
Do đó,
"Không ai biết Con trừ ra Cha cũng như không ai biết Cha trừ ra Con và những ai mà Con muốn tỏ ra cho." (Mathêu 11:27).
"Thày là Đường" ở Việc Người Làm:
Là "Chứng Tá Thần Linh" "để làm chứng cho sự thật", Chúa Kitô "là Đường" ở tại các việc làm của Người.
"Nếu Ta không làm các việc của Cha Ta th́ đừng tin vào Ta. Nhưng nếu Ta thực hiện những việc đó, cho dù các ngươi không tin vào Ta hăy tin vào những việc này, để thấy rằng Cha ở trong Ta và Ta ở trong Ngài." (Gioan 10:38).
Thế nhưng, đâu là việc làm của Chúa Kitô để nhân loại nhận thực Người đúng "là Sự Thật", nếu không phải là việc làm theo ư Đấng đă sai Người, như Người hằng tuyên bố và thực hiện trọn cuộc sống trần gian của Người:
"Không phải để làm theo ư riêng ḿnh mà Ta đă đến thế gian, song để làm theo ư Đấng đă sai Ta." (Gioan 6:38).
Đến nỗi, Người c̣n tỏ ra cho con người thấy rằng, Người không hề làm theo ư riêng của Người một tí nào, trái lại, Người hoàn toàn và tuyệt đối làm theo ư Đấng đă sai Người, chẳng những làm đúng theo điều Cha Người muốn mà c̣n làm theo y như cách Cha Người muốn nữa:
"Ta không nói ǵ tự ḿnh cả, mà chính Cha, Đấng sai Ta, truyền cho Ta điều phải nói và cách phải nói." (Gioan 12:49).
Chúa Kitô biết rằng Cha Người muốn Người phải hy sinh mạng sống cho trần gian (xem Gioan 6:39;10:17,18), nhưng chỉ bằng cách hy sinh trên thập giá mà thôi, chứ không phải bằng cách nào khác. Do đó, Người đă tự ḿnh tránh né tất cả những lần có thể hy sinh hiến mạng sống ḿnh, song không đúng như cách thức Cha Người định hay chưa đến giờ Cha Người muốn, như tránh khỏi bị xô xuống núi (x. Luca 4:30), hay tránh khỏi bị ném đá (x. Gioan 8:59).
"Thày là Đường" ở Tinh Thần của Người
Là "Mô Phạm Tuyệt Đối", Chúa Kitô "là Đường" ở tại Tinh Thần của Người, một tinh thần yêu thương "trọn lành như Cha trên trời là Đấng trọn lành" (Mathêu 5:48).
Có thể nói, Chúa Kitô chính là hồng ân của t́nh yêu Thiên Chúa ban cho loài người và là hiện thân của "Thiên Chúa là T́nh Yêu" (1Gioan 4:8,16).
Chúa Kitô không phải là hồng ân của t́nh yêu Thiên Chúa ban cho loài người hay sao, khi:
"Thiên Chúa yêu thế gian đến ban Con Một Ḿnh..." (Gioan 3:16).
Chúa Kitô không phải là hiện thân của "Thiên Chúa là T́nh Yêu" hay sao, khi Người tâm sự với các tông đồ thân tín nhất của Người:
"Cha Thày yêu Thày thế nào, Thày cũng yêu các con như vậy." (Gioan 15:9).
Là hồng ân của t́nh yêu Thiên Chúa và là hiện thân của "Thiên Chúa là T́nh Yêu" như thế, Chúa Kitô đă yêu nhân loại nói chung và "những kẻ thuộc về Người" (Gioan 13:1), "những kẻ Cha đă ban cho (Người)" (Gioan 17:2,9) nói riêng, một cách nhưng không, mật thiết và tận tuyệt.
Chúa Kitô đă yêu thương một cách "nhưng không", như "Thiên Chúa đă yêu chúng ta trước" (1Gioan 4:19):
"Không phải các con đă chọn Thày, song chính Thày đă chọn các con..." (Gioan 15:16).
Chúa Kitô đă yêu thương một cách "mật thiết", như "Cha Thày cũng là Cha của các con" (Gioan 20:17):
"Thày không gọi các con là tôi tớ nữa, v́ tôi tớ không biết ǵ về chủ của ḿnh. Trái lại, Thày gọi các con là bạn hữu, v́ Thày đă tỏ cho các con biết tất cả những ǵ Thày đă nghe thấy từ Cha Thày." (Gioan 15:15).
Chúa Kitô đă yêu thương một cách "tận tuyệt" (xem Gioan 13:1), như "ư của Đấng đă sai (Người) là (Người) không được làm hư một điều ǵ mà Ngài đă trao cho (Người), ngược lại, c̣n phải làm cho nó sống lại trong ngày sau hết." (Gioan 5:39):
"Con người đến không phải để được phục dịch mà là để phục dịch, để hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người." (Mathêu 20:28).
"V́ họ mà Con tự hiến để họ được thánh hóa trong chân lư." (Gioan 17:19).
"Thày là Đường": Như Thế Nào?
Chúa Kitô, theo mạc khải, tự Người thật sự "là Đường", mà theo cảm nghiệm sống đạo, đối với mỗi người Kitô hũu, Người cũng đúng "là Đường" của họ và cho họ nữa. Ở chỗ, Người chính "là Đạo", là Con Đường Giải Thoát, Con Đường Hoàn Thiện của họ và cho họ trong "tinh thần và chân lư" (Gioan 4:24).
"Thày là Đường" Qua Tác Dụng Lời Người
Dù khôn ngoan thông thái mấy đi nữa, không ai có thể t́m thấy chân "Đạo", t́m thấy Con Đường Giải Thoát, Con Đường Hoàn Thiện, nếu không được soi sáng và thúc động bởi "Lời ban sự sống đời đời." (Gioan 6:68).
Điển h́nh nhất là trường hợp của thánh Augustinô, một con người đầy những háo danh, háo sắc, nhục dục cũng như lầm lạc, thế mà, sau 32 năm thuộc về thế gian, dù đă được ơn soi sáng cho biết Con Đường Chân Thật phải đi là Kitô giáo, thánh nhân vẫn không thể nào tự ḿnh chỗi dậy bước vào, cho đến khi bị tác động vô cùng mănh liệt bởi câu Kinh Thánh:
"Hăy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, đừng màng chi tới đam mê xác thịt." (Rôma 13:14).
Phần tôi, có một Lời Kinh Thánh chí tử đă biến đổi hoàn toàn cuộc đời của tôi cho đến nay, kể từ Thánh Lễ Giáng Sinh đêm 24/12/1963, thời tôi chưa biết Chúa là ai và không coi Chúa ra ǵ, thời c̣n đầy những mộng mơ phàm hèn và những việc làm đê tiện, đó là câu:
"Được lời lăi cả thế gian, mất linh hồn nào có ích ǵ?" (Mathêu 16:26).
Tám năm sau, lại một Lời Kinh Thánh khác, rất đơn sơ, dễ hiểu, nhưng, với bản chất ham danh đang mù quáng tôn thờ cái thần tôi vĩ đại của ḿnh, tôi vẫn không hiểu, cho đến khi tôi đang cố tự "nâng ḿnh lên th́ bị hạ xuống" (Luca 14:11), đó là câu:
"Hăy t́m chỗ cuối hết mà ngồi." (Luca 14:10).
Cuối cùng, vào năm 1976, tự nhiên tôi cảm thấy rằng, trên thế gian này, không có ǵ chân thật, khôn ngoan và hoàn hảo bằng Lời Chúa và hơn Lời Chúa.
Thế mà, tại sao tôi lại chỉ chuyên chú và chuyên chăm học hỏi những kiến thức trần gian, (cho dù có lợi và cần thiết thật), hơn Lời Chúa "là Thần Linh và là Sự Sống" (Gioan 6:63). Từ đó, tôi say mê đọc Lời Chúa. Cũng từ đó, Lời Chúa trở thành lẽ sống, sức sống và đời sống của tôi cho tới bây giờ.
"Thày là Đường" nhờ Công Dụng Khổ Đau
Nếu Chúa Kitô "là Đường" ở Việc Làm không theo ư riêng của Người "để làm chứng cho sự thật", mà Thập Giá của Người là biểu chứng, th́, quả thật, chung con người và riêng Kitô hữu sẽ không thể nào t́m thấy chân "Đạo", t́m thấy Con Đường Giải Thoát, Con Đường Hoàn Thiện, nếu không biết chấp nhận đau khổ, không biết vác thập giá.
Thật vậy, khi mới bắt đầu chập chững đi đường nhân đức, đi vào con đường trọn lành hơn, được dồi dào ơn an ủi thiêng liêng ban đầu của Chúa, tôi cảm thấy cuộc sống ḿnh như bay, con người ḿnh nhẹ nhàng trổi vượt lên trên mọi sự tầm thường gỉả tạo thế gian, đến nỗi, hầu như không ǵ có thể kéo tôi xuống được nữa.
Thế rồi, đang khi tôi tưởng ḿnh bay bổng gần đến tuyệt đỉnh thánh thiện không ai bằng, th́ mây mù cám dỗ bỗng dưng giăng đầy và cơn mưa sa ngă vụn vặt bắt đầu ào ạt trút xuống cuộc đời đang ngây ngất "tầng trời thứ ba" (2Côrintô 12:2) của tôi. Đă có thời tôi trở thành những con gà, con vịt chỉ biết đi bới giun, t́m dế mà thôi, quên hẳn bầu trời bao la cao cả trên đầu, bầu trời linh thiêng như thiên đường, hầu như không có đối với tôi nữa.
Thế mà, chính lúc tôi đang sa ngă phạm tội làm mất ḷng Chúa đủ thứ như thế, Chúa lại cho tôi hiểu được chân lư là: Tội lỗi tôi phạm đến Chúa không thành vấn đề, nếu tôi nhờ đó mà biết ḿnh và yêu Chúa, th́ lại càng làm đẹp ḷng Chúa hơn là tôi không sa ngă; và, chính lúc tôi phạm đến Chúa, Chúa lại sẵn sàng chịu đựng và c̣n lợi dụng tội lỗi xấu xa của tôi để làm ích thiêng liêng cho tôi. Ôi, Chúa yêu thương tôi là dường nào! Từ đó, tôi hiểu Chúa hơn và càng "tin vào t́nh yêu Thiên Chúa" hơn.
Chưa hết, được ơn Chúa, tôi lại như diều gặp gió vươn lên. Nhưng không c̣n được phơi phới như thuở ban đầu nữa, tôi vẫn theo khuynh hướng tự nhiên chúi xuống đất, lao xuống đất một cách dễ dàng. Có dạo tôi cố vơ vét lại tất cả những ǵ tôi đă một thời "coi như phân bón" (Philiphê 3:8). Và dù có suy gẫm sâu xa thâm tín "phù hoa quả thật phù hoa, trần gian tất cả chỉ là phù hoa" (Giảng Viên 12:8) đến đâu đi nữa, tôi vẫn không bỏ được ḷng quyến luyến và dính bén với thế gian.
Cho đến khi, phải, cho đến khi Chúa trực tiếp nhúng tay vào, bằng đau khổ Ngài gửi đến cho tôi, khi phũ phàng bắt tôi phải chịu thiệt hại đủ thứ về lợi lộc cũng như về danh phẩm mà tôi đang t́m kiếm và ôm ấp như sự sống bất diệt của ḿnh. Bấy giờ, vâng, chỉ bấy giờ, khi đă "trở về tay không" (Luca 1:53), chẳng cần suy gẫm ǵ cả, tự nhiên tôi cũng thâm tín hết sức thấm thía tận đáy ḷng của ḿnh, (chứ không phải bằng tư tưởng hạn hẹp tối nghĩa nữa), mọi sự chỉ là hư vô, chỉ có Chúa mới là tất cả, là trên hết, chí tôn, chí ái của tôi mà thôi.
"Thày là Đường" ở Tinh Thần Đức Ái
Nếu Chúa Kitô "là Đường" ở Tinh Thần Yêu Thương nhưng không, mật thiết và tận tuyệt của Người, một Tinh Thần hiện thân của "Thiên Chúa là T́nh Yêu" (1Gioan 4:8,16), một Tinh Thần đă làm "cho tất cả nên một" (Gioan 17:21) là Giáo Hội của Người, th́ không ai, dù tốt lành và được mến phục đến đâu, có thể t́m thấy chân "Đạo", t́m thấy Con Đường Cứu Rỗi, Con Đường Hoàn Thiện, ngoài Giới Răn Mới, Giới Răn Yêu Thương của Người.
Có thể nói, Kitô giáo là "Đạo" (xem Tông Đồ Công Vụ 22:4), Đạo Yêu Thương Trọn Lành. Không yêu thương trọn lành, không đáng gọi là Kitô hữu, thậm chí, không phải là Kitô hữu, mà là "Kitô giả" (1Gioan 2:18). Giới Răn Mới của Chúa Kitô không phải là giới răn cũ và không như giới răn cũ, giới răn truyền dạy "yêu tha nhân như bản thân ḿnh" (Lêvi 19:18), mà là giới răn truyền dạy Yêu Thương Trọn Lành, "yêu thương nhau như Thày đă yêu thương các con." (Gioan 13:34;15:12).
"Yêu thương nhau như Thày đă yêu thương các con" là ǵ, nếu không phải: Yêu thương nhau trọn lành chính là kính mến Chúa và yêu thương nhau trọn lành là trở nên hiện thân của Chúa.
Yêu thương nhau trọn lành chính là kính mến Chúa:
"Bao lâu ngươi làm như thế (đói cho ăn, khát cho uống, khách cho trọ, trần cho mặc, bệnh ủi an, tù thăm viếng) cho một trong những người anh em hèn mọn nhất của Ta, là các ngươi làm cho chính Ta." (Mathêu 25:40).
Yêu thương nhau trọn lành là trở nên hiện thân của Chúa:
"Các con yêu thương nhau là dấu mà tất cả mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thày." (Gioan 13:35).
Trong Đức Ái Trọn Hảo, con người sẽ gặp được Chúa Kitô, Đấng ở giữa những người biết liên kết với nhau v́ danh Người (xem Mathêu 18:20). Khi tôi yêu thương anh em ḿnh một cách trọn hảo, như Chúa Kitô đă yêu thương tôi, là tôi gặp được Chúa Kitô trong anh em tôi.
Như thế, anh em tôi "là Đạo" cho tôi đến cùng Chúa Kitô "là Sự Sống". C̣n anh em tôi, người được tôi yêu thương, cũng như người chứng kiến t́nh yêu thương trọn lành của tôi, cũng sẽ gặp được Chúa Kitô. Như thế, tôi cũng "là Đạo" dẫn anh em tôi đến với Chúa Kitô "là Sự Thật".
Phần tôi, tôi luôn luôn thâm tín rằng, cho dù tôi có sốt sắng đến đâu, có thông suốt toàn bộ Kinh Thánh, có làm đến giáo hoàng đi nữa, nếu không có Đức Ái Trọn Hảo, không biết Yêu Thương Trọn Lành, tôi cũng chỉ "là không" (1Côrintô 13:2).
Đức Ái phải được đặt trên hết và trước hết mọi sự. Kể cả việc bênh vực cho Danh Thánh Chúa đi nũa, tôi cũng không được thù ghét hay làm tổn hại đến những kẻ lộng ngôn phạm thượng Thánh Danh Ngài (xem Luca 9:55). Đó là lư do Chúa Kitô đă tuyên bố:
"Ta cần ḷng xót thương chứ không cần lễ vật" (Mathêu 9:13 hay xem 5:23-24).
Bởi đó, mỗi ngày tôi hằng thiết tha hiến ḿnh cho Thiên Chúa là Đức Ái Trọn Hảo như sau:
"Lạy Chúa là T́nh Yêu,
xin thực hiện mọi sự Chúa muốn nơi con,
để con được trở nên mọi sự cho mọi người,
cho tất cả nên một,
trong Chúa là Cha và Con và Thánh Thần.
Amen."
Đề tài chia sẻ:
Chúng ta là Kitô hữu theo Giáo hội Công giáo Rôma. Nhưng, nếu có ai, v́ muốn t́m hiểu để có thể nhờ đó mà "Tin vào Phúc Âm và chịu phép Rửa Tội" (Marcô 16:16) như chúng ta, hỏi chúng ta rằng: "Kitô giáo có phải là Chân Đạo duy nhất trong các đạo không?", chúng ta sẽ trả lời họ ra sao?