14.- Niềm Tin Là Văn Hóa Thần Linh
Con Người: Văn Minh Tuyệt Đỉnh
L
ịch sử thế giới cho thấy chưa bao giờ con người văn minh như ngày nay. Văn minh chưa bao giờ thấy như ngày nay đây không phải về phương diện khoa học và kỹ thuật. V́ hai phương diện văn minh này vẫn c̣n đang trên đà phát triển, chưa đạt đến tuyệt đỉnh của chúng, tuy chúng càng ngày càng phát triển nhanh đến nỗi chóng mặt, nhanh kiểu gia tốc chứ không phải kiểu vận tốc b́nh thường. Không ai có thể biết được đích xác, hay dám quả quyết chúng sẽ đi về đâu và sẽ tiến đến đâu, thời điểm dứt khoát tiến đến chỗ tuyệt đỉnh này v.v. Văn minh chưa bao giờ thấy ở đây, có thể nói đă lên đến tuyệt đỉnh, đó là văn minh về nhân bản, một thứ văn minh cho thấy, sau biết bao ngàn năm dài lịch sử, nếu không muốn nói, theo khoa học, sau cả 1 triệu 6 trăm ngàn năm, con người đă thực sự biết được ḿnh là ai, qua việc họ đă ư thức được quyền làm người của họ.
Thế nhưng, phải chăng, văn minh về nhân bản ngày nAy cũng không thoát được định luật đào thải của lịch sử, một lịch sử đă phũ phàng cho thấy, có một số văn minh, điển h́nh như văn minh Ai Cập, sau đó là văn minh Hy La, một khi lên đến tuyệt đỉnh, liền đi xuống dốc, nhường chỗ cho những nền văn minh khác?
Văn minh nhân bản của nhân loại thực sự đă lên đến tuyệt đỉnh từ ngay giữa thế kỷ 20, tức khi Tổ Chức Liên Hiệp Quốc ban bố Bản Nhân Quyền ngày 10/12/1948, phải chăng cũng đang đi xuống dốc ở Âu Mỹ từ hậu bán thế kỷ 20, với khoản luật cho phép ly dị từ đầu thập niên 1960, cũng như với khoản luật cho phép phá thai từ đầu thập niên 1973, nhất là với những khoản luật cho phép đồng tính kết hôn và tạo thai ngoại nhiên từ thập niên 1990? Nếu không th́ tại sao con người chưa bao giờ được đầy đủ tiện nghi vật chất như ngày nay lại cảm thấy lúc nào cũng biến động trong ḷng, và đang trải qua một cuộc bạo loạn nơi xă hội của ḿnh từ thập niên 1990 tới nay?
Phải chăng, hiện tượng phá sản văn hóa và luân lư của con người ngày nay chính là dấu chứng hùng hồn cho thấy văn minh nhân bản của con người đang xuống dốc không phanh, hậu quả vô cùng tai hại là, văn minh vật chất của họ càng lên cao sẽ càng trở nên hết sức nguy hiểm, v́ thứ văn minh vật chất này chẳng khác ǵ như khẩu súng ở trong tay một kẻ mất trí? Nếu thật sự văn minh nhân bản đang xuống dốc th́ văn minh nào sẽ lên thay thế đây?
Theo tôi, nếu văn minh nhân bản là văn minh tuyệt đỉnh của toàn thể văn minh nhân loại, một thứ văn minh đă cho thấy rơ trọn vẹn chân dung của nhân loại, th́ sẽ không c̣n văn minh nào có thể thay thế văn minh nhân bản này được nữa. Bây giờ chỉ c̣n nghĩ đến giải pháp làm sao để có thể cứu văn t́nh thế vô cùng nguy kịch hiện nay, cứu văn một nhân loại đang lao ḿnh xuống hố diệt vong, đúng hơn, một nhân loại đă chết về tâm linh và đang xông mùi hôi thối về luân lư.
Thế nhưng, người ta chỉ có thể cứu được một con người hấp hối, chứ làm sao có thể cải tử hoàn sinh một thây ma, nhất là một thây ma đang tan rữa trong nấm mồ sự chết. Rất may, theo luật tuần hoàn trong trời đất, xuân sang đông tàn thế nào, cây lúa mọc lên từ hạt miến mục nát trong ḷng đất ra sao, con người cũng có thể hồi sinh như vậy, v́ nơi con người chẳng những có khả năng t́m kiếm sự thật mà c̣n có cả khả năng phản tỉnh nữa.
Thực tế không cho thấy hay sao, biết bao nhiêu con người đă bật dậy hay dội lên khi bản thân họ lao ḿnh xuống cho tới khi chạm phải đáy vực của cuộc đời. Chính lúc ấy, chính trong giây phút quyết liệt ấy, nhờ tâm linh bất diệt, họ mới nh́n ra được sự thật, một sự thật không phải về nhân quyền của họ, mà là về thân phận làm người của họ - tôi là ai, và cũng là sự thật về sứ mệnh của họ - tôi sống để làm ǵ. Đó là lư do chúng ta thấy ngay trong lúc này đây, ngay trong lúc nhân loại va chạm tới tận đáy vực hủy thể đây, nơi cộng đồng nhân loại mới c̣n một thiểu số người, âm thầm và nhỏ bé như mầm sống của hạt lúa miến, đóng vai tṛ là ư thức của toàn thể nhân loại, vẫn đang mạnh mẽ sống, nhất định vươn lên trong mục nát.
Phải chăng xă hội nhân loại đang băng hoại hiện nay sẽ được và có thể được canh tân bởi mầm mống thiểu số này?
Con Người: Ngươi Đang Ở Đâu?
Đúng thế, chính v́ “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” mà “trong đầm (mới không c̣n) ǵ đẹp bằng sen”. Chính việc hiện hữu và tồn tại của những mầm mống thiểu số này trong một xă hội đang xông mùi tử khí từ nấm mồ của một nền “văn hóa sự chết” cũng đă cho thấy cái mănh lực của sự sống nơi họ, một sự sống của một thứ niềm tin là văn hóa thần linh!
Quả vậy, nếu thành phần thiểu số đang là mầm mống hồi sinh của xă hội loài người đây có thể chẳng những đứng vững mà c̣n tỏ ra cho thấy có những dấu hiệu vươn lên ngay trong t́nh trạng mục nát hiện nay là v́ niềm tin của họ, một niềm tin làm cho họ sống đúng với ơn gọi làm người của họ, một niềm tin làm cho họ biết ḿnh là ai và sống để làm ǵ, như thân mệnh làm người của họ đ̣i hỏi.
Theo tôi, có thể nói, tất cả mọi lệch lạc và băng hoại của loài người từ trước đến nay, nhất là trong lúc này, lúc con người đang trở thành một tên múa rối “đóng khố (luân lư) đi giầy tây (văn minh vật chất)” trên khấu trường lịch sử này, là v́ họ đă đánh mất đi Ư Thức Làm Người của họ, mất đi niềm tin linh thiêng nơi họ. Nghĩa là họ đă không c̣n biết ḿnh là ai và sống để làm ǵ nữa. Đó là lư do, theo Thánh Kinh Do Thái Giáo, ngay sau khi nhị vị nguyên tổ loài người “vượt biên” ra khỏi ranh giới thân mệnh làm người của ḿnh, họ đă được Thiên Chúa Hóa Công, như Sách Sáng Thế Kư ghi nhận, nhắc nhở và đặt lại vấn đề với họ: “Ngươi đang ở đâu?” (Gen 3:9).
Thiên Chúa Hóa Công ở đây không phải chỉ muốn đặt lại vấn đề thân mệnh của con người với họ, mà c̣n đặt vấn đề tại sao họ đă làm như thế nữa, do đó, ngay sau khi nghe con người viện lư trốn lánh mặt Ngài, Ngài liền phán: “Ai đă bảo rằng ngươi trần truồng? Vậy là ngươi đă ăn cây Ta cấm ngươi không được ăn rồi!” (Gen 3:11).
Thật vậy, sở dĩ con người nguyên tổ đă phạm tội, đă không nghe theo những ǵ Thiên Chúa Hóa Công vô cùng khôn ngoan của ḿnh căn dặn, đă ăn trái cấm, là v́ họ không tin vào Ngài. Bởi vậy, tội con người phạm ở đây, không phải chỉ là việc họ ăn trái cấm, mà trước hết và trên hết c̣n chính là việc họ bất tín nơi Thiên Chúa Hóa Công, Vị Thần Linh Tối Cao, Vị Thần Linh tỏ ḿnh hiện thực và sống động qua tiếng lương tâm chân chính nơi họ. Nếu họ một ḷng tin tưởng Vị Thiên Chúa Hóa Công của ḿnh, th́ họ đâu có nghe theo lời dụ dỗ của con rắn già quỉ quyệt, tiêu biểu cho đầu óc khôn ngoan thế gian t́m ḿnh nơi họ.
Như thế, việc con người sa ngă phạm tội, làm điều xấu xa gian ác, bất xứng với thân phận làm người của ḿnh, trước hết và trên hết là v́ con người đă đánh mất Niềm Tin, một niềm tin được thể hiện qua việc nghe theo tiếng lương tâm chân chính, ở chỗ, tuân giữ những lề luật luân lư phổ quát xứng hợp với ơn gọi và thân mệnh làm người của họ. Niềm Tin Là Văn Hóa Thần Linh trước hết và trên hết là như thế và ở chỗ đó.
Hiện tượng con người băng hoại ngày nay cũng đă cho thấy rơ sự thật ngay từ ban đầu này, sự thật về việc con người bị mất niềm tin nên mới trở thành băng hoại. Nh́n vào thế giới hôm nay, ngoài hiện tượng không thể chối căi là t́nh trạng phá sản văn hóa và khủng hoảng luân lư, chúng ta c̣n thấy cả sự kiện khô đạo hay loạn tín nữa.
Nơi thế giới tư bản, con người ngày nay, đa số, nếu không muốn nói hầu hết, chỉ biết chạy theo vật chất và dục tính hơn là tâm linh và tinh thần, có thể nói họ bị cơn lốc văn minh vật chất cuốn hút đang quay cuồng chóng mặt đến đụng phải nhau ầm ầm.
Nơi thế giới cộng sản, ruột gan tuy vẫn c̣n ôm ấp chủ trương vô thần, song mặt mũi cũng đă bắt đầu được trang sức loè loẹt những mầu me tư bản và người ngợm sặc toàn mùi nước hoa vơ vét lợi lộc.
Nơi thế giới đạo giáo, con người nhân danh niềm tin để chống đối và bách hại nhau, như ở Ấn Độ, ở Đông Timor, ở Phi Châu, ở thế giới Hồi Giáo, điển h́nh nhất là biến cố 911 tại đệ nhất cường quốc Hoa Kỳ. Có một điều cũng không thể chối căi được là hậu quả của hiện tượng con người đang băng hoại do con người đánh mất Niềm Tin Thần Linh của ḿnh đây, đó là sự kiện con người quay ra chia rẽ, kỳ thị, thậm chí đi đến chỗ chém giết sát hại lẫn nhau.
Con người ngày nay đă không chia rẽ nhau là ǵ, điển h́nh là trào lưu ly dị. Con người không kỳ thị nhau là ǵ, điển h́nh là những cuộc thanh lọc chủng tộc ở Âu Châu sau Biến Cố Đông Âu, hay những cuộc bách hại tôn giáo ở Phi Châu và Thế Giới Hồi Giáo. Con người đă không chém giết sát hại nhau là ǵ, điển h́nh là hai trận Thế Chiến I và II thuộc tiền bán thế kỷ 20, trào lưu phá thai từ hậu bán thế kỷ 20, và khủng bố từ cuối thế kỷ 20 v.v.
Con Người: Em Ngươi Đâu Rồi?
Những ǵ vẫn từng xẩy ra cho loài người trong suốt gịng lịch sử của họ, nhất là đang diễn tiến trên khấu trường thế giới ngày nay, như trên vừa đề cập đến, thật ra, theo Thánh Kinh Do Thái Giáo, chỉ là phản ảnh những ǵ đă xẩy ra cho con người ngay từ ban đầu, chỉ là một thảm kịch chưa chấm dứt đă được mở màn ngay từ ban đầu mà thôi.
Thật vậy, Sách Sáng Thế Kư của Do Thái Giáo, như trên đă cho thấy, sau khi nguyên tổ loài người đă ăn trái cấm, đă tin ḿnh hơn Thiên Chúa Hóa Công của ḿnh, tức đă đánh mất Niềm Tin Thần Linh của họ, họ liền quay ra chia rẽ nhau, và v́ đă ly dị nhau ngay trong ḷng của ḿnh, Adong liền lên tiếng đổ lỗi cho Evà vợ ḿnh, Evà không ngần ngại đổ lỗi cho con rắn quỉ quyệt (xem Gen 3:12-13). Chưa hết, chính v́ t́nh trạng chia rẽ nhau này, t́nh trạng không sống trong sự thật, sự thật đối với Thiên Chúa Hóa Công cũng như đối với bản thân ḿnh như thế, hậu quả không thể tránh được là con người đă đi đến chỗ sát hại nhau. Như Sách Sáng Thế Kư kể tiếp, Cain, đứa con trai đầu ḷng, hoa trái của con người trong t́nh trạng băng hoại và chia rẽ nhau, chỉ v́ ghen tức với Abel em ḿnh, đă ra tay hạ sát nó ở ngoài đồng vắng. Để rồi, nếu đă có phiên ṭa thứ nhất về việc con người ăn trái cấm thế nào, th́ lại càng không thể nào tránh được phiên ṭa thứ hai cho cuộc đổ máu dă man đầu tiên này.
Can phạm Cain cũng đă bị Thiên Chúa Hóa Công hạch hỏi: “Abel Em ngươi đâu rồi?” (Gen 4:9), như Ngài đă hạch hỏi con người nguyên tổ: “Ngươi đang ở đâu?”. Giá cả hai biết nhận lỗi, biết chấp nhận sự thật về con người của ḿnh trước nhan Đấng Hóa Công, chắc màn thảm kịch băng hoại đă chấm dứt ngay từ ban đầu.
Tiếc thay, chính v́ con người đă đánh mất Niềm Tin Thần Linh là hồn sống linh thiêng của ḿnh là loài không nguyên sống bởi bánh, là loài không phải sống để mà ăn song ăn để mà sống, nên con người lại tiếp tục sống trong gian dối, tiếp tục chối bỏ sự thật về ḿnh. Để rồi từ câu trả lời của Cain: “Tôi không biết. Chẳng lẽ tôi là kẻ canh giữ nó hay sao?” (Gen 4:9), con người đă càng ngày càng băng hoại đến nỗi, cũng theo Sách Sáng Thế Kư, Thiên Chúa Hóa Công đă tỏ ra hối hận v́ đă dựng nên con người, đến nỗi, Ngài đă phải ra tay hủy diệt họ bằng một cuộc đại hồng thủy (x Gen chương 7).
Tuy nhiên, theo dự án cứu độ của Thiên Chúa Hóa Công, một dự án được từ từ mạc khải và thể hiện trọn vẹn qua gịng lịch sử của chung nhân loại, nhất là của riêng dân tộc Do Thái, mục đích hủy diệt của Ngài là để tái tạo một tân nhân loại. Do đó, Ngài đă ra tay cứu vớt gia đ́nh Noe trong một chiếc tầu vĩ đại do chính ông đóng, một di tích lịch sử đă được tin tức phổ biến cách đây mấy chục năm cho biết là khảo cổ học đă t́m thấy ở trên một đỉnh núi thuộc lănh thổ Nước Nga. Chính h́nh ảnh cầu vồng hiện lên sau những cơn giông tố băo lụt, như Sách Sáng Thế Kư cho biết (x Gen 9:13-17), đó là dấu hiệu hy vọng của sự sống, một dấu hiệu đă bắt đầu có từ trần đại hồng thủy vô tiền khoáng hậu này.
Phải chăng con người ngày nay cũng đang bị một cơn đại lụt, không phải bởi nước như Sách Sáng Thế Kư thuật lại nữa, mà là bởi lửa, một thứ lửa hận thù chém giết nhau khắp nơi, giữa các dân tộc trên thế giới, như đă xẩy ra qua hai Thế Chiến I và II cũng như qua các cuộc khủng bố, giữa một nước với nhau, như những cuộc thanh lọc chủng tộc và bách hại tôn giáo ở Phi Châu và Âu Châu, hay các cuộc chiến tranh chủ nghĩa dân tộc ở Á Châu, và giữa gia đ́nh với nhau, như thai mẫu giết hại thai nhi v.v.
Trong suốt gịng lịch sử dài của ḿnh, chưa bao giờ con người lại tàn sát nhau một cách dă man, trắng trợn và khủng khiếp như ở vào thời điểm văn minh từ thế kỷ 20 cho đến nay. Phải chăng hiện tượng con người tàn sát sự sống là dấu hiệu cho thấy con người đang tận diệt chính ḿnh? Vậy trong cuộc đại lụt của lửa hận thù này, cầu vồng hy vọng sống c̣n là ǵ, nếu không phải là Niềm Tin Là Văn Hóa Thần Linh, và mầm mống của một tân nhân loại là ai, nếu không phải là thành phần sống Niềm Tin Là Văn Hóa Thần Linh?
Con Người: Văn Minh Yêu Thương
Vậy Niềm Tin Là Văn Hóa Thần Linh đây là ǵ, nếu không phải, như đă nhận định và phân tích trên đây, đó là một thứ văn hoá kính trời và yêu người. Nếu văn minh vật chất ngày nay sản sinh ra một thứ văn hóa được Đức Gioan Phaolô II, Vị Lănh Đạo Thế Giới Công Giáo, nhận định và gọi là “văn hóa sự chết” (culture of death), th́ Niềm Tin sẽ hạ sinh một thứ văn hóa đáng gọi là Văn Hóa Thần Linh, hay Văn Hóa Sự Sống (culture of life) cũng vậy. Tức một thứ văn hóa chẳng những hết sức tôn trọng và không sát hại đến sự sống con người, mà c̣n làm trân quí và phát triển sự sống con người cho đến khi con người đạt tới tầm mức thành toàn theo Ơn Gọi Làm Người của ḿnh nữa, một Tầm Vóc Con Người hoàn toàn phản ảnh Sự Thật Làm Người của họ.
Đúng thế, chính v́ con người đă bị lệch lạc ngay từ ban đầu, do đó, Sự Thật Làm Người của con người mới được đặt ra là “Ngươi đang ở đâu?” và “Em ngươi đâu rồi?”.
Dù người ta có phủ nhận Mạc Khải Thần Linh được ghi nhận trong cuốn Sách Sáng Thế Kư đi nữa, họ cũng không thể chối bỏ Sự Thật Làm Người được cuốn Sách Thánh đầu tiên trong Bộ Thánh Kinh Do Thái Giáo này nói đến, một Sự Thật Làm Người là cốt lơi làm nên khoa nhân loại học (anthropology), làm nên văn minh nhân bản đích thực.
Thật vậy, kinh nghiệm tâm lư cũng như lịch sử cho thấy, bất cứ lúc nào con người không biết ḿnh - “Ngươi đang ở đâu?”, vấn đề liên quan đến việc “kính trời”, họ cũng sẽ tiến đến chỗ sát hại lẫn nhau - “em ngươi đâu rồi?”, vấn đề liên quan đến việc “yêu người”, v́ tự trong thâm tâm của ḿnh, con người đă hoàn toàn phủ nhận nhau, như Cain đứa con đầu ḷng của nhân loại đă bộc lộ: “Chẳng lẽ tôi lại là người giữ nó hay sao?”.
Như thế, quả thực Niềm Tin Là Văn Hóa Thần Linh c̣n dính dáng đến cả một thành ngữ được Đức Phaolô VI sử dụng, đó là “Văn Minh Yêu Thương” (civilization of love). Niềm Tin Là Văn Hóa Thần Linh, Văn Hóa Sự Sống hay Niềm Tin Là Văn Minh Yêu Thương cũng vậy.
Con người văn minh vật chất ngày nay quả thực đă không biết ḿnh là ai - “Ngươi đang ở đâu?”. Ở chỗ pro choice, pḥ quyền tự quyết tuyệt đối, ban hành những luật lệ bất hợp pháp, như ly dị, phá thai, đồng tính kết hôn, tạo sinh ngoại nhiên v.v.
Họ đă quên rằng, một khi không có quyền chọn lựa về sự hiện hữu của ḿnh, tức không có quyền chọn muốn được thụ thai hoặc vào đời hay chăng, cũng như không có quyền chọn lựa hữu thể, liên quan đến phái tính và phẩm chất của ḿnh trước khi được sinh ra thế nào, con người cũng không có quyền tuyệt đối tự do định đoạt mọi sự như một chủ nhân ông về ḿnh như vậy, mà chỉ có quyền như một viên quản lư có nhiệm vụ phải sử dụng những ǵ ḿnh nhận được khi vào đời do trời ban cho theo đúng như ư trời là chủ nhân ông tối cao của ḿnh mà thôi. Và ư của vị chủ nhân ông tối cao này là ǵ, nếu không phải là tất cả lề luật luân lư tự nhiên phổ quát, một bộ luật đă được bẩm sinh ghi khắc vào tâm khảm của từng hữu thể “linh ư vạn vật”, một bộ luật tổng hợp chỉ có hai điều duy nhất, đó là kính trời và yêu người, một nội dung hoàn toàn phản ảnh Bản Thập Điều đă được Vị Chúa là Thiên Chúa của dân Do Thái ban bố cho họ tại Núi Sinai, khi họ mới được Ngài dùng Moisen giải thoát họ khỏi làm tôi nước Ai Cập và đang trên đường băng qua sa mạc tiến về Đất Hứa, mảnh đất Palestine hiện nay.
Nếu lề luật luân lư phổ quát được khắc ghi nơi tâm khảm của con người và được lương tâm con người nhắc nhở, th́ bao lâu con người tạo vật, đóng vai quản lư chỉ được quyền sử dụng những ǵ trời đă trao ban chung riêng cho họ, làm bất cứ một sự ǵ chỉ v́ ḿnh và cho ḿnh, dù với tư cách cá nhân hay dân tộc, mà lại gây tác hại đến người khác, đến công ích, đến đại kết nhân sinh, th́ hành động của họ là hành động pro choice, lộng hành, phá hoại. Chẳng hạn, thân xác và sự sống của con người không phải do con người mà có, bởi thế, một khi nhận được, con người phải sử dụng chúng đúng như vị chủ nhân ông tối cao đă trao ban cho ḿnh, theo qui định của lề luật luân lư tự nhiên, chứ không phải chỉ để dùng vào bất cứ những ǵ bất xứng với thân xác và sự sống làm người cao quí của họ, như biến chúng trở thành những phương tiện cho việc khoái lạc gian dâm, đồng tính ân ái, ngừa thai nhân tạo, tạo thai ống nghiệm, cấy thai tha mẫu, x́ ke ma túy, hành quyết tử h́nh, nhân đạo trợ tử v.v.
Con Người: Hiện Thân Thần Linh
Thật vậy, không phải bất cứ việc ǵ con người làm với chủ ư tốt đều là tốt và tự nó là tốt. V́ con người không phải là chủ nhân ông, không có toàn quyền định đoạt, nghĩa là không phải tất cả những ǵ họ muốn là tốt và phải tốt, hay ư muốn của họ chính là sự thiện. Bằng không, chủ nghĩa cộng sản là tốt, v́ nó chủ trương sử dụng phương sách đấu tranh giai cấp để cải tổ xă hội bất công trở thành b́nh đẳng hơn.
Trái lại, cũng không phải hễ việc ǵ thực tế có lợi cấp thời, thực dụng ngay trước mắt, dù quả thật có đúng như thế chăng nữa, đều là tốt và tự nó là tốt. Bằng không, tự tử để thoát khổ là tốt, ly dị để khỏi bị “người ta” làm khổ là tốt, phá thai để đỡ gánh nặng cho ḿnh cũng như cho xă hội là tốt, giết chết bệnh nhân bất trị cho họ khỏi khổ cũng như cho thân nhân đỡ tốn kém là tốt v.v.
Chưa hết, một việc tự nó là tốt, nhưng nếu thực hiện bằng cách bất chấp thủ đoạn, hay bằng những phương tiện xấu cũng không phải là một việc tốt. Bằng không, việc ăn cắp của người giầu cho người nghèo là tốt hay sao, hoặc việc thế thiên hành đạo khi tự ḿnh ra tay hạ sát những kẻ gian ác trong xă hội theo kiểu của phim Tầu đều là tốt cả hay sao?
Tóm lại, một hành động tốt, phải là một hành động xứng hợp với vai tṛ quản lư viên của con người, một hành động hợp với lề luật tự nhiên, theo tinh thần kính trời yêu người, một hành động hội đủ ba yếu tố luân lư: việc làm tốt, ư làm tốt và cách làm tốt. Thiếu bất cứ yếu tố nào trong ba yếu tố này đều là việc xấu, tác hại, phi nhân bản, phản luân thường đạo lư.
Trong ba yếu tố luân lư này, yếu tố việc làm tốt là yếu tố tiên khởi chủ yếu nhất, yếu tố con người có thể căn cứ vào đó để biết ngay được ḿnh có nên tác hành hay chăng. Nghĩa là, nếu thấy một việc tự nó là xấu, như gian dâm, trộm cướp, giết người v.v. th́ con người dù có ư ngay lành và tốt lành đến đâu đi nữa, hay dù việc làm này có lợi và hữu dụng đến mấy chăng nữa, con người cũng không được phép làm, v́ nó là trái cấm, mang đầy độc dược, đụng vô là chết.
Một thai mẫu phá thai, sát hại thai nhi tức là bà cho rằng ḿnh có tuyệt đối quyền trên thân xác của ḿnh, một thân xác không do tự bà mà có. Như thế là bà đă không sống đúng với Sự Thật Làm Người, đă sống nghịch lại với Niềm Tin Là Văn Hóa Thần Linh, đă phạm đến đệ nhất giới luật kính trời yêu người. Chỉ có quái vật mới có nhiều đầu và lắm xừng, như Thánh Kinh Kitô Giáo cho thấy ở cuốn sách cuối cùng trong Bộ Sách Thánh của ḿnh là Sách Khải Huyền (x Rev 12:3; 13:1). Nếu nhiều đầu đây chẳng những ám chỉ quyền thủ lănh mà c̣n ám chỉ cả việc lộng hành nữa, như thế, lắm xừng ở trên đầu vốn là phương tiện để húc đây ám chỉ việc tấn công đối thủ khi cần.
Hiện tượng hết sức bạo loạn ngày nay cho thấy con người văn minh thích quyền hành và có rất nhiều đầu, không ai chịu ai, nên lúc nào cũng sẵn sàng lấy xừng bạo lực húc nhau chết bỏ. Điển h́nh nhất là trường hợp của người mẹ phá thai, một người mẹ v́ có đầu óc lộng hành, phạm đến tinh thần kính trời – “ngươi đang ở đâu?”, nên đă lấy xừng tự do vô lối của ḿnh để phũ phàng húc chết thai nhi ngay trong bụng ḿnh, phản lại tinh thần yêu người – “con ngươi đâu rồi?”. Thế nhưng, theo Thánh Kinh Do Thái Giáo, Sách Sáng Thế Kư của họ cho biết con người được dựng nên theo h́nh ảnh và tương tự như Thiên Chúa (x Gen 1:26-27), chứ không phải được dựng nên theo h́nh ảnh và tương tự một con quái vật có nhiều đầu và lắm xừng, như con người đă tự ḿnh biến dạng theo gịng lịch sử của ḿnh.
Bởi thế, vấn đề làm người ở đây là con người phải làm sao để trở thành một Phản Ảnh Thần Linh, Vị Thần Linh Tối Cao vô cùng viên măn đă ban cho con người tất cả mọi sự để con người có thể hiện hữu, sống động và phát triển. Dấu hiệu chứng tỏ con người là H́nh Ảnh Thần Linh là thân phận tự do của con người, v́ chỉ có Thần Linh mới có tự do, và dấu hiệu chứng tỏ con người tương tự như Thần Linh Sự Sống là t́nh trạng con người viên măn, qua việc con người quảng đại ban phát.
Không phải hay sao, sở dĩ người mẹ có sữa là bởi người con, nghĩa là không có con bà sẽ không bao giờ có sữa. Như thế, sữa ở nơi người mẹ là của người con và cho người con, hơn là của người mẹ và cho người mẹ. Chính v́ vậy nếu người mẹ không cho con bú th́ sữa tự nhiên sẽ hết, ngược lại, nếu cho con bú, sữa sẽ tồn tại và dồi dào hơn. Đó là lư do thực tế cho thấy người mẹ chỉ có quyền hạn tương đối trên bản thân của bà, và quyền hạn này là một quyền hạn để phục vụ hơn là hưởng thụ.
Áp dụng qui định bẩm sinh này vào tất cả mọi lănh vực nhân sinh cũng vậy. Ơn Gọi Làm Người là ơn gọi sống cho người khác, là Ơn Gọi Làm Mẹ, Ơn Gọi Nhận Lănh Để Ban Phát. Tất cả những ǵ con người nhận lănh khi vào đời là để cho đi. Chính v́ con người không có ǵ khi vào đời mà con người mới phải cho đi. Có cho đi con người mới tồn tại. Có cho đi con người mới phát triển. Có cho đi con người mới bắt đầu thực sự sống và sống một sự sống càng ngày càng viên măn hơn.
Đó là lư do nơi con người mới có tự do, một quyền năng không phải để con người muốn làm ǵ th́ làm, mà là một quyền năng để con người trao tặng, để con người sống Văn Minh Yêu Thương, hiện thân của một Niềm Tin Là Văn Hóa Thần Linh, để con người thực sự là Hiện Thân Thần Linh!