Chương 12
“Này là Ḿnh Thày:
Một Người Tin Lành đă Khám Phá Thấy Việc Hiện Diện Thực Sự”
S |
au những năm tháng sống không tin tưởng ǵ, Mark Shea đă trở lại Tin Lành, rồi sau đó gia nhập Giáo Hội Công Giáo qua những gay go về niềm tin trước mầu nhiệm Chúa Giêsu thực sự hiện diện trong Bí Tích Thánh Thể. Giờ đây ông là vị chủ biên chính của tờ Catholic Exchange, một phát ngôn viên cho tờ Catholic Answers và là tác giả của nhiều tác phẩm, trong đó có cuốn “Này là Ḿnh Thày: Một Người Tin Lành đă Khám Phá thấy Việc Hiện Diện Thực Sự”, do Christendom Press xuất bản. Nhân dịp Năm Thánh Thể (10/10/2004-29/10/2005), ông đă chia sẻ cảm nghiệm thần linh của ḿnh từ Seattle Washington State với mạng điện toán toàn cầu Zenit, một cảm nghiệm cũng đă được Zenit phổ biến vào ngày 12/10/2004 như sau.
Vấn: Làm sao mà ông là một người Tin Lành trước kia lại khám phá ra để rồi đi đến chỗ tin tưởng vào Việc Hiện Diện Thực Sự của Chúa Giêsu nơi Bí Tích Thánh Thể?
Đáp: Tôi là một người trở lại từ một quá khứ chẳng biết tin tưởng là ǵ cả. Một khi trở thành một tín hữu, tôi cảm thấy có nhiệm vụ phải học hỏi từ những người được Thiên Chúa sắp xếp đến trong đời tôi để dạy bảo tôi.
Thế nhưng, nhóm Kitô hữu tôi đă gia nhập sau khi trở thành một tín hữu lại chẳng cử hành các phép bí tích ǵ hết, thậm chí cả phép rửa lẫn Bữa Tiệc Ly của Chúa. Họ là những người thuộc phong trào thánh linh theo chiều hướng phi giáo phái và chủ trương một thứ cực duy linh có khuynh hướng chuyên chú về linh thiêng, không màng ǵ đến thể lư, nhân bản và phụng vụ.
Là một người tân ṭng, tôi đă được họ dạy cho biết rằng “phép rửa đích thực là phép rửa trong Thánh Thần; mối hiệp thông đích thực là ở chỗ Chúa Kitô nơi tôi cảm thông với Chúa Kitô nơi bạn” v.v. Những thứ nghi thức về thể lư như Hiệp Lễ được coi là loại chữ nghĩa chết chóc hơn là Thần Linh Sống Động. Phụng vụ được cho là những ǵ thuần túy môi miệng tái tụng những lời nguyện cầu vô nghĩa.
Việc cầu nguyện đích thực bao giờ cũng là và chỉ là những ǵ tự phát, không bị g̣ bó và bất ngờ đột xuất, v́ Thần Linh muốn thổi đâu th́ thổi. Dĩ nhiên, trước hết, quan niệm về Việc Hiện Diện Thực Sự của Chúa Giêsu trong Thánh Thể được coi như là một thứ tṛ bịp bợm xa xưa của thời trung cổ đă trôi dạt vào ḷng Giáo Hội thuộc Các Thời Kỳ Đen Tối (Dark Ages).
Văn tự tiêu chuẩn hiếm có cho thấy Mối Hiệp Thông này là của Thánh Gioan đoạn 6 câu 63: “Thần linh ban sự sống; xác thịt chẳng ích lợi ǵ. Những lời Thày nói với các con đều là thần trí và là sự sống”. Căn cứ vào đó, chúng tôi nhận thấy rơ ràng là mối Hiệp Thông thực sự là mối hiệp thông với Thánh Linh và mối Hiệp Thông về thể lư là mối hiệp thông theo xác thịt và không cần thiết.
T́nh trạng yếu kém về tinh thần đă là những ǵ có lợi trong những thời đại đă qua. Thế nhưng, giờ đây, Thiên Chúa đang thực hiện một điều mới mẻ trên thế gian này, nên những ai sống ḥa hợp với Thần Linh của Ngài th́ không c̣n cần đến những thứ trợ thính thị giống như cái nạng chống nữa.
Căn cứ vào quan điểm này tôi đă gặp những khó khăn về Thánh Thể, mỗi ngày một gia tăng, gia tăng hầu như khó kháng cự. V́ tôi cảm thấy rằng, và tôi vẫn c̣n cảm thấy rằng, tôi mắc nợ với những người anh em tiên khởi của tôi đây trong Chúa Kitô một món nợ ân t́nh tôi sẽ không bao giờ trả được. Chính họ là những người đầu tiên tỏ cho tôi thấy được t́nh yêu của Chúa Kitô, đă dạy cho tôi nguyện cầu và đă đọc cho tôi nghe Thánh Kinh. Họ tỏ cho tôi thấy bằng gương sáng về cách thức làm sao để có thể sống một cuộc đời làm người môn đệ trung thực của Chúa Kitô.
Thế nhưng, những vấn đề khác cũng bắt đầu dồn lên, một cách lộn xộn làm sao ấy, khiến tôi phải mất một thời gian lâu mới phân loại chúng được.
Nếu những ǵ về thể lư không quan trọng th́ tại sao Lời lại nhập thể? Nếu chúng ta được cứu độ bởi máu Chúa Giêsu Kitô đổ ra th́ có thật sự là ngu ngốc hay chăng về ư tưởng lănh nhận thứ máu này (chứ không phải chỉ là một biểu hiệu của máu ấy) khi Hiệp Lễ? Nếu nghi thức bao giờ cũng là những ǵ xấu xa th́ tại sao chúng ta lại thực hiện nghi thức nghiên cứu Thánh Kinh hằng ngày nhỉ?
Nếu những người Công Giáo đang thực hiện việc “tái hiến tế” Chúa Giêsu trên bàn thờ, th́ làm sao Giáo Hội Công Giáo lại lên án ư nghĩ quí vị có thể tái hiến tế Chúa Giêsu chứ? Nếu quí vị có thể thích thuận hiến tế Chúa Giêsu bằng lời nói, tức bằng việc xin Chúa Giêsu vào ḷng của ḿnh như là Chúa và là Đấng Cứu Thế của ḿnh, cũng như bằng “việc nài xin máu Chúa Kitô”, th́ tại sao những người Công Giáo không thể làm như thế theo bí tích chứ? Nếu nó chỉ là một biểu hiệu th́ tại sao không có một ai trong cả ngàn năm đầu của Giáo Hội nhận được một ghi chú nào hết?
Những vấn nạn này cùng với nhiều vấn nạn khác đă buộc tôi phải xem xét giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo là những ǵ tôi đă luôn luôn tưởng rằng giống như là một đám đầy những con đỉa lúc nhúc bám vào cái thân tầu Thánh Kinh vốn nguyên tuyền.
Tôi đă ngỡ ngàng khám phá rằng giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo thực sự là một cây cải hoàn toàn tăng trưởng và giáo huấn của Thánh Kinh là một hạt cải nhỏ bé.
Tóm lại, khi tôi đă khảo sát một số những chỉ trích của người Tin Lành về tín lư Chúa Giêsu Hiện Diện Thực Sự nơi Bí Tích Thánh Thể tôi thấy rằng những lời chỉ trích ấy không có tính cách thánh kinh bằng kiến thức đơn thành của Giáo Hội Công Giáo về những lời “Này là Ḿnh Thày”.
Vấn: Đâu là những ǵ ít được hiểu biết nhất về Bí Tích Thánh Thể đối với giáo dân cũng như những người không phải là Công Giáo?
Đáp: Tôi không phải là một chuyên viên thông thạo về vấn đề này, thế nhưng, nếu căn cứ vào cuộc thăm ḍ đă được thực hiện cũng như vào kinh nghiệm riêng của tôi đă từng là một người ngoài Công Giáo th́ tôi nghĩ rằng điều ít được hiểu biết nhất chính là Việc Hiện Diện Thực Sự của Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể.
Đối với những người ngoài Công Giáo th́ cần phải mong đợi và giải thích vấn đề này một cách nhẫn nại chứ không phải thoáng cái là xong. Nhất là vấn đề tín lư này, thoạt nh́n, hầu như là một h́nh ảnh kiểu mẫu nhất về một thứ mê tín dị đoan quái gở. Ư tưởng về một vị Thiên Chúa nhập thể để những ai tôn thờ Ngài có thể ăn Ngài hầu chiếm hữu được các phẩm đức của Ngài dường như là một cái ǵ đó dă man tàn bạo ở vào trước thời tổ phụ Abraham, đối với cả những bộ óc phàm nhân kể cả tâm trí nhiều người Kitô hữu nữa.
Tuy nhiên, C. S. Lewis đă khéo léo diễn tả Kitô Giáo như là một thứ kết hợp kỳ lạ về tôn giáo vừa “dầy” lại vừa “mỏng”. Tôn giáo mỏng giống như một thứ cháo loăng. Nó bao gồm đạo lư luân thường, những câu châm ngôn, lư lẽ, những câu ngạn ngữ và những điển h́nh tân thời. Nhất thể thuyết là một thí dụ của thứ tôn giáo mỏng này.
Tôn giáo dầy th́ lại đầy những lễ nghi bí nhiệm, máu huyết, tế tụng, kỳ lạ và khiếp sợ. Những người theo thứ tôn giáo này phải làm những điều theo luật buộc mà hầu như chẳng biết lư do tại sao, chỉ cần biết rằng đó là những ǵ cần phải tuân phục mà thôi. Do Thái Giáo thời Cựu Ước có nhiều những yếu tố dầy này, giống như nhiều yếu tố nơi loại sùng bái bí nhiệm của dân ngoại.
Đức tin Công Giáo bao gồm cả thứ tôn giáo mỏng lẫn dầy. Quí vị buộc phải tuân theo một thứ luật lệ về luân thường đạo lư sáng suốt, thế nhưng quí vị cũng cần phải tham dự vào một bữa tiệc máu huyết theo nghi thức nữa. Nhiều người tân thời đă bị dội lại trước nghi thức này và muốn biến nó thành một thứ biểu hiệu thuần túy theo bản chất.
Thậm chí nhiều người Công Giáo cũng muốn vượt thoát khỏi cái liên hệ có vẻ dă man với máu và hy tế này, và biến Thánh Thể thuần túy thành một bữa ăn gia đ́nh, với mục đích chính là để các phần tử trong cộng đồng gia đ́nh ấy tái khẳng định với nhau việc họ tỏ ra “chấp nhận” nhau, điều phải làm của một thứ tôn giáo rất mỏng.
Thế nhưng, Chúa Giêsu không muốn chúng ta như thế. Người vẫn tung ra những lời: “Này là ḿnh Thày. Này là máu Thày” ở ngay giữa tất cả những ǵ làm thoải mái việc nhộn nhịp sinh hoạt thuộc vùng phố thị.
Mùi tanh hôi của Hy Tế này, và mầu nhiệm khôn lường của sự Phục Sinh, khiến chúng ta không thể quên được những ǵ tội lỗi của chúng ta bắt Người phải trả cũng như những ǵ Người chiếm được cho chúng ta. Người sẽ không để cho đức tin trở thành một thứ thuần quan niệm. Người nhấn mạnh đến việc giữ cho nó hiện thực.
Vấn: Cuộc tranh luận về những chính trị gia pḥ phá thai lănh nhận Thánh Thể cho thấy ra sao về việc tôn kính cần phải tỏ ra đối với Bí Tích Thánh Thể?
Đáp: Tôi nghĩ rằng cuộc tranh luận này khá hiển nhiên cho thấy cái lầm lẫn trong Giáo Hội về việc hiện diện thực sự nơi Bí Tích Thánh Thể.
Nếu việc Hiệp Lễ thuần túy chỉ là một bữa ăn gia đ́nh để tất cả chúng ta khẳng định lại những mối liên hệ cộng đồng của chúng ta nơi biểu hiệu chia sẻ và chăm sóc tuyệt vời này th́ dĩ nhiên, nếu quí vị tin như thế, quí vị sẽ nghĩ đó là một việc làm thô bỉ khi hất hủi người ta ra khỏi bàn ăn gia đ́nh này chỉ v́ vấn đề chính trị.
Thế nhưng, nếu bữa ăn này có cả ḿnh và máu của Chúa Giêsu Kitô, hiện diện một cách bí tích như hiến tế để đền bù tội lỗi, th́ vai tṛ làm môn đệ của chúng ta trước nhan Thiên Chúa cũng bị nguy hiểm nữa.
Đột nhiên vấn đề xẩy ra có liên quan tới lời cảnh giác nghiêm ngặt của Thánh Phaolô đối với thành phần ăn và uống ḿnh máu Chúa một cách bất xứng th́ có tội. Nó thực sự trở thành vấn đề đó là phải chăng quí vị đồng thời vừa muốn sự sống cho chính bản thân ḿnh mà lại vừa muốn tích cực hoạt động trong việc chối bỏ sự sống đối với người khác hay chăng.
Bởi thế, càng cần phải giáo dục cho dân chúng biết những ǵ Thánh Thể là, nếu chúng ta muốn họ nghĩ tưởng một cách minh bạch về ư nghĩa của Thánh Thể cũng như về cách thức Thánh Thể cần phải được tôn trọng bởi những cuộc đời sống động vai tṛ môn đệ thực sự của ḿnh, chứ không phải chỉ bằng việc tụ họp lại với nhau trong bầu không khí dễ chịu thoải mái.
Vấn: Những văn tự và giáo triều của Đức Gioan Phaolô II đă góp phần ra sao vào việc hiểu biết Bí Tích Thánh Thể hơn và yêu mến Bí Tích Thánh Thể hơn?
Đáp: Tôi nghĩ rằng Đức Thánh Cha này đă giúp tôi hơn bất cứ một điều ǵ khác đó là vấn đề tôi hiểu biết và mến yêu Thánh Thể bằng việc sống động, thậm chí bằng cả việc chết đi trong mối liên kết với Thánh Thể.
Người ta vẫn tự hỏi tại sao Ngài không thoái vị để trút gánh nặng giáo hoàng cho người khác, những ǵ nặng nề đối với sức khỏe yếu kém của Ngài. Thế nhưng Ngài, như một hy tế sống động, đang tỏ cho chúng ta thấy ư nghĩa của việc thế nào là cho đi tất cả.
Ngài đang tỏ cho chúng ta thấy rằng chúng ta đều là những hữu thể con người, chứ không phải là những động thể con người, và cái giá trị của một người không bị giảm thiểu bởi nỗi yếu đuối nơi thân thể của họ.
Qua sự kiện này tôi đă thấy được tính chất sâu xa kỳ lạ của Thánh Thể, nơi Chúa Giêsu ẩn ḿnh đi như là một miếng bánh chẳng có thú vị ǵ và như là một nhấp rượu vậy thôi, song cái vinh quang chính yếu và mầu nhiệm của vũ trụ này lại ở ngay chỗ đó.
Vấn: Đức Thánh Cha chọn năm nay làm Năm Thánh Thể có một tầm mức quan trọng ra sao?
Đáp: Đối với tôi th́ tầm quan trọng này là ở cách thức Năm Thánh Thể cho thấy hoàn toàn phản lại với những ǵ thế giới đang diễn tiến vào lúc này đây. Mọi người đang kêu gào rằng việc giải quyết cuộc sống là do ở quyền lực và tranh giành: tranh giành về giai cấp, tranh giành về chủng tộc, tranh giành về giống tính nam nữ, tranh giành về tôn giáo. Mục đích hoàn toàn theo chủ nghĩa Darwin, đó là kẻ mạnh th́ sống.
Nơi Thánh Thể, chúng ta thấy xuất hiện một mẫu sống thuộc thế giới khác, một thế giới yêu thương và khiêm hạ, chứ không phải quyền lực và thống trị, một lối sống cuối cùng sẽ được Thiên Chúa tưởng thưởng.
Vấn: Ông hy vọng ra sao về việc Giáo Hội thêm kiến thức và ḷng tôn kính đối với Chúa Giêsu Thánh Thể trong năm nay?
Đáp: Tôi hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ tiếp tục thực hiện cho chúng ta tất cả những ǵ Người đang làm cho chúng ta, đó là tỏ cho chúng ta thấy hành động yêu thương lạ lùng và tuyệt vời của Người nơi Hy Tế Thánh Lễ.
Dĩ nhiên, cái mâu thuẫn của việc thực sự hiện diện này là cái mâu thuẫn được Chúa Giêsu tỏ ra là “Hăy t́m kiếm vương quốc của Ngài trước hết rồi mọi sự khác cũng sẽ được ban cho các con”.
Thánh Thể thực sự là một bữa ăn của gia đ́nh quây quần chung quanh bàn ăn. Khi được rửa tội, chúng ta trở thành phần tử của gia đ́nh Thiên Chúa. Thế nhưng, nếu chúng ta cố gắng biến Thánh Thể thành một biểu hiệu hay một giây phút sống gia đ́nh th́ chúng ta chẳng đạt được ǵ về lâu về dài cả.
Thế nhưng, nếu chúng ta tôn kính Thánh Thể theo đúng bản chất của Thánh Thể thực sự bao gồm cả ḿnh, máu, linh hồn và thiên tính của Chúa Giêsu Kitô, và sống đời môn đệ của ḿnh cho trọn vẹn t́nh nghĩa, th́ chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta đă trở thành phần tử của gia đ́nh này rồi mà không cần phải cố gắng làm điều ấy.
Tôi cầu xin và hy vọng rằng năm nay Thiên Chúa sẽ làm cho gia đ́nh của Ngài gia tăng ḷng yêu mến và biết ơn về hy tế cao cả của Đấng Hiện Diện Thực Sự trong Bí Tích Thánh Thể.
Thánh Thể
c̣n là một dự án kết đoàn cho toàn thể nhân loại
“Thánh Thể không phải chỉ là một thứ biểu hiện của mối hiệp thông nơi đời sống của Giáo Hội; Thánh Thể c̣n là một dự án kết đoàn nữa cho toàn thể nhân loại. Trong việc cử hành Thánh Thể, Giáo Hội liên lỉ tái ư thức về việc Giáo Hội là ‘dấu hiệu và dụng cụ’ chẳng những cho việc hiệp thông sâu xa với Thiên Chúa mà c̣n cho cả mối hiệp nhất với toàn thể nhân loại nữa (Cf. Second Vatican Ecumenical Council, Pastoral Constitution on the Church Lumen Gentium, 1). Mỗi Thánh Lễ, cho dù được cử hành một cách kín đáo hay một ḿnh, bao giờ cũng có tính cách đại đồng. Người Kitô hữu tham dự vào Thánh Thể biết làm sao để trở thành một con người cổ vơ hiệp thông, an b́nh và đoàn kết trong mọi trường hợp. Hơn bao giờ hết, thế giới đang bị lũng đoạn của chúng ta đây, một thế giới mở màn cho một tân Thiên Niên Kỷ với bóng dáng của một con ma khủng bố và thảm cảnh chiến tranh, đ̣i thành phần Kitô hữu cần phải biết làm sao để cảm nghiệm thấy Thánh Thể như là một đại học đường giảng dạy ḥa b́nh, nhờ khuôn đúc con người nam nữ, ở các tầng lớp khác nhau về trách nhiệm nơi sinh hoạt xă hội, văn hóa và chính trị, có thể trở nên những con người cổ động cho việc đối thoại và mối hiệp thông”.
(ĐTC GPII: Tông Thư về Năm Thánh Thể ‘Xin Chúa Ở Với Chúng Con’, đoạn 27)
Thánh Thể là Động Lực Dấn Thân
Phục Vụ Xă Hội Công Chính và Huynh Đệ Hơn
“Nơi Thánh Thể, vị Thiên Chúa của chúng ta đă tỏ t́nh yêu thương đến tột độ, khi đảo ngược tất cả mọi qui chuẩn về quyền lực rất thường chi phối những mối liên hệ của loài người và mạnh mẽ khẳng định chuẩn tắc về phục vụ: ‘Nếu ai muốn làm đầu th́ phải làm người cuối cùng và là đầy tớ của tất cả mọi người’ (Mk 9:35). Không phải là không có lư do Phúc Âm Thánh Gioan không tŕnh thuật lại việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể, thay vào đó, kể lại việc ‘rửa chân’ (x Jn 13:1-20): khi cúi ḿnh xuống rửa chân cho các môn đệ của ḿnh, Chúa Giêsu đă cho thấy ư nghĩa bất khả văn hồi của Thánh Thể. Thánh Phaolô đă mạnh mẽ tái khẳng định cái bất xứng của việc cử hành Thánh Thể mà lại hụt hẫng đức bác ái được thể hiện qua việc chia sẻ thực tế với thành phần nghèo khổ (x 1Cor 11:17-22,27-34). … Tôi nghĩ đến, chẳng hạn, thảm cảnh đói khổ đang hành hạ cả trăm triệu con người ta, đến những bệnh tật hiện hoành hành ở các quốc gia đang trên đà phát triển, đến những khốn khó mà thành phần thất nghiệp đang phải đương đầu, đến những cuộc trăn trở của những kẻ di dân. Đó là những sự dữ đang hiện diện, cho dù ở một mức độ khác nhau, thậm chí ở cả những miền rất ư là giầu thịnh…. Qua việc chúng ta quan tâm đến những ai đang thiếu thốn, chúng ta được nhận biết là thành phần môn đồ đích thực của Chúa Kitô (x Jn 13:35; Mt 25:31-46). Đó sẽ là qui chuẩn để thẩm định xem tính cách chân thực của việc chúng ta cử hành Thánh Thể vậy”.
(ĐTC GPII: Tông Thư Năm Thánh Thể ‘Xin Chúa Ở Với Chúng Con’, 28)
(B́a trước, khi in ra xin bỏ những chữ trong ngoặc này và đừng lấy header trên đầu trang và số trang ở cuối trang)