Thánh giáo phụ Ambrose thành Milan
Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 24/10/2007 – Bài Giáo Lư 55 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền
Anh chị em thân mến:
Thánh Giám Mục Ambrose, vị tôi sẽ nói tới hôm nay đây, đă qua đời vào đêm ngày 3-4/4/397 ở Milan. Bấy giờ là rạng đông của Thứ Bảy Tuần Thánh. Ngày trước đó, khoảng 5 giờ chiều, ngài đă bắt đầu cầu nguyện khi ngài nằm trên giường với hai cánh tay giang ra như h́nh thánh giá. Đó là cách ngài đă tham dự vào tam nhật Phục Sinh trọng thể, vào cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa chúng ta. Paulinus, một phó tế trung thành đă được Thánh Âu Quốc Tinh mờùi viết về tiểu sử của Thánh Ambrose mang tựa đề “Vita”, đă làm chứng rằng: “Chúng tôi đă thấy ngài mấp máy đôi môi, thế nhưng không thể nghe thấy được tiếng của ngài”.
Đột nhiên, t́nh trạng ấy dường như đi đến chỗ kết thúc. Honoratus, vị giám mục ở Vercelli, người đă giúp Thánh Ambrose và đă ngủ ở trên lầu, đă được đánh thức dậy bởi tiếng nói lập đi lập lại rằng: “Dậy mau! Ambrose sắp chết rồi”. Lập tức đức giám mục Honoratus xuống lầu, Paulinus kể lại, “và ban Ḿnh Thánh Chúa. Sauk hi nhận lănh, Thánh Ambrose trút hơi thở, mang theo của ăn đường. Bởi vậy, linh hồn của ngài, được kiên cường bởi lương thực ấy, bấy giờ hoan hưởng tập đoàn các thiên thần” (“Vita”, 47).
Vào Thứ Sáu Tuần Thánh năm 397, đôi cánh tay giang ra của một Amborse hấp hối cho thấy việc ngài mầu nhiệm tham dự vào cuộc tử nạn và phục sinh của Chúa chúng ta. Đó là bài giáo lư cuối cùng của ngài: Không nói một lời nào, ngài đă nói bằng chứng từ đời sống.
Thánh Ambrose không già khi ngài qua đời. Ngài chưa đầy 60 tuổi, v́ ngài được sinh ra khoảng năm 340 ở Trier, nơi cha của ngài làm quan thái thú của những người Gauls. Gia đ́nh này theo Kitô Giáo. Khi cha của ngài chết th́ ngài vẫn c̣n là một chú bé trai, mẹ ngài mang ngài đến Rôma để giúp ngài theo đuổi nghề nghiệp dân sự, cống hiến cho ngài một nền giáo dục vững chắc về tu từ học và pháp lư học. Khoảng năm 370, ngài được phái tới để quản trị những địa hạt Emilia và Liguria, có tổng hành dinh ở Milan. Chính ở đó là nơi đang sôi sục cuộc đấu chọi giữa Kitô hữu chính thống và bè rối Arian, nhất là sau cái chết của Auxentius, vị giám mục của bè rối Arian. Thánh Ambrose đă can thiệp để b́nh định những người trong cuộc thuộc cả hai bên, và thẩm quyền của ngài là ở chỗ, mặc dù ngài chỉ là một người dự ṭng b́nh thường, ngài cũng đă được dân chúng tuyên bố làm giám mục Milan.
Cho tới lúc ấy, Thánh Ambrose đă là một vị quan nhất phẩm của Đế Quốc Rôma ở Bắc Ư. Rất hiểu biết về văn hóa song lại hụt hẫng về kiến thức Thánh Kinh, vị tân giám mục bắt đầu hăng say học hiểu các Sách Thánh. Ngài đă biết nghiên cứu và dẫn giải Thánh Kinh căn cứ vào các tác phẩm của giáo phụ Origen, một bậc thày thật sự thuộc trường phái Alexandria. Nhờ đó, Thánh Ambrose đă mang đến cho môi trường La Tinh việc thực hành suy niệm Phúc Âm được giáo phụ Origen phát động, bắt đầu bằng việc “lecto dinina – đọc lời Chúa” ở Tây phương.
Phương pháp “lectio” chẳng bao lâu đă hướng dẫn việc giảng dạy và viết lách của Thánh Ambrose, những việc đă thực sự xuất phát từ việc lắng nghe nguyện cầu trước lời của Thiên Chúa. Một lời mở đầu nổi tiếng trong một bài giáo lư đặc biệt của Thánh Ambrose cho thấy vị giám mục thánh này đă áp dụng Cựu Ước vào đời sống Kitô Giáo như sau: “Khi chúng ta đọc lịch sử về các vị tổ phụ và những câu châm ngôn của Sách Cách Ngôn, chúng ta tiến đến chỗ đối diện với luân lư”, vị giám mục thành Milan nói với thành phần dự ṭng và tân ṭng, “để, một khi được giáo dục bởi những sự ấy, anh chị em có thể làm cho ḿnh quen với việc tiến tới đời sống của cha ông cũng như theo đuổi con đường tuân phục những chỉ thị thần linh” ("I misteri," 1,1).
Nói cách khác, thành phần tân ṭng và dự ṭng, theo ư nghĩ của vị giám mục này, th́ sau khi đă học biết được nghệ thuật sống theo luân lư, bấy giờ họ mới có thể coi họ sẵn sàng chuẩn bị cho các mầu nhiệm cao cả của Chúa Kitô. Như thế, việc giảng dạy của Thánh Ambrose, việc giảng dạy là tâm điểm cho công việc văn chương to lớn của ngài, xuất phát từ việc đọc các sách thánh (“Chư Tổ Phụ”, các sách về lịch sử, và “Cách Ngôn”, các sách về khôn ngoan), để sống tuân hợp với mạc khải thần linh.
Rơ ràng là chứng từ bản thân của giảng viên và mẫu gương của cộng đồng Kitô Giáo là những điều kiện mang lại hiệu quả cho bất cứ việc giảng dạy nào. Theo quan điểm ấy th́ thật là ư nghĩa đối với một đoạn trong cuốn Tự Thú của Thánh Âu Quốc Tinh. Thánh Âu Quốc Tinh đă đến Milan như là một giáo sư về tu từ học; ngài là một con người ngờ vực chứ không phải là một Kitô hữu. Ngài đă t́m kiếm song không thể nào thực sự gặp gỡ chân lư Kitô Giáo. Đối với nhà tu từ học trẻ người Phi Châu này, một con người vừa hoài nghi vừa thất vọng, th́ không phải là những bài giảng tuyệt vời của Thánh Ambrose đă làm anh ta trở lại – cho dù ngài hết sức cảm nhận chúng. Trái lại, chính chứng từ của vị giám mục và Giáo Hội ở Milan, một Giáo Hội đă nguyện cầu và hát ca, hiệp nhất như một thân thể duy nhất. Đó là một Giáo Hội có khả năng chống lại sự bức hiếp của vị hoàng đế cũng như của bà mẹ của hoàng đế, người đă yêu cầu một lần nữa thực hiện việc chiếm đoạt một ngôi Thánh Đường cho những cử hành lễ nghi của bè rối Arian vào đầu năm 386.
Trong một dinh thự đă bị chiếm đoạt, Thánh Âu Quốc Tinh viết: “thành phần dân chúng đạo hạnh ở Milan đă chống đỡ, sẵn sàng chết với vị giám mục của họ”. Chứng từ này trong cuốn “Tự Thú” thật là vô giá, v́ nó cho thấy rằng đă có một điều ǵ đó tác đâu mạnh mẽ nơi Thánh Âu Quốc Tinh. Ngài viết tiếp: “bất chấp sự kiện là chúng tôi vẫn c̣n hâm hâm dở dở về tinh thần, chúng tôi cũng đă tham dự nữa về phía toàn thể dân chúng” (Tự Thú 9, 7).
Từ đời sống và gương lành của Giám Mục Ambrose, Thánh Âu Quốc Tinh đă học biết tin tưởng và giảng dạy. Chúng ta có thể kể đến một bài giảng nổi tiếng của con người Phi Châu này, một bài giảng đáng được trích lại nhiều thế kỷ sau ở khoản 25 hiến chế tín lư “Dei Verbum”: “Tất cả hàng giáo sĩ cần phải tha thiết với Thánh Kinh bằng việc ân cần đọc sách thánh và cẩn thận học hỏi, nhất là các vị linh mục của Chúa Kitô và những vị khác, như phó tế và giáo lư viên là thành phần hợp pháp chủ động thực hiện thừa tác vụ lời Chúa. Việc này cần phải thực hiện để không một ai trong họ trở nên”, và đến đây trích lời Thánh Âu Quốc Tinh, “’một giảng viên rỗng tuyếch giảng giải lời Chúa hời hợt bề ngoài, không phải là một người sâu xa lắng nghe lời Chúa’”. Ngài đă thực sự học được từ Thánh Ambrose việc “sâu xa lắng nghe” này, việc chuyên cần đọc thánh Kinh bằng thái độ nguyện cầu này, để thực sự lănh nhận lời Chúa trong ḷng ḿnh, và thấm nhuần lời Chúa.
Anh chị em thân mến: tôi muốn tŕnh bày cho anh chị em một mẫu “h́nh ảnh giáo phụ” mà, nếu được nh́n theo chiều hướng của những ǵ chúng ta vừa nói, th́ thật sự tiêu biểu cho tâm điểm của giáo huấn Thánh Ambrose. Trong cùng cuốn Tự Thú, Thánh Âu Quốc Tinh đă thuật lại việc ngài gặp gỡ Thánh Ambrose, một cuộc gặp gỡ thực sự có một tầm vóc hết sức quan trọng đối với lịch sử của Giáo Hội. Ngài đă viết trong tác phẩm này rằng khi ngài đến gặp vị giám mục thành Milan th́ vị giám mục ấy lúc nào cũng bị đám đông dân chúng bu quanh mang theo những rắc rối trục trặc được vị giám mục cố gắng giúp đỡ. Ở đó bao giờ cũng có một hàng dài dân chúng đợi chờ để nói chuyện với Thánh Ambrose, t́m niềm ủi an và hy vọng. Khi Thánh Ambrose không c̣n ở với đám dân chúng ấy nữa – và điều này chỉ xẩy ra trong một thời gian ngắn – th́ vị giám mục một là ăn chút đỉnh cho thân xác sống hay là đọc sách bồi bổ tinh thần. Về khía cạnh này, Thánh Âu Quốc Tinh đă ca ngợi Thánh Ambrose, v́ Thánh Ambrose đọc Thánh Kinh bằng cửa miệng đóng mà chỉ bằng đôi mắt của ngài mà thôi” (x Tự Thú, 6.3).
Trong những thế kỷ đầu của Kitô Giáo, việc đọc Thánh Kinh được nghĩ một cách triệt để theo nghĩa được nghe công bố, và việc đọc lớn tiếng làm cho việc hiểu biết được dễ dàng hơn, thậm chí cho người bấy giờ đang đọc Thánh Kinh. Sự kiện Thánh Ambrose có thể đọc hết trang này tới trang khác bằng mắt đối với Thánh Âu Quốc Tinh là một khả năng đọc đặc biệt và quen thuộc với Thánh Kinh. Trong việc đọc này – một việc tâm can muốn t́m cách hiểu biết lời Chúa – th́ đây là “h́nh ảnh” chúng ta đang nói tới. Ở đây, người ta có thể thấy được phương pháp của giáo lư Thánh Ambrose, đó là chính Thánh Kinh, được sâu xa thấm nhiễm, cho thấy nội nội dung của những ǵ người ta cần phải loan báo để làm hoán cải các cơi ḷng.
Bởi vậy, theo giáo huấn của Thánh Ambrose và Âu Quốc Tinh th́ giáo lư là những ǵ bất khả phân ly với chứng từ của đời sống. Giáo lư viên cũng có thể kín múc cho ḿnh được lợi ích từ những ǵ tôi đă viết trong cuốn “Nhập Môn Kitô Giáo” về các thần học gia. Các nhà giáo dục đức tin không thể rơi vào cái nguy cơ trở thành như một thứ tay hề là người chỉ múa máy mà thôi. Trái lại, nếu sử dụng h́nh ảnh của giáo phụ Origen, một nhà trước tác được Thánh Ambrose đặc biệt cảm nhận, th́ họ phải giống như người môn đệ yêu dấu, người dựa đầu vào ngực Thày và nhờ đó học biết cách suy nghĩ, nói năng và tác hành. Sau hết, người môn đệ đích thực này là người loan truyền Phúc Âm một cách khả tín nhất và công hiệu nhất.
Như Thánh Gioan Tông Đồ, Giám Mục Ambrose, vị không bao giờ thôi lập lại rằng "Omnia Christus est nobis!" – Chúa Kitô là tất cả mọi sự cho chúng ta! – vẫn là một chứng nhân trung thực cho Chúa Kitô. Bằng những lời lẽ ấy, những lời lẽ đầy ḷng mến yêu Chúa Giêsu, chúng ta sẽ kết thúc bài giáo lư của chúng ta “Chúa Kitô là tất cả mọi sự cho chúng ta! Nếu anh chị em muốn chữa lành thương tích, th́ ngài là một vị ư sĩ; nếu anh chị em bồn chồn lo lắng th́ Người là suối mát; nấu anh chị em bị lỗi lầm đè nén th́ Người là đức công minh; nếu anh chị em cần trợ giúp th́ Người là sức mạnh; nếu anh chị em sợ chết th́ Người là sự sống; nếu anh chị em mong muốn thiên đàng th́ Người là đường; nếu anh chị em ở trong tăm tối th́ Người là ánh sáng… Hăy nếm thử và hăy nh́n coi cho biết Chúa thiện hảo dường bao. Phúc cho kẻ nào hy vọng ở nơi Người!” ("De virginitate," 16,99). Chúng ta cũng hy vọng ở nơi Chúa Kitô. Nhờ đó, chúng ta sẽ được chúc phúc và sẽ sống trong an b́nh.
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 24/10/2007