Chương 11
“Đến với Giáo Hội là
tôi đến với Thánh Thể”
Cảm nhận Thánh Thể
của một tín đồ Anh Giáo trở lại
M |
ạng điện toán toàn cầu Zenit, ngày 3/6/2003, đă bắt đầu phổ biến các bài chia sẻ về Thánh Thể của những tác giả Tin Lành trở về Công Giáo. Trước hết là tác giả Thomas Howard, Anh giáo, người đă chia sẻ cho thấy vai tṛ của bí tích này trong đời sống của ông cũng như của Giáo Hội. Ông là tác giả cuốn “Phúc Âm thôi Không Đủ” và “Vấn Đề Là Người Công Giáo”. Sau đây là bản “Một Ghi Nhận về Thánh Thể” của ông.
Tôi được nhận vào Giáo Hội ở vào tuổi 50, sau một cuộc hành tŕnh dài, một cuộc hành tŕnh kéo tôi từ thế giới tin lành Thệ Phản hăng say thánh kinh nhất, đến giáo hội Anh giáo, để rồi cuối cùng trở về nhà, hoàn toàn tuân phục Giáo Hội tông truyền.
Nói rằng Thánh Thể “đă đóng góp một phần quan trọng” trong cuộc hành tŕnh của tôi là một điều sai lầm. Thánh Thể không đóng góp một phần nào cả: V́ Thánh Thể có đó, và v́ tôi đến với Giáo Hội là tôi đến với Thánh Thể. Thánh Thể không phải là một phần làm nên Giáo Hội cùng với một số những thứ khác. Thánh Thể là Tâm Điểm, và tất cả mọi qui luật, giáo huấn, việc tôn sùng và cấp trật của Giáo Hội đều kéo chúng ta tới Trung Tâm Điểm này.
Là một tín đồ Anh Giáo, tôi đă quen thuộc với quan niệm về bí tích cũng như về phụng vụ. Thật vậy, vợ tôi và tôi thuộc về một phần đặc biệt của thế giới Anh Giáo được gọi là phần thiên về công giáo. Do đó mà chúng tôi đă quen với các chữ “Thánh Lễ” và “Đức Trinh Nữ”, cũng như quen với việc xưng tội, chầu Thánh Thể và phụng niên, tất cả những thứ này hoàn toàn xa lạ với thế giới Thệ Phản thông thường. Bởi thế, trong việc tỏ ra vâng phục Rôma, tôi đă là “người công giáo” ở nhiều khía cạnh rồi, ít là bề ngoài. Thế nhưng....
Được tiếp nhận vào Giáo Hội Công Giáo ở Đêm Vọng Phục Sinh, sáng hôm sau, tôi bắt đầu giúp lễ ở Nhà Thờ Công Giáo, và từ đó tôi đă biến việc này thành thói quen hằng ngày của tôi. Phụng vụ là một vấn đề đơn giản – một “Lễ Thường” (Low Mass, mặc dù chữ này không c̣n được nói đến nữa, tức Lễ không có xướng hát hoặc riêng tư), được cử hành tại một nguyện đường nhỏ ở nhà xứ của giáo xứ tôi. Tôi đă khám phá thấy một cảm giác đặc biệt là tôi phải trèo xuống, từ việc cử hành cả thể, từ nghi thức uy nghi trang trọng của Lễ Trọng bên Anh Giáo, tới những ǵ tôi đă trở nên quen thuộc.
Tuy nhiên, việc “trèo xuống” này đă đưa tôi trở về. Nó giống như việc đến Bêlem, từ một thành phố lớn, nhộn nhịp, lộng lẫy. Bêlem quá nhỏ, quá kín, quá lặng: Thế nhưng Thiên Chúa lại ở đó. Tôi cảm thấy ḿnh như là một trong những người mục đồng (tôi không phải là một Vương Gia Đạo Sĩ Đông Phương). Ở nơi đây có Chúa Giêsu Kitô của chúng ta sống động trong huyết nhục. “Ôi thầm lặng biết bao, thầm lặng dường nào, một Tặng Ân tuyệt vời đă được trao ban”.
Khi tôi thấy ḿnh ở trong một nguyện đường nhỏ bé thuộc nhà xứ của giáo xứ tôi, ngay ít phút trước khi Thánh Lễ bắt đầu, đôi khi tôi giật ḿnh thấy rằng trường hợp của tôi hoàn toàn không khác ǵ như một cái chết.
Thoạt tiên th́ cảm giác này có vẻ là một tư tưởng rất lạ lùng, Thánh Thể đối với chúng ta, nếu là một điều ǵ đó, có thực là sự sống hay chăng? Làm sao chúng ta lại có thể ví Thánh Thể với sự chết được?
Khi chúng ta tiến đến bàn thờ Chúa “altare Dei”, chúng ta được triệu tập đến với chính Sự Hiện Diện Thần Linh. Chúng ta gặp Chúa của chúng ta diện đối diện. Nói cách khác, chắc chắn là, song cũng thực sự là, vào lúc lâm chung của ḿnh chúng ta sẽ thấy chúng ta ở trước nhan Ngài.
Giáo Hội đă luôn nguyện cầu rằng “Lạy Chúa nhân lành, xin cứu chúng con khỏi cái chết đột ngột”. Tại sao? Bởi v́ tất cả chúng ta đều hết sức thiết tha hy vọng rằng chúng ta sẽ có thời gian để hồi tâm lại, xét ḿnh, thống hối, xưng tội đàng hoàng, và được xá giải. Hay, thậm chí chúng ta sẽ có giờ để cải hóa đời sống của ḿnh và sống những ngày c̣n lại trên đời một cách đàng hoàng, tin tưởng và bác ái.
Thế nhưng có phải thực sự đó là thái độ xứng hợp nhất để chúng ta tiến đến bàn thờ Chúa hay chăng? Bàn thờ cũng là một cái bàn đó Chúa mời gọi chúng ta tới, như Người đă mời gọi các môn đệ của Người vào tối Thứ Năm trong tuần khổ nạn của Người.
Ai trong chúng ta lại muốn thấy ḿnh ở trong t́nh trạng vội vàng hấp tấp nhào tới, một cách vô tâm bất cẩn, lo ra chia trí, đầy những cái về ḿnh, nhem nhuốc với tất cả những thứ tội nhẹ của ngày sống trước đó chứ? Nếu có lúc chúng ta thấy được bất cứ tội lỗi nào như thế nơi bản thân ḿnh, chúng ta có thể dùng bài thử mầu của Thánh Phaolô trong Thứ Côrintô 1, đoạn 13: “T́nh yêu th́ luôn luôn nhẫn nại và tốt lành; nó không bao giờ ghen tị; t́nh yêu không bao giờ huyênh hoang tự đắc; nó không bao giờ bản gắt hay vị kỷ; nó không bao giờ xúc phạm và không trả đũa; nó luôn luôn sẵn sàng thứ tha, tin tưởng, hy vọng và chịu đựng bất cứ những ǵ xẩy ra”.
Than ôi! Làm sao tôi có thể xuất hiện trước ánh sáng bừng nóng ấy, v́ đó là Ánh Sáng của Đức Ái Thần Linh. Làm sao tôi sửa soạn sẵn sàng để có thể hân hoan tin tưởng nói rằng “Et introibo ad altare Dei”? Thế th́ Chúa là Đấng chúng ta đến với Người nơi Thánh Thể là Đấng đă nói với chúng ta rằng: “Hăy đến với Tôi, hỡi tất cả các người đang long đong vất vả và cảm thấy nặng ḿnh, Tôi sẽ cho các người được nghỉ ngơi”. Và, qua tông đồ Gioan của Người, “Nếu chúng ta thú nhận tôi lỗi của ḿnh, th́ Người là Đấng trung thành và công chính sẽ tha thứ tội lỗi của chúng ta”.
Bí Tích ḥa giải ư? Vâng. Thật vậy. Chúng ta cần phải thực hiện thường xuyên. Thế nhưng, vào những buổi sáng ấy, “giữa những lúc” ấy, tôi có cần phải đến một cách sợ hăi và cảm thấy ḿnh tội lỗi hay chăng? Không. Chúa đón nhận những người môn đệ vào buổi tối Thứ Năm ấy cũng là Đấng đón nhận tôi. Ồ. Thế à. Vậy th́ tôi phải đến với Người bằng niềm vui và nguyện cầu cũng bằng niềm vui, “Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin ban b́nh an cho chúng tôi”.
Thế rồi giờ đây, 18 năm sau, cùng với vợ của ḿnh, người đă được tiếp nhận vào Giáo Hội Công Giáo 8 năm về trước, tôi thấy ḿnh ngày ngày ở bàn thờ đây, ở cái bàn này, nơi tín hữu quây quần ngay từ tối Ngày Thứ Năm Tuần Thánh 2 ngàn năm trước ấy.
Thánh Thể
là một Thách Đố và là một Mời Gọi Hiệp Nhất
“Cây hiệp nhất phải phát triển cho tới tầm vóc trọn vẹn của nó, như Chúa Kitô đă nguyện xin trong lời cầu trọng đại của Người ở Căn Thượng Lầu, lời cầu đă được công bố để mở đầu cho cuộc họp của chúng ta nơi đây (x Jn 17:20-26; Sắc Lệnh về Hiệp Nhất, 22). Những giới hạn đối với mối liên hiệp thông vào bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể phải trở thành một lời mời gọi các Giáo Hội thanh tẩy, đối thoại và tiến bộ trong việc đại kết. Chúng là những giới hạn khiến chúng ta càng cảm thấy mạnh mẽ hơn đối với tính cách nặng nề của việc chúng ta chia rẽ nhau và phản khắc với nhau nơi chính việc cử hành Thánh Thể. Như thế, Thánh Thể là một thách đố cũng là một lệnh truyền ở nơi chính tâm điểm của Giáo Hội để nhắc nhở chúng ta về ước vọng tha thiết cuối cùng Chúa Kitô mong muốn là ‘cho họ được nên một’ (Jn 17:11,21)”.
(ĐTC GPII: bài Giáo Lư 30 “Lời Chúa, Thánh Thể và Việc Kitô Hữu Phân Rẽ”, đoạn 5, trong loạt bài trong Đại Năm Thánh 2000, Thứ Tư 15/11/2000; trích dịch từ Tuần san L’Osservatore Romano,
ấn bản Anh ngữ, 22/11/2000)