Thánh giáo phụ Cyril thành Giêrusalem

 

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI 

Bài Giáo Lư 43 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền Thứ Tư 27/6/2007 

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Hôm nay chún g ta sẽ chú ư tới Thánh Cyril thành Giêrusalem. Đời sống của ngài tiêu biểu cho việc qui tụ của hai chiều kích, một chiều về việc chăm sóc về mục vụ và một chiều dấn thân vào những tranh luận đang đè nặng trên Giáo Hội Đông phương bấy giờ.

 

Được sinh vào năm 315 ở Giêrusalem, hay ở những vùng lận cận nào đó, Thánh Cyril đă được huấn luyện tốt đẹp về văn chương, một huấn luyện đă đặt nến kiến thức về giáo hội của ngài nhờ việc học hỏi Thánh Kinh.

 

Ngài đă được thụ phong linh mục bởi Đức Giám Mục Maximus. Khi vị giám mục Maximus này qua đời và chôn táng vào năm 348 th́ Thánh Cyril được tấn phong giám mục bởi vị tổng giám mục thế lực ở Caesarea Palestine là Acacius, một người theo bè phái Arius, vị tin rằng có một liên minh nơi Thánh Cyril. Bởi thế, Thánh Cyril đă bị ngờ là được bổ nhiệm làm giám mục nhờ ngài tỏ ra nhượng bộ bè phái Arius.

 

Thánh Cyril chẳng bao lâu trở nên kỵ vị tổng giám mục Acacius v́ những lư do tín lư và lănh vực thẩm quyền, bởi Thánh Cyril lập lại tính cách tự lập nơi giáo hội của ngài, tách giáo hội của ḿnh khỏi tổng giáo phận Caesarea. Trong ṿng 20 năm đâu đó, Thánh Cyril đă trải qua 3 lần bị đầy ải: lần nhất vào năm 357, bởi sắc lệnh của hội nghị giám mục ở Giêrusalem; lần hai vào năm 360 bởi tổng giám mục Acacius; và lần ba vào năm 367 – lần dài nhất, kéo dài 11 năm – bởi Hoàng Đế Valens, một con người theo bè rối Arius. Măi đến năm 378, sau cái chết của vị hoàng đế này, Thánh Cyril mới có thể lấy lại được giáo hội của ḿnh, mang lại mối hiệp nhất và an b́nh cho tín hữu.

 

Cho dù có một số bản văn từ thời của ngài đặt vấn đề về tính cách chính thống của ngài, lại có những người khác cùng thời tỏ ra bênh vực tính cách chính thống của ngài. Trong số thẩm quyền đệ nhất này có bức thư của hội nghị giám mục năm 382, sau Công Đồng Chung Constantinople 381, một bức thư cho thấy vai tṛ quan trọng của Thánh Cyril. Ở bức thư này, bức thư gửi cho Đức Giáo Hoàng Rôma, các vị giám mục Đông phương chính thức công nhận thẩm quyền tuyệt đối của Thánh Cyril, việc hợp pháp tấn phong giám mục cho ngài và những công lênh phục vụ về mục vụ của ngài, những công việc được kết thúc bởi cái chết của ngài vào năm 387.

 

Chúng ta có 24 bài giáo lư nổi tiếng của ngài, những bài giáo lư ngài đă viết với tư cách là một vị giám mục vào khoảng năm 350. Được dẫn nhập bằng một ‘Procatechesis’ chào đón, 18 bài đầu được ngỏ cùng thành phần dự ṭng hay thành phần illuminandi (theo tiếng Hy Lạp là ‘photizomenoi’) và được giữ ở Đền Thờ của Ngôi Mộ Thánh.

 

Năm bài đầu tiên bàn về những điều kiện cần có để lănh nhận phép rửa, về việc hoán cải những thói tục dân ngoại, về bí tích rửa tội và về 10 chân lư tín điều được chất chứa trong kinh tin kính hay lời tuyên xưng đức tin.

 

Những bài giáo lư tiếp theo, 6-18, làm nên một thứ ‘giáo lư liên tục’ với Lời Tuyên Xưng Đức Tin ở Giêrusalem là lời tuyên xưng chống lại bè rối Arius. Trong 5 bài cuối cùng, 19-23, những bài có tính cách dẫn giải ư nghĩa sâu nhiệm, th́ hai bài đầu dẫn giải về các nghi thức rửa tội, ba bài cuối bàn đến bí tích thêm sức, đến Ḿnh Máu Thánh Chúa Kitô và đến phụng vụ Thánh Thể. Cũng có cả vấn đề giải thích về Kinh Lạy Cha (“Oratio Dominica”), một dẫn giải như là con đường khai tâm cho việc nguyện cầu được phát triển song song với việc khai tâm ba bí tích rửa tội, thêm sức và Thánh Thể.  

 

Nền tảng của việc hướng dẫn đức tin Kitô Giáo đă phát triển, cho dù xẩy ra giữa t́nh trạng tranh căi chống lại thành phần dân ngoại, thành phần Kitô hữu Do Thái Giáo và thành phần  theo bè phái Nhị Nguyên. Việc phát triển dẫn giải này được căn cứ vào việc hoàn tất những lời hứa của Cựu Ước, bằng một thứ ngôn ngữ đầy những h́nh ảnh. Dạy giáo lư là một thời điểm quan trọng, được đem vào môi trường bao rộng cho cả cuộc sống, nhất là đời sống phụng vụ, của cộng đồng Kitô hữu. Trong cung dạ của người mẹ này, việc thai nghén Kitô hữu tương lai diễn ra, được kèm theo bằng lời nguyện cầu và chứng từ của anh chị em.

 

Nói chung, các bài giảng của Thánh Cyril làm thành thứ giáo lư có hệ thống về việc tái sinh của Kitô hữu nhờ phép rửa. Thánh Cyril nói với thành phần dự ṭng rằng: ‘Anh chị em đă lọt vào lưới của Giáo Hội (x Mt 13:47). Anh chị em hăy để ḿnh bị bắt sống: Đừng bỏ chạy, v́ chính Chúa Giêsu chiếm lấy anh chị em cho t́nh yêu thương của Người, không phải cống hiến cho anh chị em sự chết mà là sự phục sinh sau khi chết. Anh chị em cần phải chết đi và sống lại (x Rm 6:11-14)… Anh chị em hăy chết cho tội lỗi và sống cho công lư, bắt đầu hôm nay đây” (Pro-Catechesis, No. 5).

 

Từ quan điểm “tín lư”, Thánh Cyril nhận định về bản tuyên xưng đức tin của thành Giêrusalem bằng việc sử dụng khoa học biểu tín về Thánh Kinh, về một mối liên hệ ‘ḥa hợp’ giữa hai Giao Ước, nhắm tới Chúa Kitô là tâm điểm của vũ trụ này. Khoa học biểu tín ấy sau đó đă được Thánh Âu Quốc Tinh thành Hippo khéo léo sử dụng bằng những lời lẽ này: “Tân Ước ẩn náu nơi Cựu Ước và Cựu Ước được tỏ hiện nơi Tân Ước” ("De Catechizandis Rudibus," 4:8).

 

Giáo lư của Thánh Cyril về luân lư được gắn liền vào mối hiệp nhất sâu xa với giáo lư về tín lư: Tín điều từ từ đi vào các tâm hồn là thành phần được đ̣i phải thay đổi những cách sống dân ngoại của ḿnh để chấp nhận sự sống mới trong Chúa Kitô, tặng ân của phép rửa. Vấn đề giáo lư ‘có tính cách dẫn giải ư nghĩa sâu nhiệm là cao  điểm của việc hướng dẫn được Thánh Cyril truyền đạt không c̣n cho thành phần dự ṭng mà là cho thành phần tân ṭng trong tuần Phục Sinh. Ngài dẫn dắt họ trong việc khám phá ra những mầu nhiệm vẫn c̣n kín ẩn nơi các nghi thức rửa tội của lễ vọng Phục Sinh. Được soi động bởi ánh sáng của một niềm tin sâu xa nơi quyền năng của phép rửa, thành phần tân ṭng cuối cùng mới có thể hiểu được các mầu nhiệm vừa đuợc cử hành qua các nghi thức.

 

Đặc biệt là, với thành phần tân ṭng gốc Hy Lạp, Thánh Cyril tập trung vào những khía cạnh thị giác xứng hợp với họ nhất. Chính cuộc vượt qua từ lễ nghi tới mầu nhiệm này, một cuộc vượt qua mang lại tác hiệu lạ lùng về tâm lư và cảm nghiệm được trải qua trong đêm vọng Phục Sinh. Đây là một đoạn giải thích mầu nhiệm phép rửa: “Anh chị em đă được ch́m vào nước ba lần và mỗi lần như vậy anh chị em đă được tái ngoi lên, biểu hiệu cho 3 ngày Chúa Kitô ở trong mồ, và qua nghi thức này, bắt chước Chúa cứu thế của chúng ta là Đấng đă sống ba ngày và ba đêm trong ḷng đất (x Mt 12:40).

 

“Với lần thứ nhất ngoi lên khỏi nước anh chị em tưởng nhớ tới ngày đầu tiên Chúa Kitô ở trong mồ, với lần ngoi lên thứ nhất này anh chị em đă chứng kiến thấy đêm thứ nhất ở trong mồ: Như kẻ không thể nh́n thấy trong đêm tối và kẻ ban ngày hoan hưởng án h sáng thế nào, anh chị em cũng cảm nghiệm thấy tương tự như thế. Trong khi mới đầu anh chị em được ch́m v ào đêm tối không thể thấy được bất cứ sự ǵ, th́ khi tái ngoi lên anh chị em đă thấy được trọn vẹn ngày sống. Mầu nhiệm sự chết và sự hạ sinh, thứ nước cứu độ này là một ngôi mộ và là người mẹ đối với anh chị em…. Đối với anh chị em… thời điểm chết đi trùng với thời điểm được hạ sinh: trong cùng một lúc người ta đạt được cả hai biến cố” ("Second Mystagogical Catechesis," No. 4).

 

Mầu nhiệm cần phải tin tưởng đó là dự án của Thiên Chúa; điều này đạt được nhuờ các tác động cứu độ của Chúa Kitô nơi Giáo Hội. Chiều kích dẫn giải ư nghĩa huyền nhiệm là những ǵ hỗ tương bổ khuyết cho chiều kích của những thứ biểu hiệu, cho thấy cảm nghiệm linh thiêng đă trải qua do chúng làm cho “bùng phát”. Từ giáo lư của Thánh Cyril, được căn cứ vào 3 yếu tố được diễn tả trên đây – yếu tố tín lư, luân lư và nhiệm ư – nẩy sinh một thứ giáo lư toàn cầu trong Thần Linh. Chiều kích nhiệm ư này thể hiện hai chiều kích đầu, hướng chúng tới việc cử hành bí tích, một việc cử hành hiện  thực việc cứu độ của toàn thể con người.

 

Nó là một thứ giáo lư toàn vẹn – bao gồm thế xác, linh hồn và tinh thần – vẫn là những ǵ điển h́nh cho việc huấn luyện về giáo lư cho Kitô hữu ngày nay.

 

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 27/6/2007