24.- Trường Sinh Vinh Phúc

 

  

Một Ước Mơ… 

 

C

ó một điều không ai có thể chối căi, dù là người chủ trương vô thần hay duy vật, đó là tự nhiên ai cũng sợ chết. Chính tâm trạng sợ chết nơi con người đă cho thấy, tận thâm tâm của ḿnh, con người thực sự muốn được sống, hết sức muốn sống, một sự sống chẳng những trường sinh bất tử, mà c̣n là một sự sống phúc vinh vô tận, toàn hảo viên măn nữa. Đó là lư do, thực tế cho thấy, cuộc đời con người thực sự là một cuộc tranh đấu liên lỉ, một cuộc tranh sống, một cuộc vượt qua sự chết mà vào sự sống, một cuộc t́m kiếm và chiếm đạt cho bằng được trường sinh vinh phúc. Chính ước vọng muốn được trường sinh vinh phúc này đă minh nhiên hay mặc nhiên chi phối, thúc đẩy và nâng đỡ con người hết sức kiên tŕ tranh đấu về mọi lănh vực, nhất là lănh vực luân lư khi họ c̣n sống trong thực trạng “đời là bể khổ” theo nhân sinh quan của Phật Giáo, hay trong thế gian được gọi là “thung lũng nước mắt” theo nhân sinh quan của Kitô Giáo. Thậm chí cho dù con người có đi t́m kiếm những ǵ là phản luân thường đạo lư và phi nhân bản đi nữa, những tâm tưởng và hành vi tội lỗi xấu xa tác hại của họ, ở một khía cạnh nào đó, cũng tỏ tường cho thấy là họ muốn đốt giai đoạn trong việc hoan hưởng hạnh phúc. Bởi thế, thực tế đă xẩy ra có những cuộc đổi đời, những vụ hoán cải về nguồn sau khi không thấy hạnh phúc chân thật nơi những ǵ con người nông nổi nhất thời hoan hưởng, những cuộc trở về với Chân Thiện Mỹ. Kể cả trường hợp con người tuyệt vọng đến tự tử đi nữa, cũng chứng tỏ con người khao khát và t́m kiếm hạnh phúc, một thứ hạnh phúc thật sự, một thứ hạnh phúc phản ảnh những ǵ là trường sinh bất diệt, một thứ hạnh phúc siêu việt họ không thể nào t́m được trong không gian, thời gian và nhân gian hữu h́nh và hữu hạn này.

 

Thế nhưng, vấn đề hết sức khẩn thiết và vô cùng quan trọng liên quan đến tất cả ư nghĩa và giá trị của đời sống con người trên trần gian được đặt ra ở đây là trường sinh có phải là một thực tại hay chăng, nói cách khác, có vấn đề trường sinh chăng, hay trường sinh chỉ là những ǵ do con người v́ cảm thấy quá khổ hay vui ít khổ nhiều trên đời đă mơ tưởng vậy thôi? Nếu trường sinh quả là một thực tại th́ phải chăng tất cả những ǵ loài người có tâm linh siêu việt tự nhiên tưởng nghĩ, ước mơ và t́m kiếm đều có thật, đều là sự thật?? Nếu tất cả những ǵ loài người mơ ước đều có thật, đều là sự thật th́ phải chăng con người không cần phải vất vả và lang thang t́m kiếm đâu xa, cứ trở về với tâm linh của ḿnh  là thấy ngay thiên đường, là tới được niết bàn, là vào cơi sống trường sinh vinh phúc???

 

Thật vậy, từ khi lịch sử con người bắt đầu cho tới năm cùng tháng tận, không ai trong loài người đang sống trong thời gian và không gian như chúng ta đây lại có thể tận mắt chứng kiến thấy hay đụng chạm tới một thực tại mà ai trong họ cũng tự nhiên hướng về, hết sức khao khát, nỗ lực kiếm t́m và cho là trường sinh vinh phúc này. Chính không gian vũ trụ sờ sờ trước mắt đây mà con người vẫn c̣n chưa khám phá ra tất cả sự thật của nó, huồng hồ là thực tại siêu h́nh siêu việt trường sinh vinh phúc nếu có. Như con người, căn cứ vào thuyết tiến hóa của hóa chất trên trái đất, đă thắc mắc không biết ngoài hành tinh trái đất là hành tinh thứ ba cách mặt trời này có sự sống ở các hành tinh khác nữa chăng, nhất là ở hai hành tinh Kim Tinh và Hỏa Tinh: Kim Tinh hay Venus là hành tinh thứ hai cách mặt trời, và Hỏa Tinh hay Mars là hành tinh thứ tư cách mặt trời, tức hai hành tinh thuộc thái dương hệ gần hành tinh trái đất của con người nhất. Cho dù những cuộc thám hiểm không gian của Hoa Kỳ và Nga Sô vào thập niên 1960 cho thấy hành tinh Venus không có sự sống, cũng như qua cuộc thám hiểm không gian của Hoa Kỳ bằng phi thuyền Viking I và Viking II năm 1976 cho thấy hành tinh Mars cũng không có sự sống, các chuyên viên sinh chất không gian (exobiologist) vẫn phỏng đoán rằng sự sống có thể hiện hữu ở nhiều tinh tú ngoài thái dương hệ của loài người chúng ta đây, nhưng v́ quá xa xôi chúng ta không tới được nên không biết chắc đó thôi. V́ không biết được tất cả sự thật về không gian hữu h́nh và hữu hạn ngay trước mắt ḿnh như thế mà thậm chí đă có những lần con người bị lầm lẫn hết sức tai hại, chứng tỏ con người quê mùa khờ khạo chẳng khác ǵ như đám người mù rủ nhau sờ voi để định nghĩa về voi, điển h́nh nhất là thuyết mặt trời quay chung quanh trái đất ngày xưa hoàn toàn phản khoa học, phản với những ǵ khám phá thấy thuyết trái đất quay chung quanh mặt trời ngày nay. Con người đă lầm lẫn về thuyết không gian này gần 2 ngàn năm, từ thời của nhà thiên văn học Ptolemy chủ trương thuyết nhân trung (homocentric) ở vào thế kỷ 150 trước công nguyên cho tới thế kỷ 16, thời được nhà thiên văn Nicolaus Copernicus ở Balan tung ra tác phẩm vào năm 1543 mang tựa đề Về Những Chuyển Động Trên Các Thiên Cơ (On the Revolutions of the Heavenly Spheres).

 

 

… Một Thực Tại

 

Phải, như trên đă nhận định, “chính không gian vũ trụ sờ sờ trước mắt đây mà con người vẫn c̣n chưa khám phá ra tất cả sự thật của nó, huồng hồ là thực tại siêu h́nh siêu việt trường sinh vinh phúc nếu có”. Thế nhưng, cũng chính v́ trường sinh vinh phúc chẳng những là đối tượng của tâm linh con người tự nhiên mà c̣n là thực tại của niềm tin nơi con người đạo nghĩa nữa mà con người tự nhiên không thể với tới. Tuy nhiên, dù siêu việt, thực tại trường sinh vinh phúc vẫn có thể biết được bằng lư trí tự nhiên của con người, ít là về sự hiện hữu của thực tại này cũng như về mặt trái chân dung của nó. Thật vậy, vấn đề then chốt ở đây là sự sống. Nói đến trường sinh chính là nói đến sự sống. Mà sự sống, tự bản chất của nó, là một thực tại chứ không phải là một hiện tượng, tức không phải là những ǵ thay đổi và qua đi như hiện tượng, song bất biến và bất diệt. Đó là lư do không ai có thể tận diệt sự sống. Dù con người ta từ khi có luật phá thai đến giờ, như hằng năm tại Hoa Kỳ có một triệu rưỡi vụ đi nữa, cũng không tận diệt được sự sống. Sự sống chỉ không c̣n tồn tại nơi sinh vật khi hết thời của sinh vật ấy mà thôi. Cá thể sinh vật nào đó có qua đi th́ sự sống vẫn cứ tiếp tục hiện diện nơi loài sinh vật của nó cũng như ở các loài sinh vật khác. Thậm chí cho dù tất cả mọi sinh vật trong thiên nhiên vũ trụ này có qua đi, như sẽ xẩy ra vào thời điểm được đức tin Kitô Giáo coi là tận thế chăng nữa, sự sống vẫn tồn tại. Nói cách khác, tự ḿnh, sự sống không bao giờ cùng, không bao giờ chết; chết chỉ xẩy ra nơi cơ cấu, nơi xác chất của sinh vật mà thôi.

 

Điều cần phân biệt rất quan trọng ở đây nữa là “sự sống” khác với “sinh động”, “sống động” hay “sống”. “Sinh động”, “sống động” hay “sống” chỉ là tác động của sự sống chứ không phải là chính sự sống. Bởi thế, dù sinh vật không c̣n sống, tức không c̣n sinh động, không c̣n sống động, qua những tác động của nó, như tuân theo định luật tự nhiên nơi loài thực vật có sinh hồn, hay tuân theo bản năng tự nhiên nơi loại động vật có giác hồn, hoặc tuân theo lư trí lương tri nơi loài nhân vật có linh hồn, sự sống vẫn tồn tại, vẫn là một thực tại bất biến. Đó là lư do, “sống”, “sống động” hay “sinh động”, được thể hiện rơ ràng nhất qua trạng thái hay tiến tŕnh phát triển, cũng chỉ là hiện tượng chứ tự chúng không phải là thực tại bất biến như chính sự sống. Nói cách khác, “sống động” là dấu hiệu của thực tại sự sống, cho thấy sinh vật c̣n “sự sống”, hoàn toàn trái lại với t́nh trạng tuyệt đối bất động là dấu hiệu của sự chết nơi sinh vật, dấu hiệu cho thấy sinh vật hoàn toàn và vĩnh viễn không c̣n biết ǵ nữa, tức không c̣n hồn sống nữa.

 

Phải, cái hồn nơi mỗi loài sinh vật chính là nguyên lư sống của chúng. V́ nhờ cái hồn ấy, sinh vật mới biết sinh động và tác động theo bản tính của ḿnh. Chết là t́nh trạng hồn ĺa xác. Mất sinh hồn, cây cỏ không biết hút nhựa nữa, tự nhiên chết đi. Mất giác hồn, con vật không biết sống để mà ăn nữa, tự nhiên chết đi. Mất linh hồn, con người không biết ăn để mà sống nữa, cũng tự nhiên chết đi. Như thế, cái hồn sống vô h́nh nơi sinh vật đây, dù tự ḿnh không phải là chính sự sống, nó cũng là nguyên lư sống động nơi sinh vật. Và chính v́ hồn sống nơi sinh vật là nguyên lư sống động của sinh vật mà hồn sống này có một liên hệ mật thiết với thực tại sự sống.

 

Đúng thế, cái hồn làm cho sinh vật sống đây không là ǵ khác ngoài tác động biết của sinh vật và nơi sinh vật. Ở chỗ, sinh vật biết sống động theo bản tính của ḿnh, tức là biết tuân theo những định luật thiên nhiên để có thể sinh tồn, phát triển và truyền giống, bằng không, một khi đi trái với định luật thiên nhiên, hay làm ǵ quá sức tự nhiên (cũng là tác động trái với định luật tự nhiên nơi bản thân ḿnh), sinh vật sẽ chết đi, không tồn tại nữa. Như thế, một khi sinh vật mất đi hồn sống, hay mất đi yếu tố làm cho sinh vật trực tiếp gắn liền với thực tại sự sống là sinh vật chết. Hồn sống thực sự chính là yếu tố hay khả năng làm cho sinh vật có thể trực tiếp gắn liền với thực tại sự sống, một thực tại trước hết được hiện thân qua các định luật tự nhiên, một thứ định luật chi phối tất cả mọi sự nói chung, kể cả thời gian và không gian hầu như vô cùng bất tận, và sinh vật nói riêng, nhất là loài người. Chính v́ định luật tự nhiên là hiện thân của thực tại sự sống bất biến mà định luật tự nhiên này phải có ngay từ ban đầu, có trước hết mọi sự, thậm chí có trước cả thời gian, để chi phối tất cả mọi sự. Đó là lư do, hiện tượng big bang từng bừng khai trương của thiên nhiên vũ trụ vạn vật ngay từ tích tắc đầu tiên của thời gian, nếu có, cũng chỉ xẩy ra theo định luật tự nhiên. Nguồn gốc sự sống, một nguồn gốc theo khoa học t́m hiểu vào thập niên 1920 cho biết sự sống được bắt đầu h́nh thành từ phản ứng tự nhiên của hóa chất dưới ảnh hưởng của nhiệt năng trong trời đất, cũng không ngoại lệ, tức cũng xẩy ra theo định luật tự nhiên.

 

 

Một Thần Linh…

 

Thế nhưng, vấn đề cần phải giải quyết ở đây là cái định luật tự nhiên tối hậu này, cái định luật tự nhiên chi phối tất cả mọi sự này, cái định luật tự nhiên có trước cả thời gian này, bởi đâu mà có, nếu không phải nó phát xuất từ Nguyên Lư Đệ Nhất hay phản ảnh Sự Thật Tuyệt Đối cũng được gọi là Thực Tại Thần Linh. Tất cả mọi sự trong thiên nhiên tạo vật, từ đại không gian đến tiểu vũ trụ, được h́nh thành và xuất hiện trong thời gian vào đúng thời điểm của chúng, với tất cả những đặc thù của từng loài tùy vật, nhưng tất cả lại hoàn toàn liên hệ với nhau và liên thuộc vào nhau một cách lạ lùng khôn tả, trước mắt của những tấm ḷng thành tâm t́m kiếm chân thiện mỹ, đều là những dấu chứng hiển nhiên và sống động cho thấy có một Đấng Tối Cao, một Đấng Toàn Tri khôn ngoan thông biết mọi sự, một Đấng Toàn Năng có thể làm được tất cả mọi sự,  và một Đấng Toàn Hảo vô cùng viên măn chỉ biết thông ban chứ không nhận lănh. Đấng Tối Cao vô cùng toàn tri, toàn năng và toàn hảo này, theo Thánh Kinh Do Thái Giáo, tự xưng ḿnh là Đấng Có, Đấng Hiện Hữu (xem Sách Xuất Ai Cập 3:14). Tức Ngài là Hữu Thể Đệ Nhất, tự ḿnh mà có, không ai dựng nên Ngài. V́ là Đấng Tự Hữu, nên Ngài cũng Thuần Hữu, vô thủy vô chung, và Toàn Hữu, tự ḿnh viên măn. Vậy nếu hoàn toàn viên măn và vô cùng trọn hảo như thế Đấng Tối Cao này lại c̣n dựng nên trời đất muôn vật, nhất là dựng nên loài người trong không gian vũ trụ đây làm ǵ, nếu không phải Đấng Tối Cao này c̣n cảm thấy thiếu thốn một cái ǵ đó ư? Chẳng hạn Ngài c̣n cảm thấy cần phải được loài người linh ư vạn vật nhận biết. Ngoài ra, nếu Ngài là Đấng Toàn Tri, Toàn Năng và Toàn Thiện th́ làm sao lại có sự dữ xẩy ra nơi những ǵ Ngài làm, đặc biệt xẩy ra cho con người, đến nỗi đă khiến họ phải thốt lên “ông trời không có mắt”, “trời ơi là trời” v.v.

 

Quả thực, theo đức tin Kitô Giáo, con người được dựng nên là để nhận biết và yêu mến Thiên Chúa, Đấng vô cùng toàn thiện, được thể hiện qua việc Ngài chẳng những đă dựng nên con người mà c̣n quan pḥng ǵn giữ từng người, cứu chuộc và thần linh hóa con người nữa, tức làm cho con người nên giống Ngài, được hoàn toàn hiệp thông với Ngài. Việc sự dữ xẩy ra cho con người cũng là những ǵ Thiên Chúa quan pḥng để xẩy ra, nhờ đó, sự dữ trở thành khí cụ Thiên Chúa lợi dụng để cứu độ và thánh hóa con người, làm cho con người được siêu thoát ở đời này và được tận hiệp với Ngài ở đời sau. Đó là lư do Thập Giá chính là biểu hiệu cứu độ của Kitô Giáo. Trước mắt thế gian, Thập Giá là một thảm bại và ô nhục, và trong thời đế quốc Rôma xưa, Thập Giá là biểu hiệu cho tộïi lỗi và sự chết, thế nhưng, chính v́ toàn tri, toàn năng và toàn thiện, Thiên Chúa đă dùng chính những ǵ xấu dữ nhất ấy để làm ích cho con người, biến nó thành nguồn phát sinh ân sủng và sự sống.

 

Dân Do Thái đă cảm thấy rất rơ đường lối cứu chuộc này của Thiên Chúa Giavê qua suốt gịng Lịch Sử Cứu Độ của họ. Ở chỗ, mỗi lần họ bỏ Ngài là Thiên Chúa chân thật duy nhất của họ, Vị Thiên Chúa đă tỏ ḿnh cho tổ phụ cha ông họ, Vị Thiên Chúa đă hứa ban mảnh đất Palestine hiện nay cho họ, và quả thực Ngài đă dùng Moisen để giải thoát họ khỏi cảnh làm tôi Ai Cập cho đến khi đưa họ vào tới mảnh đất hứa, Thiên Chúa đă luôn dùng sự dữ chính trị là để họ bị thù địch khống chế, cho đến khi họ ăn năn thống hối quay về nhận biết kêu xin Ngài th́ Ngài ra tay cứu họ. Bởi thế, đối với dân Do Thái, Vị Thiên Chúa Giao Ước, Thiên Chúa Chân Thật Duy Nhất, Thiên Chúa Toàn Năng Toàn Thiện của họ phải là Đấng Cứu Độ. Cho đến nay, họ vẫn trông đợi một Đấng Thiên Sai, một Vị Cứu Thế. Rất tiếc, họ không công nhận Đấng Thiên Sai là Giêsu Kitô, Vị Sáng Lập Kitô Giáo, v́ Đấng này chỉ là một con người như họ, nhưng lại là một con người lộng ngôn phạm thượng, ở chỗ, là loài người mà lại dám cả gan cho ḿnh ngang hàng với Thiên Chúa toàn năng, nhưng cuối cùng khi con người huyênh hoang ngạo nghễ này bị đế quốc Rôma đóng đanh vào thập giá lại không thể xuống khỏi thập giá, mà nếu không thể tự cứu được ḿnh th́ c̣n cứu ai được, c̣n làm Đấng Cứu Thế được hay sao?

 

Thế nhưng, sự kiện thực tế lại xẩy ra là, trong khi đế quốc Rôma đă nhúng tay vào việc đóng đanh nhân vật lịch sử Giêsu Nazarét thời tổng trấn Philatô ở Giuđêa đă sụp đổ vào thế kỷ thứ 5 (bên phía Tây) và 15 (bên phía Đông), và trong khi dân Do Thái, qua hàng lănh đạo của họ thời bấy giờ, đă t́m cách triệt hạ Vị Giáo Tổ Kitô Giáo này cho bằng được, đă bị quân đế quốc Rôma đến tàn phá và bắt đầu bị phân tán khắp thế giới từ năm 70, th́ Kitô Giáo lại càng ngày càng phát triển tới tận cùng trái đất, đến nỗi, càng bị bắt bớ tử đạo từ ban đầu cho tới nay, ở khắp nơi trên thế giới, Kitô Giáo chẳng những không bị tiêu diệt, trái lại, càng phát triển và góp phần vào việc canh tân bộ mặt trái đất theo tinh thần của Vị Sáng Lập, một tinh thần phục vụ không hưởng thụ, điển h́nh nhất qua đủ mọi hoạt động bác ái xă hội, một tinh thần yêu thương thứ tha, điển h́nh nhất qua những cuộc tử đạo chẳng những để làm chứng cho đức tin mà c̣n để bênh vực công lư và ḥa b́nh cho con người.

 

 

… Một Tinh Thần

 

Phải, theo Kitô Giáo, tất cả mọi sự sẽ qua đi, nhưng t́nh yêu sẽ không bao giờ qua đi, trái lại, nó sẽ vô cùng bất tận như chính Thiên Chúa được Thánh Kinh của họ định nghĩa là T́nh Yêu (xem Thư 1 của Gioan 4:8,16). Thật vậy, nếu sự sống chỉ thấy được qua việc phát triển của sinh vật và được thể hiện nơi tấm vóc thành toàn của nó theo bản tính của mỗi loài sinh vật thế nào, th́ sự sống nơi loài linh ư vạn vật là con người cũng được phát triển và đạt đến tầm vóc thành toàn của ḿnh nơi một con người có một t́nh yêu trọn hảo như vậy. T́nh yêu trọn hảo chính là tầm vóc trọn hảo của thực tại sự sống, là chính sự sống hiện thân, v́ t́nh yêu mạnh hơn sự chết và bất biến như sự sống. Thế nhưng, trong tất cả mọi sinh vật hiện hữu ở thời gian và không gian này t́nh yêu chỉ hiện hữu nơi duy loài người, v́ họ có hồn thiêng, với một tâm linh biết ư thức và tự do chọn lựa. Như thế, tâm linh con người chính là mầm mống trường sinh nơi con người, một mầm mống sẽ triển nở trong thời gian và không gian bằng những tác động yêu thương chân chính và trọn hảo của họ, một thứ t́nh yêu trọn hảo đến độ khiến con người có thể thắng vượt mọi sự dữ, kể cả hận thù và sự chết, một t́nh yêu biến đổi con người trở thành đại đồng (universal), trở thành tất cả, trở thành mọi sự cho mọi người.

 

Thế nhưng, thực tế cho thấy, theo bản tính tự nhiên, con người không thể nào có một t́nh yêu trọn hảo này, nhờ đó có thể đạt đến tầm vóc thành nhân của ḿnh được, tức đạt đến trường sinh vinh phúc. Đó là lư do, chính T́nh Yêu đă hóa thân làm người, qua việc Thiên Chúa là Thần Linh nhập thể, một biến cố được Kitô Giáo long trọng cử hành hằng năm vào ngày Lễ Giáng Sinh, để qua bản tính loài người của Ngài giống như họ, con người có thể được thông hiệp với Thần Tính vô cùng trọn hảo và viên măn của Ngài. Thật thế, với bản tính loài người, Vị Thiên Chúa Nhập Thể nơi con người Giêsu Nazarét tỏ cho họ biết T́nh Yêu trọn hảo phải như thế nào, ở chỗ chẳng những đă trở nên b́nh đẳng với người yêu là con người tạo sinh vô cùng thấp hèn qua việc Nhập Thể hóa thân làm người, mà c̣n hiến mạng sống ḿnh cho con người tội lỗi xấu xa nữa, qua việc Ngài Tử Nạn trên Thập Giá, một biến cố được Kitô Giáo hết sức long trọng cử hành vào dịp Lễ Phục Sinh hằng năm. Đó là lư do, theo kinh nghiệm tâm lư và bản chất yêu thương, bất cứ khi nào con người yêu nhau không coi nhau như bản thân ḿnh và không hy sinh cho nhau đến tận cùng, họ sẽ không bao giờ có thể nên một với nhau, không bao giờ có thể đạt đến tầm vóc thành toàn của ḿnh, trái lại, họ sẽ luôn ở trong t́nh trạng bất toàn và bất hạnh, thậm chí đi đến chỗ chia rẽ là chết, như hiện nay đang xẩy ra nơi hiện tượng ly dị và phá thai, kể cả nơi lănh vực chính trị có tính cách tân thực dân theo chiều hướng của một thứ văn hóa sự chết.

 

Như thế, để có thể đạt đến tầm vóc thành nhân của ḿnh là t́nh yêu trọn hảo, con người cần sống Tinh Thần của Vị Thiên Chúa Làm Người nơi Con Người Giêsu Nazarét, một Con Người chẳng những là chính thực tại Sự Sống hiện thân, mà c̣n là Đạo Lộ dẫn con người đi vào cơi trường sinh vinh phúc nữa. Nếu Con Người lịch sử Giêsu Nazarét chính là nơi gặp gỡ giữa vĩnh hằng và thời gian, giữa Thần Linh và nhân gian như thế, th́ có thể khẳng định là trong cả không gian vũ trụ bao la hầu như vô tận này, chỉ có trái đất mới có con người và bởi thế, tất cả thiên nhiên tạo vật hữu h́nh và hữu hạn này, kể cả không gian và thời gian là môi trường sống của con người, cũng chỉ được tham hưởng trường sinh vinh phúc ở một cấp độ nào đó với con người, nơi con người và nhờ con người, một loài duy nhất có hồn thiêng là mầm mống bất tử và có khả năng tâm linh giao tiếp với Thần Linh và được Thần Linh Hóa để trở thành toàn hào và bất biến như Ngài là Thần Linh. Vậy, là phản ảnh Thần Linh, qua hồn thiêng có tâm linh ư thức và tự do của ḿnh, con người chỉ có thể trở thành Thần Linh nơi Con Người Giêsu Nazarét bằng một T́nh Yêu Trọn Hảo mà thôi.

 

Tóm lại, chỉ có con người nào được T́nh Yêu Trọn Lành, một t́nh yêu viên măn sự sống, bất biến và toàn năng có thể thắng vượt tất cả mọi sự dữ lẫn sự chết này chiếm đoạt và điều khiển, là họ được siêu thoát và được tận hiệp với Thực Tại Thần Linh, với Thiên Chúa Toàn Thiện, được thực sự nếm hưởng sự sống trường sinh vinh phúc ngay ở đời này. Đó là lư do, Thánh Kinh Kitô Giáo, qua cảnh chung thẩm trong ngày tận thế, đă mạc khải cho biết con người chỉ được hưởng cơi phúc trường sinh khi có một đức bác ái trọn hảo (xem Phúc Âm Mathêu 25:31-46). Đối với thành phần Kitô hữu thực sự sống đức ái trọn hảo này, điển h́nh là một Têrêsa Calcutta của hậu bán thế kỷ 20, hay thành phần thiện chí đang thực sự thành tâm nỗ lực t́m kiếm đức ái trọn hảo này, bằng những hành động từ bi hỉ xả, bằng những việc cứu nhân độ thế, bằng những hoạt động tề gia trị quốc b́nh thiên hạ để mang lại công lư và ḥa b́nh cho đại gia đ́nh nhân loại, th́ cái chết chính là cửa ngơ để họ, sau một kiếp đời nỗ lực sống trọn ơn gọi làm người, vĩnh viễn đi vào cơi phúc trường sinh là Thực Tại Thần Linh Toàn Chân, Toàn Thiện và Toàn Mỹ!