Mẹ Têrêsa Calcutta

Chân Phước - 19/10/2003

Hiển Thánh - 4/9/2016

 

Một Biểu Tượng Bác Ái Kitô Giáo Trên Thế Giới

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, tổng hợp và chuyển dịch

 




ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ
GIẢNG LỄ PHONG THÁNH CHÂN PHƯỚC TÊRÊSA CALCUTTA
CHÚA NHẬT 4/9 NĂM THÁNH THƯƠNG XÓT 2016

 

 

"Mẹ Têrêsa, trong tất cả mọi khía cạnh của đời sống ḿnh, đă là một con người quảng đại ban phát ḷng

 

 thương xót Chúa, bằng cách mẹ tỏ ra sẵn sàng đối với hết mọi người, nhờ việc mẹ đón nhận và bênh

 

 vực sự sống của con người, sự sống của những thai nhi cũng như của những ai bị bỏ rơi

 

và những ai bị loại trừ". 


"Ai có thể làm cố vấn cho Thiên Chúa?" (Khôn Ngoan 9:13). Câu hỏi trong Sách Khôn Ngoan chúng ta vừa nghe ở bài đọc thứ nhất cho chúng ta thấy rằng đời sống của chúng ta là một mầu nhiệm, và chúng ta không nắm được cái then chốt để hiểu được nó. Bao giờ cũng có vai chính trong lịch sử, đó là Thiên Chúa và con người. Việc của chúng ta đó là nhận thấy tiếng Thiên Chúa kêu gọi để rồi làm theo ư muốn của Ngài. Thế nhưng để làm theo ư muốn của Ngài, chúng ta cần phải tự vấn "Đâu là ư muốn của Thiên Chúa trong đời sống của tôi?"


Chúng ta t́m thấy câu giải đáp ở cùng đoạn Sách Khôn Ngoan này: "Con người ta được dạy cho biết những ǵ làm hài ḷng Ngài" (9:18). Để nắm chắc được tiếng Chúa gọi, chúng ta cần phải tự hỏi và biết được những ǵ làm hài ḷng Thiên Chúa. Trong nhiều trường hợp các vị tiên tri đă loan báo điều đẹp ḷng Thiên Chúa. Sứ điệp của các vị được gói ghém trong câu tổng hợp này: "Ta muốn ḷng thương xót chứ không phải là hy tế" (Hosea 6:6; Mathêu 9:13). Thiên Chúa lấy làm hài ḷng trước mọi tác động thương xót, v́ nơi người anh em hay người chị em chúng ta trợ giúp, chúng ta nhận ra dung nhan của Thiên Chúa là dung nhan không ai có thể thấy (xem Gioan 1:18). Mỗi lần chúng ta cúi ḿnh xuống với các nhu cầu của anh chị em chúng ta là chúng ta cống hiến cho Chúa Giêsu một cái ǵ đó để ăn hay uống; là chúng ta mặc cho, là chúng ta giúp đỡ và chúng ta thăm viếng Con Thiên Chúa (xem Mathêu 25:40). 


Bởi thế chúng ta được kêu gọi để chuyển thành các hành động cụ thể những ǵ chúng ta kêu xin khi cầu nguyên và tuyên xưng đức tin. Không có một giải pháp nào khác ngoài đức bác ái yêu thương: những ai dấn thân phục vụ người khác đều là những người yêu mến Thiên Chúa (xem 1Gioan 3:16-18; Giacobê 2:14-18), cho dù họ không biết như thế. Tuy nhiên, đời sống Kitô hữu không phải chỉ là việc ra tay giúp đỡ vào những lúc cần thiết. Nếu chỉ thế thôi th́ nó thực sự có thể là một bày tỏ yêu thương theo t́nh đoàn kết loài người cống hiến những thiện ích cấp thời, thế nhưng nó khô cắn tàn héo v́ không sâu xa đâm rễ. Trái lại, công việc Chúa trao cho chúng ta là một ơn gọi bác ái yêu thương, một ơn gọi mà từng người môn đệ của Chúa Kitô trọn đời phục vụ nhờ đó từng ngày lớn lên trong yêu thương.


Chúng ta đă nghe thấy trong bài Phúc Âm là "những đám rất đông hành tŕnh theo Chúa Giêsu" (Luca 14:25). Hôm nay, "đám rất đông" này được thể hiện nơi rất nhiều t́nh nguyện viên cùng nhau qui tụ lại để cử hành Năm Thánh Thương Xót. Anh chị em là đám đông theo Vị Thày này và đang làm cho t́nh yêu thương cụ thể của Người trở thành hiển hiện đối với từng người. Tôi lập lại cùng anh chị em những lời của Tông Đồ Phaolô: "Cha thật sự đă lănh nhận được nhiều niềm vui và an ủi từ t́nh yêu thương của con, v́ tấm ḷng của các vị thánh đă nhờ con mà được tươi mới" (Philemon 1:7). Biết bao nhiêu là tấm ḷng đă được an ủi bởi những t́nh nguyện viên! Biết bao nhiêu là bàn tay được họ nắm lấy; biết bao nhiêu là nước mắt được họ lau khô; biết bao nhiêu là yêu thương đă được tuôn trào nơi việc phục vụ kín đáo, khiêm tốn và vô vị lợi! Việc phục vụ đáng khen này là những ǵ húng hồn chứng tỏ đức tin và thể hiện ḷng thương xót của Chúa Cha là Đấng gần gũi với những ai thiếu thốn cần giúp đỡ.


Theo Chúa Giêsu là một công việc nghiêm chỉnh, đồng thời cũng là một việc tràn đầy niềm vui; nó cần phải tỏ ra dám can đảm nh́n nhận Vị Sư Phụ thần linh của ḿnh nơi những anh chị em nghèo nhất trong những người nghèo và dấn thân phục vụ họ. Để làm như thế, thành phần t́nh nguyện viên, những con người v́ yêu Chúa Giêsu phục vụ những người anh chị em nghèo khổ và những người anh chị em cần giúp đỡ, không mong nhận được những lời cám ơn hay bù đắp; trái lại, họ từ bỏ tất cả những thứ ấy v́ họ đă khám phá ra được t́nh yêu đích thực. Như Chúa đă đến gặp gỡ tôi và đă cúi xuống tầm cỡ của tôi vào lúc tôi cần thiết thế nào th́ tôi cũng làm thế để gặp gỡ Người, khi cúi ḿnh thấp xuống trước những ai mất đức tin hay những ai sống như thể không có Thiên Chúa, trước giới trẻ sống vô nghĩa hay thiếu lư tưởng, trước những gia đ́nh bị khủng hoảng, trước những ai bị bệnh hoạn và bị ngục tù, trước những người tị nạn và di dân, trước người yếu kém và bất lực tự vệ về thân xác và tinh thần, trước trẻ em bị bỏ rơi, trước người già sống lẻ loi cô quạnh một ḿnh. Bất cứ nơi nào có ai đang cựa quậy cần đến một bàn tay cứu giúp để đứng lên, th́ đó là nơi chúng ta có mặt - nơi Giáo Hội cần hiện diện để nâng đỡ và mang lại niềm hy vọng.  


Mẹ Têrêsa, trong tất cả mọi khía cạnh của đời sống ḿnh, đă là một con người quảng đại ban phát ḷng thương xót Chúa, bằng cách mẹ tỏ ra sẵn sàng đối với hết mọi người, nhờ việc mẹ đón nhận và bênh vực sự sống của con người, sự sống của những thai nhi cũng như của những ai bị bỏ rơi và những ai bị loại trừ. Mẹ đă dấn thân để bênh vực sự sống, không ngừng tuyên bố rằng: "thai nhi là con người hèn yếu nhất, bé mọn nhất, dễ bị tổn thương nhất". Mẹ đă cúi ḿnh xuống trước những ai vất vưởng, bỏ mặc cho chết trên vệ đường, khi nh́n thấy nơi họ cái phẩm giá thiên phú của họ; mẹ đă lên tiếng với các quyền lực trên thế giới này, để họ có thể nh́n nhận lỗi lầm của họ về tội ác nghèo khổ do họ gây ra. Đối với Mẹ Têrêsa, ḷng thương xót là "muối đất" mang lại mùi vị cho công việc của mẹ, là "ánh sáng" chiếu soi trong bóng tối của nhiều người không c̣n nước mắt để khóc cho t́nh trạng bần cùng và khổ đau của họ.


Sứ vụ của mẹ đến với những ngoại biên xa xôi hẻo lánh, đối với chúng ta ngày nay, vẫn c̣n là một chứng từ sống động cho việc Thiên Chúa gần gũi những người anh chị em nghèo khổ nhất trong giới nghèo. Hôm nay, tôi muốn truyền đạt h́nh ảnh tiêu biểu của vai tṛ nữ giới cũng như của đời sống thánh hiến cho tất cả thế giới của anh chị em t́nh nguyện viên: chớ ǵ mẹ là mô phạm thánh thiện của anh chị em! Chớ ǵ nhân viên không mệt mỏi của ḷng thương xót này giúp chúng ta càng hiểu hơn rằng tiêu chuẩn duy nhất cho hành động của chúng ta đó là t́nh yêu thương nhưng không, không bị chi phối bởi các thứ ư hệ và những ǵ bó buộc, một t́nh yêu cống hiến cho mọi người không phân biệt ngôn ngữ, văn hóa, chủng tộc hay tôn giáo. Mẹ Têrêsa thích nói rằng: "Có lẽ tôi không nói được ngôn ngữ của họ, nhưng ít là tôi có thể mỉm cười".  Chúng ta hăy mang nụ cười của mẹ trong ḷng của chúng ta và cống hiến nó cho những ai chúng ta gặp gỡ trong cuộc hành tŕnh của chúng ta, nhất là những ai đau khổ. Nhờ đó chúng ta sẽ tạo nên nhiều cơ hội vui tươi và hy vọng cho nhiều anh chị em của chúng ta đang chán chường và đang cần được cảm thông cùng xoa dịu.


http://www.news.va/en/news/homily-for-the-canonization-of-mother-teresa-full

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch kèm theo nhan đề và những chỗ tự ư nhấn mạnh



Phụ thêm của người dịch:


Khoản đăi ngày phong thánh

Nhân ngày phong thánh cho Mẹ Chân Phước Têrêsa Calcutta, ĐTC Phanxicô đă cống hiến một bữa Neapolitan Pizza cho 1 ngàn năm trăm người vào buổi chiều Chúa Nhật mùng 3/9/2016 tại khu vực sinh hoạt của Sảnh Đường Phaolô VI.

Thành phần được mời toàn là những người nghèo khổ và thiếu thốn, họ đi xe bus qua đêm đến để dự Lễ Phong Thánh nữa, từ những cơ sở được các nữ tu ḍng Mẹ Têrêsa phục vụ khắp Ư quốc, như ở Milan, Bologna, Florance, Naples và Roma. 

Phục vụ viên cho bữa khoản đăi này bao gồm 250 nữ tu Ḍng Mẹ Têrêsa và 50 sư huynh ngành nam cùng với các thiện nguyện viên khác.



Ḍng Thừa Sai Bác Ái

Ḍng Thừa Sai Bác Ái được Thánh Têrêsa Calcutta thành lập, để đáp ứng "ơn gọi trong ơn gọi" mà mẹ soi động rên một chuyến xe lửa đi tĩnh tâm vào ngày 9/9/1946.

Bất chấp tính chất nghiêm ngặt của đời sống tu tŕ giữa một thế giới văn minh tân tiến, hội ḍng này đă phát triển phải nói là nhiều nhất và nhanh nhất trong lịch sử Giáo Hội.

Vào năm 1963 ngành cho nam đă bắt đầu, được gọi là Chư Huynh Thừa Sai Bác Ái, và ngành chiêm niệm của ḍng cũng được sáng lập vào năm 1976. Sau hết, vào năm 1984, cùng với cha Joseph Langfor, mẹ lập ngành Các Cha Thừa Sai Bác Ái. 

Kể từ năm 1965 là thời điểm được ĐTC Phaolô VI ban phép thành lập ở ngoài Ấn Độ, v́ ḍng mẹ được thành lập vào ngày 7/10/1950 ở TGP Calcutta Ấn Độ thôi, tức trong ṿng 50 năm, hội ḍng do Thánh Têrêsa Calcutta sáng lập đă phát triển ở 133 quốc gia, với 4 ngàn 500 nữ tu ở 758 cơ sở trên thế giới phục vụ những người nghèo khổ nhất trong giới nghèo để làm giăn cơn khát núi sọ của Chúa Giêsu, một cơn khát được ấp ủ và theo đuổi cho tới cùng nơi tâm hồn của vị sáng lập đă âm thầm kín đáo sống trong tăm tối thiêng liêng cho tới chết suốt gần 50 năm trường. 

Đối với người dịch này th́ Thánh Têrêsa Calcutta quả thực đáng là con chiên đại diện cho thành phần chiên ở bên phải Đức Vua trong cuộc chung thẩm mà thưa cùng Ngài rằng: "Con có thấy Chúa đâu?" (xem Mathêu 25:40), nghĩa là hoàn toàn sống "đức tin qua đức ái" (Galata 5:6). 

 




Mẹ Têrêsa loan báo Phúc Âm

bằng đời sống Mẹ hoàn toàn dấn thân cho người nghèo,

nhưng đồng thời cũng sâu xa cầu nguyện.

 

Bài Giảng của ĐTC Gioan Phaolô II trong Lễ Phong Chân Phước cho Mẹ Têrêsa Calcutta

1.-     Ai muốn làm đầu trong các con phải làm đầy tớ của mọi người” (Mk 10:44). Những lời này của Chúa Giêsu nói với các môn đệ của Người lại vang vọng nơi công trường này mới cách đây ít lâu cho thấy con đường dẫn đến “mức độ cao cả” phúc âm. Đó là con đường chính Chúa Kitô đă theo cho tới cây thập giá; một cuộc hành tŕnh yêu thương và phục vụ là nhũng ǵ đi ngược lại với tất cả mọi lư lẽ của con người. Trở thành nô lệ cho tất cả mọi người!

Mẹ Têrêsa Calcutta, vị sáng lập ḍng Chư Thừa Sai Bác Ái, vị mà hôm nay đây Tôi hân hoan ghi danh vào sổ bộ chân phước, vị đă đi theo lư lẽ tôi tớ phục vụ này. Bản thân Tôi lấy làm biết ơn người phụ nữ can trường này, người phụ nữ Tôi cảm thấy lúc nào cũng kề cận bên Tôi. Là h́nh ảnh của một người Samaritanô Nhân Lành, Mẹ đă đi khắp nơi để phục vụ Chúa Kitô nơi thành phần nghèo khổ nhất trong những người nghèo. Chẳng có một thứ xung đột nào và một thứ chiến tranh nào có thể cản ngăn bước tiến của Mẹ.

Từ đó đến nay, Mẹ vẫn hằng nói với Tôi về các cảm nghiệm của Mẹ trong việc phục vụ các giá trị của phúc âm. Chẳng hạn Tôi nhớ đến những ǵ Mẹ nói khi Mẹ lănh Giải Thưởng Ḥa B́nh Nobel: “Nếu quí vị nghe thấy có người đàn bà nào không muốn sinh con và muốn phá thai, xin hăy cố thuyết phục chị ta mang đến cho tôi đứa bé ấy. Tôi sẽ yêu thương bé, v́ thấy nơi bé dấu hiệu h́nh ảnh của t́nh yêu Thiên Chúa” (Oslo, Dec. 10, 1979).

2.     Không phải ư nghĩa hay sao việc tuyên phong chân phước cho Mẹ đang được thực hiện vào chính ngày Giáo Hội cử hành Ngày Thế Giới Truyền Giáo? Bằng chứng từ phúc âm của cuộc sống ḿnh, Mẹ Têrêsa nhắc nhở cho tất cả mọi người sứ vụ truyền bá phúc âm của Giáo Hội được thể hiện qua đức bác ái, một đức bác ái được bồi dưỡng bằng nguyện cầu và lắng nghe Lời Chúa. Biểu hiệu cho đường lối truyền giáo này là bức ảnh họa vị tân chân phước, một tay nắm tay của một thơ nhi và một tay cầm cỗ tràng hạt.

Chiêm niệm và hoạt động, truyền bá phúc âm hóa và cổ vơ nhân bản: Mẹ Têrêsa loan báo Phúc Âm bằng đời sống Mẹ hoàn toàn dấn thân cho người nghèo, nhưng đồng thời cũng sâu xa cầu nguyện.

3.     “Ai muốn làm lớn trong các con th́ phải làm tôi tớ của các con” (Mk 10:43). Chúng ta hôm nay nhớ đến Mẹ Têrêsa với một cảm xúc đặc biệt, nhớ đến một người đại tôi tớ của người nghèo, của Giáo Hội và của toàn thể thế giới. Đời sống của Mẹ là một chứng từ cho phẩm giá và đặc ân của việc khiêm hạ phục vụ. Mẹ đă muốn chẳng những là người hèn mọn nhất mà c̣n là người tôi tớ của thành phần hèn mọn nhất nữa. Là người mẹ thực sự của người nghèo, Mẹ đă cuí ḿnh xuống trên những ai chịu đựng các thứ h́nh thức nghèo khổ. Cái cao cả của Mẹ là ở khả năng Mẹ cho đi mà không tính đến cái giá phải trả, ban phát “cho đến độ đau đớn”. Đời sống của Mẹ là một cuộc sống Phúc Âm hết ḿnh và là cuộc hiên ngang loan báo Phúc Âm.

Tiếng kêu của Chúa Giêsu trên cây thập giá “Ta khát” (Jn 19:28), một lời kêu than bộc lộ cho thấy Thiên Chúa hết sức khát mong con người, đă thấm nhập vào tâm hồn Mẹ Têrêsa và gặp được một mảnh đất ph́ nhiêu nơi ḷng trí của Mẹ. Việc làm giăn cơn khát yêu thương và các linh hồn của Chúa Giêsu trong sự liên hợp với Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu, đă trở thành mục đích duy nhất của cuộc sống Mẹ Têrêsa và là động lực nội tâm thúc đẩy Mẹ bung ḿnh ra, khiến Mẹ “vội vă” bôn ba khắp thế giới hoạt động cho phần rỗi và sự thánh hóa của thành phần nghèo khổ nhất trong các người nghèo.

4.     “Khi các ngươi làm cho một trong thành phần hèn mọn nhất trong anh em Ta là các ngươi làm cho chính Ta” (Mt 25:40). Sứ điệp Phúc Âm này, một sứ điệp rất quan trọng để hiểu được việc Mẹ Têrêsa phục vụ người nghèo, là nền tảng cho niềm xác tín đầy tin tưởng của Mẹ đến nỗi khi đụng chạm đến những thân xác tan nát của người nghèo là Mẹ sờ chạm tới thân ḿnh của Chúa Kitô. Chính Chúa Giêsu, ẩn ḿnh dưới bộ mặt buồn thảm của thành phần nghèo nhất trong các người nghèo là mục tiêu cho việc phục vụ của Mẹ nhắm đến. Mẹ Têrêsa đă làm sáng tỏ ư nghĩa sâu xa nhất của việc phục vụ, một tác động yêu thương, một hành động làm cho người đói, kẻ khát, người lạ, kẻ trần trụi, người bệnh, kẻ tù phạm (x Mt 25:34-36) là làm cho chính Chúa Giêsu.

V́ nh́n nhận thấy Người như thế, Mẹ đă thi hành bằng cả tấm ḷng mộ mến của Mẹ đối với Người, bộc lộ cho thấy tính cách âu yếm nơi t́nh yêu phu thê của Mẹ. Như thế, bằng việc hoàn toàn hy hiến bản thân ḿnh cho Thiên Chúa cũng như cho tha nhân, Mẹ Têrêsa đạt được mức độ thành toàn cao cả nhất và đă sống những tính chất quí giá nhất về nữ tính của Mẹ. Mẹ muốn là dấu chứng cho “t́nh yêu của Thiên Chúa, sự hiện diện của Thiên Chúa, ḷng cảm thương của Thiên Chúa”, nhờ đó nhắc nhở tất cả mọi người giá trị và phẩm vị của mỗi một người con Chúa “được dựng nên để yêu thương và được yêu thương”. Bởi vậy Mẹ Têrêsa đă “mang các linh hồn về cho Thiên Chúa và đưa Thiên Chúa đến cho các linh hồn”, cũng như đă làm giăn cơn khát của Chúa Kitô, nhất là con khát đối với những người khẩn thiết nhất, những người có nhăn quan về Thiên Chúa đă bị lu mờ bởi khổ đau và đớn đau.

5.     “Con Người đến để hiến mạng sống ḿng làm giá chuộc cho nhiều người” (Mk 10:45). Mẹ Têrêsa đă thông phần cuộc khổ nạn của Đấng Chịu Đóng Đanh, một cách đặc biệt trong những năm dài sống trong “tăm tối nội tâm”. Cuộc thử thách này có những lúc rất gắt gao mà Mẹ đă chấp nhận như ‘tặng ân và đặc ân” chuyên biệt.

Trong những giờ phút tối tăm nhất, Mẹ đă thiết tha nguyện cầu hơn nữa trước Thánh Thể. Cuộc thử thách dữ dội này đă khiến Mẹ nhận thấy ḿnh hơn bao giờ hết giống hệt như thành phần Mẹ phục vụ hằng ngày, bằng cảm nghiệm đớn đau và có những lúc bị loại trừ. Mẹ thích lập đi lập lại rằng t́nh trạng bần cùng nhất là t́nh trạng bị bỏ rơi, t́nh trạng không được ai chú ư chăm sóc cho anh chị em.

6.     “Lạy Chúa, xin ban cho chúng con ân sủng của Chúa, chúng con hy vọng nơi Chúa!”. Như tác giả Thánh Vịnh, biết bao nhiều lần, trong những giây phút lẻ loi cô quạnh nội tâm, Mẹ Têrêsa cũng đă lập lại cùng Chúa của Mẹ rằng: “Lạy Chúa Trời con, con trông cậy nơi Chúa, con cậy trông nơi Ngài!”.

Chúng ta hăy ca ngợi người phụ nữ nhỏ bé phải ḷng Thiên Chúa này, vị sứ giả khiêm hạ của Phúc Âm đây, và là một vị ân nhân không ngừng của nhân loại. Chúng ta tôn kính nơi Mẹ một con người nổi bật nhất trong thời đại của chúng ta. Chúng ta hăy chấp nhận sứ điệp của con người này và hăy noi theo gương của con người ấy.

Hỡi Trinh Nữ Maria, Nữ Vương các Thánh, xin giúp chúng con biết hiền lành và khiêm nhượng trong ḷng như vị sứ giả can đảm của T́nh Yêu này. Xin Mẹ giúp chúng con biết phục vụ một cách vui tương và tươi cười hết mọi người chúng con gặp gỡ. Xin Mẹ giúp chúng con được trở thành những nhà thừa sai của Chúa Kitô, của ḥa b́nh và của niềm hy vọng của chúng con. Amen!

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu của Ṭa Thánh được Zenit phổ biến ngày 19/10/2003

 

Tác Dụng của Việc Phong Chân Phước cho Mẹ Têrêsa Calcutta nơi bản quốc của Mẹ

Nước Albania, trước khi Mẹ Têrêsa được phong chân phước, đă quyết định lập một Năm Mẹ Têrêsa cho toàn quốc. Trong cuộc phong chân phước này, các vị lănh đạo tôn giáo của nước này, bao gồm Công giáo, Chính Thống và Hồi giáo, đă tham dự cuộc phong chân phước theo sự sắp xếp bởi Hội Đồng Đối Thoại Liên Tôn.

Vị lănh đạo của Huynh Đoàn Hồi Giáo Bektashi ở Thổ Nhĩ Kỳ và Albania đă nói với cơ quan truyền giáo Fides rằng: “Chúng tôi rất vui mừng được tham dự vào việc cử hành long trọng ấy. Mẹ Têrêsa là một nữ tử nước Albania, nhưng nay Mẹ thuộc về toàn thế giới. Mẹ đáng được tước hiệu Mẹ đă có công và chúng tôi rất hănh diện đă tặng tước hiệu ấy cho Mẹ. Tôi hết ḷng biết ơn Đức Giáo Hoàng Wojtyla”.

Vị lănh đạo Giáo Hội Chính Thống Albania cho biết: “Việc phong chân phước này là một biến cố lớn lao đối với nước Albania. Chúng tôi hy vọng là nó sẽ không chỉ gói ghém nơi nghi lễ, mà c̣n là một phản tỉnh sâu xa mang các cộng đồng tôn giáo lại với nhau và dạy cho chúng ta yêu thương nhau hơn. Từ người tu sĩ Albania nhỏ bé là vinh dự của chúng tôi ấy, chúng tôi muốn học biết cách hoạt động cho việc đối thoại, khoan nhượng và tôn trọng để phục vụ nhân loại”.

Mẹ Têrêsa: Một trong những vị đại thừa sai của thế kỷ 20

Sáng Thứ Hai, 20/10, sau ngày phong chân phước cho Mẹ Têrêsa Calcutta, ĐTC đă tiếp phái đoàn hành hương tham dự biến cố hôm qua, như sau. “Vị tân chân phước này chắc chắn là một trong những vị đại thừa sai của thế kỷ 20. Chúa đă thực hiện một dụng cụ chọn lọc là con người phụ nữ đơn hèn này, vị đă xuất thân từ một trong những miền nghèo nhất Âu Châu, để loan báo Phúc Âm cho toàn thế giới, không phải bằng việc rao giảng mà là bằng những cử chỉ thường ngày yêu thương đối với người nghèo. Truyền giáo bằng một thứ ngôn ngữ phổ thông nhất: đó là đức bác ái vô giới hạn và bất loại trừ, không chọn lựa dù là thành phần bị bỏ rơi nhất”.

Theo ĐTC, Mẹ Têrêsa c̣n là “một vị thừa sai bác ái, một vị thừa sai ḥa b́nh và một vị thừa sai sự sống… Mẹ luôn luôn lên tiếng bênh vực sự sống con người, cho dù sứ điệp của Mẹ không được đón nhận. Tất cả đời sống của Mẹ Têrêsa là một bài thánh thi ca sự sống… Chính nụ cười của Mẹ là tác động ‘chấp nhận’ sự sống, một ‘chấp nhận’ hân hoan, một chấp nhận phát xuất từ một đức tin và đức mến sâu xa, một ‘chấp nhận’ tinh tuyền nhờ khổ đau tẩy luyện. Mẹ đă lập lại việc ‘chấp nhận’ này mỗi buổi sáng, liên kết với Mẹ Maria, dưới chân cây Thập Giá của Chúa Kitô. Têrêsa Calcutta quả thực là một người mẹ. Mẹ của người nghèo, mẹ của trẻ em. Mẹ của nhiều người con gái con trai nhận Mẹ làm linh hướng và chia sẻ sứ vụ của Mẹ. Từ một hạt giống nhỏ bé, Chúa đă làm cho nó trở thành một cây phát triển, đầy những hoa trái”.

Nhắn nhủ con cái thiêng liêng của vị tân chân phước, ĐTC nói: “Anh chị em là những dấu chứng hùng hồn nhất về tính cách phong phú ngôn sứ này. Hăy bảo tŕ đặc sủng của Mẹ và hăy theo gương Mẹ, để rồi Mẹ từ trời sẽ luôn bảo tŕ anh chị em trên bước đường hằng ngày của anh chị em. Sứ điệp của Mẹ Têrêsa hơn bao giờ hết là lời mời gọi hăy hướng về hết mọi người. Tất cả đời sống của Mẹ nhắc nhở chúng ta rằng là Kitô hữu nghĩa là chứng nhân bác ái. Đó là những huấn dụ của vị tân chân phước. Âm vang lời của Mẹ, Tôi xin mỗi người trong anh chị em hăy quảng đại và can đảm theo bước chân của người môn đệ đích thực này của Chúa Kitô. Mẹ Têrêsa cùng đồng hành với anh chị em trên con đường bác ái”.

Mẹ Têrêsa Calcutta được Liên Tôn ca ngợi trong buổi kết thúc cuộc mừng phong chân phước

Theo tin của màn điện toán Zenit ngày 14/11/2003, th́ trong một cuộc qui tụ liên tôn Chúa Nhật, gồm có 20 vị đại diện các tôn giáo, Ấn giáo, Hồi giáo, Siks, Phật giáo, Jains và Do Thái giáo cũng như các giáo phái Kitô giáo, người ta chẳng những thấy các vị cùng nhau thắp lên một ngọn đèn và đặt một ṿng hoa quanh cổ của một bức tượng Mẹ Têrêsa, mà c̣n nghe thấy những lời phát biểu ca ngợi riêng Mẹ Têrêsa Calcutta cùng với những cảm tạ Giáo Hội Công Giáo nói chung như sau:

Ông thị trưởng thành phố là Subroto Mukherji đă bày tỏ “ḷng bết ơn Giáo Hội Công Giáo” đă ban cho Calcutta một nhân vật như Mẹ Têrêsa.

Vị thượng tế của đạo Sikhs ở Đền Thờ Vàng Amristsar gần Calcutta là Giani Jogindler Singh Vedanti đă cảm nhận: “Mẹ là hiện thân của t́nh yêu thương, ḷng nhân hậu và đức tinh tuyền”.

Vị quản từ Hồi giáo là Irfan Sher ở Calcutta đă ca ngợi Mẹ như là “một vị thánh thực sự”: “Mẹ đă tỏ cho thấy một người phụ nữ có thể trở thành mẹ của toàn thể nhân loại”.

Buổi chiều hôm trước của cuộc qui tụ liên tôn tôn vinh Mẹ Têrêsa Calcutta này, tại vương cung thánh đường Calcutta, ĐTGM Lucas Sirkar đă cử hành một thánh lễ tạ ơn long trọng và đă bày tỏ trong bài giảng như sau: “Chúng ta hăy tạ ơn Thiên Chúa đă ban Mẹ Têrêsa cho thế giới. Sự hiện diện của rất là nhiều người chứng tỏ cho thấy sự cao cả của t́nh yêu Thiên Chúa đă tuôn đổ xuống cho chúng ta qua Mẹ Têrêsa”.

Nữ Tu Tổng Quyền Ḍng Chư Thừa Sai Bác Ái kế vị Mẹ Têrêsa là Nirmalaa Joshi cũng cho biết: “Ước mong Thiên Chúa muốn nơi Mẹ đă qua Mẹ trở thành ước mong của Thành Calcutta cũng như của toàn thế giới: đó là trở thành con tim và đôi tay của Ngài đối với những ai nghèo khổ và bị ruồng bỏ”.
 

”Như Mẹ, chúng ta cũng có thể là những vị thánh”

Sau đây là tâm t́nh của vị nữ tu thừa nhiệm của vị tân chân phước Têrêsa Calcutta trong dịp Giáo Hội tuyên phong vị sáng lập của nữ bề trên này. Theo nữ bề trên tổng quyền đây th́ việc phong chân phước cho Mẹ Têrêsa Calcutta là “dấu chứng tỏ là chúng ta tất cả đều có thể làm thánh”.

Nữ Bề Trên Tổng Quyền Ḍng Chư Thừa Sai Bác Ái Nirmala Joshi này được sinh ra ở Ranchi năm 1934 từ một gia đ́nh thuộc giai cấp Brahmin (tư tế) di dân từ Nepal. Người nữ tu thừa nhiệm này đă bỏ Ấn Giáo theo Kitô Giáo vào năm 24 tuổi, và đă theo chân người nữ đă giúp cho chị khám phá ra được Chúa Kitô. Chị là một trong những người đầu tiên của ḍng Chư Thừa Sai Bác Ái thành lập những nhà cho hội ḍng này ở hải ngoại, ngoài Ấn Độ, đó là ở Panama. Sau đó, chị đă hướng việc truyền giáo đến Âu Châu và Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Khi Mẹ Têrêsa thành lập ngành chiêm niệm cho hội ḍng năm 1976, chị đă được Mẹ ủy thác cho việc trông coi ngành này. Vào tháng 3/1997, tức 6 tháng trước khi vị sáng lập qua đời, chị nữ tu Nirmala đă được tuyển bầu kế nhiệm lănh đạo toàn hội ḍng Chư Thừa Sai Bác Ái.

Vấn     Mẹ bề trên đă gặp Mẹ Têrêsa như thế nào?

Đáp     Vào tháng 3/1958. Tôi đến gơ cửa và một chị đă ra nh́n tôi. Tôi nói với chị rằng tôi muốn nói chuyện với Mẹ Têrêsa. Nh́n Mẹ, điều đầu tiên in vào ḷng tôi là đôi mắt của Mẹ. Tôi nghĩ “con người này không thuộc về trái đất này; bà thuộc về trời cao”.

Vấn         Việc Mẹ Têrêsa được phong chân phước mang lại cho Mẹ Bề Trên một ư nghĩa ra sao?

Đáp     Nó là một xác quyết rằng cuộc đời Mẹ đă sống được Thiên Chúa hài ḷng và Mẹ đáng được nâng lên bàn thờ của thành phần chân phước. Ngoài ra, nó c̣n là một động lực phấn khởi cho tất cả chúng ta: Như Mẹ, chúng ta cũng có thể là những vị thánh; tất cả chúng ta đều có thể làm thánh. Chúng ta có một vị ở trên cao chúng ta có thể nh́n ngắm, vị có những nhân đức đáng bắt chước.

Vấn     Mẹ Têrêsa đă gọi Mẹ Bề Trên là “người biện hộ cho người nghèo”, v́ Mẹ Bề Trên có bằng cấp về luật.

Đáp     Chính Mẹ Têrêsa bảo tôi học luật. Khi tôi đến Calcutta, tôi đă xong việc học đại học của ḿnh. Tôi cần đi về ngành chuyên môn. Sau khi khấn lần đầu, Mẹ Têrêsa bảo tôi học về luật khoa. Mặc dù có bằng cấp những tôi chua7 thực tập. Ngay kia tôi hỏi Mẹ: ‘Tại sao Mẹ muốn con học luật?’ Mẹ đáp: ‘Con muốn học luật, nhưng con đến đây gặp Mẹ và con đă bỏ việc học vấn của con. Mẹ muốn phục hồi lại cho con những ǵ con đă từ bỏ’. Mẹ c̣n nói với tôi rằng: ‘Con đang thực tập luật con theo học, nhưng không phải nơi ṭa án trần gian mà là ở Tối Cao Pháp Viện của Thiên Chúa, ở trên trời, bằng việc áp dụng lề luật tối cao là đức bác ái. Nhờ đó, khi bênh vực quyền lợi của thành phần nghèo nhất trong các người nghèo trước nhan Chúa là con đang áp dụng luật bác ái này vậy’.

Vấn     Mẹ Bề Trên đă từng lănh đạo ngành chiêm niệm của hội ḍng. Theo Mẹ Bề Trên th́ giữa chiêm niệm và hoạt động khác nhau như thế nào?

Đáp     Hoạt động là hoa trái của chiêm niệm. Khi chúng ta kết hợp với Thiên Chúa trong chiêm niệm là chúng ta lănh nhận một thứ ánh sáng và t́nh yêu chúng ta cần và là những ǵ chúng ta có thể sử dụng để phục vụ những người khác.

Vấn     Những giây phút cuối cùng của cuộc đời Mẹ Têrêsa c̣n in ấn ǵ nơi Mẹ Bề Trên hay chăng?

Đáp     Khi Mẹ Têrêsa đang chiến đấu với tử thần th́ tôi đến gặp Mẹ ở pḥng của Mẹ, và Mẹ đă nói với tôi rằng: ‘Mẹ không thở được!’ Bấy giờ tôi kêu các chị khác đến giúp: ‘Mẹ không thở được rồi!’ Họ tới và tôi rời căn pḥng ấy. Thế rồi tôi trở lại, Mẹ đă nh́n tôi bằng một cái nh́n van nài, như thể muốn nói với tôi rằng ‘Hăy cứu Mẹ!’ Nó giống như một lời năn nỉ. Con có hiểu chăng? Tôi nghĩ: ‘Cái đầu tiên in ấn vào tâm khảm tôi là đôi mắt của Mẹ, là cái nh́n của Mẹ’. Chính vào lần cuối cùng này mà chúng tôi nh́n nhau khi Mẹ c̣n sống.

Vấn     Mẹ Bề Trên có nhớ một đoạn đặc biệt nào trong ngày an táng Mẹ hay chăng?

Đáp     Không phải là một đoạn mà cả biến cố này. Cách thức cuộc an táng này đă thu hút hết mọi dân nước, văn hóa và tầng lớp xă hội. Mẹ đă chết, nhưng Mẹ c̣n sống hơn bao giờ hết. Mẹ đă mang tất cả những dân tộc này lại với nhau! Thật là tuyệt vời. Tôi cũng hết sức ngạc nhiên trước dân chúng ở Calcutta. Đám đông dân chúng đi qua đi lại … cuối cùng, khi chúng tôi trở về nhà mẹ, dân chúng theo đám tang kêu lên: ‘Mẹ Têrêsa, Mẹ muôn năm! Chúng con sẽ không bao giờ quên Mẹ đâu!” Thật là cảm động.

Vấn     Mẹ Têrêsa có trăn trối ǵ cho Mẹ Bề Trên khi Bà ủy thác việc lănh đạo hội ḍng này cho Mẹ?

Đáp     Không, không có ǵ đặc biệt cả. Lời khuyên nhủ liên lỉ của Mẹ là: ‘Hăy vun trồng t́nh thân mật với Thiên Chúa; hăy vun trồng sự thánh thiện của các con, và hăy yêu thương nhau’.

Vấn     Cái khác nhau của việc làm bề trên của hội ḍng này khi Mẹ Têrêsa c̣n sống và hiện nay như thế nào?

Đáp     Hiển nhiên là khi Mẹ Têrêsa c̣n sống về thân xác với chúng tôi th́ dễ dàng hơn, tôi lúc nào cũng có thể dựa vào Mẹ. Tuy nhiên, mặc dù Mẹ không c̣n ở với chúng tôi nữa về thể lư, tất cả chúng tôi đều tin tưởng về sự hiện diện của Mẹ giữa chúng tôi. Đây không c̣n là vấn đề hiện diện thể lư mà là thiêng liêng; chúng tôi lại có thể chạy đến với Mẹ, xin Mẹ giúp chúng tôi giải quyết các thứ vấn đề. Ở một nghĩa nào đó, Mẹ giờ đây c̣n có thể giúp chúng tôi hơn trước nữa.
 

 

Mẹ Têrêsa Calcutta:

Tôi hoàn toàn thuộc về Trái Tim Chúa Giêsu

 

Nhân dịp lễ phong chân phước cho Mẹ Têrêsa Calcutta, Văn Pḥng Cử Hành Phụng Vụ của Đức Thánh Cha đă công bố tiểu sử sau đây về vị tân chân phước, được VIS phổ biến ngày 17/10/2003.

“Về huyết nhục th́ tôi là người Albany. Theo tính cách công dân th́ tôi là một người Ấn Độ. Với đức tin th́ tôi là một nữ tu Công Giáo. Theo ơn gọi của ḿnh th́ tôi thuộc về thế giới. Với tâm hồn của ḿnh th́ tôi hoàn toàn thuộc về Trái Tim Chúa Giêsu”. Với một thân ḿnh nhỏ con, một đức tin sắt đá, Mẹ Têrêsa Calcutta được úy thác cho sứ mạng truyền bá t́nh yêu khát khao của Thiên Chúa cho nhân loại, nhất là cho thành phần nghèo nhất trong thành phần nghèo khổ. “Thiên Chúa vẫn yêu thương thế gian và Ngài gửi anh chị em và tôi đến làm t́nh yêu của Ngài và ḷng xót thương của Ngài đối với người nghèo”. Mẹ là một tâm hồn đầy tràn ánh sáng Chúa Kitô, cháy lửa mến yêu Người và bừng bừng một ước mong duy nhất đó là “làm giăn cơn khát yêu thương và các linh hồn của Người”.

Vị sứ giả ánh sáng này của t́nh yêu Thiên Chúa được sinh vào đời ngày 26/8/1910 ở Skopje, Albania, một thành phố tọa lạc ở giao điểm lịch sử Balkan. Người con trẻ nhất này được sinh ra bởi hai vị thân sinh Nikola và Drane Bojaxhiu này được rửa tội với tên là Gonxha Agnes, được Rước Lễ Lần Đầu lúc 5 tuổi rưỡi và chịu phép Thêm Sức vào tháng 11/1916. Từ ngày Rước Lễ Lần Đầu, t́nh yêu các linh hồn đă triển nở trong tâm hồn bé. Bé mất cha bất ngờ khi mới lên tám. Bà mẹ góa kiên cường nuôi con cái, và đă ảnh hưởng rất nhiều đến tính nết cùng ơn gọi của bé. Ngoài ra, đời sống đạo của bé cũng được nâng đỡ bởi cả vị linh mục Ḍng Tên coi xứ Thánh Tâm là nơi bé sinh hoạt nữa.

Vào năm 18 tuổi, được thúc đẩy bởi ư định trở thành một nhà truyền giáo, cô Gonxha đă bỏ gia đ́nh vào tháng 9/1928 để dâng ḿnh cho Chúa trong Ḍng Trinh Nữ Maria, tức tu hội Nữ Tu Loreto ở Ái Nhĩ Lan. Tại đây chị được đặt tên là Nữ Tu Maria Têrêsa theo Thánh Nữ Therese Hài Đồng Giêsu. Vào tháng 12 cùng năm, chị này lên đường đi Ấn Độ, tới Calcutta ngày 6/1/1929. Sau khi khấn lần đầu vào tháng 5/1931, Nữ Tư Têrêsa được chỉ định đến cộng đồng Loreto Entally ở Calcutta và dạy học ở Trường Thánh Maria phái nữ. Vào ngày 24/5/1937 Nữ Tu này khấn trọn, để trở thành, như chị nói, “hôn thê của Chúa Giêsu” cho “đến muôn đời bất tận”. Từ đó trở đi, chị được gọi là Mẹ Têrêsa. Mẹ tiếp tục dạy học ở Trường Thánh Maria và làm hiệu trưởng của trường này vào năm 1944. Là một con người sâu xa cầu nguyện và hết sức yêu thương chị em ḍng cũng như học sinh của ḿnh, 20 năm sống trong ḍng Loreto Mẹ cảm thấy thật là hạnh phúc. Nổi tiếng là bác ái, vị tha và can đảm, khả năng chịu khó và có óc tổ chức, Mẹ đă sống trọn cuộc sống tận hiến của ḿnh cho Chúa Giêsu, giữa chị em đồng tu, một cách trung thành và vui vẻ.

Vào ngày 10/9/1946, trên chuyến xe lửa từ Calcutta tới Darjeeling để dự tuần pḥng hằng năm, Mẹ Têrêsa đă được “ơn soi động”, một “ơn gọi trong ơn gọi” của Mẹ. Hôm ấy, Mẹ đă ở trong một trạng thái mà Mẹ không bao giờ giải thích, cơn khát yêu thương và các linh hồn của Chúa Giêsu chiám đoạt tâm hồn Mẹ, và ước muốn làm giăn cơn khát của Người trở thành mănh lực chi phối cuộc sống của Mẹ. Những tháng ngày sau đó, bằng những ngôn xướng và thị kiến nội tâm, Chúa Giêsu đă tỏ cho Mẹ biết ư của Trái Tim Người muốn có “những mồi ngon của t́nh yêu”, thành phần “chiếu tỏa t́nh yêu của Người trên các linh hồn”. Người đă nài xin Mẹ: “Hăy đến để làm ánh sáng của Cha. Cha không thể đi một ḿnh”.

Người đă tỏ cho Mẹ biết cái đau đớn của Người nơi thành phần nghèo khổ bị bỏ rơi, niềm sầu thương của Người ở chỗ vô tri của họ và niềm khát vọng được họ yêu mến. Người đă xin Mẹ Têrêsa hăy thành lập một cộng đoàn tu tŕ, Ḍng Thừa Sai Bác Ái, dấn thân phục vụ thành phần nghèo nhất trong các người nghèo. Gần hai năm trời bị thử thách và nhận thức qua đi trước khi Mẹ được phép bắt đầu khởi sự. Vào ngày 17/8/1948, lần đầu tiên Mẹ mặc bộ sari trắng viền xanh dương và bước qua cổng tu viện Loreto thân yêu để tiến vào thế giới người nghèo.

Sau một khóa huấn luyện ngắn với Các Nữ Tu Thừa Sai Y Khoa ở Patna, Mẹ Têrêsa trở về Calcutta và t́m một trú cư tạm thời với Các Sư Tỷ Nghèo. Vào ngày 21/12 lần đầu tiên Mẹ đi đến những khu nhà ổ chuột. Mẹ đă viếng thăm các gia đ́nh, rửa các vết ghẻ lở cho một số trẻ em, chăm sóc cho một người già nằm bệnh trên đường phố và thuốc men cho một người đàn bà đang chết đói và bị lao phổi. Mẹ bắt đầu mỗi ngày bằng việc rước lấy Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh Thể và rồi lên đường, tay cầm tràng hạt, để t́m kiếm và phục vụ Ngài nơi “thành phần không được chú ư tới, không được yêu thương, không được chăm sóc“. Sau mấy tháng, Mẹ được những học sinh của Mẹ trước đó, từng người một, đến tham gia cộng tác với Mẹ.

Ngày 7/10/1950, hội ḍng mới Chư Thừa Sai Bác Ái đă được chính thức thành lập tại TGP Calcutta. Vào đầu thập niên 1960, Mẹ Têrêsa bắt đầu gửi các Nữ Tu ḍng của Mẹ đi đến các vùng khác ở Ấn Độ. Sắc Lệnh Ca Ngợi do Đức Thánh Cha Phaolô VI ban gửi cho hội ḍng của Mẹ đă khuyến khích Mẹ mở một nhà ở Venezuela. Chẳng bao lâu sau những nhà khác được thành h́nh ở Rôma và Tanzania, rồi dần dần ở hết mọi lục địa. Bắt đầu từ năm1980 và liên tục qua thập niên 1990, Mẹ Têrêsa đă mở những nhà ở hầu hết mọi quốc gia cộng sản, bao gồm cả ở Khối Hiệp Nhất Sô Viết trước đây, Albania và Cuba.

Để đáp ứng hơn nữa cho cả nhu cầu về thể lư cũng như thiêng liêng, năm 1963 Mẹ Têrêsa đă lập hội ḍng Thừa Sai Chư Huynh Bác Ái, năm 1976 ngành chiêm niệm cho các Nữ Tu, năm 1979 ngành Chư Huynh Chiêm Niệm, và năm 1984 Thừa Sai Chư Phụ Bác Ái. Tuy nhiên, ơn soi động của Mẹ không giới hạn vào những ai theo đuổi ơn gọi tu tŕ mà thôi. Mẹ đă thành lập tổ chức Đồng Cán Sự của Mẹ Têrêsa cũng như Đồng Cán Sự Phục Vụ Bệnh Nhân và Đau Khổ, những người thuộc nhiều tín ngưỡng và quốc tịch được Mẹ chia sẻ tinh thần cầu nguyện của Mẹ, tinh thần giản dị đơn sơ của Mẹ, tinh thần hy sinh của Mẹ và tinh thần tông đồ thực hiện những việc làm yêu thương khiêm tốn của Mẹ. Tinh thần này sau đó đă tác động nên Chư Thừa Sai Giáo Dân Bác Ái. Để đáp lại những lời yêu cầu của nhiều linh mục, vào năm 1981, Mẹ Têrêsa cũng đă bắt đầu Phong Trào Chúa Kitô cho Các Linh Mục như là một “đường lối thánh thiện nhỏ bé” cho những vị muốn tham dự vào đặc sủng và tinh thần của Mẹ.

Trong những năm phát triển nhanh này, thế giới bắt đầu chú ư tới Mẹ Têrêsa và công việc Mẹ đă khởi công thực hiện. Nhiều bằng tưởng thưởng, bắt đầu là Bằng Tưởng Thưởng Padmashiri Ấn Độ vào năm 1962, nhất là Giải Ḥa B́nh Nobelnăm 1979, đă tôn vinh công cuộc của Mẹ, khiến cho giới truyền thông lưu ư và bắt đầu theo dơi các sinh hoạt của Mẹ. Mẹ đă lănh nhận cả các thứ giải thưởng và sự chú trọng “v́ vinh quang Thiên Chúa và nhân danh kẻ nghèo”.

Suốt cuộc đời và lao nhọc của Mẹ Têrêsa đều chứng tỏ cho thấy niềm vui của yêu thương, sự cao cả và phẩm giá của hết mọi con người, giá trị của những điều nhỏ mọn được trung thành thực hiện v́ yêu mến, và giá trị siêu việt của t́nh bằng hữu với Thiên Chúa. Thế nhưng c̣n một phương diện anh hùng khác về người nữ cao cả này đă được tỏ lộ chỉ sau khi người nữ ấy qua đời. Khuất kín trước mắt của tất cả mọi người, ngay cả với những người thân cận nhất với Mẹ, đó là đời sống nội tâm của Mẹ, đầy những cảm nghiệm đau thương sâu đậm liên lỉ của t́nh trạng bị xa ĺa Thiên Chúa, thậm chí bị Ngài loại bỏ, mà lại cứ càng khát vọng t́nh yêu của Ngài. Mẹ đă gọi cảm nghiệm nội tâm này là “bóng tối tăm”. “Đêm tối đau thương” của linh hồn Mẹ ấy, được bắt đầu vào khoảng thời gian Mẹ khởi sự hoạt động cho người nghèo và đă tiếp tụccho đến hết đời của Mẹ, đă khiến Mẹ tiến đến chỗ được hiệp nhất sâu xa với Thiên Chúa hơn bao giờ hết. Nhờ bóng tối tăm Mẹ đă tham dự một cách lạ lùng vào cơn khát của Chúa Giêsu, vào khát vọng đau thương bừng cháy yêu thương của Người, và Mẹ đă tham dự vào nỗi cô đơn hiu quạnh nội tâm của thành phần nghèo khổ.

Trong những năm cuối đời của ḿnh, mặc dù có những trục trặc trầm trọng về sức khỏe, Mẹ Têrêsa vẫn tiếp tục coi sóc Hội Ḍng của Mẹ và đáp ứng các nhu cầu của người nghèo cũng như của Giáo Hội. Vào năm 1997, con số nữ tu ḍng của Mẹ gần 4 ngàn và đă thiết lập được 610 nhà ở 123 quốc gia trên thế giới. Vào 3/1997, Mẹ đă chúc lành cho vị thừa kế mới được tuyển bầu của ḿnh làm Bề Trên Tổng Quyền của Ḍng Chư Thừa Sai Bác Ái, để rồi thực hiện nhiều chuyến xuất ngoại hơn. Sau khi gặp Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II lần cuối cùng, Mẹ đă trở về Calcutta và sống những tuần lễ cuối cùng của ḿnh tiếp đón các khách viếng thăm và chỉ dẫn cho các Nữ Tu của Mẹ. Vào ngày 5/9, Mẹ đă chấm dứt cuộc sống trần gian. Mẹ đă được vinh dự chôn cất theo quốc táng do chính quyền Ấn Độ thực hiện, và thi thể của Mẹ được an táng tại Nhà Mẹ Ḍng Thừa Sai Bác Ái. Mộ của Mẹ trở thành một địa điểm hành hương mau chóng và là nơi cầu nguyện cho dân chúng thuộc đủ mọi tín ngưỡng, giầu cũng như nghèo. Mẹ Têrêsa đă để lại chứng từ của một đức tin bất khả chuyển lay, một niềm hy vọng bất khuất và một đức ái phi thường. Việc Mẹ đáp lại lời kêu gọi của Chúa Giêsu “hăy đến làm ánh sáng của Cha”, làm Mẹ trở thành một vị Thừa Sai Bác Ái, thành “mẹ của người nghèo”, làm biểu hiện của ḷng xót thương trước thế giới, và là một chứng từ sống động cho t́nh yêu khát khao của Thiên Chúa.

Không đầy hai năm sau khi qua đời, căn cứ vào tiếng tăm thánh đức lẫy lừng của Mẹ cùng với những thuận lợi xẩy ra, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă cho phép tiến hành việc phong thánh cho Mẹ. Ngày 20/12/2002, Ngài đă chuẩn nhận sắc lệnh về các nhân đức anh hùng và phép lạ của Mẹ.

 

 

 

 

 

 

Mẹ Têrêsa Calcutta: Cuộc Đời và Di Sản

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, Trích Dịch Từ Màn Điện Toán Của Văn Pḥng Tín Liệu Phong Chân Phước Cho Mẹ Têrêsa Calcutta
(HTTP://WWW.MOTHERTERESACAUSE.INFO/)

 


Mẹ Têrêsa Calcutta: Cuộc Đời

Một con người sống cho đời

Agnes Gonxha Bojaxhiu, sau này là Mẹ Têrêsa, vào đời ngày 26/8/1910 ở Skopje, Macedonia, theo huyết tộc Alnania. Cha của bé là một thương gia được trọng vọng ở địa phương, qua đời khi bé mới được 8 tuổi, để lại mẹ của bé, một người phụ nữ sốt sắng đạo hạnh, làm nghề thêu thùa như kế sinh nhai cho gia đ́nh. Sau thời gian niên thiếu hiết sức tham gia các hoạt động giáo xứ, Agnes đă rời gia đ́nh vào tháng 9/1928 để nhập Nữ Tu Viện Loreto ở Rathfarnam (Dublin), Ái Nhĩ Lan, nơi cô đă được trở thành thử sinh ngày 12/10 và mang tên Têrêsa, tên của vị thánh quan thày là Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu.

Thử sinh Agnes đă được nhà ḍng Loreto sai đến Ấn Độ, tới Calcutta ngày 6/1/1929. Khi đến nơi, chị thử sinh này nhập tập viện ở Darjeeling. Chị tập sinh này đă khấn trọn đời như là một sơ ḍng Loreto ngày 24/5/1937, và sau đó sơ được gọi là Mẹ Têrêsa. Trong thời gian sống ở Calcutta vào thập niên 1930 và 1940, sơ đă dạy ở Trường Trung Học đệ nhất cấp Bengali Thánh Mary.

Vào ngày 10/9/1946, trên chuyến xe lửa từ Calcutta đến Darjeeling, Mẹ Têrêsa đă nhận được điều Mẹ gọi là “ơn gọi trong ơn gọi”, một ơn gọi làm phát sinh ra gia đ́nh Thừa Sai Bác Ái của các Sư Muội, Sư Huynh, Linh Mục và Cộng Tác Viên. Nội dung của ơn soi động này được thể hiện nơi mục đích và sứ vụ Mẹ phác họa cho cơ cấu mới của Mẹ, đó là “làm giản cơn khát vô cùng của Chúa Giêsu trên thập giá v́ yêu thương v́ các linh hồn”, bằng “việc tận lực hoạt động cho phần rỗi và sự thánh hóa của thành phần nghèo nhất trong các người nghèo”. Vào ngày 7/10/1950, hội ḍng mới Thừa Sai Bác Ái được chính thức thành lập như là một tổ chức tu tŕ đối với Tổng Giáo Phận Calcutta.

Suốt thập niên 1950 và 1960, Mẹ Têrêsa đă phát triển công cuộc của hội ḍng Thừa Sai Bác Ái cả ở Calcutta lẫn khắp Ấn quốc. Ngày 1/2/1965, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đă ban Sắc Lệnh Khen Tặng cho Hội Ḍng này bằng việc nâng hội ḍng này lên cấp trực thuộc Ṭa Thánh. Cơ sở đầu tiên được thành lập ngoài Ấn Độ ở Cocorote, Venezuela năm 1965. Hội ḍng này lan tới Âu Châu (ở Tor Fiscale ngoại ô Rôma) và Phi Châu (Tabora, Tanzania) năm 1968.

Từ hậu bán thập niên 1960 cho đến năm 1980, hội ḍng Thừa Sai Bác Ái phát triển cả về địa dư khắp thế giới lẫn về nhân số phần tử. Mẹ Têrêsa đă thành lập những nhà ở Úc Đại Lợi, ở Trung Đông và Bắc Mỹ Châu, cũng như mở nhà tập đầu tiên ở Luân Đôn ngoài Calcutta. Năm 1979, Mẹ được giải thưởng Nobel Ḥa B́nh. Cũng trong năm nay đă có tới 158 cơ sở của hội ḍng Thừa Sai Bác Ái.

Hội ḍng Thừa Sai Bác Ái lan tới các nước Cộng sản vào năm 1979, với một nhà ở Zagreb, Croatia, và vào năm 1980 một nhà ở Đông Bá Linh, cứ thể tiếp tục phát triển suốt thập niên 1980 và 1990 với những nhà ở hầu như tất cả mọi quốc gia Cộng sản, kể cả 15 cơ sở ở Liên Sô trước đây. Tuy nhiên, cho dù đă nhiều lần cố gắng, Mẹ Têrêsa cũng không thể thiết lập một cơ sở nào ở Trung Hoa.

Mẹ Têrêsa đă nói trước Tổng Hội Đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng 10/1985, dịp kỷ niệm thành lập 40 năm của tổ chức này. Vào ngày áp Lễ Giáng Sinh cùng năm, Mẹ đă mở “Món Quà Yêu Thương” ở Nữu Ước, nhà đầu tiên Mẹ đă thiết lập cho các bệnh nhân bị chứng liệt kháng AIDS. Những năm sau đó các nhà khác theo nhau xuất hiện, ở Hiệp Chủng Quốc cũng như ở các nơi khác, đặc biệt dấn thân cho những ai mắc hội chứng liệt kháng này.

Từ cuối thập niên 1980 tới hết thập niên 1990, mặc dù tăng phát vấn đề sức khỏe, Mẹ Têrêsa cũng du hành khắp thế giới về vấn đề khấn hứa của các tập sinh, vấn đề mở các nhà mới, cũng như vấn đề phục vụ thành phần nghèo khổ và gặp tai ương hoạn nạn. Những cộng đồng mới được thành lập ở Nam Phi Châu, ở Albania, Cuba và Iraq tàn khốc chiến tranh. Cho tới năm 1997, con số Nữ Tu lên đến gần 4 ngàn phần tử, và được thiết lập ở hầu hết 600 cơ sở ở 123 quốc gia trên thế giới.

Sau một mùa thu đi đến Rôma, Nữu Ước và Washington, với t́nh trạng sức khỏe suy yếu, Mẹ Têrêsa trở lại Calcutta vào tháng 7/1997. Vào lúc 9 giờ 30 tối ngày 5/9, Mẹ Têrêsa qua đời ở Nhà Mẹ của Hội Ḍng. Thân thể của Mẹ được chuyển đến Nhà Thờ Thánh Tôma, gần nữ tu viện Loreto, nơi đầu tiên Mẹ đă đến Ấn Độ gần 69 năm trước. Hằng trăm ngàn người thuộc tất cả mọi tầng lớp và mọi tôn giáo, từ Ấn Độ cũng như ngoại quốc đă tỏ ḷng ngưỡng mộ Mẹ. Mẹ đă được quốc táng vào Ngày Thứ Bảy 13/9/1997, thi thể của Mẹ đă được rước trên chiếc xe đă từng chở thi thể của Mahandas K. Gandhi và Jawaharlal Nehru, qua các đường phố Calcutta. Các vị tổng thống, thủ tướng, nữ hoàng và đặc sứ thay mặt quốc gia trên khắp thế giới đă hiện diện trong cuộc lễ an táng Mẹ.

Một con người được tuyên phong

Ngay c̣n tại thế, Mẹ Têrêsa Calcutta đă được tiếng là thánh thiện, là một vị thánh sống, một con người phi thường đối với con mắt của tín đồ Ấn giáo, một con người cứu nhân độ thế trước con mắt của tín đồ Phật giáo. V́ đời sống thánh thiện quá hiển nhiên của Mẹ như thế, đến nỗi, văn kiện tuyên phong chân phước cho Mẹ đă gọi Mẹ là “biểu hiệu của Đức Bác Ái Kitô giáo”, trường hợp của Mẹ đă không cần phải chờ đợi cho đến sau 5 năm qua đời theo qui định của Giáo Hội Công giáo. Sau đây là tiến tŕnh phong thánh cho Mẹ, khởi đầu là bậc chân phước.

23/10/1997, tức mới có gần 2 tuần Mẹ qua đời, hay 10 ngày sau khi Mẹ được an táng, ĐTGM Henry D’Souza đă thỉnh nguyện Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh chuẩn chước cho trường hợp của Mẹ qui định thời hạn 5 năm sau khi qua đời, để ngài có thể bắt đầu những bước đ̣i hỏi đầu tiên ở giáo phận của ngài.

12/12/1998, Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh ban chuẩn chước cho vị TGM này.

19/3/1999, Các vị bề trên tổng quyền của ḍng Các Thừa Sai Bác Ái chỉ định linh mục Brian Kolodiejchuk, MC, làm Cáo Thỉnh Viên thay họ làm việc trong tiến tŕnh tuyên phong này.

8/4/1999, các ĐGM thuộc miền Tây Bengal Ấn Độ đồng ư Hồ Sơ Tuyên Phong trước hạn kỳ 5 năm.

21/4/1999, Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh chứng nhận không ǵ ngăn trở “Nihil Obstat” cho hồ sơ tuyên phong.

6/6/1999, Sơ M. Lynn Mascarenhas, MC, được chỉ định làm phó cáo thỉnh viên.

11/6/1999, vị cáo thỉnh viên nộp thỉnh nguyện lên ĐTGM Calcutta xin bắt đầu việc điều tra ở cấp giáo phận, đồng thời ngài cũng gửi kèm theo tiểu sử của Mẹ và danh sách các nhân chứng.

12/6/1999, ĐTGM công khai công bố thỉnh nguyện thư tuyên phong của cáo thỉnh viên và tuyên bố việc ngài bắt đầu Hồ Sơ Phong Chân Phước và Hiển Thánh cho Tôi Tớ Chúa là Mẹ Têrêsa Calcutta.

26/7/1999, Thánh Lễ Chính Thức Tiến Tŕnh Tuyên Phong tại Nhà Thờ Thánh Maria ở Calcutta. ĐTGM đă ban hành lời thề cho 12 phần tử thuộc Nhóm T́m Hiểu Của Giáo Phận. Thánh Lễ này mở màn cho giai đoạn nghiên cứu, phỏng vấn với những nhân chứng và xem xét các văn kiện và tài liệu liên quan đến đời sống và hoạt động của Mẹ Têrêsa. Công việc này được kết thúc vào tháng 8/2001, với 80 tập tài liệu, mỗi tập dầy khoảng 450 trang, để tŕnh bày cho Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh.

15/8/2001, buổi kết thúc ở Nhà Thờ Thánh Maria về Việc Giáo Phận T́m Hiểu Đời Sống, Nhân Đức và Tiếng Tăm Thánh Thiện của Mẹ Têrêsa Calcutta Đầy Tớ Chúa. Vị cáo thỉnh viên mang Các Việc T́m Hiểu Của Giáo Phận đến Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh ở Rôma.

29/8/2001, Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh mở Hồ Sơ Các Việc Giáo Phận T́m Hiểu Đời Sống, Nhân Đức và Tiếng Tăm Thánh Thiện của Mẹ Têrêsa Calcutta.

22/9/2001, Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh tuyên bố hiệu thành Việỉc T́m Hiểu của Giáo Phận Calcutta và Những Lời Khai Nhân Chứng. Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh chỉ định Đức Ông José Luis Gutiérrez Gómez làm Tường Tŕnh Viên.

26/4/2002, Điều Kiện Phong Thánh được hoàn tất và đệ tŕnh lên Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh để cứu xét.

20/12/2002, tại Điện Vatican của Ṭa Thánh, trước sự hiện diện của Đức Thánh Cha, ĐHY Saraiva Martins đă công bố 17 sắc lệnh về 7 vị tân chân phước, 7 vị thánh mới và 3 vị đáng kính. Trong 7 vị tân chân phước có Mẹ Têrêsa Calcutta. Giáo Hội đă xác nhận việc khỏi chứng xưng bướu bao tử của chị Monika Besra, một chứng bệnh không thể mổ như các vị bác sĩ của chị cho biết, là một phép lạ do Mẹ Têrêsa làm để đáp lại lời cầu của chị phụ nữ Ấn Giáo này đă tin tưởng đặt bức ảnh của Mẹ lên chỗ dạ dầy của chị.


Mẹ Têrêsa Calcutta: Di Sản

Huân Chương

Trong số 124 Bằng Tưởng Thưởng Mẹ nhận được, trong đó có 10 bằng đặc biệt là:

1. Padmashree Award (từ Tổng Thống Ấn Độ) 8/1962;
2. Pope John XXIII Peace Prize 1/1971;
3. John F. Kennedy International Award 9/1971;
4. Jawahalal Nehru Award for International Understanding 11/1972;
5. Templeton Prize for "Progress in Religion" 4/1973;
6. Nobel Peace Prize 12/1979;
7. Bharat Ratna (Jewel of India) 3/1980;
8. Order of Merit (từ Nữ Hoàng Elizabeth) 11/1983;
9. Gold Medal of the Soviet Peace Committee 8/1987;
10. United States Congressional Gold Medal 6/1997.

 

Sự Nghiệp

7/10/1950:
Hội ḍng Thừa Sai Bác Ái được chính thức h́nh thành trước Giáo quyền. (Bấy giờ hội ḍng mới có 12 người. Người đầu tiên theo Mẹ vào tháng 3/1949. Người thừa kế đầu tiên thay Mẹ làm bề trên tổng quyền của cả hai ngành hoạt động và chiêm niệm là Sơ M. Nirmala, MC).

25/3/1963:
Ngành NamThừa Sai Bác Ái được chính thức thành h́nh ở Calcutta. (Cha Ian Travers-Ball, SJ, ḍng Tên đă gia nhập ngành này năm 1965, với tên gọi là Sư Huynh Andrew, MC, và là bề trên tiên khởi của ngành nam. Bề trên tổng quyền của ngành nam được gọi là Tổng Phục Vụ [The Servant General] và vị Tổng Phục Vụ hiện nay là Sư Huynh Yesudas, MC)

3/1969:
Ngành Cộng Tác Viên của Mẹ Têrêsa được chính thức bắt đầu. (Ngành này bao gồm tất cả mọi giáo dân, thuộc đủ mọi tôn giáo, quốc gia và nếp sống, muốn cùng với Mẹ Têrêsa làm giăn cơn khát yêu thương và các linh hồn của Thiên Chúa, bằng việc hiến dâng cho Ngài t́nh yêu của họ và làm cho t́nh yêu của Ngài được cảm nhận, cách riêng nơi thành phần nghèo nhất trong các người nghèo, nhất là nơi những ai thuộc gia đ́nh riêng của các phần tử ngành này. Ngành Cộng Tác Viên giáo dân đây c̣n có thể được thực hiện bởi một người “Cộng Sự Viên Bệnh Nhân và Đau Khổ” với một vị Thừa Sai Bác Ái).

25/6/1976:
Ngành chiêm niệm Nữ được thành h́nh ở Nữu Ước. (Sứ vụ của các nữ tu MC ngành chiêm niệm này là t́m kiếm các linh hồn nghèo nhất trong các người nghèo qua việc tông đồ cầu nguyện, nhất là việc tôn thờ Thánh Thể, cũng như qua các hoạt động t́nh thương về tinh thần)

19/3/1979:
Ngành chiêm niệm Nam được thành h́nh ở Rôma. (Dưới sự hướng dẫn của Cha Sebastian Vazhakala, MC, ngành nam chiêm niệm đă chính thức cộng nhận như một hội ḍng thuộc giáo phận ở Rôma vào năm 1993).

1980:
Thành lập Phong Trào Thân Thể Chúa Kitô Cho Linh Mục (Corpus Christi Movement for Priests) cho các vị linh mục muốn thông dự vào linh đạo của Mẹ. (Cha Joseph Langford đă cộng tác vào việc này. Phong trào này đă tiếp tục lan rộng nơi các linh mục triều trên khắp thế giới dưới sự lănh đạo hiện nay của Cha Pascual Cervera ở Nữu Ước. Ngoài ra, Mẹ Têrêsa c̣n muốn hỗ trợ các vị linh mục hơn nữa bằng chương tŕnh Veronica Intercessors For Priests - Verônica Chuyển Cầu Cho Các Vị Linh Mục, một chương tŕnh thừa nhận thiêng liêng giữa một vị linh mục với một nữ tu hy sinh cầu nguyện cho ngài, theo chiều hướng của Chị Thánh Têrêsa Nhỏ trước đây. Chương tŕnh này đă được các vị giám mục cổ vơ và lan truyền đến nhiều ḍng tu khác nhau).

16/4/1984:
Ngành Thừa Sai Bác Ái Giáo Dân được thành h́nh. (Mục đích là để giáo dân sống đời sống thiêng liêng được tổ chức theo đặc sủng của Mẹ Têrêsa).

13/10/1984:

Ngành Thừa Sai Bác Ái Linh Mục được thành h́nh ở Bronx, Nữu Ước. (Cha Joseph Langford đă cộng tác vào việc thành lập ngành này. Mục đích của ngành này là để tạo cơ hội cho các vị linh mục phục vụ người nghèo nhất trong các người nghèo, giúp vào việc thiêng liêng cho gia đ́nh Thừa Sai Bác Ái, cũng như để truyền bá linh đạo cùng sứ vụ của Mẹ Têrêsa. Ngành này đă trở thành một hội ḍng thuộc giáo phận ở Tijuana, Mễ Tây Cơ năm 1992. Như thế, ngành nữ chiêm niệm và hoạt động chỉ là một ḍng, th́ ngành nam, kể cả Sư Huynh và Linh Mục, lại có ba ḍng (ngành chiêm niệm Nam MC, ngành Sư Huynh MC và ngành Linh Mục MC). Nhưng tất cả đều có một mục đích duy nhất là thực hiện đặc sủng của Mẹ Têrêsa, người “Mẹ” duy nhất của tất cả các ngành, trong việc làm giăn cơn khát của Thiên Chúa, bằng đời sống thánh thiện cũng như bằng việc phục vụ phần rỗi và thánh hóa thành phần nghèo nhất trong các người nghèo).

Khi Mẹ Têrêsa qua đời 5/9/1997, tổng số Chị Em Thừa Sai Bác Ái là 3.914 ở 594 cộng đồng tại 123 quốc gia trên khắp thế giới. (Có thể v́ nhiều ngành khác nhau như được kể đến trên đây mà con số này hơi khác với con số được Zenit phổ biến ngày 29/8/2003 như sau: “Vào năm 1997, năm đấng sáng lập qua đời, ḍng này có 456 nhà ở 101 quốc gia, giờ đây, kể cả 10 nhà nguyên trong năm 2003 này, tất cả số nhà lên đến 710 ở 132 quốc gia. Theo niên giám 2003 của Ṭa Thánh ḍng này có 4.690 nữ tu kể cả tập sinh”).
 

Danh Ngôn (của Mẹ Têrêsa)

Về Đức Bác Ái:

• “Hăy làm những sự b́nh thường với một t́nh yêu phi thường”.
• “Chúng ta hăy thương yêu nhau như Thiên Chúa đă yêu thương mỗi một người chúng ta. Mà t́nh yêu này được bắt đầu ở đâu? Ở ngay gia đ́nh của chúng ta. Nó được bắt đầu ra sao? Ở việc cùng nhau cầu nguyện”.
• “Thiên Chúa đă bảo chúng ta rằng ‘Hăy yêu thương tha nhân như bản thân ḿnh’. Bởi vậy trước hết tôi phải yêu bản thân tôi một cách thích đáng, rồi yêu thương tha nhân của ḿnh như bản thân ḿnh. Thế nhưng làm sao tôi có thể yêu bản thân ḿnh trừ phi tôi chấp nhận bản thân tôi như Thiên Chúa đă dựng nên tôi?”
• “Thiên Chúa đă tạo dựng nên chúng ta để yêu thương và được thương yêu, và đây là khởi đầu của việc cầu nguyện, đó là biết rằng Ngài yêu thương tôi, tôi được dựng nên cho những ǵ là cao cả”.
• “Những việc làm yêu thương bao giờ cũng là những việc làm ḥa b́nh”.

Về gia đ́nh

• “Gia đ́nh cùng nhau cầu nguyện là gia đ́nh cùng nhau chung sống, và nếu họ cùng nhau chung sống họ sẽ yêu thương nhau như Thiên Chúa đă yêu thương mỗi một người trong họ”.
• “Con trẻ là quà tặng của Thiên Chúa ban cho gia đ́nh. Mỗi một con trẻ được dựng nên theo h́nh ảnh đặc biệt và tương tự như Thiên Chúa cho những sự cao cả, đó là yêu thương và được thương yêu”.

Về t́nh đoàn kết

• “Điều tôi làm được quí vị lại không làm được. Điều quí vị có thể làm th́ tôi lại bất lực. Thế nhưng, cùng nhau chúng ta vẫn có thể làm một điều ǵ tuyệt vời cho Thiên Chúa”.

Về hoạt động và chiêm niệm

• “Chúng ta không phải là những cán sự xă hội. Trước mắt một số người chúng ta đang làm việc xă hội, nhưng chúng ta cần phải là những con người chiêm niệm giữa ḷng thế giới”.

Về sự thánh thiện

• “Thánh thiện không phải là vấn đề hào nhoáng của một số người; thánh thiện chẳng qua chỉ là một nhiệm vụ đối với quí vị và đối với tôi mà thôi”.

Về cảm nghiệm phục vụ

“Vào một buổi tối kia, chúng tôi ra đường và thấy được 4 người. Một người trong họ hết sức thê thảm. Tôi nói với các chị em rằng: ‘Các con hăy chăm sóc 3 người kia; c̣n mẹ lo cho người tệ nhất ấy’. Thế là tôi đă làm tất cả những ǵ t́nh yêu của tôi có thể làm cho người phụ nữ này. Tôi đặt người phụ nữ ấy lên giường và chị đă nở ra một nụ cười tuyệt vời. Chị đă nắm lấy tay tôi nói lời duy nhất ‘cám ơn Mẹ’, rồi chị qua đời. Tôi không thể nào không xét ḿnh trước chị phụ nữ ấy. Tôi ngẫm nghĩ: ‘Tôi sẽ nói ǵ nếu ở vào trường hợp của chị?’ Câu trả lời của tôi rất dễ thôi. Tôi sẽ nói rằng: ‘Tôi đói khát, tôi chết mất, tôi lạnh lẽo, tôi đau đớn’ hay một câu nào đó. Thế nhưng, chị đă cho tôi c̣n hơn thế nữa. Chị đă cho tôi tấm ḷng ưu ái tri ân của chị. Và chị đă chết với một nụ cười trên khuôn mặt.

“Sau đó chúng tôi đă nhặt được một người đàn ông ở một cái cống rănh, một nửa thân ḿnh đă bị sâu bọ rúc rỉa, và sau khi chúng tôi đă mang ông ta vào nhà, ông chỉ nói rằng: ‘tôi đă sống như một con thú trên đường phố, nhưng tôi sắp chết như một thiên thần, được yêu thương và chăm sóc’. Đoạn, sau khi chúng tôi đă lấy hết mọi thứ sâu bọ khỏi ḿnh mẩy của ông, tất cả những ǵ ông nói với chúng tôi kèm theo nụ cười tươi là ‘Sơ ơi, tôi sắp về cùng Thiên Chúa’, rồi ông tắt thở. Thật là tuyệt vời khi chứng kiến thấy sự cao cả của con người đàn ông đă có thể nói như thế mà không trách cứ bất cứ một ai, không so sánh bất cứ sự ǵ. Như một thiên thần, đó là sự cao cả của con người phong phú về tinh thần ngay cả trong lúc nghèo khổ về vật chất”.

Nhận định (của ĐTC Gioan Phaolô II)

•     “Nơi nụ cười, lời nói và việc làm của Mẹ Têrêsa, Chúa Giêsu lại bước đi trên các nẻo đường thế giới như người Samaritanô Nhân Lành”.

•     “Hành tŕnh khắp các nẻo đường thế giới, Mẹ Têrêsa đă ghi dấu vết lịch sử thế kỷ của chúng ta: Mẹ đă can đảm bênh vực sự sống; Mẹ đă phục vụ tất cả mọi người, bao giờ cũng đề cao phẩm giá của họ và ḷng trọng kính đối với họ; Mẹ làm cho ‘những ai bị mát mát sự sống’ cảm thấy sự êm ái dịu dàng của Thiên Chúa, cảm thấy Người Cha yêu thương tất cả mọi tạo vật của Ngài. Mẹ đă làm chứng cho Phúc Âm bác ái, một Phúc Âm được nuôi dưỡng bằng việc tự nguyện ban phát bản thân ḿnh cho đến chết… Chớ ǵ gương sáng bác ái của Mẹ trở thành nguồn an ủi và đổi thay cho gia đ́nh thiêng liêng của Mẹ, cho Giáo Hội cũng như cho toàn thể nhân loại”.

•     “Chúng ta đă quá rơ đâu là bí mật của Mẹ, đó là Mẹ được tràn đầy Chúa Kitô, nhờ đó, Mẹ đă nh́n thấy mọi người với con mắt và bằng trái tim của Chúa Kitô… Bởi thế Mẹ đă không ngần ngại ‘thừa nhận’ người nghèo như con cái của Mẹ”.

•     “Dân chúng thời đại chúng ta khâm phục Mẹ là điều không có ǵ lạ cả. Mẹ đă làm hiện thực một thứ t́nh yêu được Chúa Giêsu khẳng định như dấu hiệu làm nên thành phần môn đệ của Người: ‘Cứ dấu này mà mọi người sẽ nhận biết các con là môn đệ của Thày, nếu các con yêu thương nhau’ (Jn 13:35)”.

•     “Chúng ta đừng bao giờ quên tấm gương cao cả Mẹ Têrêsa để lại cho chúng ta, chúng ta đừng nhớ đến tấm gương này chỉ bằng lời nói mà thôi! Chúng ta hăy luôn can đảm lấy con người làm ưu tiên”.

“Mẹ Têrêsa đă sống cho người nghèo. Thế nhưng, giờ đây thế giới đă trở nên nghèo hơn nữa từ đó, từ tối ngày Thứ Sáu 5/9, tối Mẹ đă không thể chống trả nổi cuộc tấn cống cuối cùng của bệnh tim và đă chết tại nhà mà Mẹ và chị em của Mẹ đă sống ở Calcutta từ thập niên 1940. Mẹ hưởng thọ 87 tuổi và dung nhan của Mẹ, nhỏ nhắn như toàn thân của Mẹ, và hết sức nhăn nheo, đă trở thành một thứ tuyệt phẩm của đức bác ái cũng như của việc Mẹ hoàn toàn hiến thân cho kẻ khác. Mẹ được gọi là Mẹ của kẻ nghèo. Thế nhưng, ngay trong số các h́nh thức khác nhau của bần cùng, Mẹ Têrêsa đă sống đến mức độ tận cùng, như t́nh của Mẹ đă triệt để và hoàn toàn yêu Chúa Kitô. Mẹ đă muốn sống với thành phần nghèo nhất trong các người nghèo, và trong cuộc t́m kiếm này Mẹ đă làm cho thế giới, kẻ có tín ngưỡng cũng như vô tín ngưỡng, đọc được những trang Phúc Âm sống, một thứ Phúc Âm tác động giữa những chiếm đạt và mẫu thuẫn của thời đại chúng ta. Cái chết của Mẹ Têrêsa đă gây xúc động và đau buồn sâu xa khắp thế giới. Đức bác ái của Mẹ đă lưu dấu vết ở hết mọi lục địa” (câu cuối cùng này là của ĐTGM Angelo Comastri, TGP Loreto).

 

Mẹ Têrêsa Calcutta: Bí Mật Cuộc Đời

Động lực nào đă làm cho Mẹ Têrêsa Calcutta trở thành biểu hiệu bác ái Kitô giáo giữa thế giới Ấn giáo?

Đây là một bí mật được Cha Brian Kolodiejchuk, một trong 3 vị cộng tác mở ngành nam cho Ḍng Thừa Sai Bác Ái của Mẹ Têrêsa, cũng là vị linh mục cáo thỉnh viên phong thánh cho Mẹ, đă nghiên cứu (hồ sơ phong thánh gồm 80 cuốn sách), khám phá và tiết lộ cho biết trong cuộc phỏng vấn với Màn Điện Toán Zenit như sau.

Vấn     Mẹ Têrêsa đă làm cho thế giới ngưỡng phục bằng việc Mẹ dấn thân cho thành phần nghèo nhất trong các người nghèo. Điều này làm sao có thể xẩy ra đối với một phụ nữ yếu đuối lại đi ra các đường phố ở Calcutta cũng như trên thế giới để băng bó các vết đau của những người cùi lở và chăm sóc “những kẻ vất vưởng” ở những xă hội tân tiến?

Đáp     Tôi nghĩ cái ch́a khóa để mở đời sống của Mẹ chính là sự kiện Mẹ là một phụ nữ hoàn toàn say yêu Chúa Giêsu. Chúng đă thấy các bản viết thời Mẹ c̣n trẻ, trong đó Mẹ nói rằng Chúa Giêsu là mối tính đầu của Mẹ. Mẹ đă nói chẳng khác ǵ như một đứa con gái phải ḷng. Đối với th́ việc Mẹ hiến thân cho thành phần bần cùng nhất, thành phần nghèo khổ nhất trong các người nghèo, là một đáp ứng của ơn gọi ấy. Ngay cả trong những giây phút tăm tối, Mẹ cũng tin rằng đó là một ơn gọi chân thực phát xuất từ Chúa Giêsu. Mẹ thâm tín về câu Mẹ thường nói “Việc làm của Thiên Chúa”. Mẹ cảm thấy ḿnh là cái bút của Thiên Chúa, là dụng cụ của Ngài.

Vấn     Mỗi một cuộc phong chân phước đều là một sứ điệp đối với thế giới. Vậy sứ điệp Giáo Hội đang gửi cho thế giới đây là ǵ khi loan báo việc phong chân phước cho Mẹ Têrêsa?

Đáp     Sứ điệp chính yếu của Mẹ là t́nh yêu, t́nh yêu với Thiên Chúa, không phải chỉ với tha nhân. Vào lúc Mẹ cảm thấy tiếng gọi thành lập hội ḍng Thừa Sai Bác Ái, Mẹ cảm thấy một cơn thử thánh nội tâm dữ dội; đó là một cảm nghiệm thiêng liêng Mẹ không cảm thấy an ủi. Tuy nhiên, cũng trong những lúc bị thử thách ấy, chính t́nh yêu đă dẫn Mẹ đến việc đáp lại sứ vụ của Mẹ. Có lần, khi công khai tuyên dương Mẹ, Thủ Tướng Ấn Độ là Indira Gandhi đă nói những lời đại khái như sau: “Trong thế giới hôm nay, một thế giới yêu cuồng sống vội, con người ta dễ quên đi những điều thiết yếu. Mẹ Têrêsa dạy cho chúng ta rằng t́nh yêu là những ǵ thiết yếu nhất”.

Ngoài ra, đời sống của Mẹ đầy những tấm gương yêu thương những người khác nữa, chẳng những người nghèo mà c̣n tất cả những người Mẹ gặp, như chị em ḍng Thừa Sai Bác Ái, dân chúng đến thăm Mẹ. Thật vậy, Mẹ Têrêsa để lại cho chúng ta sứ điệp là hăy làm những điều thông thường bằng t́nh yêu phi thường. Khi Mẹ nói với người Mẹ gặp, Mẹ bảo rằng thái độ ấy không phải là thái độ chỉ sống với người nghèo: người ta phải bắt đầu yêu thương các phần tử gia đ́nh của ḿnh, thành phần cần lời khích lệ. Người ta phải bắt đầu bằng yêu thương một người họ biết, một con người có thể cần đến một lá thư, người ta phải bắt đầu yêu thương bằng nở một nụ cười với người thiếu thốn. Tuy nhiên, chúng ta c̣n có thể thấy đức tin cũng là một trong những nhân đức nổi bật của Mẹ, bởi v́, bằng không, người ta không thể nào yếu như thế được, từ sáng cho tới khuya, ngủ ba bốn tiếng một đêm, từng ngày sống hiến ḿnh cho thành phần thiếu thốn nhất.

Vấn     Điều ǵ đă là thách đố lớn nhất trong tiến tŕnh phong chân phước?

Đáp     Có hai cái khó khăn đặc biệt. Khó khăn thứ nhất đó là việc thu thập hay t́m kiếm tất cả mọi tín liệu có thể, v́ việc này nhắm đến vấn đề thu thập tài liệu, chứng từ, sự kiện từ dân chúng trên khắp thế giới. Trong tiến tŕnh này, chúng tôi đă thu thập được trên 8 ngàn văn kiện, 80 bộ tài liệu bao gồm các chứng từ và bài viết. Tiến tŕnh này cũng thu thập được các chứng từ của 113 người về đời sống của Mẹ, nhân đức và tiếng tăm thánh đức của Mẹ.

Tuy nhiên, có cả bao nhiêu trăm con người v́ không đến được đă gửi chứng từ của họ tới. Chúng tôi không chỉ măn nguyện thực hiện công việc bất khả thiếu mà thôi. Chúng tôi đă làm nhiều hơn mức tối thiểu, v́ làm thế mới hiểu được con người Mẹ hơn nữa. Vấn đề khó khăn thứ hai là việc viết “positio”, tức bản văn chất chứa tất cả mọi chứng từ, việc làm, văn kiện được ghi nhận để làm nền tảng phong chân phước của Mẹ. V́ có quá nhiều tài liệu mà nó không phải là một chuyện dễ làm tí nào cả. Chúng ta đă có thể tin tưởng vào một nhóm người rất tốt, bao gồm linh mục, nữ tu và giáo dân, thiện nguyện viên, nhóm người đă làm cho mọi sự của việc làm này khả đạt.

Vấn     Cha có khám phá ra những khía cạnh của Mẹ Têrêsa c̣n kín ẩn khi cha thực hiện công việc nghiên cứu khổng lồ này chăng?

Đáp     Chúng ta cần biết là tính cách giản dị của Mẹ đă thực sự che đậy một chiều sâu rất ít người biết tới hay nghĩ ra. Khi Mẹ bắt đầu hội ḍng Thừa Sai Bác Ái vào năm 36 tuổi, Mẹ đă cho thấy nơi các bản viết của Mẹ mức độ trưởng thành lạ lùng về đời sống thiêng liêng. Chúng ta biết rằng một con người nổi tiếng khắp thế giới về thánh đức và có một sức thu hút phi thường th́ phải có một cái ǵ đó. Thế nhưng, cái đó là cái ǵ? Đó là cái bí mật của Mẹ. Nội tâm của Mẹ, đời sống thiêng liêng của Mẹ, t́nh yêu thương của Mẹ ngay cả trong những cơn thử thách, giờ đầy đă được tỏ lộ.

Vấn     Trong những tháng gần đây vấn đề “đêm tối tăm” đă được đề cập tới, một thứ đêm tôí tăm mà Mẹ Têrêsa, như những nhà thần bí, đă trải qua trong những giai đoạn quan trọng của đời sống Mẹ. Đêm tối tăm này xẩy ra như thế nào?

Đáp     Hoa trái thiêng liêng phát xuất từ hy sinh, từ thập giá. Trước khi được soi động thực hiện công cuộc của ḿnh, Mẹ đă trải qua đêm tối tăm rồi. Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng “đêm tối tăm” này, nỗi khổ đau nội tâm này, là hoa trái của việc Mẹ hiệp nhất với Chúa Kitô, như đă từng xẩy ra nơi Thánh Têrêsa Avila hay Thánh Phaolô Thánh Giá. Một mặt là mối hiệp nhất với Chúa Giêsu và t́nh yêu liên kết. Mà v́ được hiệp nhất với Chúa Kitô, Mẹ đă hiểu được nỗi khổ đau của Chúa Kitô khi Người kêu lên từ thập giá: “Chúa Trời ơi, Chúa Trời ơi, sao Chúa lại bỏ rơi tôi?”.

Tuy nhiên, “đêm tối tăm” này, nỗi đau khổ này, c̣n được gây ra bởi việc tông đồ nữa, bởi t́nh yêu tha nhân nữa. V́ yêu mến Chúa Kitô, Mẹ cũng hiểu được nỗi khổ đau của kẻ khác, hiểu được nỗi cô đơn của họ cũng như t́nh trạng họ xa cách Thiên Chúa. Bởi thế, “đêm tối tăm” của Mẹ Têrêsa là v́ chiều kích lưỡng diện mà t́nh yêu của tu sĩ nam nữ cảm thấy, trước hết là t́nh yêu “phu thê”, t́nh yêu của Mẹ với Chúa Kitô, t́nh yêu dẫn Mẹ đến chỗ liên kết với những khổ đau của Người, và sau đó, là t́nh yêu “cứu chuộc”, t́nh yêu dẫn đến chỗ thông phần vào việc cứu độ, vào việc loan truyền cho kẻ khác t́nh yêu của Thiên Chúa, để họ khám phá ra ơn cứu độ nhờ nguyện cầu và hy sinh. Bởi thế, đêm tối tăm là một cuộc thử thách yêu thương hơn là một cuộc thử thách đức tin. Mẹ không chịu khổ bởi không cảm thấy được t́nh yêu Chúa Giêsu cho bằng Mẹ chịu khổ v́ ḷng Mẹ mong ước Chúa Giêsu, ḷng mẹ khao khát Chúa Giêsu, khao khát yêu thương. Mục đích của hội ḍng này chính là việc làm cho Chúa Giêsu giản cơn khát thập giá bằng t́nh chúng ta yêu mến Người và việc chúng ta dấn thân cho các linh hồn. Mẹ không những chia sẻ cảnh nghèo khổ về thể lư và vật chất với người nghèo, Mẹ c̣n cảm thấy nỗi khát khao, cảnh bị bỏ rơi của thành phần này nữa. Thật vậy, cái nghèo khổ lớn nhất không phải là không được yêu mà là bị loại bỏ.

Vấn     Có một số nhật báo hay cơ quan thông tin đă cố gắng phủ nhận đặc tính lạ lùng của việc chữa lành là việc mở cửa cho tiến tŕnh phong chân phước cho Mẹ Têrêsa Calcutta. Câu chuyện này thật sự ra sao?

Đáp     Đó là trường hợp của một phụ nữ Ấn Độ tên là Monika Besra, người đă được chữa lành vào ngày 5/9/1998, ngày kỷ niệm đệ nhất chu niên Mẹ Têrêsa qua đời. Một đàng chị phụ nữ này bị chứng tubercular meningitis. Đàng khác, chị lại có một cái bướu lớn ở bụng phát xuất từ buồng trứng bên phải. Cái bướu này đă biến mất ngoài mọi giải thích của y khoa, như ủy ban khoa học đă chứng thực khi khảo sát trường hợp này. Thực sự là chứng tubercular meningitis có thể chữa được, như một số nhật báo nói, bằng tác dụng của thuốc men. Tuy nhiên, như thế lại không phải là một phép lạ. Phép lạ ở đây là việc chữa lành này đột nhiên xẩy ra, trong ṿng một đêm, và là một việc chữa lành khỏi chỗ xưng không thể cắt nghĩa nổi.
 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, dịch theo tài liệu của Zenit được phổ biến ngày 20/12/2002

 

 

Chân Phước Têrêsa Calcutta thực hiện một phép lạ thứ hai?

Thật vậy, có một vị linh mục Ấn Độ nói rằng nhờ lời chuyển cầu của Mẹ mà chứng bệnh sạn thận của ngài đă được khỏi cách lạ lùng.

Vị linh mục này là Cha V. M . Thomas ở Guwahati, Assam, vị đă từng biết và làm việc với Mẹ Têrêsa 10 năm. Theo ngài th́ bệnh sạn thận của ngài đă từng làm cho ngài hết sức đớn  đau ở bụng đă biến mất v́ lời chuyển cầu của người nữ tu chân phước ấy.

Vị linh mục này tường thuật rằng viên sạn này đă biến mất một cách lạ lùng sau khi ngài dâng Lễ và cầu cùng Mẹ Têrêsa ngày 5/9, dịp mừng kỷ niệm 10 năm qua đời và vào trước ngày hẹn mổ xẻ của ngài.

“Cuộc giải phẫu của tôi được ấn định vào ngày 6/9, nếu không có ǵ t́nh cờ xẩy ra. Bác sĩ giải phẫu của tôi đă cho phép tôi được rời bệnh viện để cử hành Lễ Shishu Bhav an, một tu viện của Ḍng Thừa Sai Bác Ái. Trong khi cử hàng Thánh Lễ, tôi đă xin tín hữu hăy cầu nguyện cho tôi đặc biệt qua lời chuyển cầu của Mẹ Têrêsa”.

Ngày hôm sau, khi việc chụp quang tuyến trước khi mổ được thực hiện xong th́ bác sĩ không c̣n thấy viên sạn đâu nữa.

“Các bác sĩ của tôi đă chứng thực rằng trường hợp của tôi là một phép lạ”.

ĐTGM Thomas Menamparampil ở Guwahati đă đồng ư rằng việc phục hồi của vị linh mục “là những ǵ vượt trên và vượt ngoài việc giải thích theo khoa học và loài người”.

Phép lạ đầu tiên đă giúp Mẹ Têrêsa Calcutta trở thành chân phước là phép lạ Mẹ chuyển cầu thực hiện xẩy ra vào văn 2002 nơi một người đàn bà bị cuục bướu ở bụng. Nếu những ǵ được tả cho biết trong bài này công nhận th́ phép lạ này đẩy mạnh tiến  tŕnh phong hiển thánh cho mẹ.

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 3/10/2007

 

 

Tác phẩm mới về Mẹ Chân Phước Têrêsa Calcutta và đời sống nội tâm của Mẹ

 

Thứ Tư, 5/9/2007, ngày kỷ niệm đúng 10 năm băng hà của Mẹ Têrêsa Calcutta. Vào ngày hôm trước, Thứ Ba 4/9, một tác phẩm đă được tung ra thị trường mang tựa đề: “Hăy Trở Nên Ánh Sáng Của Cha”, một tác phẩm bao gồm những ǵ Mẹ Têrêsa đă viết, nhưng lại là những ǵ chỉ được biết đến trong tiến tŕnh phong chân phước cho Mẹ, và được vị linh mục Brian Kolodiejchuk, một trong 3 vị cộng tác viên với Mẹ mở ngành nam cho Ḍng Thừa Sai Bác Ái, cũng là vị linh mục cáo thỉnh viên lo án phong chân phước và phong thánh cho Mẹ, lấy ra từ tập hồ sơ phong thánh gồm 80 cuốn sách.

 

Tác phẩm mới này đă được Cha Brian Kolodiejchuk đích thân biếu dâng Đức Thánh Cha Biển Đức XVI vào cuối Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư 5/9/2007 ở Vatican. Nhân ngày kỷ niệm 10 năm băng hà này của Chân Phước Têrêsa Calcutta, mạng lưới điện toán toàn cầu Zenit đă phỏng vấn cha về tác phẩm mới này và về đời sống nội tâm của Mẹ.

 

Vấn:    Đời sống nội tâm phi thường của Mẹ Têrêsa được khám phá ra sau khi Mẹ qua đời. Không kể các vị linh hướng của Mẹ, làm thế nào mà không một ai biết Mẹ không biết ǵ về đời sống này, nhất là về t́nh trạng khổ đau trước cơn tăm tối thiêng liêng của Mẹ?

 

Đáp:   Không ai biết được ǵ  về đời sống nội tâm của Mẹ, v́ các v ị linh hướng của Mẹ đă giữ kín những bức thư đó. Các vị linh hướng Ḍng Tên có một số, một số được giữ ở tư dinh của vị tổng giám mục, và Cha Joseph Neuner, một vị linh hướng khác, cũng có một ít.

 

Những bức thư này được khám phá ra khi chúng tôi t́m kiếm những văn bản cho án phong chân phước.

 

Khi c̣n sống, Mẹ Têrêsa đă yêu cầu đừng phổ biến những ǵ về tiểu sử của Mẹ.

 

Mẹ đă xin ĐTGM Ferdinand Perier ở Calcutta đừng nói với vị giám mục khác về việc những ǵ đă được bắt đầu. Mẹ nói: ‘Xin đừng cho ngài biết bất cứ điều ǵ từ ban đầu, v́ một khi người ta biết đến thuở ban đầu, th́ theo như lời Mẹ được Chúa thầm nhủ cho biết, người ta sẽ chú ư tới con hơn là tới Chúa Giêsu’.

 

Mẹ vẫn nói rằng: ‘Công việc Chúa làm. Đó là việc làm của Thiên Chúa’.

 

Ngay cả những chị em thân cận nhất cũng chẳng hề biết ǵ tới đời sống nội tâm của Mẹ. Nhiều chị nghĩ rằng Mẹ đă sống rất thân mật với Thiên Chúa để giúp Mẹ dấn thân trước những khó khăn của hội ḍng cũng như cảnh nghèo khốn về vật chất Mẹ phải chịu.

 

Vấn:    Tác phẩm này bàn đến lời khấn âm thầm được Mẹ thực hiện vào lúc ban đầu Mẹ theo đuổi ơn gọi, lúc Mẹ đă hứa không từ chối Chúa điều ǵ gây ra bởi nỗi đớn đau v́ tội trọng. Lời khấn này đă đóng vai tṛ thế nào trong đời sống của Mẹ?

 

Đáp:   Mẹ Têrêsa đă thực hiện lời khấn này vào năm 1942, đó là không từ chối Chúa bất cứ điều ǵ.

 

Sau đó chẳng bao lâu đă có những bức thư cảm hứng của Mẹ xuất phát từ Chúa Giêsu. Ở một trong hai bức thư, nếu không muốn nói là ở cả hai bức, khi thúc đẩy Mẹ tuyên khấn, Chúa Giêsu đă nói: ‘Chẳng lẽ con từ chối làm việc này với Cha hay sao?’

 

Bởi thế, lời khấn này là nền tảng cho ơn gọi của Mẹ. Sau đó quí vị thấy ở những bức thư cảm hứng của Mẹ, Chúa Giêsu đă làm cho ơn gọi của Mẹ trở nên rơ ràng hơn.

 

Bởi thế Mẹ đă tiến bước, v́ Mẹ đă biết được Chúa Giêsu muốn ǵ. Mẹ được tác động bởi ư nghĩ về nỗi khát vọng của Người và nỗi khổ đau của Người v́ thành phần nghèo khổ không biết đến Người, nên họ không mong muốn Người.

 

Đó là một trong những ǵ là nồng cốt khiến Mẹ chịu đựng những thử thách của đêm tối tăm. V́ Mẹ nắm chắc ơn gọi của ḿnh và lời khấn ấy mà ở một trong những bức thư Mẹ đă nói: ‘Tôi đă đi đến chỗ muốn hủy bỏ th́ bấy giờ tôi nhớ tới lời khấn này, và nó đă làm tôi vươn lên’.

 

Vấn:    Vấn đề “đêm tối tăm” của Mẹ Têrêsa được bàn tán rất nhiều. Nó được tác phẩm của Cha diễn tả như là một “cuộc tử đạo bởi ḷng mến”. Yếu tố này, tức ḷng Mẹ khát khao Thiên Chúa, phần lớn đă bị mất mát. Cha có thể diễn tả điều này hay chăng?

 

Đáp:   Có một cuốn sách đáng đọc để hiểu một chút về những điều này đó là cuốn “Ngọn Lửa Nung Nấu” của Cha Thomas Dubay.

 

Trong cuốn sách này của Cha Dubay, ngài đă nói đến cái đớn đau thực sự của nỗi mất mát và một thứ đớn đau của ḷng khát vọng, mà cái đớn đau của ḷng khát vọng là cái ǵ đớn đau hơn.

 

Như Cha Dubay diễn tả, trên con đường tiến đến mối hiệp nhất chân thực với Thiên Chúa, có giai đoạn thanh tẩy được gọi là đêm tối tăm, sau đêm tối tăm này, linh hồn tiến tới giai đoạn thần hiệp và thực sự hiệp nhất với Thiên Chúa.

 

Giai đoạn thanh tẩy đối với Mẹ Têrêsa dường như xẩy ra trong thời gian Mẹ được đào luyện ở Loretto.

 

Vào lúc Mẹ tuyến khấn, Mẹ nói rằng người bạn đồng hành với Mẹ hầu như là đêm tối tăm. Loại thư quí vị đọc thấy về đêm tối tăm là những bức thư tiêu biểu quí vị đọc thấy về một người nào đó trải qua đêm tối tăm.

 

Cha Celeste Van Exem, vị linh hướng của Mẹ vào lúc ấy, đă nói rằng có thể vào năm 1946 hay 1945 Mẹ đă tiến gần đến chỗ thần hiệp.

 

Sau đó, có một chi tiết cho thấy thời điểm xẩy ra những điều linh hứng và những lời Chúa thầm nhủ, thời điểm trăn trở về đức tin ngưng đọng.

 

Về sau Mẹ đă viết cho Cha Neuner để cho biết rằng: “Bấy giờ cha biết nó xẩy ra như thế nào rồi. Bấy giờ hầu như Chúa ban ḿnh hoàn toàn cho con. Sự ngọt ngào và niềm an ủi cùng với mối hiệp nhất của 6 tháng ấy trôi qua quá mau”.

 

Bởi vậy Mẹ Têrêsa đă trải qua 6 tháng sâu xa hiệp nhất, sau những lời Chúa thầm nhủ và trạng thái thần hiệp. Mẹ đă được ở trong trạng thái hiếp nhất biến đổi thực sự. Tới lúc bấy giờ đêm tối tăm mới trở lại. 

 

Tuy nhiên, bấy giờ đêm tối tăm Mẹ trải qua là đêm tối tăm trong mối hiệp nhất với Thiên Chúa – bởi vậy không phải là Mẹ đă được hiệp nhất rồi lại đánh mất nó đi.  Mẹ mất đi niềm an ủi của mối hiệp nhất và cảm thấy trăn trở giữa nỗi khổ đau mất mát và nỗi sâu xa khát vọng, một nỗi khát khao thực sự.

 

Như Cha Dubay đă nói: ‘Có những lúc chiêm niệm là một cái ǵ hoan lạc, song cũng có những lúc nó là một khát vọng mănh liệt’. Thế nhưng, nơi trường hợp của Mẹ Têrêsa, ngoại trừ một tháng vào năm 1958, Mẹ đă không có niềm an ủi của mối hiệp nhất này.

 

Mẹ đă nói trong một bức thư rằng: ‘Không đâu thưa Cha, con không lẻ loi một ḿnh, con có đêm tối của Người, con có nỗi khổ của Người, con kinh khủng khát khao Thiên Chúa. Yêu và không được yêu, con biết con có Chúa Giêsu trong mối hiệp nhất liên lỉ, v́ tâm trí của con gắn chặt vào Người và chỉ vào một ḿnh Người mà thôi’.

 

Cảm nghiệm tối tăm của Mẹ trong mối hiệp nhất là những ǵ rất họa hiếm nơi các thánh nhân, v́ đối với hầu hết các vị, cuối cùng là mối hiệp nhất không c̣n bị tăm tối nữa.

 

Bởi thế, t́nh trạng khổ đau của Mẹ, theo ngôn từ của thần học gia Đaminh là Cha Reginald Garrigou-Lagrange, có tính cách đền bồi, chứ không phải thanh tẩy về tội lỗi riêng của Mẹ. Mẹ được hiệp nhất với Chúa Giêsu bằng m ột đức tin và đức mến đủ để, bằng cảm nghiệm của ḿnh, thông phần với Chúa Giêsu trong Vườn Cây Dầu và trên thập tự giá.

 

Mẹ Maria đă nhận định là nỗi khổ đau ở Vườn Cây Dầu c̣n kinh hoàng hơn nỗi khổ đau ở trên cây thập tự giá. Nên giờ đây chúng ta hiểu được nhận định này từ đâu mà có, v́ Mẹ hiểu được nỗi khát vọng của Chúa Giêsu đối với các linh hồn.

 

Vấn đề quan trọng ở đây đó là mối hiệp nhất, và như Carol Zaleski đă vạch ra trong bài viết của ḿnh ở tờ First Things, loại thử thách này là một thứ thử thách mới. Nó là một thứ cảm nghiệm tân thời đối với các vị thánh trong ṿng 100 năm qua, khi phải trải qua cái cảm giác là con người không c̣n tin tưởng ǵ và tôn giáo không phải là những ǵ chân thực.

 

Vấn:    Tên gọi “Hăy Trở Nên Ánh Sáng Của Cha” của tác phẩm này là lời yêu cầu Chúa Giêsu ngỏ cùng Mẹ Têrêsa. T́nh trạng khổ đau cứu chuộc của Mẹ đối với kẻ khác trong cơn tăm tối cùng tận như thế có liên hệ như thế nào với đoàn sủng đặc biệt của Mẹ?

 

Đáp:   Trong thập niên 1950, Mẹ đă phó mặc và chấp nhận t́nh trạng tối tăm này. Cha Neuner (một trong những vị linh hướng của Mẹ) đă giúp Mẹ hiểu được nó bằng việc liên kết t́nh trạng tối tăm này với đoàn sủng của Mẹ, đó là việc làm giăn cơn khát của Chúa Giêsu.

 

Mẹ thường nói rằng cái nghèo khổ nhất đó là cảm thấy không được yêu thương, không được chấp nhận, không được chăm sóc, và đó chính là những ǵ Mẹ đă nếm trải trong mối liên hệ của Mẹ với Chúa Giêsu.

T́nh trạng khổ đau đền bồi của Mẹ, hay khổ đau cho kẻ khác, là yếu tố Mẹ sống đoàn sủng của Mẹ đối với thành phần nghèo nhất trong các người nghèo.

 

Bởi vậy, đối với Mẹ, nỗi khổ đau này chẳng những đồng hóa với t́nh trạng bần cùng về thể lư và vật chất mà c̣n cả ở lănh vực nội tâm nữa, Mẹ đă đồng hóa ḿnh với thành phần không được yêu thương, thành phần lẻ loi cô độc, thành phần bị bỏ rơi hất hủi.

Mẹ đă từ bỏ t́nh trạng sáng tỏ nội tâm của ḿnh cho thành phần sống trong tăm tối, khi nói rằng: “tôi biết rằng đó là những cảm giác duy nhất”.

 

Trong một bức thư ngỏ cùng Chúa Giêsu, Mẹ đă viết thế này: “Giêsu ơi xin  nghe con nguyện cầu – nếu đẹp ḷng Chúa – nếu nổi đớn đau và khổ đau của con – t́nh trạng tăm tối và tách biệt của con hiến cho Chúa được một giọt Ủi An – th́ Chúa Giêsu của con ơi, xin hăy làm cho con những ǵ Chúa muốn nhé – bao lâu Chúa muốn, không cần để ư ǵ tới cảm giác và nỗi Đớn Đau của con.

 

“Con là của riêng Chúa. Xin hăy in ấn trên linh hồn con và đời sống con những khổ đau của tâm can Chúa. Đừng để ư ǵ tới những cảm giác của con – Thậm chí đừng lưu tâm ǵ tới nỗi đớn đau của con.

 

“Nếu t́nh trạng con ĺa xa Chúa mà lại mang kẻ khác đến cùng Chúa, và nơi t́nh yêu và t́nh bạn của họ – Chúa cảm thấy hân hoan vui thỏa - th́ tại sao, Chúa Giêsu ơi, con lại không hết ḷng muốn chịu đựng tất cả những ǵ con đang trải qua – chẳng những hiện nay mà c̣n đến vô cùng bất tận nữa, nếu có thể được như vậy’.

 

Trong một bức thư gửi cho các chị em của ḿnh, Mẹ đă làm tỏ tường hơn đoàn sủng của hội ḍng, khi viết: ‘Hỡi các con yêu quí của Mẹ,  không có khổ đau, công việc của chúng ta chỉ là công tác xă hội, rất tốt và hữu ích, nhưng nó không phải là công việc của Chúa Giêsu Kitô, không phải là yếu tố cứu chuộc – Chúa Giêsu muốn giúp chúng ta bằng việc chia sẻ đời sống của chúng ta, sự cô đơn của chúng ta, cuộc khổ ải và chết chóc của chúng ta.

 

“Tất cả những cái ấy Người đă ôm lấy vào ḿnh, và đă gánh vác chúng trong đêm tăm tối nhất. Chỉ nhờ trở nên một với chúng ta mà Người đă cứu chuộc lại.

 

“Chúng ta cũng được phép làm như thế: Tất cả t́nh trạng lẻ loi cô độc của thành phần Nghẻo Khổ, chẳng những cảnh nghèo khổ về Vật Chất của họ, mà c̣n cả cảnh cơ cực bần cùng về tinh thần của họ cũng cần phải được cứu vớt nữa, và chúng ta cần phải thông dự vào t́nh cảnh đó, nên hăy nguyện cầu khi các con cảm thấy khó khăn – ‘con muốn sống trong thế giới xa ĺa Thiên Chúa này, thế giới rất ĺa xa ánh sáng của Chúa Giêsu đây, để giúp đỡ họ – để ôm vào ḿnh một điều ǵ đó từ nỗi khổ đau của họ’”.

 

Và đó là những ǵ tóm gọn điều tôi cho là câu tâm niệm của Mẹ: “Nếu tôi đă từng được trở nên một vị Thánh – th́ tôi tin rằng tôi sẽ là một vị thánh của ‘tối tăm’. Tôi sẽ tiếp tục bị thiếu vắng Thiên Đàng – để chiếu ánh sáng cho những ai đang ở trong tăm tối trên trái đất này…”

 

Đấy là cách thức Mẹ hiểu về t́nh trạng tối tăm của Mẹ. Nhiều điều Mẹ nói làm sáng tỏ hơn và mang một ư nghĩa sâu xa hơn đối với những ǵ giờ đây chúng ta biết được về những điều ấy.


Vấn:    Vậy Cha nói sao với những ai gọi cảm nghiệm của Mẹ là cuộc khủng hoảng về đức tin, là Mẹ thực sự chẳng tin tưởng vào Thiên Chúa, hay t́nh trạng tối tăm của Mẹ một cách nào đó được hiểu là dấu hiệu bất ổn về tâm lư?

 

Đáp:   Nó không phải là một cuộc khủng hoảng về đức tin, hay Mẹ thiếu đức tin, mà là Mẹ bị thử thách về đức tin khi Mẹ trải qua cảm nghiệm là Mẹ không tin tưởng vào Thiên Chúa.

 

Cuộc thử thách này đ̣i hỏi một mức độ cao về nhân bản, bằng không Mẹ không thể chống trả nổi. Mẹ sẽ bị nghiêng ngả mất quân b́nh.

 

Như Cha Garrigou-Lagrange đă nói, có thể xẩy ra những cảm giác dường như xung khắc với nhau cùng một lúc.

 

Như Carol Zaleski nhận định là có thể có được “niềm vui khách quan Kitô Giáo”, trong khi đó lại bị thử thách hay chẳng cảm thấy được đức tin. 

 

Không có vấn đề hai con người ở đây, mà là một con người duy nhất với những cảm giác ở các mức độ khác nhau.

 

Chúng ta thực sự có thể chịu đựng thánh giá một cách nào đó – nó đớn đau và nhức nhối, và chỉ v́ chúng ta có thể sống đời sống thiêng liêng mà thánh giá vẫn không hết đớn đau, song người ta vẫn có thể hân hoan v́ người ta đang sống với Chúa Giêsu. Đây không phải là những ǵ giả tạo.

 

Đó là cách thức và là lư do tại sao Mẹ đă sống một cuộc đời tràn đầy vui tươi.


Vấn:    Là vị cáo thỉnh viên cho án phong thánh của Mẹ, Cha n ghĩ khi nào chúng ta có thể gọi Mẹ là Thánh têrêsa Calcutta?

 

Đáp:   Chúng tôi cần một phép lạ nữa – chúng tôi đă xem xét một số, nhưng chẳng có ǵ sáng tỏ cho lắm. Đă có một phép lạ cho việc phong chân phước rồi, song chúng tôi đang đợi chờ phép lạ thứ hai.

 

C̣ lẽ Thiên Chúa đă đợi chờ cho cuốn sách này xuất hiện trước, v́ dân chúng biết rằng Mẹ Têrêsa thánh thiện nhưng v́ tính cách b́nh thường và giản dị nơi việc bộc lộ của Mẹ, họ đă không hiểu nổi thánh thiện ra sao?

 

Tôi đă nghe về hai vị linh mục nói chuyện với nhau vào một ngày kia. Có vị nói ngài không phải là người ái mộ Mẹ Têrêsa cho lắm, vị ngài nghĩ Mẹ chỉ là con người đạo hạnh, sốt sắng, và thực hiện những việc làm đẹp đẽ, đáng ca ngợi, thế nhưng, khi ngài nghe về đời sống nội tâm của Mẹ, mọi sự đă thay đổi đối với ngài.

 

Giờ đây chúng ta đă có được ư nghĩ về cách thức Mẹ tăng trưởng đời sống thiêng liêng, và đến nay th́ những tính chất sâu xa của Mẹ đang được tỏ hiện một cách nào đó.

 

Một khi phép lạ xẩy ra th́ cũng cần phải mất đến mấy năm nữa, cho dù Đức Giáo Hoàng có muốn đẩy mạnh tiến tŕnh chăng nữa.

 


Vấn:    Từ khi Mẹ băng hà th́ hội ḍng của Mẹ ra sao?

 

Đáp:   Hội ḍng này đă thêm được cả gần 1000 nữ tu nữa, từ khoảng 3,850 vào lúc Mẹ qua đời hôm nay đă lên tới 4,800, và chúng tôi cũng có thêm 150 nhà nữa ở 14 quốc gia khác.

 

Việc Thiên Chúa làm vẫn tiếp tục xẩy ra.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 4+5/9/2007

 

Cuộc Phong Chân Phước cho Mẹ Têrêsa Calcutta

Nếu chưa có một ḍng tu nào trong Giáo Hội phát triển nhanh như Ḍng Thừa Sai Bác Ái của Mẹ Têrêsa Calcutta (trong ṿng 50 năm đến 101 nước), th́ cũng chưa thấy một cuộc phong chân phước nào, thậm chí kể cả cuộc phong hiển thánh đi nữa, long trọng và rộng lớn như của Mẹ Têrêsa vào ngày 19/10/2003, vị nữ tu già nua yếu đuối hoạt động giữa thế giới Ấn giáo đă được cả thế giới theo dơi đám tang theo lễ nghi quốc táng của Ấn Độ vào đầu tháng 10/1997. Cuối năm 2003, Giáo Hội phong chân phước cho 6 vị, nhưng 5 vị vào ngày 9/11, chỉ có riêng Mẹ Têrêsa được phong chân phước vào chính Ngày Chúa Nhật Truyền Giáo của Giáo Hội cũng trùng vào ngày mừng Ngân Khánh Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Vị đă trích dẫn lời của Mẹ một số lần trong vài diễn từ của Ngài ngay khi Mẹ c̣n sống.

Thật vậy, theo ĐTGM Tân Đề Li Vincent Concessao cho cơ quan Misna biết có thă là một cuộc truyền bá phúc âm hóa thuận lợi. Theo ngài th́ qua cuộc phong chân phước này, “sứ điệp thương yêu và thương cảm của Kitô hữu sẽ vươn tới nhiều người không biết đến sứ điệp này và là thành phần cuối cùng sẽ hiểu được những ǵ chúng ta làm và tại sao chúng ta làm. Ngươiụi Ấn Độ hết ḷng tôn kính vị nữ tu người Albany lừng danh này và coi bà là một người mẹ thực sự đối với thành phần người nghèo khổ và người bị tước đoạt quyền lợi. Vị TGM cũng làm phó chủ tịch HĐGM Ấn Độ này cho biết hầu hết mọi người ở Ấn Độ, một xứ sở có 83% tín đồ theo Ấn giáo, vui mừng về cuộc phong chân phước ở Rôma ngày 19/10/2003 này. Chỉ có một số nhóm bảo thủ Ấn giáo là hiểu lầm công việc của Mẹ, coi nó như là một cách ép buộc trở lại Kitô giáo mà thôi. Hiện nay những thành phần cực đoan này chưa công khai tỏ ḿnh ra, theo tôi nghĩ, sẽ không có ǵ lộn xộn xẩy ra ở Ấn Độ trong dịp phong chân phước.

Trong số những việc được hội đồng giám mục Ấn Độ phác họa liên quan đến việc phong chân phước là một Thánh Lễ trọng thể ở Tân Đề Li cùng với việc khai trương một con đường mang tên vị nữ tu này, con đường có một bức tượng tôn vinh Mẹ. Các giáo xứ của thủ đô này sẽ phát thực phẩm cho các người nghèo khổ nhất. Ngoài ra, ĐTGM Tân Đề Li c̣n xin Thủ Tướng Atal Behari Vajpayee tuần vừa rồi cho phát h́nh toàn quốc về biến cố phong chân phước này. ĐTGM c̣n yêu cầu Thủ Tướng gửi phái đoàn đại biểu liên tôn đến Vatican vào ngày 19/10.

Phần Ṭa Thánh Vatican cho biết biến cố phong chân phước cho Mẹ Têrêsa trùng ngày mừng ngân khánh giáo hoàng của Đức Gioan Phaolô II sẽ là một biến cố được phát h́nh khắp thế giới, nhất là Thánh Lễ phong chân phước và mừng ngân khánh giáo hoàng tại Quảng Trường Thánh Phêrô Sáng Chúa Nhật 19/10, từ 7 giờ 55 đến 10 giờ 30 sáng địa phương. Đây là biến cố đặc biệt mới được truyền h́nh khắp thế giới như thế, giống như biến cố mở Cửa Thánh khai mạc Năm Thánh 2000 vào đêm Giáng Sinh năm 1999.

Thật chưa có một cuộc phong chân phước nào, thậm chí phong thánh, mà lại long trọng và đại thể khắp thế giới như vậy, cũng như cuộc an táng theo nghi lễ quốc táng của Ấn Độ vị nữ tu này cũng được truyền h́nh khắp thế giới.

Theo dự trù, các chương tŕnh khác để mừng cuộc phong chân phước cho Mẹ Têrêsa Calcutta ở Rôma được bắt đầu từ Thứ Sáu 17/10, với Thánh Lễ bằng các ngôn ngữ khác nhau ở Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô (Anh ngữ lúc 9 giờ sáng, Tây Ban Nha 11 giờ và Ư 7 giờ tối). Đề tài cho ngày đầu tiên này là câu thường được Mẹ Têrêsa nhắc nhở là “Thánh thiện không phải là một cái ǵ sang trọng của một số ít người; nó là một nhiệm vụ b́nh thường đối với mỗi một người trong chúng ta”. Sẽ chầu Thánh Thể hiện lộ cả ngày và ban bí tích hóa giải bằng các ngôn ngữ khác nhau.
Thứ Bảy 18/10, cũng có các Thánh Lễ tại Đền Thở Đức Bà Cả. Đề tài cho ngày thứ hai này là câu “Chiếu giăi ánh sáng của Chúa Giêsu với Đức Mẹ”. Vào lúc 5 giờ chiều sẽ có một buổi cầu nguyện sửa soạn cho Chúa Nhật Truyền Giáo được Thánh Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc tại Sảnh Đường Phaolô VI.

Tất nhiên, tột đỉnh của cuộc mừng là Thánh Lễ phong chân phước vào lúc 10 giờ sáng ở Quảng Trường Thánh Phêrô. Vào lúc 5 giờ 30 chiều là buổi tŕnh chiếu cuốn phim “Mẹ Têrêsa: Một Di Sản”. Muốn có vé vào xem cần phải liên lạc với Các Thừa Sai Bác Ái ở tickets@motherteresafil.com hay  posta@motherteresacause.info.

Thứ Hai 20/10 là ngày tạ ơn để tôn kính Mẹ Chân Phước Têrêsa. Thánh Lễ sẽ được cử hành ở Quảng Trường Thánh Phêrô lúc 10 giờ sáng, do ĐHY José Saraiva Martins,Tổng Trưởng Thánh Bộ Phong Thánh chủ tế. Sau Thánh Lễ là cuộc triều kiến chung với Đức Thánh Cha giành cho tất cả mọi người.

Từ 20-22/10, các thánh tích của vị tân chân phước sẽ được trưng bày để tôn kính ở Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô.

Từ 11-26/10, cũng sẽ có một cuộc triển lăm ở Rôma về đời sống Mẹ Têrêsa, tinh thần và sứ điệp của Mẹ, ở hầm mộ Antonianum (Via Merulana 124).

Từ ngày Mẹ Têrêsa qua đời năm 1997, ḍng Thừa Sai Bác Ái của Mẹ vẫn phát triển, vị nữ tu tổng quyền của ḍng này, vị đă thay mẹ cho tới nay là Sơ Nirmala Joshi nói với cơ quan Thông Tín UCA rằng, “nhờ ơn Chúa cũng như nhờ lời nguyện cầu của Mẹ Têrêsa ở trên trời”, ḍng Mẹ vẫn đang trên đà phát triển. Vào năm 1997, năm đấng sáng lập qua đời, ḍng này có 456 nhà ở 101 quốc gia, giờ đây, kể cả 10 nhà nguyên trong năm 2003 này, tất cả số nhà lên đến 710 ở 132 quốc gia. Theo niên giám 2003 của Ṭa Thánh ḍng này có 4.690 nữ tu kể cả tập sinh.

Đài BBC cho biết là ḍng này đă xin giữ bản quyền về danh xưng của Mẹ Têrêsa để ngăn ngừa lạm dụng có thể xẩy ra. Sơ bề trên tổng quyền cho biết rằng “Mẹ Têrêsa trong nhiều trường hợp đă bày tỏ ước muốn của Mẹ là bất cứ cá nhân hay tổ chức nào cũng phải có phép của Mẹ mới được sử dụng danh của Mẹ, và sau khi Mẹ qua đời, phải có phép của vị thừa kế Mẹ”. Sở dĩ Mẹ Têrêsa muốn làm điều này là v́ để ngăn ngừa những ai nhân danh Mẹ quyên tiền cho Mẹ hay cho Ḍng của Mẹ trong việc phục vụ thành phần nghèo khổ nhất.

Sách Truyện Đời Mẹ Têrêsa Calcutta được dịch sang 15 thứ tiếng

Cuốn sách viết về cuộc đời của Mẹ Têrêsa Calcutta giờ đây đă được phát hành cho 33 triệu độc giả Ấn Độ, v́ tác phẩm này đă được dịch sang ngôn ngữ bản xứ của họ bởi b́nh luận gia Seshagiri Rao.

Tác giả Navin Chawla đă viết cuốn “Mẹ Têrêsa: Một Truyện Đời Được Mẹ Chuẩn Nhận” và đă được phát hành lần đầu tiên vào năm 1996. Bản bằng tiếng Kannada trên đây do nhà xuất bản Sapna Book House phổ biến. T.T. Chaturvendi là thống đốc ở tiểu bang Karnata đă công bố bản dịch và ca ngợi người tác giả Công giáo Chawla về “tính cách tế nhị về văn hóa sâu xa và tinh tường về văn chương” của ông.

Khi ra mắt tác phẩm, tác giả cho biết ông ta đă đưa nó cho Mẹ Têrêsa đọc và Mẹ đă ưng thuận. Cuốn sách giờ đây đă được chuyển dịch sang 15 ngôn ngữ khác nhau. Tiếng Kannada, một trong 15 thứ tiếng được Hiến Pháp Aán Độ công nhận, là ngôn ngữ thứ ba, căn cứ vào số người nói, sau tiếng Telugu và Tamil thuộc các ngôn ngữ Dravidian. Tiếng Kannada là ngôn ngữ của dân Kanarese thuộc miền nam Aán Độ. Mẫu tự của thứ tiếng này được căn cứ vào Brahmi và được 33 triệu dân ở Karnataka, Maharahtra và Andra Pradesh sử dụng.
 

Mẹ Têrêsa sẽ được Giáo Hội Công Giáo phong chân phước vào tháng 10 năm tới

Hôm Thứ Sáu, 20/12/2002, tại Điện Vatican của Ṭa Thánh, trước sự hiện diện của Đức Thánh Cha, ĐHY Saraiva Martins đă công bố 17 sắc lệnh về 7 vị tân chân phước, 7 vị thánh mới và 3 vị đáng kính. Trong 7 vị tân chân phước có Mẹ Têrêsa Calcutta. Giáo Hội đă xác nhận việc khỏi chứng xưng bướu bao tử của chị Monika Besra, một chứng bệnh không thể mổ như các vị bác sĩ của chị cho biết, là một phép lạ do Mẹ Têrêsa làm để đáp lại lời cầu của chị phụ nữ Ấn Giáo này đă tin tưởng đặt bức ảnh của Mẹ lên chỗ dạ dầy của chị. Sau ngày phong chân phước được ấn định vào ngày 19/10/2003, Mẹ cần làm một phép lạ nữa để được phong thánh. Đáng lẽ sau năm năm, tức vào cuối năm 2002 này, Mẹ Têrêsa mới được bắt đầu cứu xét hồ sơ phong thánh, tuy nhiên, ĐTC Gioan Phaolô II vẫn ngưỡng mộ Mẹ đă chước cho. Chị phụ nữ Ấn Giáo này cho CNN biết rằng: “Tôi mang bức ảnh của Mẹ Têrêsa bên ḿnh và tôi luôn cầu xin với Mẹ và nói với Mẹ rằng tôi đă đi khắp nơi những không ai có thể giúp tôi được cả. Giờ đây xin Mẹ chăm sóc cho tôi, cứu giúp tôi và chữa lành cho tôi”. Thế rồi chứng bệnh ấy biến mất đêm hôm ấy. Mẹ Têrêsa sinh ngày 26/8/1910 ở Skopje, Macedonia. Năm 1949 Mẹ lập ḍng Thừa Sai bác Ái ở Ấn Độ. Được giải ḥa b́nh năm 1979 và qua đời năm 1997. (Xin xem phần tài liệu dưới đây về cuộc đời và nội tâm Mẹ Têrêsa của Cha Brian Kolodiejchuk, Lm Ḍng Thừa Sai Bác Ái, vị cáo thỉnh viên phong thánh của Mẹ).

Ḍng Thừa Sai Truyền Giáo lên tiếng sau sắc lệnh phong chân phước cho Đấng Sáng Lập Ḍng này

Hôm Thứ Sáu 20/12/2002, Nữ Bề Trên Tổng Quyền của nhà ḍng và linh mục cáo thỉnh viên phong thánh cũng là tu sĩ của ḍng này đă phổ biến những lời lẽ sau đây:

“Chúng tôi, những tu sĩ Thừa Sai Bác Ái, dâng lời tạ ơn và chúc tụng Thiên Chúa về việc Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đă chính thức nh́n nhận sự thánh thiện của người mẹ chúng tôi là Mẹ Têrêsa, và đă chấp nhận phép lạ do việc mẹ chuyển cầu. Chúng tôi hết sức vui mừng mong đợi ngày Phong Chân Phước sẽ diễn ra tại Rôma và Ngày Khánh Nhật Truyền Giáo, 19/10/2003, ngày Chúa Nhật gần nhất với cuộc mừng kỷ niệm 25 năm Giáo Triều của Đức Thánh Cha cũng là ngày kết thúc Năm Mân Côi.

“Hôm nay, sau 3 năm rưỡi điều tra và t́m hiểu, Giáo Hội xác nhận là Mẹ đă anh hùng sống đời Kitô hữu và Thiên Chúa đă nâng Mẹ lên để vừa làm gương mẫu thánh thiện vừa làm vị cầu bầu cho tất cả mọi người.

Mẹ là một biểu hiệu cho t́nh yêu thương và ḷng cảm thương. Khi Mẹ c̣n ở với chúng tôi, chúng tôi đă chứng kiến thấy mẫu gương sáng ngời của Mẹ về tất cả mọi nhân đức Kitô giáo. Đời sống yêu thương phục vụ người nghèo đă đánh động nhiều người theo cùng một con đường của Mẹ. Chứng từ và sứ điệp của Mẹ đă được ưu ái tiếp nhận bởi hết mọi tôn giáo như một dấu hiệu cho thấy “Thiên Chúa vẫn yêu thương thế giới ngày nay”. Trong 5 năm sau cái chết của Mẹ, người ta đă cầu xin Mẹ cứu giúp và đă cảm nghiệm được t́nh yêu của Thiên Chúa đối với họ qua lời cầu nguyện của Mẹ. Hằng ngày, những người hành hương từ Ấn Độ và khắp nơi trên thế giới đă đến cầu xin tại mộ của Mẹ, và nhiều người đă theo gương Mẹ khiêm tốn phục vụ yêu thương đối với thành phần nghèo khổ nhất, bắt đầu tại gia đ́nh riêng của họ.

Mẹ thường nói: “Thánh thiện không phải là một thứ hào nhoáng của một ít người, nó chẳng qua là nhiệm vụ đối với mỗi một người chúng ta”. Chớ ǵ gương mẫu của Mẹ giúp chúng ta nỗ lực nên thánh, ở chỗ yêu mến Thiên Chúa, tôn trọng và yêu thương hết mọi người được Thiên Chúa dựng nên theo h́nh ảnh Ngài và được Ngài ngự trị, cũng như chăm sóc những người anh em nghèo nàn và đau khổ của chúng ta. Chớ ǵ tất cả mọi bệnh nhân, khổ nhân và những ai t́m cầu ơn trợ giúp của Thiên Chúa gặp được nơi Mẹ một người bạn và một vị cầu bầu.

Sơ M. Nirmala, MC, Bề Trên Tổng Quyền
Cha Brian, MC, Cáo Thỉnh Viên

1 ngày 4 biến cố

Ngày 19/10/2002, theo chương tŕnh của Ṭa Thánh Vatican, sẽ là ngày có 4 biến cố quan trọng sau đây: thứ nhất là Ngày Chúa Nhật Thế Giới Truyền Giáo, Ngày Mừng Kỷ Niệm 25 Năm Giáo Triều Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Ngày Bế Mạc Năm Mân Côi và là Ngày Phong Chân Phước cho Mẹ Têrêsa Calcultta. Theo ban tổ chức 1 ngày 4 biến cố này, th́ lời Chúa Giêsu mời gọi Mẹ Têrêsa năm 1946: “sẽ vang vọng một lần nữa cho mỗi một người trong chúng ta: ‘Hăy đến làm ánh sáng của Ta’ trong bóng tối tăm bần cùng của nhân loại, trong một thế giới bị đen tối bởi tội lỗi và khốn cùng”.

Thứ Sáu 17/10 được giành làm Ngày Cầu Nguyện, được tổ chức tại Đền Thờ Thánh Gioan Lateranô ở Rôma vào ngày. Đền thờ sẽ mở cửa cho việc giải tội và chầu Thánh Thể: “Trước sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Bí Tích Thánh, chúng ta sẽ cầu nguyện cho và với những ai, như Mẹ Têresa nói, ‘làm cho Chúa Giêsu hiện diện và sống động trong Bí Tích Thánh Thể’, đó là các vị linh mục của chúng ta”. Tối hôm đó, từ 7 giờ 30 tới 9 giờ tối, cùng với các vị linh mục, Các Tu Sĩ Thừa Sai Bác Ái của Mẹ Têrêsa sẽ kết thúc ngày cầu nguyện này bằng việc chầu Thánh Thể trọng thể.

Chúa Nhật 19/10, vào lúc 9 giờ sáng, buổi cầu Kinh Mân Côi được thực hiện ở Quảng Trường Thánh Phêrô. Nghi thức phong chân phước cho Mẹ Têrêsa được cử hành lúc 10 giờ sáng. Vào lúc 5 giờ rưỡi chiều sẽ có buổi chiếu cuốn phim “Mẹ Têrêsa: Một Di Sản” của Ann và Jeannette Petrie.

Thứ Hai 20/10, ĐHY José Saraiva Martins, Bộ Trưởng Thánh Bộ Phong Thánh, sẽ cử hành Lễ Tạ Ơn tại Quảng Trường Thánh Phêrô. Sau đó là cuộc triều kiến với Đức Thánh Cha. Các hài tích của Mẹ Têrêsa sẽ được trưng bày để tôn kính ở Đền Thờ Thánh Gioan Lateranô từ ngày 20 đến 22/10.

 

Thành Lập Trung Tâm Mẹ Têrêsa Calcutta

 

Ḍng Chư Thừa Sai Bác Ái đă thông báo về việc thiết lập Trung Tâm Mẹ Têrêsa Calcutta. Trung Tâm này sẽ được đặt tại Nữu Ước, (như Trung Tâm Văn Hóa Gioan Phaolô II ở Washington DC trước đây). Một khi được bắt đầu hoạt động, trung tâm được lập nên để cổ vơ việc chân thực mến mộ Mẹ Têrêsa cũng như hiểu biết đời sống, hoạt động, thánh đức, linh đạo và sứ điệp của Mẹ, này sẽ bảo tŕ cả các cơ sở khác ở Calcutta Ấn Độ; Tijuana Mễ Tây Cơ; Rôma Ư quốc, và Hiệp Chủng Quốc.

 

Trung tâm này là một cơ quan Công giáo bất vụ lợi, được thành lập để trở thành một nơi có thẩm quyền về những bản viết chân thực của Mẹ Têrêsa và những chi tiết chính xác về đời sống và hoạt động của Mẹ. Nó cũng có nhiệm vụ đóng vai phát hành và phổ biến các sách vở và tài liệu bằng nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau. Nó cũng thu góp, bảo tŕ và trưng bày những di tích thực sự của Mẹ Têrêsa cùng với những vật lịch sử quan trọng.

 

Cha Brian Kolodiejchuk, vị linh mục ḍng của Mẹ sẽ làm giám đốc của trung tâm này và là cáo thỉnh viên của tiến tŕnh hồ sơ phong thánh cho Mẹ cho biết “Rất cần phải có một trung tâm như thế này. Ngoài phận sự làm nơi cho việc t́m hiểu, mến mộ và khởi hứng, trung tâm này cũng bảo toàn những lời nói và h́nh ảnh của Mẹ cho khỏi việc mạo dụng hay lạm dụng”, bởi v́, theo vị linh mục này th́ đă xẩy ra những trường hợp như thế rồi.

 

Tư tưởng muốn thành lập một trung tâm như thế này đă bắt đầu từ Văn Pḥng Cáo Thỉnh về Mẹ Têrêsa năm 2002. Văn pḥng này đă thực hiện một tập hồ sơ dầy 35 ngàn trang giấy về chứng từ và văn kiện cần cho việc điều tra phong thánh cho Mẹ để nộp cho Thánh Bộ Điều Tra Phong Thánh.

 

Mẹ đă được ĐTC GPII phong chân phước vào Chúa Nhật 19/10/2003, Ngày Khánh Nhật Truyền Giáo cũng là Ngày Bế Mạc Năm Mân Côi và Mừng 25 Năm Ngân Khánh Giáo Hoàng của Đức Gioan Phaolô II. Mẹ cần 1 phép lạ nữa để được phong hiển thánh.

 

Mẹ Bề Trên Tổng Quyền, vị thay thế Mẹ Sáng Lập viên, là Sợ M. Nirmala, và là chủ tịch của ban giám đốc trung tâm này, đă cho biết:

 

“Bằng những hoạt động của ḿnh, trung tâm này có mục đích tạo nên nơi ḷng người nỗi đói khát thánh đức, nhờ đó họ có thể hoàn toàn phó ḿnh một cách tin tưởng và hân hoan cho Vị Thiên Chúa của t́nh yêu, cũng như để cho Ngài có thể thực hiện những kỳ công yêu thương của Ngài nơi họ và qua họ cũng như nơi đời sống của những ai họ giao tiếp, như Ngài đă làm nơi và qua Chân Phước Têrêsa Calcutta, Người Mẹ của chúng tôi”.

 

ĐTGM Harry Flynn TGP St. Paul-Minneapolis, vị đă từng giúp vào việc thành lập trung tâm này cho biết: “Đây là thời điểm đặc biệt để loan báo việc thành lập Trung Tâm Mẹ Têrêsa, trong Năm Thánh Thể của Giáo Hội. ĐGH Biển Đức XVI đă nói vừa mới đây một cách hết sức tuyệt vời khi lập lại những lời của ĐGH Gioan Phaolô II là ‘Thánh Lễ là tâm điểm trên hết nơi cuộc sống của tôi cũng như nơi ngày sống của tôi’. Điều này cũng đúng với Mẹ Têrêsa nữa”.

 

Một trong những mục tiêu đầu tiên của trung tâm này đó là việc xuất bản một tác phẩm tiểu sử về Mẹ Têrêsa.

 

Trung tâm này sẽ bắt đầu ngay việc phổ biến các tài liệu về Mẹ nhờ sự hỗ trợ của tổ chức Hiệp Sĩ Columbus, một tổ chức huynh đệ quốc tế cho nam giới. Tổ chức này đă in ấn gần 2 triệu tờ tài liệu về việc truyền bà Mẹ Chân Phước Têrêsa bằng tiếng Anh và Tây Ban Nha. Cả triệu bản khác đang được soạn thảo bằng 5 thứ tiếng khác nhau để phân phát trong Ngày Giới Trẻ Thế Giới XX vào tháng 8/2005 tới đây.

 

ĐGM William Lori giáo phận Bridgeport ở Quận Hạt Fairfield, tiểu bang Connecticut, nơi có trụ sở về quản trị và pháp lư của trung tâm này đă cho biết là “Ngày 3 tháng 6 đặc biệt được chọn để chính thức thông báo về việc thành lập trung tâm này, bởi v́ nó là Lễ Thánh Tâm Chúa. Đây là ngày có một tầm quan trọng đặc biệt đối với Mẹ, v́ Mẹ hết sức mến yêu Chúa Giêsu, một t́nh yêu đă tác động tất cả chúng ta dấn thân hơn nữa cho thành phần nghèo khổ cũng như cho việc xây dựng một nền văn hóa sự sống cho tất cả mọi anh chị em chúng ta trên thế giới”.

 

Mẹ Têrêsa là Gonxha Agnes Bojaxhiu, vào đời ngày 26/8/1910 ở Slopje xứ Macedonia ngày nay, và đă qua đời ngày 5/9/19976 tại Calcutta Ấn Độ.

 

Trung tâm Mẹ Têrêsa Calcutta đă bắt đầu phổ biến một mạng điện toán toàn cầu www.motherteresa.org  

 

 

 

Nhà Thờ Thứ Hai được dâng kính Mẹ Têrêsa Calcutta ở Tamil Nadu

 

Theo tin của Zenit ngày 8/6/2005, th́ giáo phận Sivagangai đă cho biết ngôi nhà thờ thứ hai trên thế giới được mang tên Mẹ Têrêsa Calcutta.

 

Ngôi nhà thờ này được xây cất nhờ những đóng góp của tín hữu của một số tôn giáo và được mong trở thành một trung tâm hành hương chính của Công giáo ở đất nước này.

 

Nhà Thờ Mẹ Têrêsa này đă được khánh thành ngày 29/5/2005, Lễ Ḿnh Máu Thánh Chúa, ở làng Malvalayanvayal, tiểu bang Tamil Nadu miền nam Ấn Độ.

 

Các vị linh mục, nữ tu, và những người thuộc các niềm tin khác cũng đến tham dự lễ khánh thành này, do ĐGM Edward Francis chủ tế.

 

Các viên chức của Giáo Hội ghi nhận là ngôi nhà thờ mới này là ngôi nhà thờ thứ hai được dâng kính Mẹ Têrêsa thứ hai ở Ấn Độ. Nhà thờ đầu tiên được khánh thành tại Venniyode ở Kerala, ngày Chúa Nhật 19/10/2003, ngày Mẹ được Đức Gioan Phaolô II phong chân phước ở Rôma.

 

Cha Arul Singarayar, vị linh mục giáo xứ Nhà Thờ Đức Bà Thương Xót ở Andavoorani, vị đă điều khiển việc xây cất Nhà Thờ Mẹ Têrêsa tại làng Tamil Nadu ở Malvalayanvayal đă nói rằng đây là một giấc mơ đă thành hiện thực cho ngôi làng này.

 

Vị linh mục này cho biết rằng dân làng nghèo túng ấy, hầu hết làm việc như những lao động chung, hai năm trước đă đến với cha, trao cho cha tiền để xây nhà thờ cho họ.

 

Vị linh mục đă xin giáo phận đóng góp 40 ngàn tiến Ấn rupees cho chi phí xây cất để dân làng sớm bắt đầu xây cất một nguyện đường. Tuy nhiên, họ không thể hoàn thành v́ thiếu hụt ngân quĩ.

 

Bởi vậy vị linh mục này nẩy ra ư tưởng cung hiến nhà thờ này cho Mẹ Chân Phước Têrêsa. Theo ngài, “Nó đă có công hiệu như chớp. Khi nghe thấy ngôi nhà thờ này được lấy tên Mẹ Têrêsa th́ dân chúng thuộc các tôn giáo mang đến đóng góp cho việc xây cất”.

 

Ngôi nhà thờ mới cung hiến này tọa lạc khoảng 6 cây số cách giáo xứ Andavoorani, một giáo xứ có khoảng 4 ngàn người Công giáo, sống trong 22 hậu khu vực.

 

Dân làng hân hoan v́ giờ đây họ có nhà thờ riêng: “Chúng tôi hoan hỉ v́ chúng tôi có nhà thờ riêng. Chúng tôi c̣n may mắn là nhà thờ của chúng tôi mang tên Mẹ Têrêsa. Chúng tôi vinh dự là thành phần của giáo xứ của Nhà Thờ Mẹ Têrêsa”, một người trong xứ là K. Arulswamy cho biết như thế.

 

Têrêsa Calcutta: Một Biểu Tượng Bác Ái Kitô Giáo Trên Thế Giới

 

Lời mở đầu của người chuyển dịch: Chẳng riêng ǵ Kitô hữu mà chung thế giới đều ngưỡng phục một người phụ nữ, già nua, xấu xí, ít học, nhỏ con, yếu ớt, nhưng lại làm được những việc phi thường, đến nỗi, khi sống chẳng những đoạt giải Nobel Ḥa B́nh năm 1979, khi chết c̣n được Ấn Độ chôn cất theo lễ nghi quốc táng, như được truyền h́nh tŕnh chiếu khắp thế giới vào đầu tháng 10 năm 1997. Têrêsa Calcutta thực sự là niềm vinh dự cho chung Kitô Giáo và cho riêng Giáo Hội Công Giáo, một Giáo Hội, qua sắc lệnh phong chân phước ngày 20/12/2002, đă gọi con người hiện tượng thời đại này bằng danh xưng là “một biểu tượng bác ái Kitô Giáo trên thế giới” (a worldwide emblem of Christian charity). Trong lịch sử Giáo Hội, chưa có một hội ḍng nào phát triển nhanh như Ḍng Thừa Sai Bác Ái của người nữ này, trong ṿng gần 50 năm đă có mặt trên 120 quốc gia, kể cả các nước Cộng Sản. Vị sáng lập chẳng những đă được mời đến cả những nơi Giáo Hoàng đến được, như Liên Hiệp Quốc, mà c̣n được mời đến cả những nơi Giáo Hoàng không đến được, đó là các nước Cộng Sản, như Việt Nam. Vị sáng lập này cũng đă được Giáo Hoàng đương thời trích dẫn những lời lẽ của ḿnh ngay khi vị ấy c̣n đang sống. Như Màn Điện Toán thoidiemmaria.net loan báo việc Ṭa Thánh loan báo sẽ phong chân phước cho con người được ngoại lệ (dưới 5 năm) trong tiến tŕnh phong thánh này vào ngày 19/10/2003, chúng ta sẽ theo dơi loạt bài cho thấy cái bí mật nội tâm của con người này, tức lư do tại sao xẩy ra có một con người hiện tượng này, con người đă thực hiện được những việc làm phục vụ phi thường cả thể. Sau đây là Tài Liệu Phong Thánh cho Mẹ Têrêsa Calcutta của Linh Mục Cáo Thỉnh Viên Brian Kolodiejchuk, ḍng Thừa Sai Bác Ái (MC), do Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch từ tài liệu được Màn Điện Toán phổ biến vào những ngày 28-29/11 và 19-20/12/2002.

Phần Nhất

Tâm Hồn của Mẹ Têrêsa: Những Khía Cạnh Thầm Kín nơi Đời Sống Nội Tâm của Mẹ.

“Hăy hăng say yêu Chúa Giêsu. Hăy yêu mến Ngài một cách tin tưởng, đừng rụt rè, sợ sệt. Hăy hoàn toàn hiến thân cho Chúa Giêsu… Hăy thiết tha yêu mến thật nhiều và hăy mến yêu t́nh yêu không được yêu mến” (Mẹ Têrêsa ngày 2/6/1962).

Khi Mẹ Têrêsa chết vào năm 87 tuổi, Mẹ được ca tụng rất nhiều về t́nh Mẹ thiết tha mến yêu Thiên Chúa và quảng đại hiến thân phục vụ người nghèo trên khắp thế giới. Tuy nhiên, v́ Mẹ chỉ muốn tỏ cho thấy rất ít về những ǵ xẩy ra nơi Mẹ mà người ta chỉ có thể phỏng đoán được tâm hồn Mẹ qua nhiệt t́nh Mẹ mến yêu Thiên Chúa và các linh hồn mà thôi. Giờ đây, nhờ những khám phá thấy trong tiến tŕnh phong chân phước và phong thánh cho Mẹ, chúng ta có được một cái nh́n mới đặc biệt về tâm hồn của Mẹ Têrêsa, về mối hiệp thông huyền nhiệm với Thiên Chúa là những ǵ làm nên đời sống, giáo huấn và hoạt động bác ái của Mẹ.

Có lẽ “cái bí mật” quan trọng và tác động nhất của tâm hồn Mẹ là ba khía cạnh đáng chú ư nơi mối liên hệ giữa Mẹ với Chúa Giêsu. Khía cạnh thứ nhất liên quan đến lời khấn tư ngoại lệ mà Mẹ Têrêsa đă thực hiện vào năm 1942. Khía cạnh thứ hai liên quan đến lư do thúc đẩy Mẹ Têrêsa phục vụ thành phần nghèo nhất trong những người nghèo. Khía cạnh thứ ba là ở cảm nghiệm mănh liệt về đêm tối tăm nội tâm xẩy ra cho Mẹ khi Mẹ bắt đầu hoạt động nơi thành phần nghèo khổ ở Calcutta. Ba hiện tượng này, nhất là khi nh́n vào mối liên hệ của chúng, dẫn chúng ta đến chỗ cảm nhận hơn về sự sâu xa nơi đức thánh thiện của Mẹ Têrêsa, cũng như về tính cách hợp thời của gương mẫu và sứ điệp của Mẹ đối với thời đại của chúng ta.

Phần thứ nhất của bản văn này sẽ tŕnh bày về lời khấn năm 1942 và ơn gọi năm 1946; phần thứ hai sẽ bàn đến giai đoạn dài của đêm tối tăm nội tâm.


1) Lời Khấn Năm 1942 – “Một cái ǵ đó rất đẹp cho Chúa Giêsu”.

Trước hết, Mẹ Têrêsa là một người đàn bà say mê Thiên Chúa. Dường như Mẹ phải ḷng Ngài từ hồi c̣n nhỏ và thăng tiến trong t́nh yêu này mà không bị một trở ngại trầm trọng nào. Mẹ lớn khôn với việc giáo dục kỹ lưỡng sống đức tin Công Giáo và đời sống thiêng liêng. Trong một số thư riêng, Mẹ đă cho thấy rằng Chúa Giêsu là người đầu tiên và là người duy nhất đă chiếm đoạt con tim của Mẹ: “Mối t́nh đầu từ hồi c̣n nhỏ của tôi là Trái Tim Chúa Giêsu” (trừ khi được biệt chú, những trích dẫn đều được trích từ các bức thư của Mẹ Têrêsa, MC, và của ĐTGM Ferdunand Périer, SJ). Cùng với mối mật thiết ban đầu này với Chúa Giêsu, Mẹ Têrêsa đă nhận được một ơn đặc biệt vào lúc Mẹ Rước Lễ Lần Đầu: “Từ khi lên 5 tuổi rưỡi, khi tôi mới được rước lấy Người, ḷng tôi đă yêu mến các linh hồn rồi. T́nh yêu này đă cứ theo năm tháng lớn lên trong tôi”.

Thật vậy, t́nh Mẹ Têrêsa yêu mến Chúa Giêsu và yêu thương tha nhân tăng phát đến nỗi vào năm 18 tuổi, Mẹ đă bỏ gia đ́nh và quê hương của ḿnh để đáp lại tiếng Chúa Giêsu kêu gọi sống đời truyền giáo ở Ấn Độ như là một nữ tu ḍng Loreto. (Mẹ Têrêsa gia nhập Nữ Tu Loreta Ngành Ái Nhĩ Lan, một tu hội mang tên chính thức là Viện Tu Đức Trinh Nữ Maria). Tám năm sau, Mẹ đă toàn hiến cho Chúa Kitô với cuộc đời tu sĩ. Khấn trọn đời được sáu tháng rồi mà Mẹ vẫn ngập ngụa niềm vui bởi biến cố đó. Mẹ đă viết thư về nhà cho cha linh hướng của Mẹ là Jambrekovic, ḍng Tên ở Skopje rằng: “Con muốn lễ toàn thiêu của con được thiêu đốt (như một của lễ hy sinh)…. Con chỉ muốn thuộc về một ḿnh Chúa Giêsu mà thôi… Con muốn dâng cho Người hết mọi sự kể cả mạng sống”.

Cuộc đời làm một nữ tu Loreto là một thời gian Mẹ thiết tha và quảng đại yêu mến Thiên Chúa. Sau này Mẹ đă viết: “Trong 18 năm ấy tôi đă cố gắng sống hết ḿnh cho tất cả những ǵ Người muốn. Tôi đă nung nấu ước vọng mến yêu Người như Người chưa bao giờ được mến yêu như vậy”.

Để diễn đạt ước vọng táo bạo này, vào năm 1942, năm 36 tuổi, Mẹ Têrêsa đă dấn thân hơn nữa trong việc thực hiện một lời khấn tư cùng Thiên Chúa. Về sau Mẹ đă bộc lộ cho biết là Mẹ “muốn hiến cho Chúa Giêsu một điều ǵ đó rất đẹp”, “một điều ǵ đó không giữ lại”. Thế là, vào cuối tuần pḥng hằng năm năm ấy của ḿnh, với phép của cha linh hướng, Mẹ khấn buộc ḿnh “hiến dâng cho Thiên Chúa bất cứ điều ǵ Ngài muốn – ‘không từ chối Ngài bất cứ sự ǵ’”.

Lời khấn ngoại thường này đă được bắt nguồn từ tính cách tinh tế của một t́nh yêu cao cả, làm Mẹ cảm thấy đó là một nhu cầu thật sự cần phải hoàn toàn hiến ḿnh cho Thiên Chúa. Là một nhà thần học về tu đức, Jordan Aumann, ḍng Đaminh, đă viết: “T́nh yêu kết hiệp ư muốn của người yêu với ư muốn của người t́nh, và việc trọn hảo phó ḿnh đ̣i phải hoàn toàn từ bỏ ư muốn riêng của chúng ta cho ư muốn của Thiên Chúa…. một việc phó ḿnh cho ư muốn của Thiên Chúa chỉ được thấy nơi những linh hồn đă tiến xa trên đường nhân đức trọn lành” (Jordan Aumann, O.P., Spiritual Theology London: Sheed and Ward, 1980, 365-366). Thần học gia Hans Urs von Balthasar nhận định rằng t́nh yêu được thể hiện qua h́nh thức của một lời khấn ấy đă làm sáng tỏ tác động mến yêu của Mẹ Têrêsa thực hiện trong tuần pḥng của Mẹ: “T́nh yêu trọn hảo là ở chỗ toàn hiến bản thân ḿnh một cách vô tư… Nội dung của mọi thứ yêu thương chân thực đều được thể hiện nơi hành động tự trao phó bản thân ḿnh ấy tùy Thiên Chúa sử dụng và hiến dâng cho Ngài tất cả mọi sự ḿnh có như một của lễ hiến dâng qua h́nh thức của một lời khấn” (Hans Urs von Balthasar, The Christian State of Life, trans. Sr. Mary Frances McCarthy- Ignatius Press, San Francisco, 1983 59-60). Những năm sau này, Mẹ Têrêsa đă diễn tả lư lưởng được Mẹ sống rất nhiều năm ấy trong một lần hướng dẫn Chị Em ḍng của Mẹ như sau: “Yêu mến thực sự đó là trao phó bản thân ḿnh. Đối với kẻ nào yêu mến th́ việc thuần phục c̣n hơn là một nhiệm vụ nữa, nó là một ân phúc. Chỉ hoàn toàn phó ḿnh mới có thể làm thỏa măn ḷng ước ao nung nấu của một Nhà Thức Sai Bác Ái chân chính mà thôi”.

Việc Mẹ Têrêsa được vị linh hướng cho phép cho thấy rằng lời khấn này không chỉ dựa vào một mộng tưởng thuần túy cũng không nhắm đến một lư tưởng nguy hiểm hay bất khả đạt. Trái lại, thứ ân sủng tác động Mẹ Têrêsa thực hiện lời khấn này đă tạo điều kiện sẵn sàng cho một ḷng tin tưởng trọn vẹn vào Thiên Chúa, cũng như cho một thói quen tốt lành vốn có trong việc t́m cách làm những ǵ đẹp ḷng Ngài nhất.

Lời khấn này, trong ṿng 17 năm trời, vẫn là một bí mật riêng tư nhưng mănh liệt Mẹ têrêsa chỉ chia sẻ với vị linh hướng của Mẹ mà thôi. Ḷng mong ước yêu mến Thiên Chúa hết ḷng bằng việc làm theo ư muốn của Ngài trong mọi sự làm sinh động tất cả mọi hoạt động của Mẹ trong những năm ấy. Măi cho tới tháng Tư năm 1959, vào ngày thứ tám của tuần pḥng do Cha L. Picachy, S.J., hướng dẫn Mẹ mới viết về lời khấn này cùng với tác hiệu của nó như sau: “Đó là tất cả những ǵ bí mật nơi tôi”.

Sau đó ít lâu, khi Đức Tổng Giám Mục Calcutta là Ferdinand Périer, ḍng Tên, dường như nghĩ rằng Mẹ quá vội vă trong việc thành lập một tổ chức mới, Mẹ Têrêsa mới cảm thấy cần phải tỏ cho ngài biết lư do thực sự ẩn đằng sau cái vội vàng làm nên tất cả mọi công cuộc của Mẹ. Trong bức thư đề ngày 1/9/1959, Mẹ nói với ngài về lời khấn của Mẹ và t́nh yêu đă thúc đẩy Mẹ phải cấp thời đáp ứng ra sao: “Trong 17 năm qua con đă cố gắng (trung thành với lời khấn ấy) và đó là lư do tại sao con muốn thực hiện lập tức”.

Lời khấn này, như sẽ thấy ở Phần Hai của tiểu luận này, cũng đă cho thấy là nguồn sức mạnh trong những năm dài của cuộc thử thách thiêng liêng Mẹ trải qua. Như Mẹ đă viết cho vị linh hướng của ḿnh, Cha Joseph Neuner, ḍng Tên, vào mùa xuân năm 1960, “Từ đó (1942), con vẫn giữ lời hứa này, và có những lúc khi mà bóng tối trở nên dầy đặc làm cho con hầu như muốn thưa ‘Không’ với Thiên Chúa th́ tư tưởng về lời hứa này lại làm con vùng lên”.

Mẹ Têrêsa coi lời Mẹ khấn hứa năm 1942 như một mối giây thánh hảo thắt chặt Mẹ với Vị Hôn Phu Thần Linh. Về phần ḿnh, Chúa Giêsu đă nhận lấy Mẹ Têrêsa như lời Mẹ hứa. Mấy năm sau, tức vào năm 1946, qua một loạt những âm vọng và thị kiến nội tâm, Người đă yêu cầu Mẹ thành lập một cộng đồng tu tŕ mới hoàn toàn dấn thân phục vụ thành phần bần cùng nhất trong các người nghèo. Qua những lời nói với Mẹ Têrêsa, Chúa Giêsu đă đề nại vào lời khấn của Mẹ như sau: “Con đă trở nên hôn thê đối với t́nh yêu của Ta. Chẳng lẽ con lại từ chối không làm điều này cho Ta hay sao? Đừng chối từ Ta nhé”.

Lời kêu gọi này của Chúa Giêsu là điều “bí mật” thứ hai của Mẹ Têrêsa.

 

2. “Ơn Soi Động” của Mẹ Têrêsa Calcutta


Mẹ Têrêsa ở Calcutta

Từ thời gian khấn lần đầu vào tháng 5/1931, Mẹ Têrêsa được sai đến cộng đồng Entally của các nữ tu Loreto ở Calcutta và dạy học cho St. Mary's Bengali Medium School. Trường này sát liền với tu viện và tiếp nhận những trẻ em mồ côi và nghèo khổ, cả học sinh ngoại trú lẫn nội trú. Trong các nhiệm vụ được trao phó, người tu sĩ trẻ trung hăng say này c̣n đảm nhận một trường học của nữ tu Loretto khác là St. Teresa's Primary Bengali Medium School, tọa lạc tại Lower Circular Road. Việc di chuyển hằng ngày qua thành phố ấy đă hiến cho chị nữ tu này cơ hội nhận thấy t́nh cảnh thiếu thốn và khổ đau của người nghèo. Vào tháng 5/1937, sau khi khấn trọn làm nữ tu Loretto, người nữ tu này tiếp tục dạy học ở trường Thánh Maria, dạy giáo lư và địa lư. Năm 1944 chị làm hiệu trưởng của trường này.

Trong lớp học, Mẹ Têrêsa không phải chỉ có mặt vậy thôi. Mẹ c̣n quan tâm đến việc chia sẻ quan niệm siêu nhiên về đời sống với các học sinh của Mẹ để giúp họ sâu xa đức tin hơn. Mẹ cũng có cơ hội để phục vụ thành phần nghèo khổ ở các y viện do các Nữ Tu Loretto quản trị. Những cuộc gặp gỡ này đă gây ấn tượng sâu xa nơi Mẹ. Mặc dù không hề biết những ǵ sẽ xẩy ra sau này, nhưng tất cả những diễn tiến ấy đă cho thấy chúng là những ǵ được Thiên Chúa quan pḥng trong việc sửa soạn cho sứ vụ tương lai của Mẹ. Qua những năm tháng Mẹ Têrêsa sống ở Loretto, người ta đă chú ư tới ḷng bác ái, quảng đại và can đảm của Mẹ; khả năng thực hiện công việc khó khăn; tài năng tự nhiên trong việc tổ chức; và một tinh thần vui tươi. Mẹ là một tu sĩ nguyện cầu, thành tín và nhiệt tâm. Dù không một ai biết tới lời khấn tư của Mẹ năm 1942 nhưng ai cũng thấy rơ ḷng yêu thương và quảng đại của Mẹ. Các nữ tu trong ḍng của Mẹ cũng như học sinh ngoại trú hay nội trú ở trường Thánh Maria đều yêu kính và ca tụng Mẹ.

Ơn Gọi

Mẹ Têrêsa rời tu viện Loretto ở Entally, Calcutta vào tối ngày Thứ Hai 9/9/1946 để nghỉ lễ và tham dự tuần pḥng 8 ngày ở Darjeeling. Vào ngày hôm sau, trên chuyến xe lửa, có một lúc Mẹ Têrêsa lần đầu tiên đă nghe thấy tiếng của Chúa Giêsu nói trong tâm hồn Mẹ. Những tháng sau đó, qua những lần nói trong tâm hồn Mẹ cũng như qua một số thị kiến nội tâm, Chúa Giêsu đă muốn Mẹ thiết lập một cộng đồng dấn thân phục vụ thành phần nghèo nhất trong các người nghèo, như Mẹ Têrêsa nói, “để làm giăn cơn khát yêu thương và các linh hồn của Người”. Cảm nghiệm trên chuyến xe lửa ấy là khúc quanh nơi đời sống của Mẹ Têrêsa; Mẹ luôn luôn nói đến cảm nghiệm này như là một “ơn gọi trong ơn gọi”. Ngày 10/9 đă được Ḍng Thừa Sai Bác Ái cử hành như là “Ngày Soi Động”.

Từ năm 1946 cho tới khi qua đời, Mẹ Têrêsa đă dứt khoát không tiết lộ một chi tiết nào về ơn soi động để bắt đầu Hợi Ḍng Thừa Sai Bác Ái này, hay về tiến tŕnh nhận thức dẫn tới việc chính thức thiết lập hội ḍng mới này vào ngày 7/10/1950. Việc Mẹ Têrêsa giữ kín như thế cho thấy Mẹ muốn tôn trọng tính cách linh thiêng của tặng ân Mẹ nhận được tận thâm tâm linh hồn của Mẹ. Mẹ đă viết cho các Nữ Tu ḍng của Mẹ vào năm 1993 như thế này: “Đối với mẹ, cơn khát của Chúa Giêsu là một cái ǵ thân mật đến nỗi cho tới nay mẹ vẫn cảm thấy xấu hổ khi nói với các con về ngày 10/9. Mẹ muốn làm như Đức Mẹ đă làm trong việc ‘giữ tất cả những điều ấy trong ḷng ḿnh’”. Thật vậy, được thúc đẩy bởi một tấm ḷng khiêm nhượng sâu xa, Mẹ Têrêsa cứ muốn hủy đi các thứ văn kiện này. Mẹ đă cắt nghĩa cho Đức TGM Ferdinand Périer, SJ, trong bức thư ngày 30/3/1957 rằng “Con muốn công việc này chỉ một ḿnh Người biết mà thôi. Một khi lúc ban đầu được tỏ ra th́ người ta sẽ nghĩ về con hơn là về Chúa Giêsu”. Tuy nhiên, ĐTGM Périer không nghe lời Mẹ Têrêsa yêu cầu. Những văn kiện này là những ǵ thuộc về những hồ sơ thu góp cần thiết cho vấn đề phong Chân Phước và Hiển Thánh cho Mẹ. Nhờ những văn kiện này giờ đây mới có nhiều ánh sáng cho thấy về lịch sử của việc thành lập Hội Ḍng Thừa Sai Bác Ái.

Phản Ứng của Mẹ Têrêsa

Sau khi hoàn tất tuần pḥng của ḿnh, Mẹ Têrêsa trở về Calcutta và lại bắt đầu nhiệm vụ hiệu trưởng và giáo sư ở Trường Thánh maria. Khi cơ hội vừa tới, Mẹ đă thuật lại cho cha Celeste Van Exem, S.J., vị linh hướng của Mẹ, mọi sự dă xẩy ra trên chuyến xe lửa cũng như trong tuần pḥng, và “cho ngài thấy một ít ghi chú con đă viết trong cuộc cấm pḥng”. Vào những tuần sau đó, cha Van Exem đă cố gắng để nhận thức tính chất chuyên chính của ơn soi động Mẹ Têrêsa lănh nhận. Trong khi đó, Mẹ “tiếp tục nói với ngài về bất cứ những ǵ xuát hiện trong tâm hồn của con, trong tư tưởng cũng như trong ḷng muốn”, và Mẹ đă được ngài bảo “hăy cầu nguyện và giữ kín”. Khi viết thư cho Bề Trên Tổng Quyền của Mẹ vào tháng Giêng năm 1948, Mẹ đă thuật lại rằng sau khi Mẹ đă tŕnh bày cho cha Van Exem về cảm nghiệm của Mẹ, th́ ngài đă “dẹp chuyện của con sang một bên. Mặc dù ngài đă thấy được rằng việc này từ Chúa mà đến, ngài vẫn cấm con ngay cả nghĩ đến việc ấy. Trong ṿng 4 tháng trời, con thường, rất thường xin ngài cho con được tŕnh với Đùc Giám Mục, những lần nào ngài cũng từ chối hết…” Cho đến tháng Giêng năm 1947 cha Van Exem mới hoàn toàn xác tín rằng cảm nghiệm của Mẹ Têrêsa phát xuất “từ Chúa và từ Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria”, và đă để cho Mẹ tŕnh bày vùi Đức TGM về ơn soi động của Mẹ.

Bức Thư ngày 13/1/1947.

Mẹ Têrêsa đă tiết lộ ơn gọi của ḿnh cho ĐTGM Périer trong bức thư đề ngày 13/1/1947. Mẹ bắt đầu bằng việc cho ngài biết rằng Mẹ viết với phép của cha Van Exem và tuyên xưng “rằng Đức TGM có thể phán một tiếng là con sẵn ḷng sẽ không bao giờ nghĩ tới bất cứ những ư nghĩ lạ cứ tiếp tục đến với con ấy nữa”. Bức thư gửi cho ĐTGM Périer này cho thấy một khái lược về ơn soi động Mẹ nhận được từ Chúa Giêsu, về “những ǵ xẩy ra giữa Người và con trong những ngày chuyên chú nguyện cầu”. Bức thư nguyên văn như sau:
+
Nữ Tu Viện Thánh Maria

Ngày 13/1/1947

Trọng Kính Đức Tổng Giám Mục,

Từ Tháng 9 năm ngoái ḷng con tràn đầy những tư tưởng và ước muốn lạ lùng. Chúng càng ngày càng mănh liệt hơn và rơ ràng hơn suốt 8 ngày tĩnh tâm của con ở Darjeeling. Trở về đây con đă nói với cha Van Exem mọi sự. Con cho ngài thấy một ít ghi chú của con đă viết trong cuộc tĩnh tâm ấy. Ngài bảo con là ngài nghĩ đó là ơn soi động của Thiên Chúa nhưng cứ cầu nguyện và giữ kín đáo. Con tiếp tục cho ngài biết những tư tưởng và ước muốn hiện lên trong tâm hồn con. Để rồi hôm qua ngài đă viết thế này: “cha không thể ngăn cản con việc con muốn nói với hay viết cho Đức TGM. Con hăy viết cho ĐTGM như một người con gái viết cho cha của ḿnh, hoàn toàn tin tưởng và thành thật, không sợ hăi hay lo âu, nói cho ngài biết sự việc đă xẩy ra như thế nào, tŕnh cho ngài biết rằng con đă nói chuyện với cha và giờ đây cha nghĩ rằng theo lương tâm cha không thể ngăn cản con bày tỏ hết mọi sự cho ngài”.

Trước khi bắt đầu, con xin thưa cùng ĐTGM rằng chỉ cần ĐTGM phán một lời là con sẵn sàng không bao giờ để ư tới bất cứ một tư tưởng mới lạ cứ liên tục phát xuất nơi con nữa.

Trong năm qua con rất thường hay mong muốn được trở nên mọi sự cho Chúa Giêsu, cũng như mong làm cho các linh hồn, nhất là dân Ấn Độ đến với Người và thiết tha yêu mến Người, mong đồng hóa ḿnh với những đứa con gái Ấn Độ một cách hoàn toàn để yêu mến Người như Người chưa bao giờ được mến yêu trước đây. Tôi nghĩ rằng đây là một trong những ước muốn điên khùng của con. Tôi đă đọc truyền đời của Thánh M. Cabrini. Nữ Thánh này đă làm nhiều thứ cho người Hoa Kỳ v́ ngài đă trở nên một người trong họ. Tại sao con không thể làm ở Ấn Độ những ǵ ngài đă làm cho Hoa Kỳ? Ngài đă không chờ cho các linh hồn đến với ngài. Ngài đă đến với họ cùng với các cộng tác viên nhiệt thành của ngài. Tại sao con không thể làm như thế cho Người ở nơi đây chứ? Có rất nhiều linh hồn – tinh tuyền, thánh hảo – đang mong hiến ḿnh cho một ḿnh Thiên Chúa. Các hội ḍng Âu Châu quá giầu có đối với họ; họ chiếm hữu nhiều thứ hơn là cho đi.

“Con có muốn giúp chăng” Con làm sao được chứ? Con đă và đang sống hạnh phúc như một nữ tu ḍng Loreto. Bỏ đi những ǵ con yêu thích để lao ḿnh vào các thứ vất vả khó nhọc và khốn khó mới to lớn, trở thành tṛ cười cho nhiều người, nhất là cho tu sĩ, gắn bó và tự ư chọn sống những điều khó khăn của dân Ấn Độ, cô đơn và hèn hạ, bất định

"- tất cả v́ Chúa Giêsu muốn thế, v́ một điều ǵ ấy đang kêu gọi con từ bỏ tất cả mọi sự và qui tụ một ít người sống sự sống của Người, thực hiện công việc của Người ở Ấn Độ. Những tư tưởng này gây cho con nhiều đau khổ, thế nhưng tiếng nói vẫn cứ đặt vấn đề “Chẳng lẽ con chối từ hay sao?”

Một hôm, vào lúc Hiệp Lễ, con đă nghe thấy cùng một giọng nói rất rơ ràng như sau:

“Cha nuốn có những nữ đan sĩ Ấn Độ, những mồi ngon cho t́nh yêu của Cha, thành phần sẽ là những Maria và Matta, những linh hồn hết sức gắn bó với Cha để chiếu tỏa t́nh yêu của Cha trên các linh hồn. Cha muốn có những nữ đan sĩ tự nguyện mặc lấy đức khó nghèo Thập Giá của Cha. Cha muốn có những nữ đan sĩ mặc lấy đức tuân phục Thập Giá của Cha. Cha muốn có những nữ đan sĩ đầy ḷng yêu thương mặc lấy đức bác ái Thập Giá của Cha. Chẳng lẽ con từ chối làm điều này cho Cha hay sao?”

Vào một ngày khác:

“Con đă trở nên Hôn Thê cho T́nh Yêu của Cha. Con đă đến Ấn Độ v́ Cha. Con khát các linh hồn đă đưa con đến lúc này đây. Chẳng lẽ con lại sợ tiến thêm một bước nữa v́ Vị Hôn Phu của con, v́ Cha, v́ các linh hồn hay sao? Hay là ḷng quảng đại của con đă bị lạnh nhạt mất rồi? Cha đă trở thành thứ yếu đối với con rồi ư? Con đâu có chết cho các linh hồn. Đó là lư do tại sao con không quan tâm tới những ǵ xẩy ra cho họ. Ḷng con đâu có bao giờ ch́m ngập trong sầu đắng như Mẹ của Cha. Cả hai người Chúng Ta đă không hy hiến tất cả mọi sự cho các linh hồn cũng như cho con đó? Con sợ rằng con sẽ mất ơn gọi của ḿnh, con sẽ hoàn tục, con sẽ thiếu kiên tŕ. Này con, ơn gọi của con là yêu thương và chịu khổ để cứu các linh hồn, nhờ đó, nhờ đi theo bước đường này, con mới làm măn nguyện ước vọng của Trái Tim Cha muốn nơi con. Đó là ơn gọi của con. Con sẽ mặc các thứ y phục giản dị của người Ấn Độ, hay giống như Mẹ của Cha đă phục sức, đơn sơ và nghèo khó. Bộ áo ḍng của con hiện mặc là bộ áo thánh đức v́ nó là biểu hiệu của Cha, bộ áo sari của con sẽ trở thành thánh hảo v́ nó sẽ là biểu hiệu của Cha”.

Con đă cố gắng thuyết phục Chúa là con sẽ nỗ lực trở thành một Nữ Đan Sĩ ḍng Loreto rất nhiệt thành thánh đức, một Nạn Nhân thực sự theo ơn gọi ấy, thế nhưng câu trả lời vẫn cứ tái xuất hết sức rơ ràng: “Cha muốn có những Nữ Tu Thừa Sai Bác Ái, những linh hồn sẽ trở thành ngọn lửa t́nh yêu của Cha giữa thành phần thật nghèo khổ, thành phần bệnh nhân đau yếu, thành phần hấp hối lâm chung, thành phần những trẻ nhỏ sống ngoài hè phố. Thành phần nghèo khổ là thành phần Cha muốn con mang lại cho Cha, và các nữ tu sẽ hiến đời ḿnh làm thí vật của t́nh yêu Cha sẽ đem những linh hốn ấy về cho Cha. Cha biết rằng con là một con người bất lực nhất, yếu hèn và tội lỗi, thế nhưng chính v́ con như thế mà Cha lại muốn dùng con cho vinh hiển Cha! Chẳng lẽ con lại chối từ ư!

Những lời ấy, hay đúng hơn, tiếng nói đó đă làm cho con kinh hăi. Ư nghĩ ăn uống, ngủ nghỉ, sống động như những người Ấn Độ làm con hết sức sợ hăi. Con đă cầu nguyện dài, cầu nguyện rất nhiều. Con đă cầu với Mẹ Maria xin Chúa Giêsu cất hết những thứ này đi cho con. Càng cầu nguyện tiếng nói ấy càng mănh liệt hơn trong tâm hồn con, nên con cầu nguyện là Người muốn làm nơi con bất cứ những ǵ Ngài muốn. Người vẫn cứ xin như thế.