Chương 8

 

 

 

 

Hôn Nhân Dọn Đường Thánh Thể

Thánh Thể Viên Măn Hôn Nhân

 

 

 

  

 

Hôn Nhân Dọn Đường Thánh Thể

 

 

V

ào ngày Thứ Bảy 21/8/2004, tại một cộng đoàn Việt Nam ở Orange County, trong Thánh Lễ Hôn Phối cho người bạn thân gần lục tuần của tôi, vị linh mục trẻ đặt vấn đề với chàng rể (vốn là người có tiếng trong cộng đồng v́ đă từng dạy các Khóa Dự Bị Hôn Nhân của cộng đồng trước đó) là bí tích nào quan trọng nhất trong các bí tích. Sau khi chàng rể đáp: “Bí tích hôn phối”, vị linh mục liền xác nhận “đúng thế”, (cộng đồng bên dưới liền vỗ tay hưởng ứng), rồi sau đó ngài đă dẫn giải cho mọi người biết lư do tại sao? Theo ngài, sở dĩ bí tích hôn nhân là bí tích quan trọng nhất, là v́, dù Bí Tích Thánh Thể vốn được nghĩ là và cho là chính yếu, nhưng không có linh mục, không có bí tích truyền chức thánh cũng không có Thánh Thể, cũng thế, sẽ không có các vị linh mục nếu không có các bậc làm cha mẹ là thành phần lănh nhận Bí Tích Hôn Phối đă sinh ra các vị. Tóm lại, vị linh mục trẻ này đă chẳng những hoàn toàn đồng ư mà c̣n quảng diễn một cách khéo léo cho hợp t́nh hợp lư vấn đề Bí Tích Hôn Nhân là Bí Tích quan trọng nhất trong các bí tích!

 

Trong bữa tiệc cưới vào buổi tối cùng ngày, với tư cách là MC điều khiển chương tŕnh tiệc tân hôn cho đôi “tái” hôn được chính thức trở thành vợ chồng trong Thánh Lễ Hôn Phối ban sáng, tôi đă thẳng thắn nêu lên quan điểm của tôi về vấn đề “Bí Tích Hôn Phối” không phải là bí tích quan trọng nhất trong các bí tích. Bởi v́, tôi cho rằng, cái chính yếu của hôn nhân, cũng như của tất cả mọi sự vật và sự việc là mục đích của chúng, chứ không phải tại phận vụ của chúng là những ǵ mang tính cách phương tiện đưa sự vật hay sự việc tới mục đích của chúng mà thôi. Theo tôi, mục đích của hôn nhân không phải chỉ là để truyền sinh như loài thú, mà là để mở mang Nước Chúa được hiện thân nơi Giáo Hội của Người, một Giáo Hội được Chúa thiết lập và ở cùng cho đến tận thế đặc biệt qua Bí Tích Thánh Thể. Bởi thế, tối hôm đó, để vắn tắt, tôi đă thẳng thắn khẳng định nếu không có Mầu Nhiệm Nhập Thể, không có Thánh Thể cũng không có hôn nhân.

 

Đúng vậy, nếu chúng ta lập luận rằng những ǵ có trước là những ǵ quan trọng nhất, th́ con người được Thiên Chúa dựng nên vào ngày tạo dựng sau cùng chẳng lẽ lại là tạo vật kém quan trọng nhất hay sao; trong khi đó, loài tạo vật được tạo dựng sau cùng là loài người này lại được chính Hóa Công trực tiếp nhúng tay tạo dựng (chứ không phải chỉ bằng lời phán toàn năng, có là có – xem Gen 2:7), sau đó c̣n chính thức trao cho quyền làm chủ mọi sự hữu h́nh trên trần gian này (x Gen 1:25-28). Đó là lư do Tiền Hô Gioan Tẩy Giả, dù là nhân vật đến trước, cũng đă thẳng thắn tuyên bố sự thật trước mặt đoàn lũ dân chúng đang mộ mến tuốn đến với ông và tưởng ông chính là vị thiên sai: “Có một Đấng đến sau tôi, cao trọng hơn tôi, tôi không đáng cởi giây giầy cho Người” (Mt 3:11).

 

Cũng thế, đời sống hôn nhân, (dù được nâng lên thành bí tích hôn nhân đi nữa), không phải là tất cả, là chính cùng đích, là những ǵ quan trọng nhất, đến nỗi cả Thánh Thể và Giáo Hội cũng phải qui về, phải lệ thuộc. Trái lại, nó chỉ là phương tiện, là đường lối để dọn đường cho Giáo Hội và cho Thánh Thể mà thôi. Đó là lư do, đời sống hôn nhân sẽ không đạt được cùng đích của ḿnh, sẽ mất hết ư nghĩa của ḿnh, và hai con người sống vợ chồng với nhau trong đời sống hôn nhân sẽ không bao giờ được hoàn toàn và thật sự hạnh phúc, nếu hôn nhân không phản ảnh “mầu nhiệm cao cả” của mối liên hệ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội (x Eph 5:32). Có thể nói và phải nói rằng chính v́ Mầu Nhiệm Nhập Thể mới có hôn nhân. Bằng không, nếu Thiên Chúa không có ư định nhập thể, tức không có ư định kết hôn với loài người nơi Lời Nhập Thể, nơi Ngôi Vị Giêsu duy nhất có hai bản tính Thiên Chúa và loài người, Ngài đă không cần phải dựng nên một loài được gọi là loài người như chúng ta đây, nhất là đă không dựng nên loài người này một cách đặc biệt hơn hết mọi loài, ở chỗ dựng nên họ theo h́nh ảnh Ngài (có ngôi vị riêng biệt) và tương tự như Ngài (biết yêu thương hiệp thông).

 

Bản chất của hôn nhân, hay cốt lơi của hôn nhân, cũng chính là mục đích của hôn nhân, là ở chỗ “nên một thân thể” (Gen 2:24). Thế nhưng, thực tế cho thấy t́nh trạng hay trạng thái “nên một thân thể” đây không thể nào xẩy ra theo thể lư hay về sinh lư nơi đời sống hôn nhân vợ chồng. Thực tại “nên một thân thể” đây thật ra chính là h́nh bóng ám chỉ về Nhiệm Thể của “một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền” (Kinh Tin Kính), có Chúa Kitô là đầu (x Eph 5:23), một Giáo Hội duy nhất theo ḷng ước nguyện của Chúa Kitô, như Người đă nguyện cầu kết Bữa Tiệc Ly: “để tất cả được hiệp nhất nên một” (Jn 17:22). Nếu bản chất của Giáo Hội là hiệp thông thần linh th́ đúng như Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II khẳng định trong Tông Huấn Familiaris Consortio, đoạn 21, “gia đ́nh Kitô giáo là một tỏ hiện và thể hiện đặc biệt cho mối hiệp thông Giáo Hội, và chính v́ điều này mà gia đ́nh Kitô giáo có thể và cần phải được gọi là ‘Giáo Hội tại gia’ Hiến Chế Lumen Gentium, 11, Sắc Lệnh Tông Đồ Giáo Dân, 11)”.

 

H́nh ảnh về “một thân thể” hay về mối hiệp thông ngôi vị con người trong cùng một gia đ́nh ngay từ ban đầu là mục đích của hôn nhân đây được hiểu theo ư nghĩa siêu nhiên về Giáo Hội như thế cũng được Thánh Phaolô đề cập tới với Kitô hữu Corintô, nhưng lại liên quan tới Thánh Thể như sau: “V́ chỉ có một tấm bánh mà chúng ta tuy nhiều cũng là một thân thể duy nhất, bởi tất cả chúng ta thông phần vào cùng một tấm bánh duy nhất” (1Cor 10:17).

 

 

 

 

Thánh Thể Viên Măn Hôn Nhân

 

 

Như thế, ngay từ ban đầu, đời sống hôn nhân hay cơ cấu hôn nhân của con người được dựng nên theo h́nh ảnh Thiên Chúa “có nam có nữ” (Gen 1:27) chẳng những liên hệ với Nhiệm Thể Giáo Hội Chúa Kitô mà c̣n liên hệ mật thiết với cả Thánh Thể Chúa Kitô nữa.

 

Quả vậy, nếu gia đ́nh là trung tâm yêu thương và sự sống, mà Thánh Thể là Bí Tích yêu thương và là Bánh Sự Sống, th́ Thánh Thể là mô phạm và là sinh lực của gia đ́nh và cho gia đ́nh nói chung, và của vợ chồng và cho vợ chồng nói riêng. Vẫn biết sự sống từ hôn nhân và gia đ́nh đây trước hết là sự sống về thể lư. Nhưng v́ người ta không sống nguyên bởi bánh c̣n bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra (x Mt 4:4), tức c̣n sống theo luân thường đạo lư, mà nếu thiếu sự sống thiêng liêng, sự sống do Bánh Sự Sống là Thánh Thể ban cho, hôn nhân và gia đ́nh không thể nào thực sự trở thành trung tâm sự sống, thậm chí c̣n trở thành trung tâm sự chết, cả về tâm lư (ly dị) lẫn thể lư (phá thai), như đang xẩy ra trong thế giới ngày nay.

 

Chưa hết, v́ đă được lănh nhận bí tích rửa tội, vợ chồng không phải chỉ sống thân phận làm người theo luân thường đạo lư như bất cứ con người thành tâm thiện chí nào, mà c̣n phải sống sự sống thần linh của thành phần được thừa nhận làm con cái Thiên Chúa nữa. Ngoài ra, v́ đă lănh nhận bí tích hôn phối, vợ chồng cũng phải sống cả sự sống hiệp thông trọn hảo giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người. Thế nhưng, kinh nghiệm hôn nhân cho thấy, tự ḿnh, theo tự nhiên, vợ chồng không thể nào sống được những sự sống thần linh cao cả siêu việt ấy, nếu không lấy Thánh Thể làm trọng tâm của đời sống hôn nhân, làm sinh lực cho đời sống vợ chồng. Chỉ khi nào họ nỗ lực sống yêu thương trọn hảo, “yêu kẻ thuộc về ḿnh cho đến cùng” (Jn 13:1), như Chúa Giêsu Thánh Thể, yêu đến độ dám sẵn sàng “hiến mạng sống ḿnh v́ người yêu” (Jn 15:13; 17:19), họ mới có thể hoàn toàn hiệp thông với nhau, mới thật sự “nên một thân thể”, mới có thể phản ảnh “mầu nhiệm cao cả”.

 

Khi đến với Chúa Giêsu Thánh Thể, bằng việc Hiệp Lễ, Viếng Chúa hay Chầu Thánh Thể v.v. là tâm hồn tỏ ra chẳng những nhận biết t́nh yêu tuyệt hảo của Chúa Kitô mà c̣n tỏ ra hết sức khao khát t́nh yêu này nữa, tỏ ra thực sự muốn sống t́nh yêu này nữa. Đó là lư do, khi đến với những tâm hồn như thế, Chúa Giêsu Thánh Thể sẽ chiếm đoạt tâm trí họ và sử dụng thân xác của họ để tiếp tục tỏ ḿnh ra cho thế gian tới khi Người lại đến trong vinh quang.

 

Bởi thế, nếu Chúa Giêsu Thánh Thể  một khi chiếm đoạt tâm hồn nào thiết tha đến với Người trong Bí Tích Thánh Thể  và  sử  dụng thân xác của họ  làm việc cho Người, mà cho dù hôn nhân liên quan đến sự sống thể lư đi nữa, th́ sự sống thể lư của hôn nhân cũng lệ thuộc vào Chúa Giêsu Thánh Thể. Không phải ở chỗ con người cần phải ăn Bánh Thánh Thể mới có thể tăng trưởng về tầm vóc cơ thể của ḿnh. Mà ở chỗ thân xác con người sau này được phục sinh, nói đúng hơn, ở chỗ thân xác con người chẳng những được phục sinh như mọi thân xác khác (kể cả thân xác của kẻ dữ) mà c̣n được biến đổi hiển vinh như thân xác biến h́nh trên núi của Chúa Kitô, hay như thân xác Người hiện ra với các tông đồ sau khi sống lại từ trong cơi chết. Dấu hiệu có thể cho thấy trước được sự thật biến đổi hiển vinh này nơi những tâm hồn sống đức ái trọn hảo, sống sự sống hiệp thông như Chúa Giêsu Thánh Thể và nhờ Chúa Giêsu Thánh Thể, thân xác của họ đă trở thành khí cụ công chính, làm được những việc phi thường, những việc phàm nhân không làm nổi. Điển h́nh nhất trong giai đoạn hầu bán thế kỷ 20 đó là một Mẹ Maria Têrêsa Calcutta. Như thế, quả thực nếu hôn nhân dọn đường cho Thánh Thể, ở chỗ, cống hiến cho Lời Nhập Thể một thân xác, th́ Thánh Thể, hoa trái và lao công của con người ấy, đă trở thành Bánh nuôi sống hôn nhân, là chính sự sống viên măn của hôn nhân. Một đời hôn nhân sống Thánh Thể là một đời hôn nhân đang sống đời sống phục sinh “nên như các thần trời” (Mt 22:30) vậy.

 

Trong Tông Huấn Familiaris Consortio (như đă trích dẫn trên đây) được ban hành ngày 22/11/1981, Lễ Chúa Kitô Vua, về vai tṛ của gia đ́nh Kitô giáo trong thế giới tân tiến ngày nay, theo nhận định của các nghị phụ tham dự Thượng Hội Giám Mục Thế Giới Thường Lệ Lần Thứ V (26/9-25/10/1980), Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă viết ở đoạn 57 như sau:

 

“Vai tṛ thánh hóa của gia đ́nh Kitô hữu được bắt nguồn từ Phép Rửa và được thể hiện ở mức cao nhất nơi Thánh Thể là bí tích hôn nhân Kitô giáo có một liên hệ sâu xa. Công Đồng Chung Vaticanô II đă đề cập đến mối liên hệ đặc thù này giữa Thánh Thể và hôn nhân bằng việc yêu cầu “hôn nhân cần phải được cử hành trong Thánh Lễ” (Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh, 78). Để hiểu rơ hơn và sống thiết tha các ân sủng và trách nhiệm của hôn nhân cũng như của đời sống gia đ́nh Kitô giáo, th́ cần phải tái nhận định và củng cố lại hoàn toàn mối liên hệ này.

 

“Thánh Thể là chính nguồn mạch của hôn nhân Kitô giáo. Thật thế, Hy Tế Thánh Thể là biểu hiệu cho giao ước yêu thương của Chúa Kitô đối với Giáo Hội, một giao ước được niêm ấn bằng máu của Người đổ ra trên Thập Tự Giá (x. Jn 19:34). Nơi hy tế của Giao Ước Mới và Vĩnh Cửu này, các đôi phối ngẫu Kitô hữu gặp được nguồn mạch phát sinh giao ước hôn nhân của họ, một giao ước được sâu xa kiến tạo và được liên tục đổi mới. Là một cuộc tái thể hiện hy tế yêu thương của Chúa Kitô đối với Giáo Hội, Thánh Thể là mạch nguồn bác ái. Nơi tặng ân bác ái của Thánh Thể, gia đ́nh Kitô hữu t́m thấy được nền tảng và hồn sống cho ‘mối hiệp thông’ của ḿnh cũng như cho ‘sứ vụ truyền giáo’ của ḿnh: ở chỗ khi lănh nhận bánh Thánh Thể, các phần tử khác nhau của gia đ́nh Kitô hữu trở nên một thân thể là những ǵ tỏ ra cho thấy cũng là những ǵ tham phần vào mối hiệp nhất bao rộng của Giáo Hội. Việc họ thông dự vào Thân Ḿnh ‘trao nộp’ của Chúa Kitô cũng như vào Máu Huyết ‘đổ ra’ của Người sẽ trở thành một nguồn mạch vô tận cho hoạt động truyền giáo và tông đồ đối với gia đ́nh Kitô giáo”.

 

Tóm lại, nếu hôn nhân có liên hệ mật thiết với Giáo Hội và Thánh Thể, ở chỗ nếu không có Giáo Hội và Thánh Thể cũng chẳng có hôn nhân, th́ hôn nhân không thể tồn tại và viên măn nếu không phản ảnh “mầu nhiệm cao cả” của Chúa Kitô và Giáo Hội, một mầu nhiệm yêu thương tận tuyệt và hiệp nhất nên một. Đó là lư do sâu xa cho thấy sở dĩ cơ cấu gia đ́nh trong thế giới càng tân tiến ngày nay càng bị khủng hoảng hầu như tới chỗ phá sản và tan vỡ bởi nạn ly dị và phá thai, bởi nạn đồng tính hôn nhân và tạo sinh sao bản, là v́ gia đ́nh đă cạn kiệt rượu yêu thương hôn nhân, một thứ yêu thương không phải theo kiểu yêu cuồng sống vội, theo kiểu tự do luyến ái với cả người đồng phái tính, một thứ yêu thương hoàn toàn phản nghịch lại với “mầu nhiệm cao cả” của t́nh yêu Chúa Kitô đối với Giáo Hội và Giáo Hội với Chúa Kitô (x Eph 5:22-28).

 

Nếu “Chúa đă dựng nên con người cho Chúa nên ḷng trí con người khắc khoải cho đến khi được nghỉ yên trong Chúa” (Thánh Âu Quốc Tinh, Tự Thú, 1) thế nào, th́ đời sống hôn nhân được Thiên Chúa thiết lập cho Nhiệm Thể Giáo Hội và Thánh Thể Chúa Kitô cũng chỉ có thể t́m thấy ư nghĩa yêu thương và sự sống, một sự sống hiệp thông yêu thương làm nên bản chất đích thực của ḿnh nơi Chúa Giêsu Thánh Thể, Đấng luôn hiến ḿnh cho Giáo Hội và ở cùng Giáo Hội mà thôi. Có thế, gia đ́nh vốn là cửa ngơ cho Thiên Chúa vào trần gian mới có thể chẳng những thực sự là Giáo Hội Tại Gia, là Cung Thánh Thần Linh, mà c̣n là Tin Mừng Sự Sống cho thế giới đang mù mịt trong bầu trời văn hóa chết chóc ngày nay.

 

 

Thánh Thể

một Nếm Hưởng Vĩnh Cửu trong thời gian

 

 

 

“Trong Tông Thư Dies Domini, Tôi đă trích lại những lời của Đức Phaolô VI, để thúc giục Kitô hữu đừng xao lăng với ‘việc gặp gỡ này, với bữa tiệc Chúa Kitô đă ưu ái dọn ra cho chúng ta. Chớ ǵ việc chúng ta thông phần vào bữa tiệc này phải hết sức xứng đáng và hân hoan! Chính Chúa Kitô tử giá và vinh quang, Đấng đă đến giữa các môn đệ của Người, để dẫn mọi người họ cùng nhau tiến vào Cuộc Phục Sinh mới mẻ của Người. Trên thế gian này, đó là tuyệt đỉnh của giao ước yêu thương giữa Thiên Chúa với dân của Ngài, là dấu chỉ và là nguồn mạch của niềm vui Kitô hữu, là đoạn đường tiến đến lễ hội trường sinh’ (số 58; x Gaudete in Domino, đoạn kết)”. 

 

 

(ĐTC GPII: bài Giáo Lư 28 “Thánh Thể một Nếm Hưởng Vĩnh Cửu trong thời gian”, đoạn 5, trong loạt bài trong Đại Năm Thánh 2000, Thứ Tư 25/10/2000; trích dịch từ Tuần san L’Osservatore Romano,

ấn bản Anh ngữ, 1/11/2000)