Năm Vị Chân Phước Về Thánh Thể được tôn phong Chúa Nhật 3/10/2004, trước Năm Thánh Thể khai mạc Chúa Nhật 10/10/2004

 

Vào lúc 10 giờ sáng ngày Chúa Nhật XXVII Thường Niên Năm C 3/10/2004, tại Quảng Trường Thánh Phêrô, ĐTC GPII đă tôn phong 5 vị tân Chân Phước đặc biệt có ḷng sùng kính Chúa Giêsu Thánh Thể, một biến cố gọi mời Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ hảy bắt đầu tiến vào Năm Thánh Thể đươc khai mạc vào Chúa Nhật 10/10/2004, ngày khai mạc Đại Hội Thánh Thể ở Mễ Tây Cơ (10-17/10/2004), một Năm Thánh Thể được kết thúc vào Thượng Hội Giám Mục Thế Giới 10/2005 với chủ đề về Thánh Thể. Sau đây là danh sách các vị chân phước:

1. Pierre Vigne, priest, founder of the Congregation of Sisters of the Most Holy Sacrament;
2. Joseph-Marie Cassant, priest, monk of the Reformed Cistercian Order;
3. Anna Katharina Emmerick, virgin of the order of Regular Canonesses of St. Augustine;
4. Maria Ludovica De Angelis, virgin, of the Congregation of the Daughters of Our Lady of Mercy of Savona;
5. Charles of Austria, Emperor and King.

Trong thông báo về biến cố phong chân phước này, văn pḥng báo chí của Ṭa Thánh đă viết: “Nơi đời sống của 5 vị tân Chân Phước này, trọng tâm của mầu nhiệm Thánh Thể được coi là nguồn mạch của đức bác ái và là mạch nguồn truyền giáo của Giáo Hội. Chứng từ của các vị là lời mời gọi tất cả mọi tín hữu hăy hân hoan và quyết tâm bước vào Năm Thánh Thể”.

Bài giảng của ĐTC GPII về Năm Tân Chân Phước: “Các vị đă tuân theo Lời Chúa hướng dẫn”

(Bằng tiếng Ư)

1. “'Verbum Domini manet in aeternum' - Lời Chúa tồn tại đến muôn đời”

Lời xưng tụng của bài Ca trước Phúc Âm đưa chúng ta tới chính những nền tảng của đức tin. Trong gịng thời gian cùng với những chuyển thay liên tục của loch sử, mạc khải được Thiên Chúa cống hiến cho chúng ta nơi Chúa Kitô vẫn muôn đời bean vững và hướng cuộc hành tŕnh trần thế của chúng ta về chân trời trường vĩnh.
Đó là những ǵ năm vị tân chân phước đă đặc biệt cảm nghiệm thấy: Peter Vigne, Joseph-Marie Cassant, Anna Katharina Emmerick, María Ludovica De Angelis, Charles of Austria. Các vị đă tuân theo Lời Chúa hướng dẫn như một thứ ánh sáng rạng ngời và rơ ràng là những ǵ không bao giờ chiếu soi đường đi nước bước của các vị.

(Bằng Pháp ngữ)

2. Bằng việc chiêm ngưỡng Chúa Kitô hiện diện trong Thánh Thể cũng như nơi cuộc khổ nạn cứu độ của Người, Cha Peter Vigne đă tiến đến chỗ trở thành một người môn đệ trung thực và là một nhà truyền giáo trung thành của Giáo Hội. Chớ ǵ gương sáng của ngài làm cho tín hữu có một ước muốn hăng say với việc truyền giáo v́ mến yêu Thánh Thể và việc tôn thờ Bí Tích Cực Thánh này! Chúng ta hăy nguyện cầu để ngài đánh động ḷng trí giới trẻ hầu chúng chấp nhận hiến ḿnh trọn vẹn cho Người nơi thiên chức linh mục hay đời sống tận hiến, nếu chúng được Chúa kêu gọi. Chớ ǵ Giáo Hội ở Pháp thấy nơi Cha Vigne một mẫu gương làm phát sinh ra các thợ gặt mới của Phúc Âm.

3. Thày Joseph-Marie luôn luôn tin tưởng nơi Thiên Chúa, trong việc chiêm ngắm mầu nhiệm khổ nạn, cũng như trong việc hiệp nhất với Chúa Kitô hiện diện trong Thánh Thể. Nhờ đó, ngài đă được thấm nhiễm t́nh yêu Thiên Chúa, kư thác bản thân cho Ngài là “hạnh phúc duy nhất trên thế gian này”, và dứt bỏ những sản vật trần gian trong cuộc đời thầm lặng ở một đan viện khổ tu Trappist. Giữa những thử thách, bằng ánh mắt gắn chặt vào Chúa Kitô, ngài đă hiến dâng các thứ khổ đau của ḿnh cho Chúa và cho Giáo Hội. Chớ ǵ các người đương thơờ của chúng ta, nhất là thành phần chiêm niệm và bệnh nhân, theo gương của ngài, nhận thức được mầu nhiệm nguyện cầu là những ǵ dâng thế giới lên cho Thiên Chúa và lấy được sức mạnh trong các cơn thử thách!
(Bằng tiếng Tây Ban Nha)

4. “Thiên Chúa không ban cho chúng ta một tinh thần nhút nhát mà là một tinh thần mạnh mẽ, yêu thương và tự chế”.

Những lời này của Thánh Phaolô kêu gọi chúng ta hăy hợp tác để xây dựng Vương Quốc của Thiên Chúa theo quan điểm đức tin. Những lời ấy áp dụng rất hợp với đời sống của Chân Phước Ludovica De Angelis, vị đă sống cuộc đời toàn hiến cho vinh quang Thiên Chúa và phục vụ chị em đồng liêu của ḿnh.

Nổi bật nơi h́nh ảnh của ngài là tấm ḷng của một bà mẹ, là những tính chất lănh đạo, và là chính cái táo bạo của các thánh nhân. Ngài đă cụ thể và quảng đại yêu thương trẻ em bệnh tật, chịu đựng hy sinh để xoa dịu chúng; đối với những hợp tác viên của ḿnh ở Bệnh Viện La Plata, ngài là mẫu sống vui tươi và hữu trách, kiến tạo bầu khí gia đ́nh; đối với các chị em ḍng của ḿnh, ngài là một mô phạm đích thực của một Nữ Tử Đức Bà T́nh Thương. Để được như thế, ngài đă được nâng đỡ bằng việc nguyện cầu là những ǵ làm cho đời sống của ngài trở thành một cuộc liên tục giao tiếp với Chúa.

(Bằng Đức ngữ)

5. Chân phước Anna Katharina Emmerick đă tỏ cho thấy và đă cảm nghiệm thấy nơi xác thịt của ḿnh “cuộc khổ nạn đớn đau của Chúa Giêsu Kitô”. Sự thật này là công cuộc của ân sủng thần linh, v́ từ khi c̣n là con của hai cha mẹ nhà quê, những người liên lỉ t́m cách gắn bó với Thiên Chúa, ngài đă nổi tiếng là “nhà thần bí ở Muenster”. Đời sống khó nghèo về vật chất của ngài đă tương phản với đời sống nội tâm phong phú của ngài. Trước việc ngài nhẫn nại chịu đựng những nỗi yếu đuối về thể lư, chúng ta phải khâm phục cái tính chất mạnh mẽ của vị tân chân phước này và đức tin vững mạnh của ngài.

Ngài đă lănh nhận được sức mạnh ấy từ Bí Tích Thánh Thể. Nhờ đó gương mẫu của ngài đă đánh động ḷng trí của cả người nghèo lẫn người giầu, người học thức cũng như thấp hèn, trong việc yêu mến chấp nhận khổ nạn đối với Chúa Giêsu Kitô. Cho đến hôm nay đây, ngài vẫn truyền đạt cho tất cả chúng ta sứ điệp cứu độ này đó là “nhờ các thương tích của Người, an hem đă được chữa lành” (x 1Pt 2:24).

6. Phận sự quyết liệt của Kitô hữu là t́m kiếm ư muốn của Thiên Chúa trong hết mọi sự, trong việc nhận biết ư Ngài và thi hành ư của Ngài. Phận sự thách đố hằng ngày này đă được giải quyết bởi một con người chính quyền và Kitô hữu là Charles thuộc Hoàng Gia Áo Quốc. Ngài là một người bạn ḥa b́nh. Trong con mắt của ngài, chiến tranh là “những ǵ ghê rợn”. Lên ngôi vào giữa lúc Thế Chiến Thứ Nhất, ngài đă cố gắng thực hiện các sáng kiến ḥa b́nh do vị tiền nhiệm của Tôi là Đức Bênêđictô XV gợi ra.

Ngay từ đầu, Hoàng Đế Charles đă hiểu được việc cai trị của ḿnh là một thứ phục vụ thánh thiện các dân nước. Nhu cầu đầu tiên của ngài nơi hoạt động chính trị đó là theo tiếng gọi nên thánh của Kitô hữu. Đó là lư do tại sao ngài đă coi ư nghĩ về t́nh yêu thương xă hội là vấn đề quan trọng. Chớ ǵ ngài luôn trở thành mô phạm cho tất cả chúng ta, nhất là cho những ai ngày nay đang có trách nhiệm về chính trị ở Âu Châu!

(Bằng Ư ngữ)

7- Cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta hăy chúc tụng và tạ ơn Chúa về những sự lạ lùng Ngài đă thực hiện nơi những người tôi tớ thiện hảo và trung thành của Phúc Âm này. Chớ ǵ Rất Thánh Nữ Maria, Đấng mà tháng này chúng ta kêu cầu đặc biệt bằng Kinh Mân Côi, giúp chúng ta cũng trở thành những tông đồ nhiệt thành và hiên ngang cho Phúc Âm. Amen.

(Trong Huấn Từ Truyền Tin sau lễ Phong Chân Phước)

“Vào ngày Chúa Nhật đầu tháng 10 này, tháng được đặc biết giành kính Vị Trinh Nữ Mân Côi, Tôi mời gọi anh chị em hăy cầu kinh tuyệt vời này, cũng là việc bắt chước vị tân chân phước”, đó là Mẹ Ludovica De Angelis, “việc mẹ tôn sùng kinh mân côi ở chỗ mẹ luôn có trang hạt trong tay”


Chân Phước PETER VIGNE (1670-1740) , Sáng Lập Ḍng

Chân phước Peter Vigne vào đời ngày 20/8/1670 ở Privas, Pháp quốc, một tỉnh nhở vẫn c̣n bị ảnh hưởng bới những Cuộc Chiến Tranh Tôn Giáo xẩy ra từ thế kỷ trước đó. Cha của ngài là Peter Vigne, là một thương gia buôn bán vải vóc chân thực, và mẹ của ngài là Frances Gautier, cả hai đă lập gia đ́nh trong Giáo Hội Công Giáo, sinh được 5 người con được rửa tội ở giáo xứ Thánh Tôma Công Giáo. Hai người con gái cheat từ nhỏ. Chân phước Peter Vigne và hai người anh, John-Francis và Eleonore, đă sống với cha mẹ một cách tương đối êm đềm.

Mới lên 11 tuổi, ngài được cha xứ chọn đóng vai nhân chứng, kư nhận trong sổ của giáo xứ những ai rửa tội, hôn phối và qua đời.

Sau khi được giáo dục và hướng dẫn đàng hoàng, vào cuối năm của tuổi thanh thiếu niên, đời sống của ngài đột nhiên biến đổi khi ngài nhận thức được sự hiện diện của Chúa Giêsu Kitô trong Bí Tích Thánh Thể. Cảm nghiệm này khiến ngài tập trung đời ḿnh vào Chúa Giêsu, Đấng đă hiến ḿnh trên Thập Tự Giá v́ yêu thương chúng ta, và trong Bí Tích Thánh Thể không bao giờ thôi hiến thân cho tất cả mọi người. Vào năm 1690, ngài vào Chủng Viện Sulpician ở Viviers. Được thụ phong linh mục bởi đức giám mục giáo phận Viviers ngày 18/9/1694 ở Bourg Saint Andeol, ngài đă được bài sai làm cha sở giáo xứ Saint-Agreve, và trong 6 năm, ngài đă thực thi thừa tác vụ linh mục của ḿnh một cách thân t́nh với vị linh mục giáo xứ của ngài và được giáo dân trong xứ mộ mến.

Luôn chú tâm đến những biến cố của đời sống để xem Chúa muốn ǵ nơi ḿnh, ngài đă cảm thấy được một tiếng gọi khác. Thoạt đầu ngài cảm thấy lưỡng lự, sau đó mỗi ngày một vững chắc hơn, ngài đă theo đuổi cuộc hành tŕnh thiêng liêng của ḿnh trên những nẻo đường mới ấy. Ước muốn hoạt động như một nhà thừa sai giữa người nghèo là tâm điểm của việc ngài quyết định gia nhập ḍng Thánh Vicentê ở Lyon năm 1700. Ở đây, ngài đă được huấn luyện vững chắc về đời sống khó nghèo cũng như về việc thực hiện “những sứ vụ cho dân chúng”, rồi cùng với các vị linh mục cùng ḍng ngài bắt đầu đi viếng thăm các tỉnh lỵ và thôn làng để thực hiện việc truyền bá phúc âm hóa. Năm 1706, ngài đă “tự ư” bỏ ḍng Vincentê. Bấy giờ, hơn bao giờ hết, ngài cảm thấy thiết tha với phần rỗi các linh hồn, nhất là thành phần nghèo khổ sống ở miền quê. Sau một thời gian t́m hiểu, ơn gọi của ngài mỗi ngày một rơ ràng hơn. Ngài trở thành một “nhà truyền giáo lưu động” thực hiện các phương pháp riêng của ngài, nhưng vẫn tùy thuộc thừa tác vụ của ngài vào thẩm quyền của các vị bề trên thuộc hàng phẩm trật.

Hơn 30 năm, ngài đă không ngừng thực hiện các cuộc bộ hành hay mă hành trên những con đường ở Vivarais và Dauphín, thậm chí vượt ra ngoài những địa điểm này nữa. Ngài đă phải đương đầu với mệt nhọc bởi luôn di chuyển, cũng như bởi khí hậu nghiệt ngă, để làm cho Chúa Giêsu được nhận biết, yêu mến và phụng sự. Ngài đă giảng dạy, viếng thăm kẻ liệt, dạy giáo lư cho trẻ em, ban các phép bí tích, thậm chí c̣n mang ṭa giải tội “của ḿnh” trên vai để bất cứ lúc nào cũng có thể cử hành và ban phát ḷng thương xót Chúa. Ngài cử hành Thánh Lễ, đặt Thánh Thể chầu, và dạy tín hữu cầu nguyện tôn thờ Thánh Thể. Mẹ Maria, “nhà tạm tuyệt vời của Thyiên Chúa ở giữa loài người” cũng chiếm được chỗ đặc biệt trong việc nguyện cầu và giảng dạy của ngài.

Vào năm 1712, ngài đă đến Boucieu-le-Roi, nơi thuận lợi để thiết dựng Đường Thánh Giá. Nhờ sự giúp đỡ của giáo dân ở nay, ngài đă dựng lên 39 chặng chung quanh làng và miền quê, dạy cho tín hữu biết theo Chúa Giêsu từ nhà tiệc ly tới Phục Sinh và Hiện Xuống. Boucieu trở thành nơi cư ngụ của ngài. Ở đó, ngài đă qui tụ được một ít phụ nữ, trao cho họ việc “giúp đỡ những người hành hương” đi Đường Thánh Giá cũng như hướng dẫn họ nguyện cầu cùng suy niệm.

Tại đây, ngài đă lập Hội Ḍng Chị Em Thánh Thể. Vào ngày 30/11/1715, tại nhà thờ Boucieu, ngài đă ban cho họ thánh giá và áo ḍng. Ngài kêu gọi họ hăy bảo đảm việc liên tục tôn thờ Chúa Giêsu hiện diện trong bí tích Thánh Thể và sống hiệp thông với nhau. Quan tâm đến việc hướng dẫn giới trẻ và giúp cho chúng lớn lên trong đức tin và các giá trị Kitô giáo, ngài đă mở các trường học cũng như các trường huấn luyện thày cô dạy học.

Cuộc đời đầy khó khăn và bận bịu này của ngài cần phải được nâng đỡ. Đó là lư do, bất cứ hoạt động ở đâu trong thành Lyon, ngài không bao giờ quên đến viếng thăm những vị hướng dẫn ngài trước kia ở chủng viện, tức các vị linh mục thuộc hội Thánh Sulpice, gặp gỡ vị giải tội và linh hướng của ngài. Được thu hút bởi linh đạo Thánh Thể của Các Vị Linh Mục của Bí Tích Thánh Thể do Đức Ông d’Authier de Sisgaud thành lập, ngài đă được nhận làm phần tử liên kết của hội ḍng linh mục này ngày 25/1/1724 ở Valence, và gặt hái được lợi ích từ sự giúp đỡ về tinh thần cũng như vật chất của các vị linh mục hội ḍng này.

Trong khi tiếp tục đồng hành với hội ḍng trẻ trung do ngài sáng lập, ngài vẫn tiếp tục những hoạt động tông đồ của ḿnh, và để làm sinh sôi nay nở thêm những hoa trái từ các sứ vụ của ḿnh, ngài đă kiếm giờ để viết các sách vở, như về các luật sống, các cuốn về tu đức, nhất là cuốn mang tựa đề “Những Bài Suy Niệm về Tác Phẩm Tuyệt Vời Nhất, đó là Chúa Giêsu Kitô Khổ Nạn và Tử Giá”.

Sức khỏe phần xác cần thiết cho việc chúng ta hành tŕnh về với Chúa, những đ̣i hỏi cần thiết cho các hoạt động tông đồ của ḿnh, những khoảng thời gian lâu dài ngài chầu Thánh Thể và cuộc sống khó nghèo của ngài, tất cả đều là những ǵ minh chứng chẳng những cho thấy thể lực tương đối tráng kiện của ngài, nhất là cho thấy t́nh ngài say mê yêu mến Chúa Giêsu Kitô là Đấng đă yêu thương những ai thuộc về Người cho đến cùng (x Jn 13:1).

Tuy nhiên, vào năm 70 tuổi, dấu vết kiệt lực bắt đầu hiện lộ. Trong cuộc truyền giáo ở Rencurel thuộc vùng đồi núi Vercors, ngài đă bị bệnh và đàng phải bỏ giở việc giảng dạy của ḿnh. Mặc dù hết sức cố gắng để cử hành Thánh Lễ, để một lần nữa khuyến khích thúc giục tín hữu mến yêu Chúa Giêsu, cảm thấy giờ cuối đời đă đến, ngài lại bày tỏ nhiệt t́nh truyền giáo của ḿnh, rồi giữ thinh lặng nguyện cầu và suy niệm. Một linh mục cùng 2 nữ tu vội đến để giúp ngài trong giờ sau hết. Vào ngày 8/7/1740, ngài đă được hợp hoan với Đấng mà ngài hết sức mến yêu, tôn thờ và phụng sự. Thân xác của ngài được đưa về nơi an nghỉ cuối cùng trong một nhà thờ nhỏ ở Boucieu cho tới ngày nay.

 

Tân Chân Phước Đan Sĩ Linh Mục Trappist Joseph-Marie Cassant (1878-1903)

Vị chân phước này được sinh vào đời ngày 6/3/1878 ở Casseneuil, Lot-et-Garonne, thuộc Giáo Phận Agen, Pháp Quốc, trong một gia đ́nh giữ vườn cây ăn trái. Ngài là người con thứ hai trong gia đ́nh, sau người anh 9 tuổi. Ngài là một học sinh nội trú của trường Sư Huynh La Salle Casseneuil, và ngài bắt đầu cảm thấy trục trace trong vấn đề học vấn v́ bị kém trí nhớ.

Ngài đă được giáo dục chắc chắn về Kitô Giáo ở trong gia đ́nh cũng như tại học đường, và ngài cảm thấy ước muốn làm linh mục từ từ phát triển. Cha Filhol, linh mục giáo xứ đă cố gắng giúp việc học vấn cho ngài, nhưng t́nh trạng kém trí nhớ của ngài đă là một ngăng trở cho vấn đề nhập tiểu chủng việc của ngài. Khi thấy rằng ngài có xu hướng về việc thinh lặng, suy tư và cầu nguyện, Cha Filhol khuyên ngài hăy nghĩ đến việc làm đan sĩ Trappist và con người trẻ 16 tuổi bấy giờ ấy đă không ngần ngại đồng ư liền.

Sau một thời gioan thử thách, ngài đă gia nhập Đan Viện Xi-Tô Sainte-Marie du Désert thuộc Giáo Phận Toulouse, Pháp quốc, ngày 5/12/1894. Vị giám tập bấy giờ là Cha André A. Mallet, một con người có tài hiểu được nhu cầu của các linh hồn và yêu thương đáp ứng. Ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên vị linh mục giám tập này đă nói với con người trẻ ấy rằng: “Con hăy chỉ cần tin tưởng, cha sẽ giúp con mến yêu Chúa Giêsu!” Không một đan sĩ nào ở đan viện này lại không cảm nhận ngay được con người mới gia nhập ấy: ngài chẳng căi lẫy hay càu nhàu mà lúc nào cũng tươi cười vui vẻ.

Người đan sĩ trẻ tuổi này thường suy niệm về cuộc khổ nạn và tử giá của Chúa Giêsu, nên được thấm đẫm t́nh yêu Chúa Kitô. “Con đường của trái tim Chúa Giêsu” mà Cha André dạy cho ngài là lời không ngừng kêu gọi ngài hăy sống giây phút hiện tại một cách nhẫn nại, cậy trông và yêu mến.

Thày Joseph-Marie thừa biết những giới hạn và yếu kém của ḿnh, do đó, làm cho thày càng nương tựa vào Chúa Giêsu hơn, Đấng là sức mạnh của thày. Thày không muốn hiến thân nữa vời mà là trọn vẹn cho Chúa Kitô. Câu tâm niệm riêng của ngài về ước muốn toàn hiến này là: “Tất cả cho Chúa Giêsu, tất cả nhờ Mẹ Maria”. Vào Lễ Thăng Thiên, Thứ Năm 24/5/1900, thày đă tuyên lời vĩnh thệ.

Sau đó ngài sửa soạn làm linh mục. Việc làm linh mục, đối với ngài, chỉ là mối liên hệ với Thánh Thể, một bí tích mà ngài cảm thấy là một sự hiện diện thực sự sống động của Chúa Giêsu giữa chúng ta. Thánh Thể là chính Chúa Cứu Thế, Đấng hoàn toàn ban ḿnh cho con người; Trái Tim của Người bị đâm thâu trên Thập Giá để rồi êm ái qui tụ tất cả những ai tin tưởng nơi Người. Trong thời gian học thần học, v́ tính cách nhậy cảm của ḿnh, ngài đă phải khổ sở v́ không hiểu lời giảng dạy của thày.

Thế nhưng, như trong tất cả mọi cái mẫu thuẫn khác của ḿnh, ngài vẫn tin tưởng vào việc Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể như là “sự thiện duy nhật trên trái đất” của ḿnh, và thú nhận nỗi khó đau của ḿnh cho Cha André, vị khuyến khích ngài và giúp ngài hiểu hơn. Cuối cùng, ngài đă đủ điểm để đậu các khóa thi và rất sung sướng được chịu chức vào ngày 12/10/1902.

Bấy giờ mới rơ là ngài bị lao phổi và chứng bệnh đă ở vào thời kỳ trầm trọng. Vị linh mục trẻ nói về nỗi noun đau của ḿnh chỉ khi nào không thể giấu được nữa. Làm sao ngài có thể phàn nàn kêu ca được khi ngài hết sức tha thiết suy niệm về Đường Thánh Giá của Chúa?

Mặc dù 7 tuần lễ ở với gia đ́nh theo lời yêu cầu của vị bề trên đan viện phụ, sức khỏe của ngài vẫn tiếp tục suy kiệt. Thế rồi ngài trở lại đan viện và sau đó đến nằm trong pḥng y tế của đan viện. Ở đây ngài lại được dịp hiến dâng những đau khổ của ḿnh cho Chúa Kitô và cầu cho Giáo Hội: Nỗi khổ đau phần xác của ngài càng ngày càng khó chịu ngoài sức tưởng tượng, thậm chí bị c̣n trở nên trầm trọng hơn nữa v́ sự bỏ bê của người y tá. Cha André tiếp tục hỗ trợ ngày, trở nên người cứu giúp và nâng đỡ ngài hơn bao giờ hết.

Vị linh mục trẻ bị quằn quại với chứng lao phổi này đă nói: “Khi tôi không c̣n dâng lễ được nữa th́ Chúa Giêsu có thể đem tôi ra khỏi thế gian này”. Vào sáng sớm ngày 17/6/1903, ngài đă lănh nhận Thánh Thể và bỏ thế gian mà vĩnh viễn về cùng Chúa Giêsu Kitô.

Vào ngày 9/6/1984, ĐTC GPII đă công nhận các nhân đức anh hùng của ngài. Cuộc đời của vị chân phước này có vẻ tầm thường, với 16 năm sống trong thầm lặng ở Casseneuil và 9 năm trong đan viện làm những điều giản dị nhất là cầu nguyện, học hành và làm việc. Chúng thực sự là nmhững điều đơn giản nhưng lại được thực hiện một cách ngoại thường. Chúng là những việc nhẹ nhàng nhất trong các việc, nhưng lại được thi hành bằng một ḷng quảng đại vô hạn. Chúa Kitô đă chiếm đoạt tâm trí của ngài, và ngài đă thâm tín rằng chỉ có một ḿnh Chúa là hạnh phúc chân thực và tuyệt vời nhất của chúng ta mà thôi, và vương quốc của ngài giồng như kho tàng được chôn giấu hay một hạt trân chấu đắt quí.

Sứ điệp của Cha Joseph-Marie gửi cho chúng ta hôm nay đây có một ư nghĩa rất nhiều. Trong một thế giới đầy bất tín và thường thất vọng nhưng lại khao khát yêu thương và ḷng nhân ái, th́ đời sống của vị chân phước đây có thể cống hiến một câu giải đáp, nhất là cho giới trẻ ngày nay là thành phần đang t́m kiếm ư nghĩa cuộc đời. Ngài là một con người trẻ không có chỗ đứng hay có giá trước mặt con người ta. Ngài đă chiếm được thành công trong cuộc đời là do cuộc hội ngộ với Chúa Giêsu là Đấng đă tái định hướng cuộc hiện hữu của ngài.

Ngài chứng tỏ ngài là môn đề của Chúa Kitô giữa cộng đồng anh em đan sĩ, với sự linh hướng của một vị linh mục, vị mà đối với ngài là chứng nhân của Chúa Kitô và là một người biết chấp nhận cùng thông cảm ngài.

Đối với thành phần hiền lành và khiêm hạ th́ ngài là một mẫu gương cao cả. Nh́n vào ngài, chúng ta học biết cách sống từng ngày v́ yêu mến Chúa Kitô, nhiệt thành và trung tín, đồng thời cũng biết chấp nhận sự giúp đỡ của một người anh chị em có kinh nghiệm nào đó có thể dẫn chúng ta bước theo bước chân của Chúa Giêsu

 

Chân Phước Anna Katharina Emmerick (1774-1824), Nhà Thần Bí của Cuộc Khổ Nạn.

Chân phước Anna Katharina Emmerick vào đời ngày 8/9/1774, trong cộng đồng nông gia ở Flamsche gần Coesfeld. Ngài lớn lên giữa một đoàn anh chị em 9 người. Ngài đă phải làm việc giúp đỡ trong gia đ́nh cungũnhư các việc đồng áng từ thuở thiếu thời. Ngài đă được học hành vắn vỏi nhưng lại nổi bật về các vấn đề về đạo nghĩa. Cha mẹ cũng như tất cả những ai biết ngài đều công nhận rằng ngài ngay từ c̣n nhỏ đă ham thích nguyện cầu và đời sống tu tŕ cách đặc biệt.

Ngài đă phải làm việc lao động ba năm trời ở một đồng ruộng rộng lớn ở làng lân can. Bấy giờ ngài đă học thêu thùa may vá và ở Coesfeld để học hỏi thêm. Ngài thích viếng thăm các nhà thờ cũ ở Coesfeld và tham dự Thánh Lễ. Ngài thường một ḿnh đi Đường Thánh Giá dài ở Coesfeld, tự cầu nguyện ở từng chặng.

Ngài muốn vào nữ đan viện nhưng ngài không thể thỏa măn ước vọng này lúc ấy, nên ngài đă trở về nhà cha mẹ. Ngài đă làm việc như một cô thợ may, và trong khi làm việc này có đă đến viếng thăm nhiều gia đ́nh.

Ngài đă xin gia nhập các nữ tu viện khác nhau, những đều bị từ chối v́ ngài không có của hồi môn đáng kể. Cuối cùng ḍng nữ Clares Nghèo ở Munster đă chấp nhận ngài nếu ngài có thể học chơi dương cầm. Ngài đă được cha mẹ cho phép học đàn với nhạc sĩ dương cầm Sontgen ở Coesfeld. Thế nhưng ngài không thể học đánh dương cầm nổi. T́nh trạng khốn khổ và nghèo khổ nơi gia đ́nh của nhạc sĩ dương cầm Sontgen đă khiến ngài phải làm việc ở gia đ́nh này để giúp đỡ họ. Thậm chí ngài c̣n hy sinh cả những ǵ dành dụm được chút đỉnh của ḿnh để giúp đỡ họ.

Cùng với người bạn của ḿnh là Klara Sontgen, cuối cùng ngài đă được gia nhập một nữ tu viện ở Agnetenberg thuộc tỉnh Dulmen vào năm 1802. Năm sau đó ngài đă khan ḍng. Ngài đă hăng hái tham gia sinh hoạt của tu viện này. Ngài bao giờ cũng sẵn sàng làm các việc khó khăn nặng nhọc. V́ quá khứ tầm thường của ḿnh, mới đầu ngài không được kính trọng là bao. Một số chị em trong ḍng đă coi việc ngài triệt để tuân giữ luật ḍng là giả h́nh. Ngài đă âm thầm chịu đựng và tuân theo Thánh Ư Chúa.
Từ năm 1802 đến 1811, ngài rất thường hay bị bệnh và chịu nhiều đau đớn. V́ hậu quả cuộc t́nh trạng tục hóa, nữ tu viện Agnetenberg đă bị đóng cửa vào năm 1811, bắt buộc ngài cùng các các chị em khác phải hồi tục. Ngài đă được nhận làm một người coi nhà cho Cha Lambert, một linh mục trốn chạy khỏi Pháp và sống ở Dulmen. Thế nhưng chẳng mấy chốc ngài đă ngă bệnh. Ngài đă không thể rời nhà và phải nằm liệt giường. Được sự đồng ư của Cha Sở Lambert ngài đă có người em gái Gertrud đến để coi nhà cho cha dưới sự hướng dẫn của ngài.

Trong giai đoạn này, ngài được in năm dấu thánh. Ngài đă chịu t́nh trạng đớn đau của năm dấu thánh một thời gian dài. Sự kiện ngài đă mang các thương tích của Chúa Kitô không c̣n dấu kín được nữa. Bác sĩ trẻ Franz Wesener đă đến thăm ngài và tỏ ra hết sức cảm phục ngài đến nỗi đă trở thành một người bạn trung thành, vô vị kỷ và hữu ích của ngài 11 năm sau đó. Vị bác sĩ này đă viết rất nhiều chi tiết trong nhật kư về những cuộc tiếp xúc của ḿnh với vị chân phước.

Một đặc điểm nổi bật trong đời sống của vị chân phước này là t́nh yêu của ngài đối với dân chúng. Bất cứ nơi nào ngài thấy ai cần thiết là ngài đều rat ay giúp đỡ. Ngày cả trong khi nằm bệnh, ngài cũng may vá quần áo cho các trẻ em nghèo và lấy làm sung sướng khi được giúp đỡ chúng như thế. Mặc dù ngài cảm thấy phiền hà v́ những cuộc viếng thăm của dân chúng, song ngài vẫn tiếp đón tất cả mọi người một cách ân cần. Ngài đă để ư cầu nguyện cho các thứ quan tâm của họ và nói lên những lời khích lệ cùng an ủi họ.

Nhiều bậc vị vọng giữ những vai tṛ quan trọng trong phong trào canh tân của Giáo Hội vào đầu thế kỷ 19 đă t́m dịp gặp ngài, trong đó có Clemens August Droste zu Vischering, Bernhard Overberg, Friedrich Leopold von Stolberg, Johann Micheal Sailer, Christian and Clemens Brentano, Luise Hensel, Melchior và Apollonia Diepenbrock.

Cuộc gặp gỡ với Clemens Brentano là một biến cố hết sức quan trọng. Cuốc viếng thăm đầu tiên của ông đă khiến ông ở lại Dulmen 5 năm trời. Ông đă thăm vị chân phước này hằng ngày để ghi lại những cuộc thị kiến của ngài là những ǵ sau này ông đă in ra để phổ biến.

Vị chân phước trở nên yếu hơn vào mùa hè năm 1823. Bao giờ ngài cũng kết hợp đau khổ của ngài với đau khổ của Chúa Giêsu và dâng nó lên Người để cứu rỗi các linh hồn. Ngài đă qua đời ngày 9/2/1824.

Vị chân phước này được chôn táng ở nghĩa trang Dulmen. Rất nhiều người đă tham dự lễ an táng của ngài. V́ tiếng đồn là thi thể của ngài đă bị đánh cắp mà mồ của ngài đă được mở ra hai lần vào những tuần lễ sau cuộc chôn táng. Quan tài và thi thể của ngài vẫn c̣n nguyên vẹn.

Ông Clemens Brentano đă viết những lời sau đây về vị chân phước: “Ngài đứng như một cây thập giá bên đường”. Vị chân phước này cho chúng ta thấy tâm điểm đức tin của Kitô hữu là mầu nhiệm thập giá.

Đời sống của vị chân phước này nổi bật ở việc ngài sâu xa gắn bó với Chúa Kitô. Ngài yêu thích nguyện cầu trước cây Thập Giá nổi tiếng ở Coesfeld, và ngài đă thường xuyên đi đoạn Đường Thánh Gia dài ở đó. Bản thân ngài tham phần vào những sự thương khó của Chúa Kitô đến độ có thể nói mà không sợ thái quá là ngài đă sống, chịu khổ và cheat đi với Chúa Kitô. Tuy nhiên, dấu hiệu bề ngoài về điều này, đồng thời c̣n hơn là một dấu hiệu nữa, đó là những thương tích của Chúa Kitô mà ngài mang trên thân ḿnh của ngài.

Vị chân phước này rất mến yêu Mẹ Maria. Lễ Sinh Nhật của Mẹ Maria cũng là ngày sinh nhật của ngài. Một câu nguyện cầu cùng Mẹ Maria cũng nói lên cho thấy một khía cạnh khác của đời sống ngài đối với chúng ta: “Ôi Thiên Chúa, xin cho chúng con phục vụ công cuộc cứu độ theo gương đức tin và t́nh yêu của Mẹ Maria”. Phục vụ công cuộc cứu độ là tất cả những ǵ vị chân phước này muốn làm.

Trong thư gửi giáo đoàn Côlôsê, Thánh Phaolô đă nói về hai đường lối để phục vụ Phúc Âm, phục vụ ơn cứu độ. Một đường lối đó là việc chủ động loan báo bằng lời nói và việc làm. Thế nhưng nếu điều này không thể thực hiện được th́ sao? Thánh Phaolô, người đă rơ ràng cảm thấy ḿnh ḿnh rơi vào trường hợp này, đă viết: “Giờ đây tôi hân hoan trong đau khổ v́ an hem, và nơi xác thịt của ḿnh, tôi hoàn tất những ǵ c̣n thiếu nơi những khẩ nạn của Chúa Kitô phải chịu v́ nhiệm thể Người là Giáo Hội” (Col 1:24).
Chân phước Anna Katharina Emmerick đă phục vụ ơn cứu độ bằng cả hai cách. Những lời của ngài, những lời đă vươn đến vô vàn con người thuộc nhiều ngôn ngữ khác nhau từ căn pḥng thô sơ của ngài ở Dulmen qua những bản viết của Clemens Brentano, là một lời loan báo đặc biệt về phúc ấm trong việc phục vụ ơn cứu độ cho tới ngày nay. Tuy nhiên, vị chân phước này đồng thời cũng hiểu được nhưn4g khổ đau của ḿnh là việc phục vụ ơn cứu độ nữa. Vị bác sĩ của ngài là Wesener thuật lại lời thỉnh nguyện của ngài trong nhật kư của ông như sau: “Tôi đă luôn xin Chúa cho tôi một ơn đặc biệt là chịu khổ cho những ai đang theo đường sai nẻo quay v́ lầm lẫn hay yếu đuối, và nếu có thể làm việc đền tạ thay cho họ”. Ngài đă cống hiến cho nhiều người đến thăm ḿnh việc giúp đỡ và niềm an ủi về đạo nghĩa. Những lời của ngài có quyền lực như thế v́ ngài hiến đời sống và việc chịu đựng khổ đau của ḿnh cho việc phục vụ ơn cứu độ.

Trong việc phục vụ ơn cứu độ bằng đức tin và đức mến, v́ chân phước này có thể trở thành mô phạm cho chúng ta.

Bác sĩ Wesener đă ghi lại một cảm nhận của chân phước này như sau: “Tôi lúc nào cũng coi việc phục vụ tha nhân của ḿnh là một nhân đức cao cả nhất. Trong thời thơ ấu của ḿnh, tôi đă xin Chúa cho tôi sức mạnh để phục vụ an hem đồng loại của tôi và trở thành hữu dụng đối với họ. Giờ đây tôi biết rằng Người đă đáp ứng điều tôi yêu cầu”. Làm sao ngài là người nằm liệt trong pḥng bệnh và trên giường bệnh nhiều năm lại có thể phục vụ tha nhân của ngài?

Trong bức thư gửi cho Count Stolberg, Clemens August Croste zu Vischering, vị Tổng Đại Diện thời bấy giờ, đă gọi vị chân phước này là một người bạn đặc biệt của Thiên Chúa. Theo lời của Hans Urs von Balthasar, chúng ta có thể nói rằng: “Ngài đă mang t́nh nghĩa của ngài với Thiên Chúa vào t́nh của ngài liên đới với nhân loại”.

Việc mang t́nh nghĩa với Thiên Chúa vào t́nh liên kết với nhân loại không phải là những ǵ chiếu giăi ánh sáng cho mối quan tâm hệ trọng nơi đời sống Giáo Hội ngày nay hay sao? Đức tin Kitô giáo không c̣n bao gồm hết mọi người. Trong thế giới của chúng ta, cộng đồng Kitô hữu là đại diện cho dân chúng trước Thiên Chúa. Chúng ta phải mang t́nh nghĩa của chúng ta với Thiên Chúa để trở thành một yếu tố quyết liệt trong t́nh chúng ta liên kết với nhân loại.

Chân phước Anna Katharina Emmerick liên kết với chúng ta trong cộng đồng các tín hữu. Cộng đồng này không chấm dứt trước cái cheat. Chúng ta tin tưởng vào mối hiệp thông bean vững với tất cả những ai Thiên Chúa đă đưa lên bậc trọn lành. Chúng ta liên kết với các vị vượt cả sự cheat và họ tham dự vào đời sống của chúng ta. Chúng ta có thể kêu cầu các vị và xin các vị chuyển cầu cho chúng ta. Chúng ta xin tân chân phước Anne Katharina Emmerick mang t́nh nghĩa Thiên Chúa vào t́nh đoàn kết của chúng ta với tất cả nhân loại.

 

Tân Chân Phước Sister Maria Ludovica de Angelis (1880-1962)

Vị chân phước này vào đời ngày 24/10/1880 Ư quốc, tại St. Gregorio, một ngôi làng nhỏ ở Abruzzo, không xa thành phố L’Aquila. Ngài là đứa đầu ḷng trong gia đ́nh 8 người con, làm cha mẹ hết sức hạnh phúc. Vào ngay buổi chiều vào trần thế, ngài được lănh nhận phép rửa với tên gọi là Antonina.

Ngay từ khi c̣n rất thơ ấu, bé Antonina đă tỏ ra yêu thích thiên nhiên, và trong khi làm việc lâu giờ không biết mỏi meat ở đồng áng, bé cảm thấy tự nhiên sống gần gũi với mảnh đất của Thiên Chúa. Là một con trẻ thông minh chân thật, bé lớn lên trở thành một người nữ mềm mại nhậy cảm nhưng rất cứng cát. Cô dường như sống e dè theo khuôn mẫu của người dân bản xứ của cô. Tuy nhiên, đôi mắt cảm thấu và chú tâm của cô chất đầy nỗi tŕu mến, và đó là cách thức cô nh́n đến tất cả những ai cô gặp gỡ, nhất là với trẻ em.

Vào ngày 7/12 cố được sinh ra, có một phụ nữ danh tiếng qua đời. Người phụ nữ này đă quyết hiến trọn cuộc đời của ḿnh theo Chúa Kitô là Đấng đă phán: “Các con hăy xót thương như Cha trên trời là Đấng thương xót…” và “Tất cả những ǵ các người làm cho một trong những người anh em hèn mọn nhất của Ta là các người làm cho chính Ta…”

Vị đại nữ này là Thánh Mary Joseph Rossello, vị sáng lập Hội Nữ Tử Đức Bà Xót Thương, một Gia Đ́nh Tu Tŕ mà sau khi trải qua những bước ban đầu năm 1837 giờ đây đă lan truyền tới những nơi khác nhau trên thế giới trong việc thực thi hoạt động của ḷng thương xót. Gia Đ́nh Tu Tŕ này đă thu hút được nhiều phụ nữ theo cùng một lư tưởng, nhờ những gương lành và lối sống tu tŕ chân chính của ḿnh.

Sauk hi biết được gia đ́nh tu tŕ này, cô Antonina lập tức cảm thấy những ǵ cô mộng ước đều được âm vang nơi những ǵ Mẹ Rossello thực hiện. C̣n cần ǵ phải t́m kiếm đâu xa, cô đă gia nhập cộng đồng Nữ Tử Đức Bà Xót Thương này vào Tháng 11/1904, và trong chính ngày gia nhập này cô đă được đặt tên là D́ M. Ludovica. Đúng 3 năm sau khi nhập ḍng, vào ngày 14/11/1907, theo sự Quan Pḥng của Thiên Chúa, d́ xuống thuyền đến Buenos Aires Á Căn Đ́nh, tới nơi ngày 4/12. Từ đó, d́ hoàn toàn dấn thân liên tục phục vụ bất cứ việc ǵ d́ được kêu gọi để làm.

D́ Ludovica không được học hành hẳn hoi, thế nhưng tất cả những ǵ d́ tự ḿnh đạt được đều làm cho mọi người sống với d́ và quen biết d́ ngỡ ngàng. Mặc dù tiếng Tây Ban Nha của d́ bị pha trộn với tiếng Ư là tiếng mẹ đẻ của d́, mẹ cũng đă hiểu được rơ ràng và lúc nào cũng làm cho người khác hiểu được d́. D́ không có khả năng hay năng khiếu để phác họa ra những chương tŕnh hay những mục đích và mục tiêu. Tuy nhiên, d́ hoàn toàn tuân theo những ǵ được cỉ định ở Bệnh Viện Nhi Đồng.

Từ những ngày đầu tiên ở bệnh viện này, d́ cảm thấy thoải mái và lănh trách nhiệm làm bữa cho trẻ em, các chị ḍng và nhân viên. Sau đó, khi d́ được bổ nhiệm làm quản đốc bệnh viện này và làm Bề Trên của cộng đồng tu hội, d́ trở thành một thiên thần của nhân viên nhà thương mà, nhờ những nỗ lực ưu ái của d́, dần dần đă trở nên một gia đ́nh vững mạnh và đoàn kết với nhau theo đuổi cùng một mục đích là mang lại thiện ích cho các trẻ em.

Thái độ khoan thai nhưng hiên ngang kiên quyết, d́ luôn cầm trong tay tràng chuỗi Mân Côi, ánh mắt của d́ và ḷng trí của d́ hướng về Chúa với nụ cười hiền dịu sáng tỏa trên nét mặt. Bằng tấm ḷng tự nhiên từ ái bao la, d́ đă trở thành một dụng cụ liên tục của t́nh thương nhờ đó sứ điệp của t́nh yêu Thiên Chúa đối với từng người con cái của Ngài có thể làm cho hết mọi người cảm kích.

Đích điểm sống của d́ luôn được lập đi lập lại bằng câu: “Hăy làm lành cho tất cả mọi người bất kỳ ai”.

Chỉ có trời cao mới biết được cách thức d́ làm sao cho có tiền bạc để xây cất những căn pḥng hành sự, để thêm pḥng ở cho các em, mua sắm các thứ dụng cụ y khoa, xây một ngôi nhà ở Mar del Plata cho trẻ em dưỡng bệnh, cất một Nhà Nguyện (ngày nay trở thành một giáo xứ) và thậm chí mở một nông trại trù phú ở City Bell để trổ sinh đủ các thứ hoa mầu giúp vào việc dinh dưỡng cho các em. Tất cả những điều ấy được hoàn thành bởi người phụ nữ đơn sơ tầm thường này, một người phụ nữ được thúc đẩy bởi yêu thương và hoàn toàn dấn thân.

Qua 54 năm trời, d́ Maria Ludovica đă là một người bạn, một người mẹ và là cố vấn viên cho vô số người thuộc hết mọi tầng lớp trong xă hội.

Vào ngày 25/2/1962, cuộc hành tŕnh trần thế của d́ đă kết thúc khi Chúa triệu d́ về để lĩnh phần thưởng đời đời. Đối với những ai biết d́, nhất là nhân viên y khoa, rất nhớ đến tất cả những ǵ mẹ đă hoàn thành. Họ lấy tên của d́ để đặt tên cho Bệnh Viện Nhi Đồng: “Bệnh Viện Bà Bề Trên Ludovica”.
 

Tân Chân Phước Hoàng Đế Charles I Áo Quốc (1887-1922)

Vị chân phước này được sinh ra vào ngày 17/8/1887, ở Lâu Đài Persenbeug trong miền Hạ Áo. Cha mẹ ngài là Hoàng Tử Otto và Công Chúa Maria Josephine, con gái của Cố Vương Saxony. Hoàng đế Francis Joseph I là cụ của chân phước.

Vị chân phước được giáo dục hoàn toàn về Công Giáo và cầu nguyện bởi một nhóm người hầu can ngài từ nhỏ, v́ có một nữ tu được in năm dấu đă nói tiên tri về ngài rằng ngài sẽ chịu nhiều đau khổ và tấn công. Đó là lư do sau khi ngài qua đời đă phát xuất “Hiệp Hội nguyện cầu của Hoàng Đế Charles cho ḥa b́nh của các dân tộc”. Vào năm 1963, hiệp hội này đă trở thành một cộng đồng cầu nguyện được giáo hội công nhận.

Vị chân phước bắt đầy nay nở ḷng sùng mộ sâu xa đối với Phép Thánh Thể và Thánh Tâm Chúa Giêsu. Ngài luôn cầu nguyện trước khi thực hiện bất cứ một quyết định quan trọng nào.

Ngày 21/10/1911, ngài lập gia đ́nh với Công Chúa Zita của Bourbon và Parma. Đôi bạn này được 8 người con trong 10 năm sống đời hôn nhân hạnh phúc và gương mẫu. Ngài vẫn công bố với vợ của ḿnh trong lúc lâm chung rằng: “Anh vẫn măi măi yêu em”.

Ngài được thừa kế để làm Hoàng Đế Hung Áo vào ngày 28/6/1914 sau Hoàng Tử Francis Ferdinand bị ám sát chết. Thế Chiến Thứ I đang diễn tiến và sau cái cheat của Hoàng Đế Francis Joseph ngày 21/11/1916, ngài trở thành Hoàng Đế Áo Quốc. Vào ngày 30/12 ngài được đăng quang làm Vua Hung Gia Lợi.

Ngài coi vai tṛ này như một đường lối theo Chúa Kitô bằng t́nh yêu và chăm sóc các dân tộc được trao phó cho ngài cũng như bằng việc hiến cuộc sống ḿnh cho họ.

Ngài đặt phận sự rất thánh của một vị vua, một cuộc dấn thân cho ḥa b́nh, làm tâm điểm của những ǵ ngài bận tâm trong giai đoạn cuộc chiến tranh khủng khiếp đang xẩy ra. Ngài là nhà lănh đạo chính trị duy nhất ủng hộ những nỗ lực ḥa b́nh của Đức Bênêđictô XV.

Đối với t́nh h́nh chính trị bản quốc, mặc dù trải qua những thời điểm rất ư là khó khăn, ngài vẫn đặt ra những thứ luật lệ về xă hội có tính cách phổ cập và phỏng theo giáo huấn xă hội của Kitô Giáo.

Nhờ việc ngài hành sử mới có được một cuộc chuyển tiếp sang một trật tự mới khi chấm dứt cuộc xung khắc mà không xẩy ra nội chiến. Tuy nhiên, ngài đă bị loại trừ ra khỏi quê hương xứ sở của ngài.

Đức Giáo Hoàng sợ xẩy ra việc nổi dậy của quyền lực Cộng Sản ở Trung Âu đă tỏ ư muốn ngài tái lập quyền bính chính phủ ở Hung Gia Lợi. Thế nhưng, sau hai lần cố thử không thành, v́ trước hết ngài muốn tránh xẩy ra một cuộc nội chiến.

Ngài bị đầy đến đảo Madeira. V́ coi phận sự của ḿnh là một trách nhiệm do Chúa đặt để mà ngài không thể thoái vị.

Trở thành nghèo khổ, ngài đă sống với gia đ́nh ḿnh ở một căn nhà rất ẩm thấp. Thế rồi ngài ngă bệnh nặng và chấp nhận để hy sinh cầu nguyện cho ḥa b́nh và hiệp nhất của các dân nước của ngài.

Ngài đă chịu đựng đau khổ không phàn nàn. Ngài đă tha thứ cho tất cả mọi người âm mưu hại ngài và đă qua đời ngày 1/4/1922 với đôi mắt hướng về Chúa Giêsu Thánh Thể. Trong giây phút lâm chung, ngài vẫn c̣n lập lại câu khẩu hiệu ngài áp dụng vào cuộc sống của ḿnh là: “Trong tất cả mọi sự tôi luôn cố gắng để hiểu được một cách rơ ràng bao nhiêu có thể ư muốn của Thiên Chúa và theo ư muốn của Ngài, rồi làm điều này một cách trọn hảo nhất”.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ VIS của Ṭa Thánh http://www.vatican.va/news_services/liturgy/index.htm