MAÀU NHIEÄM KITOÂ HÖƠU

   

Ñaminh Maria Cao Taán Tónh, BVL

    

 

THÀY LÀ SỰ SỐNG

 

 

Chúa Kitô "là Đường": v́ Người là "Đấng Phải Đến", qua Mầu Nhiệm Nhập Thể của Người.

 

Chúa Kitô "là Sự Thật": v́ Người là "Đấng Thiên Sai", qua Mầu Nhiệm Tử Giá của Người.

 

Chúa Kitô "là Sự Sống": v́ Người là "Con Thiên Chúa", qua Mầu Nhiệm Phục Sinh của Người:

"Ta là Sự Sống Lại và là Sự Sống" (Gioan 11:25).

 

Tuy nhiên, không phải chỉ sau khi sống lại từ trong kẻ chết, Chúa Kitô mới thực sự "là Sự Sống". Là Con Thiên Chúa, "Lời hóa thành nhục thể", tự bản tính, Người vốn "là Sự Sống", một Sự Sống đă tỏ hiện cho con người và con người đă thực nghiệm được Sự Sống này:

     Sự Sống đă tỏ hiện cho con người:

"Sống đây là sáng chiếu soi con người" (Gioan 1:4).

 

     Con người đă thực nghiệm được Sự Sống:

"Đây là điều chúng tôi công bố cho anh em: Điều đă có ngay từ ban đầu, điều chúng tôi đă nghe, điều chúng tôi đă tận mắt thắy, điều chúng tôi đă chứng kiến và tay chúng tôi đă chạm tới, chúng tôi muốn nói về Lời Sự Sống. (Sự Sống này đă trở nên hữu h́nh; chúng tôi đă được thấy và làm chứng, nay công bố cho anh em sự sống đời đời hằng có ở nơi Cha và đă trở nên hữu h́nh cho chúng ta)" (1Gioan 1:1-2).

 

Thật vậy, Sự Sống đă tỏ hiện cho nhân loại, "đă trở nên hữu h́nh cho chúng ta", nơi Thánh Thể của Chúa Kitô, nơi Lời Nói của Chúa Kitô và nơi Bản Thân của Chúa Kitô.

 

"Sự Sống đă trở nên hữu h́nh cho chúng ta" nơi Thánh Thể của Chúa Kitô:

"Ta chính là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Ai ăn Bánh này sẽ sống đời đời; Bánh Ta sẽ ban là Thịt Ta cho thế gian được sống"  (Gioan 6:48).

 

"Sự Sống đă trở nên hữu h́nh cho chúng ta" nơi Lời Nói của Chúa Kitô:

"Những Lời Ta nói với các con là Thần Linh và là Sự Sống" (Gioan 6:63).

 

"Sự Sống đă trở nên hữu h́nh cho chúng ta" nơi Bản Thân của Chúa Kitô:

"Ta là Ánh Sáng thế gian, ai theo Ta sẽ được Ánh Sáng ban Sự Sống" (Gioan 8:12).

 

"Sự Sống đă tỏ hiện cho chúng ta" này không phải chỉ để cho nhân loại chúng ta được chứng kiến, được chiêm ngưỡng, mà là để cho chúng ta được chia sẻ với Sự Sống này, được sống chính Sự Sống này nữa.

"Con Người đến không phải để cho người ta phục dịch mà là để phục vụ, để hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người." (Mathêu 20:28).

"Ta là mục tử tốt lành; người mục tử tốt lành bỏ sự sống ḿnh v́ chiên" (Gioan 10:11).

"Điều chúng tôi đă thấy và đă nghe, chúng tôi lại công bố cho anh em, để anh em được chia sẻ Sự Sống với chúng tôi. (1Gioan1:3).

 

Như thế, mối tương giao và sự liên kết của Chúa Kitô "là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống" có thể được tóm gọn như sau:

 

     Chúa Kitô "là Đường", khi Người "là Sự Sống" "đă trở nên hữu h́nh cho chúng ta", qua mầu nhiệm Nhập Thể của Người, mầu nhiệm Sự Sống tỏ ḿnh ra cho nhân loại được chiêm ngưỡng.

 

     Chúa Kitô "là Sự Thật", khi Người "là Sự Sống",   "bỏ mạng sống ḿnh v́ chiên", qua mầu nhiệm Tử Giá của Người, mầu nhiệm Sự Sống chia sẻ cho nhân loại được thông phần.

 

      Chúa Kitô "là Sự Sống", khi Người "bỏ sự sống ḿnh đi rồi lấy lại" (Gioan 10:17-18), qua mầu nhiệm Phục Sinh của Người, mầu nhiệm Sự Sống toàn thắng sự chết nơi con người.

 

 

Chúa Kitô: Sự Sống Thần Linh

 

Thật ra, Sự Sống mà Chúa Kitô tự xưng ḿnh là và sự chết mà Người đă toàn thắng bằng việc phục sinh từ trong cơi chết của Người đây thực sự là ǵ?

Phải chăng Sự Sống mà Chúa Kitô tự xưng ḿnh là và sự chết mà Người đă toàn thắng bằng việc phục sinh của Người không phải là sự sống và sự chết tự nhiên, hay là sự sống và sự chết siêu h́nh, mà là Sự Sống và sự chết Thần Linh.

 

Trước hết, Sự Sống mà Chúa Kitô tự xưng ḿnh là và sự chêt mà Người đă toàn thắng bằng việc phục sinh của Người không phải là sự sống và sự chết tự nhiên.

 

Thật ra, khi Chúa Kitô "bỏ sự sống ḿnh v́ chiên" (Gioan 10:11) hay "hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều nguời" (Mathêu 20:28), là Người đă bỏ và hiến sự sống tự nhiên của Ngưới, sự sống mà Người bắt đầu có khi hóa thành nhục thể bởi Thánh Linh trong ḷng trinh nguyên của Mẹ Maria, sự sống mà "Người đă gục đầu xuống trút hơi thở cuối cùng" (Gioan 19:30).

 

Chúa Kitô "đă gục đầu xuống trút hơi thở cuối cùng" đây là ǵ, nếu không phải là Người đă thực sự chêt, chết một sự chết tự nhiên, một sự chết là hậu quả của nguyên tội:

"Qua một người mà tội lỗi cùng với sự chết đă đột nhập thế gian..." (Rôma 5:12).

 

Thế rồi, cũng chính Chúa Kitô, Đấng "đă gục đầu xuống trút hơi thở cuối cùng" đó, sau ba ngày, đă phục sinh từ trong kẻ chết, bằng xương bằng thịt đàng hoàng:

"Hăy nh́n xem chân tay Thày đây; chính là Thày mà. Hăy sờ mà xem, ma quái làm ǵ có xương thịt như Thày thế này." (Luca 24:39).

 

Vẫn biết Chúa Kitô, theo tự nhiên, đă thực sự chêt đi và sống lại về phần xác như thế. Nhưng, không phải thân xác rất thánh của Người có thể tự nhiên chết đi và tự nhiên sống lại, mà chính là v́, như Người minh xác:

"Ta tự nguyện bỏ sự sống ḿnh đi và có quyền lấy nó lại" (Gioan 10:18).

 

Nếu sự chết và sự sống lại về phần xác của Chúa Kitô không phải do thân thễ của Người tự làm được, th́ Chúa Kitô "là Sự Sống" quả không phải là Sự Sống tự nhiên.

 

Nếu Chúa Kitô không phải "là Sự Sống" tự nhiên, Người tất nhiên sẽ "là Sự Sống" siêu h́nh?

 

Sự sống siêu h́nh ở đây không ǵ khác hơn là sự sống của các thần trời, sự sống của loài vô h́nh, mà sự sống của loài hữu h́nh như con người, loài mà bản tính đă băng hoại v́ nguyên tội,  cũng sẽ được như vậy sau khi phục sinh từ trong kẻ chết:

"Khi người ta sống lại từ trong kẻ chết, họ sẽ không c̣n cưới vợ lấy chồng nữa, mà sống như các thiên thần ở trên trời" (Mathêu 22:30).

 

Như thế, thân xác phục sinh của Chúa Kitô là thân xác sống sự sống siêu h́nh, thân xác được biến thể từ thân xác sống sự sống hữu h́nh.

 

Sự sống siêu h́nh của loài vô h́nh là các thần trời hay của loài hữu h́nh như con người sau khi phục sinh này, vẫn biết, sẽ không chết như sự sống tự nhiên, nghĩa là sẽ tồn tại măi măi, nhưng vẫn không phải là sự sống thật, sự sống mà Chúa Kitô tự xưng ḿnh là.

 

Thật thế, Sự Sống mà Chúa Kitô đă tự xưng về ḿnh ở đây không phải là sự sống tự nhiên, như sự sống thể chất của loài người hữu h́nh, hữu hạn, hay sự sống siêu h́nh, như sự sống linh thiêng của các thần trời vô h́nh, vô hạn.

 

Cho dù các thần trời, theo bản tính linh thiêng của ḿnh, có được sống một sự sống siêu h́nh vô hạn đi nữa, cũng chưa phải là đă được sống chính Sự Sống mà Chúa Kitô là, Sự Sống Đời Đời, Sự Sống Thần Linh.

 

Nếu các thần trời đă được sống Sự Sống thật, th́ "một phần ba" (Khải Huyền 12:4) đă không "bị hất nhào xuống đất, mất chỗ của ḿnh trên trời"  (Khải Huyền 12:8), và thủ lănh của các vị ấy đă không thành "ma qủi hay Satan" (Khải Huyền 12:9), "kẻ đem sự chết đến cho con người ngay từ ban đầu" (Gioan 8:44).

 

Sự chết mà thần trời trở thành ma qủi mang trong ḿnh và đem đến cho con người đây là ǵ, nếu không phải là chính sự chết Thiên Chúa đă cảnh giác con người ngay từ đầu:

"Ngươi được ăn bất cứ cây nào trong vườn, trừ cây biết lành biết dữ. Ngươi không được phép ăn cây này, chừng nào ngươi ăn cây ấy th́ ngươi sẽ phải chết" (Sáng Thế Kư 2:16-17).

 

Như thế, sự chết mà thần trời trở thành ma qủi mang trong ḿnh và đă đem đến cho con người đây chỉ xuất đầu lộ diện khi cả hai phạm tội, qua việc bất phục tùng Thiên Chúa

 

Và sự chết xẩy đến cho cả thần trời lẫn loài người qua việc bất phục tùng của họ đây, tất nhiên, không phải là sự chết tự nhiên, như trường hợp của loài người "là bụi đất sẽ trở về đất bụi" (Khởi Nguyên 3:19), hay sự chết siêu h́nh, như trường hợp của thần trời "bị hất nhào xuống đất, mất chỗ của ḿnh trên trời" (Khải Huyền 12:8), mà chính là sự chết đời đời, căn nguyên làm cho bản tính tự nhiên của họ bị băng hoại.

 

Phải, nếu việc bất phục tùng của thần dữ và của loài người đă làm cho cả hai phải chết, phải băng hoại bản tính tự nhiên của ḿnh, hậu quả của t́nh trạng ở trong sự chết, một sự chết đời đỡi thế nào, th́ việc biết phục tùng của họ phải làm cho họ được sống, được trọn hảo bản tính tự nhiên của ḿnh, kết quả của t́nh trạng ở trong Sự Sống, Sự Sống Đời Đời như vậy.

"Thiên Chúa là Sự Sáng, trong Ngài không có tối tăm" (1Gioan 1:5).

 

 

Thiên Chúa là Sự Sáng

 

Thiên Chúa là Sự Sáng đây là ǵ, nếu không phải là Sự Có và là Sự Sống.

 

Trước hết, Thiên Chúa là Sự Sáng đây là Sự Hữu hay Sự Có. Sự Hữu hay Sự Có đây không có nghĩa nào khác ngoài Sự Thật, Thực Tại Đời Đời.

 

Bởi v́, ư nghĩa Sự Hữu hay Sự Có nghĩa là Sự Thật đây được sáng tỏ ở ngay câu Thánh Kinh tiếp theo, khi tối tăm  đồng nghĩa với sự giả dối.

"Nếu chúng ta nói, 'Chúng ta có liên hệ với Ngài, mà chúng ta lại tiếp tục bước đi trong tăm tối, th́ chúng ta là những kẻ giả dối, không tác hành trong sự thật." (1Gioan 1:6).

 

Thiên Chúa cũng đă tự xác nhận Ngài là Sự Thật, là Thực Tại Đời Đời, khi mạc khải thánh danh của Ngài cho Moisen trong bụi gai bốc cháy mà không bị thiêu hủy:

"Ta là Đấng Có" (Xuất Hành 3:13).

 

Nếu Thiên Chúa là "Đấng Có", tức Ngài chính là "Sự Hữu". Và, "Sự Hữu" sẽ chẳng có nghĩa là ǵ nếu không phải là một Thực Tại Tự Hữu, Toàn Hữu và Hiện Hữu.

 

Thiên Chúa là Sự Hữu:  Một Thực Tại Tự Hữu.

 

Trước hết, Sự Hữu phải là Một Thực Tại Tự Hữu. Ở chỗ, nếu một hữu thể (sự có hay vật có) được dựng nên mới có, hay có bởi một tác nhân không phải là chính ḿnh, th́ hữu thể đó không phải là sự hữu, mà chỉ là một tạo vật, vật được tạo nên cho có.

 

Như thế, chắc chắn phải có một Sự Hữu Đệ Nhất, một Sự Hữu Tự ḿnh mà Có, tức một Sự Hữu Tự Hữu và là Sự Hữu làm Nguyên Lư cho tất cả mọi hữu thể khác.

 

Thiên Chúa là Sự Hữu: Một Thực Tại Toàn Hữu.

 

Sau nữa, Sự Hữu c̣n phải là Một Thực Tại Toàn Hữu. Ở chỗ, toàn hảo về hữu thể, (không thiếu thốn, yếu kém hay hư hại), toàn thiện về sự sống, (không bất toàn, gian ác, xấu xa), và toàn năng về hoạt động, (không bất lực, lệ thuộc, bị ảnh hưởng hay bị chi phối).

 

Nếu Sự Hữu là Một Thực Tại Toàn Hữu th́ Sự Hữu cũng phải là Một Thực Tại Tuyệt Đối, Một Thực Tại Bất Biến, Bất Tận và Bất Diệt.

 

Thiên Chúa là Sự Hữu: Một Thực Tại Hiện Hữu.

 

Sau hết, Sự Hữu cũng c̣n phải là Một Thực Tại Hiện Hữu. Ở chỗ, đối nội, th́ Hằng Có, không lúc nào ngừng, và Hằng Sống, không bao giờ cùng. Ngoài ra, c̣n ở chỗ, đối ngoại, th́ Toàn Tri, thông biết mọi sự, và Toàn Diện, có khắp mọi nơi.

 

Nếu Sự Hữu là Một Thực Tại Hiện Hữu th́ Sự Hữu phải là Một Sự Hữu Thuần Túy (Thuần Hữu) và là Một Sự Hữu Vô Thủy, Vô Chung, Vô Biên, Vô Cùng.  

 

 

Trong Ngài Không Có Tối Tăm.

"Thiên Chúa là Ánh Sáng, trong Ngài không có tối tăm." (1Gioan 1:5).

 

Câu Thánh Kinh này c̣n có một mệnh đề phụ đứng vai tṛ làm phủ định nữa, phải chăng mệnh đề có ư viết rơ ràng ra như thế là để phủ nhận tất cả những ǵ tiêu cực nơi chính Thiên Chúa.

 

Qua câu Kinh Thánh này, c̣n có thể hiểu, nếu "trong Ngài không có tối tăm", th́ "ngoài" Ngài là tối tăm. Ư nghĩa của hai trạng từ "trong/ngoài" đây không có nghĩa về không gian, v́ đối với "Thiên Chúa là Thần Linh" (Gioan 4:24), "Thiên Chúa vô h́nh" (Côlôsê 1:15), không có phạm trù hay phạm vi không gian và thời gian.

 

Do đó, "trong Ngài" đây phải hiểu là, theo ngôn ngữ thần học, "nội tại Thiên Chúa", và theo cách nói b́nh dân, "chính là Thiên Chúa"; c̣n "ngoài" Ngài đây phải hiểu là "ngoại tại Thiên Chúa", là tất cả những ǵ "không phải là Thiên Chúa".

 

Nếu "Thiên Chúa là Ánh Sáng, trong Ngài không có tối tăm" th́ "ngoài" Thiên Chúa, tức những ǵ không phải là chính Thiên Chúa sẽ chỉ là tối tăm.

Theo Thánh Kinh, có hai loại bóng tối, mà "Thiên Chúa là Ánh Sáng" muốn ánh sáng hóa, bằng việc tỏ ḿnh ra, để "Thiên Chúa là tất cả trong tất cả" (1Côrintô 15:28).

 

Bóng tối thứ nhất là bóng tối hư vô và bóng tối thứ hai là bóng tối sự chết.

 

Thiên Chúa: Ánh Sáng Hóa Bóng Tối Hư Vô.

 

"Thiên Chúa là Ánh Sáng" đă ánh sáng hóa bóng tối hư vô ở việc tạo thành của Ngài, bằng ư muốn toàn năng, được diễn đạt qua Lời: "Hăy Có" (Khởi Nguyên 1:3,6,14).

"Ngay từ ban đầu, Thiên Chúa đă dựng nên trời và đất, đất bấy giờ c̣n hoang sơ vô thể và tối tăm bao phủ vực thẳm, đang khi gió mạnh thổi trên nước" (Khởi Nguyên 1:1-2).

 

Trước khi trời đất được tạo thành, ngoài "Thiên Chúa là Ánh Sáng", là Sự Hữu ra, không có một sự ǵ khác, ngoài hư vô. Do đó, "tối tăm" hiện diện trước khi tạo thành ở đây không là ǵ khác ngoài h́nh ảnh tượng trưng cho hư vô, cho Không Không.

Thế rồi, thực thể đầu tiên mà "Thiên Chúa là Ánh Sáng" tạo nên lại là "ánh sáng" (Khởi Nguyên 1:3).

 

Tất nhiên, "ánh sáng" được tạo nên trong ngày thứ nhất này không phải là chính bản tính Thiên Chúa hay là "ánh sáng trong bầu trời" được tạo nên trong ngày thứ bốn (xem Khởi Nguyên 1:14).

 

"Ánh sáng" được dựng nên trong ngày thứ nhất này có thể hiểu về các thần trời là các hữu thể vô h́nh với bản tính thiêng liêng sáng láng.

 

Ngoài ra, thực thể cuối cùng mà "Thiên Chúa là Ánh Sáng" tạo nên trong chương tŕnh sáu ngày tạo dựng của ḿnh, tuy bản tính không phải là "ánh sáng" như thực thể đầu tiên, nhưng lại là thực thể được dựng nên theo h́nh ảnh Thần Linh của Ngài (xem Khởi Nguyên 1:27).

 

Việc tạo dựng của "Thiên Chúa là Ánh Sáng" không phải chỉ là một nhu cầu biểu dương uy quyền toàn năng của một Chúa tể, mà là một việc tỏ ḿnh ra, nhờ đó, tạo vật được ánh sáng hóa, được Thần Linh hóa.

 

Trong Kinh Tin Kính, Kitô hữu tuyên xưng "Thiên Chúa là Cha", rồi mới tuyên xưng "Đấng Tạo Thành trời đất".

 

Câu tuyên xưng "Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha Toàn Năng, Đấng Tạo Thành trời đất" như thế nghĩa là ǵ, nếu không phải tuyên xưng "Thiên Chúa là Cha"  yêu thương dùng quyền năng của ḿnh mà tạo dựng nên trời đất.

 

H́nh ảnh "gió mạnh thổi trên nước", như ám chỉ Thần Linh, Biểu Hiệu của T́nh Yêu Thiên Chúa, thúc đẩy việc Thiên Chúa tạo dựng  đă không chứng tỏ chân lư Thiên Chúa yêu thương tạo dựng nên trời đất là ǵ.

 

Rơ ràng hơn nữa là việc Thiên Chúa thổi hơi của ḿnh, tượng trưng cho sự sống Thần Linh của Ngài, vào lỗ mũi của một h́nh tượng mà Ngài dùng chính tay Ngài dựng nên bằng đất, để làm cho h́nh tượng bằng đất vô hồn ấy "trở thành một hữu thể sống động" (Khởi Nguyên 2:7), tạo vật Ngài có ư dựng nên theo h́nh ảnh Ngài (xem Khởi Nguyên 1:26).

 

Bởi T́nh Yêu và nhờ T́nh Yêu này của Thiên Chúa trong việc tạo dựng, tức trong việc tỏ ḿnh ra của Ngài, mà "bất cứ sự ǵ được hiện hữu trong Ngài (Lời) đều có sự sống" (Gioan 1:4).

  

Thiên Chúa: Ánh Sáng hóa Bóng Tối Tội Lỗi.

"Thiên Chúa là Ánh Sáng", "là Cha" muốn tỏ ḿnh ra, do đó, tạo vật Ngài dựng nên, ngay từ ban đầu, được hiện hữu trong Ơn Thánh, trong Sự Sống Thần Linh, trong sự công chính nguyên thủy, với tất cả những ǵ trọn hảo nhất nơi bản tính tự nhiên của ḿnh.

 

Thế nhưng, cũng ngay từ ban đầu, ngay sau khi bóng tối hư vô vừa biến dạng bởi Lời "Hăy Có ánh sáng" (Khởi Nguyên 1:3) của "Thiên Chúa là Ánh Sáng", th́ bóng tối sự chết đă xuất đầu lộ diện. Không phải hay sao, ngay trong ngày tạo dựng thứ nhất, Thánh Kinh đă bóng bảy mạc khải:

"Thiên Chúa tách biệt ánh sáng khỏi tối tăm." (Khởi Nguyên 1:4).

 

"Tối tăm" ở câu Thánh Kinh thứ bốn trong Sách Khởi Nguyên này không thể nào đồng nghĩa với  "tối tăm" ỏ câu Thánh Kinh thứ hai, một thứ "tối tăm" được hiểu là tượng trưng cho hư vô.

 

Sự việc ánh sáng được phân biệt khỏi tối tăm ngay từ ban đầu này không phải cũng đă được Thánh Kinh đề cập đến hay sao, khi diễn tả cảnh tượng:

"Thế rồi, chiến tranh xẩy ra trên trời; Minh-Kha và các thần của ngài tấn công con rồng. Cho dù con rồng và các thần của hắn chống trả, chúng vẫn bị bại trận và mất chỗ của ḿnh trên trời." (Khải Huyền 12:7-8).

 

Nguyên nhân sâu xa của cuộc thiên chiến quyết liệt ngay trong ngày tạo dựng thứ nhất này là:

"Bấy giờ con rồng đứng trước người đàn bà sắp sửa sinh con, ŕnh chực để nuốt đứa con của bà khi con trẻ được hạ sinh" (Khải Huyền 12:4).

 

Đoạn Kinh Thánh vừa trích dẫn đă làm sáng tỏ cách "Thiên Chúa (dùng để) tách biệt ánh sáng khỏi tối tăm". Ở chỗ, ngay từ ban đầu, trước khi tạo dựng nên bất cứ một sự ǵ khác, tức sau khi tạo dựng nên "ánh sáng" là các thần trời, Thiên Chúa đă tỏ cho các ngài biết ư định của Ngài là muốn:

"Lời hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14), "khi đến thời ấn định được sinh ra bởi một người đàn bà" (Galata 4:4).

 

Thế nhưng, "con rồng", tượng trưng cho tạo vật đệ nhất về bản tính và phẩm trật, đă dùng "cái đuôi (gương mù) lôi kéo một phần ba tinh tú (thần trời)" (Khải Huyền 12:4), chống lại "mệnh lệnh Cha là sự sống đời đời" (Gioan 12:50), qua h́nh ảnh:

"Ŕnh nuốt đứa con của người đàn bà khi con trẻ được sinh ra" (Khải Huyền 12:4).

 

Nếu "ánh sáng" của ngày thứ nhất là các thần trời nói chung và các thần lành nói riêng, th́ bóng tối mà "Thiên Chúa tách biệt khỏi ánh sáng" trong ngày này là ma qủi, "là cha dối trá... không có sự thật trong ḿnh" (Gioan 8:44), và cũng chính "là tên sát nhân ngay từ ban đầu" (Gioan 8:44).

 

Thật vậy, "khi con rồng thấy rằng hắn đă bị hất nhào xuống đất, hắn đi theo dơi người đàn bà, người đă hạ sinh con trai" (Khải Huyền 12:13).

 

Rất tiếc, bản tính "ánh sáng" của hắn đă mất, trở thành "tối tăm", hắn đă ra tay hạ sát nhầm người đàn bà, và đă vô t́nh làm:

S     cho "ư Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời" (Mathêu 6:10),

     cho "sống đây là sáng chiếu soi con người" (Gioan 1:4),

     cho "ân sủng của Thiên Chúa càng dồi dào hơn" (Rôma 5:15),

     cho "Thiên Chúa (được dịp) chứng tỏ t́nh yêu của Ngài đối với chúng ta ở chỗ, trong khi chúng ta c̣n là tội nhân th́ Chúa Kitô đă chết cho chúng ta" (Rôma 5:8),

     cho "Ngài (Thiên Chúa) đă mang sự sống đến cho chúng ta nhờ Chúa Kitô khi chúng ta là kẻ đă chết trong tội lỗi" (Êphêsô 2:4).

 

Đúng thế, sau khi nghe ma qủi cám dỗ và tự động hái trái cây Thiên Chúa cấm ăn, con người đă chết, đă mất ơn nghiă với "Thiên Chúa là Cha toàn năng" tạo dựng nên ḿnh theo h́nh ảnh Ngài.

 

Con người mất ơn nghĩa với Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa không yêu con người nữa, mà là "ánh sáng đă chiếu soi tăm tối, song tăm tối không chấp nhận ánh sáng" (Gioan 1:5).

 

"Thiên Chúa là Ánh Sáng, trong Ngài không có tối tăm", do đó, cho dù con người không biết kêu xin Ngài tha thứ sau khi sa ngă, "cho dù (họ) có bất trung, Ngài vẫn cứ trung thành v́ Ngài không thể chối bỏ chính ḿnh Ngài" (2Timôthêu 2:13),  Ngài vẫn tự động hứa cứu rỗi con người một cách nhưng không:

"Ta sẽ đặt mối thù giữa ngươi và người nữ, giữa gịng dơi ngươi và gịng dơi người nữ; Người sẽ đạp nát đầu ngươi trong khi ngươi ŕnh cắn gót chân của Người" (Khởi Nguyên 3:15).

 

Phải, vị sẽ đạp nát đầu "con cựu xà là ma qủi hay Satan, tên cám dỗ cả thế gian" (Khải Huyền 12:9) đây chính là gịng dơi người nữ, là Người Con Trai do bà sinh ra, Người Con Trai này cũng là chính "Con Thiên Chúa đă tỏ ḿnh ra để phá hủy công việc của ma qủi" (1Gioan 3:8).

 

 

Chúa Kitô: Ánh Sáng Chiếu Trong Tối Tăm

 

Vị đạp nát đầu Satan đây vừa là Con Trai Người Nữ vừa là Con Thiên Chúa không ai khác ngoài Chúa Kitô, "Lời đă hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14).

 

Như thế, nơi Chúa Kitô có hai bản tính. Là Con Trai Người Nữ, Người có bản tính nhân loại: "Người đă trở nên giống anh em ḿnh mọi bề" (Do Thái 2:17). Và, là Con Thiên Chúa, Người cũng có bản tính Thiên Chúa: "Ta và Cha là một" (Gioan 10:30).

 

Là Con Thiên Chúa "sinh bởi Cha từ trước muôn đời, Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng" (Kinh Tin Kính).

 

Là Con Thiên Chúa "đă hóa thành nhục thể", "đă tỏ ḿnh ra để phá hủy công việc của ma qủi", Người chính là "Ánh Sáng đă chiếu trong tăm tối" (Gioan 1:5).

 

Được hiệp nhất với bản tính Thiên Chúa để làm nên một ngôi vị duy nhất, bản tính nhân loại của Chúa Kitô trở nên Biểu Hiệu Thần Linh và Phương Tiện Cứu Rỗi.

 

Trước hết, được hiệp nhất với bản tính Thiên Chúa, bản tính nhân loại của Chúa Kitô đă trở nên một Biểu Hiệu Thần Linh. Ở chỗ, tất cả các việc làm nhờ nhân tính và qua nhân tính của Người đều là những việc làm có tính cách Thần Linh, đều là những việc làm của Thiên Chúa, đến nỗi, "ai thấy Ta là thấy Cha" (Gioan 14:9).

 

Sau nữa, được hiệp nhất với bản tính Thiên Chúa, bản tính nhân loại của Chúa Kitô c̣n trở nên một Phương Tiện Thần Lực. Ở chỗ, lời nói phát xuất từ miệng lưỡi của Người có quyền tha tội (xem Mathêu 9:2,6; Luca 7:48), bàn tay của Người khi chạm đến có khả năng chữa bệnh hoạn tật nguyền, thậm chí áo Người mặc cũng có sức cứu chữa người ta (xem Mathêu 9:20-22,14:36).

Sở dĩ nhân tính của Chúa Kitô trở nên Biểu Hiệu Thần Linh và Phương Tiện Cứu Rỗi như thế là v́ bản tính Thiên Chúa ở trong Người là nguyên lư hiện hữu, sống động và tác hành của nhân tính và cho nhân tính Người.

 

Bản Tính Thiên Chúa của Chúa Kitô, càng ngày "tỏ ḿnh" ra một cách trọn vẹn hơn nơi cuộc đời của Người, từ khi Người c̣n niên thiếu: "Càng thêm tuổi, càng thêm khôn ngoan và ân sủng trước Thiên Chúa và loài người" (Luca 2:52), cho đến khi Người phục sinh từ trong kẻ chết: "Được toàn quyền trên trời dưới đất" (Mathêu 28:18).

 

Thực ra, được hiệp nhất với bản tính Thiên Chúa hằng sống vô cùng toàn hảo, bản tính nhân loại của Chúa Kitô, tự bẩm sinh, không thể nào có thể bị hư hại hay bị hủy hoại.

 

Thế nhưng, trên thực tế, Chúa Kitô thực sự đă  chết, "chết trên thập giá" (Philiphê 2:8). Không phải là v́ Người hoàn toàn bất lực không thể nào tự ḿnh có thể "xuống khỏi thập giá" (Mathêu 27:42), mà chỉ v́, như Người đă minh xác:

"Ta tự ư bỏ sự sống ḿnh đi. Ta có quyền bỏ nó đi cũng như có quyền lấy nó lại" (Gioan 10:18).

 

Vâng, bản tính Thiên Chúa nơi Chúa Kitô đă "tỏ ḿnh" ra hết cỡ khi làm cho thân xác của Người phục sinh từ trong cơi chết, để thân xác phục sinh vinh hiển của Người tràn đầy Sự Sống Thần Linh, "cho chiên được sống viên măn hơn" (Gioan 10:10) ngay ở đời này, và cho những ǵ Cha trao phó cho Người được "sống lại trong ngày sau hết" (Gioan 6:39).

"Thiên Chúa ban cho chúng ta Sự Sống Đời Đời và Sự Sống Đời Đời này ở nơi Con của Ngài. Ai có Con th́ có Sự Sống, ai không có Con Thiên Chúa cũng không được Sự Sống" (1Gioan 5:11-12).

 

Thế nhưng, làm thế nào cho "được Con th́ được Sự Sống", để "được sống viên măn hơn" ngay ở đời này và được "sống lại trong ngày sau hết", nếu không phải, như Chúa Kitô mạc khải:

"Thật vậy, đây là ư muốn của Cha Ta, đó là, ai nh́n thấy Con mà tin vào Người th́ sẽ được Sự Sống Đời Đời. Ta sẽ làm chohọ sống lại trong ngày sau hết" (Gioan 6:40).

 

 

"Ai nh́n thấy Con mà tin vào Người th́ sẽ được Sự Sống Đời Đời" 

 

Câu Lời Chúa trên đây chẳng những đă xác định cách thức cần thiết để lănh nhận Sự Sống Đời Đời, mà c̣n, theo đó, một cách gián tiếp, nói lên ư nghĩa của Sự Sống đời đời là ǵ nữa.

 

Về cách thức cần thiết để lănh nhận Sự Sống Đời Đời, đ̣i con người là một hữu thể (sự hữu) có cả hồn lẫn xác, về thể lư, phải "nh́n thấy", về tâm linh, c̣n phải "tin" nữa.

 

Đối với điều kiện thể lư là "nh́n thấy", một tác động tiêu biểu bề ngoài, không phải chỉ đ̣i hỏi những người như các tông đồ được diễm phúc "thấy điều (các ngài) thấy và nghe các điều (các ngài) nghe" (Mathêu 13:17), mà c̣n đ̣i hỏi cả những ai muốn theo Người sau này nữa, những người đă tin vào Người nhờ "nh́n thấy" Người qua các nhân chứng của Người, bằng lời chứng (giảng truyền giáo) hay bằng dấu chứng (việc tông đồ) của họ.

 

     Qua các nhân chứng:

"Điều chúng tôi đă thấy và đă nghe chúng tôi loan truyền lại cho anh em, để anh em được chia sẻ sự sống với chúng tôi." (1Gioan 1:3).

S     Bằng lời chứng:

"Đức tin có là nhờ nghe" (Rôma 10:11).

     Bằng dấu chứng:

"Các tông đồ mạnh dạn làm chứng về việc phục sinh của Chúa Giêsu, và tất cả đều nể phục các ngài" (Tông Vụ 4:33).

Đối với điều kiện tâm linh là "tin", điều kiện chính yếu làm cho tất cả mọi người, dù được trực tiếp sống với Người như các tông đồ hay không, cũng có thể "nhận biết Người" (Gioan 1:10) và "chấp nhận Người" (Gioan 1:11). Bởi v́: "Chúa Giêsu Kitô hôm qua, hôm nay và muôn đời vẫn là một" (Do Thái 13:8).

 

Chính tác động "tin" có tính cách siêu nhiên này mới đủ quyền năng thăng hóa con người lên một tầm mức siêu linh, làm cho con người vốn "thuộc hạ giới" (Gioan 8:23) có thể gặp gỡ và thông hiệp với Đấng "thuộc thượng giới" (Gioan 8:23), Đấng là "Ánh Sáng đă chiếu trong tăm tối" (Gioan 1:5).

 

"Thiên Chúa là Ánh Sáng" đă tỏ ḿnh ra bằng "Ánh Sáng chiếu trong tăm tối" này. Ánh Sáng Thần Linh này là Sự Thật, là Thực Tại Đời Đời, là Sự Hữu.

 

Khi con người nhận biết Sự Thật là con người được hiệp thông với Sự Sống, với Thiên Chúa, với Sự Hữu, với Thực Tại Đời Đời, một Thực Tại Thần Linh, đă hoàn toàn tỏ hiện khi Chúa Kitô "là Sự Sống Lại" (Gioan 11:25) thực sự sống lại từ trong kẻ chết.

 

Nhờ Sự Sống Thần Linh này, con người "được quyền làm Con Thiên Chúa" (Gioan 1:12), được "tái sinh từ trên cao" (Gioan 3:3), "tái sinh bởi nước và Thần Linh" (Gioan 3:5), chứ "không bởi huyết nhục, đam mê nhục dục hay ư muốn của con người" (Gioan 1:13).

 

Và, con người chỉ thực sự sống Sự Sống Đời Đời khi họ sống trong Sự Thật:

"Sự Thật đó là chỉ có một Thiên Chúa và một Trung Gian giữa Thiên Chúa và loài người là Con Người Giêsu Kitô, Đấng đă hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho tất cả mọi người" (1Timôthêu 2:5-6).

 

Sự Sống Đời Đời chẳng qua chỉ là Sự Sống Trong Sự Thật và Bởi Sự Thật:

"Sự Sống Đời Đời là nhận biết một Thiên Chúa chân thật duy nhất và Đấng Cha sai là Giêsu Kitô" (Gioan 17:3).

 

Sự Sống Đời Đời này, hay tác động "nhận biết Sự Thật" (Gioan 8:32) "sẽ giải phóng" (Gioan 8:32) con người cho "khỏi bóng tối" (Luca 1:79; 1Phêrô 2:9) và cho "được sống viên măn hơn" (Gioan 10:10), sống tự do như Con Cái Thiên Chúa theo Thần Linh của Ngài hướng dẫn (xem Rôma 8:14-15).

 

 

"Ta sẽ làm cho họ sống lại trong ngày sau hết"

 

"Ai nh́n thấy Con mà tin vào Người th́ (chẳng những) sẽ  được sự sống đời đời, (mà c̣n được Người) sẽ làm cho sống lại trong ngày sau hết nữa".

 

Tuy nhiên, việc Người "làm cho sống lại trong ngày sau hết" qua Lời Chúa Giêsu ở đây, theo ư nghĩa của câu nói, trước hết, không ám chỉ đến việc "sống lại" của thân xác con người và về "ngày sau hết" của thế gian này.

 

Bởi v́, nếu chỉ có kẻ tin vào Người th́ Người mới làm cho sống lại về phần xác, th́ những kẻ không tin Người thân xác của họ chẳng lẽ sẽ không được sống lại hay sao. Như thế, sẽ trái với Đức Tin của Kitô giáo: "Tôi trông đợi sự phục sinh của kẻ chết" (Kinh Tin Kính).

 

Như thế, nếu việc "sống lại" ở đây không áp dụng cho thân xác của con người, th́, mặc nhiên, phải hiểu về việc "sống lại" của linh hồn con người, và, theo đó, "ngày sau hết" ở đây không phải là "ngày tận thế", ngày xác con người sống lại, hơn là Ngày Của Chúa: "Ngày Chúa đă lập nên" (Đáp Ca Lễ Phục Sinh).

 

Thật ra, "Ngày Chúa đă lập nên" đă có ngay từ ban đầu, khi mà Ngài "tách biệt ánh sáng ra khỏi tối tăm" và "Thiên Chúa gọi ánh sáng là 'ngày' và bóng tối Ngài gọi là 'đêm'" (Khởi Nguyên 1:5).

 

Thiên Chúa, sau khi dựng nên "ánh sáng", Ngài chưa gọi "ánh sáng" là "Ngày" ngay, mà chỉ sau khi Ngài tách biệt sáng tối ra khỏi nhau, Ngài mới gọi "ánh sáng" là "Ngày", th́ "Ngày" ở đây, "Ngày Chúa đă lập ra" ở đây có nghĩa là ǵ, nếu không phải là "Ngày Cứu Độ", là  "Ơn Cứu Độ".

 

Như thế, "ánh sáng" được Thiên Chúa gọi là "ngày" đây tức là "thành phần được Thiên Chúa cứu độ". Bởi v́, nếu không có ơn Chúa, với bản tính là "áng sáng" như nhau, nhóm thần lành, do tổng lănh Minh-Kha chỉ huy, tấn công nhóm thần dữ, dưới sự lănh đạo của con rồng, chắc chắn cũng sẽ cùng chung một số phận "mất chỗ của ḿnh trên trời" như nhau.

 

Mẹ Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội đă tuyên xưng chân lư vô cùng chân thực mà Người, một tạo vật thuần túy duy nhất "đầy ơn phúc" (Luca 1:28), đă nhận thức được, khi chúc tụng Thiên Chúa của ḿnh là: "Thiên Chúa, Đấng Cứu Độ tôi" (Luca 1:47).

Đối với con người sống trong thời gian th́ "Ngày Chúa đă lập nên" đă từ từ h́nh thành theo mức độ xuất hiện của "Ánh Sáng thế gian" (Gioan 8:12) là Chúa Kitô, "Ngôi Lời đă hóa thành nhục thể" (Gioan 1:14).

 

Không phải hay sao, vào ngay chính "giờ chiến thắng của tối tăm" (Luca 22:53), giờ tăm tối nhất trong lịch sử loài người, giờ mà chính "Ánh Sáng chiếu trong tăm tối" (Gioan 1:5) đă phải kêu lên "Cha ơi, xin cứu Con khỏi giờ này. Nhưng chính v́ việc này mà Con đă đến với giờ này" (Gioan 12:27), th́ Ngày Chúa đă đến, Ơn Cứu Độ của Ngài đă hoàn toàn tỏ hiện khi Chúa Kitô từ trong kẻ chết sống lại.

 

Ngày Cứu Độ, "Ngày Chúa đă lập nên", khi Chúa Kitô phục sinh từ trong kẻ chết ra khỏi mồ, chính là Ngày của "Trời Mới và Đất Mới" (Khải Huyền 21:1), Ngày "Thiên Chúa hân hoan đặt sự tuyệt đối viên măn ở trong Người (Chúa Kitô), và nhờ Người mà giao ḥa mọi sự trên trời dưới đất nơi bản thân của Người" (Côlôsê 1:19-20), để "hễ ai ở trong Chúa Kitô họ là tạo vật mới" (2Côrintô 5:17), "là con cái của ánh sáng và của ngày" (1Thessalônica 5:5).

 

Ngày Cứu Độ, "Ngày Chúa đă lập nên", nhờ Chúa Kitô chiến thắng tử thần (xem Rôma 6:9 và 1Côrintô 15:57), nếu tính từ khi "Thiên Chúa tách biệt ánh sáng khỏi tối tăm và gọi ánh sáng là 'ngày'" (Khởi Nguyên 1:4-5), th́ thời điểm kể từ khi Chúa Kitô phục sinh sẽ là "ngày sau hết", Ngày Thiên Chúa hoàn tất nhiệm cuộc cứu rỗi của Ngài, sau thời gian Ngài sửa soạn qua lịch sử Dân Do Thái:

"Người (Chúa Kitô) đă xuất hiện vào cuối các thời đại để xóa bỏ tội lỗi một lần cho tất cả nhờ hiến tế của Người" (Do Thái 9:26).

"Trong những thời quá văng, qua các tiên tri, Thiên Chúa nói với cha ông chúng ta bằng nhiều kiểu cách; trong ngày này, thời đại sau hết, Ngài đă nói với chúng ta qua Con của Ngài" (Do Thái 1:1-2)

 

"Trong ngày sau hết" này, tức trong thời gian từ khi Người sống lại từ trong kẻ chết "cho đến tận thế" (Mathêu 28:20), Chúa Kitô sẽ làm cho những ǵ đă ban cho Người (xem Gioan 6:39) tin vào Người để được sống lại, và không bị "chết lần thứ hai" (Khải Huyền 20:14)

 

Bởi đó, Ngày của Chúa, Ơn Cứu Độ của Chúa, vào một lúc nào đó, sẽ đến với mỗi kẻ tin vào Người:

"Anh em biết thời gian mà chúng ta đang sống. Chính lúc này là giờ để anh em tỉnh ngủ, v́ Ơn Cứu Độ của chúng ta gần hơn lúc chúng ta bắt đầu chấp nhận Đức Tin. Đêm kéo dài đă lâu; ngày gần đến" (Rôma 13:11-12).

 

"Ta sẽ làm"

 

"Ta sẽ làm" ở đây nói lên tính cách chủ động của Thiên Chúa trong việc cứu độ loài người, và  đồng thời cũng nói lên "quyền bính Cha đă ban cho Con trên tất cả loài người để Con có thể ban Sự Sống Đời Đời cho những kẻ Cha đă trao phó cho Con" (Gioan 17:2)

"Thật thế, giống y như Cha phục sinh kẻ chết và thông ban sự sống thế nào, Con cũng thông ban sự sống cho kẻ Con muốn như vậy" (Gioan 5:21).

 

Và, cách thức mà Con đă "thông ban sự sống cho kẻ Con muốn", đó là, Người đă "tự ư bỏ sự sống ḿnh đi" (Gioan 10:17,18), là "hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người" (Mathêu 20:28).

 

"Cho họ sống lại"

 

"Cho họ sống lại" ở đây nghĩa là ǵ, nếu không phải, trước kia họ đă "sống", sau đó họ bị "chết", bây giờ nhờ Người họ mới được "sống lại trong ngày sau hết".

Đúng thế, ngay từ ban đầu, con người đă được "sống". "Thiên Chúa là Thần Linh" (Gioan 4:24), "là Cha phép tắc vô cùng" (Kinh Tin Kính), đă không thổi hơi thở hằng sống của Ngài vào thân xác được dựng nên bởi bùn đất của họ, "để con người trở nên một hữu thể sống động" (Khởi Nguyên 2:7) là gi.

 

Cũng thế, ngay từ ban đầu, con người đă bị "chết" hay sao, khi họ hái ăn trái cấm, đúng như Lời Thiên Chúa đă báo cho họ biết trước: "Khi nào ngươi ăn nó ngươi tát nhiên bị chết" (Khởi Nguyên 2:17).

 

Thế nhưng, nhờ Đấng v́ kẻ chết phải sống lại mà Người đă phục sinh (xem 1Côrintô 15:15-16), con người đă "chết" bởi nguyên tội đă được "phục sinh", tức được "vượt qua sự chết vào sự sống" (Gioan 5:24), được "từ tối tăm vào ánh sáng lạ lùng" (1Phêrô 2:9), từ thân phận "nô lệ tội lỗi" (Gioan 8:34), làm tôi cho thế gian (xem Luca 15:15), làm con cái của ma qủi (xem Gioan 8:44), "trở lại" (Luca 15:18) làm "con cái Thiên Chúa" (Gioan 1:12;20:17). 

 

"Trong ngày sau hết".

 

Nếu "Ngày của Chúa" chính là Ngày Cứu Độ, th́ "ngày sau hết" c̣n có nghiă là Ngày Tận Thế.

Bởi v́, Chúa Kitô "sẽ xuất hiện lần thứ hai để mang Ơn Cứu Độ đến cho những kẻ thiết tha trông đợi Người" (Do Thái 9:28), những kẻ "đứng thẳng và ngước đầu lên cao" (Luca 21:28).

 

Nếu Chúa Kitô làm cho kẻ tin vào Người "sống lại trong ngày sau hết", mà "ngày sau hết" ở đây cũng là Ngày Tận Thế, th́ nghĩa "sống lại" ở đây c̣n ở cả lănh vực thể lư nữa:

"Chúng ta có quốc tịch trên trời, nơi mà từ đó, chúng ta thiết tha trông đợi Đấng Cứu Tinh của chúng ta là Chúa Giêsu Kitô đến. Người sẽ ban cho thân xác thấp hèn của chúng ta một thể thức mới và sẽ tái tạo nó theo kiểu mẫu thân thể hiển vinh của Người, bằng  quyền lực mà Người làm chủ mọi sự" (Philiphê 3:20-21).

 

Như thế, bản tính của con người chúng ta được dựng nên theo h́nh ảnh "Thiên Chúa là Thần Linh" (Gioan 4:24) cao cả đă bị băng hoại v́ nguyên tội, hậu quả của sự chết do Satan gây ra thế nào, nhờ

"Chúa Kitô là sự sống của chúng ta xuất hiện, bấy giờ anh em cũng sẽ được xuất hiện với Người trong vinh quang." (Côlôsê 3:4).

 

Thế nhưng, hiện tượng biến thể nơi kẻ mà Chúa Kitô sẽ làm cho sống lại trong ngày sau hết, từ t́nh trạng bản tính bị băng hoại, "bởi tro bụi sẽ trở về với bụi tro" (Khởi Nguyên 3:19), sang thể trạng của một bản tính hoàn thiện hơn, với "thân xác hư nát phải được mặc lấy sự không hư nát, thân xác chết chóc phải mặc lấy sự bất tử" (1Côrintô 15:53), là một tiến tŕnh biến đổi từ hữu hạn sang vô hạn, từ tự nhiên sang siêu nhiên, và chỉ được diễn tiến:

"Nếu Thần Linh của Đấng đă phục sinh Chúa Giêsu từ trong kẻ chết ở trong anh em, th́ Đấng đă phục sinh Chúa Kitô từ trong kẻ chết cũng sẽ làm cho thân xác chết chóc của anh em được sự sống, nhờ Thần Linh của Ngài ở trong anh em." (Rôma 8:11)

 

  

 

Đề Tài Chia Sẻ:

 

Chúa Kitô là Sự Sống của Kitô hữu chúng ta. Thế nhưng, làm thế nào để chúng ta biết được ḿnh đang có Sự Sống Thần Linh này trong ḿnh, nhất là, làm thế nào để Sự Sống ở trong ḿnh chúng ta đó thực sự triển nở thành "Ánh Sáng Sự Sống"?

  

 INDEX