7.- Tuyệt Đỉnh Nhân Quyền

 

 

Tuyệt Đỉnh Độc Tôn 

 

“T

hật vậy, là người, theo tự nhiên, ai cũng muốn sống, và đă sống th́ phải sống một sự sống trọn vẹn, một sự sống dồi dào. Đó là một thực tại, một thực tại hết sức hiển nhiên.

 

“Không phải hay sao, cũng là một loài sinh vật như loài người, tức là, về hữu thể, cũng có vóc dáng (tuy khác h́nh thù) và khả năng sinh động (tuy khác cấp độ) như con người, song loài vật chỉ sống và vĩnh viễn sống ở mức độ bản năng, trước sau như một, chứ không tiến hóa như loài người. Đúng thế, văn minh của con người chính là dấu chứng tỏ tường nhất và là biểu hiệu hùng hồn nhất cho thấy sự sống của con người là loài ‘linh ư vạn vật’ đă, đang và sẽ càng ngày càng trọn vẹn hơn, càng dồi dào hơn. Ở chỗ người ta không chỉ sống để ăn mà ăn để sống, và không phải chỉ sống cho ḿnh mà c̣n sống với nhau cũng như cho nhau trong mối liên đới gia đ́nh và xă hội nữa. Và điều chứng tỏ con người đă và đang thực sự đạt đến tầm vóc trưởng thành và trọn vẹn nhất của ḿnh là ở chỗ, họ chẳng những đă ư thức được quyền làm người bất khả vi phạm của họ, mà c̣n tranh đấu để đ̣i hỏi quyền làm người theo bản tính của ḿnh, nhất là dấn thân trong việc bảo vệ quyền làm người của nhau bị vi phạm nữa.

           

“Tuy nhiên, thực tế hết sức phũ phàng cũng cho thấy, chính khi con người đạt tới tầm mức trưởng thành của ḿnh, ở chỗ nhận biết và đ̣i hưởng quyền làm người xứng đáng với thân phận của ḿnh như thế, họ lại bị khủng hoảng hơn bao giờ hết. Nh́n vào thế giới văn minh hầu như tuyệt đỉnh ngày nay, (so với thời ‘xưa’, 10 năm trước đây, thời mới từ đầu thập niên 1990, nhất là thời 40 năm trước đây, từ thập niên 1960, đặc biệt là thời hơn 50 năm trước đây, từ sau Thế Chiến Thứ Nhất vào cuối thập niên 1940, chứ chưa nói ǵ đến từ thời Cách Mạng Âu Châu vào thế kỷ 18 và 19), người ta thấy hiện lên một cách hết sức rơ ràng h́nh ảnh của một thế giới, trong đó, có một số rất đông (các nước đang tiến) đang hồ hởi tiến lên chóp đỉnh, cũng như một số không ít (các nước tân tiến Âu Châu và Bắc Mỹ) đă lên tới và đang reo ḥ ở trên một chóp đỉnh...

 

“Thế nhưng, cũng từ chính chóp đỉnh nhân quyền ấy, người ta đồng thời cũng thấy cơ cấu lập pháp, hành pháp và tư pháp của họ chẳng những reo ḥ mừng rỡ mà c̣n la lối nhau, quát tháo nhau, v́ những va chạm quyền làm người, khiến cho những con người được ‘may phước’ sống trong xă hội ‘đi giầy tây’ văn minh song lại là một xă hội đang ‘đóng khố’ về luân lư ấy quay ra giành giật nhau, xô lấn nhau, ‘ly dị’ nhau, đến nỗi t́nh trạng ‘mạnh được yếu thua’ (người khỏe được ‘quyền’ giết người bệnh), ‘cá lớn nuốt cá bé’ (thai mẫu được ‘quyền’ giết thai nhi), ‘cá mè một lứa’ (đồng tính được ‘quyền’ luyến ái và lập gia đ́nh với nhau), của một thứ ‘luật rừng’ c̣n tệ hơn cả thời con người tiền sử ‘ăn lông ở lỗ’ ngày xưa, đă và đang hết sức phũ phàng và trắng trợn diễn tiến trên tháp đỉnh của lịch sử văn minh loài người ngày nay”. (Cao Tấn Tĩnh, Ánh Sáng Thế Gian, Cao-Bùi, 2000, 232-233)

 

Thật vậy, nh́n lại lịch sử loài người trong một ngàn năm qua, ngàn năm thứ hai, hay trong một thế kỷ qua, thế kỷ 20, loài người chúng ta thấy được những ǵ, nếu không phải là trong khi con người càng ngày càng tiến bộ về văn minh vật chất, đến nỗi, chính con người văn minh hiện nay cũng không biết rằng ḿnh sẽ đi về đâu và sẽ văn minh tới mức nào là cùng tận, là tuyệt đỉnh, th́ xă hội loài người đồng thời cũng cứ có một cái ǵ đó không được ổn, ở chỗ không ngừng đối chọi nhau, kỳ thị nhau và sát hại lẫn nhau, để tranh giành quyền hành thống trị với những cuộc chiến tương tàn.

 

Điển h́nh nhất là Vụ Khủng Bố Hoa Kỳ vào sáng ngày 11/9/2001, một vụ khủng bố công khai chưa từng thấy tại chính thành phố New York của một quốc gia đệ nhất thiên hạ làm cho cả thế giới phải bàng hoàng sửng sốt, một cuộc khủng bố nhắm vào việc phá hủy World Trade Center là Trung Tâm Mậu Dịch Thế Giới vào lúc 8 giờ 45 và 9 giờ 3 phút, cũng như vào Pentagon là Ngũ Giác Đài vào lúc 9 giờ 43 phút cùng ngày, hai trụ sở tiêu biểu cho quyền lănh đạo của Hoa Kỳ trên thế giới hiện đại về chính trị và kinh tế.

Tuyệt Đỉnh Đáy Vực

 

Nếu bảo cộng sản không có nhân quyền, th́ thử hỏi tại sao tư bản lại càng phạm đến nhân quyền. Ở chỗ, cá lớn nuốt cá bé. Ở chỗ, viện trợ nhân đạo để khai thác và tân thực dân hóa nhau, biến nhau trở thành thị trường tiêu thụ cho ḿnh. Ở chỗ, nước đă giầu lại càng giầu, nước đang nghèo lại càng khổ, dù đang thực hiện tiến tŕnh toàn cầu hóa. Ở chỗ, nước nghèo đang lâm cảnh chết đói và thiếu dinh dưỡng, th́ nước giầu lại giành ra những chi khoản khổng lồ cho vấn đề chế tạo vũ khí giết người, cho vần đề ngừa thai phá thai v.v.

 

Nếu bảo các chế độ quân chủ cũng không có nhân quyền, th́ thử hỏi tại sao dân chủ lại càng phạm đến nhân quyền. Ở chỗ, ư dân là ư trời. Ở chỗ, người ta tưởng ḿnh có toàn quyền định đoạt, toàn quyền pro choice, toàn quyền lập pháp, toàn quyền ban hành những đạo luật cho phép ly dị, cho phép phá thai, cho phép hôn nhân đồng t́nh, cho phép tạo sinh sao bản cloning (dù mới đầu chỉ để trị liệu).

 

Vẫn biết con người chưa lên đến tuyệt đỉnh văn minh về vật chất, tức về khoa học và kỹ thuật, dù càng ngày con người càng tiến bộ về văn minh vật chất một cách gia tốc, nhanh đến độ họ không thể nào kiểm soát được nữa, nhanh đến nỗi làm cho họ quay cuồng choáng váng, thậm chí làm cho nhiều người trở thành quê mùa khờ khạo không theo kịp đà tiến của nó, nhưng về nhân bản, quả thực, sau hai trận Thế Chiến I và II, con người đă lên đến tột độ văn minh, ở chỗ họ đă biết ḿnh là ai và có những quyền lợi cùng trách vụ nào thích hợp với thân phận cùng nhân vị làm người của họ.

 

Thế mà tại sao con người vẫn chưa đạt đến hạnh phúc như ḷng mong muốn, xă hội loài người càng ngày càng sa đọa, thế giới loài người càng ngày càng hỗn loạn và bạo loạn?

 

Phải chăng v́ loài người dù có khả năng (theo văn minh vật chất về khoa học và kỹ thuật), nhưng rất tiếc lại thiếu ḷng đạo, chỉ biết sống bởi bánh kinh tế và chính trị, mà khinh thường hay không chịu sống những ǵ bởi trên cao, những ǵ thuộc về luân thường đạo lư là yếu tố chính yếu làm nên con người chân chính đích thực!

 

Phải chăng v́ loài người dù biết ư thức bản thân (theo văn minh nhân bản về quyền làm người), nhưng lại thiếu chiều sâu, không biết trả về cho trần gian những ǵ của trần gian và trả về Đấng Tối Cao những ǵ của Ngài, cứ tưởng những ǵ ḿnh làm được là do khả năng vô địch của ḿnh, cứ tưởng những ǵ ḿnh có là tuyệt đối của ḿnh nên ḿnh có toàn quyền quyết định!

 

Tuy nhiên, v́ chưa đạt được mục đích phúc hạnh thực sự,  trọn vẹn và bền vững của ḿnh, con người đă, đang và sẽ không bỏ cuộc, vẫn t́m hết cách để vượt thoát khỏi vũng lầy sa đọa khốn cùng của ḿnh. Tiếc thay, thực tế cho thấy, nếu không khéo, càng vùng vẫy, con người càng lún xuống bùn lầy thêm.

 

Không phải hay sao, loài người đă không lún sâu xuống vũng lầy sa đọa của ḿnh hơn, khi giải quyết nạn bất công xă hội của ḿnh ở thế kỷ 19 và 20 bằng chủ nghĩa và chế độ cộng sản, một chủ nghĩa và chế độ, như thực tế cho thấy, chỉ hạ thấp mức sống của con người, biến con người thành công cụ sản xuất!

 

Không phải hay sao, loài người cũng đang không càng lún sâu xuống vũng lầy sa đọa của ḿnh hơn khi giải quyết nạn tân thực dân đế quốc bằng những cuộc khủng bố tấn công, một phản ứng vùng vẫy của một kẻ bị đẩy đến chân tường, một phản ứng liều mạng cho dù có phải lănh đủ những cuộc tấn công khủng bố trả đũa sau đó!

 

Dầu sao, nếu con người nhận ra dấu chỉ thời đại qua những hiện tượng cộng sản ở thế kỷ 20, hay hiện tượng khủng bố ở thế kỷ 21 này mà nhận biết ḿnh hơn, mà dứt khoát hoán cải những ǵ tiêu cực, những ǵ vi phạm đến công lư và t́nh đoàn kết, bằng cách loại trừ đi những căn nguyên gây ra nạn cộng sản và khủng bố, th́ lịch sử loài người chắc chắn sẽ chóng tiến đến chân trời ḥa b́nh và yêu thương, tiến đến một đời sống chung như một đại gia đ́nh nhân loại.

 

Tuyệt Đỉnh Tối Thượng

 

Thế nhưng, vấn đề được đặt ra ở đây là liệu loài người nói chung, nhất là đương sự thực dân tư bản gây ra nạn cộng sản và khủng bố có biết được điều này hay chăng, tức có công nhận do lỗi lầm của ḿnh đă khiến loài người lâm cảnh hỗn loạn và bạo loạn như thế hay chăng, khiến loài người tưởng rằng ḿnh đang lên đến tuyệt đỉnh nhân quyền th́ lại đang ở dưới đáy vực nhân quyền hay chăng?

Nếu quả thực họ không biết hay không cho những ǵ họ làm là lầm lỗi, th́ làm sao họ có thể sửa ḿnh được! Nghĩa là con người dù văn minh tuyệt đỉnh về vật chất và nhân quyền đi nữa, trong trường hợp này, họ tỏ ra vẫn c̣n mù tối, vẫn c̣n ấu trĩ, vẫn c̣n chưa hiểu ǵ, vẫn c̣n chưa sống trong sự thật! Bởi vậy, c̣n lâu con người mới có thể tiến đến chân trời ḥa b́nh và yêu thương.

 

Cho dù họ biết rơ điều này đi nữa, biết rơ do mưu đồ lịch sử mờ ám của ḿnh, do chính sách ngoại giao thất sách của ḿnh, do những bất công phi nhân bản của ḿnh như thế, song họ có dám nhận lỗi hay chăng, v́ nhận lỗi nghĩa là có ư định đi đến chỗ sửa lỗi, có ư định đi đến chỗ cải thiện. Một khi biết lỗi mà lại không dám nhận lỗi và sửa lỗi là con người đang ở trong t́nh trạng, một là cố chấp, hai là quá yếu đuối nhu nhược. Cả hai t́nh trạng thái cực, cố chấp và nhu nhược này, đều cho thấy con người đă già yếu lắm rồi, hay đang bị tật nguyền không thể làm được những ǵ như một con người b́nh thường. Vậy th́ cái gia tài kếch sù về văn minh vật chất và nhân bản do cha ông lưu lại mà họ đang nỗ lực kiến tạo thêm đây chẳng khác ǵ như một thứ bảo tàng viện để bảo tồn và ngắm nghía, hơn là một nguồn phúc lộc để chia sẻ và đồng hưởng.

 

Tôi không nghĩ là con người văn minh quá cỡ về vật chất và tuyệt đỉnh về nhân bản hiện nay lại rơi vào trường hợp thứ nhất, trường hợp mù tối, trường hợp ấu trĩ. Bởi v́, chính nơi loài người cũng đă có những thẩm quyền, chẳng hạn Giáo Hội Công Giáo Rôma, hay có những tổ chức bênh vực nhân quyền dân sự, vẫn mạnh mẽ lên tiếng cảnh giác những nhà lănh đạo quốc gia và quốc tế về những chính sách hay những đường lối phi nhân hoặc phản luân thường đạo lư, thậm chí họ c̣n dám khẳng khái phản đối và chống đối những bất công và tệ đoan trong xă hội, dám bênh vực thành phần bị bóc lột, đàn áp và sát hại.

 

Vậy th́ con người chỉ c̣n rơi vào t́nh trạng thứ hai, t́nh trạng cố chấp hay nhu nhược, bằng không, nếu họ vẫn không chịu chấp nhận ḿnh cố chấp hay nhu nhược, họ sẽ lọt vào t́nh trạng thứ ba, t́nh trạng ngông cuồng, không cho rằng những điều được thành phần pro life hay thẩm quyền tôn giáo đề nghị hay khuyên dụ về quyền lực của luật lệ (power of law) là đúng, trái lại, họ biện minh cho những việc họ làm theo chiều hướng luật lệ của quyền lực (law of power), tức chiều hướng họ được quyền làm tất cả những ǵ tự do của họ cho phép và lợi ích của họ đ̣i hỏi.

 

Theo lập luận đơn phương thay v́ song phương này, lập luận bay chết mặc bay thay v́ lá lành đùm lá rách này, chúng ta thấy thành phần mạnh được yếu thua và cá lớn nuốt cá bé ấy quả thực đă lên đến tuyệt đỉnh nhân quyền, nơi họ đang một ḿnh hoan hưởng tất cả những ǵ là vinh hoa phú quí của một bữa tiệc cao lương mỹ vị đầy văn minh vật chất và nhân bản. Thế nhưng, để tận hưởng và an hưởng bữa tiệc văn minh này, họ đă phải đặt những trạm kiểm soát (checkpoints) khắp nơi, như ở Iraq thời nhậu chiến, phải sử dụng đến những hệ thống an ninh (security systems/devices) tối tân nhất, như ở các phi trường quốc tế, để đề pḥng khủng bố tấn công. Thử hỏi, ở trong t́nh trạng vừa hoan hưởng vừa âu lo ngờ vực bất an như thế, họ có thực sự sung sướng không?!

 

Có thể nói, thành phần văn minh sống ngông cuồng ở đây thuộc vào trường hợp của những kẻ say men chiến thắng, say đến túy lúy, đến nỗi không biết ḿnh làm ǵ nữa, không biết những việc làm ấy có hợp với phẩm giá và nhân cách làm người của ḿnh hay chăng! Cho đến khi tỉnh dậy th́ đă muộn mất rồi. Thành phần cường quốc văn minh vật chất và nhân bản cứ phá thai đi, họ sẽ không c̣n gặp nạn quá đông dân số (overpopulation) nữa, nhưng sẽ phải đương đầu với nạn quá ít dân số (underpopulation), sản xuất nhiều tiêu thụ ít, nhất là t́nh trạng thiểu số (như người Mỹ da đen hay người Mễ ở Mỹ không phá thai) trở thành đa số, sau này, từ chỗ hạ cấp sẽ theo đà dân chủ lên lănh đạo nắm đầu thành phần thượng đỉnh trước kia.

 

Lịch sử đă hiển nhiên cho thấy định luật tuần hoàn và đào thải này. Không một đế quốc nào, dù mạnh mẽ đến đâu, dù kéo dài đến mấy, có thể tồn tại với thời gian. Nguyên tắc tồn vong là thế này: nếu những ǵ hợp với định luật thiên nhiên đều tồn tại và phát triển, th́ bất cứ những ǵ không hợp với định luật tự nhiên, tức không hợp với dự án của Đấng Hóa Công Tối Cao, với thượng trí của Đấng Làm Chủ vũ trụ và lịch sử loài người, đều sẽ bị đào thải, đều tiến đến chỗ suy vong, đều tự diệt, đều biến mất. Chẳng hạn tín ngưỡng đa thần, chế độ đa thê, chế độ nô lệ, chế độ quân chủ, chính sách thực dân, chế độ cộng sản v.v. Cũng thế, số phận của những thứ luật lệ phi nhân và vô luân phản tự nhiên như ly dị, phá thai, đồng tính hôn nhân, tạo sinh sao bản v.v. chắc chắn sẽ đi đến chỗ tận cùng, một thứ tận cùng đă xuất đầu lộ diện ngay trong t́nh trạng sa đọa và hỗn loạn nơi xă hội văn minh của loài người ngày nay.

 

Nhưng không phải chúng ta cứ ngồi nguyền rủa bóng tối và chờ cho đến khi “cùng tất biến” của tất cả những ǵ sai trái xẩy ra trên thế gian này. Chính những hỗn loạn và bạo loạn trên thế giới này cho thấy trận chiến thiện ác đang xẩy ra nơi xă hội con người. Trận chiến càng gay go và dữ dội, chưa bao giờ xẩy ra như hiện nay trong một thế giới đang theo chiều hướng toàn cầu hóa ngôi làng hoàn vũ (global village) này, càng chứng tỏ sự dữ đang hoành hành, lộng hành và bạo hành, và càng chứng tỏ sự dữ cũng đang gặp sức chống đối mănh liệt của sự lành.

 

B́nh thường, sự dữ bao giờ cũng mạnh hơn và thắng thế hơn trong bất cứ một chiến trận nào trong lịch sử loài người. Thậm chí nó cũng chính là kẻ chiến thắng cuối cùng, v́ sự dữ nhất trên thế gian này là sự chết sẽ đến kết liễu tất cả mọi sự. Tuy nhiên, nếu t́nh yêu mạnh hơn sự chết và nếu chân lư là một thực tại bất biến, th́ những ai sống trong sự thật và bênh vực sự thật sẽ như “cây ngay không sợ chết đứng”, hay những ai dấn thân hy sinh phục vụ tha nhân, thậm chí hiến mạng sống ḿnh v́ tha nhân, sẽ muôn đời tồn tại, không phải chỉ trong ḷng người, trong lịch sử, mà trong chính sự thật, tức trong một thực tại là tột đỉnh tầm vóc hoàn thiện làm người viên măn!