12.- Yêu Thương
Là Bản Tính Hoàn Thiện
Yêu Thương Là Một Mầu Nhiệm
N
ói đến yêu thương là nói đến một mầu nhiệm, chẳng khác ǵ như một mầu nhiệm về thần linh, một mầu nhiệm con người hầu như không thể nào hiểu được. Đó là lư do người ta vốn nói ai có thể định nghĩa được t́nh yêu. “Làm sao cắt nghĩa được t́nh yêu”, thi sĩ Xuân Diệu đă mở đầu bài thơ V́ Sao của ḿnh như thế. Và chính v́ yêu thương là một mầu nhiệm như thế, nên những kẻ yêu như lạc vào một chốn thiên thai, một vùng trời không lối thoát.
Thi sĩ Hồ Dzếnh đă diễn tả cái lẩn quẩn của yêu thương trong bài Lỡ Hẹn thế này:
“Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé,
Anh sẽ trách cố nhiên nhưng rất nhẹ.
Nếu trót đi em hăy gắng quay về.
Đời mất vui khi đă vẹn câu thề.
T́nh chỉ đẹp khi t́nh c̣n dang dở”.
Robert Browing cũng cảm nhận được cái tṛ ma quái của yêu thương trong bài thơ Yêu Là Sống như sau:
“Định trốn anh sao? Đừng cưng nhé!
Em là em anh vẫn sẽ là anh.
Khi địa cầu c̣n chứa đựng chúng ḿnh.
Th́ hai đưa vẫn chơi tṛ cút bắt”.
Nguyễn Bính trong bài thơ Ghen đă diễn tả cái mộng tưởng yêu thương là chiếm đoạt thế này:
“Cô nhân t́nh bé của tôi ơi,
tôi muốn môi cô chỉ mỉm cười,
những lúc có tôi và mắt chỉ,
nh́n tôi trong lúc tôi xa xôi…
Thế là ghen quá đấy mà thôi.
Thế nghĩa là yêu quá mất rồi.
Và nghĩa là cô là tất cả.
Cô là tất cả của riêng tôi”.
Thật vậy, chính v́ yêu thương là một mầu nhiệm, một mầu nhiệm lại hết sức tỏ tường và hiện thực nơi mỗi một con người, đến nỗi trí khôn không thể hiểu được lư lẽ của cơi ḷng, yêu thương mới kích thích con người t́m hiểu nó, nhưng không phải t́m hiểu bằng lư trí, mà bằng cả cảm nghiệm của con tim. Thi sĩ Xuân Diệu đă diễn tả cảm nghiệm của ḿnh về ư nghĩa yêu thương “Yêu là chết ở trong ḷng một ít” trong bài thơ Yêu Là Chết. Người Pháp cũng chia sẻ cảm nghiệm về ư nghĩa yêu thương bằng câu định nghĩa yêu là cho: “Aimé c’est donné”.
Yêu Là Cho, Yêu Là Chết
Vẫn biết c̣n nhiều câu định nghĩa khác về yêu thương, như “yêu là cùng nh́n về một hướng”. Nhưng thiết nghĩ câu định nghĩa trên của Xuân Diệu và của Người Pháp cũng đủ cho thấy những ǵ căn bản nhất về yêu thương. Trước hết, “yêu là chết ở trong ḷng một ít”. Câu định nghĩa này thật sự không nói lên được cái mănh lực mạnh hơn sự chết của yêu thương, một khi chưa yêu hoàn toàn. “Yêu là chết ở trong ḷng một ít”, chứ không phải chết “nhiều tí”, chết hoàn toàn, không sống được nếu không yêu, th́ t́nh yêu này mới là t́nh yêu chớm nở, t́nh yêu một chiều, t́nh yêu ngập ngừng, t́nh yêu cân nhắc, đúng như Xuân Diệu diễn tả trong cùng bài thơ Yêu Là Chết của ḿnh:
“Yêu là chết ở trong ḷng một ít.
V́ mấy khi yêu mà chắc được yêu.
Cho rất nhiều nhưng chẳng được bao nhiêu.
Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết”.
Đúng thế, v́ “yêu là cho”, như Người Pháp cảm nghiệm về yêu thương, mà nếu cho ít hay cho rụt rè sợ lỗ theo kiểu Yêu Là Chết của Xuân Diệu th́ quả thực “yêu là chết ở trong ḷng một ít” thôi, chứ không nhiều lắm. Trái lại, nếu Yêu Là Cho, cho hoàn toàn, cho tất cả, cho như kiểu Ghen của Nguyễn Bính: “Và nghĩa là cô là tất cả. Cô là tất cả của riêng tôi”, th́ người ta có thể Ghen đến độ tạt át xít vào mặt t́nh địch như đă từng xẩy ra một vụ đánh ghen nổi tiếng ở Sài G̣n vào đầu thập niên 1960 ngày xưa. Tuy nhiên, “yêu chính là cho” theo kiểu tạt át xít như thế không phải là cho mà là đ̣i th́ đúng hơn.
Kinh nghiệm tâm lư cho thấy khi thực sự yêu nhau, người ta có thể sẵn sàng cho nhau tất cả mọi sự, kể cả trinh tiết hay danh giá, gia tài và sự nghiệp v.v. Thế nhưng, kinh nghiệm thực tế cũng phũ phàng cho thấy, nếu “cho rất nhiều nhưng chẳng được bao nhiêu. Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết” như Xuân Diệu cảm nhận, th́ t́nh yêu sẽ trở thành hận thù: “yêu nhau lắm cắn nhau đau” là thế!
Bởi vậy, câu định nghĩa “Yêu Là Chết” của Xuân Diệu và “Yêu Là Cho” của Người Pháp mới chỉ diễn tả phần nào ư nghĩa khiếm diện của mầu nhiệm yêu thương mà thôi, chứ chưa hoàn toàn nói lên được cốt lơi đích thực hay chân dung sống động của yêu thương. Dầu sao, hai câu định nghĩa này, một câu nhấn mạnh đến t́nh trạng khổ đau bất khả thoát của yêu thương: “Yêu Là Chết”, và một câu đề cao tác động hy sinh bất khả thiếu của yêu thương: “Yêu Là Cho”, cả hai cũng đồng qui ở một điểm đó là mối hiệp thông.
Thật vậy, nói đến yêu thương là nói đến hiệp thông; nếu không hiệp thông th́ không thể nói đến yêu thương. Tác động “chết” hay “cho” đều chứng thực hết sức thực tế về mối hiệp thông nội tâm sâu xa này. Nếu không yêu thương th́ đâu có cảm thấy khổ, dù chỉ “chết ở trong ḷng một ít”. Và nếu không yêu cũng đâu có thể nào dám dấn thân hy sinh cho nhau, đến nỗi có thể đi đến chỗ chết cho nhau hay chết v́ nhau, như câu truyện ngắn Anh Phải Sống của nhà văn Khái Hưng cho thấy, hay như trường hợp của Maximilianô Kolbe người Balan, tù nhân mang số 16670 ở trại Auschwitz đă hy sinh chết vào năm 1941 thay cho một người cha bị xử tử v́ tội trốn ngục là ông Francois Gajawniczek.
Thực tế c̣n cho thấy những cặp t́nh nhân, biết được chắc chắn họ không thể nào chung sống trọn đời với nhau, đă cùng nhau tự tử để không ǵ làm họ có thể xa cách nhau và không bao giờ họ bị cách xa nhau, như những vụ tự tử song nguyền vẫn thường xẩy ra ở Suối Lồ Ồ thuộc Quận Thủ Đức Việt Nam trong thập niên 1960 ngày xưa.
Yêu Thương Chính Là Hiệp Thông
Như thế, yêu thương chính là hiệp thông, một mối hiệp thông được thể hiện cụ thể qua đời sống hôn nhân gia đ́nh. Và cũng chính v́ yêu thương là hiệp thông như thế mà con người mới có phái tính nam nữ để có thể hướng về nhau, thu hút nhau, t́m đến nhau, và nên một với nhau.
Thánh Kinh Do Thái Giáo, ngay ở đoạn cuối của chương thứ hai cuốn Sáng Thế Kư, đă cho thấy thực tại yêu thương chính là hiệp thông như thế này: “Chúa là Thiên Chúa phán con người ở một ḿnh không tốt. Ta sẽ dựng nên cho nó một đồng bạn xứng hợp với nó… Vậy Chúa là Thiên Chúa làm cho con người ch́m vào một giấc ngủ say, để rồi trong khi con người ngủ, Ngài đă rút lấy một trong những xương sườn của con người, lấy thịt đắp vào chỗ chiếc xương sườn được Ngài lấy đi ấy. Đoạn Chúa là Thiên Chúa làm chiếc xương sườn Ngài đă lấy từ con người thành một người nữ. Khi Ngài đem người nữ đến cho con người, con người đă nói: ‘Cuối cùng người này mới là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi’… Đó là lư do tại sao người nam bỏ cha mẹ ḿnh mà gắn bó với vợ, và cả hai trở nên một thân thể”.
Phải chăng v́ tự nhiên cảm nhận được thực tại yêu thương chính là hiệp thông, là “trở nên như một thân thể”, đúng như mạc khải thần linh được Thánh Kinh Do Thái Giáo ghi nhận trên đây, mà tục lệ hôn nhân Á Đông, như ở Trung Hoa và Việt Nam, đă cho phép vợ chồng gọi nhau là “anh - em”, “huynh – muội”, kiểu gọi nhau có tính cách ruột thịt như anh em cùng một mẹ cha, kiểu “anh em như thể tay chân”, thậm chí c̣n được gọi nhau là “ḿnh”, là chính thân thể của nhau, hết sức thân mật, hết sức hiệp thông.
Nếu yêu thương chính là hiệp thông và thực sự là hiệp thông th́ tất cả những thứ t́nh yêu nào không đưa con người đến chỗ thực sự hiệp thông th́ không phải là t́nh yêu chân chính, mà chỉ là một thứ xúc động t́nh cảm mau qua hay một thứ nhu cầu t́nh dục đ̣i hỏi thôi.
Hiện tượng và trào lưu ly dị ngày nay hoàn toàn phản lại với bản chất yêu thương chính là hiệp thông và thực sự là hiệp thông, do đó, những cuộc hôn nhân “anh đi đường anh tôi đi đường tôi, t́nh nghĩa đôi ta có thể thôi” hết sức phổ thông ngày nay không phải là yêu thương, hay chỉ là một cuộc yêu thương không đích thực. Chính v́ thế, lịch sử cho thấy, sau khi hôn nhân được luật pháp nới rộng cho phép ly dị từ thập niên 1960 tại Âu Mỹ, th́ phong trào phá thai cũng đă được luật pháp bảo vệ từ đầu thập niên 1970. Việc trùng hợp trước sau hết sức ăn khớp với nhau này giữa hiện tượng ly dị và phá thai đă không chứng thực nhận định vừa rồi hay sao: “Nếu yêu thương chính là hiệp thông và thực sự là hiệp thông th́ tất cả những thứ t́nh yêu nào không đưa con người đến chỗ thực sự hiệp thông th́ không phải là t́nh yêu chân chính, mà chỉ là một thứ xúc động t́nh cảm mau qua hay một thứ nhu cầu t́nh dục đ̣i hỏi thôi”?
Hiệp Thông Là Nhận Biết Nhau
Thế nhưng, vấn đề ở đây là, nếu không yêu nhau th́ làm sao người ta có thể lấy nhau được, và đă lấy nhau rồi th́ làm sao người ta lại bỏ nhau như thế? Chẳng lẽ họ chưa yêu, hay yêu lầm, hoặc yêu vội?
Văn minh ngày nay không c̣n chỗ đứng cho tục lệ “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó” nữa. Ấy thế mà trong chính lúc người ta có quyền tự do luyến ái và lập gia đ́nh với nhau, người ta lại động một tí là bỏ nhau, là ly dị nhau? Phải chăng người ta chưa t́m hiểu nhau cho tường tận, cho kỹ lưỡng? Về chung sống vợ chồng với nhau rồi mới biết bộ mặt thật của nhau, mới biết con người trần trụi của nhau?
Đó là lư do chúng ta thường hay nghe thấy những câu nói thoát ra từ cửa miệng của một người đă lập gia đ́nh cả chục năm hay mấy chục năm: “Bây giờ tôi mới hiểu anh ấy” hay “đến bây giờ tôi mới biết nhà tôi” v.v. Vậy cái biết lúc đầu khi mới quen nhau, khi mới t́m hiểu nhau, trước khi lấy nhau, và cái biết bấy giờ, cái biết sau khi lấy nhau được một thời gian, khác nhau ở chỗ nào, nếu không phải chỉ khác nhau về cấp độ hiểu biết nơi chủ thể yêu, hơn là khác nhau nơi cùng một đối tượng yêu. Có thể nói, yêu thương là tiến tŕnh hiểu biết dẫn đến hiệp thông.
Thật ra, chính yếu tố “biết nhau” cũng là một chứng từ cho thấy yêu thương chính là hiệp thông và thực sự là hiệp thông. Đúng thế, trước khi tiến đến t́nh trạng hiệp thông ngoại tại với đối tượng yêu, ở chỗ, “cả hai nên một thân thể”, Mạc Khải Thần Linh trong Thánh Kinh Do Thái Giáo cho thấy mối hiệp thông này đă có sẵn ngay ở nội tại của con người, khi con người bộc lộ cái ư thức của ḿnh về đối tượng yêu: “người này mới là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi”.
Như thế, t́nh trạng hiệp thông ngoại tại, hiệp thông bề ngoài là hiện thực, là phản ảnh của nhận thức hiệp thông nội tại, hiệp thông bề trong nơi con người. Yêu thương ở đây, bởi vậy, mới chính là tác động diễn đạt hay thể hiện nhận thức hiệp thông nội tại của con người. Yêu ở đây đồng nghĩa với biết, và biết ở đây cũng không c̣n là điều kiện của yêu nữa, theo kiểu “vô tri bất mộ”. Phải chăng v́ thế mà Sách Sáng Thế Kư của Do Thái Giáo, ở ngay câu thứ nhất của đoạn 4, đă viết: “Con người biết Evà vợ ḿnh, để rồi nàng đă thụ thai và hạ sinh Cain”? Động từ “biết” hay tác động “biết” ở đây được một số bản dịch dùng chữ “ăn ở với” hay “giao hợp với” thay thế!
Thánh Kinh Kitô Giáo cũng cho thấy một trường hợp tương tự, đó là trường hợp của trinh nữ Maria ở Nazarét, trong ngày được sứ thần Gabriel truyền tin Thiên Chúa tuyển chọn trinh nữ làm mẹ của Chúa Kitô, trinh nữ đă trả lời: “Làm sao việc ấy thành sự được, v́ tôi không biết đến nam nhân” (Lk 1:34). Động từ “biết” hay tác động “biết” ở đây cũng thế, cũng đă được một số bản văn dịch theo ư nghĩa thực tế của nó thành “liên hệ xác thịt”.
Hiệp Thông Là Chấp Nhận Nhau
Yêu thương chính là hiệp thông và thực sự là hiệp thông chẳng những được bắt nguồn từ tâm thức nhận biết nhau mà c̣n được thể hiện ở chỗ chấp nhận nhau nữa. Đó là lư do trong tiếng Việt, chữ yêu thường đi với chữ thương – “yêu thương”, khác với chữ yêu đi với chữ thích - “yêu thích”, hay chữ yêu đi với chữ mến – “yêu mến”. “Yêu mến”, nhất là “yêu thích”, thường là một thứ t́nh cảm hướng đến những ǵ hợp với ḿnh, hợp với chủ thể yêu, như nhan sắc, tài giỏi, giầu sang, danh tiếng, lợi lộc, quyền bính, nhục dục v.v., từ đó, t́nh cảm “yêu mến” hay “yêu thích” này tự nhiên cảm thấy ghét bỏ và t́m hết cách tránh né tất cả những ǵ không hợp với ḿnh, dù bản chất của những sự ấy tốt lành. Trái lại, nếu yêu có thương trong đó mới thực sự là hiệp thông, và mới giữ được mối hiệp thông này. V́ nếu yêu kéo con người lại với nhau, th́ thương giữ con người lại với nhau.
Nếu yêu hướng đến những cái ǵ tốt đẹp và hợp với ḿnh, th́ thương là ôm ấp cả những cái ǵ xấu xa, tồi tệ và không hợp với ḿnh. Do đó, chỉ khi nào con người yêu biết thương, t́nh yêu của họ mới mạnh hơn sự chết, mới thắng vượt sự dữ, mới là sự thiện tối thượng, một sự thiện được Thánh Kinh Kitô Giáo cảm nhận là chính t́nh yêu, qua câu định nghĩa: “Thiên Chúa là t́nh yêu” (1Jn 4:8,16). Bằng không, yêu mà không thương, một lúc nào đó, cái được gọi là t́nh yêu có thể sẽ biến thành một quyền lực phá hoại, thành một hung thần tán ác nhất, thành một tà thần ghê tởm nhất. Lịch sử đă chẳng cho thấy hiển nhiên hay sao, t́nh yêu dân tộc đi đến chỗ sát hại hay tàn sát các chủng tộc khác, như ở Thánh Địa từ năm 1948 tới nay, nhất là từ cuối năm 2000 tới giữa năm 2002 đây, hay như ở Yugoslavia trong suốt thập niên 1990, không phải là những chứng cớ hùng hồn cho thấy thực tại yêu thương chính là hiệp thông và thực sự là hiệp thông hay sao?
Có thể nói, thương là tuyệt đỉnh của t́nh yêu, là cốt lơi của t́nh yêu, là chính con tim của t́nh yêu. Thế nhưng, theo tâm lư tự nhiên, con người chỉ thích được yêu chứ không muốn “bị” thương. V́ trở thành đối tượng được thương là trở thành một cái ǵ hèn hạ, thua kém, nhục nhă. Do đó, con người tự ái thường phản ứng bằng những câu nói rất tự trọng như: “Tôi không cần thương”.
Tuy nhiên, nếu thương không phải là bố thí mà là chấp nhận nhau với tất cả tốt xấu của họ, th́ thương đây cũng chính là yêu, và đối tượng được thương không phải là một cái ǵ tầm thường, một cái ǵ đáng khinh bỉ, đáng thương hại, mà là một cái ǵ hết sức trân quí, hết sức cao trọng, một cái ǵ phải coi trọng như chính bản thân của chủ thể tỏ t́nh thương. Như Mẹ Têrêsa đă hoàn toàn sống hiệp thông với mỗi một con người và tất cả mọi con người bần cùng nhất xă hội loài người tại Calcutta Ấn Độ trong 50 năm (1947-1997) Mẹ phục vụ họ vậy.
Nếu loài người biết thương nhau như anh chị em trong một đại gia đ́nh, nếu các dân tộc biết chấp nhận đồng loại của ḿnh như một thân thể duy nhất, cho dù văn hóa khác biệt và văn minh chênh lệch, th́ thế giới làm ǵ xẩy ra chiến tranh suốt gịng lịch sử của ḿnh như thế. Bởi v́, nói đến thương là nói đến thứ tha, nói đến một tinh thần rộng lượng bao dung, chân dung đích thực của t́nh yêu trọn hảo, của một sự sống viên măn, của một sự sống thắng vượt tội lỗi và sự chết, của một sự sống trường sinh vinh phúc.