Chương 10
Từ Kinh Mân Côi
Đến Sống Mầu Nhiệm Thánh Thể
T |
hật vậy, cử hành Phụng Vụ, kể cả việc cử hành Giờ Kinh Phụng Vụ trong ngày, như các vị linh mục buộc phải làm hằng ngày, là việc của chung Giáo Hội và nhân danh Giáo Hội hay thay cho Giáo Hội mà làm, dù làm một ḿnh. Mà những ǵ của Giáo Hội, bởi Giáo Hội và cho Giáo Hội bao gồm tất cả kho tàng ân sủng của Chúa Kitô cũng như của Đức Mẹ cùng các thánh, nên có một giá trị cứu độ vô cùng và thánh hóa thực sự. C̣n việc lần hạt Mân Côi hay đi Đường Thánh Giá chẳng hạn, dù tốt lành mấy đi nữa, hay mấy đi nữa, tự bản chất của ḿnh, những việc này không phải là những việc cử hành phụng vụ, mà chỉ là những việc đạo đức theo cá nhân của người Kitô hữu mà thôi, nên giá trị cứu độ và thánh hóa của những việc đạo đức tốt lành này không thể bằng việc cử hành phụng vụ, như việc nguyện Giờ Kinh, việc lănh nhận các Bí Tích, việc cử hành Thánh Lễ v.v. Đó là lư do, trong Tông Huấn Marialis Cultus, (đoạn 48), Đức Thánh Cha Phaolô VI đă minh định rằng: “Lần hạt Mân Côi đang khi cử hành phụng vụ là một lầm lẫn, thế mà, tiếc thay đây đó việc thực hành này vẫn c̣n tồn tại”.
Thật vậy, như Chúa Giêsu, tự bản tính, hơn Mẹ Maria thế nào, phụng vụ của Giáo Hội, tự bản chất, cũng có giá trị hơn kinh Mân Côi như vậy. Lư do là v́, Chúa Giêsu là trọng tâm của Phụng Vụ và thực sự hiện diện một cách bí tích khi Giáo Hội cử hành Phụng Vụ, cả Phụng Vụ Thánh Lễ cũng như Phụng Vụ Bí Tích, Mẹ Maria dầu sao cũng chỉ là Đấng Đồng Công “đứng dưới chân thập giá Chúa Giêsu” (Gioan 19:25) mà thôi. Tuy nhiên, nếu xét đến việc thông ban ân sủng, có thể nói, như thực tế cho thấy, Kinh Mân Côi lại có một tác dụng dễ dàng, dồi dào và hiệu nghiệm hơn là Phụng Vụ.
Sở dĩ kinh Mân Côi có tác dụng thông ban ân sủng một cách dễ dàng, dồi dào và hiệu nghiệm hơn Phụng Vụ như thế, là v́ Mẹ Maria “đầy ơn phúc ... và Giêsu Con ḷng Mẹ gồm phúc lạ” (Luca 1:28,42).
Thiên Chúa đă không trao cho Mẹ cả kho tàng của Ngài là Ngôi Lời nhập thể trong ḷng Mẹ là ǵ! Thế th́ ḷng Mẹ, hay Trái Tim Mẹ cũng vậy, không phải là nơi chất chứa Kho Tàng Thần Linh này hay sao? Nếu Thiên Chúa đă muốn đặt Kho Tàng Thần Linh của Ngài ở ngay trong cung ḷng của Mẹ Maria, chứ không phải ở trong tay nguyên tổ Evà, hay ở trong tay thánh Gioan Tẩy Giả, con người cao trọng nhất, th́ không phải là Ngài đă muốn trao toàn quyền cho Mẹ canh giữ và tùy nghi ban phát cho những ai muốn lănh nhận ân sủng từ Kho Tàng Thần Linh này hay sao!? Trong Thông Điệp Octobri Mense ban hành ngày 22/9/1891, Đức Thánh Cha Lêô XIII đă khẳng định điều này rất rơ ràng: “Ư của Thiên Chúa muốn là không một sự ǵ từ kho tàng vĩ đại của tất cả mọi ân sủng được ban cho chúng ta từ Chúa Giêsu - 'ân sủng và chân lư từ Chúa Giêsu Kitô mà đến' (Gioan 1:17) - lại không qua trung gian của Đức Maria.”
Kinh Mân Côi có tác dụng thông ban ân sủng cách dễ dàng hơn Phụng Vụ.
Thứ nhất, là v́ điều kiện thực hiện. Khi lần hạt Mân Côi, người ta không cần phải đến nhà thờ như khi đi dự lễ, phải có linh mục ngồi ṭa như khi đi xưng tội, phải có giám mục xức dầu như khi chịu phép Thêm Sức v.v. Có thể nói, khi lần hạt Mân Côi cách sốt sắng là người ta vừa là thừa tác viên ân sủng, vừa là người lănh nhận ân sủng. Như thế, lần hạt Mân Côi không phải là một cách tự động, (theo kiểu self service ngày nay), rất dễ dàng trong việc lănh nhận ân sủng hay sao!? Thứ hai, là v́ công việc thực hiện. Để mở một kho tàng, theo các truyện thần thoại, người ta phải biết câu thần chú, cái mà ngày nay người ta gọi và sử dụng là mật số (secret code). Cũng thế, muốn mở cả ḷng Mẹ Maria, nơi Thiên Chúa cất giấu mọi sự cao qúi nhất của Ngài trên trần gian, để tiến vào Kho Tàng Thần Linh là Chúa Kitô ở bên trong, người ta chỉ cần đọc mấy lời hết sức giản dị, đến nỗi trẻ con cũng thuộc và ai cũng được phép đọc, dù là tội nhân, không cần phải là thừa tác viên, phải có chức thánh mới được đọc lời mô thể cho Bí Tích hiệu thành. Lời thần chú hết sức gian dị mà vô cùng thần hiệu làm cho ân sủng tuôn tràn này là: “Lạy Cha chúng con ở trên trời (và) Kính mừng Maria đầy ơn phúc.”
Kinh Mân Côi có tác dụng thông ban ân sủng cách dồi dào hơn Phụng Vụ.
Mỗi Bí Tích chỉ ban một tích sủng (Ơn Bí Tích) đặc biệt của ḿnh cho thụ lănh nhân xứng đáng mà thôi. Chẳng hạn, Bí Tích Hôn Phối không ban tích sủng của ḿnh cho người lành nhận Bí Tích Truyền Chức Thánh hay ngược lại v.v. Vẫn biết, không thể nào lần hạt Mân Côi mà người ta, dù sốt sắng đến đâu, có thể lănh nhận một tích sủng nào đó mà không cần chính thức đi lănh nhận Bí Tích ấy. Tuy nhiên, không phải khi đă lănh nhận được một tích sủng nào đó là con người không cần phải nên thánh nữa; trái lại, càng thêm ơn, con người càng phải có trách nhiệm sinh lợi hơn: “Kẻ được nhiều sẽ bị đ̣i lại nhiều” (Luca 12:48). Tuy nhiên, để bao tồn và phát triển tích sủng đă được khi lănh nhận Bí Tích không phải là chuyện dễ, cần phải có ơn Chúa nữa mới được. Mà, không ǵ dễ dàng để kéo ơn Chúa xuống cho bằng câu thần chú vô cùng linh hiệu là kinh Lạy Cha và Kính Mừng, hai kinh làm nên kinh Mân Côi. Thật vậy, nhờ đọc câu thần chú này đúng kiểu và đúng cách, ḷng Mẹ Maria tự động sẽ mở ra, và người ta sẽ tha hồ mà thu tích cho ḿnh đủ mọi thứ vàng bạc châu báu trong Kho Tàng Thần Linh vô cùng qúi giá, bất tận và bất diệt này, để làm cho những nén bạc tích sủng sinh lợi gấp trăm cho Đấng muốn “ai đă có sẽ càng được ban thêm cho càng dư dật” (Mathêu 13:12). Là Kho Tàng Thần Linh, Trái Tim Mẹ Maria có tất cả mọi chân trâu phú qúi là các nhân đức, công nghiệp và vinh quang của Chúa Cứu Thế và của chính Mẹ khi Đồng Công với Chúa, xứng đáng là ngân hàng cho chúng ta dùng kinh Mân Côi gửi vào đấy tất cả những ǵ Thiên Chúa đă trao ban cho chúng ta để sinh lời (xem Mathêu 25:27) theo ư Ngài.
Kinh Mân Côi có tác dụng thông ban ân sủng cách hiệu nghiệm hơn Phụng Vụ.
Thứ nhất, là v́ tác động của nó nơi người lần hạt. Để tham dự Thánh Lễ hay lănh nhận Bí Tích, người ta chỉ cần cộng tác vào việc cử hành Phụng Vụ mà thôi. Do đó, nếu không đủ ư thức và linh động đối với một lễ nghi dài hơn một chuỗi kinh Mân Côi, họ sẽ dễ trở thành thụ động, bất xứng với các Mầu Nhiệm Thánh. Trong khi đó, v́ tự ḿnh lần hạt Mân Côi, ngắn gọn, ư nghĩa, dễ dàng, người ta sẽ sốt sắng và ư thức hơn và sẽ tăng thêm ḷng tri ân cũng như kính mến Chúa hơn. Nhờ đó, về mặt tiêu cực, họ sẽ cai thiện đời sống, không dám làm mất ḷng Chúa, và, về mặt tích cực, họ sẽ bắt chước Chúa, vâng theo Thánh Ư Chúa và trở nên mọi sự cho tất cả mọi người như Chúa.
Thứ hai, là v́ hiệu năng của nó nơi các tội nhân. Một người tội lỗi, muốn được tha tội, nếu không chết bất đắc kỳ tử, cũng phải lănh nhận Bí Tích Ḥa Giải. Trên thực tế, càng lâu xưng tội, càng ngại vào ṭa cáo giải. Càng ít đến với Bí Tích Giải Tội, người ta càng thiếu ơn Chúa. Càng thiếu ơn Chúa, đă sẵn yếu đuối cộng thêm tội lỗi nặng nề đầy ḿnh, tội nhân lại càng dễ sa ngă và càng khó ḷng tự động chỗi dạy trở về nhà Cha, nếu không có phép lạ hay ơn đặc biệt. Trong trường hợp này, Bí Tích Giải Tội trở nên mục tiêu cho tội nhân, đ̣i họ phải vào tới ṭa giải tội mới được ơn tha tội. Nhưng, làm sao họ c̣n đủ sức để trở về, để có thể đến được tận ṭa giải tội mà họ đă trở nên xa lạ và ngại ngùng đây?
Hăy nhớ lại trường hợp của Lazarô, dù xác của anh đă chết thối bốn ngày rồi, thế mà, với ḷng tin của chị ḿnh là Matta: “Nếu Thày có mặt ở đây em con đâu có chết, nhưng con biết rằng, ngay cả lúc này đây, Thiên Chúa sẽ ban cho Thày điều Thày xin cùng Ngài” (Gioan 11:21-22), Lazarô vẫn nghe thấy tiếng Chúa Giêsu gọi tên của ḿnh và đă tự động bước ra khỏi mồ. Cũng thế, tội nhân tầy trời và cứng ḷng đến đâu đi nữa cũng không thể nào cưỡng lại được sức mạnh vô địch của Kinh Mân Côi nói chung và của Kinh Kính Mừng nói riêng là kinh tuyên xưng và cầu khẩn đích danh thánh “Giêsu Maria”: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc... và Giêsu Con ḷng Bà gồm phúc lạ”; “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi nay và trong giờ lâm tử. Amen”; “Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội chúng con, xin cứu chúng con khỏi sa hoả ngục, xin đem các linh hồn lên Thiên Đàng, nhất là những linh hồn cần đến ḷng Chúa thương xót hơn” (Ngày 13/7/1917, Đức Mẹ dạy 3 Thiếu Nhi Fatima thêm lời nguyện này vào sau mỗi chục kinh Mân Côi).
Đối với tôi, tràng hạt Mân Côi giống như một cái “remote control” (bộ phận điều khiến xa). Nếu đầy đủ “pin” sốt mến, nó sẽ gây được nhiều tác dụng theo công hiệu thần t́nh của nó. Chẳng hạn, nó có sức làm cho Trái Tim Mẹ Maria, (đă được Viên Kỹ Sư Thần Linh gài sẵn cho có cùng một tần số -frequency- hay cùng một mă số -code- với bộ phận điều khiến xa này), như một màn ảnh TV, tŕnh chiếu lại cuộc t́nh của Thiên Chúa, được tái diễn qua các mầu nhiệm nhập thể, tử nạn và phục sinh vinh hiển của Chúa Giêsu Kitô. Bộ phận điều khiển xa này cũng có thể làm cho Trái Tim Mẹ, như cánh cửa mở ra cho tội nhân vào ẩn náu và cho kho tàng ân sủng tuôn tràn ra cho nhân loại nói chung và cho Giáo Hội nói riêng. Đối với thần dữ, bộ phận điều khiển xa này, một khi được bấm lên bơi những bàn tay bám chặt vào Mẹ Maria, c̣n đóng được cả cửa hoả ngục và mở toang cửa Thiên Đàng.
Trên đây chỉ là những phân tích theo cảm nghiệm và nhận định cá nhân liên quan đến tác dụng của Kinh Mân Côi so sánh với Phụng Vụ nói chung và Thánh Thể nói riêng. Tuy nhiên, như thế không có nghĩa là Kinh Mân Côi có giá trị hơn hay lợi ích thiêng liêng hơn Phụng Vụ và Thánh Thể.
Nói đến chung Phụng Vụ và riêng Thánh Thể là nói đến sự Hiện Diện Thần Linh, là nói đến Mầu Nhiệm Chúa Kitô, nói đến Sự Sống Thần Linh được hiện thực qua việc cử hành Phụng Vụ Thánh Thể cũng như Phụng Vụ Bí Tích. Kinh Mân Côi dù thần hiệu đến đâu đi chăng nữa cũng không thể nào làm hiện thực Mầu Nhiệm Chúa Kitô hay Hiện Diện Thần Linh và ban phát Sự Sống Thần Linh. Tuy nhiên, nếu Thánh Thể chất chứa tất cả Mạc Khải Thần Linh th́ Kinh Mân Côi biểu lộ Đức Tin Tuân Phục của con người (nơi Mẹ Maria và với Mẹ Maria), giúp cho con người hướng về Thánh Thể, khao khát Thánh Thể và hiện thực Thánh Thể trong cuộc sống của ḿnh và ban phát Thánh Thể qua chứng từ tông đồ của ḿnh.
Thật ra, việc cử hành Thánh Thể và cầu Kinh Mân Côi, tuy tự bản chất khác nhau về tính cách và giá trị phụng vụ, nhưng có cùng một mục đích là “tưởng nhớ đến Thày” (Lk 22:19). Chung Giáo Hội “tưởng nhớ đến Thày” bằng việc cử hành Phụng Vụ, c̣n cá nhân Kitô hữu “tưởng nhớ đến Thày” bằng việc cầu Kinh Mân Côi. Tuy nhiên, nếu không khéo, việc cử hành Phụng Vụ của người Kitô hữu chỉ là những ǵ làm v́ bị bó buộc (tự bỏ lễ Chúa Nhật không chính đáng sẽ bị sa hỏa ngục), hay làm một cách hững hờ, tức không cử hành một cách ư thức và chủ động theo tinh thần canh tân Phụng Vụ của Công Đồng Vaticanô II (đi lễ th́ chuyên môn đến muộn, mới rước lễ hay vừa xong chịu lễ đă bỏ ra về, trong lễ th́ lo ra chia trí đủ thứ về những việc cần phải làm, thi hành các cử chỉ đứng ngồi trong lễ một cách máy móc, sốt ruột khi nghe giảng dài, cộng đoàn nào hát lễ hay th́ có mặt v.v.), th́ phụng vụ chẳng những không sinh ích thiêng liêng ǵ cho Kitô hữu mà c̣n trở thành gánh nặng cho họ nữa. Bởi thế, mới thấy rằng, Kitô hữu chẳng những dự lễ mà c̣n sốt sắng cầu Kinh Mân Côi vốn là việc không buộc làm th́ không phải là họ thao thức “tưởng nhớ đến Thày” hay sao?!
Đúng thế, việc cầu Kinh Mân Côi là tác động tỏ ra khao khát Thánh Thể, tức Kinh Mân Côi là đường lối đưa đến Thánh Thể, và Thánh Thể, trái lại, là sinh lực giúp Kitô hữu sống Kinh Mân Côi, đúng hơn sống Mầu Nhiệm Mân Côi là Mầu Nhiệm Chúa Kitô cũng là Mầu Nhiệm Thánh Thể, Mầu Nhiệm Thánh, Mầu Nhiệm Yêu Thương Trọn Hảo. Vâng, một trong những dấu hiệu cho thấy Kitô hữu cầu Kinh Mân Côi có cảm nghiệm được Chúa Kitô hay chăng, có thực sự cùng với Mẹ Maria chiêm ngưỡng dung nhan Người hay chăng, là ở chỗ họ có sống Mầu Nhiệm Mân Côi hay chăng, hay nói ngược lại, đời sống của họ có phản ảnh những ǵ họ đă suy ngắm nơi Mầu Nhiệm Mân Côi hay chăng, nói đúng hơn, bằng việc cầu Kinh Mân Côi và sau khi cầu Kinh Mân Côi, họ đă trở thành một chứng nhân cho Chúa Kitô hay chưa, đến nỗi, những ai sống với họ đều cảm thấy Chúa Kitô sống trong họ, một Chúa Kitô yêu thương, một Chúa Kitô phục vụ, một Chúa Kitô tử giá, một Chúa Kitô hiệp thông, một Chúa Kitô Thánh Thể.
Như thế, nếu Thánh Thể đến với mỗi một người Kitô hữu khi hiệp lễ là để ở cùng với họ và nhất là để tiếp tục sống trong họ và nhờ họ, mà việc cầu Kinh Mân Côi lại là việc Kitô hữu “tưởng nhớ đến Thày”, việc họ ư thức được sự hiện diện thần linh của Người, việc họ bắt chước Mẹ Maria luôn “giữ những sự ấy mà suy niệm trong ḷng” (Lk 2:19,51), việc họ tỏ ra cởi mở để sẵn sàng đáp ứng những ǵ Người muốn qua tác động của Thần Linh Người tỏ ra trong cuộc đời họ, th́ Kinh Mân Côi quả thực là phương thế bất khả thiếu chẳng những để chủ động Cử Hành Thánh Thể mà c̣n để Sống Thánh Thể nữa.
Nếu trọng tâm của Kinh Mân Côi là Mẹ Maria, một tạo vật đệ nhất về ân sủng “v́ đă tin tưởng” (Lk 1:45), th́ việc cầu Kinh Mân Côi là việc cử hành Mầu Nhiệm Đức Tin (của Mẹ Maria), là cùng với Mẹ tin tưởng và “ngợi khen” (Magnificat) vào Vị Thiên Chúa vô cùng yêu thương đă tỏ hết ḿnh ra nơi Lời Nhập Thể Vượt Qua là Chúa Giêsu Kitô. Và nếu Thánh Thể liên quan đến Chúa Giêsu Kitô là tất cả Mạc Khải Thần Linh và Kinh Mân Côi liên quan đến Mẹ Maria đầy ơn phúc v́ đă tin tưởng, th́ “việc cầu Kinh Mân Côi là việc cùng Mẹ Maria chiêm ngưỡng dung nhan Chúa Kitô”, đúng như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă cảm nghiệm và xác định ở đoạn 3 trong Tông Thư Kinh Mân Côi Trinh Nữ Maria.
Thánh Thể là Bí Tích Hiệp Nhất của Giáo Hội
“Ư nghĩa sâu xa của Bí Tích Thánh Thể sẽ bị loại trừ một khi cử hành Thánh Thể mà không chú trọng đến những đ̣i hỏi của đức bác ái cũng như của sự hiệp thông. Thánh Phaolô tỏ ra nghiêm ngặt với Kitô hữu Côrintô là v́, khi hội họp nhau th́ ‘anh em đă không dùng bữa của Chúa’ (1Cor 11:20), gây ra bởi chia rẽ nhau, bất chính và vị kỷ. Trong trường hợp như thế, Thánh Thể không c̣n là agape nữa, tức không c̣n là diễn đạt và là nguồn mạch của t́nh yêu nữa. Và ai thông phần Thánh Thể một cách bất xứng, không sinh hoa kết trái trong t́nh bác ái huynh đệ, th́ người đó ‘ăn và uống án phạt ḿnh’ (1Cor 11:29). ‘Thật vậy, đời sống Kitô hữu được thể hiện trong việc làm trọn giới răn cao cả nhất, tức là giới răn kính mến Thiên Chúa và yêu thương tha nhân, mà t́nh yêu này lại bắt nguồn từ Bí Tích Thánh Thể, thường được gọi là bí tích yêu thương’ (Tông Thư Dominicae Cenae, 5). Thánh Thể nhắc nhở, hiện thực và hoàn trọn đức bác ái này”.
(ĐTC GPII: bài Giáo Lư 29 “Thánh Thể là Bí Tích Hiệp Nhất của Giáo Hội”, đoạn 5, trong loạt bài trong Đại Năm Thánh 2000, Thứ Tư 8/11/2000; trích dịch từ Tuần san L’Osservatore Romano,
ấn bản Anh ngữ, 15/11/2000)