BA VỊ TÂN THÁNH NGÀY 5/10/2003

 

Như chương tŕnh ấn định, ĐTC đă phong thánh cho 3 vị chân phước truyền giáo, trong đó có 2 vị sáng lập ḍng truyền giáo, vào Chúa Nhật 5/10 trong một Thánh Lễ dài hơn 2 tiếng.

ĐTC đă nhắn nhủ 30 ngàn tín hữu tham dự tại quảng trường Thánh Phêrô rằng: “Hết mọi Kitô hữu được sai đi truyền giáo, thế nhưng, để là những chứng nhân đích thực của Chúa Kitô cần phải liên lỉ t́m kiếm sự thánh thiện”.

Một trong ba vị tân thánh là một đấng sáng lập người Ư tên là Daniel Comboni (1831-1881), vị giám mục tiên khởi của miến trung Phi Châu. Ngài đă lập hội ḍng cá`c vị thừa sai và được coi là một trong những nhà thừa sai lớn nhất của lịch sử Phi Châu. Khẩu hiệu của Ngài là “Cứu Phi Châu bằng Phi Châu”.

Vị tân thánh thứ hai cũng là vị sáng lập ḍng, đó là vị thánh người Đức tên là Arnold Janssen (1837-1909), sáng lập Hội Lời Thần Linh SDV (Society of the Divine Word), Ḍng Các Chị Em Thừa Sai Thánh Linh và Các Chị Em Tôn Thờ Thánh Linh.

Vị tân thánh thứ ba là chân phước Josef Freinademetz (1852-1908), một trong những đồ đệ đầu tiên của vị tân thánh lập ḍng Janssen. Là nhà thừa sai ở Trung Hoa, vị tân thánh được coi là “một người Trung Hoa giữa người Trung Hoa”.

Gương của ba vị tân thánh này, theo ĐTC, cho thấy rằng “việc loan báo Phúc Âm là việc phục vụ đầu tiên Giáo Hội có thể cống hiến cho mỗi một người cũng như cho toàn thể nhân loại”.

ĐTC đă cho rước lễ khoảng 30 người. Ngài đă đọc công thức phong thánh rơ ràng nhưng hơi run run. Ngài lấy lại được nghị lực vào kết lễ khi chào đoàn giáo lữ. Đầu lễ và kết lễ đoàn giáo lữ đă vỗ tay hoan hô Ngài. Tay Ngài run rẩy, có lúc Ngài đă đưa tay lên mặt. Trong Lễ có các bài hát và điệu vũ Sudan, nơi hoạt động của vị tân thánh Daniel Comboni. Đoàn giáo lữ Sudan này đă đến Rôma với ĐTGM Gabriel Zubeir Wako, vi sẽ được phong tước hồng y ngày 21/10/2003 tới đây. Trước khi nguyện Kinh Truyền Tin ĐTC c̣n nhắc lại ư định đi hành hương của Ngài đến Đền Thánh Mẫu ở Pompeii vào Thứ Ba 7/10/2003 tới đây. Cho tới hôm nay Ngài đă phong tất cả là 476 vị thánh cho Giáo Hội qua 50 cuộc phong thánh, và nếu kể thêm 5 vị tân chân phước vào ngày 9/11/2003 tới đây ĐTC đă tôn phong 1320 vị chân phước.

ĐHY José Saraiva Martins, Bộ Trưởng Thánh Bộ Phong Thánh đă nói với Đài Phát Thanh Vatican ngày Thứ Năm 2/10/2003 rằng: “Việc thẩm định về sự thánh thiện, cả về phương diện thần học lẫn mục vụ, bao giờ cũng làmột trong những nền tảng cho thừa tác vụ Phêrô của Ngài kể từ đầu giáo triều của Ngài. Vị Giáo Hoàng này thường nhắc nhở chúng ta rằng thánh thiện thuộc về chính bản tính của Giáo Hội, thuộc về chất DNA của Giáo Hội… Tất cả hoạt động mục vụ của Giáo Hội đều hướng về việc phát triển sự thánh thiện. Đó là lư do tại sao tôi nghĩ rằng vị Giáo Hoàng này đáng được lịch sử gọi là vị Giáo Hoàng của thánh đức”.

 

 

 Thánh Daniel Comboni

(1831-1881)

Daniele Comboni (1831-1881)

"Cứu Phi Châu bằng Châu Phi".

 

Bé Daniel Comboni là con trai của những người làm vườn nghèo khổ, vị đă trở thành Giám Mục Công Giáo tiên khởi ở Trung Phi, và là một trong những vị đại thừa sai của lịch sử Giáo Hội. Đó là một sự thật. Khi Thiên Chúa muốn nắm lấy tay và chọn một cá nhân quảng đại với tấm ḷng rộng mở th́ những ǵ cao cả mới lạ sẽ xẩy ra.

"Đứa con duy nhất" sinh bởi cha mẹ thánh đức

Bé Daniel Comboni vào đời ở Limone sul Garda (Brescia - Ư) vào ngày 15 tháng 3 năm 1831, trong một gia đ́nh của những người trồng trọt làm công cho một điền chủ giầu có địa phương. Hai ông bà thân sinh Luigi và Domenica của ngài rất nâng niu Daniel, v́ ngài là đứa con thứ bốn trong 8 người con, lại là đứa sống sót duy nhất, ngoài ra tất cả đều bị chết yểu, 6 người bị chết khi c̣n nhỏ. Bởi vậy họ là một đơn vị rất gắn bó với nhau, sâu xa về đức tin và các thứ giá trị nhân bản, nhưng lại nghèo nàn về vật chất. Chính v́ cảnh nghèo nàn này đă đẩy Daniel đi xa học ở Verona, nơi một Học Viện do cha Nicola Mazza thiết lập. Trong những tháng năm sống ở Verona, cậu Daniel đă nhận thức được ơn goị làm linh mục của ḿnh, hoàn tất việc học Triết Lư và Thần Học, nhất là hướng đến việc truyền giáo ở Trung Phi bởi những lời diễn tả của các vị thừa sai từ đấy về Học Viện Mazza. Thày Comboni đă chịu chức linh mục năm 1854, sau đó 3 năm ngài đă tự ḿnh đi đến Phi Châu cùng với 5 vị thừa sai khác của Học Viện Mazza, sau khi được thân mẫu Domenica cuối cùng lên tiếng chúc lành: "Daniel con, hăy ra đi, xin Chúa chúc lành cho con".

Đi vào ḷng Phi Châu - ôm ấp Phi Châu trong ḷng ḿnh

Sau cuộc hành tŕnh 4 tháng trời, cuộc thám hiểm truyền giáocó cả cha Comboni đă đến Khartoum, thủ đô của Sudan. Tác dụng của cuộc giáp mặt lần đầu tiên với Phi Châu thật là khủng khiếp, cha Daniel nhận thấy ngay được vô vàn khó khăn trong cuộc truyền giáo mới của ḿnh. Thế nhưng, những vất vả khó nhọc, khí hậu không thể chịu nổi, bệnh hoạn, những cuộc vong mạng của các nhà thừa sai trẻ trung đồng nghiệp của ngài, t́nh trạng bần cùng và vô danh tiểu tốt của dân chúng, chỉ có thể thúc đẩy ngài tiến tới, không bao giờ nghĩ đến chuyện bỏ cuộc những ǵ ngài đă nhiệt thành chấp nhận. Từ miền truyền giáo của Thánh Giá ngài đă viết cho cha mẹ như sau: "Chúng con sẽ phải làm việc vất vả, thấm đẫm mồ hôi, bỏ cả mạng sống: thế nhưng ư nghĩ con người được đổ mồ hôi và bỏ mạng v́ t́nh yêu Chúa Giêsu Kitô và cho phần rỗi của những linh hồn bị bỏ rơi đệ nhất trên thế giới này, đối với chúng con, lại hết sức ngọt ngào hơn là việc bỏ không thực hiện công cuộc cao cả này nữa".

Sau khi chứng kiến thấy cái chết của một trong những người đồng bạn của ḿnh, cha Comboni chẳng những không nản chí lại c̣n cảm thấy vững mạnh trong tâm hồn về quyết định của ḿnh trong việc truyền giáo: "O Nigrizia o morte!" - Một là Phi Châu hai là chết.

Cũng chính Phi Châu và nhân dân của đại lục này đă thúc đẩy cha Comboni, khi ngài trở về Ư, t́m ra một phương sách truyền giáo mới. Vào năm 1864, khi đang cầu nguyện tại Mộ Thánh Phêrô ở Rôma, cha Daniel được một ơn soi động mạnh mẽ khiến ngài phác họa Dự Án Tái Sinh Phi Châu nổi tiếng của ngài, một dự phóng truyền giáo có thể được tóm gọn vào lời diễn tả tự nó cho thấy ḷng tin tưởng vô biên của ngài vào các thứ năng lực nhân bản lẫn tôn giáo của các dân tộc Phi Châu: "Cứu Phi Châu bằng Châu Phi".

Một vị giám mục tiên khởi

Bất chấp tất cả mọi khó khăn và hiểu lầm phải đối đầu, cha Daniel Comboni đă nỗ lực khuấy động phần đất của ḿnh về cái trực giác ấy của ngài: đó là tất cả mọi xă hội Âu Châu và Giáo Hội đều được kêu gọi phải quan tâm hơn nữa với việc truyền giáo ở Trung Phi. Ngài đă thực hiện liên tục một ṿng khuấy động truyền giáo khắp Âu Châu, xin các Vua Chúa và Hoàng Hậu, các vị Giám Mục và quyền quí, cũng như xin các người đơn sơ nghèo nàn, trợ giúp về tinh thần cũng như vật chất cho các nơi truyền giáo ở Phi Châu. Để làm dụng cụ tác động việc truyền giáo, ngài đă bắt đầu tờ nguyệt san truyền giáo, tờ nguyệt san đầu tiên ở Ư. 

Niềm tin bất khả lay chuyển vào Chúa cũng như ḷng tin tưởng đối với Phi Châu đă khiến ngài thành lập, vào năm 1867 và 1872, hai Tổ Chức truyền giáo cho giới nam cũng như giới nữ: những tổ chức này được phần đông biết đến là Các Vị Thừa Sai Comboni và Các Nữ Tu Thừa Sai Comboni (Các Cha và Các Nữ Tu Verona). 

Ngài đă tham dự Công Đồng Chung Vatican I như một thần học gia của Đức Giám Mục Verona và xin được 70 vị Giám Mục kư vào một thỉnh nguyện đơn xin thực hiện việc truyền bá phúc âm hóa cho Trung Phi (Postulatum pro Nigris Africae Centralis).

Vào ngày 2/7/1877, cha Comboni được bổ nhiệm làm Đại Diện Ṭa Thánh ở Trung Phi và được tấn phong giám mục một tháng sau đó: đó là một bảo chứng chp thấy tư tưởng của ngài và các hoạt động của ngài, mà một số cho là dại dột nếu không muốn nói là điên rồ, được công nhận như phương tiện thật sự hiệu nghiệm cho việc loan báo Tin Mừng và giải phóng địa lục Phi Châu.

Năm 1877 và 1878, ngài và tất cả mọi vị thừa sai của ngài phải trải qua cực h́nh ở cả thân xác lẫn tinh thần bởi thảm họa hạn hán rồi tới đói khát chưa từng thấy. Dân chúng địa phương bị giảm xuống c̣n một nửa, và nhân viên truyền giáo cùng với hoạt động của họ suy giảm hầu như đến mức chẳng c̣n ǵ.

Thánh giá là bạn hữu và là bạn đời

Năm 1880, ĐGM Comboni dứt khoát đến Phi Châu lần thứ tám cũng là lần cuối cùng, để đồng hành với các nhà truyền giáo của ḿnh, đồng thời để tiếp tục chiến đấu chống lại nạn Buôn Bán Nô Lệ độc hại, cũng như để củng cố hoạt động truyền giáo được chính những người Phi Châu thực hiện. Chỉ một năm sau đó, kiệt sức v́ lao nhọc, v́ nhiều cái chết xẩy ra liên tục nhanh chóng cho thành phần hợp tác viên của ngài, v́ làn sóng vu khống và tố cáo đắng cay chồng chất, vị đại thừa sai đă ngă bệnh. Vào ngày 10/10/1881, mới 50 tuổi đầu, một cuộc đời được đánh dấu bằng Thánh Giá như một người bạn đời trung thành ưu ái không bao giờ rời xa ngài, ngài đă qua đời ở Khartoum giữa dân của ngài. Thế nhưng, ngài biết rằng hoạt động truyền giáo của ngài sẽ không chấm dứt ở nơi ngài: "Tôi có chết đi nhưng hoạt động của tôi sẽ không chết".

Ngài đă đúng. Công việc của ngài đă không chết. Thật vậy, như tất cả moị đại dự án khác, "được hạ sinh dưới chân cây Thập Giá", nó sẽ tiếp tục sống qua việc hy hiến đời sống của nhiều con người nam nữ đă muốn theo  Comboni trên con đường truyền giáo gian khổ nhưng đầy phấn khởi của ngài giữa những dân tộc nghèo nàn nhất về khía cạnh Phúc Âm cũng như giữa thành phần bị bỏ rơi đệ nhất về phương diện đoàn kết loài người.

 

Thánh Arnold Janssen

(1837-1909)

Arnold Janssen (1837-1909)

Sáng lập Hội Ḍng Truyền Giáo Ngôi Lời

 

Bé Arnold Janssen vào đời ngày 5/11/1837 ở Goch, một thành phố nhỏ ở hạ lưu miền Rhineland (Đức quốc). Là đưa con thứ hai trong 10 anh chị em, cha mẹ của bé đă thấm nhiễm nơi em một ḷng sùng đạo sâu xa. Em đă được thụ phong linh mục ngày 15/8/1861 ở giáo phận Muenster và được chỉ định dạy khoa học tự nhiên và toán học tại một trường nhị cấp ở Bocholt. Tại đây, ngài tỏ ra là một ông thày nghiêm nghị nhưng chính trực. V́ ḷng thiết tha sùng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, ngài được chỉ định làm Giám Đốc Giáo Phận đặc trách Việc Tông Đồ Cầu Nguyện. Việc tông đồ này đă thúc đẩy cha Arnold cởi mở với các Kitô hữu thuộc các giáo phái khác.

Từ từ ngài càng ngày càng nhận thấy các nhu cầu thiêng liêng của con người ở ngoài phạm vi giáo phận của ngài, làm ngài tăng thêm mối quan tâm sâu xa đối với sứ vụ truyền giáo hoàn vũ của giáo hội. Ngài đă quyết tâm hiến cuộc đời ḿnh cho việc thức tỉnh nơi giáo hội Đức trách nhiệm truyền giáo của giáo hội quốc gia này. Ôm ấp ước vọng ấy trong ḷng, vào năm 1873 ngài xin thôi việc dạy học và sau đó không lâu ngài đă phát hành tờ Sứ Giả Nhỏ Bé của Thánh Tâm. Tờ nguyệt san phổ thông này phổ biến tin tức về những hoạt động truyền giáo và phấn khích những người Công giáo nói tiếng Đức cộng tác hơn nữa để giúp đỡ các xứ truyền giáo.

Đó là những thời kỳ khó khăn đối với Giáo Hội Công Giáo ở Đức. Bismark đă tung ra "Kulturkanpf" với một chuỗi luật chống Công Giáo, những khoản luật đưa tới chỗ trục xuất các vị linh mục và tu sĩ cũng như tống ngục nhiều vị giám mục. Trong t́nh h́nh hỗn độn này, cha Arnold Janssen đă nghĩ đến chuyện là một số linh mục bị trục xuất có thể đi đến những xứ truyền giáo ngoại quốc, hay ít là giúp vào việc sửa soạn cho các nhà thừa sai. Một cách từ từ nhưng vững vàng, lại được vị Đại Diện Ṭa Thánh ở Hồng Kông hơi thúc giục, cha Arnold đă nhận thức được rằng Thiên Chúa đang kêu gọi ngài đảm nhiệm công việc khó khăn này. Nhiều người nói rằng ngài không phải là người hợp với công việc ấy, hay chưa tới lúc để thực hiện một dự án như thế. Câu trả lời của cha Arnold là "Chúa thử thách đức tin của chúng ta trong việc thực hiện điều mới, th́ đó chính là lúc Giáo Hội xẩy ra có rất nhiều điều đang sụp đổ"..

Được một số giám mục nâng đỡ, cha Arnold đă khai trương ngôi nhà truyền giáo vào ngày 8/9/1875 ở Steyl, Ḥa Lan, nhờ đó bắt đầu Chư Thừa Sai Ngôi Lời. Ngày 2/3/1879, hai vị thừa sai đầu tiên đă lên đường đi Trung Hoa. Một trong hai vị này là thánh Joseph Freinademetz.

Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề phát hành đối với việc thu hút ơn gọi và gây quĩ, cha Arnold đă bắt đầu một nhà in sau 4 tháng khai trương ngôi nhà này. Cả hàng ngàn người giáo dân quảng đại đă góp thời gian và nỗ lực vào việc làm sinh động vấn đề truyền giáo ở những xứ sở nói tiếng Đức, bằng cách giúp phân phối tờ nguyệt san từ Steyl. Từ ban đầu hội ḍng mới này đă phát triển như là một cộng đồng cho cả linh mục lẫn Sư Huynh.

Các thiện nguyện viên ở nhà truyền giáo bao gồm cả phụ nữ lẫn nam nhân. Thực tế từ đầu đă có một nhóm phụ nữ, trong đó có Chân Phước Maria Helena Stollenwerk, đă phục vụ cộng đồng này. Thế nhưng họ muốn phục vụ việc truyền giáo như là các Nữ Tu. Việc phục vụ trung thành và vô tư họ thực hiện, và việc nh́n nhận tầm quan trọng của phụ nữ có thể đóng vai tṛ trong việc phổ biến vấn đề truyền giáo, đă thúc đẩy Arnold phải thành lập một hội ḍng truyền giáo của "Tôi Tớ Thánh Linh", SSpS (Servants of the Holy Spirit) vào ngày 8/12/1889. Những Nữ Tu đầu tiên này đă lên đường đến Á Căn Đ́nh năm 1895.

Năm 1896, cha Arnold đă chọn một số nữ tu của ḿnh để thành lập một ngành ẩn tu, mang danh xưng là "Chư Tôi Tớ của Thánh Thần Vĩnh Viễn Tôn Thờ", SSpSAP. Công việc của họ đối với vấn truyền giáo là phải bảo tŕ việc tôn thờ Bí Tích Thánh Thể, cầu nguyện ngày đêm cho giáo hội và đặc biệt cho hai hội ḍng.

Cha Arnold qua đời ngày 15/1/1909, cuộc sống của ngài là một cuộc sống liên lỉ t́m kiếm ư muốn của Thiên Chúa, hết ḷng trông cậy vào sự quan pḥng thần linh, và chuyên chỉ làm việc. Công cuộc của ngài đă được chúc phúc rơ ràng nơi việc phát triển sau đó của các cộng đồng ngài đă thành lập: hơn 6 ngàn Thừa Sai Ngôi Lời hoạt động ở 63 quốc gia, hơn 3800 các Tôi Tớ trung thành của Thánh Linh, và hơn 400 Tỳ Nữ Thánh Linh  Thường Trực Tôn Thờ.  

 

 

Thánh Joseph Freinademetz

(1852-1908)

Josef Freinademetz (1852-1908)

Một người Trung Hoa giữa người Trung Hoa

 

Bé Joseph Freinademetz vào đời ngày 15/4/1852, tại Oies, một thôn nhỏ có 5 ngôi nhà tọa lạc ở Dolomite Alps thuộc miền bắc Nước Ư. Miền này được gọi là South Tyrol, bấy giờ là một phần của đế quốc Áo-Hung. Bé đă được rửa tội vào chính ngày ra đời, và được thừa hưởng từ gia đ́nh của ḿnh một đức tin chân thành nhưng vững chắc.

Khi cậu Joseph đang học thần ở chủng viện giáo phận Bressanone (Brixen), cậu bắt đầu suy nghĩ nhiều về những xứ truyền giáo ở nước ngoài như là một lối sống. Cậu được chịu chức linh mục ngày 25/7/1875, và được chỉ định đến phục vụ cho cộng đồng Thánh Martin rất gần gia đ́nh của ḿnh, nơi vị tân linh mục này chẳng bao lâu chiếm được ḷng dân chúng. Tuy nhiên, tiếng gọi phục vụ truyền giáo vẫn không ĺa xa cha. Chỉ sau 2 năm chịu chức, ngài đă liên lạc với cha Arnold Janssen, vị sáng lập một nhà truyền giáo đă phát triển nhanh chóng và đă trở thành Hội Ḍng Ngôi Lời.

Được phép giám mục của ḿnh, cha Joseph đă gia nhập nhà truyền giáo này ở Steyl, Netherlands, vào tháng 8/1878. Ngày 2/3/1879, ngài đă lănh nhận cây thập giá truyền giáo và đă lên đường đi Trung Hoa với cha John Baptist Anzer, một vị thừa sai của cùng hội ḍng. Năm tuần sau cả hai vị đă đến Hồng Kông, nơi các ngài ở đó 2 năm, sửa soạn cho bước kế tiếp. Năm 1881, các ngài đến địa điểm truyền giáo mới ở South Shantung, một tỉnh có 12 triệu dân cứ song chỉ có 158 Kitô hữu.

Đó là những tháng năm khốn khổ, với những chuyến hành tŕnh xa xôi cực nhọc, những cuộc tấn công bởi thổ phỉ, cùng với việc khó khăn để thành lập những cộng đồng Kitô hữu tiên khởi. Một cộng đồng vừa mới chập chững phát triển th́ ngài nhận được chỉ thị của Giám Mục phải rời bỏ hết mọi sự để bắt đầu lại mới hoàn toàn.

Chẳng bao lâu cha Joseph cảm nhận được tầm quan trọng của việc giáo dân dấn thân, nhất là của các giáo lư viên, đối với việc truyền bá phúc âm hóa. Ngài đă dồn lực vào việc huấn luyện họ và dọn một cuốn cẩm nang giáo lư bằng tiếng Trung Hoa. Cùng với cha Anzer (bấy giờ đă trở thành giám mục), ngài cũng dồn lực vào việc sửa soạn, huấn luyện thiêng liêng và giáo dục liên tục cho các vị linh mục Trung Hoa cũng như cho các vị thừa sai khác. Tất cả đời sống của ngài được đánh dấu bằng một nỗ lực cố gắng trở thành một người Trung Hoa giữa người Trung Hoa, đến nỗi ngài đă viết cho gia đ́nh của ngài rằng: "Tôi yêu Trung Hoa và người Trung Hoa. Tôi muốn chết giữa họ và được an nghỉ giữa họ".

Năm 1898, cha Freomademetz bị bệnh viêm thanh quản và bắt đầu bị lao phổi gây ra bởi công việc gồng gánh và nhiều khó khăn khốn khó khác. Bởi thế, đức giám mục và các vị linh mục khác đă cương quyết gửi ngài đi nghỉ ở Nhật Bản, hy vọng rằng ngài sẽ hồi sức. Hơi b́nh phục ngài đă trở lại Trung Hoa song vẫn chưa hoàn toàn khỏi hẳn.

Khi vị giám mục cần phải du hành khỏi Trung Hoa vào năm 1907, vị linh mục này đă phải gánh thêm vai tṛ quản nhiệm giáo phận nữa. Trong thời gian ấy xẩy ra một cơn bệnh sốt phát ban. Cha Joseph, như một vị mục tử nhân lành, đă không ngừng ra tay trợ giúp và viếng thăm nhiều cộng đồng cho đến khi chính ngài cũng bị lây nhiễm. Ngài đă trở về Taikia là ṭa giám mục và chết ở đó ngày 28/1/1908. Ngài đă được an táng ở chặng Đường Thánh Giá thứ 12, và mộ của ngài chẳng mấy chốc trở thành địa điểm hành hương cho Kitô hữu.

Cha Freinademetz đă biết cách khám phá ra những ǵ cao cả và đẹp đẽ của văn hóa Trung Hoa và yêu mến thành phần con người ngài được sai đến. Ngài đă hiến đời ḿnh để loan báo sứ điệp Phúc Âm của t́nh yêu Thiên Chúa cho tất cả mọi người, cũng như vào việc hiện thực t́nh yêu này qua hoạt động h́nh thành các cộng đồng Kitô hữu Trung Hoa. Ngài đă làm sinh động các cộng đồng này với tinh thần cởi mở kết đoàn trước thành phần dân cư chung quanh họ. Ngài đă phấn khích nhiều Kitô hữu Trung Hoa trở thành các nhà thừa sai cho dân chúng của ḿnh với vai tṛ giáo lư viên, tu sĩ nam nữ và linh mục. Đời sống của ngài là một biểu hiệu cho câu tâm niệm của ngài: "Thứ ngôn ngữ tất cả mọi người hiểu được là thứ ngôn ngữ của yêu thương".

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ VIS của Ṭa Thánh