Chương 3

 

 

 

Tôn Thờ

Chúa Giêsu Thánh Thể

 

 

  

 

Việc Tôn Thờ Thánh Thể Ngoài Thánh Lễ:

H́nh Thức và Cách Thức

 

 

M

ục đích của Năm Thánh Thể, theo Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, không phải chỉ tập trung vào Thánh Lễ mà c̣n vào cả việc tôn thờ Chúa Giêsu Thánh Thể ngoài Thánh Lễ nữa. Ngài đă nhấn mạnh đến vấn đề quan thiết của việc tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ trong Tông Thư về Năm Thánh Thể Xin Chúa Ở Với Chúng Con ở khoản số 18 như sau:

 

• “Đặc biệt cần phải vun trồng một ư thức sống động về sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô, cả trong việc cử hành Thánh Lễ cũng như trong việc tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ…. Sự hiện diện của Chúa Giêsu trong nhà tạm phải là một thứ hấp lực thu hút nhiều linh hồn hơn tỏ ḷng mến yêu Người, sẵn sàng nhẫn nại đợi nghe tiếng nói của Người, và có thể cảm thấy được nhịp tim đập của Người. ‘Hăy nếm thử và hăy nh́n coi cho biết Chúa thiện hảo dường bao!’ (Ps 34:8). Trong năm nay, cần phải quyết tâm thực hiện việc tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ nơi mỗi giáo xứ và các cộng đồng tu tŕ. Chúng ta hăy t́m giờ để qú trước Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể, để lấy đức tin và đức mến của chúng ta mà đền tạ những hành động vô ư và coi thường, nhất là những xỉ nhục Chúa Cứu Thế của chúng ta phải chịu ở nhiều nơi trên thế giới”.

 

Một trong những lư do chính yếu cần phải giữ Thánh Thể lại ngoài Thánh Lễ là v́ mục đích này, như Thánh Bộ Thờ Phượng Và Bí Tích đă xác nhận trong Bản Hướng Dẫn “Redemptionis Sacramentum” ở khoản số 129 như sau:

 

• “’Việc cử hành Thánh Thể nơi Hiến Tế Thánh Lễ thực sự là nguồn mạch và là cùng đích của việc tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ. Hơn nữa, các h́nh thánh được lưu giữ sau Thánh Lễ chính yếu là để cho thành phần tín hữu không thể dự Lễ, nhất là tất cả những người bệnh và lớn tuổi, nhờ mối Hiệp Thông bí tích, được liên kết với Chúa Kitô và với Hy Tế của Người được dâng lên trong Thánh Lễ’ (S. Congregation for Divine Worship, Decree, Eucharistiae sacramentum, 21 June 1973: AAS 65 [1973] 610). Ngoài ra, việc lưu giữ ấy cũng giúp thực hiện việc tôn thờ đại Bí Tích này và tôn thờ Thiên Chúa nơi bí tích này. Bởi thế cần phải hết sức cổ vơ những h́nh thức tôn thờ chẳng những riêng tư mà c̣n có tính cách công khai và cộng đồng, như được chính Giáo Hội thiết lập hay chuẩn nhận (Cf. ibidem.)”.

Vậy những việc tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ đây là những việc nào? Cũng trong cùng Bản Hướng Dẫn trên đây, Thánh Bộ Thờ Phượng và Bí Tích, trong các khoản số 134-141, đă xác định là viếng Thánh Thể; chầu Thánh Thể, kể cả âm thầm trước nhà tạm hay trước Thánh Thể lộ thiên, kể cả chầu bất thường và liên tục 24 tiếng một ngày; kiệu Thánh Thể và Đại Hội Thánh Thể.

 

• “Tín hữu ‘không nên bỏ qua việc kính viếng Bí Tích Cực Linh này trong ngày sống, như là một dấu chứng tỏ ḷng biết ơn, một bảo chứng của ḷng yêu mến, và là một việc tôn thờ đáp lại Chúa Kitô hiện diện nơi bí tích này’ (Pope Paul. VI, Encyclical Letter Mysterium fidei: AAS 57 [1965] p. 771). V́ việc chiêm ngưỡng Chúa Giêsu hiện diện trong Bí Tích Cực Linh, như là một thứ hiệp thông bằng ḷng muốn, liên kết chặt chẽ tín hữu với Chúa Kitô, như hiển nhiên thấy nơi gương của rất nhiều Thánh Nhân (Cf. Pope John Paul II, Encyclical Letter, Ecclesia de Eucharistia, n. 25: AAS 95 (2003) pp. 449-450). (khoản số 135).

 

• “Phải luôn luôn thực hiện việc chầu Bí Tích Thánh Thể Cực Linh theo những qui định của các sách phụng vụ (Cf. Roman Ritual, Holy Communion and Worship of the Eucharist Outside Mass, nn. 82-100; Missale Romanum, Institutio Generalis, n. 317; Code of Canon Law, can. 941 ậ 2). Trước Bí Tích Cực Linh này, ở trong nhà tạm hay được đặt ra ngoài, không được loại trừ việc cầu kinh Mân Côi là một kinh nguyện đáng ca ngợi ‘nơi tính cách đơn sơ mà lại sâu xa của kinh này’ (Pope John Paul II, Apostolic Letter, Rosarium Virginis Mariae, diei 16 octobris 2002: AAS 95 [2003] pp. 5-36; here n. 2, p. 6). Thậm chí cả vào trường hợp Thánh Thể được đặt ra ngoài cũng phải nhấn mạnh đến tính cách của kinh nguyện này như là một việc chiêm ngưỡng mầu nhiệm về đời sống của Chúa Kitô Cứu Thế cũng như về dự án cứu độ của Chúa Cha, nhất là khi thực hiện bằng các bài đọc lấy từ Thánh Kinh (Cf. Congregation for Divine Worship and the Discipline of the Sacraments, Letter of the Congregation, 15 January 1997: Notitiae 34 [1998] pp. 506-510; Apostolic Penitentiary, Letter to a Priest, 8 March 1996: Notitiae 34 [1998] p. 511)”. (khoản số 137)

 

• “Rất nên thực hiện việc, ít là ở những thành phố hay những tỉnh rộng lớn, vị Giám Mục giáo phận chỉ định một nhà thờ để thường trực tôn thờ Thánh Thể; tuy nhiên, nơi nhà thờ này phải thường xuyên cử hành Thánh Lễ, thậm chí nếu được th́ cử hành hằng ngày, song đang khi cử hành Thánh Lễ th́ phải ngưng việc để Thánh Thể lộ thiên (Cf. S. Congregation of Rites, Instruction, Eucharisticum mysterium, n. 61: AAS 59 [1967] p. 571; Roman Ritual, Holy Communion and Worship of the Eucharist Outside Mass, n. 83; Missale Romanum, Institutio Generalis, n. 317; Code of Canon Law, can. 941 ậ 2)”. (khoản số 140)

 

• “’Tùy theo phán đoán của vị Giám Mục giáo phận xem nơi nào có thể th́ nên thực hiện việc rước kiệu qua các đường phố công cộng, nhất là vào dịp Lễ Trọng Kính Ḿnh Máu Thánh Chúa Kitô như là một chứng từ công khai đối với việc tôn kính Bí Tích Cực Linh này’ (Code of Canon Law, can. 944 ậ 1; cf. Roman Ritual, Holy Communion and Worship of the Eucharist Outside Mass, Introduction, nn. 101-102; Missale Romanum, Institutio Generalis, n. 317), v́ ‘việc tín hữu sốt sắng tham dự vào cuộc rước kiệu Thánh Thể vào dịp Lễ Trọng Kính Ḿnh Máu Thánh Chúa Kitô là một ân huệ Chúa ban hằng năm làm cho những ai tham dự được tràn đầy niềm vui mừng hoan hỉ’ (Pope John Paul II, Encyclical Letter, Ecclesia de Eucharistia, n. 10: AAS 95 (2003) p. 439). (khoản số 143)

 

• “Cần phải hết sức chú trọng tới giá trị mục vụ của các Hội Nghị Thánh Thể, và những cuộc hội nghị này ‘phải là một dấu chỉ đích thực của đức tin và đức mến’ (Cf. Roman Ritual, Holy Communion and Worship of the Eucharist Outside Mass, Introduction, n. 109). Cần phải cẩn thận sửa soạn và thực hiện những cuộc hội nghị này theo những ǵ đă được qui định (Cf. ibidem, nn. 109-112), nhờ đó tín hữu Chúa Kitô được dịp tôn thờ các mầu nhiệm Ḿnh Máu Thánh Con Thiên Chúa một cách xứng hợp, cũng nhờ đó họ tiếp tục cảm nghiệm được nơi bản thân họ các hoa trái của Ơn Cứu Chuộc (Cf. Missale Romanum, In sollemnitate sanctissimi Corporis et Sanguinis Christi, Collecta, p. 489). (khoản số 145)

 

Nhưng cần phải tôn thờ Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể ra sao hay bằng cách nào, nếu không phải bằng việc chiêm ngắm, nhưng là việc chiêm ngắm được thực hiện, hay nhất, như chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II và Thánh Bộ Phượng Tự và Bí Tích đă cùng nhau nêu lên, đó là bằng Kinh Mân Côi, tức cùng Mẹ Maria chiêm ngắm dung nhan Chúa Giêsu Thánh Thể.

 

• “Chúng ta hăy, qua tác động tôn thờ này, đi sâu vào việc chiêm ngưỡng Người một cách tư riêng cũng như cộng đồng, bằng cách sử dụng lời nguyện cầu thấm nhuần Lời Chúa và cảm nghiệm của rất nhiều vị thần bí, cũ cũng như mới. Chính kinh Mân Côi, khi được hiểu sâu xa như là một h́nh thức thánh kinh và qui về Chúa Kitô là những ǵ Tôi đă huấn dụ trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria Rosarium Virginis Mariae, cũng cho thấy ḿnh là cách đặc biệt xứng hợp dẫn đến việc chiêm ngưỡng Thánh Thể, một thứ chiêm ngưỡng được thực hiện với Mẹ Maria như vị đồng hành và hướng đạo của chúng ta (Cf. Congregation for Divine Worship and the Discipline of the Sacraments, Instruction Redemptionis Sacramentum on certain matters to be observed or to be avoided regarding the Most Holy Eucharist [25 March 2004]: L'Osservatore Romano, Weekly Edition in English, 28 April 2004, 137, loc. cit., p.11)”. (ĐTC Gioan Phaolô II, Thông Điệp Giáo Hội Sống Bởi Thánh Thế, khoản số 18).

 

• “Trước Bí Tích Cực Linh này, ở trong nhà tạm hay được đặt ra ngoài, không được loại trừ việc cầu kinh Mân Côi là một kinh nguyện đáng ca ngợi ‘nơi tính cách đơn sơ mà lại sâu xa của kinh này’ (Pope John Paul II, Apostolic Letter, Rosarium Virginis Mariae, diei 16 octobris 2002: AAS 95 [2003] pp. 5-36; here n. 2, p. 6). Thậm chí cả vào trường hợp Thánh Thể được đặt ra ngoài cũng phải nhấn mạnh đến tính cách của kinh nguyện này như là một việc chiêm ngưỡng mầu nhiệm về đời sống của Chúa Kitô Cứu Thế cũng như về dự án cứu độ của Chúa Cha, nhất là khi thực hiện bằng các bài đọc lấy từ Thánh Kinh (Cf. Congregation for Divine Worship and the Discipline of the Sacraments, Letter of the Congregation, 15 January 1997: Notitiae 34 [1998] pp. 506-510; Apostolic Penitentiary, Letter to a Priest, 8 March 1996: Notitiae 34 [1998] p. 511)”. (Bản Hướng Dẫn “Redemptionis Sacramentum”, khoản số 137)

 

Để nhấn mạnh đến khía cạnh tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ, theo sắc lệnh của Ṭa Ân Xá của Giáo Hội, kư ngày 25/12/2004, và ban hành ngày 15/1/2005, cũng là ngày bắt đầu có hiệu lực, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă ban Ơn Toàn Xá trong Năm Thánh Thể cho tất cả những ai thực hiện những việc được Ngài ấn định trong văn thư của Ṭa Ân Xá như sau:

 

“Để khuyến khích nơi tín hữu trong suốt năm nay một kiến thức sâu xa hơn và một t́nh yêu thiết tha hơn đối với ‘Mầu Nhiệm Đức Tin’ khôn thấu cũng như để họ được hưởng muôn vàn hoa trái thiêng liêng hơn nữa, vào Buổi Triều Kiến được Đức Thánh Cha ban phép ngày 17/12/2004, chính ĐTC muốn ban các ân xá cho một số tác động đặc biệt về việc tôn thờ và sùng kính Bí Tích Cực Linh như sau:

 

“1.           Ơn Đại Xá được ban cho tất cả mọi tín hữu cũng như cho từng tín hữu theo những điều kiện thông thường (xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ư chỉ của ĐTC, bằng một linh hồn hoàn toàn không bị vướng mắc bất cứ h́nh thức tội lỗi nào), mỗi lần họ tham dự một cách chuyên chú và sốt sắng vào một phụng vụ thánh hay một việc thực hành đạo đức để tôn kính Bí Tích Cực Linh được long trọng đặt ở ngoài nhà tạm hay được giữ trong nhà tạm.

 

“2.           Ơn Đại Xá cũng được ban cho theo các điệu kiện đă được đề cập đến trên đây cho hàng giáo sĩ, cho các phần tử thuộc Tu Hội Sống Đời Tận Hiến và các Dân Hội Sống Đời Tông Đồ, cũng như cho thành phần tín hữu khác là những người buộc phải đọc Phụng Vụ Giờ Kinh theo luật định, và cho những ai có thói quen Nguyện Kinh Thần Vụ thuần túy theo ḷng sùng mộ, mỗi lần và mọi lần họ thực hiện – vào cuối ngày, chung hay riêng, Giờ Kinh Tối và Kinh Đêm trước Chúa Giêsu hiện diện trong nhà tạm.

 

“Thành phần tín hữu, v́ bị bệnh hay có lư do chính đáng khác, không thể viếng Bí Tích Thánh Thể Cực Linh trong nhà thờ hay ở một nguyện đường, cũng có thể lănh được Ơn Đại Xá ở nhà ḿnh, hay ở bất cứ nơi v́ hoàn cảnh trở ngại buộc họ phải ở, miễn là họ hoàn toàn không vương vấn với bất cứ một ước muốn tái phạm tội lỗi, như được nói đến trên đây, và có chủ ư tuân giữ 3 điều kiện thông lệ ngay lúc có thể; họ sẽ thực hiện việc viếng Chúa thiêng liêng, nếu họ hết sức muốn làm điều này, bằng ḷng tin tưởng vào Sự Hiện Diện Thực Sự của Chúa Giêsu trong Bí Tích Bàn Thờ, và đọc ‘Kinh Lạy Cha’ cùng Tin Tin Kính, kèm theo lời than thở sốt sắng cùng Chúa Giêsu trong Phép Bí Tích này (chẳng hạn, ‘Con liên lỉ chúc tụng và tạ ơn Phép Bí Tích Thánh’).

 

“Thậm chí không thể làm điều ấy, họ cũng sẽ nhận được một ơn Đại Xá nếu họ ḷng họ muốn hợp với những ai thực thi một cách b́nh thường những việc làm được qui định bởi Ân Xá và hiến dâng cho Thiên Chúa xót thương các thứ bệnh hoạn và khốn khó phải chịu trong đời sống của ḿnh, với quyết tâm hoàn tất ba điều kiện thường lệ sớm bao nhiêu có thể”.

 

Nếu trong Thánh Lễ, hai khía cạnh Thánh Thể là Hy Tế Vượt Qua và là Sự Sống Hiệp Thông được hiện thực một cách bí tích và long trọng cử hành, th́ khía cạnh Hiện Diện Thần Linh, dù cũng hiện thực cả trong Thánh Lễ, cần phải được tín hữu chúng ta ư thức hơn và bày tỏ sự nhận biết với tất cả ḷng biết ơn cảm mến của ḿnh trong việc tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ, đúng như những ǵ được vị mở Năm Thánh Thể (10/2004-2005) mong ước và kêu gọi:

 

• “Đặc biệt cần phải vun trồng một ư thức sống động về sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô, cả trong việc cử hành Thánh Lễ cũng như trong việc tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ…. Sự hiện diện của Chúa Giêsu trong nhà tạm phải là một thứ hấp lực thu hút nhiều linh hồn hơn tỏ ḷng mến yêu Người, sẵn sàng nhẫn nại đợi nghe tiếng nói của Người, và có thể cảm thấy được nhịp tim đập của Người”. (Tông Thư về Năm Thánh Thể Xin Chúa Ở Với Chúng Con, khoản số 18)

 

Riêng về việc Hiện Diện Thực Sự (Real Presence) của Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể, ĐTC GPII, trong Tông Thư về Năm Thánh Thể Xin Chúa Ở Với Chúng Con, ở khoản số 16, đă cùng với Đức Phaolô VI tái xác tín như sau:

 

• “Tất cả những chiều kích này của Thánh Thể cùng hướng về một khía cạnh duy nhất, một khía cạnh, hơn hết mọi khía cạnh khác, cần đến đức tin của chúng ta, đó là khía cạnh về mầu nhiệm của sự hiện diện ‘thực sự’. Theo tất cả truyền thống của Giáo Hội, chúng ta tin rằng Chúa Giêsu thực sự hiện diện dưới các h́nh chất Thánh Thể. Sự hiện diện này, như Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đă xác đáng giải thích, được gọi là ‘thực sự’, không phải một cách độc nhất như thể những h́nh thức hiện diện khác của Chúa Kitô không thực sự, mà là một thứ thực sự trên hết, v́ Chúa Kitô nhờ đó hiện diện về bản thể, một cách trọn vẹn và toàn thể, nơi thực tại ḿnh máu của Người (Cf. Encyclical Letter Mysterium Fidei [3 September 1965], 39: AAS 57 (1965), 764; Sacred Congregation of Rites, Instruction Eucharisticum Mysterium on the Worship of the Eucharistic Mystery (25 May 1967], 9: AAS 59 [1967], 547). Đức tin đ̣i hỏi chúng ta đến với Thánh Thể với tất cả ư thức là chúng ta đang tiến đến với chính Chúa Kitô. Chính sự hiện diện của Người mới làm cho các khía cạnh khác của Thánh Thể, khía cạnh như một bữa ăn, khía cạnh tưởng niệm Mầu Nhiệm Vượt Qua, khía cạnh ngưỡng vọng cánh chung, một ư nghĩa vượt ra ngoài cái biểu hiệu thuần túy. Thánh Thể là một mầu nhiệm của sự hiện diện, là việc hoàn thành lời Chúa Giêsu hứa ở với chúng ta cho đến tận thế”.

 

 

Việc Tôn Thờ Thánh Thể Ngoài Thánh Lễ:

Cảm Nhận và Thực Hiện

 

 

“Thiên Chúa là Thần Linh” (Jn 4:24), tự bản tính là Hiện Hữu (x Ex 3:14), hay cũng có thể nói Thiên Chúa chính là Hiện Diện Thần Linh. Thế nhưng, theo dự án cứu độ của ḿnh, “Vị Thiên Chúa vô h́nh” (Col 1:15) này đă tỏ ḿnh ra bằng nhiều thể nhiều cách trong thời Cựu Ước của dân Do Thái (Heb 1:1), với những cuộc thần hiển (theophany), như với Moisen ở bụi gai cháy mà không bị thiêu rụi (x Ex 3:2-6), hay với chung dân Do Thái ở Núi Sinai (x Ex 19:18), nhất là ở Nhà Tạm (x Ex 40:34-35), ở nơi cực thánh chứa đựng Ḥm Bia Thánh (x Heb 9:3-4), và ở Đền Thờ Gia-Liêm (x 1Kigs 8:11-12, 9:3). Nếu trong Cựu Ước, Hai Bia Đá khắc ghi Lề Luật Thiên Chúa ban cho Moisen ở Núi Sinai là tiêu biểu cho Sự Hiện Diện Thần Linh của Vị "Thiên Chúa vô h́nh" (Col 1:15), th́ trong Tân Ước, Ḿnh Máu Thánh Chúa Kitô là chính Sự Hiện Diện Thần Linh của Vị Thiên Chúa "đă hóa thành nhục thể" (Jn 1:14). Đúng thế, không một cuộc thần hiển nào vĩ đại, sống động, chân thực và đích xác cho bằng “vào những ngày sau hết này, Ngài đă nói với chúng ta nơi Con của Ngài” (Heb 1:2). Đó là lư do Chúa Giêsu Kitô, Lời Nhập Thể “được gọi là Emmanuel, tức danh xưng mang ư nghĩa là Thiên Chúa ở với chúng ta” (Mt 1:23; Is 7:14; Jn 1:14).

 

Thật vậy, với những ǵ đă nói và đă làm, nhất là qua cuộc Vượt Qua Cứu Độ của ḿnh, Chúa Giêsu Kitô thực sự đă tỏ ḿnh ra Người quả là Vị Thiên Chúa ở với chúng sinh, đến nỗi, như chính Người đă khẳng quyết: “Ai thấy Thày là thấy Cha” (Jn 14:9), và v́ thế, “Thày là đường, là sự thật và là sự sống. Không ai đến được với Cha mà không qua Thày” (Jn 14:6). Chúa Giêsu Kitô là Emmanuel, Thiên Chúa ở với chúng ta, do bởi Mầu Nhiệm Ngôi Hiệp nơi Người, ở chỗ, Người là một Ngôi Vị (Person) duy nhất có hai bản tính, bản tính Thiên Chúa và bản tính loài người, một thực tại hiệp nhất hai bản tính nhân thần này đă xẩy ra ngay giây phút, Người nhập thể trong cung ḷng trinh nguyên trọn đời của người thôn nữ Nazarét tên Maria (x Lk 1:26-27), bởi Thánh Linh (x Mt 1:20) hay quyền phép Đấng Tối Cao (x Lk 1:35).

 

Thế rồi, với cuộc đời trần gian 33 năm của ḿnh, Ngôi Vị độc nhất vô nhị có hai bản tính nhân thần này đă thực hiện sứ mạng “tỏ Cha ra” (Jn 1:18), tức tỏ cho con người thấy, qua thành phần dân Do Thái đồng thời với Người bấy giờ, biết rằng Người quả thực là Emmanuel, Thiên Chúa ở với chúng ta, bằng cách thực hiện vai tṛ Thiên Sai của Người, đến không để làm theo ư ḿnh mà là ư sai phái (x Jn 6:38), cho dù có chết trên thập tự giá (x Phil 2:8). Việc Người tự ḿnh sống lại sau ba ngày từ trong kẻ chết là một chứng cớ hùng hồn cho thấy Người quả thực là Emmanuel, Thiên Chúa ở với chúng ta.

 

Thế nhưng, sau khi sống lại rồi, nhất là kể từ khi Người lên trời (x Lk 24:51; Acts 1:9), Người không c̣n ở với loài người một cách hữu h́nh bằng một thân xác sống động là những ǵ chúng ta có thể nh́n thấy tận mắt, nghe được tận tai và sờ được tận tay (x 1Jn 1:1), như Người đă từng ở với Mẹ của Người tại Nazarét, hay với các vị tông đồ trong 3 năm tỏ ḿnh ra nữa. Tuy nhiên, v́ là Emmanuel, Thiên Chúa ở với chúng ta, Người không thể nào ĺa xa chúng ta, như chính Người đă hứa trước khi về trời là “Thày hằng ở cùng các con cho đến tận thế” (Mt 28:20). Đó là lư do Người đă báo trước cho các tông đồ trong Bữa Tiệc Ly rằng: “Thày đi rồi Thày sẽ trở lại với các con” (Jn 14:28).

 

Người “ra đi” đây nghĩa là ǵ, nếu không phải, như lời Người nói, đó là “để dọn chỗ cho các con, rồi Thày sẽ trở lại đem các con đi, hầu Thày ở đâu các con cũng ở đó với Thày” (Jn 14:3). Chúa Kitô “ra đi” “để dọn chỗ” cho các tông đồ đây, trước hết, tức là Người muốn nói với các vị rằng Người đi tử nạn, hay Người đi đến một nơi mà các tông đồ bấy giờ không thể “tới được” (x Jn 13:33), tức không thể hiểu được, và không thể bắt chước được, cho tới sau khi Người sống lại với “toàn quyền trên trời dưới đất” (Mt 28:18) và đích thân thông ban Thánh Thần của Người từ Thánh Thể Phục Sinh tràn đầy sự sống cho các vị (x Jn 20:22), nhờ đó, các vị mới có thể “được dự phần với Thày” (Jn 13:8).

 

Việc các tông đồ được “dự phần với Thày” đây, tức là việc “Thày ở đâu các con cũng được ở đó với Thày”, trước hết, có thể hiểu là việc các vị được nên giống Thày các vị, ở chỗ, các vị cũng được diễm phúc trải qua một cuộc tử nạn như Người, như trường hợp điển h́nh của vị trưởng tông đồ Phêrô được Người báo trước cho biết trên bờ biển Tibêria về thân phận tử đạo của ngài để làm vinh danh Thiên Chúa như Thày (x Jn 22:18-19). Thế nhưng, nếu các tông đồ không thể “dự phần với Thày”, dù thực sự có ư muốn “uống chén Thày uống” (x Mt 20:22; 26:33-35), vào chính lúc Thày của các vị cần phải uống (x Mt 26:39), là v́ bấy giờ bản chất yếu nhược (x Mt 26:41) của các vị chưa “được mặc lấy quyền lực từ trên cao” (Lk 24:49), một quyền lực chỉ được và đă được ban cho các vị, trước hết, từ chính Thánh Thể của Chúa Kitô Phục Sinh (x Jn 20:22), rồi sau đó, từ Thần Tính viên măn của Chúa Kitô Thăng Thiên (x Jn 15:26) vào ngày Lễ Ngũ Tuần ở Gia-Liêm (x Acts 2:1-4).

 

Như thế, việc “Thày trở lại với các con” đây, việc “Thày hằng ở với các con cho đến tận thế” đây, chính là việc Chúa Kitô “trở lại” và “ở với” chung Giáo Hội là Nhiệm Thể của Người cũng như riêng Kitô hữu chúng ta là chi thể của Người bằng Thánh Thần của Người, nhờ đó, mới có chuyện “Thày sống và các con cũng sống” (Jn 14:19) - “Các con ở trong Thày và Thày ở trong các con” (Jn 14:20). Mà nếu “ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi th́ ở trong Tôi và Tôi ở trong người ấy” (Jn 6:56), th́ Máu Thịt của Người chính là đường lối để Người có thể “trở lại” và là cơ sở để Người có thể “ở với” Giáo Hội và Kitô hữu một cách bí tích. Bởi v́, nơi Máu Thịt Hiển Linh của Đấng Phục Sinh này có tràn đầy Thánh Thần Sự Sống, Đấng chẳng những biến bánh và rượu thành Ḿnh Thánh và Máu Thánh của Chúa Kitô khi Giáo Hội cử hành phụng vụ Thánh Thể, mà c̣n là Đấng “ở lại” với tâm hồn Kitô hữu thành tâm khao khát tiếp nhận Chúa Kitô (sau khi H́nh Bánh và H́nh Rượu tan biến nơi thân xác của họ), để tiếp tục biến đổi chính thân xác của họ ngay ở đời này thành khí cụ cho công lư (x Rm 6:13), một thân xác được biến đổi từ chết chóc thành linh thiêng sống động (x Rm 8:11), một thân xác được biến đổi nên giống như Thánh Thể Phục Sinh của Chúa Kitô (x Phil 3:21).

 

Bởi vậy, khi chiêm ngắm Chúa Giêsu Kitô trong Bí Tích Thánh Thể là chúng ta chiêm ngắm một Vị Thiên Chúa chẳng những “đă hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta” (Jn 1:14), mà c̣n là một Vị Thiên Chúa đă Vượt Qua để chẳng những giải thoát chúng ta khỏi tội lỗi và sự chết mà c̣n để ban cho chúng ta Sự Sống Thần Linh của Người qua Tặng Ân Thánh Thần, một Vị Thiên Chúa chẳng những mong muốn chúng ta được vĩnh viễn và viên măn Hiệp Thông với Người “trong tinh thần và chân lư” (Jn 4:24), mà c̣n muốn qua chúng ta, qua việc chúng ta thực sự và trọn hảo hiệp nhất với Người, làm cho thế gian cũng được hiệp nhất với Người (x Jn 17:24).

 

Như thế, thực tại Chúa Giêsu hiện diện nơi Nhà Tạm chẳng những là một thực tại nhắc nhở về Mầu Nhiệm Nhập Thể và Mầu Nhiệm Vượt Qua, mà c̣n là một thực tại tiên báo về một Trời Mới Đất Mới, có trung tâm điểm là Tân Đô Gia-Liêm, nơi Thiên Chúa ở giữa loài người. Nhờ Mầu Nhiệm Nhập Thể, vũ trụ hữu h́nh trở thành một vương cung Thánh Đường, trái đất thành cung thánh của vương cung thánh đường này, và Giáo Hội là nhà tạm trên cung thánh thế gian. Và nơi Mầu Nhiệm Thánh Thể, một Mầu Nhiệm hiện thực hóa Mầu Nhiệm Vượt Qua (khi cử hành phụng vụ Thánh Thể), mọi sự đă thực sự được phục hồi trong Chúa Kitô (x Eph 1:10), nhưng vẫn đang được Thánh Thần liên tục canh tân, qua việc truyền bá phúc âm hóa của Giáo Hội Chúa Kitô, cho tới khi thế giới đạt đến tầm vóc của nó vào lúc Chúa Kitô tái giáng trong vinh quang, lúc Chúa Kitô trao vương quốc của Người cho Cha Người, để Cha là tất cả trong mọi sự (x 1Cor 15:28).

 

Đó là lư do, đến với Chúa Giêsu Thánh Thể ngoài Thánh Lễ là việc Kitô hữu chúng ta chẳng những tỏ ra tin thật Người đang Hiện Diện Thực Sự (Real Presence) trong Bí Tích Thánh Thể, mà c̣n tỏ ra luôn tưởng nhớ đến Người, tỏ ra hết ḷng tri ân cảm mến Người, thật ḷng khát khao Người và muốn được hoàn toàn thần hiệp với Người “là sự sống lại và là sự sống” (Jn 11:25), “Vị Chủ Chiên Nhân Lành hiến mạng sống cho chiên được sự sống viên măn (Jn 10:11,10). Trong Tông Thư về Năm Thánh Thể Xin Chúa Ở Với Chúng Con ở khoản số 19, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă nhấn mạnh đến khía cạnh Hiện Diện Thần Linh của Thánh Thể liên quan mật thiết đến khía cạnh Hiệp Thông Sự Sống của Thánh Thể như sau:

 

• “Khi các môn đệ đi Emmau xin Chúa Giêsu hăy ở ‘với’ các vị, Người đă đáp lại bằng việc ban cho họ một tặng ân c̣n cao trọng hơn thế nữa, đó là, nhờ Bí Tích Thánh Thể, Người t́m được cách để ở ‘trong’ các vị. Nhận lănh Thánh Thể tức là đi vào mối hiệp thông sâu xa với Chúa Giêsu. ‘Các con hăy ở trong Thày như Thày ở trong các con’ (Jn 15:4). Mối liên hệ về việc ‘ở’ với nhau một cách sâu xa này cho chúng ta được nếm hưởng trước thiên đường ngay trên trần gian này. Đó không phải là điều ước mong lớn lao nhất của con người hay sao? Đó không phải là những ǵ Thiên Chúa đă nghĩ đến khi Ngài thực hiện trong lịch sử dự án cứu độ của Ngài hay sao? Thiên Chúa đă gieo vào tâm can con người một ‘nỗi đói khát’ Lời của Ngài (x Am 8:11), một nỗi đói khát chỉ được thỏa nguyện chỉ khi nào được hoàn toàn hiệp nhất với Ngài mà thôi. Chúng ta có thể ‘thỏa măn’ Thiên Chúa ngay trên trái đất này nơi mối hiệp thông Thánh Thể được ban cho chúng ta đây, với niềm khát vọng được hoàn toàn măn nguyện trên cơi thiên cung”.

 

Nếu việc đến với Chúa Giêsu Thánh Thể ngoài Thánh Lễ là việc của ḷng tin yêu như thế th́ việc tôn thờ Thánh Thể ngoài Thánh Lễ này cũng bao gồm cả việc chẳng những đền tạ tội lỗi loài người xúc phạm đến Người mà c̣n tỏ ra muốn được Người cho no thỏa Tặng Ân Thần Linh của Người nữa, để có thể Sống Thánh Chứng Nhân (x Jn 15:26-27) về sự Hiện Diện Thần Linh của Người trong Thánh Thể cũng như về Linh Đạo Thánh Thể của Người, một Linh Đạo Hiệp Thông Sự Sống.

 

Đến với Chúa Giêsu Thánh Thể ngoài Thánh Lễ để đền tạ Người th́ chẳng khác ǵ như chúng ta đến với Người, trước hết, để đền tạ chính tội lỗi của chúng ta, như người phụ nữ tội lỗi trong thành (x Lk 7:37-38), đến với tất cả tấm ḷng tan nát khiêm cung (được thể hiện qua cử chỉ lấy nước mắt rửa chân cho Chúa và lau chân Chúa bằng tóc của ḿnh), nhưng lại đầy tin tưởng yêu mến (qua cử chỉ hôn chân Chúa và xức dầu thơm chân Người); hay đến để đền tạ tội lỗi trần gian, như vị thiên thần xuất hiện để an ủi Người trong Vườn Nhiệt vào Đêm Thứ Năm Tuần Thánh (x Lk 22:43), lúc Người đang cảm thấy buồn sầu đến nỗi chết được (x Mk 14:34), tới độ đổ mồ hôi máu nhỏ xuống đất (x Lk 22:44). Trong Tông Thư Xin Chúa Ở Với Chúng Con ở khoản số 18, như đă được trích dẫn ở đầu bài, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă đề cầp đến vấn đề đền tạ này như sau:

 

• “Chúng ta hăy t́m giờ để qú trước Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể, để lấy đức tin và đức mến của chúng ta mà đền tạ những hành động vô ư và coi thường, nhất là những xỉ nhục Chúa Cứu Thế của chúng ta phải chịu ở nhiều nơi trên thế giới”.

 

Và việc đến với Chúa Giêsu Thánh Thể ngoài Thánh Lễ để xin được no thỏa Tặng Ân Thần Linh của Người th́ chẳng khác ǵ như chúng ta đến với Người đang đợi chờ chúng ta ở bên bờ Giếng Giacóp, để Người bổ sức cho chúng ta, những tâm hồn đang cảm thấy nặng ḿnh và mệt mỏi (x Mt 11:28), nặng ḿnh bởi trách nhiệm hay tội lỗi; mệt mỏi bởi cảm thấy bị thiệt tḥi, đụng chạm, hiểu lầm, chống đối, thất bại v.v., Người bổ sức bằng cách ban cho chúng ta thứ nước không bao giờ khát là Thần Linh của Người (x Jn 4:14, 7:37-39). Sau nữa, đến với Chúa Giêsu Thánh Thể ngoài Thánh Lễ để được hiệp thông Thần Linh của Người c̣n là việc chúng ta chọn phần tốt hơn (x Lk 10:42), như Maria xưa, ngồi bên Chúa để lắng nghe Người và tâm sự với Người (x Lk 10:39). Cũng trong cùng đoạn Tông Thư vừa được trích dẫn, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă kêu gọi tác động này như sau:

 

• “Sự hiện diện của Chúa Giêsu trong nhà tạm phải là một thứ hấp lực thu hút nhiều linh hồn hơn tỏ ḷng mến yêu Người, sẵn sàng nhẫn nại đợi nghe tiếng nói của Người, và có thể cảm thấy được nhịp tim đập của Người”.

 

Lạy Chúa Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống đă đến trong thế gian để ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế: Con thờ lạy Chúa, con kính mến Chúa, con cảm tạ Chúa, con xin lỗi Chúa, con khao khát rước Chúa, nhờ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Đồng Công Maria, Mẹ của Chúa cũng là Mẹ của chúng con.

 

Lạy Chúa là t́nh yêu, xin thực hiện mọi sự Chúa muốn nơi con, để con được trở nên mọi sự cho mọi người, cho tất cả nên một trong Chúa là Cha, và Con và Thánh Thần. Amen.

 

(Xem Gioan 11:27 / Mathêu 28:20 / 1Gioan 4:8,16 / 1Cor 9:22 / Gioan 17:21,23).