4.- Chứng Từ Liên Tôn

 

 

(Chứng Từ và Tuyên Ngôn về Ḥa B́nh sau Biến Cố Khủng Bố Tấn Công Hoa Kỳ 11/9/2001, được các vị Đại Diện Chư Tôn Giáo phát biểu tại Ngày Hội Ngộ Liên Tôn Nguyện Cầu Cho Ḥa B́nh Thế Giới do Ṭa Thánh Vatican tổ chức theo ư Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, tại Assisi ngày 24/1/2002)

 

  

Phật Giáo 

 

“Chớ ǵ… lúc nào tôi cũng trở thành một bảo vệ nhân cho những ai không được bảo vệ”

 

Chứng Từ Ḥa B́nh Liên Tôn - bằng tiếng Anh –

của Vị Đại Diện Đức Dalai Lama, Geshe Tashi Tsering, Hiệp Vương Quốc

Chớ ǵ, hiện tại và muôn đời, lúc nào tôi cũng trở thành một bảo vệ nhân cho những ai không được bảo vệ, một hướng đạo viên cho những ai lầm đường lạc lối, một con tầu cho những ai vượt qua qua đại dương, một cây cầu cho những ai đi ngang qua sông, một cung thánh cho những ai gặp hiểm nguy, một cây đèn cho những ai cần ánh sáng, một chốn ẩn náu cho những ai cần trú trọ, và là tôi tớ cho tất cả những ai cần giúp đỡ.

 

Bao lâu không gian c̣n tồn tại, bao lâu c̣n những vật biết cảm thức, chớ ǵ cho tới bấy giờ tôi vẫn tồn tại và đánh tan những khốn cùng của thế giới này.

 

(A Guide to the Bodhisattva’s Way of Life, Shantideva)

 

 

 

Ấn Giáo

 

 

“Ḥa b́nh là t́nh trạng bảo tồn mức quân b́nh và ḥa hợp cả trong lẫn ngoài”

 

(Chứng Từ Ḥa B́nh Liên Tôn - bằng tiếng Anh –

của Vị Đại Diện Didi Talwalker)

 

Xin cho tôi được bắt đầu bằng việc cám ơn Hội Đồng Ṭa Thánh về Đối Thoại Liên Tôn đă mời tôi chia sẻ về ḥa b́nh thế giới. Tôi thực sự cảm thấy rất vinh dự và phúc hạnh trước sự hiện diện của Đức Giáo Hoàng.

 

Ấn Giáo là một nguồn mạnh sâu xa tác động nơi tôi, thế nhưng, tôi không thể nào nói ǵ hơn v́ tôi chỉ là một môn sinh của một truyền thống tôn giáo cả mấy thiên kỷ trước đây. Tôi xin Đức Giáo Hoàng và anh chị em đạo hữu hội họp nơi đây ân xá cho.

 

Những ư nghĩa liên quan đến quan niệm ḥa b́nh th́ khác nhau. Đối với các nhà tư tưởng đời th́ ḥa b́nh là vắng bóng bạo lực và là việc giải quyết xung khắc phi bạo lực. Tuy nhiên, nó dường như là một thứ hiểu biết rất hạn hẹp về ḥa b́nh. Dĩ nhiên t́nh trạng vắng bóng bạo lực là đáng đón nhận và ước mong. Những cơ quan khác nhau ở tất cả mọi cấp độ, như các cơ cấu chính trị, nhiều nhóm tôn giáo và xă hội dân sự v.v., đă từng thực hiện và c̣n đang thực hiện công việc đáng khen trong vấn đề hành sử ôn ḥa t́nh trạng xung khắc trong các cộng đồng và giữa các cộng động. Tuy nhiên, một thứ ḥa b́nh như vậy vẫn cứ bị ngắc ngứ. Cho đến nay, cái căn bản vững chắc về ḥa b́nh vẫn không ở trong tầm tay của chúng ta. Đối với tôi, ḥa b́nh là t́nh trạng bảo tồn mức quân b́nh và ḥa hợp cả trong lẫn ngoài. V́ không hiểu được như thế, chúng ta sẽ tiếp tục chứng kiến thấy t́nh trạng bất dung nhượng, khổ sở, khai thác, phân rẽ và bất công.

 

Tôn giáo, nếu hiểu đúng đắn, là một lực đẩy có thể phục hồi t́nh trạng ḥa hợp và tính cách thánh hảo giữa thế giới bên trong và bên ngoài. Mặc dù các đạo giáo cho rằng và được mong là một thứ lực phối hợp, lịch sử vẫn cho thấy những trường hợp các vị tự xưng ḿnh là cứu tinh tôn giáo đă lạm dụng tôn giáo để phục vụ cho quyền lực và những lực lượng phân tranh. Chúng ta đă thấy dân chúng đang t́m kiếm một thứ chiều hướng tôn giáo thường có tính cách băng hoại hơn bao giờ hết ra sao. Sứ điệp thực sự của tôn giáo không phải và không thể là một thứ chủ trương thiện cận.

 

Tôi xuất thân từ một nền văn hóa có những cái hết sức giống với tôn giáo được chúng tôi gọi là dharma. Nó là một truyền thống phổ quát liên quan đến một thứ trật tự về luân lư để nói lên mối liên hệ giữa “bản ngă” với “tha ngă” cũng như với năng lực thần linh. Mối liên hệ này bao gồm “một trật tự” giúp cho tâm thức của con người vươn ḿnh ra từ cuộc sống vị kỷ đến t́nh trạng giao tiếp với thần linh.

 

Việc thần linh hóa con người như thế hiến cho chúng ta một cảm quan về giá trị của sự sống. Không phải chỉ có một ḿnh tôi là thần linh theo yếu tính mà hết mọi người khác theo yếu tính cũng là thần linh nữa, và đó là những ǵ liên kết chúng ta lại với nhau trong T́nh Nghĩa Phụ Thân của Thiên Chúa (vasudhaiva kutumbhakam). Nếu chúng ta có một sự hiểu biết như thế th́ t́nh trạng xung khắc không c̣n phát xuất từ vô vàn những cái thuộc hữu nữa. Những ǵ được Hội Đồng Ṭa Thánh này đề ra hôm nay đây là một kiểu mẫu của mối giao hệ liên đức tin. Nó là vấn đề dấn thân mang lại việc trao đổi cởi mở giữa các truyền thống tôn giáo khác nhau hướng đến chỗ phát triển sự hiểu biết về chiều hướng nhân bản linh thiêng kia.

 

Đối với tôi, t́nh nghĩa huynh đệ đại đồng này, một yếu tố của parivar (gia đ́nh) Swadhyaya, do Đức Pandurang Shastri Athawale dạy, là những ǵ tự nhiên mà có, v́ ngài đă từ từ đưa chúng ta đến tư tưởng biết chấp nhận tất cả mọi truyền thống tôn giáo (sarva dharma sweekaar). Các thứ truyền thống tôn giáo không loại trừ nhau. Nền tảng của Swadhyaya là tư tưởng về việc Thiên Chúa ngự nơi tất cả mọi người và chúng ta đều là con cái của cùng một Thiên Chúa. Tiến sâu vào gia sản cổ kính của Ấn Độ ngài đă t́m thấy những trở ngại hạ cấp giữa con người với con người, và đă giải thoát tư tưởng về tôn giáo khỏi xu hướng tín điều, tách biệt và lệnh truyền. Đối với chúng tôi th́ việc dấn thân vào lănh vực xă hội, vào việc tái tạo và chữa lành cộng đồng không phải là những hành động cải cách xă hội mà là các hành động tỏ ḷng tri ân cảm tạ Hữu Thể Tối Cao. Chúng tôi gọi đó là bhakti hay việc sùng bái Thiên Chúa. Chúng tôi gọi đó là là một lực xă hội, v́ nó khiến cho cá nhân có thể biến đổi cái ti tiểu, giận hờn và tham lam (kshudrata, krodh và lobha). Chính việc biến đổi này nơi con người là những ǵ giúp cho họ có thể biến những ǵ họ theo đuổi hằng ngày trở thành những lực lượng giải phóng cho khỏi đủ mọi thứ nô lệ và thắng vượt được các thứ căng thẳng, phiền tạp, cùng với cảm quan cô lập, bất an và bất xứng. Nó giúp cho chúng ta có thể tiến từ chỗ chỉ biết bảo toàn các thứ nhân quyền đến mức độ cao hơn  của việc bảo toàn phẩm giá con người và nhiệm vụ của con người.

 

Anh chị em thần linh thân mến, từ những ǵ tôi cảm nghiệm thấy trên đây, tôi dám kêu gọi nhân loại, qua buổi diễn đàn uy nghi trang trọng này, trước sự hiện diện phúc đức của Đức Giáo Hoàng đây, hăy vươn ḿnh lên trên những ǵ là tách biệt, hăy triển nở một t́nh yêu vị kỷ và vô vị lợi đối với Thiên Chúa cũng như đối với tạo vật của Ngài trong việc thắng vượt những cuộc khủng hoảng thường t́nh. Nó không phải là vấn đề kiến tạo theo lư thuyết. Bằng đường lối nhỏ bé của ḿnh, chúng ta đă chứng tỏ là trật tự xă hội có thể đạt được. V́ ḥa b́nh, chớ ǵ chúng ta đừng để cho các nguồn mạch nội tại của chúng ta bị thất thoát đi. Việc chúng ta đối thoại với nhau, việc cử hành mối hiệp nhất của các truyền thống khác nhau, một ngày trước đây chưa được xẩy ra. Từ nơi đây, chúng ta có thể tiến đến chỗ trở thành một khối liên minh tôn giáo thế giới để bảo toàn một tương lai chung đầy phúc lành của Thiên Chúa.

 

 

 

Cổ Giáo Phi Châu

 

 

“Ḥa b́nh là tặng ân Thiên Chúa …

là một trách nhiệm chung

liên quan đến tất cả tạo sinh”

 

(Chứng Từ Ḥa B́nh Liên Tôn - bằng tiếng Pháp –

của Đạo Trưởng Ainadou Gasseto)

 

Sáng kiến của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cổ vơ ḥa b́nh đă làm cho tôi rất vui mừng và hy vọng cho thế giới của chúng ta vẫn thường bị xâu xé bởi bạo lực và các cuộc chiến tranh. Việc Ngài mời tới tham dự vào Cuộc Cầu Nguyện Cho Ḥa B́nh ở Assissi đây là một vinh dự lớn lao cho tôi cũng là một vinh dự cho tất cả mọi tín đồ Avelekete Vodou mà tôi là vị thượng tế của họ. Trong việc nhận lời đến tham dự vào buổi cầu nguyện này, tôi cũng chấp nhận việc dấn thân cổ vơ tinh thần ḥa b́nh và hành vi cử chỉ ôn ḥa có khả năng gây ảnh hưởng thuận lợi ở xă hội Benin.

 

Thế nhưng, trước hết, tôi nh́n nhận ḥa b́nh là tặng ân Thiên Chúa ban cho chúng ta. Tuy nhiên, tặng ân này được trao cho trách nhiệm của con người là thành phần được Đấng Hóa Công kêu gọi để góp phần xây dựng ḥa b́nh trên thế giới này. Đây là một trách nhiệm chung liên quan đến tất cả tạo sinh.

 

Là một vị lănh đạo của đạo cổ truyền Vodou, tôi tin rằng ḥa b́nh không thể nào có được bao lâu c̣n xẩy ra những xâu xé, chia rẽ và hận thù giữa dân chúng. Chúng ta cần phải bắt đầu bằng việc làm chủ ḿnh, chẳng hạn không nói những lời lẽ gây ra những cảm xúc đối chọi, tẩy chay hay bạo động. Chúng ta cần phải có trách nhiệm đối với tinh thần phát xuất bởi những lời lẽ của chúng ta. Đó phải là tinh thần làm phát sinh sự ḥa hợp, thân hữu và huynh đệ. Ḥa b́nh bấy giờ mới t́m được chỗ đứng thuận lợi để phát triển nơi dân chúng.

 

Tôi thâm tín về một điều duy nhất, đó là ḥa b́nh trên thế giới lệ thuộc vào ḥa b́nh nơi dân chúng. Trách nhiệm của con người trên thế giới này chẳng những ảnh hưởng tới xă hội c̣n ảnh hưởng cả đến toàn thể tạo sinh nữa. Khi không có ḥa b́nh nơi dân chúng, cũng sẽ không có ḥa b́nh giữa tạo sinh và con người. Thế nhưng, khi dân chúng hoạt động cho ḥa b́nh nơi quốc gia dân tộc th́ đất đai của quốc gia họ trở nên phi nhiêu và súc vật sinh sôi nẩy nở cho con người hưởng thêm nhiều thiện ích. Đây là lề luật chính của thiên nhiên phát xuất từ Đấng Hóa Công, Đấng đă liên kết số mệnh của tạo vật với trách nhiệm của con người. Đó là lư do tại sao cần phải mời gọi dân chúng hằng năm hoán cải tâm hồn từ bỏ hận thù, bạo lực và bất công. Những vị lănh đạo tôn giáo trên thế giới đừng quên và cũng đừng bỏ bê việc thực hành này. Nó là vấn đề bù đắp lại những ǵ con người gây tổn hại cho tạo vật, là vấn đề xin  được thứ tha từ những vị thần bảo vệ các miền đất bị lũng đoạn bởi bạo lực và sự dữ do con người gây ra, cũng là vấn đề xin được tha thứ bằng cách hiến dâng những hy tế đền bù và thanh tẩy để nhờ đó có thể phục hồi lại b́nh an. Tôi khẳng định là việc thanh tẩy thiên nhiên tạo vật này cần thiết để phục hồi ḥa b́nh nơi dân chúng cũng như với tất cả mọi tạo sinh. Trong các thời xa xưa, thời của các vua chúa, Benin rất lưu ư đến việc tuân giữ điều này nên xứ sở này đă được hoan hưởng thái b́nh cùng với những lợi lộc nơi thiên nhiên tạo vật. Các vị lănh đạo thời nay cũng phải quan tâm đến vấn đề ấy. Chúng tôi sẽ nhắc nhở họ điều này khi chúng tôi từ Assisi về, như cách thức làm phát sinh ở Benin những ǵ chúng tôi cảm nghiệm được ở cấp độ quốc tế nơi Ư Quốc này.

Tôi cũng muốn nhấn mạnh đến một điều thiết yếu nữa, đó là việc tôn trọng các hồn thiêng của kẻ chết. Chúng ta phải nhớ rằng các vị tổ tiên đă ra đi trước chúng ta ở một thế giới các vị đă sống trong mối liên hệ kính tôn Thiên Chúa cũng như thiên nhiên tạo vật, nhờ đó để lại cho chúng ta một thế giới vẫn c̣n khả dung và hữu ích cho con người. Thế giới mà các vị tổ chức ở thời của các vị không được hoàn hảo ở mọi phương diện, nhưng nó vẫn giữ được cái hay của một t́nh trạng ḥa hợp giữa dân chúng và thiên nhiên. Những thứ cấm đoán đă bảo tŕ suối nguồn, rừng cây và những khu vực cho thú vật và hoa lá tự ḿnh sinh sôi nẩy nở. Những thứ cấm đoán đă ấn định cho các mối liên hệ gia đ́nh và xă hội. Việc bảo tŕ môi sinh cùng với t́nh trạng hết sức thăng bằng trong xă hội đă góp phần hữu hiệu vào việc bảo tŕ t́nh trạng ḥa hợp giữa dân chúng và thiên nhiên tạo vật ấy. Chúng ta không thể nói đến ḥa b́nh hôm nay đây mà lại không tôn trọng cái thế giới được các vị tiền bối để lại cho chúng ta đây, những vị đă từng t́m cách cải tiến nó v́ lợi ích của dân chúng thuộc thời đại của chúng ta.

 

Trong số những thực hành về xă hội được các vị tiền bối của chúng tôi để lại cho chúng tôi ở mảnh đất Phi Châu của Benin đó là nghệ thuật bàn luận để giải quyết những xung khắc liên cá nhân và xă hội. Chúng tôi đă học được nơi nghệ thuật nàycách thức tôn trọng đối phương của nhau, chấp nhận những khác biệt và hiểu được những xác tín của nhau. Việc thực hành này phải phấn khích những ai lănh trách nhiệm đối với ḥa b́nh trên thế giới này, để họ làm sao có thể đem đối phương của ḿnh đến chỗ đối thoại là điều duy nhất có thể phục hồi ḥa b́nh trong tâm hồn cũng như nơi các quốc gia. Không ǵ quí hơn là việc đối thoại là việc giúp cho chúng ta có thể đi đến chỗ hiểu biết nhau. Nhờ đó chúng ta đi từ chỗ hận thù đến chỗ cảm nhận nhau. Vai tṛ quan trọng của việc bàn luận cần phải được bảo toàn nơi các cơ cấu quốc tế là những nơi quyết định về ḥa b́nh giữa các quốc gia, và trong những quốc gia khi những con người cá nhân cần phải có những quyết định. Việc bàn luận phải giúp cho chúng ta hôm nay đây điều hành thế giới của thời chúng ta với tất cả mọi khó khăn của nó là những vấn đề bao giờ cũng thuộc trách nhiệm giải quyết của con người.

 

Qua những ǵ vừa được tŕnh bày, tôi đă nói lên những niềm xác tín của tôn giáo ḿnh, liên quan đến việc tôi dấn thân cổ vơ ḥa b́nh ở xứ sở của tôi cũng như trên thế giới. Và tôi sẽ không thể nào kết thúc ở đây mà không khẳng định một cách cương quyết là công lư và t́nh yêu huynh đệ là hai cột trụ bất khả thiếu cho ḥa b́nh thực sự nơi dân chúng. Mảnh đất Ư quốc này, nơi tôi đang có mặt tham dự vào cuộc họp thiêng liêng ở Assisi đây là một mảnh đất có những truyền thống tôn giáo cao quí. Thành phần lănh đạo tôn giáo chúng ta phải nhấn mạnh ở xứ sở của ḿnh về việc tôn trọng các quốc gia khác cũng như về t́nh đoàn kết giữa các dân tộc. Vấn đề phát triển các nước nghèo khổ, kể cả nước của tôi, chắc chắn là một mối đe dọa lớn nhất cho ḥa b́nh thế giới. Mối liên kết giữa các dân tộc phải dẫn đến chỗ chia sẻ cân bằng hơn nữa những nguồn phong phú trên thế giới. Các nước phát triển phải nâng đỡ những nước kém phát triển trong việc họ cố gắng phát triển. Vấn đề thương vụ quốc tế không được chỉ thiên về phía những ai mạnh về kinh tế mà phải tôn trọng hoạt động cùng việc sản xuất thực sự của mỗi người. Thế kỷ 21 chúng ta đang tiến vào đây phải là một thế kỷ xây dựng một xă hội công chính và huynh đệ hơn. Các giá trị chúng ta cần phải cổ vơ với tư cách là những vị lănh đạo tôn giáo đó là những giá trị về yêu thương cũng như về việc giao tiếp xă hội trong một thế giới mà thực sự tất cả chúng ta đều là anh chị em của nhau. Có thực hiện như thế chúng ta mới xây dựng ḥa b́nh trên thế giới của chúng ta.

 

Xin Thiên Chúa chúc lành cho cuộc hội ngộ Assisi và ban ḥa b́nh cho thế giới.

 

 

 

 

Hồi Giáo

 

 

“Tất cả mọi tôn giáo độc thần đều dạy rằng con người phải bênh vực lề luật và công lư”

 

(Chứng Từ Ḥa B́nh Liên Tôn - bằng tiếng Pháp –

của Vị Đại Diện Sheik Al-Azhar Mohammed Tantwai)

 

 

Nhân danh Thiên Chúa, Đấng Toàn Từ Ái, Đấng Rất Xót Thương.

 

Trước hết, tôi muốn cám ơn Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, vị mà hôm nay đây đă qui tụ các đại diện truyền thống tôn giáo khác nhau, tất cả đều được tác động bởi cùng một nhiệt t́nh muốn xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn. Để soi dẫn cho chúng ta trong cuộc hành tŕnh của chúng ta tiến đến ḥa b́nh, niềm tin của người Hồi Giáo cống hiến cho chúng ta những dấu hiệu mà tôi sẽ vắn tắt tŕnh bày cho quí vị:

 

Thứ nhất,

 

Thiên Chúa đă dựng nên tất cả mọi con người từ một người cha và một người mẹ duy nhất. Như Thiên Chúa đă phán trong Sách Thánh: “Ôi con người! Hăy kính sợ Chúa của các người, Đấng đă dựng nên các người từ một hữu thể duy nhất và rồi từ hữu thể được tạo dựng này Ngài đă tạo dựng nên đồng bạn của nó và làm cho hai con người này truyền lan ra nhiều con người nam nữ. Hăy kính sợ Thiên Chúa! Các người đ̣i hỏi các thứ quyền lợi hỗ tương và hăy nhớ đến ḷng dạ đă cưu mang các người. Thiên Chúa luôn canh chừng các người” (Surah 4, Women, 1).

 

Thứ hai,

 

Tất cả mọi tôn giáo độc thần được Thiên Chúa mạc khải cho các vị tiên tri khả kính của Ngài đều giống nhau ở hai điểm chính yếu, đó là

 

·        Thành tâm tôn thờ Đấng Độc Nhất và là Đấng Duy Nhất, như Thiên Chúa đă phán: “Cũng một thứ tôn giáo mà Ngài đă thiết lập cho các người như tôn giáo Ngài đă truyền cho Noe, thứ tôn giáo chúng ta đă mạc khải cho ngươi (Mohammed), và là thứ tôn giáo chúng ta đă truyền cho Abraham, Moisen và Giêsu, tức là các người phải kiên tâm giữ đạo và đừng phân rẽ nơi đạo giáo: với những kẻ tôn thờ những thứ không phải là Thiên Chúa th́ con đường mà các người kêu gọi họ tới kể là khó khăn. Thiên Chúa tuyển chọn và kêu gọi theo thứ tôn giáo này những ai Ngài muốn và dẫn về với Ngài những ai hướng về Ngài mà thôi” (Surah 42, Consultation, 13).

 

·        Tôn trọng các giá trị: Allah đă v́ hạnh phúc của nhân loại mà mạc khải tôn giáo độc thần. Tất cả mọi tôn giáo đều dạy các giá trị về luân thường đạo lư như thành thật, công lư, ḥa b́nh và thịnh vượng, cùng với việc trao đổi tất cả những việc làm thiện lợi do Allah truyền khiến, việc cộng tác nơi tất cả mọi dân nước trong vấn đề bồi dưỡng dịch vụ thiện nguyện và ḷng đạo hạnh, không vi phạm và hung hăng.

 

Thứ ba,

 

Thiên Chúa đă tạo dựng nên chúng ta ở đời này để chúng ta biết nhau, như Ngài đă phán: “Ôi nhân loại! Chúng ta đă dựng nên các người từ một người nam và một người nữ, và đă làm cho các người trở thành các dân tộc và bộ lạc, để các người biết nhau. Người cao trọng nhất trong các người trước nhan Thiên Chúa là kẻ trong các người chú trọng hết sức đến nhiệm vụ của ḿnh. Thiên Chúa là Đấng thông biết và thừa hiểu biết” (Surah 49, The Inner Apartments, 13).

 

Thứ bốn,

 

Tất cả mọi tôn giáo độc thần đều dạy rằng con người phải bênh vực lề luật và công lư, bằng cách phục hồi cho các sở chủ những thứ quyền lợi của họ. Về trường hợp này, al-Azhar al-Sharif muốn tỏ ḷng ngưỡng mộ Ṭa Thánh Vatican về việc Ṭa Thánh thành tâm nâng đỡ nhân dân Palestine.

 

Thứ năm,

 

Ở Ai Cập, qua 14 thế kỷ, các người Hồi Giáo và Kitô Giáo đă từng sống với nhau như anh chị em dưới cùng một bầu trời, trên cùng một mảnh đất, b́nh đẳng trước pháp luật và về trách nhiệm. Hết mọi người hành đạo của ḿnh như Sách Thánh Qur’an dạy: “Không có vấn đề bắt ép nơi tôn giáo. Con đường ngay chính khác hẳn lầm lạc. Ai không tin vào các thứ ngẫu tượng mà tin vào Thiên Chúa th́ hết sức vững vàng không bao giờ bị đổ vỡ. Thiên Chúa là Đấng nghe biết và hiểu biết hết mọi sự” (Surah 2, The Cow, 256).

 

Al-Azhar và các vị chuyên gia Hồi Giáo trong ngày nguyện cầu này đây cùng nhau ư thức kêu gọi một thứ ḥa b́nh trực tiếp gắn liền với công lư.

 

 

 

Do Thái Giáo

 

 

“Chiến tranh không phải là văn hóa … là hoạt động của chúng tôi … là sứ mệnh của người Do Thái chúng tôi”

(Chứng Từ Ḥa B́nh Liên Tôn - bằng tiếng Anh –

của Vị Đại Diện, Tôn Sư Israel Singer)

 

Chỉ có một ḿnh ngài, Gioan Phaolô II, mới có thể qui tụ chúng tôi lại đây thôi. Chỉ có một ḿnh Ngài mới có thể làm cho điều này xẩy ra, chúng tôi có thể giúp ngài làm điều ấy.

 

“Ḥa b́nh th́ cao cả, như tên của Thiên Chúa được gọi là Ḥa B́nh”.

 

Lịch sử đă cho chúng ta thấy rằng trong khi các vị lănh đạo tôn giáo trên thế giới luôn luôn nói về ḥa b́nh, cũng như trong khi thành phần giảng thuyết của họ đă thuyết không biết bao nhiêu là bài giảng về ḥa b́nh là mục đích tối hậu của họ, th́ thực tế cụ thể là các tôn giáo đă trở thành những lư do gây ra những cuộc chiến tranh tàn khốc và đẫm máu. Rất nhiều cuộc chiến tranh xẩy ra ở Âu Châu và Á Châu giữa những tôn giáo lớn, những trận chiến nổi lên suốt gịng lịch sử giữa những giáo phái khác nhau trong cùng những tôn giáo, đă được tất cả các học sinh về sử kư và tôn giáo thấu đáo. Cho tới ngày hôm nay đây, con người tiếp tục đánh nhau ở Bắc Ái Nhĩ Lan, đánh nhau ở Kashmir và Pakistan, và sát hại nhau ở Trung Đông.

 

Dĩ nhiên tất cả chúng ta quá rơ về cách thức mà vào ngày 11 tháng 9 năm ngoái những kẻ điên khùng đă tác hành nhân danh tôn giáo để lao 3 chiếc máy bay vào hai ṭa nhà Trung Tâm Thương Vụ Quốc Tế và Ngũ Giác Đài, sát hại hàng ngàn người trong ṿng mấy phút, do đó gây ra cuộc xung đột quân sự quốc tế đầu tiên của thế kỷ 21.

 

Người Do Thái chúng tôi nói thẳng là các truyền thống tôn giáo của chúng tôi không bao gồm vai tṛ chính yếu đối với quan niệm về một thứ chiến tranh tôn giáo. Thế nhưng, chúng tôi cũng không ngu dại ǵ, ở vào những thời điểm khác nhau trong quá khứ đẫm máu và thê thảm khủng khiếp của ḿnh, chúng tôi đă tự vệ và chiến đấu chống lại kẻ thù khi cần thiết. Và khi chiến đấu, chúng tôi cẩn thận đọc những lời Thánh Kinh của ḿnh không phải để biện minh cho chiến tranh mà là t́m nền tảng tôn giáo cho hành động của ḿnh. Thánh Kinh đầy những mệnh lệnh của Thiên Chúa ban bố cho dân Do Thái trong việc chiến đấu chống lại kẻ thù của họ khi cần thiết. Truyền thống của chúng tôi có quan niệm “lo tehayyun kol neshamah” về những cuộc chiến tranh chống lại những nhóm đặc biệt cần phải chiến đấu một cách tàn bạo không nương tay. Đề tài này được âm dội mănh liệt nhất theo cái mệnh lệnh hiện hành của tôn giáo “mah eni meheh et zakar ‘amalek’”, mệnh lệnh gây ra một cuộc chiến tranh tối hậu chống lại một sự dữ tối hậu được tiêu biểu nơi dân Amalek, một chiến tranh không được bắt một tù nhân nào, mà phải giết chết hết tất cả.

Tuy nhiên, chiến tranh về quân sự không phải là cốt lơi của Do Thái Giáo. Thánh Kinh Do Thái, Luật Truyền Khẩu của chúng tôi, Bộ Tổng Luận Lề Luật và Giáo Huấn của chúng tôi, bộ tôn sư dẫn giải của chúng tôi và các bản văn tôn sư của chúng tôi, tất cả đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của ḥa b́nh, cả nơi giữa chúng tôi với nhau cũng như với các cận nhân của chúng tôi. Những người Do Thái chúng tôi dấn thân cho một thứ ư hệ, cho một thứ tôn giáo và cho một thứ triết lư qui về những tư tưởng ḥa b́nh, nhân ái và huynh đệ, là những ǵ quen thuộc với các tôn giáo trên thế giới, nhất là với Kitô Giáo, một tôn giáo đă chấp nhận và thích ứng với rất nhiều tư tưởng về tôn giáo của người Do Thái. Chúng tôi đă được các sách thánh Do Thái dạy bảo, cũng như các người Kitô hữu được Tân Ước dạy bảo, trong việc cầm hăm  các thứ bất măn đối với những ai làm tổn thương đến chúng tôi, cũng như luôn luôn t́m cách ḥa giải và t́nh yêu thương huynh đệ. Ngay cả khi chúng tôi được sai đi gây chiến chống lại quân thù của ḿnh, chúng tôi , chúng tôi được lệnh Thiên Chúa trước hết cống hiến cho họ cơ hội đầu hàng một cách ôn ḥa, chỉ khi nào cái cống hiến đó không được chấp nhận chúng tôi mới được phép cấm khí giới lên chống lại họ. Ngoài ra, các vị tiên tri của chúng tôi đă nêu lên nhiều lần cho chúng tôi thấy một thị kiến về ngày cùng tháng tận khi mà gươm giáo được đúc thành cầy và tất cả mọi dân tộc sẽ sống trong an b́nh.

 

Thế nên chiến tranh không phải là văn hóa của chúng tôi, nó không phải là hoạt động của chúng tôi, nó không phải là sứ mệnh của chúng tôi là những người Do Thái. Nó thật sự không phải là công việc của các tôn giáo khác trên thế giới nữa. Không được làm phân tán đi cuộc nói chuyện về ḥa b́nh nhân danh tôn giáo – nó được căn cứ vào thực tại của tất cả mọi lư tưởng của tôn giáo chúng ta, và nó là mục đích tối hậu mà tất cả chúng ta đều khát vọng. Chúng ta phải loại trừ đi những thứ méo mó về giáo huấn tôn giáo đă được sử dụng trong quá khứ, tôn giáo truyền khiến không được sử dụng bạo lực chống lại các phần tử thuộc tôn giáo khác hay thuộc các giáo phái khác.

 

Chúng ta phải nhớ rằng không có một tôn giáo nào khuyên dạy chúng ta sát hại một cách bất phân, và những ai được dạy khác đi đă thực hiện như thế, bằng việc cướp đoạt tôn giáo và bóp méo các tôn giáo được họ nhân danh nói. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đă sửa lại những lạm dụng mà theo lịch sử đă được dùng để biện minh cho bạo lực hầu tấn công những người không phải là Kitô hữu.

 

Chỉ bằng việc nghiêm cẩn đối thoại và chân thành dấn thân cụ thể hoạt động cho ḥa b́nh nơi những nhà lănh đạo các tôn giáo chính, bằng những hy sinh cho ḥa b́nh, hơn là chỉ bằng những lời ban bố, chúng ta mới bắt đầu thay đổi được t́nh trạng của nhân loại hiện nay. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bản thân đă đóng một vai tṛ theo kiểu cách này bằng những việc Ngài nỗ lực ḥa giải với Do Thái Giáo, và đă làm thay đổi lịch sử giữa những người Kitô hữu và Do Thái Giáo. Đây thực sự có thể là một mẫu gương cho tất cả chúng ta theo, con đường của những người lữ hành đi t́m kiếm ḥa b́nh.

 

Về vấn đề cầu nguyện Cuốn Midrash đă nói: những lời chúc tụng vẫn chưa đủ, trừ phi chúng chất chứa chữ H̉A B̀NH” (Bamidbar Raba).

 

(Tuần San L’Osservatore Romano, ấn bản Anh ngữ, ngày 30/1/2002, trang 8 và 9)

 

 

Bản Tuyên Ngôn Ḥa B́nh Liên Tôn

 

 

Tại Ngày Liên Tôn Cầu Nguyện Cho Ḥa B́nh Thế Giới ở Assisi Ư quốc 24/1/2002, 13 Vị đại diện tôn giáo đă lần lượt đọc một đoạn của Bản Tuyên Ngôn Ḥa B́nh Liên Tôn thứ tự như sau:

 

Đức Thượng Phụ Bartholomew I, Giáo Chủ Contantinopoli:

 

Mở:     “Qui tụ lại tại Assisi đây, chúng tôi cùng nhau suy nghĩ về ḥa b́nh, một tặng ân của Thiên Chúa và là một công ích của toàn thể nhân loại. Cho dù có thuộc về những truyền thống tôn giáo khác nhau đi nữa, chúng tôi cũng xác nhận rằng ḥa b́nh đ̣i chúng tôi phải biết yêu thương tha nhân của nhau, hợp với Khuôn Vàng Thước Ngọc là hăy làm những ǵ anh em muốn người khác làm cho ḿnh. Với niềm xác tín này, chúng tôi sẽ không ngừng hoạt động lănh nhận trọng trách xây dựng ḥa b́nh. Bởi thế:

 

Mục Sư Konrad Raiser, Tổng Thư Kư của Hội Đồng Các Giáo Hội Thế Giới, đại diện Giáo Hội Cải Cách Tây Phương:

 

1.         “Chúng tôi quyết tâm lên tiếng công bố niềm xác tín mạnh mẽ của chúng ta là bạo lực và khủng bố không hợp với Tinh Thần đích thực của tôn giáo, và khi chúng tôi lên án mọi phương sách gây bạo lực và chiến tranh v́ danh Thiên Chúa hay tôn giáo, chúng tôi cũng quyết tâm thực hiện mọi sự có thể để nhổ tận gốc những căn rễ gây ra khủng bố.

 

Vị đại diện đạo Sikh, Bhai Sahioài Mohinder Singh

 

2.         “Chúng tôi quyết tâm giáo dục cho dân chúng biết tôn trọng và quí mến lẫn nhau, để góp phần vào việc mang lại một cuộc sống chung an b́nh và huynh đệ giữa những con người thuộc về các nhóm chủng tộc, văn hóa và tôn giáo khác nhau.

 

Đức Tổng Giám Mục Chính Thống Pitirim ở Moscow

 

3.         “Chúng tôi quyết tâm bồi dưỡng một thứ văn hóa đối thoại, để làm tăng thêm việc hiểu biết và tin tưởng nhau hơn giữa cá nhân với nhau cũng như nơi các dân tộc, v́ những việc này là những điều kiện tiên quyết cho hoà b́nh chân thực.

 

Đức Tổng Giám Mục Chính Thống Jovan ở Serbia

 

4.         “Chúng tôi quyết tâm bảo vệ quyền mọi người được sống một đời sống xứng đáng với bản chất văn hóa riêng của họ cũng như được tự ư lập gia đ́nh riêng của ḿnh

 

Vị đại diện Hồi Giáo, Sheikh Abdel Salam Abushukhadaem

 

5.         “Chúng tôi quyết tâm thực hiện việc đối thoại thẳng thắn và nhẫn nại, không coi những khác biệt của chúng tôi như là chướng ngại bất khả thắng vượt, trái lại, chúng tôi nh́n nhận rằng việc tiếp cận khác biệt của nhau có thể trở thành cơ hội để hiểu biết nhau hơn.

 

Đức Giám Mục Chính Thống Vasilios ở Cypriot

 

6.         “Chúng tôi quyết tâm tha thứ cho nhau những lỗi lầm và tổn thương nơi quá khứ cũng như hiện tại, và nâng đỡ nhau trong nỗ lực chung để chế ngự vị kỷ và tự đắc, hận thù và bạo lực, cũng như để học lấy kinh nghiệm đă qua là ḥa b́nh mà thiếu công lư không phải là ḥa b́nh đích thực.

 

Vị đại diện Khổng Giáo người Đại Hàn, Chang-Gyou Choi

 

7.         “Chúng tôi quyết tâm đứng về phía thành phần nghèo khổ và vô dụng, lên tiếng bênh vực những ai không có tiếng nói và khôn ngoan hoạt động để thay đổi những t́nh trạng này, với niềm xác tín là không ai có thể một ḿnh hạnh phúc được.

Vị đại diện Hồi Giáo, Hojjatoleslam Ghomi

 

8.         “Chúng tôi quyết tâm lấn át tiếng kêu gào của những ai không chịu từ bỏ bạo lực và sự dữ, và chúng tôi muốn vận dụng mọi nỗ lực để cống hiến cho con người nam nữ của thời đại chúng ta một niềm hy vọng thực sự về công lư và ḥa b́nh

Vị đại diện Phật Giáo người Nhật, Thượng Tọa Nichiko Niwano

 

9.         “Chúng tôi quyết tâm khuyến khích tất cả mọi nỗ lực trong việc phát triển mối thân hữu giữa các dân tộc, v́ chúng tôi xác tín rằng nếu các dân tộc không biết đoàn kết và thông cảm với nhau th́ t́nh trạng tiến bộ về kỹ thuật chỉ làm cho thế giới càng có nguy cơ bị hủy hoại và diệt vong mà thôi.

 

Vị đại diện Do Thái Giáo, Tôn Sư Rabbi Samuel-René Sirat

 

10.       “Chúng tôi quyết tâm thôi thúc các vị lănh đạo quốc gia phải vận dụng mọi nỗ lực để kiến tạo và củng cố một thế giới hợp đoàn và b́nh an trong công lư, ở b́nh diện quốc gia cũng như quốc tế.

 

Tiến Sĩ Mesach Krisetya thuộc Hội Nghị Quốc Tế Mennonite

 

Kết      “Chúng tôi, những con người thuộc các truyền thống đạo giáo khác nhau, sẽ không ngừng công bố là ḥa b́nh và công lư bất khả tách biệt, và ḥa b́nh trong công lư là con đường duy nhất cho loài người tiến về một tương lai hy vọng. Trong một thế giới, nhờ hệ thống bao rộng của các phương tiện truyền thông xă hội, đang mở rộng các biên giới, đang thu lại cách quăng, và đang liên hệ với nhau hơn bao giờ hết này, chúng tôi xác tín rằng, t́nh trạng an sinh, tự do và ḥa b́nh không bao giờ được bảo đảm bởi vơ lực mà là bằng ḷng tin tưởng nhau. Xin Thiên Chúa chúc lành cho những quyết tâm này của chúng ta và ban công lư cùng ḥa b́nh cho thế giới.

 

ĐTC Gioan Phaolô II, đại diện cho Giáo Hội Công Giáo Rôma:

 

“Không bao giờ c̣n bạo lực nữa! Không bao giờ c̣n chiến tranh nữa! Không bao giờ c̣n khủng bố nữa! Chớ ǵ hết mọi tôn giáo hăy nhân danh Thiên Chúa để mang lại công lư và ḥa b́nh, thứ tha và sự sống cùng yêu thương đến cho thế giới này!”

 

 

 

 

 

 Ḥa B́nh Không Thể Thiếu Công Lư,

Công Lư Không Thể Thiếu Thứ Tha

 

(Sứ Điệp của Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cho

Ngày Ḥa B́nh Thế Giới Năm Thứ 34, 1/1/2002)

 

1.-        Ngày Ḥa B́nh Thế Giới năm nay được cử hành trong cái ám ảnh thê thảm của biến cố 11/9 vừa qua. Ngày hôm ấy đă xẩy ra một tội ác khủng khiếp, đó là, trong một vài giờ khắc ngắn ngủi đă có cả mấy ngàn người vô tội thuộc nhiều chủng tộc khác nhau bị thảm sát. Từ đó, dân chúng trên khắp thế giới đă cảm thấy ḿnh có thể bị tổn thương một cách sâu xa cũng như cảm thấy một mối phập phồng lo sợ mới trong tương lai. Đối với tâm trạng này, Giáo Hội chứng tỏ cho thấy niềm hy vọng của ḿnh với một xác tín là sự dữ, mầu nhiệm bất chính “mysterium iniquitatis“, không phải là phán quyết tối hậu nơi sinh hoạt trần thế.

 

Đó là niềm hy vọng nâng đỡ Giáo Hội bước vào năm 2002, ở chỗ, với ơn Chúa, cái thế giới mà, một lần nữa, quyền lực sự dữ như đang làm chủ t́nh thế, thực sự sẽ được biến thành một thế giới được chủ tŕ bởi những khát vọng cao cả nhất của con tim nhân loại, một thế giới được sống trong ḥa b́nh đích thực.

 

Ḥa B́nh Là Công Cuộc Của Công Lư Và Yêu Thương

 

2.-        Những biến cố mới đây, kể cả những cuộc giết hại khủng khiếp vừa được đề cập tới, đă đưa Tôi trở về với đề tài thường khuấy động tận đáy ḷng Tôi, khi Tôi nhớ lại những biến cố lịch sử đă ghi dấu vết vào cuộc đời của Tôi, nhất là hồi Tôi c̣n trẻ.

 

Nỗi khổ đau vĩ đại của các dân tộc cũng như của những con người, ngay cả của những người trong số bạn bè và quen biết của Tôi, do chế độ độc tài Nazi và Cộng Sản gây ra, Tôi không bao giờ quên được và cũng không thôi nguyện cầu. Tôi thường ngẫm nghĩ đến một vấn đề dai dẳng này là chúng ta làm thế nào để phục hồi lại trật tự về luân lư và xă hội, một trật tự bị lọt vào bàn tay của t́nh trạng bạo loạn khiếp đảm như thế?… Những cột trụ của nền ḥa b́nh chân thực là công lư và là một mẫu yêu thương biết thứ tha.

 

3.-        Thế nhưng, trong những hoàn cảnh hiện nay, chúng ta làm sao có thể nói đến công lư và thứ tha như là nguồn gốc và là điều kiện để tạo lập ḥa b́nh đây? Cho dù có khó khăn đến mấy đi nữa, chúng ta cũng có thể nói và phải nói đến những vấn đề này… Thứ tha phản ngược lại với uất hận và trả thù, chứ không phải với công lư. Thật vậy, ḥa b́nh thực sự là “việc của công lư” (Is 32:17).

 

Bởi thế ḥa b́nh đích thực là hoa trái của công lư, một nhân đức luân lư và là một bảo toàn về pháp lư đưa đến chỗ biết hoàn toàn tôn trọng quyền lợi và nghĩa vụ của con người, cũng như đưa đến việc phân phối công bằng cả về những thiện ích lẫn gánh nặng. Thế nhưng, v́ công lư của loài người luôn mỏng ḍn và bất hảo, lệ thuộc hẳn vào những giới hạn và cái tôi của con người cũng như của phái nhóm, mà nó phải cần đến ḷng thứ tha và cần phải thực hiện bằng một tấm ḷng thứ tha, một ḷng thứ tha hàn gắn chữa lành và tái thiết những mối liên hệ trần thế bị trục trặc tận căn gốc của chúng. Điều này đúng là như thế, ở những hoàn cảnh lớn nhỏ, ở tầm mức riêng tư hay bao rộng, ở cả ngay lănh vực quốc tế nữa. Thứ tha không thể nào phản ngược lại với công lư, như thể thứ tha là bỏ qua nhu cầu cần phải sửa lại những ǵ sai quấy. Trái lại, nó là tầm mức trọn vẹn của công lư… Công lư và thứ tha đều là những ǵ thiết yếu cho việc hàn gắn ấy.

 

Tôi muốn tŕnh bày về hai khía cạnh ḥa b́nh này nơi sứ điệp đây.

 

Thực Tại Của Việc Khủng Bố

 

4.-        Chính v́ ḥa b́nh phát xuất từ công lư cũng như từ thứ tha mà hôm nay đây nó đă bị cuộc khủng bố thế giới tấn công. Trong những năm vừa rồi, nhất là từ khi kết thúc t́nh trạng Chiến Tranh Lạnh, công cuộc khủng bố đă phát triển thành một hệ thống tổ chức tinh vi về cấu kết chính trị, kinh tế và kỹ thuật, một kết cấu vượt ra ngoài lănh địa quốc gia, tới chỗ bao trùm toàn thể thế giới.

 

Khi những tổ chức khủng bố sử dụng những tay sai của ḿnh như khí cụ để khai chiến chống lại người vô phương chống đỡ và ngay lành là họ rơ ràng chứng tỏ cho thấy họ đang nung nấu một ư muốn sát hại. Khủng bố phát xuất từ hận thù và gây ra t́nh trạng cô lập, ngờ vực và khép kín… Khủng bố xẩy ra là do ḷng khinh thường sự sống con người. Bởi thế, nó không chỉ gây ra những tội ác bất khả dung, mà tự ḿnh nó c̣n là một tội ác phạm đến nhân loại nữa, bởi nó dùng đến những đường lối khủng bố về chính trị và quân sự.

 

5.-        Thế nên, cần phải có quyền tự vệ đối với hành động khủng bố, một quyền bao giờ cũng phải thi hành bằng cách tôn trọng những giới hạn về luân lư và pháp lư, trong việc chọn lựa giữa cùng đích và phương tiện. Lỗi lầm cần phải nhận diện một cách xác đáng, v́ tính chất vấp phạm tội ác bao giờ cũng thuộc về cá nhân, không thể qui cho cả một dân nước, cả một nhóm chủng tộc hay tôn giáo có phần tử là những người khủng bố. Việc quốc tế hợp tác vào việc chống lại những hoạt động khủng bố cũng đ̣i phải là một việc làm chính trị đầy can đảm và quyết tâm, một việc dấn thân về ngoại giao và kinh tế, để làm giảm bớt những t́nh trạng đè nén và hất hủi là những ǵ sinh ra mưu cơ tác hành của thành phần khủng bố.

 

Ngoài ra, cũng cần phải nhấn mạnh là t́nh trạng bất công hiện nay trên thế giới không bao giờ được lấy đó là cớ cho những hành động khủng bố cả.

 

Không Được Nhân Danh Thiên Chúa Để Sát Hại!

 

6.-        Những ai sát hại bằng những hành động khủng bố là những người thực sự thất vọng về nhân loại, về sự sống cũng như về tương lai. Theo quan niệm của ḿnh, họ cần phải ghét bỏ và hủy diệt tất cả mọi sự. Những người khủng bố chủ trương rằng sự thật mà họ tin tưởng hay khổ đau họ phải chịu đựng là tất cả những ǵ biện minh cho phản ứng của họ trong việc hủy hoại ngay cả những mạng sống vô tội. Hiện tượng khủng bố thường là hậu quả của khuynh hướng cực đoan bảo thủ cuồng loạn phát xuất từ niềm tin tưởng rằng quan điểm riêng của ḿnh về sự thật cần phải bắt mọi người khác phải chấp nhận… Việc cố gắng dùng vơ lực để áp đặt trên người khác những ǵ chúng ta cho là chân lư là một hành động phạm đến phẩm vị con người, đúng hơn phạm đến Thiên Chúa mà con người là h́nh ảnh của Ngài. V́ lư do ấy, những ǵ thường được nói đến như là khuynh hướng cực đoan bảo thủ đều là những thái độ thực sự phản lại niềm tin vào Thiên Chúa. Việc khủng bố không lợi dụng người ngay lành mà là chính Thiên Chúa, ở chỗ, nó cố ư biến Ngài thành một ngẫu tượng để thực hiện mục đích riêng tư của ḿnh. 

 

7.-        Bởi thế mà không một nhà lănh đạo tôn giáo nào có thể bỏ qua được hành động khủng bố, lại càng không truyền dạy khủng bố. Khi tuyên bố ḿnh nhân danh Thiên Chúa để khủng bố, để bạo hành người khác, là việc làm tục hóa đạo giáo.

 

Tuân theo giáo huấn và mẫu gương của Chúa Giêsu, Kitô hữu tin rằng việc tỏ ḷng xót thương là việc sống chân lư cuộc đời của ḿnh… Thành phần môn đệ theo Đức Kitô, thành phần được rửa trong Cuộc Tử Nạn và Phục Sinh cứu độ của Người, bao giờ cũng phải là những con người nam nữ của ḷng xót thương và tha thứ.

 

Nhu Cầu Cần Phải Thứ Tha

 

8.-        Tuy nhiên, thứ tha ở đây thực sự nghĩa là ǵ? Và tại sao chúng ta cần phải thứ tha?

 

Trước hết, thứ tha là một việc chọn lựa riêng tư, là một quyết định của cơi ḷng muốn đi ngược lại với bản năng tự nhiên trong việc lấy ác báo ác. Quyết định này được căn cứ vào t́nh yêu Thiên Chúa, Đấng đă kéo chúng ta lại với Ngài bất chấp tội lỗi của chúng ta.

Bởi thế, thứ tha có một nguồn gốc và tiêu chuẩn thần linh. Điều này không có nghĩa là tính cách quan trọng của nó không thể hiểu được theo lập luận trần gian… Tất cả mọi người đều mong ước là ḿnh có thể bắt đầu lại từ khởi sự, và không muốn ḿnh cứ măi măi bị bế tắc trong những lầm lẫn và tội lỗi của ḿnh.

 

9.-        Bởi thế, là một tác động hoàn toàn nhân bản, thứ tha trước hết là một khởi động của cá nhân. Tuy nhiên, cá nhân là những hữu thể chính yếu của xă hội … Do đó, cả xă hội nữa thật sự cũng cần phải biết thứ tha… Khả năng tha thứ bắt nguồn sâu xa từ tư tưởng về một xă hội mai hậu, một xă hội làm nên bởi công lư và t́nh đoàn kết. Ngược lại, việc không biết thứ tha, nhất là đối với một cuộc xung khắc lâu dài, sẽ phải trả một giá hết sức đắt đỏ đối với việc phát triển của con người. Những nguồn lợi được sử dụng cho việc chế tạo các thứ vũ khí thay v́ cho việc phát triển, ḥa b́nh và công lư.

 

Tha Thứ Là Một Con Đường Dài

 

10.-      Tha thứ… dầu sao… cũng là một sứ điệp nghịch thường. Thật vậy, thứ tha bao giờ cũng bao gồm một h́nh thức thua thiệt ngắn hạn để cho một lợi lộc dài hạn thật sự. Bạo lực th́ hoàn toàn ngược lại; chọn làm một việc bề ngoài có lợi ngắn hạn lại bao hàm cả một mất mát thực sự và vĩnh viễn. Thứ tha là việc xem ra có vẻ hèn yếu, song nó lại đ̣i phải có một sức mạnh về tinh thần cao cả cũng như phải có một tấm ḷng can đảm về luân lư, cả hai điều này cần phải có trong việc thực hiện thứ tha cũng như trong việc chấp nhận được tha thứ.

Vai tṛ thừa tác của Tôi trong việc phục vụ Phúc Âm đă thúc buộc Tôi, đồng thời cũng cho tôi sức mạnh, để Tôi lập lại việc cần phải thứ tha này. Hôm nay đây, một lần nữa, Tôi xin nhắc lại điều này, hy vọng làm khơi dậy việc nghiêm chỉnh và chín chắn suy nghĩ về vấn đề ấy, để nhờ đó thực hiện một việc quật khởi xa tầm tay đối với tinh thần con người, nơi con tim của từng người cũng như trong mối liên hệ giữa các dân tộc trên thế giới với nhau.

 

11.-      Khi suy tư về việc thứ tha, tâm trí chúng ta tự nhiên nghĩ đến một số trường hợp xung khắc không ngừng nuôi dưỡng những mối hận thù sâu đậm và chia rẽ, cùng với thảm cảnh cá nhân cũng như đoàn thể liên tục diễn ra hầu như không thể chấm dứt được. Tôi muốn đặc biệt nói đến những ǵ đang xẩy ra ở Thánh Địa, nơi ân phúc cho việc Thiên Chúa gặp gỡ loài người ấy là nơi Chúa Giêsu, Vua B́nh An, đă sinh sống, tử nạn và phục sinh từ trong cơi chết.

 

T́nh h́nh quốc tế rắc rối hiện nay lại càng thúc đẩy việc cần phải giải quyết vấn đề xung khắc giữa Ả Rập và Yến Duyên, một t́nh trạng xung khắc xẩy ra cho tới nay đă trên 50 năm… Quyền lợi và đ̣i hỏi của mỗi bên có thể được cứu xét một cách xứng hợp và phân xử một cách quân b́nh, trừ phi họ muốn chấp nhận công lư và ḥa giải.

 

Việc Thông Cảm Và Hợp Tác Liên Tôn

 

12.-      Các nhà lănh đạo tôn giáo có một trọng trách đối với tất cả những nỗ lực này. Các tín hữu Kitô giáo, cũng như các tôn giáo lớn trên thế giới, cần phải cùng nhau hoạt động để loại trừ những căn gốc về xă hội cũng như về văn hóa gây ra hành động khủng bố. Các vị có thể làm điều này bằng việc giảng dạy sự cao cả và phẩm vị của con người, cũng như bằng việc truyền bá cảm quan rơ nét hơn nữa về tính cách hiệp nhất nên một của gia đ́nh nhân loại.

 

Tôi đặc biệt mong rằng những vị lănh đạo Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo giờ đây phải dẫn đầu trong việc công khai lên án hành động khủng bố, cũng như phải chối bỏ những người khủng bố bất cứ h́nh thức hợp pháp nào về tôn giáo hay luân lư.

 

13.-      Để đảm trách một việc dấn thân như vậy, các tôn giáo khác nhau không thể nào đi ra ngoài con đường thứ tha, một con đường tiến đến chỗ thông cảm nhau, tôn trọng nhau và tin tưởng nhau.

 

Việc Cầu Nguyện Cho Ḥa B́nh

 

14.-      Chính v́ lư do này, việc cầu nguyện cho hoà b́nh không phải là một việc hậu xét trong việc hoạt động cho ḥa b́nh. Nó phát xuất từ chính yếu tính của việc xây dựng ḥa b́nh trong trật tự, công bằng và tự do. Cầu nguyện cho ḥa b́nh là việc con người mở ḷng ḿnh ra cho quyền năng canh tân tất cả mọi sự của Thiên Chúa chiếm đoạt… Cầu nguyện cho ḥa b́nh là cầu nguyện cho công lư… Đó là việc cầu nguyện cho tự do, nhất là cho tự do tôn giáo là một thứ nhân quyền căn bản và là một thứ dân quyền của hết mọi người. Cầu nguyện cho ḥa b́nh là t́m cầu ơn tha thứ của Thiên Chúa.

 

V́ tất cả những lư do đó, Tôi đă mời những vị đại diện các tôn giáo trên thế giới đến Assisi là phố thị của Thánh Phanxicô vào ngày 24/1/2002 để cầu nguyện cho ḥa b́nh thế giới vậy.

 

(Vatican Information Service 11/12/2001)