Thánh Gioan Tông Đồ  

 

(Loạt bài Giáo Lư về Giáo Hội Hiệp Thông của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI vào các Buổi Triều Kiến Chung Thứ Tư hằng tuần)

 

 

 Tông Đồ Gioan, Con Giêbêđê

 

Anh Chị Em thân mến:

 

Chúng ta giành cuộc gặp gỡ hôm nay để nhắc lại một phần tử khác thuộc tông đồ đoàn, đó là tông đồ Gioan, con ông Giêbêđê, và là người an hem của tông đồ Giacôbê. Tên của ngài, một tên Do Thái tiêu biểu, nghĩa là ‘Cha ban ân huệ của Ngài’. Ngài bấy giờ đang vá lưới trên bờ Biển Galilêa, khi Chúa Giêsu gọi ngài cùng với người anh em của ngài (x Mt 4:21; Mk 1:19).

 

Gioan bao giờ cũng thuộc về một nhóm giới hạn được Chúa Giêsu cho đi theo với Người vào một số trường hợp.

 

Ngài ở bên cạnh Phêrô và Giacôbê khi Chúa Giêsu vào nhà của tông đồ Phêrô để chữa lành cho người mẹ vợ của anh (x Mk 1:29); với hai vị kia, ngài đă theo Thày vào nhà của người trưởng hội đường là Gairô có đứa con gái được hồi sinh (x Mk 5:37); ngài theo Người khi Người lên núi để biến h́nh (x Mk 9:2); ngài ở bên cạnh Người ở Núi Cây Dầu khi đứng trước Đền Thờ Giêrusalem uy nghi Người đă nói một bài về việc kết liễu của thành phố này và của thế giới (x Mk 13:3); và sau hết, ngài gần Người trong Vườn Nhiệt khi Người ẩn ḿnh nguyện cầu cùng Cha trước cuộc Khổ Nạn (x Mk 14:33). Trước Lễ Vượt Qua một chút, khi Chúa Giêsu chọn hai môn đệ đi dọn chỗ cho Bữa Tiệc Ly, Người đă úy thác việc này cho ngài và Phêrô (x Lk 22:8).

 

Vị trí nổi nang trong nhóm 12 này, ở một nghĩa nào đó, là những ǵ dễ hiểu thôi, sáng kiến được mẹ của ngài một ngày kia đă thực hiện, đó là bà đến với Chúa Giêsu để yêu cầu cho hai đứa con trai của bà là Gioan và Giacôbê được ngồi một đứa bên phải và một đức bên trái Người trong Nước Trời (x Mt 20:20-21). Như chúng ta đều biết, Chúa Giêsu đă trả lời bằng việc ngược lại đặt câu hỏi là Người yêu cầu họ dửa soạn mà uống chén chính Người sắp uống (x Mt 20:28).

 

Với những lời lẽ ấy, Người muốn mở mắt hai người môn đệ này ra, dẫn họ đến chỗ hiểu biết mầu nhiệm về con người của Người, phác họa ơn gọi sau này trong việc trở thành những chứng nhân của Người cho đến tận tuyệt hy sinh. Thật vậy, sau đó ít lâu, Chúa Giêsu đă làm sáng tỏ là Người không đến để được hầu hạ mà là để phục vụ và hiến mạng sống ḿnh làm giá chuộc cho nhiều người (x Mt 20:28).

 

Vào những ngày sau Phục Sinh, chúng ta thấy những người con của Giêbêđê đi đánh cá cùng với Phêrô và những vị khác cả đêm mà chẳng bắt được ǵ. Sau khi được Đấng Phục Sinh can thiệp th́ mẻ cá lạ đă xẩy ra: ‘người môn đệ được Chúa Giêsu yêu’ đă là người đầu tiên nhận ra Chúa và chỉ Người cho Phêrô (x Jn 21:1-13).

 

Trong Giáo Hội ở Giêrusalem, Gioan chiếm được một vị thế quan trọng trong việc lănh đạo nhóm Kitô hữu tiên khởi. Thật vậy, Thánh Phaolô đă đặt ngài giữa những vị được thánh nhân gọi là ‘trụ cột’ của cộng đồng ấy (x Gal 2:9). Cùng với Thánh Phêrô, ngài nhận được lời mời gọi của Giáo Hội Giêrusalem trong việc khẳng định với những ai chấp nhận Phúc Âm ở Samaria, cầu nguyện cho họ để họ được lănh nhận Thánh Linh (x Acts 8:14-15).

 

Chúng ta đặc biệt cần nhớ lại những ǵ ngài đă nói, cùng với Phêrô, trước Hội Đồng Do Thái, trong cuộc xử án, đó là: ‘chúng tôi không thể không nói về những ǵ chúng tôi đă thấy và đă nghe’ (Acts 4:20). Việc thẳng thắn tuyên xưng niềm tin của ḿnh vẫn là một mẫu gương và là một lời cảnh giác cho tất cả chúng ta, để chúng ta sẵn sàng cương quyết tuyên bố việc chúng ta gắn bó với Chúa Kitô bất khả lay chuyển, đặt đức tin của chúng ta trước bất cứ thứ tính toán hay lợi lộc phàm trần nào.

 

Theo truyền thống th́ Gioan là ‘người môn đệ yêu dấu’, vị trong Phúc Âm thứ tư dựa đầu ḿnh vào ngực của Thày trong Bữa Tiệc Ly (x Jn 13:21), đứng dưới chân cây thập giá với Mẹ của Chúa Giêsu (x Jn 19:25), và sau cùng là chứng nhân cho cả ngôi mộ trống cũng như việc hiện diện của Đấng Phục Sinh (x Jn 20:2,21:7).

 

Chúng ta biết rằng việc nhận định này ngày nay là những ǵ được các nhà chuyên môn đang tranh luận, v́ một số trong họ thấy nơi ngài cái nguyên mẫu của một người môn đệ của Chúa Giêsu. Bỏ qua việc dẫn giải để làm sáng tỏ trường hợp này, chúng ta cảm thấy cần phải rút ra cho ḿnh một bài học quan trọng cho đời sống của chúng ta, đó là Chúa Kitô muốn làm cho mỗi người chúng ta thành một người môn đệ sống thân t́nh riêng tư với Người.

 

Để làm điều này, việc theo đuổi Người và bề trong lắng nghe Người vẫn chưa đủ; mà c̣n cần phải sống với Người và như Người nữa. Điều này chỉ trở thành khả dĩ trong môi trường của mối liên hệ thật là thân t́nh nghĩa thiết, được thấm đậm bằng một ḷng hoàn toàn tin tưởng một cách nồng nàn tha thiết. Đó là những ǵ xẩy ra giữa bạn bè với nhau: đó là lư do tại sao Chúa Giêsu một ngày kia đă nói: ‘Không t́nh yêu nào lớn hơn t́nh yêu của người thí mạng sống v́ bạn hữu… Thày không c̣n gọi các con là tôi tớ nữa, v́ tôi tớ không biết được những ǵ chủ ḿnh đang làm, mà là bạn hữu, v́ tất cả những ǵ Thày đă nghe nơi Cha Thày th́ Thày đă tỏ cho chúng con biết’ (Jn 15:13,15).

 

Trong cuốn ngụy “Tông Vụ Gioan” th́ vị tông đồ này, không được thấy như là vị thành lập các Giáo Hội, thậm chí không phải là hướng dẫn viên cho một cộng đồng đă được thiết lập, nhưng là một nhân vật lưu động, một truyền đạt viên đức tin trong cuộc tiếp xúc với ‘các linh hồn có khả năng hy vọng và được cứu độ’ (18:10,23:8). Ngài được thúc đẩy bởi niềm ước muốn nghịch thường trong việc làm cho những ǵ vô h́nh được thấy. Thật vậy, Giáo Hội Đông Phương gọi ngài chỉ là một ‘Thần Học Gia’, tức là con người có thể nói bằng những ngôn từ có thể diễn đạt những sự thần linh, cho thấy một đường lối mầu nhiệm đến với Thiên Chúa bằng việc gắn bó với Chúa Giêsu.

 

Việc sùng mộ Tông Đồ Gioan là những ǵ được xác nhận ở thành Êphêsô, nơi, theo truyền thống cổ xưa, ngài đă sống một thời gian dài, chết vào tuổi rất già, dưới thời hoàng đế Trajan. Ở Êphêsô, hoàng đế Justinian, vào thế kỷ thứ 6, đă xây một đền thờ lớn để tôn kính ngài, nơi vẫn c̣n những thứ hư hại đáng kể ở đó.

 

Chính ở Đông phương, ngài đă và đang được đặc biệt sùng kính. Nơi các h́nh ảnh theo lễ nghi Byzantine, ngài được phác vẽ là người rất già và đang say sưa chiêm niệm, với một thái độ của một người đang mời gọi hăy thinh lặng.

 

Thật thế, không biết phản tỉnh thích hợp, không thể tiến tới mầu nhiệm cao cả về Thiên Chúa và về mạc khải của Ngài. Điều này cho thấy là những năm trước đây, Đức Thượng Phụ Hoàn Vũ ở Constantinople là Athenagoras, vị đă được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ôm hôn ở cuộc gặp gỡ không thể quên được, đă khẳng định là: ‘Gioan nằm ở tâm điểm linh đạo cao cả nhất của chúng tôi. Như ngài, thành phần thinh lặng biết rằng việc nhiệm mầu trao đổi cơi ḷng là những ǵ gợi lên h́nh ảnh của Gioan và ḷng của họ cảm thấy bừng nóng lên’ (O. Clement, "Dialoghi con Atenagora," Turin, 1972, p. 159).

 

Xin Chúa Kitô giúp chúng ta đặt ḿnh nơi học đường của tông đồ Gioan để học được bài học lớn lao về t́nh yêu, nhờ đó chúng ta cảm thấy được Chúa Kitô yêu thương ‘cho đến cùng’ (Jn 13:1) và sống cuộc đời v́ Người.


Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 5/7/2006

 

 

Tông Đồ Gioan, Một Thần Học Gia

 

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Trước những ngày nghỉ này, tôi đă bắt đầu phác tả những h́nh ảnh nho nhỏ về 12 Tông Đồ. Các Tông Đồ là những người đồng hành của Chúa Giêsu, những người bạn của Chúa Giêsu. Cuộc hành tŕnh của các vị với Chúa Giêsu không phải chỉ là một cuộc hành tŕnh về thể lư từ Galilêa tới Giêrusalem, nhưng là một cuộc hành tŕnh nội tâm làm cho các vị biết tin tưởng vào Chúa Giêsu Kitô, không phải một cách dễ dàng ǵ, v́ các vị cũng là người như chúng ta.

 

Thế nhưng, chính v́ lư do này, lư do v́ các vị là những người đồng hành của Chúa Giêsu, là những người bạn của Chúa Giêsu, thành phần học biết tin tưởng trong cuộc hành tŕnh không quá dễ dàng mà các vị cũng là hướng đạo viên cho chúng ta, giúp chúng ta nhận biết Chúa Giêsu Kitô, yếu mến Người và tin tưởng nơi Người.

 

Tôi đă nhận định về 4 trong 12 vị Tông Đồ là Simon Phêrô, Anrê, người an hem của ngài; Giacôbê, người an hem của Thánh Gioan; và Giacôbê ‘Hậu’ là vị đă viết một Bức Thư chúng ta thấy trong tân Ước. Và tôi đă bắt đầu nói về Thánh Kư Gioan, qui tụ những sự kiện thiết yếu về cuộc đời của vị Tông Đồ này, trong buổi Giáo Lư cuối cùng trước những ngày nghỉ đây.

 

Giờ đây tôi muốn chú trọng tới nội dung của giáo huấn ngài dạy. Các bản văn chúng ta muốn khảo sát hôm nay, bởi thế, chính là cuốn Phúc Âm và những Bức Thư mang tên của ngài.

 

Một đặc tính nổi bật hiện lên nơi các bản văn của Thánh Gioan đó là t́nh yêu. Không phải t́nh cờ mà tôi muốn mở đầu cho bức Thông Điệp đầu tiên của tôi bằng những lời của vị Tông Đồ này: ‘Thiên Chúa là t́nh yêu’ (Deus caritas est); ai ở trong t́nh yêu là ở trong Thiên Chúa, và Thiên Chúa ở trong họ’ (1Jn 4:16). Thật là khó mà t́m thấy những bản văn như thế này nơi các tôn giáo khác. Bởi vậy mà những lời như thế này mang chúng ta tới chỗ đối diện với một yếu tố thực sự là đặc thù của Kitô Giáo.

 

Dĩ nhiên Thánh Gioan không phải là vị tác giả duy nhất từ thời bắt đầu Kitô Giáo nói về t́nh yêu. V́ đây là một cấu trúc thiết yếu của Kitô Giáo mà tất cả mọi tác giả Tân Ước đều nói về nó, mặc dù bằng những cách nhấn mạnh khác nhau.

 

Giờ đây nếu chúng ta dừng lại để suy niệm về đề tài này của Thánh Gioan th́ bởi v́ ngài đă nói lên những tính chất chính yếu của nó một cách cương quyết và sâu sắc. Bởi vậy mà chúng ta tin vào lời của ngài. Một điều chắc chắn đó là ngài không tŕnh bày về bản chất của t́nh yêu một cách trừu tượng, triết học và thậm chí thần học.

 

Không, ngài không phải là một lư thuyết gia. Thật vậy, tự bản chất của ḿnh, t́nh yêu chân thực không bao giờ chỉ là những ǵ có tính cách suy đoán, mà thực hiện một liên hệ một cách trực tiếp, cụ thể và thậm chí khả chứng với con người thực. Bởi vậy mà Thánh Gioan, vị Tông Đồ và là người bạn của Chúa Giêsu, làm cho chúng ta thấy được các yếu tố của t́nh yêu, nói đúng hơn, thấy được những giai đoạn của t́nh yêu Kitô Giáo, một tiến tŕnh được đánh dấu bằng ba thời điểm.

 

Thời điểm thứ nhất liên quan tới chính Nguồn Mạch của t́nh yếu được vị Tông Đồ này cho thấy là Thiên Chúa, khi khẳng định ‘Thiên Chúa là t́nh yêu’ (1Jn 4:8,16). Thánh Gioan là tác giả Tân Ước duy nhất cống hiến cho chúng ta định nghĩa về Thiên Chúa. Chẳng hạn ngài nói rằng: ‘Thiên Chúa là thần linh’ (Jn 4:24) hay ‘Thiên Chúa là ánh sáng’ (1Jn 1:5). Ở đây ngài được minh tri công bố rằng: ‘Thiên Chúa là t́nh yêu’.

 

Hăy chú ư là: ngài không chỉ chủ trương rằng ‘Thiên Chúa yêu thương’, hay tệ hơn nữa rằng ‘t́nh yêu là Thiên Chúa’! Nói cách khác, Thánh Gioan không chỉ diễn tả tác động của Thiên Chúa mà c̣n đi sâu tới tận gốc rễ của t́nh yêu nữa.

 

Ngoài ra, ngài không có ư qui một phẩm t́nh thần linh cho một thứ t́nh yêu chung chung và thậm chí phi ngôi vị; ngài không đi từ t́nh yêu tới Thiên Chúa, nhưng trực tiếp hướng về Thiên Chúa để xác định bản tính của Ngài bằng một chiều kích yêu thương vô cùng.

 

Làm như thế, Thánh Gioan muốn nói rằng cấu trúc thiết yếu của Thiên Chúa là t́nh yêu và bởi đó, tất cả mọi hoạt động của Thiên Chúa đều xuất phát từ yêu thương và thấm đẫm yêu thương, ở chỗ, tất cả những ǵ Thiên Chúa làm, Ngài đều làm v́ yêu thương và với yêu thương, cho dù chúng ta không luôn luôn có thể hiểu ngay được đó là t́nh yêu, một t́nh yêu chân thực.

 

Tuy nhiên, đến đây, không thể nào không tiến thêm một bước nữa để giải thích rằng Thiên Chúa đă cụ thể bày tỏ t́nh yêu của Ngài bằng việc đi vào lịch sử của loài người qua Con Người của Chúa Giêsu Kitô, nhập thể, tử nạn và phục sinh v́ chúng ta.

 

Đó là thời điểm thiết yếu thứ hai của t́nh yêu Thiên Chúa. Ngài không chỉ tuyên bố bằng lời nói, nhưng, chúng ta có thể nói, thực sự dấn thân ḿnh và ‘đă phải trả giá’ bằng bản thân ḿnh.

 

Đúng như những ǵ được Thánh Gioan viết, “Thiên Chúa đă quá yêu thương thế gian”, tức là tất cả chúng ta, “mà Ngài đă ban Người Con duy nhất của Ngài’ (Jn 3:16). Bởi thế, t́nh yêu của Thiên Chúa đối với nhân loại là những ǵ được cụ thể hóa và biểu lộ nơi t́nh yêu của chính Chúa Giêsu.

 

Thánh Gioan c̣n viết: ‘V́ đă yêu thương những kẻ thuộc về ḿnh trên thế gian, Người đă yêu thương họ đến cùng’ (Jn 13:1). V́ t́nh yêu nguyên tuyền và trọn vẹn này mà chúng ta được thực sự cứu khỏi tội lỗi, như Thánh Gioan c̣n viết: ‘Hỡi con cái bé nhỏ của tôi… nếu có ai phạm tội th́ chúng ta có một vị biện hộ trước Cha là Chúa Giêsu Kitô công minh chính trực; Người là sự đền bồi tội lỗi của chúng ta, không phải chỉ tội lỗi của chúng ta mà thôi c̣n tội lỗi của cả thế gian nữa’ (1Jn 2:1-2; x 1Jn 1:7).

 

Đó là cách thức t́nh yêu của Chúa Giêsu vươn tới chúng ta, ở chỗ, tuôn đổ Máu của Người cho phần rỗi của chúng ta! Kitô hữu, thinh lặng chiêm ngưỡng trước ‘cái thái quá’ của t́nh yêu này, không thể nào lại không suy nghĩ đến việc đáp ứng sao cho cân xứng. Tôi nghĩ mỗi một người trong chúng ta, luôn luôn và liên tục, cần phải tự vấn về điều này.

 

Việc tự vấn này dẫn chúng ta tới thời điểm thứ ba của năng lực yêu thương, đó là từ thành phần thụ nhân của một thứ t́nh yêu đi trước và trổi vượt trên chúng ta, chúng ta được kêu gọi hăy quyết tâm thực hiện một đáp đền chủ động, một đền đáp muốn thích đáng th́ chỉ có thể là một đáp đền bởi yêu thương.

 

Thánh Gioan nói về một ‘giới luật’. Thật vậy, ngài đă đề cập tới những lời này của Chúa Giêsu: ‘Thày ban cho các con một giới luật mới, đó là các con hăy yêu thương nhau; như Thày đă yêu thương các con thế nào, các con cũng hăy yêu thương nhau như thế’ (Jn 13:34).

 

Chúa Giêsu muốn nói tới cái mới mẻ này ra sao? Nó nằm ở sự kiện là Người không lấy làm hài ḷng khi lập lại những ǵ đă được Cựu Ước đ̣i hỏi và là những ǵ chúng ta đă đọc thấy trong các Phúc Âm khác: ‘Các người phải yêu thương tha nhân như bản thân ḿnh’ (Lev 19:18; x. Mt 22:37-39; Mk 12:29-31; Lk 10:27).

 

Nơi qui luật cổ xưa th́ tiêu chuẩn này được căn cứ vào con người (‘như bản thân ḿnh’), trong khi đó, nơi qui luật được Thánh Gioan nói tới, Chúa Giêsu cho thấy Con Người của Người như là lư do và là tiêu chuẩn cho t́nh yêu của chúng ta: ‘như Thày đă yêu thương các con’.

 

Chính v́ thế mà t́nh yêu trở thành Kitô Giáo thực sự, ở chỗ, theo cả nghĩa nó phải được hướng về tất cả mọi người bất phân biệt, và trên hết, nó cần phải thực hiện bất chấp những hậu quả thái quá của nó, không có một giới hạn nào ngoài việc trở thành vô hạn.

 

Những lời ấy của Chúa Giêsu, ‘như Thày đă yêu thương các con’, cũng đồng thời vừa mời gọi chúng ta vừa làm cho chúng ta day dứt; chúng là mục đích của Kitô học có vể bất khả đạt, thế nhưng đồng thời chúng cũng là một kích thích không cho phép chúng ta thu ḿnh lại nơi những ǵ chúng ta có thể chiếm đạt. Nó không cho phép chúng ta hài ḷng với những ǵ chúng ta là mà thôi thúc chúng ta cứ tiến tới với đích điểm ấy.

 

Trong cuốn Gương Chúa Giêsu, một cuốn sách quí về tu đức nhỏ có từ cuối Thời Trung Cổ, tác giả viết về vấn đề này như sau: ‘T́nh yêu của Chúa Giêsu là những ǵ cao quí và rộng lớn: nó thôi thúc chúng ta thực hiện những việc cao cả, và tác động chúng ta luôn mong muốn những ǵ là trọn lành. T́nh yêu sẽ những ǵ hướng thượng chứ không bị g̣ bó vào những vật hạ đẳng. T́nh yêu là những ǵ thanh thoát trước tất cả mọi chi phối trần gian…. V́ t́nh yêu xuất phát từ Thiên Chúa và không thể nghỉ yêu ngoài ở nơi Thiên Chúa hơn là nơi những tạo sinh. Người yêu là kẻ bay, chạy và hớn hở, họ tự do thanh thoát chứ không bị cầm giữ. Họ ban tặng tất cả cho mọi người mà lại có tất cả trong mọi sự, v́ họ nghỉ yên trong một sự thiện tối hậu trên tất cả mọi sự thiện, Đấng mà từ Ngài xuất phát tất cả mọi sự thiện’ (Thomas Kempis, The Imitation of Christ, Book III, Chapter V, 3-4).

 

C̣n lời nhận định nào hay hơn về ‘giới luật mới’ được Thánh Gioan nói tới đây? Chúng ta hăy cầu cùng Cha để có thể cho dù bao giờ cũng là kẻ bất toàn chúng ta vẫn có thể sống giới răn mới này mạnh mẽ tới độ chúng ta có thể chia sẻ nó với những ai chúng ta gặp gỡ trong cuộc sống của chúng ta.

 

Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo

http://www.vatican.va/holy_father/benedict_xvi/audiences/2006/documents/hf_ben-xvi_aud_20060809_en.html

 

Tông Đồ Gioan, ‘Vị Thụ Khải ở Patmô’

 

Anh Chị Em thân mến,

 

Trong bài Giáo Lư vừa rồi, chúng ta đă suy niệm về h́nh ảnh của Tông Đồ Gioan. Đầu tiên chúng ta đă cố gắng để có thể biết được bao nhiêu về cuộc sống của ngài. Thế rồi, trong bài giáo lư sau đó, chúng ta đă suy niệm về nội dung chính yếu của Phúc Âm và các Thư ngài viết: đó là đức ái, là t́nh yêu. Và hôm nay, chúng ta lại chú trọng tới h́nh ảnh của Thánh Gioan lần nữa, lần này chúng ta thấy ngài như là một vị thị kiến Khải Huyền.

 

Chúng ta cần phải có một nhận định tức khắc là, trong khi tên của ngài không bao giờ xuất hiện ở cuốn Phúc Âm Thứ Bốn hay các bức thư được cho là của vị tông đồ này, th́ Sách Khải Huyền đề cập tới tên Giaon 4 lần (x 1:1,4,9;22:8). Một mặt th́ rơ ràng là vị tác giả này không cần phải giấu diếm tên tuổi của ḿnh, mặt khác, ngài biết rằng thành phần độc giả đầu tiên của ngài có thể chính xác nhận ra ngài. Chúng ta c̣n biết thêm là, ngay trong thể kỷ thứ ba, các học giả đă tranh căi về cái chân tướng thực sự của vị Gioan Khải Huyền này.

 

Đó là lư do chúng ta cũng có thể gọi ngài là ‘vị thụ khải ở Patmô’, v́ h́nh ảnh của ngài gắn liền với địa danh của hải đạo vùng Biển Aegean, nơi mà, theo chứng từ tự thuật riêng của ngài, ngài thấy ḿnh bị đầy đến đó ‘v́ lời Chúa và việc làm chứng cho Chúa Giêsu’ (Rev 1:19). Chính tại Patmô, ‘trong Thần Linh vào ngày của Chúa’, Thánh Gioan đă có những thị kiến cao cả và đă nghe thấy những sứ điệp đặc biệt, những ǵ có một tác dụng không ít trên lịch sử của Giáo Hội cũng như nơi tất cả nền văn hóa Kitô Giáo.

 

Chẳng hạn, từ nhan đề của cuốn sách ngài viết là ‘Apocalypse’ (Khải Huyền), ngôn ngữ của chúng ta mới có những chữ ‘apocalypse, apocalyptic’ là những chữ gợi lên, cho dù không thích đáng, ư tưởng về một thứ tai ương chập chờn.

 

Cuốn sách này cần phải được hiểu trong bối cảnh của cái cảm nghiệm thảm thương nơi 7 Giáo Hội ở Á Châu (Ephesus, Smyrna, Pergamum, Tiatira, Sardi, Philadelphis và Laodicea), những giáo hội vào cuối thế kỷ thứ nhất phải đương đầu với những khó khăn – đó là những cuộc bách hại và thậm chí cả những khó khăn nội bộ – trong việc họ làm chứng cho Chúa Kitô. Thánh Gioan ngỏ lời cùng họ, tỏ cho thấy cái cảm thức mục vụ sâu xa đối với thành phần Kitô hữu bị bách hại, thành phần được ngài khuyến dụ là hăy kiên tŕ trong đức tin chứ đừng đồng hóa ḿnh với chính thế giới dân ngoại rất hùng mạnh bấy giờ.

 

Nói tóm th́ mục tiêu của ngài đó là tỏ ra cho thấy ư nghĩa của lịch sử loài người từ cái chết và cuộc phục sinh của Chúa Kitô. Thật vậy, thị kiến đầu tiên và chính yếu của Thánh Gioan liên quan tới h́nh ảnh Con Chiên, một con chiên dù có bị sát hại, vẫn đứng (x. Rev 5:6), trước ngai chính Thiên Chúa ngự trị. Qua h́nh ảnh ấy, Thánh Gioan muốn nói với chúng ta hai điều chính yếu: thứ nhất là Chúa Giêsu, mặc dù Người bị sát hại một cách dữ dội, thay v́ nằm sơng soài dưới đất th́ ngược lại vẫn đứng vững, v́ Người đă vĩnh viễn chiến thắng tử thần bằng cuộc phục sinh của Người.

 

Thứ hai là chính Chúa Giêsu, chỉ v́ Người đă chết và phục sinh, mà giờ đây hoàn toàn tham phần vào quyền năng vương giả và cứu độ của Chúa Cha. Đây là một thị kiến trọng yếu. Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, trên thế gian này, là một Con Chiên bất lực, thương tích và tử vong. Thế nhưng, Người vẫn đứng, vững vàng, trước ngai Thiên Chúa và tham dự vào quyền năng thần linh. Người nắm trong tay của Người lịch sử của thế giới này. Như thế, vị thụ khải này muốn nói với chúng ta rằng: Hăy tin tưởng vào Chúa Giêsu, đừng sợ các quyền lực đối địch, đừng sợ bị bách hại! Con Chiên bị đả thương và tử vong là Con Chiến chiến thắng! Hăy theo Chúa Giêsu, Con Chiên, hăy tin tưởng Chúa Giêsu, hăy theo đường lối của Người! Cho dù trên thế gian này, Người như thể là một Con Chiên yếu đuối, Người là kẻ chiến thắng!

 

Đối tượng của một trong những thị kiến chính của Sách Khải Huyền đó là Con Chiên ở vào lúc Người mở cuốn sách trước đó được niêm phong bằng 7 ấn tín, một cuốn sách không ai có thể mở nổi (x Rev 5:4). Lịch sử dường như là những ǵ bất khả giải mă, bất khả triệt thấu. Không ai có thể đọc được nó cả.

 

Có lẽ việc Thánh Gioan khóc lóc trước mầu nhiệm rất tăm tối của lịch sử là những ǵ thể hiện t́nh trạng bối rối của các Giáo Hội Á Châu v́ Thiên Chúa tỏ ra thinh lặng trước những cuộc bách hại họ phải chịu bấy giờ. Đó là một t́nh trạng bối rối được phản ảnh rơ ràng cái ngỡ ngàng của chúng ta trước những khó khăn nặng nề, những hiểu lầm và những thù hận mà Giáo Hội cũng phải chịu ở một số phần đất trên thế giới ngày nay.

 

Chúng là những thứ khổ đau Giáo Hội chắc chắn không đáng chịu, như Chúa Giêsu không đáng bị trừng phạt vậy. Tuy nhiên, chúng tỏ ra cả cái ác tâm hiểm độc của con người ta, khi Người để cho ḿnh bị làm chủ bởi các cạm bẫy của sự dư, cũng như bởi việc Thiên Chúa là Đấng điều khiển các biến cố xẩy ra. Bởi thế mà chỉ có Con Chiên bị sát tế mới có thể mở được cuốn sách được niêm ấn ấy và mới cho thấy nội dung của cuốn sách này, mới cống hiến ư nghĩa cho lịch sử, một lịch sử bề ngoài thường rất ư là lố bịch buồn cười.

 

Một ḿnh Người mới có thể rút ra những lời khuyên bảo và những giáo huấn cho đời sống của Kitô hữu, thành phần được cuộc chiến thắng của Người trên sự chết loan báo và bảo đảm cho cuộc chiến thắng họ chắc chắn sẽ đạt được. Tất cả mọi ngôn từ được Thánh Gioan sử dụng, đậm đà h́nh ảnh, đều nhắm đến việc cống hiến cho chúng ta niềm an ủi này.

 

Ở tâm điểm của thị kiến được Sách Khải Huyền tŕnh bày là h́nh ảnh rất đặc biệt của một Người Nữ, người hạ sinh một Người Con trai, và thị kiến bổ xung về Con Rồng, một con rồng bị rơi từ các tầng trời xuống, nhưng vẫn rất mănh lực. Người Nữ này là tiêu biểu cho Mẹ Maria, Mẹ Chúa Cứu Thế, nhưng người nữ ấy đồng thời cũng tiêu biểu cho toàn thể Giáo Hội, cho Dân Chúa thuộc mọi thời đại, cho Giáo Hội qua mọi thời đại cảm thấy hết sức đớn đau hạ sinh Chúa Kitô. Và người nữ này luôn bị đe dọa bởi quyền lực của Con Rồng. Người nữ ấy có vẻ bất lực, yếu đuối.

 

Thế nhưng, trong khi bà bị đe dọa, bị Con Rồng truy nă, bà cũng được ơn an ủi của Thiên Chúa bảo vệ. Và Người Nữ này, cuối cùng, chiến thắng. Con Rồng không phải là kẻ thắng cuộc. Đây là lời tiên tri cả thể của cuốn sách này, làm cho chúng ta tin tưởng! Người nữ chịu khổ đau trong gịng lịch sử là Giáo Hội bị bách hại, cuối cùng đă xuất hiện như Vị Hôn Thê rạng ngời, h́nh ảnh của một tân Gia-Liêm, nơi không c̣n châu lệ hay khóc than, h́nh ảnh của một thế giới được biến đổi, của một tân thế giới mà chính Chúa là ánh sáng và đèn soi là Con Chiên.

 

Chính v́ lư do ấy mà Sách Khải Huyền của Thánh Gioan, mặc dù đầy những chi tiết liên tục dính dáng tới khổ đau, hoạn nạn và khóc than – bộ mặt tối tăm của lịch sử – đồng thời cũng thường có các bài tụng ca có thể nói tiêu biểu cho bộ mặt rạng ngời của lịch sử.

 

Chẳng hạn, Khải Huyền nói đến một đám thật đông xướng ca gần như vang rền là: ‘Alleluia! Chúa đă thiết lập triều đại của Ngài, vị Thiên Chúa của chúng ta, Đấng toàn năng. Chúng ta hăy hân hoan sung sướng tôn vinh Ngài. V́ đă tới ngày hôn  lễ của Con Chiên, vị hôn thê của Người đă sửa soạn sẵn sàng’ (Rev 19:6-7). Chúng ta đang đối diện với một cái đối nghịch thường thấy nơi Kitô Giáo, theo đó, đau khổ không bao giờ được coi là phán quyết cuối cùng; trái lại, nó được thấy như là một giây phút vượt tới hạnh phúc, hơn thế nữa, cái hạnh phúc này đă được nhiệm mầu thấm đậm bởi niềm vui xuất phát từ niềm hy vọng.

 

Bởi thế mà Thánh Gioan, vị thụ khải ở Patmô, có thể kết thúc cuốn sách của ḿnh bằng một ước vọng cuối cùng làm rung động cả một niềm hy vọng thiết tha. Ngài gợi lên cho thấy việc Chúa Kitô đến lần sau hết: ‘Hăy đến, lạy Chúa Giêsu!’ (Rev 22:20). Đó là một trong những lời nguyện cầu chính yếu của một Kitô Giáo phôi sinh, được Thánh Phaolô chuyển dịch sang tiếng Aramaic là ‘Marana tha’. Và lời nguyện cầu này: ‘Lạy Chúa Giêsu, xin hăy đến!’ (1Cor 16:22) có một số chiều kích.

 

Trước hết, dĩ nhiên là nó áp dụng vào việc đợi chờ cuộc vĩnh viễn chiến thắng của Chúa Kitô, của một tân Gia Liêm, của Chúa là Đấng đến biến đổi thế giới. Thế nhưng, đồng thời nó cũng là một kinh nguyện Thánh Thể: ‘Giờ đây, lạy Chúa Giêsu, xin hăy đến!’ Và Chúa Giêsu đến, Người dự phóng cho việc đến lần cuối cùng của Người. Như thế, với niêm hân hoan, chúng ta đồng thời cũng nói: ‘Giờ đây xin Chúa hăy đến và vĩnh viễn đến!’. Lời nguyện cầu này cũng mang ư nghĩa thứ ba nữa, đó là ‘Lạy Chúa, Chúa đă đến rồi! Chúng con tin vào sự hiện diện của Chúa giữa chúng con. V́ đây là một cảm nghiệm vui mừng. Thế nhưng, xin Chúa hăy vĩnh viễn đến!’ Bởi thế, cùng với Thánh Phaolô, với vị thụ khải ở Patmô, với Kitô Giáo phôi sinh, chúng ta cũng nguyện cầu rằng: ‘Lạy Chúa Giêsu, xin hăy đến. Hăy đến biến đổi thế giới này! Xin hăy đến, lúc này đây, hôm nay đây, và chớ ǵ b́nh an vinh thắng!’ Amen.

 
Đaminh Maria Cao Tấn Tĩnh, BVL, chuyển dịch theo tín liệu được Zenit phổ biến ngày 23/8/2006