Thánh giáo phụ Giêrôme

 

Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI: Buổi Triều Kiến Chung hằng tuần Thứ Tư 7+14/11/2007 – Bài Giáo Lư 57+58 trong loạt bài về Giáo Hội Hiệp Thông Tông Truyền

 

 

Anh chị em thân mến!

 

Hôm nay chúng ta chú ư tới Thánh Giêrôme, một Giáo Phụ của Hội Thánh, vị đă lấy Thánh Kinh làm tâm điểm của đời sống của ḿnh; Ngài đă chuyển  dịch Thánh Kinh sang tiếng La Tinh, ngài đă dẫn giải Thánh Kinh bằng những văn bản của ngài, và nhất là ngài đă quyết tâm sống Thánh Kinh một cách cụ thể bằng cuộc sống trần gian lâu dài của ngài, bất kể tính nết tự nhiên ngài cảm thấy khó khăn và nóng nẩy của ngài.

 

Thánh Giêrôme vào đời ở Stridon khoảng năm 347 trong một gia đ́nh Kitô giáo là nơi đă giáo dục ngài cách tốt đẹp và gửi ngài đến Rôma để hoàn thành công việc học hành của ngài. Khi c̣n  trẻ trung, ngài cảm thấy bị lôi cuốn theo đời sống trần gian (x Ep. 22,7), nhưng ḷng mong ước và chú trọng của ngài vào Kitô giáo vẫn là những ǵ trổi vượt.

 

Sauk hi được rửa tội vào khoảng năm 366, ngài cảm thấy thích sống cuộc đời khổ chế, và di chuyển tới Aguileia, ngài đă hợp với một nhóm Kitô hữu nhiệt thành, thành phần được ngài diễn tả như là một loại “ca đoàn chân phước” (Chron. Ad ann., 374), liên kết nhau quanh vị giám mục Valerian.

 

Thế rồi ngài rời bỏ nhóm này đến miền Đông và sống như một ẩn sĩ ở sa mạc  Calcide, miền nam Aleppo (cf Ep 14, 10), dấn thân cho việc nghiêm chỉnh nghiên cứu học hỏi. Ngài thông suốt kiến thức Hy Lạp, bắt đầu học tiếng Do Thái (cf Ep. 125, 12), sao chép các bản viếc và tác phẩm giáo phụ (cf Ep. 5,2). Việc suy niệm, sống cô quạnh, sự liên hệ vơi lời Chúa là những ǵ đă làm chín mùi cảm quan Kitô Giáo của ngài.

 

Ngài sâu xa cảm thấy được gánh nặng về cái quá khứ trẻ trung của ḿnh (cf Ep. 22,7), và rơ ràng thấy được cái tương phản giữa những tâm thức ngoại giáo và Kitô Giáo: một thứ tương phản được sáng tỏ nơi cái “thị kiến” thảm thiết và sống động mà ngài để lại cho chúng ta. Trong thị kiến này, ngài đă thấy bản thân ngài bị quằn quại trước nhan Thiên Chúa v́ ngài đă là “một Ciceronian chứ không phải là một Kitô hữu” (cf Ep. 22, 30). (Biệt chú của người dịch bản Việt ngữ ở đây về chữ Ciceronian: chữ này có nghĩa là hùng biện gia theo lối của Cicero).

 

Vào năm 382, ngài di chuyển tới Rôma là nơi Đức Giáo Hoàng Damasus, nhận thấy tiếng tăm của ngài như là một thần bí gia cùng với khả năng như là một học giả của ngài, đă n hận ngài làm bí thư và là cố vấn. Vị giáo hoàng này đă khuyến khích ngài thực hiện một bản dịch mới bằng tiếng Latinh các bản văn thánh kinh cho mục đích mục vụ và văn hóa.

 

Một số phần tử thuộc tầng lớp quí tộc Rôma, nhất là những nữ giới danh giá như Paola, Marcella, Asella, Lea cũng như những bà khác, muốn dấn thân sống theo đường lối trọn lành Kitô Giáo và đi sâu vào kiến thức Lời Chúa, và họ đă chọn ngài làm hướng dẫn viên thiêng liêng và là thày của họ về phương pháp đọc các sách thánh. Những người phụ nữ này cũng tự học tiếng Hy Lạp và Do Thái.

 

Sau cái chết của Đức Giáo Hoàng Damasus, Thánh Giêrome đă rời Rôma vào năm 385 và thực hiện một cuộc hành hương, trước hết tới Thánh Địa, âm  thầm chứng kiến đời sống trần gian của Chúa Kitô, rồi tới Ai Cập, mục tiêu được nhiều đan sĩ tuyển chọn để đi tới (cf. “Contra Rufinum”, 3,22; Ep. 108,6-14).

 

Vào năm 386, ngài đă quyết định ở lại Bêlem là nơi, nhờ ḷng quảng đại của người nữ danh giá Paola, một đan viện cho nam giới đă được xây cất lên, và một đan viện khác cho nữ giới nữa, và một tiếp đón viện cho khách hành hương tới Thánh Địa “để tưởng nhớ đến Mẹ Maria và Thánh Giuse là những đấng đă không t́m thấy nơi nương trú” (Ep. 108, 14).

 

Ngài đă ở lại Bêlem cho tới khi qua đời, thực hiện hoạt động bận bịu của ḿnh. Ngài đă dẫn giải các Phúc Âm; ngài đă bênh vực đức tin, mạnh mẽ chống lại các bè rối khác nhau; ngài đă huấn dụ các đan sĩ sống trọn lành; ngài đă dạy văn  hóa cổ điển và Kitô giáo cho thành phần môn sinh trẻ tuổi; ngài đă đón tiếp khách hành hương tới Thánh Địa như một vị mục tử. Ngài đă chết ở trong xà lim của ngài gần Hang Giáng Sinh vào ngày 30/9 năm 419 hay 420.

 

Khả năng về văn chương và học thức uyên bác của ngài đă giúp cho ngài có thể duyệt lại và chuyển dịch nhiều bản văn thánh kinh: một việc làm vô giá cho Giáo Hội La Tinh cũng như cho văn hóa Tây phương. Bắt đầu từ các bản văn gốc theo tiếng Hy Lạp và Do Thái, và so sánh chúng với những bản dịch trước đó, ngài đă duyệt lại bản dịch 4 Phúc Âm bằng tiếng La Tinh, rồi tới các Thánh Vịnh và một phần  khá Cựu Ước.

 

Căn cứ vào các bản văn nguyên ngữ Hy Lạp và Do Thái của Bản 70, một ấn bản Hy Lạp cổ điển Cựu Ước có trước cả thời điểm Kitô Giáo, và vào những bản dịch La Tinh trước, Thánh Giêrome cùng với thành phần cộng sự viên của ngài đă có thể cống hiến một bản dịch hay hơn. Đó là những ǵ được chúng ta gọi là “Vulgate”, được coi là bản “chính thức” của Giáo Hội Latinh, một bản dịch được công nhận như thê bởi Công Đồng Chung Triđentinô. Cho dù có những điều chỉnh mới đây cho bản dịch, nó vẫn tiếp tục là bản dịch “chính thức” của Giáo Hội về tiếng Latinh.

 

Cái hay cần phải đề cao ở đây đó là những tiêu chuẩn được vị đại học giả thánh kinh này sử dụng ở ngay nơi việc là một dịch giả của ḿnh. Chính ngài tỏ cho thấy những tiêu chuẩn ấy khi ngài nói rằng ngài tôn trọng thậm chí trật tự của các lời lẽ trong Sách thánh, v́ “ngay cả thứ tự của những lời lẽ này cũng là một mầu nhiệm”,  tức là, mạc khải vậy.

 

Ngài cũng nhắc lại nhu cầu cần phải trở về với các bản gốc: “Bất cứ khi nào nơi ngôn ngữ Latinh có vấn đề ǵ liên quan tới Tân Ước, ở chỗ, khi đọc lên thấy ngang ngang với các bản văn, th́ chúng ta cần phải trở về với bản gốc, tức là với bản văn  Hy Lạp là bản văn đầu tiên Tân Ước được viết ra. Cũng thế đối với cả Cựu Ước, nếu xẩy ra những bất đồng giữa các bản văn Hy Lạp và Latinh, chúng ta hăy trở về với bản gốc Do Thái. Nhờ đó, ‘chúng ta mới có thể thấy được mọi sự ở những ǵ khác nhau được bắt nguồn ra sao” (Ep. 106,2).

 

Thánh Giêrome cũng dẫn giải các bản văn thánh kinh khác nhau, Ngài nói rằng những lời dẫn giải cần phải cống hiến nhiều ư nghĩ để “thành phần độc giả sành sơi, sau khi đọc thấy những giải thíh khác nhau và thấy được những ư nghĩ khác nhau – chấp nhận hay phủ nhận – có thể phán đoán lời dẫn giải nào đáng tin cậy nhất, và như một chuyên viên về tiền tệ, có thể loại trừ những ǵ là giả tạo” ("Contra Rufinum" 1,16).

 

Ngài đă nhiệt t́nh và hăng hái bài bác thành phần lạc giáo chống lại truyền thống và đức tin của Giáo Hội. Ngài cũng tỏ cho thấy được tầm quan trọng và trị giá của văn chương Kitô Giáo, một thứ văn  chương vào thời bấy giờ có một đường lối riêng và được cho rằng đối đầu với thứ văn chương cổ điển. Ngài đă làm điều này trong cuốn "De viris illustribus," một tác phẩm được ngài tŕnh bày thân thế của hơn 100 tác giả Kitô Giáo.

 

Ngài cũng đă viết về thân  thế của các vị đan sĩ, dẫn giải lư tưởng đan tu cùng với những hành tŕnh thiêng liêng khác, và đă chuyển dịch các tác phẩm khác nhau của những tác giả Hy Lạp. Sau cùng, qua một dạng Thư Tín quan trọng, một kiệt tác của văn chương La Tinh, Thánh Giêrome đă tỏ ra ḿnh là một con người của văn hóa, một thần bí gia và là một vị linh hướng.

Chúng ta học được nơi Thánh Giêrome những ǵ? Trước hết, tôi nghĩ rằng đó là ḷng yêu chuộng lời Chúa trong Thánh Kinh. Thánh Giêrome nói: “Không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô”. Đó là lư do tại sao vấn đề quan trọng ở đây là hết mọi Kitô hữu hăy sống liên  hệ với và đối thoại âm thầm với lời Chúa được ban cho chúng ta  trong Thánh Kinh.

 

Việc đối thoại trao đổi này cần phải theo hai chiều kích. Một đàng, nó cần phải thực sự là riêng tư, v́ Thiên Chúa nói với mỗi một người trong chúng ta qua Thánh Kinh và muốn  nói một điều ǵ đó với từng người chúng ta. Chúng ta không được đọc Thánh Kinh như là một lời lẽ thuộc về quá khứ mà như lời Chúa được ngỏ cùng cho cả chúng ta nữa, và chúng ta cần phải cố gắng hiểu những ǵ Chúa đang muốn nói với chúng ta.

 

Và để cho ḿnh khỏi rơi vào chủ nghĩa cá nhân, chúng ta cũng cần phải nhớ rằng lời Chúa được ban cho chúng ta để xây dựng mối hiệp thông, để liên kết chúng ta lại trong sự thật nơi việc chúng ta tiến tới với Chúa. Bởi thế, bất kể sự kiện là lời Chúa bao giờ cũng là một lời lẽ riêng tư, lời Chúa cũng c̣n là một lời để dựng xây cộng đồng nữa, và xây dựng chính Giáo Hội. Thế nên, chúng ta cần đọc lời Chúa trong sự hiệp thông với Giáo Hội nữa.

 

Nơi chốn đặc biệt để đọc và lắng nghe lời Chúa đó là nơi phụng vụ. Bằng việc cử hành lời Chúa và hiến dâng Ḿnh Thánh Chúa Kitô hiện diện nơi phép bí tích, chúng ta đem lời Chúa vào đời sống của chúng ta và làm cho lời Chúa sống động cùng hiện diện giữa chúng ta.

 

Chúng ta không bao giờ được quên rằng lời Chúa là những ǵ vượt thời gian. Những ư nghĩ của con người là những ǵ đổi thay; những ǵ được coi là rất tân tiến hôm nay sẽ trở thành cổ hũ ngày mai. Thế nhưng, lời Chúa là lời hằng sống, lời Chúa tự chất chứa nơi ḿnh sự vĩnh hằng, bao giờ cũng có giá trị. Ôm ấp lời Chúa trong ḿnh, chún g ta cũng ấp ôm sự sống trường sinh nữa.

 

Tôi kết lại bằng lời Thánh Giêrome đă nói với Thánh Paulinus thành Nola, những lời được vị đại dẫn giải Thánh Kinh này đă cho thấy sự thật là nơi lời Chúa chúng ta lănh nhận được sự vĩnh hằng, được sự sống trường sinh. Thánh Giêrome nói: “Chúng ta hăy t́m cách học hỏi trên trái đất này những sự thật sẽ măi măi sáng giá trên trời” (Ep 53,10). 


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 7/11/2007

Anh Chị Em thân mến!

 

Hôm nay chúng ta tiếp tục tŕnh bày về Thánh Giêrome. Như chúng ta đă nói ở hôm Thứ Tư tuần trước, ngài đă dấn  thân cho việc nghiên cứu học hỏi Thánh Kinh, và v́ thế ngài đă được nh́n nhận là “vị tiến sĩ nổi vượt về việc dẫn giải Thánh Kinh” bởi một trong những vị tiền  nhiệm của tôi là Đức Giáo Hoàng Biển Đức XV.

 

Thánh Giêrome đă đề cao niềm vui và tầm quan trọng của việc tập làm quen với những bản văn thánh kinh: “Các bạn không cảm thấy hay sao, trên  Trần Gian này, là các bạn đă được ở trong nước trời, chỉ nhờ ở việc sống theo những bản văn ấy, suy niệm những bản văn ấy và không t́m kiếm một cái ǵ khác?” ( Ep. 53, 10).

 

Thật vậy, để đàm đạo với Thiên Chúa cũng như với lời của Ngài nghĩa là được hiện hiện trên thiên đ́nh, tức là trước nhan Thiên Chúa. Việc tiến đến  gần với các bản văn Thánh Kinh, nhất là các bản văn Tân Ước, là những ǵ thiết yếu đối với tín hữu, v́ “không biết Thánh Kinh là không biết ǵ về Chúa Kitô”. Đó là câu nói thời danh của ngài, câu nói cũng được Công Đồng Chung Vaticanô II trích lại trong hiến chế v ề Mạc Khải “Dei Verbum” (số 25).

 

Đúng thế, “say mê” với lời Chúa, Thánh Giêrome đă tự hỏi ḿnh rằng: “Làm sao chúng ta có thể sống mà lại thiếu kiến thức về Thánh Kinh chứ, là những ǵ nhờ đó chúng ta biết cách nhận  ra chính Chúa Kitô, Đấng là sự sống của tín hữu?” (Ep 30:7).  Bởi thế mà Thánh Kinh, một dụng cụ “nhờ đó Thiên  Chúa hằng ngày nói với tín hữu” (Ep 133, 13), trở thành chất xúc tác và là nguồn mạch của đời sống Kitô hữu trong tất cả mọi hoàn cảnh và cho hết mọi người vậy.

 

Đọc Thánh Kinh là đàm đạo với Thiên Chúa. Ngài đă viết cho một nữu lưu trẻ tuổi ở Rôma rằng: “Nếu con đang cầu nguyện là con đang nói chuyện với vị Lang Quân; nếu con đang đọc th́ chính Người đang nói với con” (Ep 22, 25). Việc học hỏi và suy niệm Thánh Kinh làm cho con người nên  khôn ngoan và b́nh an tự tại (x In Eph., prol.). Đúng thế, để tiến sâu hơn nữa vào Lời Chúa, th́ c ần phải liên lỉ và gia tăng việc thực hành này. Đó là những ǵ Thánh Giêrome khuyên vị linh mục Nepotian: “Hăy đọc Thánh Kinh thần linh hết sức thường xuyên; đừng bao giờ để cho Sách Thánh rời khỏi tay của con. Hăy học biết ở đó những ǵ con cần phải giảng dạy” (Ep 52,7).

 

Ngài đă khuyên nhủ bà Laeta người Rôma về việc giáo dục Kitô Giáo đối với người con gái của bà như sau: “Con hăy làm sao để đứa con gái của con học hỏi mấy đoạn Thánh Kinh mỗi ngày… Để cháu nó cầu nguyện nhờ đọc và nhờ cầu nguyện mà đọc… Thay v́ yêu thích vàng bạc và quần áo lụa là gấm vóc, chớ ǵ cháu nó yêu thích các cuốn  sách thần linh ấy” (Ep 107, 9, 12). Nhờ việc suy niệm và kiến thức về Thánh Kinh, người ta mới “ǵn giữ được t́nh trạng quân b́nh của linh hồn” (Ad Eph., prol.). Chỉ nhờ có một t́nh thần sâu xa nguyện cầu và nhờ sự giúp đỡ của Thánh Linh chúng ta mới có thể hiểu được Thánh Kinh: “Đối với việc dẫn giải Thánh Kinh, bao giờ chúng ta cũng cần đến sự trợ giúp của Thánh Linh” (In Mich. 1,1,10,15).

 

Ḷng yêu chuộng mộ mến Thánh Kinh đă xâm chiếm cả cuộc sống của Thánh Giêrome, một ḷng mến yêu mà ngài cũng làm bùng lên nơi tín hữu. Ngài đă khuyến  dụ một n gười con gái tinh thần của ngài như sau: “Con hăy yêu mến Thánh Kinh th́ đức klhôn ngoan sẽ yêu thích con; hăy mến yêu Thánh Kinh một cách dịu dàng th́ Thánh Kinh sẽ bảo vệ con; hăy tôn  kính Thánh Kinh th́ con sẽ được Thánh Kinh chăm sóc.  Chớ ǵ đối với con Thánh Kinh như là ṿng kiềng của con và bông tai của con” (Ep 130, 20). Ngài c̣n nói: “Hăy yêu mến khoa học Thánh Kinh th́ con sẽ không c̣n yêu thích những thứ đồi bại của xác thịt nữa” (Ep 125, 11).

 

Một tiêu chuẩn căn bản được Thánh Giêrome sử dụng trong việc dẫn giải Thánh Kinh đó là theo chiều hướng với huấn quyền của Giáo Hội. Tự ḿnh chúng ta không thể đọc Thánh Kinh. Chúng ta thấy có quá nhiều cánh cửa đóng và chúng ta dễ dàng bị lầm lẫn. Thánh Kinh được viết bởi dân Chúa, cho dân Chúa, với ơn linh ứng của Thánh Linh. Chỉ hiệp thông với dân Chúa chúng ta mới thực sự có thể đi vào cốt lơi của chân lư mà Chúa muốn  chuyển đạt cho chúng ta thôi.

 

Đối với ngài th́ việc dẫn giải Thánh Kinh đích thực bao giờ cũng phải ḥa hợp với niềm tin của Giáo Hội Công Giáo. Đây không phải là một thứ đ̣i hỏi ngoại tại áp đặt trên cuốn sách này. Chính cuốn sách là tiếng nói của dân Chúa lữ hành, và chỉ trong niềm tin tưởng của thành phần dân này chúng ta mới thấy được cái cấu trúc thực sự của trí khôn trong việc hiểu biết Thánh Kinh. Bởi thế mà Thánh Giêrome đă cảnh giác rằng: “Hăy gắn chặt với tín lư truyền thống mà các bạn đă học biết, nhờ đó các bạn có thể giảng dạy theo đúng như tín lư chân thực và bài bác những ai tương phản với tín lư chân thực này” (Ep 52, 7).

 

V́ Chúa Giêsu Kitô đă thiết lập Giáo Hội của Người trên Thánh Phêrô, ngài đă đặc biệt kết luận rằng hết mọi Kitô hữu cần phải hiệp thông “với ngai toà Thánh Phêrô. Tôi biết rằng Giáo Hội được thiết dựng trên tảng đá này” (Ep 15,2). Thế nên, ngài đă tuyên bố rằng: “Tôi ở với bất cứ ai liên kết với ngai toà Thánh Phêrô” (Ep 16).

 

Thánh Giêrome dĩ nhiên  cũng không bỏ qua khía cạnh đạo lư. Trái lại, ngài thường nhắc nhở đến  nhiệm vụ ḥa hợp đời sống với lời thần linh, và chỉ nhờ việc sống lời này mà chúng ta mới có thể hiểu được lời ấy. Sự liên kết này cần thiết đối với hết mọi Kitô hữu, nhất là đối với thành phần giảng dạy, để bảo đảm rằng các hành động của họ không trở thành mối lung túng khi tương phản với lời nói của họ. Bởi vậy ngài khuyên vị linh mục Nepotian rằng: “Chớ ǵ những hành động của cha đừng phủ nhận các lời nói của cha, để khi cha giảng dạy trong nhà thờ th́ không ai có thể nói rằng: ‘tại sao cha không tác hành như thế?’ Thật là buồn cười khi vị giảng thuyết giảng về việc chay tịnh mà bụng lại no đầy – cho dù là kẻ trộm cũng lên án ḷng tham lam – thế nhưng, đối với một vị linh mục của Chúa Kitô th́ tâm trí và ngôn từ phải ăn khớp với nhau” (Ep 52, 7).

 

Trong một bức thư khác, Thánh Giêrome khẳng định rằng: “Ngay cả khi thông suốt được một tín lư tuyệt vời, người nào bị lương tâm của ḿnh lên án cũng sẽ bị hổ ngươi” (Ep 127, 4). Luôn liên hệ với sự liên kết này mà ngài đă nhận định rằng Phúc Âm cần phải chuyển dịch thành các thái độ của đức ái chân thực, v́ Chúa Kitô hiện diện nơi hết mọi người. Chẳng hạn như, khi nói với Pauline (vị đă trở thành giám mục ở Nola sau đó trở nên một thánh nhân), Thánh Giêrome đă khuyên bảo rằng: “Đền  thờ thực sự của Chúa Kitô là linh hồn của tín hữu: hăy trang hoàng cung thánh ấy, hăy làm đẹp cung thánh này, hăy đặt các của lễ của con nơi đó và hăy lănh nhận Chúa Kitô. Con trang hoàng các bức tường bằng những viên  đá quí để làm ǵ, nếu Chúa Kitô bị đói khổ nơi con người của thành phần  nghèo khốn chứ?” (Ep 5 8,7).

 

Thánh Giêrome tiếp tục: cần phải “mặc cho Chúa Kitô nơi thành phần nghèo khổ, thăm viếng Người nơi thành phần  khổ đau,  n uôi dưỡng Người nơi thành phần đói khát, tiếp đón Người nơi thành phần vô gia cư” (Ep 130, 14). T́nh yêu đối với Chúa Kitô, một t́nh yêu được nuôi dưỡng bằng học hỏi và suy niệm, làm cho chúng ta thắng vượt bất cứ khó khăn nào: “Chúng ta yêu mến Chúa Giêsu Kitô, bao giờ chúng ta cũng t́m kiếm mối hiệp nhất nên một với Người: bấy giờ tất cả mọi khó khăn sẽ dường như trở thành dễ dàng” (Ep 22, 40).

 

Thánh Giêrome, được Prosper ở Aquitaine (“Carmen de Ingratis”, 57) coi là “một mô phạm cho hạnh kiểm và là một bậc thày về ḷng từ ái nhân loại”, cũng để lại cho chúng ta một giáo huấn phong phú về vấn đề khổ chế nữa. Ngài đă nhắc nhở chúng ta rằng việc can đảm dấn thân nên trọn lành đ̣i phải liên lỉ tỉnh táo, thường xuyên hăm ḿnh, cho dù là vừa phải và thận trọng, một hoạt động chuyên  cần về trí óc và chân tay để tránh t́nh trạng nhàn rỗi (cf. Epp. 125.11 và 130,15), nhất là vâng lời Thiên Chúa: “Không ǵ… làm hài ḷng Thiên Chúa bằng việc vâng phục…. Đó là cái trổi vượt nhất và là nhân đức duy nhất” (Hom. De oboedientia: CCL 78,552).

 

Việc hành hương cũng có thể được bao hàm nơi đường lối khổ hạnh. Thánh Giêrome đặc biệt cổ vơ các cuộc hành hương đến Thánh Địa, nơi thành phần hành hương được tiếp đón và phục vụ ở những dinh thự  được xây cất gần đan viện Bê Lem, nhờ ḷng quảng đại của nữ lưu Paula, người con gái thiêng liêng của Thánh Giêrome (cf.  Ep. 108, 14).

 

Sau hết, chúng ta phải đề cập tới việc Thánh Giêrome đóng góp vào khoa sư phạm Kitô Giáo (cf. Epp. 107  và 128). Ngài đă để ra việc h́nh thành “một tâm hồn cần phải trở thành đền  thờ của Chúa” (Ep. 107,4), “một hạt ngọc quí báu nhất” trước mắt Thiên Chúa (Ep. 107,13). Với một trực giác sâu xa, ngài đề nghị hăy bảo vệ linh hồn cho khỏi sự dữ và khỏi các biến cố tội lỗi, hăy loại trừ những mối thân t́nh bấp bênh hay hoang phí (cf. Ep. 107.4 and 8-9; cf also Ep. 128,3-4).

 

Trước hết, ngài kêu gọi thành phần làm cha mẹ hăy kiến tạo một hoàn cảnh b́nh thản và vui tươi chung quanh con cái, khuyến khích chúng học hành và làm việc, cũng như bằng việc ca ngợi và ganh đua (cf. Epp. 107,4 and 128,1), trong việc khuyến khích chúng thắng vượt những khó khăn, trong việc nuôi dưỡng nơi chúng các thói tốt lành và bảo vệ chúng khỏi những tật xấu, v́ – ở đây ngài đă trích lại một câu mà Publilius Syrus đă nghe thấy khi c̣n là một cậu học sinh – “các bạn khó mà thành đạt việc sửa lại những điều các bạn đă quen làm” (Ep 107 ,8). 

 

Cha mẹ là những giáo dục viên chính yếu đối với con cái, những vị thày đầu đời của chúng. Ngỏ lời cùng bà mẹ của một đứa con gái, rồi quay sang với người cha, Thánh Giêrome không úp mở, đă cảnh giác như thể bày tỏ cho thấy cái đ̣i hỏi căn bản của hết mọi tạo vật loài người đă hiện hữu: “Chớ ǵ cháu t́m thấy nơi chị vị thày của cháu, và chớ ǵ tuổi ấu thơ ngây ngô của cháu nh́n chị cách cảm phục. Chớ ǵ cháu không bao giờ thấy, hoặc nơi chị hay nơi người cha của cháu, bất cứ hành động nào, nếu noi theo, có thể sẽ dẫn cháu đến chỗ phạm tội. Hăy nhớ rằng… chị có thể giáo dục cháu hơn nữa bằng gương sáng hơn là bằng lời nói” (Ep 107,9).

 

Trong số những trực giác chính yếu của Thánh Giêrome như là một khoa sư phạm, chúng ta cần phải nhấn mạnh đến tầm quan trọng được qui cho một nền  giáo dục lành mạnh và trọn vẹn từ nhỏ, cũng như trách nhiệm đặc biệt được công nhận thuộc về thành phần làm cha làm mẹ, việc khẩn trương của một nền giáo dục nghiêm trọng về luân lư và đạo giáo, và nhu cầu cần học hỏi một thứ huấn luyện nhân bản hoàn toàn hơn.

 

Ngoài ra, một khía cạnh quan trọng được vị tác giả này chủ trương song bị coi  thường ở cổ thời đó là việc đề cao nữ giới là thành phần ngài nh́n nhận quyền được giáo dục trọn vẹn về nhân bản, học thức, tôn giáo và chuyên nghiệp. Chúng ta thực sự thấy ngày nay rằng điều kiện thực sự của bất cứ sự tiến bộ này, an b́nh nào, ḥa giải nào cũng như việc tẩy chay bạo động đó là việc giáo dục con người cách trọn vẹn và là việc giáo dục theo trách nhiệm trước Thiên Chúa và loài người. Thánh Kinh cống hiến cho chúng ta bản hướng dẫn về việc giáo dục và khoa nhân bản đích thực.

 

Chúng ta không thể kết luận những ghi nhận vắn tắt này về vị đại Giáo Phụ của Hội Thánh mà không đề cập tới việc góp phần hiệu năng cho việc bảo toàn nhũng yếu tố tích cực và vững chắc của n hững nền văn hóa Do Thái, Hy Lạp và Rôma nơi nền văn minh Kitô Giáo nổi lên. Thánh Giêrome đă công nhận và thấm nhuần các giá trị nghệ thuật, những cảm giác phong phú cũng như những h́nh ảnh ḥa hợp của văn chương kinh điển là những ǵ giáo dục tâm can và tạo nên những cảm giác cao quí.

 

Trước hết, ngài đă mang lời Chúa vào tâm điểm của đời sống và hoạt động của ngài, một lời tỏ cho con người thấy những đường lối của đời sống và tiết lộ những bí mật của sự thánh thiện. Ngày nay chúng ta không thể nào không sâu xa tri ân cảm tạ Thánh Giêrome về tất cả những điều ấy.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 14/11/2007